Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đề cương ôn thi diễn tiến các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại việt nam văn học đương đại văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.98 KB, 37 trang )

Đề cương môn: Diễn tiến các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại Việt
Nam
1. Đặc trưng thơ song thất lục bát

STLB là 1 thể thơ mang nhiều đặc trưng dân tộc, một “lối vần riêng của ta mà
Tàu k có”.
Thơ STLB có dung lượng phóng khống, nhịp điệu kết cấu ổn định, tạo cảm
giác lặp đi lặp lại thường phù hợp với nhu cầu miêu tả sự sâu sắc, phong phú
của tâm trạng trong những tác phẩm vãn, khúc ngâm.
Về cấu trúc, thơ STLB gồm nhiều khổ thơ, mỗi khổ thơ có 1 cặp thất và 1
cặp lục bát. Một khổ thơ STLB có 28 chữ, bằng số chữ một bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt. Tuy nhiên, sự đan xen câu thất với câu lục, câu bát ở thơ STLB tạo
nên sự co duỗi nhịp nhàng, phù hợp để diễn tả những cung bậc tâm trạng liên
tiếp.
Về cách ngắt nhịp
- Nhịp cuối thường là nhịp chẵn. Hai câu thất thường ngắt nhịp 3-4, đôi khi là
2-3-2 hoặc 1-4-2.
- Dịng lục chia làm 3 nhịp 2, cũng có khi là 2-4
VD: Đưa chàng / lịng dặc dặc buồn
Có khi là 4-2: VD: Khéo vô duyên bấy / cửu trùng
- Câu bát thường được chia thành 4 nhịp 2,
có khi là 3-3-2 Hoa đèn kia với bóng người khá thương
hoặc 2-4-2: Bên đường / trông lá cờ bay / ngùi ngùi
Trong thơ STLB có sự kết hợp dịng thơ có số chữ lẻ với dịng thơ có số chữ
chẵn. Thơ STLB kết hợp 7-7-6-8 tức là kết hợp dòng thơ có số chữ lẻ với
dịng thơ có số chữ chẵn. Sự kết hợp này làm cho nhịp thơ phong phú, tiết
điệu trong khổ thơ đa dạng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh đã dùng 4
chữ căng thẳng – giải tỏa để hình dung sự thay đổi tiết điệu từ cặp thất đến


cặp lục bát. Hai câu thất thường gợi sự “căng thẳng”. Cặp lục bát lại gợi sự


“giải tỏa”, tạo cảm giác nhẹ nhàng. Sự đan xen căng thẳng – giải tỏa tạo nên
sự thay đổi tiết điệu, tạo nên giá trị miêu tả tâm lí, cảm xúc của thơ STLB.
Về thanh điệu
Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 cả dòng thất dưới đều là tiếng thanh bằng nhưng
sắp đặt thanh bằng cao (B) và thanh bằng thấp (b) xê dịch theo 4 kiểu:
Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng cao (BB)
VD:Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
- Tiếng thứ 3 là thanh bằng thấp, tiếng thứ 7 là thanh bằng cao (bB)
VD: Mảnh quần hồng hoen ố rượu rơi
- Tiếng thứ 3 là thanh bằng cao, tiếng thứ 7 là thanh bằng thấp (Bb)
VD: Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng
- Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng thấp (bb)
VD: Gieo bói tiền tin dở còn ngờ
-

Về cách gieo vần
Trong một khổ thơ STLB gồm 1 cặp thất và 1 cặp lục bát có 5 chỗ gieo vần,
có khả năng kết nối các câu thơ và các khổ thơ với nhau. Trong 5 chỗ gieo
vần đó bao gồm cả vần chân và vần lưng. Trong thơ thất ngôn Trung Quốc
chỉ gieo vần chân và thanh bằng, còn thơ STLB của nước ta gieo cả vần chân
và vần lưng, cả thanh bằng và thanh trắc. Thanh trắc gợi sự căng thẳng, thanh
bằng gợi sự dàn trải. Sự kết hợp luân phiên bằng trắc giúp nhịp thơ co duỗi
nhịp nhàng
Mơ hình gieo vần của thơ STLB là: Vẽ mơ hình
Tiếng thứ 7 của câu thất trên bắt vần với tiếng thứ 5 , của câu thất dưới. Tiếng
thứ 7 của câu thất dưới bắt vần với tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 của câu
lục lại bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8. Tiếng thứ 8 của câu bát lại bắt vần
với tiếng thứ 5 của câu thất ỏ khổ tiếp theo.
VD: Lịng này gửi gió đơng có tiện (vần chân)
Ngàn vàng xin gửi đến non Yên (vần lưng - chân)

Non Yên dù chẳng tới miền (vần chân)


Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời (vần lưng - chân)
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu (vần lưng - chân)
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong (vần lưng - chân)
Cảnh buồn người thiết tha lòng (vần chân)
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun… (vần lưng)
Gieo vần ở các chữ: tiện – đến - Yên – miền – lên – / Trời – vời – thấu – đáu
– xong – lòng – trùng.
Về đối
Một trong những đặc điểm nghệ thuật cần phải nhắc đến khi nghiên cứu về
thơ STLB chính là đối, các chi tiết đối phải cân với nhau về nhiều bình diện.
Đối thường chia ra có bình đối, tiểu đối.
Bình đối: Chàng thì đi cõi xa mưa gió >< Thiếp thì về giường cũ chiếu chăn
Tiểu đối: Dây uyên kinh đứt >< phím loan ngại chùng
2. Ứng dụng phân tích một đoạn thơ STLB


Môn Văn học đương đại Việt Nam – diện mạo và đặc trưng
Câu 1: Phân tích khuynh hướng chủ đạo trong văn xi thời kì đổi mới
từ 1986 đến nay. Chứng minh qua 1 tác phẩm cụ thể.
Bài làm
1. Nhu cầu đổi mới (giống bài về thơ)
2. Khuynh hướng nổi bật của văn xi thời kì đổi mới từ 86 đến nay là

khuynh hướng đạo đức –thế sự.
Từ sau 1986, khuynh hướng sử thi – lãng mạn ngự trị văn học 45-75 đã
được thay thế bằng cảm hứng đạo đức – thế sự. Con người sử thi trong văn
học trước 75 được thay thế bằng con người “nếm trải’. Đề tài chủ đề

khơng cịn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến những
nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân
phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây
dựng. Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái,
góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống (Cái đêm hơm ấy, Đêm gì
của Phùng Gia Lộc, Suy nghĩ trên đường làng của Hồ Trung Tú, Vua lốp
và Thủ tục cho người còn sống của Trần Huy Quang..). Vào cuối những
năm 80 và đầu những năm 90, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với
cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản xuất hiện, với sự mở
đầu là tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Chiến tranh được Nguyễn
Minh Châu nhìn nhận từ phía tác động của nó đến số phận và tính cách
con người (Cỏ Lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam), cịn Bảo Ninh thì thể hiện
thấm thía nỗi buồn chiến tranh của những thế hệ phải trải qua cuộc chiến
ấy trong Thân phận tình yêu. Hậu quả của chiến tranh ở thời hậu chiến
cũng được cảm nhận thấm thía đến cuộc đời và số phận của những con
người đã đi qua cuộc chiến (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Chim én bay –
Nguyễn Trí Hn, Người sót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo..) Nguyễn
Huy Thiệp lại phơi bày tình trạng khủng hoảng của xã hội qua sự khủng
hoảng của các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Khơng có vua, Huyền


thoại phố phường). CỊn Bến khơng chồng của Dương Hướng, Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…lại là những bức tranh
hiện thực với nhiều mẩng tối trước đây thường bị khuất lấp, nay đã hiện ra
trên trang sách với biết bao điều xót xa về số phận con người, về những bi
kịch của niềm tin và ảo tưởng lầm lạc.
Nhiều cây bút đi vào thẻ hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và
những quan hệ đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng.
Con người tự nhiên và những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô
thức vốn là một phần k thể thiếu của đời sống con người nhưng trước đây

do nhiều nguyên nhân mà nó thường bị văn học xem nhẹ,bỏ qua. Nay
dường như để bù lại phần thiếu hụt ấy của văn học một thời, nhiều tác
phẩm đã đi vào khám phá và thể hiện phần bản năng tự nhiên của con
người và trong một số tác phẩm người ta đã thử thăm dị vào lĩnh vực tâm
linh,vơ thức cịn đầy bí ẩn. Nhấn mạnh phương diện bản thể tự nhiên của
con người là chỗ gặp gỡ của nhiều cây bít như Nguyễn Huy Thiệp, Ma
Văn KHáng, Phạm thị Hoài, Nguyễn Bản.
3. Chứng minh qua 1 tác phẩm

Câu 2: Phân tích khuynh hướng chủ đạo trong thơ thời kì đổi mới từ
1986 đến nay. Chứng minh qua 1 tác phẩm cụ thể.
Bài làm
Văn học VN trong 30 năm, từ 45-75 đã làm tròn sứ mệnh cao cả của 1 nền
VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, vì TQ, dân tộc, nhân dân. ĐĨ là một
nền văn học theo khynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhưng từ sau
chiến tranh, nhất là sau 86, những thay đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa đã dẫn đến nhu cầu phải đổi mới văn học. Đó là đỏi hỏi
chung của cả giới sáng tác, lí luận lẫn cơng chúng. Sự kiện ĐH Đảng toàn
quốc lần thứ 6 cùng những chỉ đạo trực tiếp của TBT NVL là những yếu tố
thúc đẩy trực tiếp sự đổi mới văn học.


+ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI – 1986 là nỗ lực của Đảng và nhà nước đổi
mới đất nước trên nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội,
trong đó có những đổi mới về văn học. Đây cũng là thời kì chúng ta mở rộng
giao lưu, tiếp xúc với quốc tế, đưa đất nước đi vào quỹ đạo chung của quá
trình phát triển, họi nhập đang diễn ra khắp các quốc gia trên thế giới.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và gần 200 nghệ sĩ, trí
thức và các nhà khoa học tiêu biểu ở HN và các tỉnh lân cận vào ngày 67/10/1987. Tại cuộc gặp gỡ này TBT đã nhấn mạnh vấn đề đổi mới tư duy.
Đó là một yếu tố sống còn của văn nghệ. Văn nghệ sĩ phải cởi trói cho mình,

phải tự cứu mình trước khi trời cứu. TBT cũng yêu cầu văn học không được
né tránh cái xấu, cái tiêu cực. Tuy nhiên, văn học phản ánh chứ không bôi đen
chế độ. TBT cũng nhấn mạnh đến tính dự báo của văn học, dự báo cả những
điều tốt và những điều xấu. Bài nói chuyện của TBT được xem như 1 kim chỉ
nam, định hướng và thúc đẩy văn nghệ phát triển.
+ Nghị quyết 05 của Bộ chính trị, nhấn mạnh vai trị, chức năng của văn nghệ
sĩ, của văn học, nhấn mạnh đến đườnglối đổi mới văn học.
2.
*. Khuynh hướng chủ đạo của thơ ca sau đổi mới là cảm hứng thế sự đời

Thơ cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ở giai đoạn
trước 75 đã được thay thế bằng cảm hứng thế sự, đời tư. Trong nửa cuối
những năm 80, hầu hết các nhà thơ đều có sự chuyển giọng: “Bao năm hát
giọng cao, giờ anh hát giọng trầm – Chế Lan Viên”. Nhiều cây bút của thế hệ
thơ chống Mĩ đã nỗ lực vượt mình bằng sự đổi mới nội dung cảm hứng và
giọng điệu (Nguyễn Duy, Thanh THảo, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn…).
Chế Lan Viên có nhiều trăn trở, tự vấn, phản tỉnh, với một cái tôi đa diện,
phức tạp trong các tập “Di cảo thơ”, chỉ được công bố sau khi ông qua đời.
ĐỐi mặt với thực tại nhiều phức tạp ngang trái, thơ nói nhiều đến nỗi buồn và


cả sự xót xa, day dứt về thời thế, nhân thế, bằng sự trải nghiệm thấm thía và ý
thức trách nhiệm công dân của nhà thơ. Nhiều nhà thơ không ngần ngại phô
bày tất cả những cái sần sùi thô ráp, những nghịch lý của đời thường.
Đề tài chiến tranh, người lính vẫn xuất hiện trong thơ ca sau 86 như một quán
tính, nhưng các nghệ sĩ đi sâu vào số phận người lính sau chiến tranh với
những nỗi buồn và mất mát lớn lao (Cánh rừng nhiều đom đóm bay – Nguyễn
Đức Mậu, Mùa xuân về - Nguyễn Hoa, Ra đi – Phùng Khắc Bắc).
Thơ ca còn thể hiện sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, thể hiện khao khát được
bầy tỏ cái tôi bản thể. Trở về với đời thường, thơ đòi hỏi sự thức tỉnh những

nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính. Đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Ta là ai” là
một khao khát nhận diện chính mình, là ý thức về vị trí của mình trong cuộc
đời này, dẫu sự tồn tại đó là nhỏ bé, thậm chí vơ hình.
Trong thơ ca thời kì đổi mới, tình yêu là một chủ đề được thể hiện ở nhiều
góc độ. Thành thực đối diện với cuộc sống như chính bản thân nó đang tồn
tại, nhà thơ chấp nhận đối diện với tình yêu trong mọi dạng thức của nó, kể cả
cảm giác bị bỏ rơi, bị lãng quên, cảm giác k trọn vẹn của kẻ đến sau. Tình u
bao giờ cũng có 2 cung bậc; Tinh thần và vật chất. Thơ tình hiện nay tơ đậm
nét cảm nhận về tình yêu trần thế, vấn đề tình dục được đặt ra một cách
nghiêm túc, vói tư cách là 1 yếu tố trong đời sống con người, là 1 nhu cầu
mang tính nhân văn (Vi Thùy Linh, Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Thị Lam Luyến,
Dư Thị Hoàn..)
4. Chứng minh qua một tp

.. Cảm nhận bài thơ “Người dệt tầm gai” của Vi thùy Linh
Yêu thương, hạnh phúc, hờn ghen, nhớ nhung,…là những cung bậc cảm xúc
bất biến tạo nên sự hấp dẫn kì diệu của tình yêu. Bởi vậy tình u ln trở
thành cảm hứng dồi dào nhất của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Thơ tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ, từ sự hờn ghen cao cả củaTôi yêu


em (Puskin), sự yêu thương trong sáng trong Thuyền và biển (Xuân quỳnh)
đến sự lâm li diễm lệ của Hai sắc hoa tigơn (TTKH),… tất thảy đều mục đích
chung khắc họa chân dung tình yêu. Đến thời điểm hiện nay, nữ thi sĩ trẻ Vi
Thùy Linh, bằng sức trẻ sôi nổi, cũng hăm hở đóng góp vào bộ sưu tập ấy
những chân dung tình yêu mới. Bài thơ Người dệt tầm gai là một bài thơ tiêu
biểu như thế của chị.
Nếu đánh giá bài thơ Người dệt tầm gai của Vi Thùy Linh, tôi không cho
rằng đây là một tác phẩm độc đáo to lớn về nội dung hay nghệ thuật. Trên
thực tế, để đánh giá một tác phẩm thơ cho đúng đắn thì cần thiết địi hỏi

những kĩ năng chuyên môn sâu sắc cùng một lượng thời gian hợp lí. Bởi vậy
ở đây, tơi đơn giản chỉ muốn đề cập đến một câu chuyện tình yêu cùng những
cung bậc cảm xúc tinh vi của nó. Đồng thời, tơi cũng liên hệ so sánh với một
số tác giả, tác phẩm thơ trước hoặc cùng thời để thấy được một số nét nghệ
thuật tiêu biểu của cây viết thơ trẻ Vi Thùy Linh.
Vi Thùy Linh là một nhà thơ tuổi đời còn khá trẻ, nhưng với phong cách hiện
đại và độc đáo, cô gái mảnh dẻ mới hơn 20 tuổi đầu đã trở thành “hiện tượng
Vi Thùy Linh” vào năm 1998. Với danh hiệu này, nữ thi sĩ Vi Thùy Linh đã
thực sự có chỗ đứng vững chắc trong nền thơ ca Việt Nam đương đại. Tuyển
tập các tác phẩm thơ Đồng Tử (2005), Linh (2000) và Khát (1999) của nhà
thơ đã nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của người đọc đặc biệt là giới
trẻ. Yêu mến nhiều nhưng ác cảm cũng lắm. Người khen hết lời mà người chê
thì cũng mạnh mẽ. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi tác
phẩm của chị đã không bị quên lãng. Nó đã có đời sống và số phận của nó.
Đối với sự sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự im lặng. Một tác phẩm ra đời mà
không gây nên tiếng vọng nào thì cũng chỉ như hạt cát ném vào sa mạc, rút
cục là bị quên lãng mà thôi.


Dù trở thành hiện tượng cách đây đã hơn 10 năm, nhưng dường như sức nóng
của những tác phẩm Vi Thùy Linh vẫn chưa giảm xuống. Đọc thơ Vi Thùy
Linh, ta vẫn thấy mới mẻ, vẫn mạnh mẽ và hứa hẹn những ý nghĩa mà ta chưa
thể khám phá hết. Tâm hồn thơ phong phú của chị đã tạo nên những vần thơ
nóng bỏng, tinh tế và đầy gợi cảm. Người dệt tầm gai là một bài thơ tiêu biểu.
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, bởi vậy nó khơng bị gị ép, qua đó cảm
xúc của nhà thơ được thể hiện chân thực và tinh tế hơn. Người dệt tầm gai là
một bài thơ tình diễn tả nỗi nhớ và sự chờ mong khắc khoải của người con gái
khi yêu. Nó chất chứa cái thiếu thốn ngàn đời của trái tim, chất chứa cái đong
đầy ngàn đời của khao khát yêu đương mê đắm. Các cung bậc cảm xúc của
người con gái khi yêu được khúc xạ qua từng câu, từng chữ trong bài. Bất cứ

người con gái nào khi u cũng có thể tìm thấy một phần bản thân của mình
trong đó. Vi Thùy Linh đã nói thay, nói hộ cho tâm trạng của biết bao người
con gái.
Bài thơ mở đầu với sự xuất hiện của một không gian đặc biệt: Không gian xa
cách. Chỉ bằng một câu thơ duy nhất, nhà thơ đã vẽ lên một không gian xa
cách đầy thương nhớ giữa “em” và “anh”:
“Chúng mình ở hai miền”
Chúng mình là một đại từ nhân xưng chỉ sự kết hợp giữa em và anh. Nó nhất
quán thể hiện sự gắn bó gần gũi giữa hai con người yêu nhau. Nhắc tới chúng
mình là ta nghĩ ngay đến sự đoàn tụ. Vậy mà ở đây, chúng mình lại được đặt
trong khơng gian “hai miền” – khơng gian xa cách, chia lìa. Điều đó khiến
cho người con gái đau đớn và cô phải yếu đuối thú nhận:
“Ngày nào em cũng khóc”
Khi yêu tất yếu ai cũng có khao khát được ở bên cạnh người mình u
thương. Đối với người con gái, điều này còn quan trọng hơn cả bởi con gái


cần lắm sự chiều chuộng chở che. Vậy mà người con gái trong bài thơ phải
chịu đựng cảnh chia lìa. Nhưng cũng chính bởi vậy mà tình u trong cơ càng
trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tình yêu, nỗi nhớ, sự xa cách đã hợp lại tạo
nên sự khao khát mãnh liệt như những con sóng. Bởi vậy mà dường như lúc
này, khơng gì có thể ngăn cản cơ gái hịa tan bản ngã trong tình u của mình:
“Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em ra”
Ở mỗi thời đại khác nhau con người ta có cách thể hiện tình u khác nhau.
Qua rồi cái thời yêu thương nhung nhớ kín đáo nhẹ nhàng “thơn Đồi ngồi
nhớ thơn Đơng, một người chín nhớ mười mong một người” (Nguyễn Bính),
thơ tình ngày nay có cách thể hiện tình yêu mạnh bạo hơn với những ý tưởng
ngày càng lạ hơn. “Yêu đến tan cả em ra” thể hiện một thứ tình u vơ điều

kiện, u đến tơn thờ, u đến độ sẵn sàng hịa tan mình, dâng hiến bản thân
mình cho đến giới hạn cuối cùng.
Hai câu thơ đầu tiên thật ngắn nhưng cũng thật đầy đủ để dựng lên một không
gian ngập căng nỗi nhớ. Đó là sự súc tích trong ngịi bút của Vi Thùy Linh .
Đối với việc tạo dựng thời gian nghệ thuật trong bài, Vi Thùy Linh cũng tận
dụng triệt để thủ pháp này. Chị tạo dựng thời gian nghệ thuật bằng ba câu thơ:
“Ngày dài hơn mùa”
“Ngày nối ngày bằng hi vọng”
“Mỗi ngày dài hơn một mùa”
Ba câu thơ trên là ba câu thơ đặc sắc được thể hiện theo hình thức của ngun
lí song song. Nhưng ý đồ nghệ thuật của tác giả tập trung ở hai câu “Ngày dài


hơn mùa” và “Mỗi ngày dài hơn một mùa”. Sự lặp đi lặp lại của cụm từ “ngày
dài” có tác dụng tạo nên ấn tượng thời gian lặp đi lặp lại, bất biến. Nó diễn tả
tâm trạng chán chường của người con gái trước sự trôi chảy của thời gian.
Với cơ, mỗi ngày khơng có anh là mỗi ngày giống nhau, buồn tẻ và dài đằng
đẵng. Ẩn sau ba câu thơ ta như nghe được tiếng thở dài của một tâm hồn mệt
mỏi và tuyệt vọng. Bằng chứng là câu thơ “ngày dài hơn mùa” so với câu thơ
“mỗi ngày dài hơn một mùa” đã gia tăng về số lượng câu chữ, tính từ chỉ số
lượng “mỗi” “một” xuất hiện. Chỉ khi sự chờ đợi đã lâu dài đến độ đủ thiêu
đốt trái tim thì cơ gái mới có thể thẫn thờ ngồi đếm thời gian như vậy. Ở đây
sự chờ đợi tuyệt vọng được gia tăng tỉ lệ thuận với cấp độ thời gian. Nếu câu
thơ thứ nhất đơn thuần chỉ thời gian thì câu thơ sau đã mang theo đầy đủ tâm
trạng của cô gái: Mệt mỏi, khắc khoải và tuyệt vọng.
Từ không gian, thời gian đầy cảm xúc, nhà thơ dần dần dẫn dắt người đọc
bước vào thề giới tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mặc dầu không gian, thời
gian hết sức quen thuộc trong thơ Việt Nam nhưng với biểu tượng thơ, Vi
Thùy Linh đã táo bạo chọn cho mình một biểu tượng rất lạ lẫm và mang đậm
phong vị cổ tích. Nếu ta từng quen thuộc với các loại biểu tượng tình yêu như

hoa hồng, trái tim, sơcơla,..thì ta sẽ khơng khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp biểu
tượng tình yêu trong bài thơ này. Đó là tầm gai. Tầm gai vốn là một lồi cây
dùng để kéo sợi, hình dạng xấu xí lại vơ cùng nhiều gai. Vậy mà Vi Thùy
Linh lại chọn nó làm biểu tượng của tình yêu. Nhưng nếu ta biết đến câu
truyện cổ tích về nàng Lidơ may áo bằng sợi tầm gai thì ta sẽ khơng cịn ngạc
nhiên nữa. Xưa kia nàng công chúa Lidơ xinh đẹp tuyệt trần may áo bằng sợi
tầm gai để giải thoát các anh trai mình khỏi lốt chim thiên nga do lời nguyền
của mụ phù thủy độc ác. Áo may xong cũng là lúc nàng giải thoát cho các
anh, đồng thời đạt được hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời : có được người
mình u thương. Có lẽ câu truyện cổ tích cảm động này là nguồn cảm hứng
chính để Vi Thùy Linh viết Người dệt tầm gai. Biểu tượng tầm gai xuất hiện


trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ, trở thành nỗi ám ảnh khơng ngừng trong
tâm trí người đọc. Tầm gai trở thành biểu tượng cho tình yêu, cho hạnh phúc
mà cô gái đeo đuổi bằng tất cả sự nhiệt tình và khao khát của mình. Như nàng
Lidơ dệt áo tầm gai với những ngón tay rớm máu, nhân vật trữ tình trong bài
thơ khao khát dệt nên hạnh phúc bằng niềm vui và cũng bằng cả nỗi buồn, nỗi
đau:
“Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui
Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khổ
Truân chuyên đè lên thanh thản
Ôi sự trái ngược – những sợi tầm gai !
Không kỳ vọng những điều lớn lao
Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn – những sợi tầm gai – không ai
nhìn thấy”
Có một nghịch lí đắng cay trong những câu thơ trên. Cô gái khao khát yêu
thương, khao khát hạnh phúc và gồng mình lên để đấu tranh cho hạnh phúc
ấy. Nhưng cuối cùng thì cơ lại chỉ nhận được “rất nhiều nỗi khổ” bởi chính
thứ hạnh phúc cơ đang đeo đuổi đã trở thành một camboorang, khi không thể

mang lại hạnh phúc, nó quay lại đâm ngược vào chính trái tim cô:
“Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ anh mãi…
Tưởng chừng không thể vượt qua nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay
trầy xước
Những giọt tâm hồn thấm xót mười ngón tay rớm máu”
Mỗi câu thơ đều mang nặng nỗi cơ đơn xót xa đến tột cùng. Phải từng trải,
phải thẩm thấu được nỗi đắng cay của sự thất bại trong tình u thì mới có thể
viết lên được những câu thơ gợi cảm đầy xót xa đến vậy. Hình ảnh “hai bàn


tay trầy xước” cũng được lặp lại tới hai lần, lần nào cũng tràn ngập cảm xúc.
Đó là sự chuyển hóa thành nỗi đau tinh thần thành nỗi đau thể xác. Điều này
khiến cho nỗi đau trở nên cụ thể, rõ nét hơn. Không phải là nỗi đau tột cùng
nhưng nó cứ ám ảnh và day dứt trong tâm hồn cơ gái. Điều này cịn khó chịu
hơn cả. Cách thể hiện trên của Vi Thùy Linh còn đồng thời tạo cho người đọc
có thể cảm nhận được một cách sâu sắc hơn tâm trạng của nhân vật.
Vi Thùy Linh đã vận dụng dày đặc những tính từ “cuồng điên”, “mong mỏi”,
“nông nổi”, “thảng thốt”,…. Đồng thời sử dụng những động từ mạnh “tan”,
“run”, “nấc”, “đè” để bổ sung vào đó những trạng thái tình cảm phức tạp của
nhân vật. Đó là tâm trạng yêu thương trong hi vọng có xen lẫn nhiều hơn
tuyệt vọng. Mỗi từ ngữ, câu chữ được đặt đúng vị trí của mình một cách tinh
tế và tài tình. Đó chính là cái tài của nhà thơ. Bởi như chính nhà thơ đã tâm sự
“Tơi cho rằng viết “Tôi đang vui, tôi đang buồn, đang thất vọng” thì người
nào đó biết chữ cũng có thể viết ra. Những người đã mang chữ “sĩ” – nghệ sĩ,
thi sĩ hay họa sĩ, văn sĩ thì phải biết thể hiện trang thái và thế giới và con
người một cách khác thường…Nhà thơ phải đem đến cho người đọc những
rung cảm mới đầy tinh tế, phóng khống và mãnh liệt”.
Bài thơ là một bản nhạc với đủ các cung bậc cảm xúc. Cuối bài thơ, cảm xúc
của thi sĩ dâng lên đến cực điểm:

“Dệt tầm gai đến bao giờ?
Mỗi ngày dài hơn một mùa
Dệt tầm gai đến bao giờ?”
Sự lặp lại của câu hỏi là biểu hiện của một sự vô vọng. Vơ vọng trong tình
u xa cách của người con gái đối với người con trai, vô vọng trong nỗi cô
đơn cùng cực. Bởi vậy câu “dệt tầm gai đến bao giờ?” lặp đi lặp lại thành nỗi
ám ảnh. Câu thơ cuối cùng lại là sự lặp lại của những câu thơ trước:


“Về đi anh!
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng Anh!”
Đây là sự thành công của tác giả trong sự vận dụng cấu trúc trùng điệp. Thủ
pháp nghệ thuật này phát huy hiệu quả cao độ trong việc khắc họa tâm trạng
rối ren phức tạp của nhân vật. Hai câu thơ cuối đã chuyển bài thơ từ trạng thái
khao khát mong nhớ sang trạng thái van lơn. Dường như lúc này nhân vật
trong bài thơ đã không thể tiếp tục gồng mình lên để chịu đựng được nữa mà
chấp nhận sự bất lực của mình và van lơn được lành lặn những nỗi đau xa
cách. Phải chăng đó là bi kịch của kiểu tình yêu “cho rất nhiều nhưng nhận
chẳng bao nhiêu”(Xuân Diệu)?
Bằng thủ pháp tạo dựng không gian, thời gian, biểu tượng cùng hệ thống ngôn
ngữ mang tính chọn lọc, Vi Thùy Linh đã khắc họa thành công thế giới tâm
trạng của một người con gái khi yêu. Chủ đề của bài thơ không mới nhưng
bằng cách thể hiện độc đáo, ta trực tiếp cảm nhận được một luồng khơng khí
văn thơ mới mẻ. Nếu đa phần trong số các bài thơ của chị nghiêng về bút
pháp diễn đạt tâm trạng bằng những hình ảnh giàu tính nhục thể thì bài thơ
này khơng thế. Đây là một bài thơ giản dị, trong sáng với những hình ảnh đẹp
và lạ. Chính bởi vậy mà bài thơ nhận được nhiều lời khen ngợi hơn là chê
trách. Bài thơ còn được nhạc sĩ Ngọc Đại phổ nhạc bằng những giai điệu
nồng nàn, nóng bỏng, đó là ca khúc Dệt tầm gai. Ca khúc được đông đảo bạn
trẻ biết đến và yêu mến.

Người dệt tầm gai là một bài thơ tình giàu nữ tính và cảm xúc. Bài thơ đem
đến cho người đọc những cảm nhận mới trên nền đề tài tình yêu quen thuộc.
Người đọc yêu bài thơ bởi sự gợi cảm tinh tế của nó và bởi nếu đã từng đọc
qua, khơng ai có thể qn được những câu thơ đẹp và lạ cứ mãi ám ảnh tâm
trí:


“Về đi anh
Cài then tiếng khóc em bằng đơi mơi anh”
“Về đi anh!
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng Anh!”


Môn Giải mã Văn học dân gian từ mã văn hóa
I. Khái niệm
1.1.Khái niệm văn hóa
Văn hóa là vấn đề liên quan tới con người và gắn bó với mọi quốc gia,
mọi thời đại nên cho tới nay đã có rất nhiều cách nhìn nhận và rất nhiều định
nghĩa khác nhau.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhà xã hội học người Anh Eduard Burnett
Tylor là người đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về văn hoá được nhận thức một
cách rộng rãi như sau: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là tồn bộ
phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục và những khả năng lực và tập quán khác mà con người có được với tư
cách là một thành viên của xã hội” 1 Từ thời điểm đó đến nay, vấn đề văn hoá
đã được cả thế giới quan tâm thông qua sự xuất hiện tới hàng trăm định nghĩa
về văn hoá cuả các nhà nghiên cứu. Xin nêu dưới đây một vài trong số hàng
trăm định nghĩa đó:
Trên thế giới, các nhà văn hóa đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Theo một số quan niệm chung cho rằng văn hố là tồn bộ những

sản phẩm do con người sáng tạo ra từ xa xưa cho tới nay. Một số học giả thì
cho rằng văn hố là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống
của một cộng đồng dân tộc 2.
Năm 1952, hai nhà dân tộc học Mỹ A. Kroeber và Cl. Kluckhoh trong
cuốn Văn hóa: tổng quan về khái niệm và định nghĩa đã chỉ ra trên dưới 300
định nghĩa về văn hoá mà các tác giả khác nhau của nhiều nước từng đưa ra
trước đó.
Trong cuốn sách tiếp theo Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn
hóa, hai ơng A. Kroeber và Cl. Kluckhohn đã đưa ra một trong những định
1Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996, tr.52
2 Dẫn theo Trần Quốc Vượng: 1000 năm giao thoa văn hố Đơng Tây.


nghĩa về văn hố như sau: “Văn hóa bao gồm những chuẩn mực nằm ở bên
trong lẫn biểu lộ ra bên ngoài, xác định hành vi ứng xử được tập nhiễm nhờ
các biểu tượng: văn hóa xuất hiện nhờ hoạt động của con người trong khi đưa
sự biểu hiện của nó vào các phương tiện (vật chất). Hạt nhân cơ bản của văn
hóa gồm các tư tưởng truyền thống (được hình thành trong lịch sử), đầu tiên
là những tư tưởng có giá trị đặc biệt. Hệ thống văn hóa có thể được xem xét,
một mặt như là kết quả của hoạt động người, mặt khác, như là những sự điều
chỉnh những hoạt động đó” 3
Học giả A.A.Belik đã định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là phương thức
hoạt động sống đặc biệt của con người, làm xuất hiện nhiều phong cách sống,
các dạng thức vật chất để biến đổi thiên nhiên và sáng tạo các giá trị tinh
thần” 4.
Theo Bách khoa tồn thư Pháp, văn hóa được định nghĩa: “ Văn hố
theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng ngơn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ,
những hiểu biết kỹ thuật cũng như tồn bộ việc tổ chc mơi trường của con
người… những cơng cụ, nhà ở… và nói chung là tồn bộ cơng nghiệp có thể
truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã

hội với mơi trường sinh thái của nó”.
Theo Bách khoa tồn thư Liên Xơ, văn hố được định nghĩa: “Văn hố là
trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu tượng trong các
kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con gười, cũng như
trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hố có
thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã
hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ văn hố cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá
Trung Quốc…). Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần
của con người”.
3 A. Kroeber và Cl.Kluckhohn: Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn hóa, Đỗ Lai Thúy dịch, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, H, 2000, tr.14.

4A.A. Belik, Văn hóa học, những lí thuyết nhân học văn hóa, Đỗ Lai Thúy dịch,
thuật, H, 2000, tr.10

Tạp chí Văn hóa nghệ


Nhà văn hoá học người Pháp Abraham Moles đã định nghĩa văn hố:
“Văn hố đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân tạo, do con người tạo
dưnngj nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình”.
Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hố một cách
cụ thể như sau:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa” 5.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã viết về văn hoá: ”Nói tới văn hố là
nói tới một lĩnh vực vơ cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì
khơng phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình

tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử ... cốt lõi của sức sống
dân tộc là văn hoá với nghĩa bao quát nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá
trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy
bén và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của
cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và khơng
ngừng lớn mạnh” 6.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam cũng đã có nhiều cách định
nghĩa về văn hóa.
Định nghĩa về văn hố của GS Trần Quốc Vượng: “Văn hoá là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người”.
Định nghĩa về văn hoá của GS Hà Văn Tấn như sau: “Văn hóa là hệ
thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động sinh
tồn của mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm của con người trong mối quan
hệ tương tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong khơng gian, thời gian và
hồn cảnh nhất định” .7
5Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995, tr. 431
6Văn hố và đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia, H, 1994, tr.16
7 Hà Văn Tấn:Bản sắc văn hóa


Định nghĩa về văn hoá của GS Vũ Khiêu: “ Văn hố thể hiện trình độ
“vun trồng” của con người xã hội… Văn hoá là trạng thái của con gười ngày
càng tách khỏi giới động vật để khẳng định những đặc tính của con người”.
Định nghĩa của GS Hồng Trinh về văn hố: “ Văn hố là tồn bộ những
hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy những giá trị của một dân tộc về mặt
sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định. Văn hoá thể hiện trong lý
tưởng sống, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội, mức sống, lý tưởng
thẩm mỹ…”.
Trong cơng trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS.TS.Trần Ngọc Thêm đưa

ra định nghĩa về văn hố của mình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và
xã hội của mình” 8.
UNESCO cũng đưa ra tuyên bố về văn hoá với cách hiểu theo ý nghĩa
rộng nhất, đó là: “Văn hố hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người những hệ thống
các giá, những tập tục và những tín ngưỡng.Văn hóa đem lại cho con người
khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hố làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hố mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản
thân, tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân , tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân” 9.

8 Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trưởng ĐH KHXH & NV, Tp Hồ Chí Minh, 1997, tr. 12.
9 Tun bố về những chính văn hố- Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhicơ, 1982.


Theo UNESCO quan niệm có hai loại di sản văn hố. Đó là những di sản
văn hố hữu thể như đình đền, chùa miếu, lăng mộ, nhà sàn, v,v…Và những
di sản văn hố vơ hình, bao gồm âm nhạc, múa truyền thống, văn chương
truyền miệng, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục, tập quán, ẩm thực, lễ hội, nghề
truyền thống,…Cái hữu thể và cái vơ thể của văn hố gắn bó hữu cơ với nhau
và được lưu truyền, biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của
cộng đồng.
UNESCO còn đưa ra một định nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể
về văn hố. Định nghĩa đó như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách

tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua
hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống,
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình” 10.
Các định nghĩa trên đã đem đến nhận thức phong phú về văn hóa, đồng
thời cho thấy việc xác định và sử dụng khái niệm văn hố khơng đơn giản và
thay đổi theo thời gian. Nhưng các định nghĩa trên cũng đều thống nhất ở chỗ
đã chỉ ra văn hóa là hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,
là kết quả của các hoạt động của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên
và xã hội. Văn hóa cịn gắn với một cộng đồng người nhất định (tộc người,
nhóm tộc người, dân tộc), được sáng tạo và tích lũy để trở thành bản sắc riêng
của cộng đồng đó.
Ngồi việc đưa ra những định nghĩa, thì việc chỉ ra nhận thức về nội
hàm, giá trị của văn hoá cũng trải qua nhiều giai đoạn với nhiều cách khác
nhau.
Theo GS Đặng Đức Siêu trong cơng trình Hành trình văn hố Việt Nam,
ông cho rằng xét về mặt cội nguồn ngôn ngữ, văn hoá là một từ Việt gốc Hán.
Theo quan niệm của phương Đông mà cụ thể là của Trung Quốc, thông qua
10 Ủy ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, H, Bộ Văn hóa Thơng tin, 1992, tr.23.


những cứ liệu xa xưa nhất thì “Văn có nghĩa là đẹp (cái đẹp, vẻ đẹp) và hố
có nghĩa là làm thay đổi, làm cho trở nên tốt, đẹp, hoàn thiện… Về sau, hai từ
văn và hoá đã kết hợp lại thành văn hoá, với hàm nghĩa: Dùng thể chế hợp
lòng người, lễ nhạc văn chương, sách vở ghi lời hay ý đẹp, gương sáng đạo
đức hiền tài… để cảm hoá dân chúng (đối lập với việc dùng vũ lực, cưỡng
bức… để chế ngự dân chúng). Ý nghĩa này của văn hoá đã tồn tại rất lâu dài
và được bổ sung mở rộng cùng với sự xuất hiện của loại “tân thư” bàn về cải
cách thể chế, đổi mới xã hội do “phong trào duy tân” khởi xướng…”11.

Đối với phương Tây, văn hố được cho là có nguồn gốc từ chữ culture
(trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), kultur (trong tiếng Đức) … đều từ gốc
cultura (trong tiếng latinh), vốn là một thuật ngữ của khoa trồng trọt với nghĩa
cụ thể là chăm sóc cây trồng sau được dùng để nói về việc rèn luyện, giáo
dục, huấn luyện, chăm sóc con người. Lâu dần, hàm nghĩa của văn hoá được
mở rộng thêm nữa với nội dung cốt lõi gắn bó với những hoạt động thực tiễn
sáng tạo của con người nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật
chất và cuộc sống tinh thần của con ngưỡi xã hội và xã hội loài người.
Về cấu trúc nội hàm của văn hố, trước nay cũng có nhiều ý kiến.
L.White phân chia văn hố thành ba tiểu hệ: Cơng nghệ, xã hội và tư tưởng.
GS Đào Duy Anh thì dựa theo F. Sartiaux chia văn hoá thành ba bộ phận:
Sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hộivà sinh hoạt tri thức. GS Văn Tân phân biệt
văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hố tinh thần. GS Ngơ Đức Thịnh nói
đến bốn thành tố như văn hố sản xuất, văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng và
văn hoá nghệ thuật. GS Nguyễn Tấn Đắc chia văn hoá thành hoạt động sinh
tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật 12…
Theo nhận định chung tương đối thống nhất của các nhà văn hóa hiện
nay, những yếu tố cấu thành của văn hóa thực tế mặc dù hết sức phong phú và
phức tạp, song tựu chung có thể quy vào hai lĩnh vực cụ thể, đó là:
11 Đặng Đức Siêu: Hành trình văn hố Việt Nam, Nxb. Lao động, H, 2002. tr.17- 18.
12 Trích theo các giáo trình: Giáo trình Cơ sở văn hố Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) và giáo trình Cơ sở văn
hố Việt Nam (Trần Quốc Vượng cb), Sđd.


- Văn hóa vật chất bao gồm hững sáng tạo văn hóa thể hiện trong lĩnh
vực ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng của con người, hay nói cách khác
đó là văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa nhà ở và kiến trúc, v.v ...
- Văn hóa tinh thần bao gồm những sáng tạo văn hóa thể hiện trong các
lĩnh vực tơn giáo tín ngưỡng, phong tục, ngôn ngữ chữ viết và văn học, nghệ
thuật, vv ...

Hiện nay, văn hố khơng chỉ là một lĩnh vực hoạt động tinh thần thuần
t mà nó cịn chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các hoạt
động văn hoá đã tham gia vào đời sống như một nguồn lực to lớn giải quyết
các vấn đề kinh tế của xã hội và điều đó ngày càng đúng khi xã hội đang
hướng tới nền kinh tế tri thức. Thực tế, lĩnh vực này đã mang lại những giá trị
to lớn cho giáo dục, phát triển xã hội và góp phần cho xây dựng cơng nghiệp,
nơng nghiệp, cho du lịch lợi nhuận và công việc làm cho nhiều người, v.v…
Như vậy, các định nghĩa trên đều đã chỉ ra văn hóa là hệ thống các giá trị
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là kết quả của các hoạt động của con
người trong mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Văn hóa cịn gắn với một
cộng đồng người nhất định (tộc người, nhóm tộc người, dân tộc), được sáng
tạo và tích lũy để trở thành bản sắc riêng của cộng đồng đó.
1.2. Khái niệm Văn hóa dân gian
Thuật ngữ quốc tế folklore - Văn hóa dân gian, được William.
J.Thoms(bút danh là Ambrotse Merton) sử dụng đầu tiên trong một bài báo
đăng trên tờ The Athenaeum số ra ngày 22 tháng 8 vào năm 1846 để chỉ "
những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu của nền văn hóa tinh thần
của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như phong tục, tập quán,
nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước". Từ đó đến nay, bộ
mơn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với ba trường phái lớn:
trường phái folklorenhân họcAnh - Mỹ, trường phái folklore xã hội học Tây
Âu (điển hình là Pháp - I-ta-li-a) và trường phái folklore ngữ văn học Nga.


Ở Việt Nam, thuật ngữ folklore đã được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi
thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học dân gian", "văn nghệ dân gian" và
nay là "văn hóa dân gian". Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng
Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hóa
dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan niệm folklore từ các
trường phái khác nhau trên thế giới.

1.3. Văn học dân gian
Văn học dân gianhay còn gọi là văn học truyền miệng, văn chương
bình dân. Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của quần
chúng nhân dân, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ
phát triển lâu dài trong chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại đến ngày
nay.
Theo cách gọi của dân gian thì những sáng tác ngơn từ được truyền
khẩu trong quần chúng nhân dân từ hàng ngàn năm nay được nhân dân gọi
bằng các tên gọi nôm na như: Truyện đời xưa, hị, vè, lý, ví, đúm, ghẹo, quan
họ, trống quân, v.v…Theo cách định danh của các nhà nghiên cứu Việt Nam
thì có những thuật ngữ khác nhau để gọi tên bộ phận văn học này như sau:
Văn học (hay văn chương) truyền miệng (truyền khẩu) để phân biệt với
văn học viết trên phương diện sáng tác và lưu truyền. Cách gọi này nhấn
mạnh phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.
Văn chương bình dân để phân biệt với văn chương bác học trên
phương diện chủ thể sáng tạo. Cách gọi này chú trọng tới bản chất xã hội,
tới chủ thể sáng tạo của văn học dân gian.
Văn học dân gian – tên gọi này được sử dụng trong giới nghiên cứu
văn học nước ta từ đầu những năm 50 của TK XX. Thuật ngữ Văn học dân
gian đã dần thay thế các thuật ngữ văn học truyền miệng, văn chương bình
dân và được dùng chính thức trong nhà trường, trong giới nghiên cứu văn


học.Văn học dân gian vừa là một bộ phận của văn học dân tộc vừ là một bộ
phận của văn hóa dân gian. Xét ở góc độ văn học dân tộc, cả văn học dân gian
và văn học viết cùng là sáng tạo nghệ thuật tinh thần, cùng sử dụng ngôn ngữ
như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng. Nhưng văn học dân
gian sử dụng ngơn ngữ nói, cịn văn học dùng ngơn ngữ văn bản. Cả hai bộ
phận cùng song song tồn tại và ngày càng làm giàu thêm kho tàng ngôn ngữ
dân tộc bằng sự sáng tạo của mình. Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa

mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam.Nhiều thể loại văn học viết
được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian.
Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm
hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của
dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để
sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú . Đây chính là sựthể hiện rõ
mối quan hệ gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt
tiến trình phát triển của văn học dân tộc Việt Nam.Văn học dân gian là nền
tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ
viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học
này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện,
từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.Thí dụ: Ca dao sử dụng chủ
yếu thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Trong ca dao cịn có thể thơ khác,
như : song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm. Nguyễn Du đã rất tài tình trong
việc sử dụng thể thơ lục bát ở tác phẩm Truyện Kiều. Ngồi ra, cịn có một số
tác phẩm văn học viết cũng được sử dụng thể thơ dân tộc này như Lục Vân
Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), thơ lục bát của Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn
Duy....Cịn ngược lại, văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học
dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những


chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục
Vân Tiên ...)
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh
hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh
vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nơm
khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và

văn học viết ln có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp
thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong
phú, đa dạng.
1.4. Mối quan hệ văn học dân gian và các thành tố của văn hóa dân gian
Văn hóa là khái niệm rộng bao gồm mọi sáng tạo của con người, trong đó bao
gồm cả văn hóa dân gian,cịn văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa
dân gian.
Văn hóa dân gian hay văn nghệ dân gian (tương đương thuật ngữ
folklore) được các nhà nghiên cứu quan niệm gồm ba bộ phận (thành tố) liên
quan chặt chẽ với nhau, đó là: bộ phận ngơn từ (Văn học dân gian hay Ngữ
văn dân gian), bộ phận nghệ thuật dân gian (nghệ thuật tạo hình dân gian,
nghệ thuật biểu diễn dân gian), bộ phận diễn xướng dân gian (tín ngưỡng dân
gian, phong tục tập quán dân gian, lễ hội dân gian).
Trong các thành tố của văn hóa dân gian, bộ phận văn học dân gian
chiếm vị trí quan trọng. Chính vì vậy, văn học dân gian không chỉ là đối
tượng khai thác, nghiên cứu của khoa nghiên cứu văn học dân gian mà còn là
đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội liên quan, gần gũi khác như ngôn
ngữ, khảo cổ, lịch sử, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, v.v…Hiện nay


×