TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
-------------------------------
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
Đề tài:
VẤN ĐỀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC
NGƠN
Mơn học:
Thể loại và tác gia tiêu biểu Văn học phương
Đơng
Họ tên nhóm sinh viên:
1.Phạm Thị Huyền – 715611047
2.Nguyễn Hương Giang – 715611033
3.Mai Thu Hiền - 715601137
1
HÀ NỘI, 2023
2
Mục lục
1. Tác giả Mạc Ngôn...........................................................3
1.1 Tiểu sử và sự nghiệp................................................................3
1.2 Vị trí Mạc Ngơn trong lịch sử văn học Trung Quốc.....................4
1.3 Phong cách Mạc Ngôn – Tự sự kiểu Mạc Ngơn...........................5
2. Tác phẩm “Báu vật của đời”...........................................6
2.1 Tóm tắt tác phẩm......................................................................6
2.2 Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”...........7
3. Vấn đề “Người kể chuyện” trong tiểu thuyết “Báu vật của
đời” của Mạc Ngôn.............................................................9
3.1 Khái niệm “Người kể chuyện”....................................................9
3.2 Người kể chuyện trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”.............10
3.2.1 Người kể chuyện hàm ẩn...................................................10
3.2.2 Người kể chuyện hiển ngôn................................................19
3.2.3 Sự đa tầng bậc người kể chuyện........................................22
4. Kết luận.......................................................................24
5. Tài liệu tham khảo........................................................25
3
VẤN ĐỀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC
NGƠN
1.Tác giả Mạc Ngơn
1.1
Tiểu sử và sự nghiệp
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, sinh năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh
Sơn Đơng. Ơng là Phó chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình
nơng dân, Mạc Ngơn từng phải bỏ học năm 12 tuổi khi Đại Cách mạng văn hóa lan
rộng trên phạm vi tồn quốc. Năm 18 tuổi, Mạc Ngơn làm việc trong một xưởng ép
dầu ăn từ hạt bông. Sau 3 năm vào quân ngũ, năm 1979 ông được điều về Bộ Tham
mưu lần lượt làm nhân viên bảo mật, giáo viên văn hóa, rồi cán bộ tuyên truyền. Cuối
năm 1984, Mạc Ngôn vào học tại Học viện Nghệ thuật Quân đội và tốt nghiệp năm
1986 với quân hàm thượng úy. Có thể nói, con đường học tập của Mạc Ngơn khá
nhiều gian nan, vất vả. Song, ơng vẫn có niềm say mê với văn học, khát khao được học
tập ln cháy rực trong lịng Mạc Ngơn. Tháng 10 năm 1987, ơng chuyển sang hoạt
động ở lĩnh vực báo chí nhưng vẫn duy trì viết văn chuyên nghiệp. Hiện nay, Mạc
Ngơn là sáng tác viên bậc 1 của Cục Chính trị - Bộ tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc.
Bén duyên với văn chương qua tác phẩm đầu tay Mưa rào đêm xuân từ năm
1981, nhưng sự nghiệp viết văn của ông thực sự bắt đầu sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Văn nghệ học tại Viện Văn học Lỗ Tấn - Trường Đại học Sư phạm Bắc
Kinh vào năm 1991. Đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60
truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút,... tổng cộng trên 200 tác
phẩm, phần lớn đều đã được dịch ra nhiều ngơn ngữ trên thế giới. Ơng cũng đã viết 9
kịch bản phim truyền hình và 2 kịch bản sân khấu. Tác phẩm đầu tiên của Mạc Ngôn
được dịch ra tiếng nước ngoài là Gia tộc cao lương đỏ. Tiểu thuyết này đã được
chuyển thể một phần nội dung thành tác phẩm điện ảnh Cao lương đỏ nhan đề tiếng
Anh là Red Sorghum do Trương Nghệ Mưu đạo diễn (đạt giải Gấu bạc tại Liên hoan
phim Quốc tế Berlin, 1988) và cũng được quay thành phim truyền hình cùng tên dài 60
4
tập. Mạc Ngôn từng đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong nước: giải nhất
của Hội Nhà văn Trung Quốc cho Báu vật của đời năm 1995; giải Mao Thuẫn - giải
thưởng được xem là vinh dự lớn nhất của các nhà văn tại đại lục - cho Đàn hương
hình năm 2001 và Ếch năm 2011. Trước đó, năm 1997, tiểu thuyết Phong nhũ phì
đồn đạt giải “Đại gia Văn học”. Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ,
Báu vật của đời, Cao lương đỏ... của Mạc Ngôn đều là những tác phẩm nổi tiếng.
Truyền thống nghiên cứu phê bình ở Trung Quốc thường hay “kết bộ” hoặc “kết
chuỗi” một số tác phẩm nhất định của một nhà văn. Với Mạc Ngôn, bộ ba tác phẩm
làm nên “hiện tượng Mạc Ngơn”, cịn gọi là “Mạc Ngơn tam hồng” trên văn đàn nước
này gồm: Cao lương đỏ, Củ cải đỏ trong suốt và Châu chấu đỏ. Ngoài làm nhà văn,
Mạc Ngơn cịn là giáo viên, tiểu thuyết gia, giáo sư và nhà biên kịch. Ngày
11/10/2012, ông được trao giải Nobel văn học. Sau khi nhận giải, ông được mời làm
giáo sư tại trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh và được nhận bằng tiến sĩ danh dự của
Trường Đại học Mở Hương Cảng.
Có thể nói nhà văn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đạt giải Nobel văn học có
những suy nghĩ, hướng đi mang cách riêng, táo bạo và phóng khống.
1.2 Vị trí Mạc Ngơn trong lịch sử văn học Trung Quốc
Mạc Ngôn đại diện tiêu biểu của dòng văn học hiện thực đương đại với các tác
phẩm mang nhiều chất dân gian và lịch sử. Ông được xem là cây đại cổ thụ trong nền
văn học Trung Quốc. Văn học đương đại Trung Quốc đã phản ánh chân thực, độc đáo
những bước chuyển lớn của lịch sử, xã hội Trung Hoa qua nhiều giai đoạn: sau Lập
quốc (1949-1966); thời Cách mạng văn hoá (1966-1976); thời Cải cách mở cửa (19761986); và thời kì sau Đổi mới (1986-nay). Nếu ở các giai đoạn trước, thành tựu văn
học chưa tương xứng với tiềm năng sáng tác thực sự của các nhà văn; thì đến giai đoạn
sau, những đóng góp mang tầm cỡ quốc tế của một số tác gia lớn đã được ghi nhận.
Mạc Ngôn – một trong ba đại diện xuất sắc của giai đoạn cuối đã góp phần làm phong
phú thêm những phong cách biểu hiện đa dạng của nền văn học này. Nhà văn đều có
sự vận dụng kết hợp tinh tế nghệ thuật truyền thống Trung Hoa với kĩ thuật mới mẻ
của văn học thế giới. Chính Mạc Ngơn đã đưa văn học Trung Quốc vươn tầm thế giới.
Ngoài Trung Quốc, cụ thể, tại Việt Nam, Mạc Ngơn có một “chỗ đứng nhất
định” trong văn học. Cho đến nay, ông đang được xem như một trong những nhà văn
5
Trung Quốc đương đại được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam bên cạnh nhũng Giả Bình
Ao, Dư Hoa, Lý Nhuệ... Nếu xét về số lượng tác phẩm, hiện nay Mạc Ngơn đang là
nhà văn đương đại Trung Quốc có số lượng tác phẩm được chuyển ngữ nhiều nhất (so
với các nhà văn khác và so với chính tổng số các sáng tác của bản thân nhà văn). Hầu
như tất cả các tiểu thuyết quan trọng của ông đều được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc
Việt Nam. Có thể nói, sức ảnh hưởng và vị trí của Mạc Ngơn tại Việt Nam dường như
lớn hơn rất nhiều so với các nhà văn "tầm cỡ" ngang ông tại Trung Quốc. Trong một
bối cảnh những nghiên cứu, phê bình về văn học Trung Quốc thế kỷ XX nói chung và
văn học đương đại nói riêng ở Việt Nam hiện nay đang q khiêm tốn và có nhiều
khoảng trơng, việc nhận diện một cách có xác cứ về vị trí của nhà văn Mạc Ngôn trong
lịch sử văn học là một việc làm cần thiết.
1.3 Phong cách Mạc Ngôn – Tự sự kiểu Mạc Ngơn
Chân đất, lưng trần, bụng đói, tâm hồn chứa đầy những câu chuyện kỳ ảo của xứ
sở Liêu Trai và khởi nghiệp văn chương bằng ước mơ nhỏ nhoi là một ngày được ăn
ba bữa bánh sủi cảo có nhân thịt; đã từng nói “văn khơng nên nhất, võ khơng nên nhì”
nhưng đến bây giờ, Mạc Ngơn đã có một sự nghiệp lẫy lừng. Ngồi huy chương và
danh hiệu, có thể nói Mạc Ngơn đã xác lập được phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”
mà ông cho là không giống một ai, kể cả ở phương Tây lẫn Trung Quốc. Đó là:
- Sự kết hợp đặc trưng tự sự truyền thống của Trung Quốc với tự sự hiện đại và
hậu hiện đại phương Tây.
- Tái sinh những sách lược tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa
- Chủ nghĩa cực hạn
- Những nét bại bút đến từ tính cách ngạo ngược và sự tự dắc của một tác gia
vốn có sở trường “phi mã hành khơng”.
Đọc các tác phẩm của ơng có thể nhận thấy dễ dàng điểm khác biệt phá cách
trong lối văn chương của Mạc Ngôn. Có thể lấy ví dụ một số tiểu thuyết tiêu biểu:
"Báu vật của đời" tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của
ông. Tác phẩm đưa tới những mảng sáng - tối, khuất - tỏ của lịch sử Trung Quốc trong
vịng 100 năm, thơng qua số phận của gia đình Thượng Quan. “Báu vật của đời” đã
đem về cho ông giải nhất về thể loại tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc năm
6
1995.
"Đàn hương hình" đại diện cho phong cách quen thuộc thứ hai của ông khi sử
dụng chất liệu văn học dân gian, trình bày một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung
Quốc từ năm 1895-1915. Khi đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để
các đế quốc chia nhau xâu xé. Triều đình Mãn Thanh thối nát, bất lực, quan lại đương
thời thì hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí, đời sống nhân dân vô cùng rối
loạn. Tác phẩm này đã đem về cho ông giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh
giá nhất tại Trung Quốc.
Mỗi tác phẩm đều mang đặc trưng riêng trong phong cách sáng tác của Mạc
Ngôn. Song, ông biết cách linh hoạt trong sáng tạo, không để các tác phẩm một màu
mà mn hình, mn vẻ. Điều này đã tạo nên những tác phẩm được đón nhận trên thế
giới, Trung Quốc hay Việt Nam.
2.Tác phẩm “Báu vật của đời”
2.1 Tóm tắt tác phẩm
"Báu vật của đời" là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, bao quát cả một thời kỳ lịch sử dài
với vô vàn những số phận con người vùng đất Cao Mật - Đại La trong những biến cố.
Nổi bật trong tác phẩm là cuộc đời người phụ nữ nông thôn Trung Quốc - Thượng
Quan Lỗ Thị và gia đình Thượng Quan. Cuộc đời Lỗ Thị gắn liền với những đau
thương, thăng trầm cũng như vô vàn biến cố của lịch sử vùng đất Cao Mật - Đại La q hương Lỗ Thị, và đó cũng chính là lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa rộng
lớn.
Thượng Quan Lỗ Thị tên thật là Lỗ Toàn Nhi. Mới sáu tháng tuổi, Toàn Nhi đã
phải nếm trải những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra, mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Lúc này, Tồn Nhi được người cơ và ông chú dượng đem về nuôi. Cũng như những
người con gái khác, theo tục lệ, lên năm tuổi Toàn Nhi phải bó chân – một nỗi đau về
thể xác lẫn tinh thần mà cô phải gánh chịu. Tục lệ bó chân đó theo Tồn Nhi cho đến
khi cơ mười sáu tuổi. Đó là thời kỳ Dân quốc và cũng là khi cô trở thành một thiếu nữ
xinh đẹp nhưng khơng hợp thời. Cho đến năm mười bảy tuổi, Tồn Nhi được gả vào
nhà Thượng Quan qua cuộc đổi chác. Từ khi bước vào làm dâu nhà Thượng Quan,
cuộc đời Toàn Nhi bước vào chuỗi dài những đau thương, tủi nhục, cô phải nếm trải
7
biết bao cay đắng, bất hạnh. Toàn Nhi lấy phải một người chồng "bất lực", khơng có
khả năng truyền giống là Thượng Quan Thọ Hỷ. Vậy là mọi khát khao, mong ước – có
đứa cháu nối dõi tơng đường của bà mẹ chồng cay nghiệt cũng như những hủ tục khắt
khe của xã hội phong kiến "trọng nam khinh nữ" đều đổ lên đầu Tồn Nhi. Do khơng
sinh được con, cô phải hứng chịu bao sự hành hạ, chửi rủa, phỉ mắng của gia đình
chồng. Và cũng bởi cái áp lực có đứa con trai, bởi người chồng của mình "bất lực"…
cho nên Lỗ Thị đã phải cắn răng đi "xin giống" của thiên hạ. Lỗ Thị đã có tổng cộng
chín đứa con riêng, tám gái và một trai. Mãi không sinh được con trai nên suốt thời
gian làm dâu trong gia đình Thượng Quan, Lỗ Thị bị bà mẹ chồng hành hạ đến dã
man, thậm chí khơng bằng cả loài vật… Khi cả nhà chồng bị bọn Nhật tàn sát, chỉ còn
lại bà mẹ chồng dở điên dở dại và một đàn con thơ, cuộc đời Lỗ Thị bước sang một
trang mới, kết thúc kiếp làm dâu đau khổ, chuyển sang vai trị làm chủ gia đình, làm
mẹ, làm bà. Giờ đây Lỗ Thị trở thành người trụ cột gánh vác cả gia đình, ni dạy đàn
con thơ. Lỗ Thị là một người mẹ đau thương mà vĩ đại. Khơng chỉ ni dạy chín đứa
con khơn lớn, bà cịn cưu mang, chăm sóc cả tám đứa cháu ngoại mà mỗi đứa cháu là
một hoàn cảnh, một xuất thân riêng…. Cảnh li loạn, cảnh chạy giặc diễn ra… Lỗ Thị
đã bao lần phải mất con mất cháu trong những đợt biến loạn ấy. Các thế lực cầm
quyền đem đến cho Lỗ Thị biết bao tai hoạ, biết bao mất mát, đau khổ, thế nhưng bà
vẫn dang rộng đôi tay và tấm lịng nhân ái của mình che chở, bao bọc cho con cháu.
Lỗ Thị là một bà mẹ đau thương mà vĩ đại, suốt đời hi sinh vì con cháu, một con người
ln mang trong mình tinh thần phản kháng mạnh mẽ, một người phụ nữ tuyệt đẹp với
phẩm giá đáng tự hào. Thượng Quan Lỗ Thị chính là hiện thân cho hình ảnh đất nước
Trung Hoa rộng lớn trên con đường phát triển với bao thăng trầm, đau thương nhưng
khơng gì quật ngã. Thượng Quan Lỗ Thị mất ở tuổi chín mươi lăm, con người ấy khổ
cả một đời, đến khi chết người ta cũng bắt đào mộ lên. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh
những bơng hoa nở rộ sau ngôi mộ của Lỗ Thị và những bầu vú hiện lên dồn dập trong
ảo tưởng của Kim Đồng – đứa con trai duy nhất của Thượng Quan Lỗ Thị.
2.2 Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Báu vật của
đời”
Mạc Ngơn vơ cùng lý tính trong cách sáng tạo cốt truyện. Dựa trên đặc tả người
mẹ và chín người con, Mạc Ngơn phóng tác những xúc tu dài trượt theo những ngả
8
nhánh nhỏ, mà mỗi cô gái là một đại diện cho thời đoạn mình, mở đầu ln ln đẹp
đẽ, kết thúc ln là đau thương. Ở đó, người mẹ – Lỗ thị – giữ vai trò trung tâm trong
hầu hết câu chuyện thông qua giọng kể dường như độc nhất của Kim Đồng. Mỗi nhân
vật là một câu chuyện cuộc đời vô cùng sống động, điều này cho phép Mạc Ngơn thỏa
sức đóng mở cánh cửa thời gian một cách cơng khai khơng hề che giấu. Một cách tài
tình nơi ông là những đan cài câu chuyện: mở đầu là sự lần lượt theo thứ tự tuổi tác;
rồi đến một lúc, tất cả rối tung theo những đứt đoạn lịch sử. Thế nhưng với mỗi câu
chuyện nhỏ ấy, ngòi bút của ông đồng thời tạo nên một thế lưỡng nan giữa cái cuốn
hút khi mỗi phức tạp ln có điểm nhấn, và thế gán ghép phần nhiều khiên cưỡng, đặc
biệt ở những vị trí cửa hậu mỗi lần mở ra tử khí bay về.
Phong cách tả thực chiếm dụng phần lớn thời lượng Báu vật của đời. Nhờ chính
tả thực mà những cảnh tựa đưa tang trong ruộng cao lương thành ra vô cùng sống
động. Lại một lần nữa Mạc Ngơn cho thấy tài năng của mình trong việc quan sát.
Phong cảnh ấy khơng chỉ có người, ruộng lúa, cao lương; mà cịn cả tiếng ve, tiếng dế,
bọn chó, lũ quạ, diều hâu,… đặt trong khơng khí ngột ngạt của buổi xế chiều, tất cả
tang thương được ông đưa vào vô cùng hùng tráng như cảnh cuối trong Cao lương đỏ
khi Cửu Nhi đốt trọn một ruộng cao lương cùng với bọn Nhật. Khơng dừng ở đó, nhờ
tả thực, Mạc Ngôn đồng thời mang đến cho ta nhiều nỗi ám ảnh, tựa chi tiết Lỗ thị
dùng dạ dày như chiếc túi chứa ăn trộm đậu vạc về cho Ngọc Nữ trong thời đói khổ
bằng cách ói ra mật xanh mật vàng. Rõ ràng ta thấy, tả thực hoàn toàn đã làm rất tốt
vai trị của mình, khi mang những gì thực nhất, gần nhất đến với người đọc một cách
trọn vẹn nhất.
Báu vật của đời thể hiện xuyên suốt một hành trình dài phản ánh lịch sử, được
phác họa bằng số phận của một gia đình. Lấy gia đình làm trung tâm phát triển tiểu
thuyết, Mạc Ngôn khởi đầu tác phẩm của mình phổ biến như đại đa số tác gia phương
Đông khác mà ta thường gặp, thế nhưng bằng lối viết trúc trắc mà mỗi tình tiết lại kí
sinh trong một tình tiết khác, ơng biến cuốn tiểu thuyết này thành ra duy nhất. Mạc
Ngôn một phần phản ánh số phận của một đời người rồi rất từ tốn lái sang quãng dài
biến động: từ Đức thoát ra đến Nhật ùa vào, từ Quốc dân Đảng đến Đảng Cộng sản,…
tất cả dâng cao trong mắt người đọc như những gai đâm đem đong tấm lịng.
nói đồ sộ bởi lẽ ông đã vận dụng hầu như mọi loại thủ pháp, ngôi kể, cách dẫn
9
chuyện, phong cách sáng tác; tất cả đan cài vào nhau như những sợi len ngang dọc,
dày đặc phong phú nhưng lại vô cùng trật tự.
Bám lấy số phận của một gia đình để rồi rộng mở con đường ngịi bút, Mạc Ngơn
lại một lần nữa vơ cùng lý tính trong cách sáng tạo cốt truyện. Dựa trên đặc tả người
mẹ và chín người con, Mạc Ngơn phóng tác những xúc tu dài trượt theo những ngả
nhánh nhỏ, mà mỗi cơ gái là một đại diện cho thời đoạn mình, mở đầu luôn luôn đẹp
đẽ, kết thúc luôn là đau thương. Ở đó, người mẹ – Lỗ thị – giữ vai trị trung tâm trong
hầu hết câu chuyện thơng qua giọng kể dường như độc nhất của Kim Đồng. Mỗi nhân
vật là một câu chuyện cuộc đời vô cùng sống động, điều này cho phép Mạc Ngơn thỏa
sức đóng mở cánh cửa thời gian một cách công khai không hề che giấu. Một cách tài
tình nơi ơng là những đan cài câu chuyện: mở đầu là sự lần lượt theo thứ tự tuổi tác;
rồi đến một lúc, tất cả rối tung theo những đứt đoạn lịch sử. Thế nhưng với mỗi câu
chuyện nhỏ ấy, ngịi bút của ơng đồng thời tạo nên một thế lưỡng nan giữa cái cuốn
hút khi mỗi phức tạp ln có điểm nhấn, và thế gán ghép phần nhiều khiên cưỡng, đặc
biệt ở những vị trí cửa hậu mỗi lần mở ra tử khí bay về.
Nói Báu vật của đời phức tạp bởi lẽ khơng ngồi một số lượng lớn nhân vật tham
gia mà còn nằm ở đường hướng sáng tác. Ngoài tả thực chiếm dụng phần lớn thời
gian, Mạc Ngơn cịn thêm một chút siêu thực vô cùng mới mẻ ở những tiểu thuyết
phương Đông nặng tính mắt-thấy-tai-nghe, điển hình ở đây là hình ảnh khn ngực.
Nói Báu vật của đời, nhưng thực chất là phong nhũ phì đồn – một cách tượng trưng
cho người phụ nữ. Từ một hiện hữu vô cùng thực tế, ông thánh hóa thổi hồn vào nó
như có lân tinh để rồi xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
3.Vấn đề “Người kể chuyện” trong tiểu thuyết
“Báu vật của đời” của Mạc Ngôn
3.1 Khái niệm “Người kể chuyện”
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm
của thi pháp văn xi hiện đại. Các nhà lí luận, phê bình từ nhiều
khuynh hướng tiếp cận khác nhau đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về
người kể chuyện. Tựu trung lại, người kể chuyện được hiểu một cách
đơn giản và thống nhất là: “người kể lại câu chuyện”. Nói như
10
Todorov: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế
giới tưởng tượng… Khơng thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” .
Hình tượng người kể chuyện đóng vai trị trung gian giữa chủ thể
sáng tạo và tác phẩm. Là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước
định, đồng thời người kể chuyện vừa là một trong những hình thức
thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm, vừa mang trong mình cả
một phần nội dung khách quan của thế giới được phán ánh vào tác
phẩm. Hình tượng người kể chuyện là một hình tượng nghệ thuật khá
phức tạp. Trong tác phẩm, người kể chuyện có thể là tác giả hoặc có
thể là một nhân vật do nhà văn sáng tạo ra, có thể là người biết tuốt
một câu chuyện nào đó. Người kể chuyện có thể xuất hiện lộ diện
hay ẩn tàng. Nhìn một cách tổng thể, người kể chuyện thường được
thể hiện dưới 3 hình thức sau: Người kể chuyện ngơi thứ nhất, người
kể chuyện ngôi thứ hai và người kể chuyện ngôi thứ ba. Một tác
phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.
Người kể chuyện có chức năng kể chuyện, trần thuật, truyền
đạt, đóng vai trị tổ chức tự sự, chỉ dẫn trần thuật và bình luận, đồng
thời thực hiện chức năng nhân vật hóa. Người kể chuyện đem lại cho
tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý,
nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm cho
sự tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú và
nhiều phối cảnh.
3.2 Người kể chuyện trong tiểu thuyết “Báu vật của đời”
Khơng có bất cứ một nguyên tắc nào trong việc lựa chọn ngôi
kể. Lựa chọn như thế nào là do dụng ý của nhà văn nhằm nổi bật tư
tưởng, chủ đề tác phẩm và tái tạo hiện thực đời sống chân thực và
khách quan nhất. “Báu vật của đời”- cuốn tiểu thuyết mà Mạc Ngôn
cho là nặng nề nhất của mình sử dụng hai kiểu người kể chuyện
chính là người kể chuyện từ ngơi thứ ba và người kể chuyện từ ngôi
thứ nhất. Với Mạc Ngôn- một hiện tượng của văn học Trung Quốc
11
đương đại đang “làm cho các nhà phê bình phát hoảng” thì sử dụng
ngơi kể truyền thống nhưng vẫn phơ diễn được nét độc đáo trong kĩ
thuật viết tân kỳ của mình thơng qua hình tượng người kể chuyện.
3.2.1 Người kể chuyện hàm ẩn
Trong truyện kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện thường không
xuất hiện và dĩ nhiên là không trực tiếp tham gia vào diễn biến câu
chuyện. Anh ta thường được gọi là người kể chuyện ở ngôi thứ ba
hay người kể chuyện hàm ẩn, giấu mặt, ẩn tàng, “thượng đế”. Thơng
thường, người kể chuyện này có quyền năng vơ hạn như một
“thượng đế” trong tồn câu chuyện của mình. Anh ta là người biết
tuốt, “tồn tri”, có khả năng thâu tóm tồn bộ thế giới hiện thực của
tác phẩm. Đồng thời ngoài việc dẫn dắt câu chuyện, người kể chuyện
này cịn giữ vai trị phân tích, bình giá làm rõ các mối quan hệ trong
tác phẩm.
Theo lí thuyết của các nhà trần thuật học, truyện kể ở ngơi thứ
ba có hai dạng chính: Truyện kể có người kể chuyện hàm ẩn kể theo
điểm nhìn nhân vật và truyện kể có người kể chuyện hàm ẩn kể theo
điểm nhìn của chính mình.
Mạc Ngơn lựa chọn ngơi kể truyền thống- dùng ngôi thứ ba để kể
nhưng với việc sử dụng kĩ thuật của trần thuật, ơng đã tìm cho mình
một cách thuật chuyện riêng đầy sáng tạo. Đó là kiểu người kể
chuyện ở ngơi thứ ba khơng cịn mang nguyên nghĩa “hàm ẩn” hay
toàn tri như thủ pháp tự sự truyền thống mà người kể chuyện đã sử
dụng điểm nhìn của các nhân vật khác trong truyện để kể. Và nếu
như khơng có sự phối hợp của những cái “tơi” kể chuyện khác thì bức
tranh hiện thực sẽ khơng thể trở thành một chỉnh thể vẹn toàn.
Trong “Báu vật của đời”, người kể chuyện hàm ẩn gánh trọn
nhiệm vụ kể chuyện ở chương 1 và xuất hiện ở các đoạn trong
chương 5, 6, 7 và phần viết thêm. Sử dụng ngôi kể thứ ba, Mạc Ngôn
lựa chọn hai dạng thức để kể: người kể chuyện kể theo điểm nhìn
12
của chính mình và theo điểm nhìn của nhân vật. Với việc sử dụng
linh hoạt và đan xen hai dạng thức kể chuyện này, câu chuyện đã
được soi xét trên nhiều phương diện, nhiều góc độ. Chương 1 là
chương thuần túy chỉ sử dụng hình thức kể chuyện từ ngơi thứ ba và
có sự kết hợp giữa các điểm nhìn để cùng kể về chuyện sinh nở của
Thượng Quan Lỗ Thị và việc quân Nhật sắp tràn vào thôn. Người kể
chuyện hàm ẩn đã sử dụng điểm nhìn của chính mình, sử dụng điểm
nhìn của Thượng Quan Lỗ Thị và điểm nhìn của Lai Đệ để kể. Do sử
dụng các điểm nhìn khác nhau, mức độ chiếm lĩnh hiện thực và
giọng điệu khác biệt đã tổ chức nên những mảng khác nhau cho bức
tranh hiện thực ở chương 1.
Người kể chuyện hàm ẩn sử dụng điểm nhìn của chính mình để
tái hiện lại hiện thực. Người kể chuyện này đóng vai trị là người
quan sát, đứng ở bên ngồi thế giới hiện thực trong truyện, kể lại
những gì mà mình quan sát và cảm nhận được bằng giọng điệu
khách quan, trung tính. Người kể chuyện này đã kể lại sự kiện chị Lỗ
sinh con và quân Nhật tràn vào thôn.
Chị Lỗ sinh con trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: quân Nhật
sắp tràn vào thôn. Cùng ngày chị Lỗ trở dạ, con lừa nhà Thượng
Quan cũng sắp đẻ con so. Cả hai đều trong trường hợp đẻ khó.
Nhưng thái độ của gia đình Thượng Quan thì lại trái ngược nhau. Chị
Lỗ phải một mình vật lộn trong lần vượt cạn. Chiếc giường đất do mẹ
chồng chuẩn bị đã trở thành bùn nhão trộn bằng máu. Những cơn
đau xé ruột khiến chị có lúc phải thét lên kinh hồng, có lúc lại ngất
đi tưởng đã chạm ngõ thần chết. Trong khi đó, cả nhà Thượng Quan:
mẹ chồng, bố chồng, chồng lại dành hết sự quan tâm săn sóc cho
con lừa sắp đẻ con so. Hai cha con Thượng Quan xoa bóp, nắn bụng
cho con lừa. Bà Lã vuốt ve, an ủi nó. Và khi thấy tình hình nguy cấp,
bà Lã quyết định đi mời Ba Phàn- thú y kiêm bà mụ của súc vật về
đỡ đẻ cho con lừa. Người kể chuyện đặt hai sự việc song song nhau
thuật lại khách quan, lạnh lùng như nó vốn có. Từ hiện thực được tái
13
tạo, người đọc tự cảm nhận về thân phận rẻ rúng của người phụ nữ
Trung Quốc đặc biệt là khi họ không sinh được con trai để nối dõi
tông đường, sự lạnh lùng trong tình cảm giữa người với người.
Việc quân Nhật tràn vào thôn đánh dấu bằng sự việc bất thường
đầu tiên là nhà Phúc Sinh Đường chạy giặc, Tư Mã Đình đứng trên đài
quan sát khơng ngừng thơng báo tình hình về bước tiến của quân
Nhật, kêu gọi người dân trong thôn chạy giặc. Tâm trạng lo sợ bao
trùm trong thơn, gia đình Thượng Quan mắc kẹp giữa một bên là sức
ép của khơng khí khẩn trương thúc ép của buổi chạy giặc, một bên là
cô con dâu và con lừa đang cùng trở dạ. Cha con Thượng Quan sợ
hãi, cịn bà Lã bình thản vì cho rằng “ai làm quan thì nhà mình vẫn là
người dân, vẫn phải nộp tô cho chúng. Người Nhật với ta không thù
khơng ốn, vậy chúng làm gì ta”. “Chạy nhanh đến mấy cũng khơng
bằng hịn đạn, trốn thì biết trốn đến bao giờ” 1. Suy nghĩ của bà Lã
phần nào trấn tĩnh được cha con Thượng Quan và Ba Phàn. Ở bên
ngoài, Tư Mã Khố cùng đám gia nhân nhà Phúc Sinh Đường đánh hỏa
công ở cầu để chặn đường đi của quân Nhật. Trận phục kích của đội
quân Hỏa Mai Lừa Đen ở chân đê sông Thuồng Luồng bị quân Nhật
đánh tan tác. Quân Nhật tràn vào thôn gây ra cảnh chết chóc kinh
hồng. Thượng Quan Phúc Lộc, Thượng Quan Thọ Hỷ cũng chết trong
trận càn này.
Điều đáng lưu ý là người kể chuyện đã sử dụng điểm nhìn của
Thượng Quan Lỗ Thị và Lai Đệ để kể. Bà Lỗ là người mẹ trong cơn
vượt cạn. Lai Đệ là người chứng kiến trận đánh giữa đội quân Sa
Nguyệt Lượng và quân Nhật. Những suy nghĩ, cảm nhận của họ đã
hàm chứa những thông tin trùng lặp với người kể chuyện hàm ẩn kể
theo điểm nhìn của chính mình đồng thời họ lại sở hữu những thơng
tin độc quyền do chính cảm nhận và cái nhìn của mình mang lại.
Cách kể này khiến người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào đời sống
nội tâm của nhân vật, tạo nên ở độc giả những cảm giác trực tiếp,
1
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 36
14
gần gũi với thế giới nhân vật, khiến chúng ta khơng có cảm giác
đang nghe kể mà là được chứng kiến trực tiếp.
Chị Lỗ trải qua bao quằn quại, đau đớn trong lần sinh nở thứ 8.
Chỉ có chị mới “cảm thấy một trận quẫy đạp bụng cuộn nên từng
cục, đau đến nghẹt thở”2; nỗi sợ hãi bàn tay mẹ chồng gõ vào bụng;
sự xấu hổ, uất hận nhục nhã khi nghĩ đến Ba Phàn và bố chồng sẽ
trơ tráo vào buồng người đẻ, mục kích thân thể lõa lồ của chị; những
giấc mơ quái gở ám ảnh; kí ức cảnh yêu nhau trong rừng hòe với
mục sư ùa về; tình cảm dửng dưng khơng u khơng hận dành cho
chồng, tâm trạng lúc hi vọng lúc chán nản; nỗi hoang mang đến
cùng cực khi chị tưởng tượng ra mình chết. Trong cơn tuyệt vọng, chị
cầu nguyện được chết: “Trời ơi! Hãy cho tôi chết đi, tôi chịu đựng hết
thảy rồi!... Chúa ơi, Đức Mẹ ơi, hãy tưới nhuần mưa móc, hãy cứu vớt
linh hồn chúng con”3. Chính cảm nhận của người trong cuộc đã bổ
khuyết để khắc sâu ấn tượng chủ quan vào trong điểm nhìn khách
quan của câu chuyện. Rất nhiều động từ “cảm thấy”, “nghe thấy”,
“nhìn thấy”, “trơng thấy”, “nhớ lại”, “ngửi thấy”… của chủ thể Lỗ Thị
đã được sử dụng nhằm khu biệt cảm nhận của chị với đối tượng
khác. Tâm trạng của người phụ nữ khi trở dạ với phức hợp những
niềm vui, nỗi buồn, đau đớn, hi vọng, tuyệt vọng đã lần lượt hiện lên
trong tâm trí người đọc.
Để độc giả trực tiếp cảm nhận hơi thở lạnh giá của chiến tranh,
nhà văn sử dụng điểm nhìn của Lai Đệ. Lai Đệ là cơ con gái của nhà
Thượng Quan, 18 tuổi. Cuộc sống của cô diễn ra khá bình lặng trong
khn khổ của gia đình Thượng Quan, chưa trải qua những sóng gió,
va vấp. Lai Đệ đưa các em ra ngồi đê sơng Thuồng Luồng bắt tôm,
chứng kiến trận đánh giữa quân Nhật với đội Hỏa Mai Lừa Đen của Sa
Nguyệt Lượng. Không gian rợn ngợp với cảnh tượng hãi hùng đượm
mùi chết chóc đã rót vào tâm hồn cơ gái trẻ Lai Đệ ấn tượng ghê rợn.
2
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 11
3
Mạc Ngơn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 48
15
Cô “trông thấy một nắm cỏ nước nhão nhoét như ợ ra từ miệng trâu
bám trên người Niệm Đệ”4, “trông thấy một vật đen sì từ trên trời rơi
xuống”5, “trơng thấy những cẳng ngựa chín tái, đầu người lăn lơng
lốc”6, “ngửi thấy mùi thuốc súng nồng nặc”, “cảm giác đau rát từ
trong tai chui ra”, “cảm thấy lồng ngực như sắp nổ tung bất cứ lúc
nào”7. Đó là hàng loạt những cảm nhận của Lai Đệ về chiến tranh.
Trong các đoạn thuộc chương 5, 6, 7 và phần viết thêm, người
kể chuyện hàm ẩn đã sử dụng điểm nhìn của Kim Đồng để kể. Những
mối quan hệ: mẹ, chị cả, chị Tư, chị Bảy, chị Năm, Tư Mã Lương… là
được nhìn từ Kim Đồng, trong mối quan hệ với Kim Đồng. Kim Đồng
có những suy nghĩ, cảm nhận, hành động, quan sát trước hiện thực
cuộc sống trong “Báu vật của đời”. Anh là nhân vật hành động, là
chủ thể của hành động được kể lại, là chủ ngữ trong câu, thuộc về
hiện thực được nói đến. Người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau
nhân vật và các sự kiện để kể bằng cách đẩy nhân vật ra trước độc
giả. Vì thế trước mắt độc giả khơng thấy người nói, chỉ thấy hiện thực
được trình bày. Có một người nào đó nữa đang quan sát Kim Đồng,
kể về Kim Đồng và các nhân vật khác. Tự điểm nhìn Kim Đồng, người
kể chuyện hàm ẩn dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của Kim
Đồng, dễ dàng hòa vào cái gia đình của Kim Đồng và đặt từng thành
viên của gia đình ấy trước độc giả mà khơng cần một lời giới thiệu
nào cả.
Kim Đồng mắc chứng bệnh ảo tưởng hình ảnh Natasa. Chỉ có
anh mới “trơng thấy” một Natasa nguyên vẹn như nàng tiên cá, hát
điệu dân ca buồn buồn quen thuộc từ lịng sơng dâng lên; “thấy
Natasa khóc trong chậu, thấy Natasa cười trong gương”. Kim Đồng
còn “nghe thấy” tiếng thở của cơ, “cảm thấy” tóc cơ quệt vào mặt,
bàn tay âm ấm của cô rờ khắp cơ thể. Anh cũng “nhìn thấy” Natasa
4
Mạc Ngơn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 38
5
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 39
6
Mạc Ngơn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 46
16
bị Mã Sơn Nhân nuốt vào trong bụng. Kim Đồng nói hỗn với thầy chủ
nhiệm Tiêu Kim Cương cũng chỉ với mục đích mượn uy thầy để rũ bỏ
hình ảnh Natasa ra khỏi tâm chí. Nếu nhìn bề ngồi hành động của
Kim Đồng có vẻ điên rồ, khơng thể hiểu và chấp nhận được nhưng
suy nghĩ, cảm nhận của Kim Đồng giúp người đọc soi thấu căn
nguyên, xuất phát điểm hành động là nỗi nhớ thương vơ vọng và tình
u dành cho cơ gái nước Nga xa xơi.
Từ điểm nhìn Kim Đồng, người kể chuyện dễ dàng thâm nhập
vào gia đình Thượng Quan với những mối quan hệ chằng chéo phức
tạp. Đó là cuộc tình kì lạ giữa chị cả- Lai Đệ và Hàn Chim, một thứ
tình yêu “như hoa cây thuốc phiện, rực rỡ và cuồng nhiệt nhưng
độc”. Sống với Tơn Bất Ngơn, cuộc sống chẳng khác gì địa ngục nên
khi được Hàn Chim nâng niu, yêu thương, chị đã theo dòng cảm xúc
bất chấp tất cả. Hàn Chim đến với chị để thỏa mãn ngọn lửa thanh
xuân bị kìm nén trong suốt mười lăm năm cơ cực. Cuộc tình ngang
trái giữa Lai Đệ và Hàn Chim được sự bảo trợ không hợp pháp của
người mẹ dù bà đã biết trước hậu quả của mối tình này. Nguyên
nhân khiến mẹ thơng cảm cho mối tình oan trái này là vì “mẹ thơng
cảm và day dứt khi thấy Lai Đệ bị Thằng Câm hành hạ, vì mẹ thơng
cảm với cuộc sống đầy cơ cực của Hàn Chim và món nợ thịt chim
cách đây mười lăm năm đồng thời để tỏ lòng thương nhớ và nể trọng
chị Lãnh Đệ”7. Sử dụng điểm nhìn Kim Đồng, người đọc dễ dàng thấu
hiểu những ngóc ngách nguồn cơn sâu sa của mối quan hệ Lai ĐệHàn Chim.
Cuộc sống làm công nhân nông trường đặc biệt là trong mối
quan hệ với trại trưởng Long đã để lại trong Kim Đồng những ấn
tượng chủ quan sâu sắc. Ở bên cạnh Long Thanh Bình, Kim Đồng chỉ
nhận thấy chất anh hùng mà không nhận ra vẻ đẹp nữ tính ở chị.
Thậm chí, anh cịn “trơng thấy mặt chị ta dài ra, từ giữa cặp mông
7
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 489
17
mọc ra một cái đuôi dài như chiếc chổi” 8. Do vậy, Long Thanh Bình
có cầu xin, đe dọa vẫn không thể đánh thức người đàn ông trong Kim
Đồng. Nhưng chính vào giây phút Long Thanh Bình tuyệt vọng tự sát,
Kim Đồng mới nhận ra tư thế hấp dẫn của người đàn bà. Anh đã thỏa
mãn khát khao làm phụ nữ của chị trước khi cơ thể chị mất hết cảm
giác. Do kích động nhất thời anh đã giao hợp với cái xác Long Thanh
Bình, sau đó anh rơi vào trạng thái hối hận sâu sắc. Hình ảnh lõa thể
Long Thanh Bình trở thành ác mộng ám ảnh Kim Đồng. Kim Đồng
gặp rắc rối trong vụ điều tra về cái chết của trại trưởng Long. Anh đã
trải qua những cảm giác lo âu, hối hận, sợ hãi của người mang mặc
cảm có tội nhưng cuối cùng may mắn thốt tội nhờ trận lũ đã xóa
sạch dấu vết.
Và cũng như bao người khác trong thời bấy giờ, Kim Đồng cũng
phải chịu sự hành hạ của cái đói trong những năm 60. Kim Đồng
cũng chứng kiến cái đói đã hành hạ thể xác và hủy hoại nhân cách
những người xung quanh đặc biệt là những người thân yêu nhất. Cô
giáo Hoắc Lệ Na xuất thân quyền quý, từng du học nước ngoài hay
Kiều Kỳ Sa- hoa khôi của Học viện Y khoa vì miếng ăn mà phải thất
thân trước tên cấp dưỡng Trương Rỗ. Ban đầu cậu kiên quyết không
tin nhưng khi Kim Đồng đã mục kích câu chuyện Kiều Kỳ Sa đuổi
theo chiếc bánh với bản năng của động vật mặc cho Trương Rỗ
muốn làm gì ở phần dưới cơ thể mình thì làm thì Kim Đồng buộc phải
chấp nhận sự thật cay đắng. Trong khi đó ở nhà Kim Đồng, để cứu cả
gia đình khỏi cái đói, mẹ anh đã trở thành kẻ trộm lương thực- một
kẻ trộm siêu hạng. Mẹ nuốt lương thực vào bụng về nhà nôn ra. Nhờ
những hạt lương thực quý báu trộn lẫn dịch vị dạ dày, máu của mẹ
mà cả gia đình Thượng Quan đã vượt qua những năm đói khát ấy.
Hơm đầu tiên trở về nhà, Kim Đồng đã tận mắt thấy rõ cách thức mẹ
oằn mình nơn lương thực ra. Đưa bát hồ được làm từ thứ lương thực
quý báu ấy, Kim Đồng đã cảm nhận tình yêu thương đong đầy và sự
8
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 516
18
hi sinh vĩ đại của mẹ. Người chị song sinh của Kim Đồng không nhẫn
tâm sống bằng lương thực trộn lẫn máu của mẹ đã trẫm mình xuống
sơng. Cái chết của người con gái thánh thiện mà sớm chịu bất hạnh
này đã được kể từ điểm nhìn của Kim Đồng bằng giọng tâm tình,
nuối tiếc. Cùng ngày Kim Đồng từ nơng trường trở về nhà, người con
gái đã bán mình để cứu cả nhà thất lạc đã lâu cũng về nhà. Kim
Đồng và Tưởng Đệ cùng ngồi trên chiếc thuyền qua sông để về nhà.
Anh nhận ra vẻ bất cần đời của những cô gái nhà Thượng Quan ở chị.
Và anh cũng đã được tận mắt chứng kiến cảnh cán bộ cơng xã trắng
trợn tịch thu chiếc đàn tì bà của chị. Sau này qua lời kể của chị, Kim
Đồng biết đó là tài sản đổi bằng máu, nước mắt, tuổi thanh xuân và
cả cuộc đời không được làm vợ, làm mẹ của chị.
Trong cách mạng văn hóa, Kim Đồng cùng mẹ bị Hồng vệ binh
bắt, bị giải đi diễu phố. Trên cổng nhà cậu treo một lô biển “Nhà Hán
gian”, “Sào huyệt của bọn Hoàn Hương Đoàn”, “Nhà thổ”. Kim Đồng
bị chụp mũ “tội phạm hiếp xác chết”, còn mẹ cậu thì bị chụp mũ “đồ
giịi bọ Thượng Quan Lỗ Thị”. Hình ảnh những con người bị giải đi
diễu phố, quang cảnh đường phố, Phòng Thạch Tiên bị đánh cắp đồ;
bà Lỗ bị Hồng vệ binh đánh đập, cuộc ẩu đả giữa hai nhóm Hồng vệ
binh đều được nhìn từ điểm nhìn Kim Đồng. Khơng dừng lại ở vai trò
quan sát, Kim Đồng còn là chủ thể cảm nhận. Nhắc đến Phòng Thạch
Tiên, anh “nhớ lại” việc hắn vu oan cho mẹ anh là người ăn cắp và
đã đánh bà chảy máu. Vì vậy trước hành động cứu hắn khỏi chết
đuối, nhường lại chiếc áo ấm của mẹ, Kim Đồng khơng đồng tình
thậm chí anh cịn ốn mẹ. Chứng kiến cảnh mẹ bị đánh, cơn giận
trong người anh cũng bùng lên.
Sự đổi thay của Cao Mật trong những năm 90 đều được nhìn
bằng đơi mắt của Kim Đồng- đơi mắt của một người sống mười lăm
năm trong tù mới được trở về với cuộc sống đời thường. Quanh cảnh
phòng chờ, cảnh chen lấn lên xe, những tòa nhà cao tầng, công
trường đang xây dựng dở, phố xá xe cộ nườm nượp… đều trở nên hết
19
sức lạ lẫm dưới cái nhìn của Kim Đồng. Và để lại những cảm giác
bàng hồng trong anh. Đó là cảm giác của người bị tụt hậu, một kẻ
cô đơn lạc lõng và mang tâm lý tự ti về ngoại hình khác biệt.
Trong con mắt của mọi người, Kim Đồng là người đàn ông của
“Vua phế liệu”- Kim Một Vú nhưng có ai biết rằng khi đến tìm mụ Kim
trước ánh mắt đổ dồn của mọi người “Kim Đồng cảm thấy ngứa ran
như bị rắc trấu”9, bối rối không biết nên chọn dáng đi như thế nào?
Và cũng chỉ anh mới biết niềm si mê bầu vú duy nhất của mụ Kim đã
thơi thúc anh đi tìm Kim Một Vú và buộc anh vào bên mụ.
Được Cảnh Liên Liên mời về làm giám đốc Maketting “Trung tâm
nuôi chim phương Đông” được đối xử tốt, Kim Đồng cũng băn khoăn
tự hỏi “không biết cô gái thông minh và năng động này sẽ dùng anh
vào việc gì”10. Khơng lợi dụng được mối quan hệ thầy trò giữa Kim
Đồng và Kỷ Quỳnh Chi, Kim Đồng bị Cảnh Liên Liên đuổi việc. Nhưng
anh đã tự xỉ vả, tự trách mình bất tài và ni ý nghĩ xin lỗi Cảnh Liên
Liên.
Sai lầm tiếp theo của Kim Đồng bắt đầu từ sự mủi lòng, từ niềm
cảm thơng với người đàn bà góa đứng dầm mưa trong đêm tối đã
khiến anh “cảm thấy khơng cịn lý do để mình khơng mở cửa” 11. Anh
hồi nghi về cái bẫy cha con Uông Ngân Chi đã sắp đặt để dụ anh
vào. Việc kinh doanh cửa hiệu nịt vú được giao cho Uông Ngân Chi,
Kim Đồng trở thành người thừa, sống trong tâm trạng bức bối. Và
cũng chỉ đơn giản nghĩ rằng “khóc có thể khơng bị đánh” nên anh đã
quỳ trước mặt người nhà Uông Ngân Chi. Bị đuổi ra khỏi nhà, Kim
Đồng lang thang trong đêm dưới trời mưa. Anh miên man nghĩ về
Uông Ngân Chi, nghĩ về sự đổi thay của lòng người và hối hận khi đã
nổi giận với vợ.
9
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 590
10
Mạc Ngôn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 613
11
Mạc Ngơn (2005), “Báu vật của đời”, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Đình Hiến dịch,
Trang 370
20