Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đề cương Văn học trung đại (HNUE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.96 KB, 62 trang )

Câu 1 (Lí thuyết - 3 điểm)
1. Tiền đề của cảm hứng yêu nước, nhân đạo, tôn giáo
a) Tiền đề cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang khiếm
khuyết về cơ thể mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh
cao. Ơng khơng chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một
nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Ông chủ trương dùng văn
chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn,
ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ơng
đều ngụ ý khen chê cơng bằng, rạch rịi, và đều bộc lộ một tấm lịng thương dân
u nước của ơng.
* Tiền đề chính trị - xã hội:
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn cơng nước ta, triều đình nhà Nguyễn vì lợi
ích của giai cấp mình mà từng bước đầu hàng quân giặc mặc cho những cuộc khởi
nghĩa của nhân dân nổ ra nhưng bị đàn áp hết sức dã man.
- Với lòng yêu nước, thương dân, NĐC đã sử dụng ngịi bút của mình để phê phán,
tố cáo, thể hiện lòng căm thù và khát khao đánh đuổi qn thù.
* Bản thân Nguyễn Đình Chiểu:
- Ơng sinh ra trong bối cảnh hết sức loạn lạc, chứng kiến cảnh triều đình loạn lạc và
trở thành nạn nhân của sự loạn lạc đó - người cha lỡ dở sự nghiệp, gia đình phải li
tán, để lại người mẹ và đàn con năm sáu đứa thơ dại ở Nam Định.
- Năm 1843, ông đỗ đầu trường thi Gia Định, nhà họ Nguyễn liền được họ nhà Võ
kết thông gia. Năm 1847, khi chuẩn bị thi Hương thì tai họa ập đến. Mẹ mất, ông
về chịu tang mẹ, đường xa cùng với khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật cùng nỗi đau
thương đã khiến mắt ông bị mù.
- Không chịu sự khuất phục của số phận, sau khi chịu tang mẹ ông mở trường dạy
học, vừa làm thuốc chữa bệnh cứu người vừa sáng tác thơ văn tun truyền đạo lý.
Sau đó ơng lập gia đình.
- Niềm vui với gia đình chưa được lâu, nỗi bất hạnh chung của đất nước đã ập đến.
1859, thực dân Pháp hạ thành Gia Định, ông phải chạy về Cần Giuoc. Cần Giuộc
mất, ông về Ba Tri hưởng ứng trong trào “địa tỵ” do Phan Văn Trị khởi xướng và


sáng tác văn chương cổ vũ kháng chiến, ai điếu các chiến sỹ hi sinh vì đất nước.


- Tóm lại, nhiều bất hạnh liên tiếp từ thuở ấu thơ cho đến tuổi thanh niên, từ cảnh
gia đình đến cảnh chung đất nước đối với NĐC thật giống như những ngọn lửa thử
vàng để minh chứng cho một nghị lực đáng quý. Con người mù lòa ấy đã sống thật
ý nghĩa, đã làm được những việc có ích nhiều hơn cả những người lành lặn khỏe
mạnh: vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa dạy học và sáng tác văn chương giúp đời, cứu
nước. Cuộc đời khiêm nhường và sự nghiệp bình dị của ơng từ khi trưởng thành
ln gắn liền với những thăng trầm của cuộc kháng chiến giữ nước những ngày đầu
ở Nam Bộ, cũng như trái tim nhân hậu của ơng mãi gắn bó sắt son với vận mệnh
đất nước.

b) Tiền đề cảm hứng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du
* Chính trị - xã hội:
- Trịnh - Nguyễn phân tranh
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên miên
- Cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh
- Những cơn binh lửa đã khiến non sơng chìm trong cảnh tang thương. Chỉ trong 30
năm, giang sơn nhiều lần đổi chủ kéo theo sự phân hóa, thay đổi lớn trong đời sống
xã hội, sự thăng trầm của các danh gia vọng tộc như dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
* Bản thân Nguyễn Du:
- Cuộc đời 55 năm của Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy dữ dội, chính
bối cảnh đó tác động rất lớn đối với Nguyễn Du. Cuộc đời của ông trải qua nhiều
thăng trầm nhưng có thể coi cuộc đời của ơng đầy những bất hạnh.
- Cuộc đời của ông trải qua 4 chặng:
+ 1765 – 1780: thơ ấu sống trong vàng son, nhung lụa
+ 1780 – 1786: cuộc sống yên ổn của Nguyễn Du trong gia đình người anh cả bị
xáo trộn bởi những biến cố lớn. Vì vụ án năm Canh Tý, Nguyễn Khản bị hạ gục.
Năm 1782, chúa Trịnh Sâm qua đời, chỗ dựa của Nguyễn Khản khơng cịn. Năm

1784 kiêu binh nổi loạn, tìm giết Nguyễn Khản và phá nát cơ dinh của ông ở kinh
thành. Nguyễn Khản phải bỏ chạy, từ đây Nguyễn Du lâm vào cảnh thân thế trăm
năm mặc cho gió bụi, ăn nhờ hết miền, sơng đến miền biển.


+ 1786 – 1802: Nguyễn Huệ ra Bắc lần 1 tiêu diệt chúa Trịnh, lên ngơi hồng
đế. Năm 1789, Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 diệt quân Thanh, vua Lê bỏ chạy khỏi
kinh thành, triều Lê – Trịnh sụp đổ, chỗ dựa của họ Nguyễn Tiên Điền đã mất.
Nguyễn Du đau đớn và tìm cách khơi phục lại nhà Lê nhưng đều thất bại. Nhà thơ
lâm vào tình cảnh bế tắc.
+ 1802 – 1820: năm 1792, Nguyễn Huệ mất, triều Tây Sơn bị diệt vong và triều
Nguyễn được Gia Long tạo dựng, Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn và
được trọng dụng. Năm 1813, ông được cử đi chánh sứ Trung Quốc nhưng tâm tư
ông luôn day dứt, mâu thuẫn. Năm 1820, ông lâm bệnh nặng rồi qua đời.
- Ông sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc nhưng phải sống cuộc sống như
những người dân bình thường, có giai đoạn cịn khổ đau hơn nên ơng hiều rõ nhân
tình thế thái, những sự khổ đau, bất hạnh…của nhân gian. Cảm hứng nhân đạo cất
lên trong thơ văn Nguyễn Du cũng chính là sự cảm thương cho chính bản thân
mình.

c) Tiền đề cảm hứng tơn giáo trong thơ văn Trần Nhân Tơng
* Chính trị - xã hội:
- Thời nhà Trần dưới sự trị vì của Trần Nhân Tơng đã đánh tan hai lần xâm lược
của quân Mông – Ngun. Ơng được đánh giá là một vị vua có tinh thần thân dân,
quan tâm đến đời sống, quyền lợi, ý kiến của mn dân. Chính vì vậy, ơng đã ban
hành rất nhiều chính sách có lợi cho nhân dân như: miễn tô thuế, tạp dịch cho các
địa phương chịu thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh. Ngồi ra, ơng cịn ban hành
nhiều chính sách ổn định kinh tế, xã hội. Nhờ vậy, đất nước mau chóng phục hồi,
hưng thịnh sau sự tàn phá của chiến tranh.
- Thời nhà Trần, ba hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo hết sức được chú trong phát triển

tạo điều kiện cho tam giáo đồng nguyên.
* Bản thân: chất thiền
- Mặc dù là người hồng tộc nhưng ơng ln có chí hướng xuất gia theo Phật. Ơng
đã nhiều lần xin nhường ngơi thái tử cho em nhưng khơng được chấp thuận. Có lần
ơng còn nhân đêm khuya vượt thành đi vào núi Yên Tử ẩn tu.
- Thơ của ông đang đậm chất thiền. TNT vừa là bậc đế vương, vừa là thiền sư nên
tp của ơng vừa có phần đời, vừa có phần đạo. Là một vị vua làm thơ, sáng tác của


TNT thẫm đẫm nỗi lo nước, lo đời. Ở cương vị 1 thiền sư, thơ của ông chứa đựng
những tư tưởng Phật học sâu sắc. cảm hứng yêu nước, cảm hứng thiên nhiên, cảm
hứng tôn giáo là những cảm hứng chính trong thơ văn TNT
- TNT là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được gọi là Phật Hoàng, là
tổ thứ nhất (Pháp Loa nhị tổ, Huyền Quang tam tổ). Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
đề cao sự tự giác ngộ và nỗ lực rèn luyện của mỗi cá nhân. Dù xuất gia tu hành hay
tu tại gia, sống trong chùa hay ở giữa cõi đời, chỉ cần tâm hướng Phật, cởi bỏ lòng
tham, dục vọng mọi nười đều có thể đi đến con đường giác ngộ.
- Bản thân TNT: đi thuyết pháp khắp nơi, khuyên răn bỏ những hủ tục, mê tín và
thực hành giáo lý Thập thiện. Ông đến tận Chăm pa để tạo lập quan hệ ngoại giao,
đặt cơ sở cho việc châu Ô, Lý trở thành một bộ phận của Đại Việt sau đó.

2. Tìm hiểu đặc điểm của các cảm hứng nhân đạo, thế sự, yêu nước.

a) Cảm hứng nhân đạo.
* Khái niệm:
- Nhân đạo là tình cảm thương xót hướng đến con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Nhân đạo gắn liền với chủ nghĩa bác ái, nhấn mạnh tình yêu thương con người,
đặc biệt là những con người bé nhỏ, bất hạnh mà khơng phân biệt giới tính, giai
cấp, dân tộc…
* Đặc điểm: Đối tượng hướng đến là con người, đặc biệt là những con người có số

phận bất hạnh, những con người nhỏ bé trong xã hội.
* Biểu hiện:
- Cảm thông, thương xót, thấu hiểu, chia sẻ với nỗi đau (vật chất và tinh thần) của
con người.
+ Cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ, bất hạnh của con người: con người trong
chiến tranh, người phụ nữ trong xã hội phụ quyền, người tri thức trong xã hội loạn
lưu, nỗi đau khổ của con người nói chung trong xã hội có khuôn khổ cứng ngắc.
+ Chiến tranh là một tai họa khủng khiếp đối với con người, đặc biệt là đối với
những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng
Trần Côn đã tái hiện cuộc sống cô đơn, buồn tủi, tâm trạng bi thương, sầu cảm của
người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi biên ải xa xơi “Sầu lên ngọn ải, ốn ra


cửa phịng”. Qua đó, Nguyễn Du đã bay tỏ bao nỗi thương cảm, xót xa cho nỗi đau,
nỗi nhớ, nỗi sầu, nỗi lo của người thiếu phụ đợi chồng.
+ Niềm cảm thương, nỗi đau trước cuộc sống khổ đau, bế tắc của nhân dân giữa
buổi khó khăn, tao loạn được thể hiện trong tác phẩm “Chạy giặc” – Nguyễn Đình
Chiểu.
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
+ Hay trong truyện “Từ thức lấy vợ tiên” đã phản ánh bi kịch của người tri thức:
Từ Thức đại diện cho mẫu hình kẻ sĩ khơng thích nghi được với thời cuộc, khơng
chấp nhận thực tại thối nát, bỏ quan quy ẩn, tìm kiếm tự do nhưng khơng thốt li
khỏi hiện thực, khơng cắt đứt được với những ràng buộc của cõi nhân sinh. Quay
trở về quê cũ, chàng một lần nữa phải dứt áo ra đi đã thể hiện nỗi cô độc, sự bế tắc
trên con đường tìm kiếm hạnh phúc

- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, giá trị con người: vẻ đẹp hình thức, tâm hồn, trí tuệ, tài

năng, ý thức, khát vọng, …
+ Vẻ đẹp con người được khám phá, phát hiện ở những tầng bậc mới, sâu sắc và
nhân bản hơn: phẩm chất, đạo đức, tài năng (cống hiến cho cộng đồng) + hình thể,
tài năng và ý thức cá nhân, khát vọng mưu cầu hạnh phúc. Con người cá nhân được
ý thức như một thực thể hiện tồn, cuộc sống trần tục được coi trọng, đề cao  mẫu
hình con người lí tưởng, trung tâm của văn học: con người phàm trần (trong tương
quan với mẫu hình con người thánh nhân quân tử ở các giai đoạn trước). (TK
XVIII – đầu TK XIX)
+ Nguyễn Du đã dành cho những “đấng tài hoa” tất cả tấm lịng chân trọng và cái
nhìn “biệt nhỡn liên tài” hiếm có. Qua ngịi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện
lên với con người tài sắc vẹn toàn:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn


Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Tuy nhiên con người với tất cả những vẻ đẹp tài sắc lại chịu kiếp tai họa:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

- Khẳng định, bảo vệ những khát vọng chính đáng của con người: khát vọng khẳng
định bản thân, khát vọng tình yêu, khát vọng mưu cầu hạnh phúc, khát vọng tự do,

+ Phát hiện và khẳng định những khao khát nhân bản của con người: khao khát
yêu thương, khao khát hạnh phúc. (lần đầu tiên trong văn học khát khao yêu
thương, hp của con người được đề cập công khai; Nguyễn Dữ quan tâm đến con
người trong truyện là số phận con người cá nhân) (TK XV – XVII)
+ Hay trong “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Nguyễn Dữ đã đề cập đến vấn đề
khát khao hạnh phúc của con người mà nhất là người phụ nữ. Dù ở trong thời đại

nào, là người hay tiên, họ đều hiện lên với những khát khao nhân bản nhất. Ngồi
ra, thơng qua nhân vật Từ Thức, tác giả đề cập đến khát khao tự do, khát khao được
giải thoát ra khỏi thế giới thực tại tù túng, ngột ngạt, khát vọng về một thế giới
thanh sạch cho người trí thức có nhân cách và khát khao về một cuộc sống hạnh
phúc.

- Phê phán và đấu tranh chống lại những thế lực chà đạp lên con người.
+ Đồng thời với việc khẳng định con người với tất cả những vẻ đẹp giá trị, các
tác giả còn phê phán thế lực chà đạp lên con người, đấu tranh cho quyền sống,
quyền hạnh phúc của con người.
+ Trong tác phẩm “Sở kiến hành” của Nguyễn Du, ngồi việc cảm thơng cho số
phận của những người phụ nữ mà ở đây là người phụ nữ và những đứa con ăn xin
nơi đầu đường xó chợ hết sức đau khổ. Trái với khung cảnh bi thương ấy, tác giả
phác họa ở trong một quán xá nào đó, quan lại chè chén lu bù, những thức ăn quan
lại không đụng đũa, tùy tùng chỉ nếm qua rồi vứt cho chó, nhưng đến cả chó cũng
khơng thèm ăn. Qua đó, Nguyễn Du phê phán tầng lớp quan lại không chăm lo đến
đời sống của nhân dân mà chỉ lo ăn uống tiệc tùng, xa hoa, lãng phí, bóc lột cơng
sức lao động của người dân, …


b) Cảm hứng thế sự.
* Khái niệm: Cảm hứng thế sự là những tác phẩm đề cập đến các vấn đề nhân
sinh, xã hội có tính chất đời thường, thế tục và thể hiện qua niệm, thái độ, cách
đánh giá, phân tích, phê bình, lí giải của tác giả.
* Đặc điểm:
- Đối tượng phản ánh: những vấn đề nhân sinh xã hội có tính chất đời thường.
- Quan điểm, thái độ của tác giả: phân tích, đánh giá, luận bàn, thường nghiêng về
phê phán, phủ nhận.
- Vị trí trong nền văn học trung đại VN: Là một trong những nguồn cảm hứng chủ
đạo, có mặt ở tất cả các giai đoạn của văn học trung đại VN. Vai trò của cảm hứng

thế sự đặc biệt được khẳng định trong văn chương của các nhà nho.
- Lực lượng sáng tác: chủ yếu là các nhà nho. Mối quan tâm lớn nhất của các nhà
nho là vấn đề nhân sinh xã hội hay còn là nỗi lo đời, thương đời. Quan niệm về giá
trị của các nhà nho: xu hướng đối lập lí tưởng nhân nghĩa với lợi ích, vật chất, tiền
tài, danh vọng.
- Quan niệm văn học: coi trọng chức năng giáo huấn, gắn văn chương với nhiệm vụ
chính trị, xã hội
* Biểu hiện:
Về nội dung:
- Suy tư, triết lí về nhân tình thế thái: sự phức tạp của mối quan hệ nhân sinh; sự tha
hóa của đạo đức con người; đồng tiền chi phối mối quan hệ giữa người với người,
các giá trị đảo lộn.
+ Trong “Tự thuật 9”, Nguyễn Trãi đã phơi bày và tố cáo, phê phán bản chất thối
nát của xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội mà ở đó, các giá trị bị đảo lộn một cách trắng
trợn, kệch cỡm. NgưỜI có tài năng thì khơng được chân trọng, bị coi khinh, coi rẻ
cịn những thứ phi giá trị lại giữ vị thế quan trọng. Qua đó ơng thể hiện suy tư, lo
âu trước sự tha hóa của con người, của xã hội.
“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi”


+ Hay trong tác phẩm “Vịnh nhân tình thế thái”, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện
sự suy tư trước xã hội bị đồng tiền chi phối, trước sức mạnh ghê gớm của đồng
tiền, nó làm đạo đức suy đồi, làm đổi trắng thay đen, thay đổi bản chất của con
người.
“Hễ khơng điều lợi, khơn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay”

- Phản ánh bức tranh đời sống xã hội, chính trị đương thời: giai cấp thống trị suy
đồi, chiến tranh loạn lạc, cuộc sống người dân đói khổ, bế tắc, …

+ Ta có thể thấy điều này rõ nét thông qua tác phẩm “Đùa ông Phủ” của Trần Tế
Xương:
“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình n
Chữ y chữ chiểu khơng phê đến
Ơng chỉ quen phê một chữ tiền”
+ Hai tiếng "nhờ trời" với ba chữ "cũng bình n" là một cách nói chế giễu, châm
biếm; ơng phủ được làm quan nhờ một nơi "bình yên", đám dân đen dễ bảo, dễ đèo
đầu cưỡi cổ, bổng lộc ấy là "nhờ trời", được trời ban cho. Việc quan, mọi công văn
giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí khơng ngó ngàng đến, "không
phê đến. Trái lại, "một chữ tiền" tri phủ lại "quen phê". Ba chữ "chỉ quen phê" đã
làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của "quan phụ
mẫu" này! Những dân đen "khốn nạn" đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi
cho tri phủ. "Một chữ tiền" đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối
với bọn tham quan ô lại thời bấy giờ.
Bài thơ trên là một sự đả kích, châm biếm một cách sâu cay thói tham nhũng,
đục khoét dân của tri phủ Xuân Trường, đồng thời cũng của bọn quan lại gian tham
trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
+ Hay trong truyện Hà Ô Lôi phản ánh những nếp sống hư đốn đời Trần Dụ Tôn,
tố cáo cuộc sống bê tha trụy lạc của các vua chúa ngày xưa, sự dâm ô của họ không
kiêng nể một ai và sẵn sàng bênh vực cho tội lỗi. Cảnh sống giả dối của bà góa
cũng được phơi bày bằng những nét thô bạo. Cả một xã hội suy tàn được trưng ra
với tất cả những cái xấu xa, bỉ ổi. (Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế Pháp)


- Phản ánh cuộc sống sinh hoạt thường nhật của con người: những phong tục tập
quán, những sinh hoạt đời thường: thi cử, lễ hội, hôn nhân, lao động sản xuất, …
những mối quan hệ gia đình, xã hội: quan hệ quân thần, phụ nữ, bằng hữu, huynh
đệ, phu thê, quan hệ giữa giai cấp thống trị và người bị trị, giữa kẻ giàu và người
nghèo, …

+ Truyện Trầu Cau giải thích tục lệ ăn trầu và cưới xin của ta. Đó là truyện của
hai người anh em đang ở thuận hịa với nhau thì bỗng nhiên một người con gái đến
làm cho hạnh phúc của họ tan vỡ. Người em buồn bã đi lang thang rồi chết hóa
thành cây. Người anh về sau cũng gục chết hóa thành một tảng đá. Người vợ
thương chồng đi tìm rồi cũng lại chết hóa thành cây trầu. Sau đấy Hùng Vương biết
chuyện và tình cờ khám phá ra cái thú ăn trầu. Đó là một cách nói bóng bẩy để nói
đến căn bản của hơn nhân Việt Nam là ái tình. (Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế
Pháp)
+ Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy kể lại sự quý trọng của người VN đối với bánh
dày và bánh trưng. Nguồn gốc của hai thứ bánh ấy có tính thần thánh vì chính thần
thánh đã báo mộng cho Lang Liêu biết cách làm bánh. Bánh dày hình trịn tượng
trưng cho trời, bánh trưng hình vng tượng trưng cho đất, thể hiện quan niệm về
triết lí âm dương và tín ngưỡng phồn thực (sinh sản). (Lĩnh Nam chích qi – Trần
Thế Pháp)

Về hình thức:
- Về thể loại: Cảm hứng thế sự có mặt ở nhiều thể loại của văn học trung đại, hầu
hết là thể loại văn học nghệ thuật: Thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nơm, truyện
Nơm, ngâm khúc, truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, ...
- Ngôn ngữ: sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nơm; khuynh hướng sử dụng ngơn
ngữ đời thường.
- Hình tượng: bên cạnh những hình tượng mang tính tượng trưng, ước lệ, xuất hiện
nhiều hình tượng có nguồn gốc từ đời sống (người dân bé nhỏ, người ăn mày, kẻ
tha hương, tiến sĩ giấy, mẹ Mốc, ông phỗng đá, anh khóa hỏng thi, …)

c) Cảm hứng yêu nước


* Khái niệm: Yêu nước theo nghĩa hẹp là tình cảm u thương, gắn bó một cách tự
nhiên, khơng vụ lợi với nơi sinh ra, lớn lên hoặc sinh sống. Yêu nước theo nghĩa

rộng là yêu gia đình, quê hương, giang sơn đất nước, dân tộc, đồng bào, …
* Đặc điểm:
- Cảm hứng yêu nước là cảm hứng xuyên suốt văn học trung đại VN.
- Cảm hứng yêu nước giữ vai trò chủ đạo trong những giai đoạn nhất định.
- Cảm hứng u nước thời kì chống ngoại xâm có những biểu hiện khác biệt rõ nét
so với thời kì xây dựng triều đại phong kiến.
* Biểu hiện:
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ đã khẳng định một cách dõng dạc, chắc nịch về độc lập, chủ quyền của
đất nước ta: Đại Việt ta là một quốc gia độc lập, có lãnh thổ riêng, được trời đất,
thần linh phân định tại sách trời. Từ đó, Lý Thường Kiệt kết lại bài thơ bằng lời
cảnh báo đầy đanh thép đối với hành động ngơn cuồng, phi lí của qn xâm lược:
đó là kết cục thất bại thảm hại của chúng khi xâm phạm bờ cõi nước Nam bởi
chúng đã đi ngược lại với lẽ trời.
- Căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước:
Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch nỗi lòng căm thù
giặc sâu sắc đến mức quên ăn quên ngủ, đau đớn tột cùng “Ta thường đến bữa quên
ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi đau, nỗi uất hận ấy
đã hố thành hành động “muốn xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” và cao
hơn nữa là ước nguyện sẵn sàng xả thân vì nước “dẫu cho trăm thần này phơi ngồi
nội cỏ. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lịng”

- Tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, về những chiến công vang
dội của thời đại, về thành tựu của quốc gia, dân tộc, về sức mạnh của con người và
vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, …
“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã



Cũng là bãi đất xưa, thưở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”
“Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu là bài ca hào hùng của thời đại đã
thể hiện được khí thế mạnh mẽ của dân tộc ta. Với tác giả, Bạch Đằng giang không
đơn giản chỉ là địa danh, là thẳng cảnh nổi tiếng mà còn là chiến địa lừng danh với
những chiến công lẫy lừng đã đi vào lịch sử của qn dân ta.

- Khát vọng hịa bình cho đất nước, khát vọng xây dựng quốc gia phồn thịnh, vững
bền.
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước vẫn nghìn thu”
Trần Quang Khải đã tái hiện lại khơng khí hồnh tráng, khí thế chiến thắng vang
dội của quân dân nhà Trần qua bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”. Bài thơ vừa là
tổng kết một chặng đường kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với
những chiến công oanh liệt; vừa xác định ý thức trách nhiệm lớn lao của mỗi người
trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước thanh bình, bền vững, dài lâu.

- Lịng u thương, gắn bó với q hương (đặc biệt trong thơ đi sứ)
Ta có thể thấy tình yêu quê hương sâu sắc trong bài “Quy cố trạch” của Cao Bá
Qt:
“Xóm chợ người đơng đúc
Tre làng xanh một màu
Ngõ sâu tiếp đường cái
Cổng tre lên tiếng chào”
=> Quê hương được ơng tái hiện lên với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, trở đi
trở lại. Đó là cây gạo đầu làng, xóm chợ, đường làng, cái cổng tre, … rất xúc động.
Điều này cho thấy tình yêu quê hương đất nước luôn nồng nàn trong tâm hồn Cao

Bá Quát.


3. Sự giao thoa các cảm hứng
a) Cảm hứng nhân đạo – thế sự
- Trong cuộc đời cầm bút của mình, các tác giả khơng bao giờ đóng khung bản thân
trong một cảm hứng sáng tác nhất định. Bởi các cảm hứng sáng tác ln có sự gặp
gỡ, giao thoa nhau, cùng gây dựng lên ý nghĩa cho tác phẩm. Ta có thể bắt gặp sự
giao thoa giữa cảm hứng thế sự và cảm hứng nhân đạo khi nghiền ngẫm những tác
phẩm văn học trung đại. Họ lấy chất liệu từ đời sống dân gian, từ cuộc sống thường
nhật của nhân dân hay những câu chuyện chốn kinh thành xa xôi, nơi cung cấm của
vua chúa, quan lại, ... Bằng sự tinh tế, nhạy bén của bản thân, các tác giả văn học
trung đại có thể bóc tách, lột trần lớp vỏ bọc bên ngoài để thấy được những vấn đề
thực sự đằng sau nó. Từ đó, người nghệ sĩ bày tỏ thái độ lên án, châm biếm sâu cay
trước những chuyện đời “chướng tai gai mắt”; sự cảm thông, xót xa trước số phận
bất hạnh của con người; cái nhìn trân trọng, ngưỡng mộ nhân cách cao đẹp của một
con người tài hoa hay những chiêm nghiệm, lý giải về những vấn đề xoay quanh
cuộc sống. Đó chính là cách các tác giả trung đại thể hiện tấm lòng nhân đạo của
bản thân trước thế sự họ trải qua hoặc chứng kiến.
- Sự giao thoa giữa cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự được thể hiện ở 2 luận
điểm sau:
+ Phản ánh cuộc sống khổ đau, bất hạnh của con người cùng các căn nguyên:
chiến tranh, thiên tai, nhân họa, …
+ Phê phán, tố cáo tội ác của giai cấp cầm quyền, của những thế lực tàn bạo gây
nên nỗi khổ cho con người.
* Chứng minh:
- Tác phẩm “Mẹ Mốc” – Nguyễn Khuyến:
+ Trong tác phẩm “Mẹ Mốc”, Nguyễn Khuyến đã phản ánh nỗi khổ đau, bất
hạnh của người phụ nữ có nhan sắc tuyệt trần phải giả vờ điên dại để danh trọn tâm
tư cho chồng con đang ở xa.

+ Cùng với niềm cảm thông sâu sắc đó, Nguyễn Khuyến phê phán xã hội rối
ren, xoay vòng bế tắc, những con người “phàm phu tục tử” trong xã hội với những
mưu tính xấu xa với thân thể của người phụ nữ mà từ đó cảm khái xã hội đạo đức.
+ Tác phẩm “Mẹ Mốc” của Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh người phụ nữ bé
nhỏ trong xã hội phong kiến để bày tỏ nỗi lòng của một nhà thơ “ưu thời mẫn thế”.
Sự bày tỏ niềm thương xót trước số phận của người phụ nữ giả điên để dành trọn
tâm tư cho chồng con là cảm hứng nhân đạo nhưng sự phát hiện về hành động của
nhân vật lại trở thành cảm hứng thế sự. Nỗi băn khoăn, dằn vặt của nhà thơ trước


tình cảnh loạn lạc của xã hội là cảm hứng thế sự nhưng tấm lịng xót xa của nhà thơ
trước hoàn cảnh ấy lại là cảm hứng nhân đạo. Tấm lịng nhân đạo ấy sẽ ln cịn
mãi trong tư tưởng của Nguyễn Khuyến, ngay cả khi chết đi cũng không thể nào
nguôi ngoai “Cho đến lúc thành tro mà lệ vẫn chưa khô”.
- Tác phẩm “Sở kiến hành” của Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du phản ánh cuộc sống đói khổ của con người trong xã hội phong
kiến: mẹ con người hành khất xin ăn dọc đường cịn bọn quan lại thì rượu thịt thừa
mứa “người thừa cứ đổ xuống sông, người chết đói mị ăn khơng được”.
+ Qua đó, Nguyễn Du phê phán sâu sắc bọn vua quan vô trách nhiệm trước nỗi
thống khổ của nhân dân. Trái ngược với cảnh mẹ con ăn xin, vua quan nào là rượu
thịt ê chề vẫn không đụng đũa, tùy tùng cũng chỉ nếm qua rồi đổ đi cho chó nhà
hàng xóm nhưng chó cũng chán thức ăn ngon.
+ Cảm hứng thế sự trong bài thơ được cất lên từ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn
Du. Có đồng cảm mới có sự lo âu trước muôn sự cơ cực của người dân. Nhà thơ đã
nói lên một sự thật đau lịng về quyền sống và hạnh phúc của những con người nhỏ
bé dưới đáy xã hội. Cả hai nguồn cảm hứng đều bắt nguồn từ cái tâm “tiên thiên hạ
chi ưu nhi ưu”, yêu thương con người cùng tài năng của tác giả Nguyễn Du.
b) Cảm hứng nhân đạo - tôn giáo
- Thời trung đại, ở các nước phương Đơng nói chung, VN nói riêng đã chịu ảnh
hưởng sâu đậm của Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Lão Trang nên tư tưởng Tam

giáo đã đi vào thế giới văn chương như một lẽ tất nhiên. Khuynh hướng cảm hứng
tôn giáo đã xuất hiện trong các sáng tác với mục đích truyền bá, luận giải, tán
dương tư tưởng tôn giáo. Đồng thời, cảm hứng tơn giáo cịn có mối quan hệ ảnh
hưởng, gặp gỡ và hịa hợp giữa các yếu tố tích cực của Tam giáo với cảm hứng
nhân đạo trong các sáng tác trung đại.
- Đại diện như triết lý Tứ đế (Khổ - Tập - Diệt - Đạo) được thể hiện qua nhân vật
Kiều trong “Đoạn trường tân thanh”.
+ Triết lý về khổ xuất hiện rất đậm nét và đa dạng qua thi phẩm, Nguyễn Du đã
mượn thân phận của người con gái, một thành phần hứng chịu nhiều bất công và
đau khổ nhất của thời phong kiến xa xưa để ngợi ca, xót thương cho những kiếp
người tài hoa bạc mệnh cũng như phản ánh nỗi đau khổ của kiếp người theo quan
niệm Phật giáo. Cái khổ ấy là do xã hội và con người mang lại cho nàng, nhưng sâu
xa hơn hết, chính là do nàng tự chuốc lấy bao phiền muộn cho mình, để rồi phải
chịu số kiếp truân chuyên mười lăm năm đoạn trường. Nguyên nhân tạo ra bao
cảnh đoạn trường cho nàng là do từ ái sanh ưu, từ ưu sanh khổ, vì một chữ tình mà
đã đẩy nàng chìm nổi trong sóng gió ba đào. Kiều nếu khơng có sự thương cảm với


nấm mộ Đạm Tiên bên đường, khơng nặng mối tình si với chàng Kim thì có lẽ
Kiều sẽ có một cuộc đời ung dung tự tại.
+ Chữ “tâm” là thiện căn, mà cái gốc của cái thiện chính là “hiếu nghĩa”, dùng
cái hiếu để chiến thắng cái ác, là nguồn gốc cho bao truân chuyên của một kiếp
hồng nhan bạc phận. Nhưng Nguyễn Du đề cao tâm thiện, đề cao những phẩm chất
tốt đẹp ấy, tất sẽ thắng được vận mệnh nghiệt ngã theo quan niệm “phúc đức tại
mẫu”. Ở đây, Nguyễn Du đã thể hiện cái nhìn nhân đạo của mình khi khẳng định sự
cảm thơng với số phận và đề cao con người thiên tính của Kiều. Đồng thời, chữ
Tâm trong Phật giáo tương đương với chữ Tình “tâm là phúc đức, tình là thiên
hoan” ý là Kiều khơng chỉ khổ vì xã hội đồng tiền mà cịn khổ ở tâm nặng tình, đó
chính là cái nghiệp mà Thúy Kiều tự tạo cho mình với “nội tâm đa đoan”.
c) Cảm hứng yêu nước - thiên nhiên

- Viết về thiên nhiên với niềm hứng thú, say mê, ngợi ca cảnh sắc tuyệt đẹp của
thiên nhiên để thể hiện lòng yêu nước.
- Các nhà thơ thời Trần hướng ngòi bút đến thiên nhiên rộng lớn, hùng tráng. Nhiều
địa danh gắn với chiến công chống giặc và đã vào thơ với một cảm hứng mãnh liệt,
được mơ tả bằng hình tượng kì vĩ, trong sáng, chứa đựng những lời bình phẩm
mang tầm tư tưởng lớn.
+ Mấy chục năm sau chiến thắng, sơng Bạch Đằng vẫn hồnh tráng trong thơ
vua Trần Minh Tông, trong “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Với
Trương Hán Siêu, “Bạch Đằng giang” là địa danh, là thắng cảnh nổi tiếng nhất, đủ
thỏa mãn khát vọng, chí bốn phương của khách viễn du. Bởi nơi đây còn là chiến
địa lừng danh chiến thắng của dân tộc. Qua lời kể của các nhân vật bô lão, bài phú
tái hiện lại trận đánh lịch sử nơi đây, làm sống lại những chiến cơng liên tiếp trên
sơng với khí thế bừng bừng của đội quân cứu nước:
“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao
Đương khi:
Muôn đội thuyền này, rừng cờ phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”
“Bạch Đằng giang phú” là bài ca hào hùng của thời đại đã thể hiện được khí thế
dân tộc qua những hình ảnh kì vĩ. Qua đó thể hiện được tinh thần yêu nước chống
xâm lược của tác giả.
+ Hay trong tác phẩm “Hạnh Thiên Trường hành cung”, thông qua miêu tả thiên
nhiên tươi đẹp, ông đã bày tỏ cảm xúc về hai trận thắng giặc:
“Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu thử nhất châu
Bách bố sinh ca cầm bách thiệt


Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu”
Cảnh sắc tươi đẹp, thanh nhã, tĩnh lặng như chốn thần tiên. Đất trời, núi sơng,

cây cỏ, chim chóc, vầng trăng được đón nhận với cái tâm thanh thản, ung dung.
Non sơng thanh bình là niềm tự hào, kiêu hãnh của đấng quân vương vừa hoàn
thành sứ mệnh lịch sử, lãnh đạo kháng chiến chống qn xâm lược. Có lẽ chính vì
tình u vơ bờ dành cho đất nước nên ơng mới có thể viết nên những dòng tuyệt tác
như vậy.
4. Cảm hứng thiên nhiên là cảm hứng chủ đạo trong văn học trung đại. Hãy lí
giải vấn đề đó.
* Khái niệm:
- Thiên nhiên là toàn bộ thế giới tự nhiên xung quanh con người, không phải do con
người tạo nên, bao gồm các yếu tố: khơng khí, nguồn nước, tài ngun, khống sản,
động thực vật, các yếu tố địa lí, địa hình, … Trong văn học, thiên nhiên thường
được hình dung gắn liền với cảnh quan, với sự hiện diện của các loài động - thực
vật.
- Cảm hứng thiên nhiên là những tác phẩm lấy thiên nhiên làm đối tượng thẩm mĩ,
viết về thiên nhiên với niềm say mê, ca tụng, ngưỡng mộ. Thiên nhiên là hiện thân
của cái đẹp, khơi gợi những rung cảm thẩm mĩ của người nghệ sĩ.
- Theo cách tiếp cận khác, cảm hứng thiên nhiên là những tác phẩm có sự xuất hiện
của hình ảnh thiên nhiên để biếu đạt các vấn đề khác nhau: ca tụng vẻ đẹp của thế
giới tự nhiên, ngụ ý tư tưởng đạo đức, tơn giáo, thể hiện lí tưởng, chí hướng, lối
sống, … Thiên nhiên là chính nó + thiên nhiên ngụ ý + thiên nhiên biểu tượng.
* Vị trí của cảm hứng thiên nhiên: có mặt suốt tiến trình văn học trung đại, là
một trong những khuynh hướng cảm hứng quan trọng, gắn liền với các khuynh
hướng cảm hứng: yêu nước, nhân đạo, tơn giáo, thế sự, có vai trị, đậm nhạt tùy vào
từng giai đoạn lịch sử và các tác giả.
- Thế kỉ XIX – XIV:
+ Hình ảnh thiên nhiên mang nhiều tính ngụ ý. Các nhà văn mượn thiên nhiên
để truyền dẫn thông điệp tôn giáo, quan niệm về quốc gia, dân tộc, vai trò sứ mệnh
của bậc thánh nhân, quân tử, …
“Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo
Sơn nham đái nguyệt quá tường lai”

(Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến,
Ngọn núi cao cõng trăng vượt tường mà qua)


(Thiền sư Viên Chiếu)
+ Thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp phonh phú, sinh động khơi gợi những
rung cảm thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Bức tranh thiên nhiên hiện lên với nhiều màu
sắc khác nhau: trong trẻo, thơ mộng; diễm lệ - bình dị, cao quý - gần gũi, …
“Lão tang diệp lạc tàm phương tận
Tảo đạo hoa hương giải chính phì”
(Dâu gia lá rụng tằm vừa chín
L sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo)
(Quy hứng, Nguyễn Trung Ngạn)
- Thế kỉ XV – XVII:
+ Thiên nhiên ngụ ý lí tưởng, chí hướng của người nghệ sĩ: triết lí nhàn, ca tụng
cuộc sống ẩn dật, ca tụng triều đại thái bình, …
“Lầu treo cung nguyệt người êm giấc
Đường quạnh nhà thôn cửa chặt cài”
(Canh hai – Hồng Đức quốc âm thi tập)
+ Thiên nhiên mang vẻ đẹp đa dạng thể hiện tâm hồn lãng mạn, tư chất nghệ sĩ
của các nhà văn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tơng, Nguyễn
Trực, …
“Trăng trong gió mát là tương thức
Nước biếc non xanh ấy cố tri”
(Thơ Nôm Bài 90 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Thiên nhiên ngụ ý những tâm sự, cảm xúc về nhân sinh, thế sự, về thân phận
cá nhân của con người nghệ sĩ.
“Một trái trăng thu chín mõm mòm
Này vừng quế đỏ, đỏ lòm lom

Giữa in chiếc bích khn cịn méo
Ngồi kép đơi cung cánh vẫn khịm”
(Trăng thu – Hồ Xuân Hương)


+ Thiên nhiên là hiện thân của thế giới tự nhiên trong trẻo, thơ mộng, rộng lớn,
khoáng đạt – nguồn hạnh phúc, nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ
“Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền
Trường gian như kiếm lập thanh thiên”
(Hiếu quá Hương Giang – Cao Bá Quát)
- Nửa cuối thế kỉ XIX:
+ Thiên nhiên ngụ ý những tâm sự, cảm xúc thời thế: Nguyễn Khuyến, Tú
Xương…
“Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?”
(Cuốc kêu cảm hứng – Nguyễn Khuyến)
+ Thiên nhiên – bức tranh cảnh vật gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày.
“Giang thế duyên phong tuyền
Đài ngân đới vũ tiên”
(Dòng sông chảy theo ven núi
Ngấn rêu đượm nước mưa trông mơn mởn)
(Sơn thượng, Nguyễn Quang Bích)
* Giá trị tả thực và ngụ ý:
- Tái hiện vẻ đẹp sinh động, phong phú, đa màu sắc của thiên nhiên, tạo vật. Người
nghệ sĩ đến với thiên nhiên bằng sự rung cảm trước cái đẹp, bằng khao khát tận
hưởng, chiếm lĩnh thế giới tự nhiên tươi đẹp.
+ Thiên nhiên là đối tượng trung tâm được miêu tả, tái hiện.
+ Người nghệ sĩ thể hiện sự rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp thiên nhiên
+ Những tâm sự, ngụ ý qua hình tượng thiên nhiên: tình yêu quê hương, đất

nước, sự mãn nguyện với cuộc sống an nhàn, thư thái, …và hình ảnh thiên nhiên có
sự tương đồng về nội dung biểu hiện.
Bảo kính cảnh giới số 43 – Nguyễn Trãi


Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hịe lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dần giàu đủ khắp đòi phương.

- Thiên nhiên vừa đại diện cho thế giới tươi đẹp, sống động vừ là hình ảnh mang
tính biểu tượng, nơi tác giả gửi gắm tư tưởng tơn giáo, quan niệm nhân sinh, chí
hướng lí tưởng cá nhân, tâm sự về nhân tình thế thái, về nhân dân, đất nước…
+ Đối tượng trung tâm được phản ánh: thiên nhiên và ngụ ý người viết
+ Thiên nhiên được miêu tả với những đặc điểm, sắc thái, vẻ đẹp vốn có.
+ Người nghệ sĩ thơng qua hình ảnh thiên nhiên để biểu đạt tư tưởng: tơn giáo,
quan niệm thẩm mĩ, cảm khái thế sự, tâm sự cá nhân.
Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son ht tùm hum nóc,
Hịn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt léo cành thơng cơn gió tốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo

Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

* Đóng góp: phong phú về nội dung về nghệ thuật, là một yếu tố làm nên vẻ đẹp
tâm hồn cho người Việt.
- Giai đoạn 1: Đa dạng loại hình “cảm hứng thiên nhiên”: chủ yếu thơ chữ Hán, tác
giả thiền sư, nhà nho, vua quan, tôn thất (đời Trần)
- GĐ2: phát triển giai đoạn 1, mở rộng thể loại (thiên về thơ Nôm, vãn, khúc), tác
giả nhà nho chủ yếu
- GĐ3: Thính đạt “thơ thiên nhiên” Hán - Nôm, thân kiểu “thiên nhiên” ngụ ý - trào
lơng, thêm ngâm khúc, truyện Nơm, hát nói, tác giả đa dạng (Nho hàng đạo, ẩn dật,
tài tử, bình dân), hoàng tộc (Lê – Trịnh, Nguyễn, quan chức, thiền sư, …)
- GĐ4: Thơ chữ Hán và Nơm, hát nói, truyện Nơm, tác giả nhà Nho, hồng tộc.


Câu 2 (Vận dụng phân tích – 7 điểm)
I. Phân tích một cảm hứng qua một bài thơ, một đoạn thơ hoặc so sánh hai bài
thơ
1. Cảm hứng nhân đạo
Cảm hứng nhân đạo là tình cảm thương xót hướng đến con người nhỏ bé, bất hạnh.
Nhân đạo gắn liền với chủ nghĩa bác ái, nhấn mạnh tình yêu thương con người, đặc
biệt là những con người bé nhỏ, bất hạnh mà khơng phân biệt giới tính, giai cấp,
dân tộc, … Đối tượng hướng đến là con người, đặc biệt là những con người có số
phận bất hạnh, những con người nhỏ bé trong xã hội.
Luận điểm 1: Cảm thông, thương xót, thấu hiểu, chia sẻ với nỗi đau khổ cả về
vật chất lẫn tinh thần của con người.
Trong bài “Độc Tiểu Thanh ký”, Nguyễn Du đã dành tấm lòng thương cảm và lệ
cho nàng Tiểu Thanh.
Cái gị hoang nơi chơn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn thức:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
Hình tượng thơ đặt trong sự đối lập: “cảnh đẹp - gò hoang”, gợi sự đổi thay khốc
liệt: vườn hoa Tây Hổ đẹp là thế mà nay đã thay đổi hết, không lưu lại một chút
dấu vết nào. Nguyễn Du đã khai đề bài “Độc Tiểu Thanh kí” bằng một câu thơ xót
xa, thương cảm. Niềm thương cảm xót xa nhân lên gấp bội vì nơi gị hoang lạnh lẽo
ấy đặt trong nghịch cảnh trớ trêu, nghịch cảnh giữa quá khứ - hiện tại, giữa vẻ đẹp
huy hoàng - sự hoang vu cô quạnh. Và tại nơi đây, cuộc viếng thương Tiểu Thanh
chỉ có một Nguyễn Du và một tập sách bị đốt dở. Chữ "độc" và chữ "nhất" trong
câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lịng đau tìm gặp một hồn đau. Từ "mảnh giấy
tàn" trong tập thơ của Tiểu Thanh bị đốt cịn sót lại, Nguyễn Du nghĩ tới cuộc đời
nàng. Vì "mảnh giấy tàn" ấy chính là mảnh đời Tiểu Thanh vụn tan còn vương lại.


Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng nhan bạc phận, tài mệnh
tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết yểu. Có tài thơ văn như nàng mà
bị dập vùi.
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”
Nguyễn Du nhắc tới hai cái oan trong đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng
trưng quen thuộc: son phấn tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho
tài năng. Hai vật thể vơ tri, vơ giác đã được nhân cách hố để có "thần", có hồn.
Chính nước mắt và máu của Tiểu Thanh đã làm nên cái "thần", cái "mệnh" của son
phấn và văn chương, hay "niềm cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc" đã
tạo thần, tạo hồn cho nó để nỗi "hận" cịn vương đến mn đời? Có thể thấy rất rõ
cảm hứng của Nguyễn Du trước cái đẹp và tài năng không chỉ là sự trân trọng,
khẳng định mà cịn là niềm xót thương sâu sắc. Trong Độc Tiểu Thanh kí, cái đẹp
có thể tàn về thân xác nhưng cái hồn, cái thần của nó thì "chơn vẫn hận". Cái mệnh
của Tiểu Thanh thật ngắn ngủi mà cái mệnh văn chương của nàng thì dẫu "đốt cịn
vương". Trong tiếng khóc Tiểu Thanh của nhà đại thi hào, giọt nước mắt xót
thương đã kết thành hạt châu trân trọng, ngưỡng mộ cái đẹp và tài năng. Đặt trong

hồn cảnh quan niệm chính thống phủ nhận tài hoa, trí tuệ của người phụ nữ mới
càng thấy hết sự cao cả và chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Du.
Các bài thơ về sau của ông như “Long thành cầm giả ca, Điếu La thành ca
giả” càng cho chúng ta thấy những mối quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên của
Nguyễn Du với tầng lớp ả đào - kỹ nữ. Ông dành phần lớn thời gian sáng tác về
cuộc đời của họ và thể hiện niềm thương cảm, tiếng khóc xót xa của ơng trước
những thân phận ấy
“Mé cuối tiệc một người nho nhỏ
Tóc hoa râm mặt võ mình gầy”
(Long Thành thành ca giả)
“Buồn nỗi đời nay không kẻ biết
Suối vàng làm bạn Liễu Kỳ Khanh”
(Điếu La thành ca giả)



×