NGUYỄN CƠNG HOAN
I.
NGUYỄN CƠNG HOAN, MỘT CÁI NHÌN LƯỚT
1. Tiểu sử và con người Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06/03/1903 quê tại làng Xuân Cầu,
huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên) trong một gia đình quan lại xuất thân khoa bảng bắt đầu thất
thế. Từ nhỏ, ơng có niềm đam mê với văn học và viết văn. Chính
hoàn cảnh này đã ảnh hưởng đến quan điểm đạo lý, đạo đức phong
kiến trong các tiểu thút của Nguyễn Cơng Hoan. Ơng quan tâm
đến chủ đề luân lí, đạo đức, căm phẫn trước sự xơ lệch méo mó về
ch̉n mực đạo đức, đạo lí trong xã hội đương thời. Nguyễn Công
Hoan được tai nghe mắt thấy đủ mọi chuyện chốn quan trường,
chứng kiến các tấn kịch diễn ra hàng ngày ở nơi công đường, phòng
nha trại lính. Ơng có sở thích “ban ngày thì đứng ở sân công đường
hàng giờ để nhìn và để nghe, ban tối thì xuống trại lệ, trại cơ nằm kề
đùi với lính tráng để hỏi chuyện họ”. Chính cá tính tinh nghịch, thích
khơi hài như thanh nam châm nhạy bén hút những mẩu chuyện ở
cơng đường trại lính. Điều đó đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho ơng
viết về bọn quan lại và lính tráng sau này.
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, từ 1926 Nguyễn Công Hoan vừa
dạy học, vừa viết văn tới Cách mạng tháng 8. Cuộc đời dạy học long
đong, thuyên chuyển nhiều nơi giúp ông có điều kiện tiếp xúc với
nhiều cha mẹ học sinh, chứng kiến đủ hạng người giàu nghèo sang
hèn trong xã hội, được đến nhiều vùng đất, nhiều cảnh đời, … tạo
nên một vốn sống vô cùng phong phú.
Nguyễn Công Hoan là người có tinh thần cầu tiến, thường xuyên
theo dõi thời sự, thích tìm đọc báo chí tiến bộ. Năm 1928, ông gia
nhập Việt Nam quốc dân Đảng. Thời kì Mặt trận Dân chủ, Nguyễn
Công Hoan được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng một số chiến sĩ cộng
sản ở Nam Định và ông đã ciết tiểu thuyết Bước đường cùng để “trả
món nợ lòng” đới với chiến sĩ cộng sản ở đó.
Ơng mất ngày 6 tháng 6 năm 1977, thọ 74 tuổi. Năm 1996, Nguyễn
Công Hoan được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (đợt 1).
Nguyễn Công Hoan nổi danh là cây bút trào phúng của văn học hiện
thực Việt Nam. Ông mang trong mình năng khiếu trào phúng bẩm
sinh, cá tính ưa hài hước được ni dưỡng. Cái trào phúng được mài
sắc trong môi trường sống từ thủa ấu thơ đã phát triển mạnh mẽ khi
bắt rễ vào mảnh đất hiện thực Việt Nam trước Cách mạng, tạo nên
phong cách trào phúng đặc sắc của Nguyễn Cơng Hoan. Chính cái
trào phúng đặc biệt đó, khiến “truyện ngắn trào phúng của Nguyễn
Cơng Hoan là hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”
(Nguyễn Hoàng Khung trong “Lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam
1930-1945, tập I”).
2. Quan điểm nhìn nhận hiện thực của Nguyễn Công Hoan
Quan điểm xã hội của Nguyễn Công Hoan hình thành nên cái cốt lõi
trong sáng tác văn chương. Quan điểm đó được thể hiện trong cái
nhìn hiện thực từ quan điểm giàu nghèo. Ta thấy phần lớn trong các
tác phẩm của ông đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người
nghèo. “Sự xung đột giữa kẻ giàu và người nghèo là cái cốt của hầu
hết các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan”. (Vũ Ngọc
Phan).
Phản ánh mối xung đột giàu nghèo, Nguyễn Cơng Hoan thường đứng
về phía người nghèo, bênh vực những người nghèo khổ. Viết về
chuyện ăn cắp, ông đứng ra bào chữa, thanh minh, cãi trắng án cho
những kẻ khớn khổ vì q đói khát mà phải ăn quỵt, ăn cắp. Ngược
lại, ông lật tẩy, phơi bày bản chất ăn cắp đểu giả, ti tiện của bọn nhà
giàu.
Nhìn hiện thực đời sớng qua lăng kính giàu nghèo chứng tỏ sự nhạy
bén của Nguyễn Công Hoan trước mâu thuẫn trong xã hội cũ. Một
mặt bênh vực cho những người nghèo thấp cổ bé họng, mặt khác lên
án, đả kích bọn thực dânm quan lại, tư sản, địa chỉ, cường hào, lính
tráng chủ yếu với hai tội: cậy quyền thế ức hiếp và tham lam vô độ.
Qua đây, bọn chúng nhất loạt đều to béo bởi ăn bẩn. Hàng loạt
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chỉ xoay quanh các mánh khóe
ăn bẩn của bọn quan lại cường hào nhưng không hề trùng lặp.
Quan điểm giàu nghèo được Nguyễn Công Hoan mài sắc trong các
tác phẩm, có xu hướng vươn tới quan điểm giai cấp trong hoàn cảnh
xã hội thuận lợi như thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương. Nhưng
nhiều trường hợp, chưa phải là quan điểm giai cấp chính xác:
Nguyễn Cơng Hoang đứng về phía người nghèo những không phải
lúc nào cũng đứng trên lập trường của họ, nhiều khi phóng đại cái
nhếch nhác, bẩn thỉu của họ.
Về quan điểm luân lý đạo đức, Nguyễn Công Hoan từng thổ lộ trong
Đời viết văn của tôi : “(...) Tôi đã chịu sự giáo dục hằn học với bọn
quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu phú quý trên lưng của những
người nghèo hèn”. Ông căm phẫn xã hội thực dân cùng với bọn quan
lại hãnh tiến vốn từ cai đội,… nhờ liếm gót giàu Tây và chớng phá
cách mạng mà ngoi lên. Ơng căm ghét những trò nhớ nhăng, những
quái thai của xã hội mới ngang nhiên giày xéo lên những truyền
thống đạo đức của dân tộc. Ở những tác phẩm này, quan điểm đạo
đức của ông phủ hợp với quan điểm của nhân dân, thống nhất chặt
chẽ với quan điểm giàu nghèo khiến cho tiếng cười trào phúng của
ơng vừa chính xác, vừa hiểm hóc (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Xuất giá
tòng phu, Chồng Cô Kếu gái tân thời, Nỗi lòng ai tỏ...).
Xung quanh vấn đề phụ nữ, vấn đề hôn nhân và gia đình, quan điểm
luân lí, đạo đức của Nguyễn Cơng Hoan bị chi phới nặng nề của tư
tưởng phong kiến bảo thủ, thậm chí đầy thành kiến và ác cảm với
phụ nữ (Truyện Trung kì, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, Cô
Kều gái tân thời...). Trong những tác phẩm nói trên, quan điểm đạo
đức đới chọi và lấn át quan điểm giàu nghèo, bộc lộ những hạn chế
trong tư tưởng của nhà văn.
Như vậy, giàu nghèo và luân lí đạo đức là hai quan điểm chủ yếu của
Nguyễn Công Hoan. Hai quan điểm này vừa thống nhất vừa máu
thuẫn. Khi nào gặp điều kiện xã hội thuận lợi thì nhà văn mai sắc
quan điểm giàu nghèo; quan điểm đạo đức và quan điểm giàu nghèo
thống nhất chặt chẽ với nhau. Ngược lại, khi gặp hoàn cảnh không
thuận lợi thì quan điểm giàu nghèo mờ nhạt, bị lấn át bởi quan điểm
đạo đức phong kiến bảo thủ. Mặc dù nhiều khi chao đảo phức tạp,
nhưng về cơ bản, quan điểm xã hội mang tinh thần dân chủ, nhân
đạo và tiến bộ vẫn chiếm ưu thế.
II.
PHONG
CÁCH
NGHỆ
THUẬT
TRUYỆN
NGẮN
CỦA
NGUYỄN CƠNG HOAN
1. Q trình sáng tác truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan bắt đầu viết truyện ngắn từ đầu những năm 20
của thế kỉ XX, nhưng từ năm 1929, truyện ngắn của ông mới gây
được nhiều tiếng vang và được chú ý. Truyện ngắn trước Cách Mạng
của Nguyễn Cơng Hoan, về cơ bản, có thể chia làm ba chặng đường.
Chặng đường từ năm 1929 đến 1935
Trong chặng đường này, nổi bật là tập truyện ngắn Kép Tư bền, gồm
15 truyện, được sáng tác trong khoảng từ năm 29 đến năm 35. Ngay
khi ra mắt, truyện gây được tiếng vang lớn, làm nảy sinh cuộc tranh
luận về quan điểm nghệ thuật giữa Hải Triều và Hoài Thanh (“Nghệ
thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”). Với Kép Tư bền,
Nguyễn Công Hoan trở thành một trong những người mở đầu và cắm
ngọn cờ chiến thắng cho chủ nghĩa hiện thực.
Ở chặng đường này, Nguyễn Công Hoan tập trung làm nổi bật sự
xung đột giàu nghèo, phơi bày sự bất cơng thới nát của Xã hội. Ơng
vạch trần bộ mặt tàn ác, đểu cáng của những kẻ giàu có, có tiền có
quyền. Ngoài ra, ơng thể hiện thình cảnh khớn cùng, thảm thương
của người dân nghèo thành thị: phu xe, ăn mày, lưu manh, gái điếm,
con sen, thằng quýt,… Tuy nhiên, tầm bao quát hiện thực còn hạn
chế, chủ yếu phản ánh hiện thực đời sống ở thành thị, mới chỉ phê
phán nhà giàu mà bất nhân trên phương diện đạo đức. Thái độ với
người nghèo, đối với phụ nữ chưa thực sự được trân trọng.
Chặng đường từ năm 1936 đến 1939
Có thể đánh giá, truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan trong thời kì này
đạt đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật. Điều này thể hiện qua đề tài,
đối tượng mở rộng trong các sáng tác của ông, Nguyễn Công Hoan
đã nói đến cả cơng nhân, thực dân và vua chúa. Tuy vẫn nhằm vào
đới tượng cũ nhưng đòn đả kích giai đoạn này nhiều khi đụng được
đến bản chất giai cấp của chúng. Sức tố cáo vì thế mãnh liệt hơn, ý
nghĩa khái quát sâu rộng hơn (Sáu mạng người, Thịt người chết, Tấm
giấy một trăm,…)
Nhiều tác phẩm trong thời kì này của Nguyễn Công Hoan đánh thẳng
vào bọn thực dân và những chính sách xảo quyệt của chúng (Tinh
thần thể dục). Ơng châm biếm thói dâm ơ của bọn quan lại (Vẫn còn
trịnh thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu) hay vạch trần thói ăn cắp ti
tiện, bỉ ổi, trắng trợn (Đồng hào có ma, Thằng ăn cướp, Thịt người
chết). Mỗi một tác phẩm, Nguyễn Công Hoan lại phơi bày ra một thủ
đoạn ăn bẩn bỉ ổi của bọn quan lại. Ơng tớ cáo tội tác giết người
đẫm máu của một viên quan trong Sáu mạng người, đả kích những
cải cách lừa bịp của bọn thống trị trong Đào kép mới hay lật tẩy chủ
trương thể dục thể thao bịp bợp của chính quyền thực dân: Tinh
thần thể dục.
Ở chặng này, sự đối lập giàu nghèo trong quan niệm của Nguyễn
CÔng Hoan đã tiến gần đến quan điểm giai cấp. Ơng viết về những
người nghèo khổ có sự phát triển cả bề rộng và chiều sau: nhân vật
không chỉ có ăn mày, phu xe, gái điếm mà có cả nông dân, công
nhân. Thái độ của nhà văn với họ cũng cảm thông, trân trọng hơn,
không chỉ mô tả họ như nạn nhân tiêu biểu mà còn phát hiện ra bản
chất ngoan cường, bất khuất của họ.
Chặng đường từ 1940 đến 1945
Sau khoảng thời gian đỉnh cao, chặng đường này tuy vẫn có vài
truyện ngắn giá trị nhưng nhìn chung thì đây là chặng sa sút trong
sự nghiệp truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Nguyên nhân đến từ
hoàn cảnh xã hội ngột ngạt khiến nhà văn không còn kiên định lập
trường của chủ nghĩa hiện thực nữa. Ông tâm sự: “Đời viết văn của
tơi, cho đến năm 1943, có thể gọi là tàn tạ, sắp chết”.
2. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là một trong những cây bút truyện ngắn bậc
thầy của Văn học Việt Nam thế kỉ XX. Truyện ngắn của ơng có khới
lượng đồ sộ, đa dạng và phong phú. Tuy vậy, tài năng của Nguyễn
Công Hoan chỉ kết tinh cao độ trong truyện ngắn trào phúng. Và
cũng chỉ những truyện ngắn trào phúng mới bộc lộ rõ phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.
Vậy những Nhân tố tạo nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Cơng
Hoan là gì?
Nguyễn Cơng Hoan là người có năng khiếu trào phúng bẩm sinh, cá
tính tinh nhịch, khơi hài, hay chế giễu. Trong Đời viết văn của tôi,
nhà văn tự nhận xét về bản thân mình: tính chất con người của tôi là
nghịch ngợm, ranh mãnh, hay chế nhạo”. Ngay cả việc làm giấy khai
sinh, cũng bị ông biến thành một trò đùa: “Muốn ngày sinh tháng đẻ
của tơi có ý nghĩa dới trá, tơi đã lấy ngày 1/4 là ngày phong tục nước
Pháp cho phép cả nước được nói lừa để lừa nhau.”
Tuy được sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân
khoa bảng, nề nếp. Nhưng khi được gửi sang nhà người bác ruột làm
tri huyện, ông bày đủ trò tinh quái đều trêu chọc, đàn đúm với
những lính lệ, lính cơ trong phủ. Cho đến tận năm 18, 19 tuổi, ông
vẫn “lêu lổng”, đêm đến vẫn xuống trại nằm kế đùi lính tráng để hỏi
chuyện đời. Những việc làm tưởng chừng vơ bổ, lêu lổng đó lại trở
thành vớn tích lũy quý giá trong con đường sự nghiệp của Nguyễn
Công Hoan.
Nhân tố cuối cùng phải nhắc tới hoàn cảnh hiện thực của xã hội Việt
Nam năm 1930 – 1945. Trong quá trình trưởng thành, dạy học và
viết văn, Nguyễn Công Hoan đi càng nhiều, quan sát càng lắm, ông
càng thấy rõ sự lừa bịp, sự bất công ngang trái của xã hội thực dân
phong kiến. Nhà văn dùng ngòi bút sắc bén của mình để lật tẩy bộ
mặt thật của xã hội đểu giả ấy.
2.1
Đời là một bi kịch
Trong những truyện ngắn trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã thể
hiện một cách nhìn đời rất độc đáo. Đối với Nguyễn Công Hoan, đời
chỉ là một sân khấu hài kịch, một tấn trò hề lố lăng, giả dối. Đời ở
nđây, theo quan niệm của ông là một xã hội thuộc địa nửa phong
kiến với mọi thứ sản phẩm lố lăng, thối nát, đồi bại của nó. Con mắt
của ơng nhìn vào đâu cũng thấy sự giả dối, lừa bịp, những mâu
thuẫn trớ trêu, những nghịch cảnh, phi đạo lý, nhìn vào đâu cũng
thấy những cái đáng cười, đáng chế giễu
Cách nhìn đời chỉ là một sân khấu hài kịch không phải là một cái
nhìn ngẫu nhiên. Cái nhìn này bắt nguồn từ hoàn cảnh xuất thân của
ông. Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình quan lại nhà nho
suy tàn vì sự đổi thay của chế độ. Từ quan điểm nhà nho thất thế,
ông nhìn xã hội thực dân tư sản đâu đâu cũng thấy sự lọc lừa, thối
nát,… hệt như một sân khấu hài kịch. “Sống dưới chế độ thống trị
của thực dân, tơi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khơi hài”.
Trong đó những kẻ đóng vai hề là bọn bà chủ, bọn ông chủ, tay sai,
bọn thanh niên nam nữ hư hỏng phản đạo đức. Chính những cảnh
đời ấy, những điều mắt thấy tai nghe đã tạo nên ấn tượng ngày càng
đâm sâu trong tâm trí ơng và rất tự nhiên tạo nên trong thế giới
nghệ thuật của Nguyễn Công Hoang một vùng thẩm mỹ riêng với
một cách nhìn riêng độc đáo khơng lẫn với cây bút khác.
Dù vậy, Nguyễn Công Hoan vẫn là một nhà văn của người nghèo, có
tinh thần dân chủ, dân tộc. Ơng là nhà văn ác cảm với bọn có tiền,
có quyền trong xã hội thực dân. Ông căm ghét xã hội thực dân và
cảm thấy bất lực khi bọn thực dân lên ngôi. Đối với chúng, những gì
thiêng liêng nhất đều trưở thành trò đùa, trò bịp, đều là diễn kịch
trên khấu cuộc đời. Quan lại diễn trò công minh, công lý (Thật là
phúc, Đồng hào có ma, Thịt người chết, Sáu mạng người,… Vợ chồng
diễn trò tam tòng tứ đức (Xuất giá tòng phu, Nỗi vui sướng của
thằng bé khốn nạn,…) Đàn bà diễn trò tiết hạnh (Thế là mợ nó đi
Tây, ỏan tà roằn,…) Con cái diễn trò báo hiếu (Báo hiếu : trả nghĩa
cha, Báo hiếu : trả nghĩa mẹ, …) Nhà nước diễn trò mị dân (Đào kép
mới, Tinh thần thể dụ,…) Tát cả là sân khấu diễn trò làm nổi bật
triếng cười căm uất cay đắng như muốn phủ nhận tất cả, tung hê tất
cả.
Nguyễn Công Hoan chế giễu, mỉa mai, châm chiếm tất cả bọn
chúng. Những cái xấu, cái ác của chúng là sự lăng nhục đới với
những giá trị đạo đức, văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tiếng trào
phúng, tiếng cười của Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng tiếng cười
dân gian truyền thống, tiếng cười của chèo, tiếu lâm, Trạng Quỳnh,
… thể hiện qua yếu tố tục, thái độ hạ bệ, san bằng tất cả, bốp chát
đánh vào mặt đới phương. Ơng tiếp thu nhiều chất bi quan hơn là
chất lạc quan dân gian.
2.2
Mỗi truyện là một tình huống mâu thuẫn, trào phúng độc
đáo.
Truyện cười Nguyễn Công Hoan thường là những truyện cười rất
ngắn, ông không có khả năng tổ chức “chuỗi cười dài” kiểu Sớ đỏ,
ơng thường tạo ra 1 tình thế có tính hài hước. Nguyễn Công Hoan
nhạy bén với các loại mâu thuẫn, đây là đặc điểm của óc quan sát,
trí tưởng tượng, tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.
Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng (bề
ngoài và bên trong, vỏ và ruột). Loại mâu thuẫn này được Nguyễn
Công Hoan khắc họa phần lớn trong truyện ngắn của mình. Có thể
kể đến, Báo hiếu : trả nghĩa cha, hay báo hiếu : trả nghĩa mẹ. Bên
ngoài là cái vỏ chí hiếu, trả ân nghĩa hiếu đễ lại cho người thân sinh
ra mình. Nhưng, bên trong lại mục rỗng, đạt bất hiếu. Nguyễn Công
Hoan thể hiện sự mâu thuẫn giữa cái tâm bất hiếu, bất nghĩa với
biểu hiện hết sức hiếu nghĩa bên ngoài của một ông quý tử. Hay
truyện Đồng hào có ma, vỏ bọc bên ngoài là sự oai vệ của một viên
quan, tuy nhiên bên trong lại là tính cách lưu manh, ăn chặn của
dân. Có thể kết luận được, đây là loại mâu thuẫn chính, chiếm đại bộ
phận trong chuyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan.
Mâu thuẫn giữa mục đich ý nghĩa và bản chất : mục đích ý nghĩa có
vẻ tốt đẹp, cao sang nhưng thực chất lại xấu xa, thảm hại. Mâu
thuẫn này được nhà văn thể hiện rất rõ qua truyện ngắn Tinh thần
thể dục. Mục đích bề ngoài mang đến niềm vui, sự thoải mái của
việc tổ chức xem bóng đá. Nhưng thực chất bên trong, đó chỉ là tai
họa ghê gớm đối với đời sống đầu tắt mặt tối của người dân cày,
khiến những kẻ tổ chức phải dùng các biện pháp cưỡng bức hùng hổ
nhất.
Mâu thuẫn giữa hi vọng và thất vọng, niềm tin và nỗi buồn. Hi vọng
càng cao, thất vọng càng lớn. Loại mâu thuẫn này được nhà văn tô
nét rõ rệt trong truyện Ngựa người và người ngựa. Tình thế oái oăm
giữa cô gái điếm và anh phu xe dựa vào hau, hi vọng kiếm được một
chút may mắn cuối cùng của 1 năm bất hạnh, hóa ra, càng kéo lại
càng đi sâu hơn vào con đường bất hạnh.
Mâu thuẫn giữa phúc và họa : Mâu th̃n này chiếm sớ ít trong tác
phẩm, được biểu biện thông qua việc nhân vật được mô tả là người
gặp điều may mắn, hạnh phúc, nhưng thực ra gặp phải tai họa.
Mâu thuẫn nguyên nhân – kết quả : nguyên nhân nhỏ, kết quả to,
nguyên nhân tầm thường, kết quả nghiêm trọng. Ví dụ như Thằng ăn
cắp, thằng ăn cắp bị đám đông đuổi bắt, đánh đập dã man (kết quả
nghiêm trọng), chỉ vì nó ăn hai xu bún riêu rồi nó chạy, ăn quỵt tiền
khiến bả bán bún riêu hô hoan là “thằng ăn cắp” (ngun nhân nhỏ).
Mâu thuẫn giữa hồn cảnh đáng khóc và tình thế buộc phải cười.
Trong Kép Tư bền, mâu thuẫn giữa việc anh chàng diễn trò cười
trong thiên hạ, nhưng anh ta lại là người cần phải khóc nhất.
Các loại mâu thuẫn trên kết hợp, hòa quyện tạo nên chất kịch rất
riêng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Xung đột là chất liệu cơ
bản của kịch, mỗi câu chuyện của Nguyễn Cơng Hoan là một vở
kịch. Chính sự mâu thuẫn, đối lập trên được dùng như một nguyên
tắc để xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật, tình tiết. Cụ thể hơn
về mâu thuẫn trong Kép Tư bền, người ta vẫn đánh giá câu truyện
này là kiểu : kịch lồng trong kịch. Trong truyện, phải kể đến trước
tiên là sự xung đột của nhân vật : kẻ giàu – người nghèo, người làm
chủ - kẻ phận tôi tớ. Tiếp đến, xung đột qua tình huống, nhân vật
phải diễn trò cười cho thiên hạ, anh ta phải cười trong khi chính anh
ta là người phải khóc. Và, mâu th̃n giữa hoàn cảnh đáng khóc (bớ
chết) và tình thế buộc phải cười (đóng vai hề) vì trót bán tự do cho
kẻ có tiền. Ći cùng, sự mâu th̃n trong chính bản chất con người,
gọi là người kép bởi vì bên trong đó là sự mâu thuẫn của tài hoa,
hiếu thảo nhưng chính nghèo túng lơi họ bước vào sự thể hiện của
bất hiếu, vô dụng.
Nhìn chung, tình huống truyện Nguyễn Công Hoan đơn giản những
bất ngờ do tác giả khéo che đậy. Nhưng cũng chính những mâu
th̃n khiến tình h́ng truyện làm bật lên những cảm hứng phê
phán xã hội ở phương diện đạo đức. Cảm hứng chủ đạo của truyện
ngắn trào phúc của Nguyễn Công Hoan là ở đấy.
2.3
Thủ pháp cường điệu phóng đại : phóng đại cái xấu xa
của con người, tạo nên những bức chân dung biếm họa.
Nghệ thuật trào phúng thường có hai lới gây cười. Lối thứ nhất là gây
cười gián tiếp, đặc trưng được thể hiện qua trình bày khách quan,
bình thản sự việc để người đọc tự rút ra kết luận trào phúng từ
những cái vô lý, vô nghĩa, lố bịch, ngu xuẩn của hiện thực được phản
ánh. Lối trào phúng này thường thấy ở phong cách thâm trầm, kín
đáo. Lới thứ hai là gây cười trực tiếp, nhà văn công khai vai trò bớ trí
sắp xếp của mình, phường dùng lới phóng đại để làm nổi bật chất
hài hước và Nguyễn Công Hoan là người theo lối gây cười thứ hai
này.
Nguyễn Công Hoan sử dụng lối cường điệu làm biến chất sự vật.
“Hình như trời đã đặt một cái khn riêng để đúc nặn các người làm
bà lớn. Nên chẳng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu. Chỉ
riêng bộ mặt cũng đã đủ long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh giầy
đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngựm và ngay đầu quả chuối,
nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo
nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ơng vào chốn nát bàn, thì ai cũng
phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người
đàn bà” (Đàn bà là giống yếu). Ngoài ra, khi khảo sát các tác phẩm
của nhà văn, chúng ta còn thấy kiểu vật hóa để tả người. Nguyễn
Công Hoan thường sử dụng nguyên tắc vật hóa, lớ bịch hóa, kệch
cỡm hóa những nhân vật phản diện, tô đậm phần “con” lấn át phần
“người”.
Truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan cũng thường dùng những thủ pháp
phóng đại để tăng cấp những mâu thuẫn trào phúng trong quá trình
tự sự. Đây chính là nơi thể hiện sự hóm hỉnh và cái duyên của cây
bút truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan. Nhà văn tỏ ra khéo
léo dẫn dắt mạch tự sự bằng một hệ thống chi tiết, những chi tiết
này phải đảm bảo được hai yêu cầu : tăng cấp mâu thuẫn từ thấp
đến cao và đảm bảo tính như thật của nó. Đồng hào có ma, Tinh
thần thể dục, Kép Tư Bền… là những mẫu mực của thủ pháp nghệ
thuật này. Ở những truyện thành công như thếm tài năng của
Nguyễn Công Hoan được thể hiện ở chỗ ý thức được mức độ trong
việc phong đại mâu thuẫn trào phúng. Nếu phóng đại đến một độ
nhất định thì hình tượng còn thật hơn thật vì cái bản chất được phơi
bày. Mức độ phóng đại sao cho hợp lí thể hiện tài năng của nhà văn,
có những phóng đại chưa đủ gây cười, có cái phóng đại quá độ mất
đi sự chân thực của hình tượng.
Nguyễn Công Hoan trào phúng một cách bộc trực, bạo khỏe, gần với
nghệ thuật dân gian nhưng nhiều khi để ngòi bút vượt quá mức độ
cần thiết, tạo ra được nhiều trận cười khối trá. Ơng vượt q
ngưỡng cho phép, do mải chạy theo tiếng cười, chạy theo hình thức,
coi nhẹ nội dung nên tác phẩm mang thiên kiến chủ quan như vấn
đề phụ nữ, người nghèo (Bữa no… đòn, hai cái bụng, Chiếc quan tài).
2.4
Nghệ thuật trần thuật và cái duyên mặn mà của Nguyễn
Công Hoan
Đối với một nhà văn trào phúng, việc tìm ra mâu thuẫn trào phúng
có ý nghĩa quyết định như việc tìm ra tứ thơ với một nhà thơ.
Nguyễn Công Hoan xây dựng truyện một cách linh hoạt, tổ chức cốt
truyện và cách kể truyện một cách lôi ćn, hấp dẫn giàu tính kịch.
Nguyễn Cơng Hoan tài hoa trong tổ chức cớt truyện, ít chú ý tính
cách, tâm lí. Biết cách dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào
phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách đột ngột,
bất ngờ. Nhiều khi để cho cốt truyện li kì, hấp dẫn nhà văn sẵn sàng
hi sinh cả tính hợp lí, chân thực trong quá trình diễn biến tâm lí nhân
vật. Giọng điệu trần thuật của ơng đã đạt được sự phức điệu hóa.
Ơng thường kể theo nhiều quan điểm và giọng điệu khác nhau :
quan điểm tác giả, quan điểm nhân vật, quan điểm tác giả xen lẫn
với quan điểm nhân vật. Nhưng tất cả đều có một giọng điệu chung :
giọng hài hước kiểu Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan sử dụng rất nhiều thủ pháp để khiến lối kể
chuyện của mình thêm hấp dẫn. Phải kể đến thủ thuật đánh lạc
hướng người đọc khỏi cái đích thật sự của câu chuyện. Ở một số
chuyện, ông tìm cách che giấu sự thật, đánh lạc hướng tìm “thủ
phạm” (Cái vi ấy của ai, Đồng hào có ma, Oẳn tà roằn, Ngượng
mồm...). Trong những truyện khác, ông tạo ra nhân vật “ngớ ngẩn”
để dẫn người đọc đi theo sự ngờ ngẩn của nó (Mất cái ví, Nỗi lòng ai
tỏ, Lập-gioòng….). Có những truyện, ơng lại xây dựng tình huống
“song quan” (mở ra hai cánh cửa), tạo ra một chuỗi lời nói lấp lừng,
mập mờ, cách dùng từ đặt câu sao cho có thể chứa đựng được hai
nghĩa khác nhau để đánh lạc hướng người đọc (Samandji, Lại chuyện
con mèo...). Bằng những thủ pháp như vậy, ông càng đẩy người đọc
đi lạc xa bao nhiêu thì khi truyện kết thúc lại càng bất ngờ bấy
nhiêu. Nguyễn Công Hoan rất có ý thức kết thúc truyện sao cho thật
bất ngờ, đột ngột, tạo ấn tượng mạnh, làm bật ra tiếng cười khoái
trả của người đọc. Trong Đời viết văn của tơi, Nguyễn Cơng Hoan đã
nói rõ điều này “Câu kết của tơi là một cái lỡ. Nó thường làm độc giả
đột ngột cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy mạnh, thì cá bất thình
lình bị đẩy tuột vào hom”.
2.5
Đặc diểm ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan
Ngôn ngữ quần chúng được chọn lọc, nâng cao, đậm chất ca
dao, tục ngữ. Trong sáng, có tính chất bình dân, giản dị, giàu hình
ảnh hay so sánh, ví von khiến người đọc có những liên tưởng thú vị.
Văn chương Nguyễn Cơng Hoan trong sáng phát huy khả năng diễn
đạt của tiếng nói dân tộc. Mỗi loại nhân vật đều có sắc thái ngơn ngữ
riêng.
- Ngơn ngữ một bà nhà q : « Thưa thầy, từ đây lên huyện
những chín cây-lơ-mếch, sợ nhà đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan
gia… » (Tinh thần thể dục).
- Ngơn ngữ lính tráng : « Nói nơm na, chú Ván-cách cũng ḿn
chim chị Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví chị
Tam một câu rõ hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ
được một bài trường thiên rõ dài để tặng ! Khớn nhưng chú chỉ quen
thói bóp ngực lần lưng dân, cho nên chỉ học mớt chim gái của bạn
đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là giữ nón, chắn đường, hoặc
nắm cổ tay mà bắt nói một câu :
- Van nhà, nhà buông em ra ! (Thật là phúc)
- Ngôn ngữ chị vú, con sen: “Lậy ơng bà, chúng con có biết cái
ví tiền của ơng mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết
một đời cha ba đời con!” (Mất cái ví).
- Ngơn ngữ bà bán bún riêu: “Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi
bát mấy đồng xu của người ta đây! Thôi đi! Dơ!...” (Thằng ăn cắp).
- Ngôn ngữ kẻ ăn mày: “Giàu hai con mắt, đói hai bàn tay, con
kêu van cửa ơng cửa bà thí bỏ cho con bát cháo lưng hồ...” (Cái vốn
sinh nhai).
Ngôn ngữ thân mật, suồng sã.
Bakthin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi... Tiếng cười có
một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi đối
tượng vào khu vực tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng
sã sờ mó từ khắp phía...”.
- Văn của Nguyễn Cơng Hoan khơng là thứ văn đạo mạo, mà là
văn lột trần tất cả tôn ti trật tự xã hội, không chừa một ai. Trong Bữa
no... đòn: “Chẳng ai thương nó cả. Nó cũng là người. Duy chỉ khác
mọi người là chẳng may nó bị tạo hóa ruồng bỏ, cho nên đói khát,
phải ăn cắp giấm giúi để nuôi thân. Cái ấy cũng khác hẳn với người
thường. Họ thừa, họ cứ đường hoàng ăn cắp”.
- Văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan nhìn chung là những
lời trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng
vai phải lứa cùng đùa cợt bông phèng với nhau. “Một loạt truyện
ngắn của ông viết vừa rồi về quan trưởng tơi có đọc hết. Tơi nhận
thấy có truyện ơng đã bịa thêm nhiều...” (Tơi tự tử). “Vì mới chết lần
này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực
vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế,
vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và chủ nhật, cất đám,
có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hãu đi đưa
đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ
cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống
táng mới mong chóng được. Nhưng khớn nỗi, xưa nay, khơng ai chết
lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có
nhiều người chết một cách ngờ nghệch” (Thịt người chết). “Dạy học
là một nghề khó nhọc. Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ
con phần nhiều đãng trí, hay qn, có khi tay cầm quản bút, nhưng
lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có khi lọ mực móc dây vào ngón
tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế, đưa cả lên đầu mà gãi! Lại có đứa
thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc nào không
biết. Quàn áo thì bẩn thỉu, hôi thối, đất cát, mồ hôi bê bết nhễ nhại,
cáu ghét tầng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không
trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh cũng phải” (Thầy cáu).
Ngôn ngữ giễu nhại. Lời văn trân thuật của Nguyễn Công Hoan
luôn có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả hạ bệ tất
cả những gì gọi là nghiêm trang, nghiêm túc; biến chúng thành trò
cười với hình thức mô phỏng (hí phỏng) một cách hài hước lời nói,
giọng điệu của những nhân vật nào đấy, hoặc phong cách ngôn ngữ
của một tàng lớp xã hội nào đấy. Tả cái áo rách của thằng ăn cắp:
“Cái áo dài vải Tây nay chỉ còn giữ được màu nước dưa, thì ở lưng,
vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí. Mỗi chỗ rách là kỉ
niệm một trận đòn mê tơi...”. Tả con chó sủa: Tiên sinh xứ tự do
ngôn luận oang oang... cứ diễn thuyết ràm rộ, hô hào dữ dội đến nỗi
cả nhà mất ngủ”.
Nhại văn hành chính, cơng vụ: Tinh tần thể dục, chính sách thân dân
Nhại văn báo chí cơng luận: Một tấm gương sáng, Ông chủ báo
chẳng bằng lòng.
Nhại văn cáo phó: báo hiế: trả nghĩa mẹ
Nhại văn trữ tình lãng mạn: Thế là mợ nó đi tây
Nhại vă trinh thám: Cái lò gạch bí mật
Nhại giọng hát tuồng: Đào kép mới
Nhại giọng tiểu thư: Nỗi lòng ai tỏ
Nhại giọng con buôn thớ lợ: Hé! Hé! Hé!
Chơi chữ.
- Chơi chữ trong cách đặt tên truyện. Hai thằng khốn nạn: Một
người khốn nạn về vật chất (nghèo khổ) và một người khốn nạn về
tinh thần, về cách sớng (nhà giàu). Thế là mợ nó đi Tây: “đi Tây” vừa
chỉ người Việt Nam sang du học bên Tây vừa chỉ sự ra di hẳn, cắt đứt
hẳn. Xuất giá tòng phu: Dùng ngôn ngữ đạo lý để chỉ chuyện vô đạo:
Tòng phu không phải là thủy chung với chồng mà theo mệnh lệnh
chồng di ngủ với quan trên.
- Chơi chữ trong văn trần thuật: Tơi cực lực cơng kích sách vệ
sinh đã dạy người ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe
mạnh béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy
sự thực ở đời, bao nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh
thích ăn bẩn cả...” (Đồng hào có ma). Miêu tả cách ghẹo gái có tính
chất lính tráng của một viên cơ. Lão khám một mụ buôn thuốc phiện
lậu, thấy có mấy đồng trinh: “-À, con này gớm thật, mày vẫn còn
trinh à?”.
Câu văn thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi bên trong
+ “Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khới lo nó đương
nằm co ro ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định đoạt thỏa bụng
muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không ḿn ra” (oằn tà roằn)
+ “Đới với lời nói ngọt ngào của quan phụ mẫu này, người ta sợ như
gà phải cáo” (Chính sách thân dân)
Cách dùng từ:
+ Dùng từ Hán Việt có sắc thái trang trọng và từ thuần Việt có sắc
thái thơng tục để làm bật ra tếng cười:
+ Dùng từ trang trọng để chỉ những việc không trang trọng:
“Cái áo dài vải tây đen nay chỉ còn giữ đc màu nước dưa, thì ở lưng,
vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí bớn. Mỗi chỗ rách
là kỉ niệm một tận đòn mê tơi, kết quả của một kỳ công về sự nghiệp
trong đì sớng của nó” (Bữa no đòn)