Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Đề cương HP: Thể loại và tác gia tiêu biểu Văn học Phương Đông (HNUE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.8 KB, 37 trang )

Câu 1: Thơ Ấn, làm rõ qua “ Thơ Dâng”
“Thơ Dâng”, Bài số 1
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
“Vì vui riêng, người đã làm tơi bất tận. Thân này thuyền nhỏ mong manh đã bao lần
người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi
Xác này cây sậy khẳng khiu, người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng,
và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời.
Khi tay người bất tử âu yếm vuốt ve, tim tôi ngập tràn vui sướng, thốt nên lời không
sao tả xiết.
Tặng vật người ban vô biên vơ tận, nhưng để đón xin, tơi chỉ có hai tay bé nhỏ vô
cùng. Thời gian lớp lớp đi qua, người vẫn chửa ngừng đổ rót, song lịng tơi thì hãy
còn vơi.”
1. Nổi bật nhất trong bài thơ là những hình ảnh nào? những hình ảnh đó có
ý nghĩa gì?
2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật đó đã nói hộ nhà thơ tâm
tư tình cảm gì?
3. Nhận xét về đặc điểm giọng điệu của bài thơ
4. Xác định biện pháp tu từ mà nhà thơ sử dụng trong bài và nêu tác dụng
Tập thơ gồm 103 bài do Tagore tuyển chọn từ các tập thơ khác viết bằng tiếng
Bengan của mình, rồi tự dịch ra tiếng Anh
Tác phẩm này đã giúp Tagore trở thành người Châu Á nhận giải Nôben văn học vào
năm 1913 và được xem là “kì cơng thứ 2” trong lịch sử văn học Ấn Độ
-

Dịch thơ:

“Vì vui riêng, người đã làm tôi bất tận. Thân này thuyền nhỏ mong manh đã bao lần
người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi
Xác này cây sậy khẳng khiu, người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng,
và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời.
Khi tay người bất tử âu yếm vuốt ve, tim tôi ngập tràn vui sướng, thốt nên lời không


sao tả xiết.
Tặng vật người ban vơ biên vơ tận, nhưng để đón xin, tơi chỉ có hai tay bé nhỏ vơ

1


cùng. Thời gian lớp lớp đi qua, người vẫn chửa ngừng đổ rót, song lịng tơi thì hãy
cịn vơi.”
HÌNH ẢNH THƠ
Bài thơ là những hình ảnh sinh động, thâm thúy, giản dị trong sáng được ơng sử
dụng để lí giải một cách minh bạch, sâu sắc, đầy sức thuyết phục về triết lí con người
và cuộc đời:
“Vì vui riêng, người đã làm tôi bất tận. Thân này thuyền nhỏ mong manh đã bao lần
người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi”. Trong thơ của Tagore
nhiều lần nhắc đến từ “người”. “Người” ở đây có thể hiểu là thượng đế, là chúa trời
và là đấng tối cao. Thơ của Tagore nói chung và bài thơ này nói riêng mang hình
thức chung của thơ sùng tín huyền bí, hình ảnh một người con phụng sự ‘người”
khao khát được đến bên người. Điều đặc biệt ở đây phải kể đến cách mà Tagore diễn
tả Đấng tối cao. Ấn Độ là đất nước có “bầu khí quyển” là tơn giáo, nơi mà tơn giáo
trở thành văn hóa đặc trưng trong quá trình sinh hoạt ở nơi đây. Đấng tối cao mà
người dân Ấn Độ quan niệm, hình dung là qua tôn giáo Bàlamôn. Ở đây người dân
sẽ kết nối với Đấng tối cao qua các vị tu sĩ với chủ nghĩa khổ hạnh, phép hành xác,
các chế độ phân biệt đẳng cấp, nghi thức lễ máu, các giàn hỏa thiêu,...Bằng cách
này, đã giết chết bao sinh mạng con người, làm héo hon biết bao nhiêu trái tim, trói
buộc và kìm hãm nhân tính tự do của con người và con người coi Đấng tối cao là
một vị thần linh ở xa xơi, ngồi tầm với.
Nhưng bài thơ này ta thấy hình ảnh “người” mà Tagore miêu tả là một khái niệm
gần gũi, quen thuộc. Dường như người xuất hiện ở trong chúng ta mọi lúc mọi nơi
kể cả khi “cuộc sống tát cạn rồi lại đổ đầy” kể cả khi “tơi chỉ có hai tay bé nhỏ vơ
cùng. Hình ảnh “người” hiện lên giản dị, gần gũi mà ở đó chúng ta khơng thấy có

nghi lễ nào ràng buộc, khơng có tơn giáo nào có thể gọi tên “người”.Có thể nói
Tagore đã biến thần từ vơ hình, trừu tượng thành hữu hình, cụ thể Khơng chỉ ở cạnh
ta, người cịn hiện diện trong cơ thể của nhân vật tơi “Thân này thuyền nhỏ mong
manh đã bao lần người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi” là nguồn
sống vật chất của “tôi” và đã ban cho tôi nguồn sống để tận hưởng cuộc sống. Nguồn
sống này là động cơ để nhân vật “tôi” vượt qua khó khăn, thử thách để đến gần bên

2


người, hịa nhập cùng người.Khơng phải là những hình thức, nghi thức lễ giáo bên
ngoài mang ta gần đến đấng tối cao, mà muốn đến với đấng tối cao ta cần vượt qua
khó khăn, gian lao , thử thách: “ Xác này cây sậy khẳng khiu, người đã mang qua
núi, qua đồi, qua bao thung lũng, và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời.”
“Người” là nguồn động lực cũng là người dẫn đường cho “tôi” đến gần với “người”.
Và sau khi nhân vậtt ‘tơi” đi qua những khó khăn, đi qua những cảnh đẹp của cuộc
đời, nhân vật cuối cùng cũng sẽ trở vở với “người” để hòa nhập cùng người, được
người “tay người bất tử âu yếm vuốt ve, tim tôi ngập tràn vui sướng, thốt nên lời
khơng sao tả xiết.”
Trái tim và người hịa nhập vào làm một trở thành một điều vĩ đại, thiêng liêng và là
mục đích của mọi tín đồ muốn đạt đến. Đó là sự giác ngộ, bừng tỉnh khi tiếp xúc với
sự rung động của “người”
Khi nhân vật hòa cùng với người, nhân vật nhận ra một điều : “ Tặng vật người ban
vơ biên vơ tận, nhưng để đón xin, tơi chỉ có hai tay bé nhỏ vơ cùng. Thời gian lớp
lớp đi qua, người vẫn chửa ngừng đổ rót, song lịng tơi thì hãy cịn vơi.” “người”
vẫn ln cạnh chúng ta bất kể thời gian và không không gian, sức mạnh và lịng
thương của người là vơ tận và vơ biên nhưng con người thì có sự hữu hạn, đó là sự
hữu hạn của cái “tơi” và trí tuệ. Nhà thơ khẳng định đây là một chân lí cũng như đây
là một cách để an ủii con người. Dù cuộc sống và bản thân nhỏ bé và hữu hạn nhưng
“người” vẫn ln ở bên và khơng ngừng rót vào chúng ta những tình thương và sự

ấm áp.
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
-

Nhà thơ Tagore xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình là một tín đồ một lịng

một dạ phụng sự chúa trời để giải thoát- niềm hoan lạc tâm linh như bao nhà thơ
khác trong dịng chảy thơ sùng tín. Trong “Thơ Dâng” nhân vật trữ tình xưng “tơi”
cũng được coi như mang hình bóng của một tín đồ tha thiết dâng tình u lên một
Đấng Tối Cao có nhiều tên gọi như: Chúa, Thượng Đế, Cha và nhiều nhất là Người
. Khao khát đưuọc đến bên Người với lòng dâng hiến. Muốn được tới bên Người thì
phải vượt qua nhiều gian nan, cửa ải, mọi khó khăn “Xác này cây sậy khẳng khiu,
người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng, và phả vào trong giai điệu mới

3


mẻ đời đời.”. Khi tới bên Người “Khi tay người bất tử âu yếm vuốt ve, tim tôi ngập
tràn vui sướng, thốt nên lời không sao tả xiết.”
GIỌNG ĐIỆU
Bài thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, suy tư, sâu lắng nhưng khơng có sự bi lụy, phiền
não. Đó là những tiếng reo hân hoan, hạnh phúc của một người con khi nhận ra
“người” và được tới gần bên “người”
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
· Nhà thơ sử dụng biện pháp lặp từ từ: again and again => là biểu hiện và nhấn mạnh
hình ảnhảnh một cuộc sống vơ tận cũng như diễn tả những kiếp sống lặp đi lặp lại
theo quan niệm tôn giáo
· Lặp cấu trúc: still…still => sự nối tiếp, bù đắp, rót u thương vơ tận của người
khơng bao giờ hết
· Hình ảnh ẩn dụ: “Thy infinite gifts”, khiến cho “người” trở nên hữu hình, cụ thể

· Ở câu thơ đầu “emptiest” là trống rỗng dịch giả đã chuyển thành “tát cạn” khiến
cho cách hiểu trở nên cụ thể hơn, qua “tát cạn” ta hiểu đó là một cuộc sống lên
xuống, thay đổi có chu kì
· Từ “Thy infinite gifts come to meme” có nghĩa “là món q vơ hạn đến với tôi tôi”
dịch giả đã chuyển thành “Tặng vật người ban vô biên vô tận” để tăng được sức gợi
hình gợi cảm, tăng sức thơ cho bản dịch

4


Câu 2: Quan điểm của anh/chị về nhận định của Lỗ Tấn về
Hồng lâu mộng trong cuốn Trung Quốc tiểu thuyết sử lược:
“Nói chung, từ sau khi Hồng lâu mộng xuất hiện, tư tưởng và
cách viết truyền thống đều bị phá vỡ”.
Lỗ Tấn tuy khơng nhận mình là một Hồng học gia song với cơng trình Lịch sử tiểu
thuyết Trung Quốc mà nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa lỗi lạc này đã mất ba
năm để hoàn thành đã cho thấy tâm huyết và ân tình của ơng đối với nền văn học
Trung Quốc. Bên cạnh đó nghiên cứu của ơng cịn mở ra nhiều hướng đi mới trong
việ nghiên cứu tiểu thuyết cổ nói chung và Hồng lâu mộng nói riêng. Chính bở lẽ đó
những nhận định về Hồng lâu mộng được quan tâm và đánh giá cao. Một trong
những nhận định đó là: “Từ khi Hồng lâu mộng ra đời tư tưởng và cách viết truyền
thống đã bị phá vỡ”. Nhận định định này có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng nghiên
cứu và bàn luận về tác phẩm được người Trung Quốc cho là “độc nhất vơ nhị ở nước
họ và cũng chưa từng có trên thế giới.
Hồng lâu Mộng là bộ tiểu thuyết trường thiên, có tên là Thạch đầu kí (câu chuyện
hịn đá), Kim Ngọc duyên (Duyên Vàng Đá), Kim Lăng thập nhị kim thoa (Mười
hai chiếc thoa vàng đất Kim Lăng) là bộ tiểu thuyết vĩ đại xuất hiện thời Càn Long.
Hồng lâu mộng đã đánh một dấu son vào lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đến
thời đại nhà Thanh. Tác phẩm gồm 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40
hồi sau mọi người đều cho rằng Cao Ngạc là người viết tiếp.

Tào Tuyết Cần (1715? – 1763?) tên là Triêm, tên tự là Mộng Nguyễn, Cần
Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau
nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc.
Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh
chức tạo là một chức quan to thu thuế tại Giang Ninh thành. Cuộc sống trong phủ
vô cùng xa hoa vương giả. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giàu sang
quyền quý huy hồng của gia đình đã trở thành q khứ. Ông đã phải sống trong
những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh,
sống trong cảnh “cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”. Mười năm cuối đời ông

5


đã dồn tồn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng, một trong những tác phẩm
về sau được đánh giá là kinh điển của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đã được ông
sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi
ơng cịn sống tác phẩm đã khơng hồn thành và không được công bố.
Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của
ơng để hồn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên “Thạch Đầu
Ký” thành “Hồng Lâu Mộng” để phù hợp với nội dung tác phẩm. Như lời ơng nói,
ơng viết tác phẩm khơng phải nhằm mục đích phê phán chế độ xã hội đương thời
hay nhằm mục đích gì, ơng chỉ viết để bày tỏ tâm sự của bản thân, giải tỏa nỗi niềm
“cô phẫn” nên khơng có ý định xuất bản. Tuy nhiên ông đã tốn rất nhiều sinh lực và
tâm huyết trong mười năm cuối cùng của cuộc đời, đến nỗi ông cũng phải thốt lên:
· “XEM RA CHỮ CHỮ TOÀN BẰNG HUYẾT
· CAY ĐẮNG MƯỜI NĂM KHÉO LẠ LÙNG”.
Hồng lâu mộng khơng chỉ có giá trị ở văn hay, ở cốt truyện tình éo le, gay
cấn, ở lối miêu tả tinh vi mà còn ở việc đã phản ánh được một cách trung thực xã
hội Trung Hoa hồi thế kỷ 17 – 18, đã nói lên được tiếng nói đau thương của một lớp
thanh niên nam nữ đương thời và vạch ra được chiều hướng tan rã tất yếu của chế

độ gia đình khắc nghiệt của xã hội mục nát đời Mãn Thanh.
Thứ nhất, Sự thay đổi về tư tưởng: Các tác phẩm trước Hồng lâu mộng cũng
đã nói về tư tưởng chống phong kiến. Tiêu biểu như nhân vật Tôn Ngộ Khơng điển
hình cho hình tượng người anh hùng nhân dân thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm
chống phong kiến thể hiện ở 3 lần Đại náo thiên cung khiến thiên đình run sợ, Ngọc
Hồng Đại Đế phải chui xuống gầm bàn và nhờ đến sự trợ giúp của Phật Tổ Như
Lai lừa Tôn Ngộ Không mới bị bắt. Tuy thái độ chống phong kiến đã rõ nét. Nhưng
vì giới hạn của cốt truyện cũng như tư tưởng thời đại nên suy cho cùng, thái độ phản
kháng chưa thật triệt để. Vì cuối cùng Tơn Ngộ Khơng quy y Phật Tổ. Đến Hồng lâu
mộng tư tưởng chống phong kiến mãnh liệt hơn cả. Thể hiện rõ nét qua hai nhân vật
trung tâm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tình yêu của cặp đôi này là minh chứng
rõ nét nhất cho sự suy yếu của chế độ phong kiến. Tình u đó càng đẹp đẽ, rực rỡ
bao nhiêu thì khi lâm vào bi kịch nó càng đả kích, tố cáo sự lỗi thời, sa đọa của chế

6


độ gia tộc phong kiến bấy nhiêu. Chính việc thơng qua tình u đả kích chế độ phong
kiến càng làm dậy sóng những phản ứng chống đối, mạnh mẽ và sự đồng cảm thương
xót của độc giả đối với tình yêu của họ.
Xuất thân của Giả Bảo Ngọc vốn là một hòn đá trên đỉnh núi Thanh Ngạch,
qua bàn tay tiên Nữ Oa tôi luyện, nay đầu thai xuống trần để nếm trải vinh hoa phú
quý mà thành Giả Bảo Ngọc. Tinh thần phản kháng phong kiến của anh chàng ngây
này, có gốc rễ từ cuộc sống thực và quá trình tìm đường của anh ta. Xuất thân trong
gia đình “chung minh đỉnh thực, thế phiệt trâm anh”. Nhưng tư tưởng của Giả Bảo
Ngọc hoàn toàn trái ngược so với lễ giáo phong kiến. Cậu ta khinh miệt công danh
khoa cử, chửi những kẻ “học hành đỗ đạt”, vào luồn ra cúi “theo đuổi công danh” là
“con mọt ăn lộc”, “giặc nước”. Do mâu thuẫn nội bộ trong nhà đình nhà họ Giả mà
tư tưởng phản nghịch của Bảo Ngọc có cơ hội nảy nở, cậu ta có thể trốn học, không
phải tiếp thu lễ giáo phong kiến, lại được sống chung với những người con gái trong

sạch nơi Đại viên, cách li với cuộc sống trụy lạc, độc ác bên ngồi khiến cho Giả
Bảo Ngọc có cách nhìn nhận, đánh giá và suy nghĩ khác đời. Giả Bảo Ngọc lật đổ
chế độ trọng nam khinh nữ, đề cao người phụ nữ 1 cách kỳ lạ. Từ nhỏ, cậu ta đã
thấy: “ Xương thịt con gái là nước kết thành, xương thịt con trai thì bùn kết thành.
Ta trơng thấy con gái thì thoải mái, thanh thản, thấy con trai thì như nhiễm hơi dơ
bẩn kinh người”. Tư tưởng này thể hiện lịng đồng tình đối với phụ nữ bị xã hội chà
đạp. Chống đối chế độ bất bình đẳng xã hội, GBN coi những người hầu gái như bạn
bè thân thiết, không hề ngăn cách, nhiều lần đã đỡ đòn cho họ.
- Tư tưởng của Giả Bảo Ngọc thuộc hệ tư tưởng mới đó là tư tưởng dân chủ sơ khai,
kết quả của nhu cầu tầng lớp thị dân mới trỗi dậy. Cuộc đấu tranh của Giả Bảo Ngọc
và Lâm Đại Ngọc với tư tưởng truyền thống thể hiện cuộc vật lộn giữa cái mới và
cái cũ. Cái mới đã ra đời xong còn non yếu. Cái cũ đã rạn nứt suy yếu song “con sâu
trăm chân, chết vẫn khơng cứng” này cịn đủ sức bóp chết cái mầm mới manh nha
kia. Kết cục là Lâm Bảo Ngọc phải ngậm hờn mà chết, Giả Bảo Ngọc phải bỏ đi tu.
- Tư tưởng về tình yêu của Giả Bảo Ngọc cũng có những thay đổi đứng giữa hai
tuyệt sắc giai nhân một là Tiết Bảo Thoa( điển hình giai nhân phong kiến) hơn hẳn
Lâm Đại Ngọc về cả sắc và tài nhưng cuối cùng GBN vẫn chọn Lâm Đại Ngọc vì

7


sự giao thoa lý tưởng sống, chống đối xã hội phong kiến. Điều này cho thấy lý tưởng
về tình yêu đã thay đổi. Sức mạnh của giáo lý phong kiến đã suy yếu. Biểu hiện giai
nhân phong kiến đã mất sức quyến rũ( Tiết Bảo Thoa) tình yêu tự do, vượt lên trên
lễ giáo gia đình và phong kiến Bảo Ngọc và Đại Ngọc.
- Khởi đầu của Hồng lâu mộng là xuất xứ của các nhân vật khác thường. Ai cũng có
xuất xứ kỳ lạ, đến từ cõi hư khơng. Với hai nhân vật trung tâm Giả Bảo Ngọc và
Lâm Đại Ngọc, tác giả còn chỉ ra cụ thể hơn nguồn gốc hư ảo. Bảo Ngọc vốn là hòn
đá, Đại Ngọc vốn là cây cỏ tiên. Nhưng dù là cây hay đá thì tiền kiếp của Bảo Ngọc
và Đại Ngọc đều nằm ở thế giới hư không. nhưng thế giới trong Hồng lâu mộng lại

xuất phát từ hiện thực đời sống, cuộc sống sinh hoạt đời thường của gia đình quý tộc
được vẽ nên bằng những đường nét tỉ mỉ, vô cùng chân thực, và cụ thể, cuốn hút
người đọc.
-Tư tưởng thiên mệnh: Số mệnh của mỗi nhân vật trong Hồng lâu mộng đã được
định sẵn. Số phận của Kim Lăng thập nhị kim thoa được ghi chép, định đoạt ở những
cuốn sổ này. Cuộc đời mỗi nhân vật được gói gọn trong một lá số tiền định, những
bài thơ đầy ẩn ý, như lời sấm vĩ. những điềm báo số phận như: Cây hỏi đường phủ
Giả nở hoa trái mùa, sau đó Bảo Ngọc mất ngọc thiêng, gia đình họ Giả quyết định
cưới Bảo Thoa cho Bảo Ngọc, Đại Ngọc chết,...
Khởi đầu của các nhân vật và các điềm báo trong tác phẩm dường như báo trước cái
kết bi thảm của số phận họ. Những số phận bi kịch và kết thúc bi kịch của Hồng Lâu
Mộng dường như là tất yếu. Dự báo trước sự suy tàn, sụp đổ của chế độ phong kiến.
Cái kết ảm đạm đó khiến cho người đọc như vừa tình một giấc mộng hoàng kim vậy,
mở đầu là hư ảo, cuối truyện mọi thứ đều tan biến, sự giàu có đến cực độ của gia
đình họ Giả bỗng chốc như hóa vào cõi không, mờ ảo như chưa từng tồn tại trên đời.
Đây phải chăng là ý nghĩa của của đầu đề tiểu thuyết: “giấc mộng lầu hồng”.
- Cảm giác cuộc đời như mộng, tất cả trở về không là kết quả tất yếu của lẽ biến
dịch. Nhân sinh như mộng là lời cảm thán của tác giả trước sự vận hành và biến đổi
của tự nhiên, xã hội. Hồng lâu mộng đã miêu tả quá trình thịnh suy của phủ Giả nằm
trong quy luật: Bĩ cực thái lai, phồn hoa phú quý lên tới tột đỉnh ắt sẽ suy sụp.
- Một điều đáng chú ý là, mặc dù thấy rõ sự diệt vong tất yếu của giai cấp mình, tâm

8


trạng Tào Tuyết Cần nhìn chung là bế tắc. Cũng như nhân vật Bảo Ngọc, tìm kiếm
lối thốt trong nhà văn tìm tịi trong sách vở triết học cổ điển Trung Quốc mong có
một lối thốt. Trong thời điểm lịch sử bấy giờ, tác giả không cách nào khác lý giải
sự diệt vong của chế độ phong kiến là ngẫu nhiên của vận hành vũ trụ.
Cái kết là số phận bi thương của họ là nét nổi bật trong bức tranh hiện thực về sự

suy tàn của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Thứ hai, Sự thay đổi về cách viết truyền thống:
Nhân vật trong Hồng Lâu Mộng được miêu tả là những con người thực sống
động, đời sống tinh thần phong phú, nhiều mặt. Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tính
cách nhân vật đạt đến đỉnh cao, thể hiện ở nét lạ hóa tính cách, chiều sâu của nội
tâm. Khác hẳn so với cách miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa,
các nhân vật đó là nhân vật hành động, tính cách bộc lộ chủ yếu qua hành động, và
nét tính cách của các nhân vật mang tính đặc thù, xuyên suốt, nhất quán từ đầu đến
cuối. Tào Tháo nổi bật là một gian hùng có tài năng và độc ác, Lưu Bị là vị vua tài,
hiền đức nổi bật ở mặt phẩm chất, là bậc chính nhân qn tử.Trương Phi thì nóng
nảy, bốc đồng, khơng suy nghĩ. Còn trong Hồng lâu mộng:
Các nhân vật hết sức sống động. Ví dụ như: Đám tang Tần Thị được Giả Trân
tổ chức hết sức xa hoa. Riêng cái quan tài bằng gỗ quý ngàn năm không mục, mượn
của một vị vương đã mất năm ngàn lạng,...Ơng ta cịn mua cho Giả Dung chồng của
Tần Thị chức “Long cẩm úy” để viết lên cờ tang cho đẹp, mất một ngàn hai trăm
lạng. tất cả đó chỉ là vỏ ngồi bao che cho mối quan hệ bất chính của Giả Trân( bố
chồng)- Tần Thị( con dâu). Sự đối lập giữa vẻ ngồi hào nhống, đẹp đẽ với sự bẩn
thỉu, thối nát bên trong của Giả Trân. Tiếp đến, là Phượng Thư được ví nham hiểm
như một Tào Tháo. Y làm ra vô số tội ác, giết chết Giả Thụy, Lâm Đại Ngọc và
mượn tay Thu Đồng để giết chết Vưu Nhị Thư rồi trong đám tang khóc lóc vơ cùng
thảm thiết.
Sự đối lập về mặt tính cách với bề ngồi của nhân vật cũng chính là sự đối lập
giữa sự giàu có, hào nhống của gia đình nhà họ Giả với sự băng hoại về mặt đạo
đức phong kiến của con cháu nhà họ Giả. Các nhân vật vừa phạm vào nhau lại vừa
cách xa nhau. vừa có điểm chung vừa có điểm riêng. Hơn 300 nhân vật nhưng mỗi

9


nhân vật đều là một chủ thể có tính cách riêng, Không ai giống ai. Chẳng hạn ở hồi

27, tác giả đã thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp vui buồn, giận hờn, mừng, tủi của
các cô gái kiêu kì.
Việc miêu tả tâm lý trực tiếp và sự tự bộc lộ nội tâm của nhân vật bằng ngôn
ngữ và hành động nhân vật, Tào Tuyết Cần đã đưa Hồng lâu mộng lên đỉnh cao của
tiểu thuyết hiện thực. Hồng lâu mộng là cuốn tiểu thuyết đời thường, miêu tả đời
sống hàng ngày một cách chi tiết- cụ thể không cường điệu. Nếu như trong các tác
tiểu thuyết đời Minh nhân vật và sự kiện đều ít nhiều kỳ lạ thì trong Hồng lâu mộng
cuộc sống diễn ra bình thường như nó vốn có. Sức hấp dẫn của Hồng lâu mộng là từ
những cái bình thường, thường nhật chứ khơng phải bằng những chuyện li kì, biến
cố rùng rợn, những con người phi thường như những cuốn tiểu thuyết trước.
Kết cấu của Hồng lâu mộng là kết cấu đa tuyến đồ sộ, mạch lạc. Sự việc trong
mỗi chương mỗi hồi có sự mạch lạc nhưng hết sức trọn vẹn, hết sự việc này đến sự
việc khác diễn ra. VD trong hồi 31, kết cấu cốt truyện xuyên suốt là những tiểu tiết
trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày trong phủ Giả: từ việc Tập Nhân bị khạc ra
máu và được Bảo Ngọc lo lắng tận tâm, tiệc rượu vào dịp tết Đoan Dương của Giả
phu nhân, đến chuyện Tình Văn làm gãy nan quạt hay cuộc trò chuyện của phụ nữ
ở phủ Giả.. Có thể nói, mỗi hồi là mỗi câu chuyện và hành động trọn vẹn nhưng
cũng không tách rời nhau, sang hồi khác thì lại là hành động và sự việc khác. Sự phá
vỡ kết cấu truyền thống này thể hiện cái nhìn mới mẻ của tác giả cũng như mở ra
chiều hướng giải quyết đa dạng cho tác phẩm.
Về ngôn ngữ, Bởi nội dung tiểu thuyết là miêu tả về cuộc sống thường nhật bên
cạnh những cảnh sinh hoạt đời thường của hai phủ Ninh – Giả nên ngôn ngữ mà Tào
Tuyết Cần sử dụng ở đây là ngơn ngữ bạch thoại, thay vì sử dụng văn ngơn thì ơng
sử dụng ngơn từ gần gũi, thân thuộc, giản dị, tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Bên cạnh đó, ngơn ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật một cách trọn vẹn, phù hợp với
trình tự phát triển tự nhiên của tâm lí, phù hợp với tính cách, vị thế và hồn cảnh...
Khơng những thế, thơng qua ngơn ngữ đối thoại của nhân vật, ta có thể hình dung
được cá tính khác nhau của mỗi người, có các nhân vật cùng tuyến với nhau theo
hướng tư tưởng mới, không chịu sự đè ép và chà đạp của tầng lớp trên lên quyền


10


sống và tự do của con người, nhưng cũng thông qua ngôn ngữ đối thoại mà hiện lên
sự đố kị ganh ghét của họ. Tiêu biểu như nhân vật Tình Văn với Tập Nhân: khi Tình
Văn nghe Tập Nhân nói hai tiếng “chúng tơi” thì “trong bụng đâm ra ghen, liền cười
nhạt mấy tiếng”: “...đừng để tôi phải hổ thẹn thay cho ai! Các người làm những việc
thầm kín với nhau, giấu thế nào được tơi! Tơi cứ nói thẳng: ngay các cơ nhà này
cũng cịn chưa với lên được, huống chi chị cũng như tôi, thế mà lại dám gọi “Chúng
tơi” à?”, khiến cho Tập Nhân “xấu hổ, tím bầm mặt lại”,...Có thể thấy, những lời nói
bắt bẻ và bóc trần của Tình Văn với Tập Nhân đã thấy được nội tâm của cô ta, ghen
ghét ra mặt và có sự đố kị. Điều đó để có thể thấy rằng, thông qua ngôn ngữ chân
thực và giản dị gần gũi với đời sống thường nhật, nhân vật trong tác phẩm hiện lên
cũng chân thực, tính cách và nội tâm được bộc lộ một cách trọn vẹn cùng với các
mối quan hệ của họ. Đây cũng chính là một trong những điểm mới mẻ và sự khéo
léo của Tào Tuyết Cần.
KL: Có thể thấy, “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần là tiểu thuyết thế sự
đặc sắc nhất của Trung Quốc, với sự khác biệt và mới mẻ về nghệ thuật cũng như
luồng tư tưởng mới, thông qua việc miêu tả cuộc sống thường nhật của một gia đình
quý tộc cũng như đã phản ánh một xã hội đầy biến động với sự thối nát, mục ruỗng,
tác phẩm xứng danh trở thành món ăn tinh thần của quần chúng và được độc giả đón
nhận một cách tích cực. Quả xứng danh là tiểu thuyết vĩ đại, “Hồng lâu mộng đã
đánh một dấu son vào lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vào thời đại nhà
Thanh”. Chính vì vậy mà Hồng lâu mộng đã trở thành một kiệt tác “hiện thực không
tô vẽ” ( Lỗ Tấn).

11


Câu 3

Giải thích và chứng minh nhận định của Nadim Hicmet,
nhà thơ Thổ Nhĩ Kì về thơ R. Tagore: “Tơi u thơ Tagore và
nhạc Bath. Tơi cóc cần cái vẻ thần bí của họ. Tơi biết họ có
điểm thần bí nhưng cái có nhiều nhất là lịng u cuộc sống,
lịng tin cuộc đời. Vì vậy mà Bath vẫn là rất lớn trong các nhạc
sĩ lớn nhất, Tagore vẫn lớn trong các thi sĩ lớn nhất” (Thơ
Tagore, NXB Văn học, H, 1962, tr. 31).
Mở bài
Giới thiệu hai tác giả.
Đưa ra nhận định và hướng các tác phẩm sẽ đưa ra chứng minh.
1. Thân bài
Johann Sebastian Bach là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức. Bach chào đời ở
Eisenach trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ơng phụ trách âm nhạc
cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Ngay từ
sớm, Bach đã được tiếp thu và học những nhạc cụ như: vĩ cầm, harpsichord, organ,...
Cuộc đời ơng gặp nhiều thiệt thịi khi mất người thân từ khi còn nhỏ. Năm 10 tuổi,
ơng đến sống với người anh cả. Chính vì vậy, âm nhạc của ơng cũng có sự ảnh
hưởng.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh từng nói về những nguồn mạch tạo nên tâm
hồn Tagore: “Tâm hồn Tagore được chung đúc từ cái trầm ngâm, sâu sắc, trừu
tượng và bình lặng của Ấn Độ hịa hợp với cái sơi nổi, phóng khống của văn học
tư sản Anh, trải qua sóng gió hiện thực cách mạng Ấn”.
Rabindranath Tagore (1861-1941) là danh hào vĩ đại của Ấn Độ thời cận hiện
đại. Ông sinh ra trong một thời kì đầy biến động của lịch sử Ấn Độ. Đó là thời đại
“Phục hưng Ấn Độ”. Đây là thời kì đầy biến động và bế tắc khi nhiều phong trào xã
hội, tơn giáo có tính cách mạng do các trí thức Ấn Độ phát động đã xuất hiện ở nhiều
nơi mà Bengal – quê hương của Tagore là tâm điểm nhằm kết thúc Đêm trường trung

12



cổ, đời sống người dân bị kìm hãm bởi sự thống trị của các tơn giáo thần bí siêu
hình, chế độ đảng cấp lỗi thời, phi nhân tính, thêm đó là ách thống trị tàn ác của thực
dân Anh. Các phong trào đó đã đưa đất nước này vào thời kì Phục hưng sơi nổi. Đến
năm 1950, Ấn Độ chính thức trở thành một nước Cộng hòa độc lập. Từ trong Đêm
trường trung cổ, Ấn Độ đã trỗi dậy giống như con sư tử Châu Á thức tỉnh sau giấc
ngủ nghìn năm. Ảnh hưởng có ý nghĩa nhất mà phương Tây mang lại cho Ấn Độ là
sự thức tỉnh của ý thức dân tộc và ý thức về con người cá nhân. Trong khơng khí
thời đại, R.Tagore đã hướng tầm nhìn của mình tới những chân trời mới lạ.
Gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự nghiệp văn học của nhà
thơ vĩ đại này, R.Tagore xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc thượng
lưu có truyền thống văn hóa rạng rỡ được biết đến như “gia đình của những vĩ nhân”.
Ơng nội và cha ông đều là những nhà cải cách xã hội có đầu óc cấp tiến, phóng
khống, có tinh thần dân tộc. Trong 14 anh chị em của R.Tagore có nhiều người là
nhân tài của Ấn Độ. Trong lịch sử văn minh Ấn Độ, W.Durant nói về sự ảnh hưởng
tiên quyết của điều kiện gia đình đối với R.Tagore: “Nhạc thơ và những câu chuyện
về những vấn đề cao thượng bao bọc lấy ơng ta như khơng khí chúng ta thở”.
Con người R.Tagore là một người có tư chất và tính cách hết sức đặc biệt.
Ơng từ nhỏ đã có tinh thần hiếu học, thơng minh, chăm chỉ, có năng kiếu nghệ
thuật, có ý chí nghị lực, tâm hồn phóng khống nhạy cảm, có cá tính mạnh mẽ.
Trong sự nghiệp sáng tác suốt 65 năm của mình, R.Tagore để lại một sự
nghiệp đồ sộ và phong phú trên nhiều lĩnh vực như hội họa – âm nhạc – văn học,...
Nhưng ông thành công hơn cả với thể loại thơ văn xuôi tiêu biểu là tập “Thơ Dâng”
đoạt giải Nobel văn chương năm 1913 tập hợp hơn 103 bài thơ sáng tác theo thể thơ
do chính Tagore sáng tạo.
Ở Ấn Độ, thơ văn xuôi được gọi là Rabindra Sanjeet – Rabindra nhằm tôn
vinh công lao sáng tạo ra thể thơ mới mẻ, độc đáo này của R. Tagore.
Thơ văn xuôi khác với các thể thơ khác ở nhiều đặc điểm: không phân dịng,
khơng có vần, nhịp đều đặn. Hình thức bài thơ giống như một áng văn xi ngắn
trong lịng tay. Yếu tố làm nên chất thơ của nó chính là cảm xúc phong phú và tứ

thơ độc đáo.

13


Nội dung thơ văn xuôi Tagore
Chứng minh nhận định “Tôi u thơ Tagore và nhạc Bach. Tơi cóc cần cái vẻ
thần bí của họ. Tơi biết họ có điểm thần bí nhưng cái có nhiều nhất là lịng u cuộc
sống, lòng tin cuộc đời”.
Thơ R.Tagore hàm chứa những nội dung phong phú nhưng dù viết về đề tài
nào, ông cũng thể hiện tình yêu cuộc sống và con người tha thiết. Ơng là một “người
tình” say đắm của cuộc đời. “Trong tất cả mọi cái gì đang tồn tại, trong tất cả mọi
cái gì sẽ tồn tại, Con Người và sẽ là tối cao”.
• Tinh thần nhân văn cao cả
Tago là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” (Néru), tinh thần nhân đạo của ông
kế thừa từ truyền thống nhân đạo của nhân dân Ấn Độ qua nền văn học cổ điển từ
kinh Veda, còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân đạo và nền văn hóa phục hưng
Phương Tây.
Với cái nhìn của một trí tuệ sáng suốt và một trái tim yêu thương con người,
R.Tagore đã cố gắng đưa tâm trí người Ấn Độ từ hư vơ hướng về thực tại, tìm thấy
niềm hoan lạc trong sự gắn bó với đời sống trần thế:
Này em yêu, ánh sáng nhảy múa giữa lòng cuộc đời anh đang sống!
Này em yêu, ánh sáng đang gảy khúc nhạc tình trong tim anh.
Trời mở rộng, gió ùa man rợ, trái đất ngập đầy tiếng cười.
(Thơ Dâng)
➔ Qua cái nhìn của nhà thơ, thiên nhiên hiện lên thật đẹp, tràn đầy ánh sáng và
rực rỡ sắc màu. Trái đất ngập tràn tiếng cười.
Trong cái nhìn của một người tình say đắm, cuộc sống trần thế hiện lên thật
tươi đẹp. Nhưng bằng những trải nghiệm đau thương khi mất đi những người thân
yêu nhất, nhà thơ cũng cảm nhận được trong cuộc đời này, có cả những khổ đau bất

hạnh nữa:
➔ Sầu phân ly bao trùm thế giới và sinh ra mn vàn hình thù trên trời bao la.
Buồn phân ly đêm đêm lặng ngắm sao trời, rồi trở nên mơ màng giữa
lá cây rì rào, dưới màn mưa tối mùa Thu.
Khổ mênh mông đi vào tình yêu, ước muốn, vui sướng, đớn đau trong

14


gia đình nhân thế; và qua tâm hồn tơi thi sĩ buồn sầu ấy đã hịa tan,
tn chảy thành những bài ca.
(Thơ Dâng)
Ngay cả trước cái chết nỗi đau khổ lớn nhất trong cuộc đời con người, nhà thơ
cũng không hề thấy sợ hãi. Bởi được sống trong cuộc sống tươi đẹp này là một niềm
hạnh phúc và khi phải từ giã, nhà thơ khơng có gì phải ân hận hối tiếc. Đối với nhà
thơ Thần Chết như một người bạn, vị hôn phu đang chờ ngày cưới.
Nhà thơ yêu cuộc sống bằng tình u của một tín đồ trước Chúa. Đó là tình
u của một con người dành cho cuộc đời với niềm khao khát được giao cảm, gắn
bó, được dâng lịng thành kính thiêng liêng.
➔ Thơ Tagore ca ngợi vẻ đẹp cao quý của con người, thái độ đề cao con người,
phủ nhận vai trò của thần thánh. Đây là cốt lõi thuyết phiếm thần của ông.
Triết học của Tagore vì vậy thực chất là triết học nhân sinh mà nền tảng là
tình yêu và sự đề cao con người. Con người với ông được xem như một thực
thể hồn hảo, tồn mỹ. Tuy nhiên, để có được sự hồn thiện đó, con người đã
phải trải qua một q trình tiến hóa cả về thể xác, tinh thần, trí tuệ và đạo đức,
cái thiện. R.Tagore đã sáng tạo ra “Tôn giáo Con Người” để chống lại các tôn
giáo siêu hình, phủ nhận thực tại, hướng con người tới hư vô. Coi con người
là hiện thân tối cao của Thượng Đế. Chúa không tồn tại đâu xa, “Chúa ở trong
anh, Chúa chính là anh”.
• Tinh thần nhân đạo, u nước

Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của con người và cuộc sống, Tagore cũng chú ý đến
nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đấu tranh quyết liệt với những thế lực thống
trị để mang đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhà thơ quan tâm đến
những người dân trên đất nước ông, quan tâm đến tự do về mặt xã hội của họ.
Trẻ em là đối tượng được nhà thơ dành cho mối quan tâm nhiệt thành nhất.
Trong xã hội Ấn Độ cũ chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân, chế độ phân biệt
gia cấp nghiệt ngã, những thành kiến, hủ tục lạc hậu lỗi thời, trẻ em phải chịu nhiều
thiếu thốn về vật chất, đầy đọa, thiếu thốn về mặt tinh thần.
Nhà thơ cũng bày tỏ mối cảm thông chân thành đối với thân phận bất hạnh

15


của những người phụ nữ. Phụ nữ Ấn Độ là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, dã
man, nô lệ của vương quyền, thần quyền hay ngay chính người chồng của họ. Vì
vậy, ơng lên tiếng phê phán xã hội đối xử nghiệt ngã với người phụ nữ. Tagore kêu
gọi, động viên họ đứng lên đấu tranh giành tự do, hạnh phúc, nữ quyền.
Tagore cũng đồng cảm với những người lao động làm việc cần cù, lam lũ “thợ
cày nai lưng cày đất cằn sỏi cứng”; “người làm đường đập đá, vất vả dãi nắng dầm
mưa, áo quần lấm bụi”, nhưng vẫn khơng đủ ăn chỉ vì sưu cao thuế nặng. Muốn thốt
khỏi sự bóc lột của vua chúa, họ đành phải trốn vào trong lao động và cả trong những
giấc mơ nhưng khơng trốn nổi.
Nhà thơ cịn lên tiếng đấu tranh đòi tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con
người. Tự do đối với ông cũng là giải phóng con người, đất nước Ấn Độ ra khỏi
xiềng xích của thực dân, phong kiến, nơ lệ và cường quyền.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Tagore không chỉ chú ý đến người dân
trên đất nước ông. Đối tượng quan tâm của nhà thơ là tất cả người dân nơ lệ trên
tồn thế giới. Từ chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng của nhà thơ đã
vươn tới tầm chủ nghĩa nhân đạo quốc tế cao cả.
• Người tình của thiên nhiên xứ sở

Theo truyền thống Hindu giáo, con người và vạn vật – những Linh hồn cá thể
là những mảnh nhỏ của Linh hồn vũ trụ. Xuất phát từ quan niệm đó, người Ấn Độ
đề cao mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Từ đó, ơng chủ trương một triết lý hòa hợp giữa cá nhân và vũ trụ, giữa cá
nhân và tha nhân. Tagore rất gắn bó với thiên nhiên, ông yêu thiên nhiên say đắm
bằng trái tim của một người tình.
Một điều đáng chú ý là thiên nhiên trong thơ Tagore bao giờ cũng thuộc về
xứ sở Ấn Độ, tuyệt nhiên khơng có hình ảnh của một xứ sở nào khác. Đó là sự kế
thừa ý thức dân tộc sâu sắc. Vì nhà thơ rất u và gắn bó với thiên nhiên Ấn Độ bình
dị mà tươi đẹp, lãng mạn. Ơng viết: “Ngay từ lúc cịn bé, tơi đã rất nhạy cảm với vẻ
đẹp của thiên nhiên, rất thích gần gũi thân mật với cây cối, với mây và như nhập vào
trong bản nhạc của các mùa trong không khí”.
• “Người làm vườn tình ái”

16


Tagore là nhà thơ tình nổi tiếng thế giới. Nhiều tập thơ của ơng viết về đề tài
tình u, tiêu biểu là tập “Người làm vườn”, nhà thơ tự nhận mình là người làm
vườn, chăm sóc cho khu vườn tình ái của nhân gian nở rộ hoa và ngát hương thơm.
R.Tagore khẳng định tình yêu là một tình cảm nhân bản cao quý, tình yêu là
hạnh phúc. Tình yêu khiến cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn. Yêu và được u –
đó là thơng điệp đầy tự hào mà con người muốn gửi lại trước lúc ra đi vĩnh viễn sang
thế giới bên kia.
• Nghệ thuật trong thơ Tagore
Bút pháp hiện thực, lãng mạn, huyền ảo, triết lí. Vận dụng những biện pháp
nghệ thuật tượng trưng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, những hình ảnh mang tính biểu
trưng như: Cánh chim là tình u tự do, phóng khống. Bơng hoa là tình u tinh
thần cao đẹp,... Thiên nhiên vơ tri nhưng dưới ngịi bút của ơng lại trở nên vơ cùng
sống động.

Giọng điệu tâm tình trị chuyện và giọng điều triết lí - Một trong những yếu
tố nghệ thuật làm nên sự sự tinh tế trong ngòi bút trữ tình của Tagore. Mỗi bài thơ
của ơng thường là một “lời thì thầm nhè nhẹ” của nhân vật trữ tình với đối tượng
cảm xúc. Ngồi ra nhà thơ cịn kết hợp với giọng điệu triết lí. Ơng thường định nghĩa
lại các khái niệm quen thuộc như sự sống – cái chết, hạnh phúc - tình yêu, thiên
đường – địa ngục,...
• Nghệ thuật khơi gợi (dhvani).

17


Câu 3: Thơ Haiku ( đặc điểm, 3 bài thơ nổi bật)
Thơ Haiku xuất hiện ở giai đoạn văn học trung đại vào thời hậu kỳ cùng với tiểu
thuyết Nhật Bản. Văn học thời kỳ này tràn đầy sức sống và tính hiện thực.
Đặc điểm của thơ Haiku:
- 3 dịng 17/19, ngắt nhịp 5/7/5
- sử dụng quý đề, quý ngữ như là ngun tắc bắt buộc
- Nói ít, gợi nhiều, gợi dậy những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc
- Thể thơ mang đậm vẻ đẹp truyền thống văn học Nhật
- Một trong những thể thơ kiệm lời nhất thế giới
- Một trong những hiện tượng thơ độc đáo trong lịch sử thi ca nhân loại
tác giả tiêu biểu: Basho, Buson, Issa
+Đặc điểm nội dung:
Đề tài trong thơ Haiku cổ điển bao giờ cũng là thiên nhiên bốn mùa (được gọi là quý
đề) . Hình tượng thơ là những con vật nhỏ bé, cảnh vật bình dị, sự vật nhỏ nhoi, đa
dạng của thiên nhiên-> bộc lộ những rung cảm hồn nhiên, chân thành, giản dị mang
sắc thái tâm hồn Nhật
Trong thế giới thiên nhiên mộc mạc, xuất hiện nhiều sinh vật nhỏ bé, tầm thường(
cua, ốc, cóc, ếch,...) Chúng sống hoạt động tự do, hồn nhiên, bình đẳng cùng vạn vật
trong vũ trụ.

Mỗi bài là 1 khoảnh khắc bất chợt của thiên nhiên 4 mùa-> thể hiện nhịp điệu của
thiên nhiên và đời sống; sự hòa hợp con người- thiên nhiên.
Đặc trưng đó của thơ Haiku bắt nguồn từ những nguyên lý cốt yếu của:
+Thần đạo( VH bản địa): tơn thờ thiên nhiên, linh thiêng hóa các sự vật bé nhỏ của
tự nhiên
+Thiền tông( VH du nhập)
+Bản chất thực tại của cuộc sống vốn hiện hữu trong các sự vật và sinh hoạt đời
thường.
+Con người người chỉ sống trong khoảnh khắc hiện tại.
Triết lý Thiền Tông:
+vạn vật trương giao, hòa hợp. Vật chất trong vũ trụ tồn tại và tác động lẫn nhau

18


trong mối quan hệ tương giao, hịa hợp
+vạn vật bình đẳng
+Con người chỉ có thể sống trong khoảnh khắc hiện tại
+ tình yêu quê hương, con người, vạn vật:
Thơ Haiku có cảm thức Wabi( vẻ đẹp đơn sơ- 1 trong 4 cảm thức thẩm mỹ của thơ
Haiku)
Đặc điểm nghệ thuật
-Vốn có cội nguồn tiền là 1 phương pháp để rèn tâm an định theo kinh điển phật giá
rèn luyện tâm trí có sự tập trung cao độ sống trọn vẹn trong cuộc sống, khơng bị gị
bó chi phối. Trong thiền hư không là cảnh giới tĩnh lặng trong tâm của người hành
giả lúc mà nhập định trạng thái tâm trở về trạng thái trong suốt, khơng tham lam, si
mê. Đó là tâm tiềm tàng khả năng thâu nhận sáng suốt sự vật có thể ví như tấm
gương trong sáng vơ ngần hay tâm hồn con trẻ’
- Trong thơ Haiku, khái niệm hư không của Thiền được sử dụng => tạo nên 1 đặc
điểm nghệ thuật chủ yếu của thể thơ này

Kết cấu hư không - nghệ thuật để trống trong thơ => cách mà người nghệ sĩ dùng
chất liệu đơn giản ít ỏi để biểu hiện sự đa dạng vơ tận, sự thay đổi hay vĩnh hằng của
thế giới vạn vật.
*Biểu hiện của kết cấu hư không
-Ngôn từ hàm súc: mỗi bài chỉ có 17 âm tiết ~ 10 từ, dung lượng ngôn từ cực tiểu
tạo khoảng trống tối đa bên ngồi của bài thơ => Giữa những hình ảnh, từ ngữ trong
bài cũng có khoảng trống người đọc phải tưởng tượng kết nối chúng lại
*Luật thơ:
-Mỗi bài chỉ 17 (19) âm tiết
-Ngắt thành 3 đoạn 5/7/5 có khi xuống hàng, có khi thành 1 hàng
-Cứ 2 dịng bắt vần chân với nhau, tuy nhiên cũng có bài khơng vần
*Các thủ pháp nghệ thuật
-Liệt kê
-Tỉ dụ, hoán dụ
-Đối lập

19


-Câu hỏi tu từ
*Cảm thức thẩm mỹ (lý tưởng thẩm mỹ)
-Sabi: Tĩnh lặng (vắng lặng, u tích)
-Yugen: U huyền (nỗi buồn đẹp huyền diệu)
-Aware: Bi cảm (cảm thức rung động xao xuyến trước vẻ đẹp não lòng của sự vật)
-Wabi: Đơn sơ
4 tác phẩm

1. ) Một nhành bìm bìm hoa tía
Quấn quanh chiếc gàu
Ta sang hàng xóm xin nước thơi (Chiyo)

Quý ngữ: hoa bìm bìm chỉ mùa thu
+ Bìm bìm biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, nhành bìm bìm quấn quanh vẻ đẹp mong
manh, nhỏ bé, hết sức bình dị. Sự sống của nhành bìm bìm dựa vào chiếc gàu. Chiếc
gàu là hoạt động sống của con người. Nhàm bìm bìm cuốn quanh chiếc gàu múc
nước chính tỏ chiếc gàu đã rất lâu khơng được sử dụng. Nhành bìm bìm mới bám
vào chiếc gàu. Tự nhiên đã lấn chiếm không gian sinh sống của con người. Sự chiếm
lĩnh ấy thật nhỏ bé.
Nhân vật trữ tình trong thơ chỉ vì một nhàm bìm bìm bám trên gàu mà phải sang nhà
hàng xóm xin nước, khơng muốn hủy diệt sự sống, thể hiện sự trân trọng, yêu quý
cái đẹp.
- Ta thấy chất liệu cấu tứ hình ảnh thơ vơ cùng đơn giản. Ẩn sau những âm tiết, hình
ảnh đó là ý thức nhạy cảm, là tấm lòng của nhà thơ trước cái đẹp, trước sự lung linh
kì diệu của những nhành hoa trong buổi sớm mai. Nhà thơ không muốn làm tan biến
cái đẹp, điều đó cũng rất dễ hiểu, bởi đứng trước thiên nhiên đẹp, con người thường
nâng niu trân trọng cái đẹp trong cuộc sống vốn rất quen thuộc trong thơ ca truyền
thống Đơng Á.
- Bài thơ cịn gửi đến cho mọi người thông điệp hãy nâng niu cái đẹp ngay chính bên
cạnh mình.
- Theo quan niệm của Phật giáo Thiền tông, vạn vật tồn tại trong mối tương giao và

20


hòa hợp. Mỗi con người, mỗi sự vật vừa là kết quả, vừa là một phần không thể tách
rời trong q trình biến đổi khơng ngừng của vũ trụ. Con người sống hịa hợp với
thiên nhiên, trân trọng mơi trường sống xung quanh mình

2) Từ bốn phương trời xa
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Biwa (Basho)

Quý ngữ: Hoa đào chỉ mùa xuân
Ở đây, Basho cũng sử dụng quý ngữ, hình ảnh “hoa anh đào” – lồi hoa tượng trưng
cho mùa xuân, đất nước, con người Nhật bản, chính thời gian mùa xuân này là quý
ngữ. Tác giả cảm nhận được cánh hoa anh đào rơi lả tả, nhẹ nhàng bởi vốn dĩ những
cánh hoa rất mỏng, nhỏ có màu hồng và trông khá đẹp mắt.
+ Tác giả sử dụng sử tương phản đối lập giữa hình ảnh “bốn phương trời” – ý chỉ
một không gian bao la rộng lớn vô tận với những cái được coi là nhỏ bé hiện hữu
trong đời sống thường ngày “cánh hoa rơi”, ”mặt hồ gợn sóng”. Từ xa nhưng tác giả
vẫn cảm nhận được từng chi tiết góc cạnh của sự vật, thể hiện ở bút pháp động và
tĩnh, giữa sáng và tối, không gian và thời gian,…
=> Điều này cho thấy nhà thơ rất tinh tế khi miêu tả sự vật rơi như vậy, đó cũng là
một sự hịa hợp giữa con người với thiên nhiên. Cánh hoa mỏng manh rụng xuống
mặt hồ làm gợn sóng, cảnh tượng ấy thể hiện sự tương giao giữa các vật trong vũ
trụ. Không gian chuyển đồng thời với sự dịch chuyển của thời gian, mặc dù khơng
có từ ngữ nào chỉ thời gian, nhưng tác giả vẫn cảm nhận được đó như là thời gian
trơi chảy theo dòng cảm xúc của con người khi cảm nhận cánh hoa rơi.
Với 3 dịng thơ và những hình ảnh ngắn nhưng đầy tinh tế của tác giả đã tạo nên một
bức họa hài hịa, thanh thốt . Thể hiện triết lí thiền Tơng Vạn vật tương giao hịa
hợp. Vạn vật giao hòa, cánh hoa và làn so nước kết hợp với nhau thật nhẹ nhàng và
tinh tế.
- Basho có thể nghe thấy một thứ âm thanh rất nhẹ tưởng chừng khơng có và đó
chính là thời gian của sự tĩnh lặng (sabi). Khơng gian có dịch chuyển, tưởng như đối
lập nhưng không, không gian ấy tồn tại trong mối quan hệ tương giao hòa hợp, những

21


cánh đào rơi như xóa nhịa đi khoảng cách giữa phương trời xa và mặt hồ Biwa, mọi
vật như có sự gắn kết đến đặc biệt, thật mềm mại, thật nhẹ nhàng (karumi).
=> Người đọc cảm nhận một bức tranh non nước thiên nhiên hữu tình tinh tế có pha

chút thiền tông phật giáo. Tư tưởng “Vạn vật hữu linh” trong thiền tơng phật giáo
chính là thái độ trân trọng cuộc sống thực tại. Điều này dẫn đến quan niệm chuộng
sự cân bằng hài hòa giữa con người và thiên nhiên, chuộng những sự nhẹ nhàng
thanh khiết, giản dị. Chuỗi hình ảnh liên kết sự vật: khơng gian (ánh sáng) - hoa anh
đào (màu sắc) - làn sóng hồ (vật thể) => Bức tranh mùa xuân giao hòa, mềm mại,
nhẹ nhàng, thể hiện quan niệm vạn vật tương giao.
=> Đó cũng chính là triết lí tương giao hịa hợp giữa con người và thiên nhiên trong
thơ Haiku. Đứng trước sự rơi rụng của cái đẹp trong mùa xuân cũng như sự biến
chuyển trôi dần của thời gian, bài thơ gợi ra cho người đọc một nỗi buồn man mác
trước cái đẹp, dường như mùa xuân đi qua mang theo cả cánh đào rơi rụng, mang
theo thời gian của con người.

3) Ngọn núi xa
soi trong mắt
Chuồn chuồn (Issa);
Quý ngữ: chuồn chuồn chỉ mùa thu
* Hình ảnh thơ
- Ngọn núi xa / Chuồn chuồn
Ở bài thơ hiện lên hai hình ảnh tiêu biểu đó là “ngọn núi xa” và con “chuồn
chuồn”. Tác giả đã rất nhạy bén trong việc sử dụng bút pháp tương phản, giữa hình
ảnh “ngọn núi” - sự vật to lớn đối lập với hình ảnh nhỏ bé của “chuồn chuồn.Dưới
ngòi bút giản dị của Issa, núi non như thu vào “trong mắt” của chuồn chuồn.Chúng
ta có thể thấy được khát vọng muốn nhìn ra thế giới, muốn khám phá thế giới của
chú chuồn chuồn khi nó “soi trong mắt” ngọn núi ở phía xa xa kia cũng như thể hiện
được mong muốn của tác giả - một con người nhỏ bé muốn tìm hiểu những điều to
lớn trong cuộc sống. Chỉ với ba dòng thơ ngắn gọn những cũng đủ thể hiện được
ngòi bút đầy sâu sắc của Issa cũng như nói lên được cảm xúc cơ đơn, trống trải của

22



tác giả giữa không gian rộng lớn.
Quý ngữ: chuồn chuồn chỉ mùa thu
Tác giả bay lượn giữa vũ trụ chứa đựng trong mắt của con chuồn chuồn hồn nhiên
=> Thể hiện bản ngã và những gì thuộc về vũ trụ không là những thực thể riêng biệt.
Tất cả là một tổng thể có nhiều chức năng vận hành khác nhau nhưng hài hòa. Cho
nên, con người trong thơ đã thực sự vứt bỏ cái tơi của mình mà hịa vào tạo vật vũ
trụ. Tâm con người trong thơ là tâm không, trống rỗng và vô úy. Đấy là một tâm hồn
luôn rộng mở đến vô cùng cho mọi vật ùa vào cùng sinh sơi, cùng hồn thiện đời
mình
* Triết lí sống từ bài thơ
- Bài thơ cho chúng ta thấy được triết lí sống cao đẹp, thể hiện khát vọng của tác giả,
ơng muốn phóng tầm mắt tới những điều mới lạ hơn, xa xôi hơn trong cuộc đời này
- Chúng ta cũng có thể hiểu theo một cách khác đó là làm người phải biết “nhìn xa
trồn rộng” cũng giống như hình ảnh con chuồn chuồn nhìn về ngọn núi ở phía xa
kia.
Thiền vốn coi giây phút thực tại là tài sản quý giá nhất của mỗi con người. Bởi vì
chúng ta khơng thể sống dù lại một phút ở trong quá khứ, cũng chẳng sống trước dù
một phút của tương lai. Thế nhưng chúng ta hay hoài niệm những chuyện đã qua
hoặc mơ tưởng những chuyện chưa xảy ra và làm mất đi năng lượng có trong khoảnh
khắc thực tại mà ta thực sống. Thế gới thay đổ trong chớp mắt. Vì thế nếu chúng ta
lãng phí phút giây sống hện tại, có thể sẽ bỏ lỡ bao điều.
So sánh đặc điểm của thơ Haiku của Basho với thơ tứ tuyệt của Vương Duy.
Tương đồng: Đều ngắn gọn hàm súc thiên về đề tài thiên nhiên. Cùng thể hiện triết
lý thiền tơng thể hiện sự tương gia hịa hợp giữa vạn vật trong vũ trụ =>qua đó thể
hiện sự an nhiên sự tĩnh tại của tâm hồn
Khác biệt (Dựa vào đặc trưng văn hóa) Đặc điểm thơ đường dựa vào lối xây dựng
tứ thơ, mqh trong tứ thơhaiku đặc điểm nghệ thuật: liệt kê, tu từ
Trong ba nền văn hóa lớn của phương Đơng, nếu Ấn Độ được coi là duy linh,
Trung Quốc thực tiễn, thì Nhật Bản lại rất duy mĩ, duy tình. Nếu Trung Quốc được

biết đến như một trong những cái nôi của văn minh nhân loại thì Nhật Bản được biết

23


đến bởi trang phục truyền thống là Kimono và hoa Anh Đào. Nếu người Trung Quốc
tự hào rằng họ có Vạn lí trường thành dài vơ tận thì người dân Nhật cũng biết cúi
mình trước ngọn núi Phú Sĩ cao sừng sững. Trung Quốc là một quốc gia có bề dày
lịch sử và văn hóa. Nền văn hóa ấy rất phong phú và đa dạng. Về triết học có chư tử
bách gia, trong đó đáng chú ý nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Về nghệ
thuật có thư pháp (nghệ thuật viết chữ Hán), hội họa, kiến trúc, điêu khắc… Còn
Nhật Bản là một quần đảo xa xơi nơi đại lục, với các đảo chính như Hokkaido,
Shikoku, Kyushu,…nơi lưu giữ nhiều danh lam thắng cảnh đã khiến người ngoại
quốc luôn nhớ đến Nhật Bản như sông Shinano, hồ Biwa,…Những vẻ đẹp lộng lẫy
mà huyền ảo ấy đã hun đúc nên tâm hồn bao thế hệ văn nhân. Về văn hóa, có thể nói
rằng Nhật Bản hay Trung Quốc đều giữ một vị trí cho riêng mình những điều mà
chúng ta có thể thấy là hai quốc gia này mang trong mình nhiều nét đẹp văn hóa từ
xa xưa và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa chung của nhân loại. Ở khía cạnh
văn học, Trung Quốc có thơ, từ, tiểu thuyết, hý khúc…Có thể thấy triết học cổ đại
Trung Quốc là thành tựu tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc, nhưng văn học lại là
biểu hiện rực rỡ nhất mang tính dân tộc độc đáo của văn hóa Trung Quốc. Văn
chương Nhật tuy khơng có cơ sở triết lí như văn học Trung Quốc có Bách gia chư
tử, nhưng đó là một nền văn chương của tình cảm và thiên nhiên. Người ta biết đến
văn chương Nhật với các thể loại như Tanka, Haiku, kịch Nô và các loại văn xuôi
đầy chất thơ. Cho đến ngày nay, sức ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đến văn chương
nhân loại vẫn là thơ Đường và Nhật Bản là thơ haiku. Đại diện tiêu biểu của nó là
thơ tứ tuyệt Vương Duy và thơ Haiku Basho. Hai thể thơ này có những điểm tương
đồng và khác biệt
Thứ nhất về những nét tương đồng, ta có thể thấy rằng văn hóa và văn
chương của Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều nét rất gần gũi, đó là cơ sở để ta so

sánh giữa đặc điểm trong thơ của hai nhà thơ Vương Duy và Basho. Sự tương ngộ
giữa hai tâm hồn thơ ca: Sự tương đồng giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Nhật
Bản một phần nào đó đã làm nên nét tương cận trong tính cách của Vương Duy và
Basho. Cả hai nhà thơ đều có một tâm hồn cao đẹp, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên
và cuộc sống con người. Thơ Haiku Basho và thơ tứ tuyệt của Vương Duy đều ngắn

24


gọn hàm súc thiên về đề tài thiên nhiên. Cùng thể hiện triết lý thiền tông thể hiện sự
tương gia hịa hợp giữa vạn vật trong vũ trụ qua đó thể hiện sự an nhiên sự tĩnh tại
của tâm hồn. Vương Duy chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo do tư tưởng của ông
nhuốm màu thiền nên thơ ông thấm đượm màu sắc nhu vi của Đạo Phật. Basho năm
36 tuổi: Về sống trong mái lều nhỏ bên sông, miệt mài tu tập Thiền đạo, Quá trình
tĩnh lặng tham Thiền gọi mở những nhận thức về cuộc sống.
Thứ hai, những nét khác biệt , do sự ra đời và do sống ở hai thời đại khác nhau
của hai tác giả đã đã làm nên nét khác biệt trong các đặc điểm của hai thể thơ
Thơ Đường Ra đời khoảng TK7-TK10 (618-907) Thơ Đường là thành tựu tiêu
biểu nhất và xuất sắc nhất của thơ ca cổ điển Trung Quốc, theo truyền thống "Thi
ngơn chí" (thơ nói chí), "Thi dun tình" (thơ thể hiện tình). Phát triển vào thời
Đường, trong thời Đường, cả Nho, Phật, Đạo đều thịnh, tuy nhiên, ảnh hưởng thống
lĩnh vẫn là của Nho giáo. Thơ Haiku Ra đời TK17 và phát triển mạnh vào thời kì
Edo ( 1603-1867) Thơ Haiku là một thành tựu độc đáo trong thơ ca Nhật Bản. Haiku
được xem như "Thi đạo" (thơ trở thành con đường tu tâm để kiến tính). Thơ Haiku
hình thành và phát triển trong thời Mạc phủ, ảnh hưởng thống lĩnh thuộc về Phật
giáo (đặc biệt là Thiền tơng) trong sự kết hợp, hồ điệu cùng Thần đạo là tín ngưỡng
bản địa của Nhật Bản (Thần - Phật nhất trí).
Sự khác nhau về xuất thân của tác giả ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác
thơ ca. Các nhà thơ Trung Quốc thời Đường, hầu hết đều có liên quan tới con đường
khoa cử cơng danh, gắn với nhà nước phong kiến.Vương Duy trẻ đã làm quan 21

tuổi đã đỗ tiến sĩ. Basho, nhà thơ Haiku nổi tiếng của Nhật Bản,là một vị Thiền sư.
Về niêm luật
Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý,
nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các
chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế
thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ
năm không cần theo luật).
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu
niêm với nhau"

25


×