Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Văn học mạng Việt Nam và vấn đề sáng tạo của người viết nghiệp dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.59 KB, 67 trang )

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
---------------

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ SÁNG TẠO
CỦA NGƯỜI VIẾT NGHIỆP DƯ

Chuyên ngành: Văn học
Sinh viên thực hiện, lớp, khoá:

Phạm Thị Huyền – 715611047 – E1 khóa 71
Phạm Đặng Nhật Anh – 715611022 - E1 khóa 71
Hồ Hồng Anh – 715611019 - E1 khóa 71
Nguyễn Thị Thanh Mai – 715611061 - E1 khóa 71
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài – Khoa Việt Nam học

Hà Nội - 2022

Hà Nội - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
---------------

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:


VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ SÁNG TẠO
CỦA NGƯỜI VIẾT NGHIỆP DƯ

1


Chuyên ngành: Văn học
Sinh viên thực hiện, lớp, khoá:

Phạm Thị Huyền – 715611047 – E1 khóa 71
Phạm Đặng Nhật Anh – 715611022 - E1 khóa 71
Hồ Hồng Anh – 715611019 - E1 khóa 71
LỤC
Nguyễn Thị ThanhMỤC
Mai – 715611061
- E1 khóa 71
I. MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................2
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài – Khoa Việt Nam học
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu................................................5
Hà Nội - 2022
3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................5
- Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát tác phẩm của một số tác giả nghiệp dư có tên tuổi và bình
luận trực tiếp của tác phẩm đó để từ đó thấy được những vấn đề liên quan đến sáng tạo ở
người viết nghiệp dư và tiếp nhận ở người đọc.............................................................................5
3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................5
3.3 Mục đích nghiên cứu................................................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................6
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.....................................................................................................6

6. Cấu trúc của bài viết.......................................................................................................................7
CHƯƠNG I:.............................................................................................................................................8
Hà Nội - 2010
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM...................................................................................8
1.

Lịch sử ra đời của văn học mạng................................................................................................8
1.1. Mối quan hệ giữa Internet và văn học mạng Việt Nam...........................................................8
1.2 Lịch sử phát triển của văn học mạng Việt Nam........................................................................9

2. Quan niệm về văn học mạng........................................................................................................10
2.1. Một số định nghĩa về văn học mạng của các nhà văn lớn trên thế giới.................................10
2.2 Hai loại hình thái văn học: Văn học trên mạng (Literature in internet) và văn học mạng
(Literature for internet)................................................................................................................11
3. Một số thuộc tính của văn học mạng Việt Nam............................................................................12
4. Một số đặc điểm cơ bản của văn học mạng.................................................................................13
4.1 Văn học mạng và không gian Internet....................................................................................13
4.2 Văn học mạng là cách thức giao tiếp đặc biệt của người viết và giữa người viết với người
đọc................................................................................................................................................14
4.3. Văn học mạng là loại hình văn chương có tính cơng nghệ cao..............................................15
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................16
CHƯƠNG II:..........................................................................................................................................17
THỰC TRẠNG VĂN HỌC MẠNG NGHIỆP DƯ VIỆT NAM........................................................................17
1.

Quan niệm về người viết nghiệp dư.........................................................................................17
1.1 Nghiệp dư là gì?......................................................................................................................17
1.2 Người viết nghiệp dư..............................................................................................................17

2. Thực trạng sáng tạo văn học của người viết nghiệp dư................................................................19

2.1 Thực trạng sáng tạo của người viết nghiệp dư thơng qua quan sát, tìm hiểu........................19
0


2.2 Thực trạng của người viết nghiệp dư thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn........20
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................................37
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN GIẢI, ĐỀ XUẤT GIÚP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÒI BÚT CỦA NGƯỜI VIẾT
NGHIỆP DƯ TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM.................................................................38
1. Mối liên hệ giữa văn học truyền thống và văn học mạng.............................................................38
2. Mối liên hệ giữa người viết chuyên nghiệp và người viết nghiệp dư...........................................39
3. Văn học mạng và những vấn đề còn tồn đọng.............................................................................41
4. Những kiến giải, giải pháp phát triển văn học mạng....................................................................43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................................45
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................46
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................................49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................................49
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................50

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đều coi công nghệ như một phần không thể thiếu
trong cuộc sống, và tất nhiên sẽ thật nhàm chán biết bao nếu một
ngày những tiên tiến ấy biến mất. Thành công trong những phát
minh của công nghệ đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cuộc sống của
con người, là thời đại mà chúng ta có thể khám phá mọi bí ẩn về thế
giới chỉ bằng một cú click chuột. Internet đã kết nối chúng ta lại với
nhau, kết nối những con người bị ngăn cách bởi không gian, thời

gian, bởi khoảng cách địa lý, ngơn ngữ, văn hóa, tơn giáo, ... Cùng
với sự phát triển cũng như bùng nổ của Internet, một thể loại văn
học mới đã ra đời và ngày càng phổ biến tới tất cả mọi người: văn
học mạng. Nếu như trước đây, để có thể làm ra một cuốn sách, người
viết phải trải qua nhiều công đoạn, tốn rất nhiều thời gian và cơng
sức, thì giờ đây chỉ cần một chiếc laptop bên cạnh là họ đã có thể
đưa tác phẩm của mình lên mạng để tất cả mọi người cùng cảm
nhận. Người đọc cũng thế, trước đây muốn đọc cuốn sách mình u
thích thì phải ra tiệm sách để mua, nhưng bây giờ đã khác, họ chỉ
cần ở nhà lên mạng là có thể đọc được những điều mà mình muốn.
Cũng chính từ đây, sự liên kết giữa độc giả và tác giả được gắn kết
hơn bao giờ hết, và đó cũng chính là con đường ngắn nhất để biến
một tác phẩm trên mạng thành một tác phẩm in thành sách.
Có thể nói, Internet là sợi dây kết nối chúng ta với tinh thần của
thế giới, đồng thời cũng là phương tiện xuất bản mới của văn học
Việt Nam đương đại. Với sự phát triển của thế giới ngày nay, mỗi
ngày lượng truy cập vào các trang báo mạng là một con số khổng lồ,
chưa tính tới hàng trăm hàng ngàn trang web về văn học ra đời từ
gần chục năm trở lại đây đã chứng tỏ sức hút của loại hình văn học
này đối với đời sống văn hóa của con người. Thực tế đã cho chúng ta
thấy được sự thay đổi trong quan niệm về văn học của con người từ
khi văn học mạng ra đời. Không chỉ riêng những trang web của Việt
Nam, mà những trang web nước ngoài với sự cập nhật bài mới hằng
ngày đã khiến văn học ngày càng trở nên gần gũi và thân quen với
tất cả chúng ta. Hàng trăm bài dịch thuật, nghiên cứu văn học,
những tác phẩm truyện, văn thơ đa dạng nhiều thể loại,... đã làm
2


cho đời sống văn hóa của con người trở nên phong phú và đa màu

sắc hơn.
Mặc dù ra đời sau nhưng sức ảnh hưởng của văn học mạng tới
nền văn học truyền thống là vô cùng to lớn. Những vấn đề liên quan
tới sáng tác và tiếp nhận, những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực
của văn học mạng đều là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Tuy nhiên văn
học mạng cũng là một xu thế tất yếu của thời đại. Bên cạnh những
tác phẩm để đời, làm nên tên tuổi của nhiều tác giả thì cũng khơng ít
những “hiện tượng văn học” sớm nở tối tàn, chưa đáp ứng được được
nhu cầu của nền văn học thời đại. Thế giới mạng là một thế giới mở,
đây là một nhược điểm và cũng là một nguyên do khiến cho văn học
mạng thường được người khác phán xét là loại hình văn học tồi tàn
khi những người được cho là tác giả của tác phẩm không theo một
quy chuẩn nhất định. Nơi đây, tất cả mọi người có thể viết và sáng
tác văn học mạng. Chỉ cần một cái click chuột là có thể đem tác
phẩm ra mắt cơng chúng. Khơng ít những người viết lên chỉ để thỏa
niềm đam mê và sở thích bản thân, khơng cần quan tâm nhiều đến
kĩ năng hay thao tác viết. Chính những tác phẩm mang giá trị sáo
rỗng đó mang xuất hiện những chiều hướng tiêu cực, người đọc khi
nhắc đến văn học mạng sẽ nghĩ ngay tới những tác phẩm non kém
mà lãng quên đi những tài năng của cây viết trẻ khác. Không chỉ vậy,
tư tưởng trong mỗi câu chuyện sẽ ảnh hưởng tới các thế hệ trẻ ngày
nay nếu chúng không được bảo vệ trước các thông tin tiêu cực hay
khiêu dâm. Bên cạnh đó, nhiều trang blog lập ra rồi khơng có người
xem, trang web bỏ hoang, nhiều tác phẩm ra đời nhưng bị rơi vào
quên lãng, không được đón nhận. Thực tế này làm cho chúng tơi có
khơng ít những băn khoăn. Chúng tơi tự hỏi, thực trạng những sáng
tác của những cây viết nghiệp dư trên mạng như thế nào đã dẫn đến
việc văn học mạng Việt Nam có “số phận” như vậy và giải pháp nào
để xóa bỏ đi cái mác yếu kém của văn học mạng Việt Nam. Chúng
tơi do đó đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Văn học mạng và vấn đề

sáng tạo của người viết nghiệp dư để đi tìm câu trả lời cho những
vấn đề khoa học và thực tiễn về sáng tác văn học mạng của Việt
Nam hiện nay.

3


2. Lịch sử vấn đề
Nếu nói về sự ra đời của văn học mạng, của thời đại sách điện tử thì ta phải
quay trở lại quá khứ, quay về với hình ảnh người thợ hồn kim Johannes Gutenberg
(1400-1468). Người đàn ông này đã bán đi cửa hiệu của bản thân để làm ra một chiếc
máy in, mà chính ơng cũng khơng biết rằng phát minh của mình đã làm đảo lộn thế
giới thời đó, tạo điều kiện cho Châu Âu bước vào thời kì Phục Hưng. Với 200 bản
Kinh Thánh được in bởi Gutenberg đã phá bỏ thế độc quyền Kinh Thánh của Nhà thờ
và đồng thời cũng biến văn chương trở thành một thứ nghề để kiếm sống.
Năm thế kỉ qua đi, sau Gutenberg, vào năm 2008 bộ tiểu thuyết “ Harry
Potter” của K.J.Rowling xuất bản tập 7, nâng con số bản in của siêu phẩm này lên con
số 450 triệu. Tuy nhiên, đây cũng chính là bộ sách in bán chạy cuối cùng trong lịch sử
sách giấy của nhân loại. Chính bộ truyện này là ánh sáng khép lại một thời đại dộc
quyền của sách in, đồng thời mở ra một chương mới cho nền văn học thế giới: thời đại
của sách điện tử.
Vào năm 2013, ở Trung Quốc đã thành lập một trường học kiểu mới mang tên
“Đại học Văn học mạng”. Có thể nói đây là lần đầu tiên có một trường đại học về văn
học mạng như thế. Điều đặc biệt hơn, hiệu trưởng của ngôi trường này là Mặc Ngônngười đoạt giải Nobel về văn học vào năm 2012. Chính điều này đã góp phần giúp
quảng bá hình ảnh cho ngơi trường và đưa nó tới gần hơn với cơng chúng. Hiện nay,
số người dùng mạng internet ở Trung Quốc là một con số khổng lồ. Và nếu như ngày
xưa, việc in sách đòi hỏi người viết cần trải qua rất nhiều công đoạn thì bây giờ, việc
các nhà xuất bản nhận in các tác phẩm đã trải qua quá trình sinh tồn trên mạng là
chuyện hết sức bình thường.
Ở Việt Nam, vào năm 2006, trên các trang báo điện tử của

Vietnamnet đã mở ra chuyên đề về văn học mạng, đặt nền móng
cho sự quan tâm của mọi người đến loại hình văn học khơng dễ nhận
diện bởi tính chất đặc thù của nó. Tiếp đến vào năm 2008 - năm gần
cuối trong giai đoạn bùng nổ văn học mạng ở nước ta, các nhà báo,
nhà văn đã ngồi lại dự hội thảo do tạp chí Văn hóa nghệ thuật phối
hợp với cơng ty sách để cùng nhau thảo luận về chủ đề văn học
mạng. Bởi vì ngày càng phổ biến và tính kết nối siêu tuyệt vời, văn
học mạng bấy giờ là chủ đề được quan tâm để phát triển theo một
chiều hướng đúng đắn. Cũng trong năm 2008, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội có xây dựng cơng trình nghiên cứu về văn học mạng
bởi hai sinh viên xuất sắc của trường. Cụ thể hai cơng trình đó là
4


Bước đầu khảo sát văn học mạng Việt Nam và luận văn thạc sĩ Đặc
điểm phát triển của văn học mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ
XXI của Nguyễn Thị Lan Hương.
Năm 2010, có thêm nhiều người viết và nghiên cứu văn học
mạng, có thể coi đây là năm bùng nổ nghiên cứu văn học mạng.
Trước tiên là bài viết Tiếp nhận văn học mạng trong bối cảnh văn
hóa, văn học mạng hiện nay của Hà Văn Hoàng, khoa Ngữ Văn truyền thông, Đại học Phan Châu Trinh. Tiếp đó, tại khoa Văn học
của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, thạc sĩ
Nguyễn Năm Hoàng đã viết bài Văn học mạng và những biến đổi
trong phương thức tiếp nhận văn học của người đọc đương đại. Vào
tháng 5 năm 2010, Trần Ngọc Hiếu, khoa Ngữ Văn - trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã nghiệm thu đề tài cấp trường Văn học mạng Việt
nam - diện mạo ban đầu và những tác động đến đời sống văn học
đương đại. Với cơng trình nghiên cứu này, rất nhiều bạn đọc đã nhận
diện và phân biệt được 2 loại hình văn học tồn tại trên mạng. Cũng
trong năm 2010, có nhiều bài báo và cơng trình nghiên cứu khác về

đề tài này, chứng tỏ rằng đề tài cực kì có nhiều sức hút và chứa đựng
nhiều lý thú khiến con người muốn khám phá bản chất của nó.
Và đến 2012, những buổi tọa đàm, những cuộc nói chuyện
xoay quanh văn học mạng đã bùng nổ một cách mạnh mẽ hơn bao
giờ hết. Vào ngày 7/3/2012, một buổi tọa đàm thường niên mang tên
“Từ blog đến sách” đã diễn ra với sự tổ chức bởi Thái Hà Books, báo
“Văn nghệ trẻ” và Cafe Trung Nguyên. Buổi tọa đàm đã ghi nhận
nhiều ý kiến về văn học mạng, về mối quan hệ không thể tách rời
giữa người viết và người đón nhận. Khơng chỉ dừng lại ở đó mà 2012
cũng là một năm mà việc phê bình về các tác phẩm văn học mạng
diễn ra một cách mạnh mẽ. Sự ra đời và quá trình phát triển của văn
học mạng đã khiến cho giới văn học truyền thống có một cái nhìn
khác về loại hình này, thậm chí họ còn coi văn học mạng là một đối
tượng cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có bài bản. Việc
xuất hiện những bình luận gay gắt trong việc dịch thuật sách khiến
nhiều nhà xuất bản phải đứng ra xin lỗi và thu hồi lại sách đã gây ra
một làn sóng mới. Từ đây, văn học mạng khơng chỉ đơn giản là sáng
tác nữa, mà nó cịn lan sang mảng phê bình. Đây chính là một bước
5


tiến mới cho sự phát triển trong tương lai của loại hình văn học mới
này.
Suốt bao nhiêu năm qua, văn học mạng ngày càng phát triển
với sự đi lên của Internet, vì thế mà ngày càng có nhiều bất cập xảy
ra. Thế giới nay ngày càng khơng cịn sự lạ lẫm với các thiết bị thơng
minh và Internet, thậm chí các bạn nhỏ cũng đã được tiếp xúc với
công nghệ từ rất sớm. Vì vậy cần phải nhìn nhận và chấn chỉnh lại
chất lượng của bài viết trên mạng để xây dựng cộng đồng đọc và
viết vững mạnh hơn nữa, nuôi dưỡng những giá trị thực thụ trong

những câu văn đã được mã hóa. Các thành tựu nghiên cứu của người
đi trước như Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Nam Hoàng, Nguyễn Thị Lan
Hương đã giúp chúng tơi đặt một nền móng vững chắc, cơ sở nghiên
cứu và hiểu biết chuyên sâu để tự tin nghiên cứu một đề tài hoàn
toàn mới “Văn học mạng Việt Nam và vấn đề sáng tạo của người viết
nghiệp dư”. Chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao hơn chất lượng
của người viết, đi sâu hơn và diễn bày thực trạng của người viết
nghiệp dư trong khoảng thời gian hiện tại.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát tác phẩm của một số tác giả
nghiệp dư có tên tuổi và bình luận trực tiếp của tác phẩm đó để từ
đó thấy được những vấn đề liên quan đến sáng tạo ở người viết
nghiệp dư và tiếp nhận ở người đọc.
- Nhìn nhận những vấn đề sáng tạo của người viết nghiệp dư và
sự thành công của một vài tác phẩm cũng như tác giả văn học mạng.
- Khảo sát chính bản thân người viết nghiệp dư để thấy rõ được
thực trạng và nguyên nhân của các vấn đề còn tồn đọng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các tác giả đã và đang tham gia sáng tác văn học mạng tại
Việt Nam cùng người đọc thưởng thức tác phẩm văn học mạng Việt
Nam.

6


- Tập trung vào nhóm tác giả nghiệp dư, có kinh nghiệm viết ít
năm trên các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội như Facebook,
Wattpad, …

3.3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đạt được những mục
đích sau:
+ Nhận diện được tầm quan trọng của văn học mạng đối với
nền văn học thế giới.
+ Thấy được những tác động mà loại hình văn học này gây
nên, từ đó đề ra giải pháp để cải thiện, tìm ra hướng đi đúng đắn cho
cả người viết lẫn người đọc.
+ Nhìn rõ sự sáng tạo ở những tác giả mới, sự tiếp nhận từ phía
người đọc để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng ngịi bút
của người viết nghiệp dư.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa theo những
phương pháp sau:
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhìn rõ những đặc trưng của
văn học mạng so với nền văn học truyền thống.
+ Phương pháp khảo sát-phỏng vấn: tiến hành khảo sát một
cách toàn diện ở cả người đọc lẫn người viết (chú trọng vào người
viết nghiệp dư) để thấy rõ sự sáng tạo ở người viết cũng như sự tiếp
nhận từ phía người đọc.
+ Phương pháp xã hội học: lý giải những vấn đề của văn học
mạng trong khơng gian của nền văn hóa hiện đại.
+ Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: cung cấp những lý
luận cơ sở để hiểu rõ hơn về văn học mạng.
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Bài nghiên cứu là cơng trình nghiên cứu một cách chun sâu
về văn học mạng và vấn đề sáng tạo ở những người viết nghiệp dư.

7



- Đóng góp một cái nhìn mới về văn học mạng, cho thấy sức
hút từ loại hình văn học này tới thế giới văn học.
- Phản ánh thực trạng sáng tạo văn học của người viết nghiệp
dư trong xã hội hiện nay.
- Đề xuất một vài ý kiến về hướng đi mới cũng như cách khắc
phục những vấn đề tồn đọng trong văn học mạng và của người viết
nghiệp dư.
6. Cấu trúc của bài viết
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ra
thì bài nghiên cứu gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Một số vấn đề chung của văn học mạng và văn học mạng
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng của văn học mạng nghiệp dư Việt Nam.
Chương 3: Những kiến giải, đề xuất giúp nâng cao năng lực ngòi bút
của người viết nghiệp dư trong sáng tác văn học mạng Việt Nam.

8


CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM
1.Lịch sử ra đời của văn học mạng
1.1. Mối quan hệ giữa Internet và văn học mạng Việt Nam
Internet là một không gian mở, là nơi để giao lưu giữa nhiều
luồng tư tưởng cũng như nền văn hóa khác nhau. Đây là nền tảng, là
sự mở đầu cho việc hình thành và phát triển văn học mạng. Với công
cụ kết nối này, con người đã đem tri thức của mình, đem hiểu biết
của mình về thế giới vươn ra tồn cầu. Internet cũng đã dẫn đến sự
giao lưu văn hóa, sự nở rộ phong trào viết cho mạng nhất là báo chí

điện tử, các trang điện tử chính thống của các ngành, các cơ quan,
đoàn thể, các trang website, blog của các đơn vị trường, của thầy cô
giáo, của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã góp phần
ni dưỡng, quảng bá giúp cho văn học mạng có một đời sống sơi
động, nhiều ý nghĩa.
Vốn có của văn học là chức năng giao tiếp nay lại được hỗ trợ
thêm những ưu thế của mạng trở thành một hiện tượng giao tiếp đặc
biệt. Khả năng kết nối, cập nhật, khả năng tương tác, khuếch tán...
được nâng cao một cách rõ rệt. Nhờ thế mà sự giao lưu giữa tác giả
và bạn đọc được diễn ra một cách chủ động, mạnh mẽ, tự do, nhanh
chóng, tức thời và đa dạng hơn, điều mà văn học in ấn khó lịng so
sánh. Nó đã tao ra một hệ quả là các “cơn sốt” bình luận hoặc
chuyển một tác phẩm từ sáng tác cá nhân thành sáng tác tập thể.
Tuy văn học học mạng hiện nay chưa thể “phủ sóng” đến tất
cả mọi người, vì cịn một số người chưa có điều kiện tiếp cận với máy
tinh và mạng Internet. Nhưng với khả năng siêu liên kết, với các hiệu
ứng âm thanh, hình ảnh và những ứng dụng kĩ thuật truyền thông đa
phương tiện khác đã đem lại cho các tác phẩm văn học mạng những
hình thức biểu đạt mới, góp phần đa dạng hóa diện mạo nền văn học
hiện đại. Cho nên trong thời gian qua, thời gian mà văn hóa đọc bị
văn hóa nghe, nhìn cạnh tranh gay gắt, khốc liệt nhưng văn học
mạng vẫn thu hút đáng kể lượng người đọc và bình luận.
Việc làm tươi mới nguồn tư liệu và khởi phát cảm hứng cho
người dạy và người học văn là một việc làm hết sức cần thiết. Trong
thời đại bùng nổ thơng tin và tri thức lồi người được phát triển với
tốc độ như vũ bão thì ta cần phải gắn kết đời sống văn học nhà
trường với nền văn học đương đại qua văn học mạng theo hướng tích
cực. Vì văn học mạng tận dụng được ưu thế “mạng” trong mối tương
quan với văn học in ấn bởi người đọc, người học chủ yếu là thế hệ
9



trẻ, một lớp người luôn nhạy cảm và tiếp cận nhanh với Internet và
có đời sống chịu ảnh hưởng của văn hóa mạng.
Thực tế ta đã thấy có nhiều forum, website, blog, faceebook
của học sinh có liên quan đến việc thưởng thức, sáng tác văn học. Số
lượng người truy cập, bình luận dành cho các tác phẩm văn học
mạng đa số là thế hệ trẻ, học sinh. Sức hấp dẫn của Internet với thế
hệ trẻ không thể cưỡng nỗi.
Tiếp cận với văn học mạng là đến với văn hóa mạng, đến với
xã hội tri thức và hình thức học tập suốt đời, kích thích tính chủ động
tích cực trong truy tìm thơng tin và tiếp cận với thành tựu khoa học
công nghệ. Sức hấp dẫn của văn học mạng là khơng thể phủ nhận vì
nó mang tính đồng điệu giữa tác giả với người đọc, khả năng tương
tác, tốc độ cập nhật cho phép người đọc có thể giải tỏa ngay tâm lý
hoặc tham gia đồng sáng tạo trong quá trình giao lưu tiếp nhận, hình
thức biểu hiện sinh động, mang tính thời sự, các sự kiện, âm hưởng
của cuộc sống đương đại, khả năng tập hợp diễn đàn.
Văn học mạng khơng chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí
lành mạnh mà cịn làm tăng cường hứng thú và khả năng tự học, tự
giáo dục bằng các tác phẩm có giá trị đối với học sinh. Sự tiếp cận
với mạng và văn học mạng là tính tất yếu của thời đại, vấn đề là cần
có giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ, học sinh tiếp cận văn học
mạng như thế nào trong lúc văn học mạng có cả giá trị văn hóa tốt
đẹp lẫn yếu tố xấu.
1.2 Lịch sử phát triển của văn học mạng Việt Nam
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của văn học mạng trên thế giới
Nhà văn Beth Reek người New Zealand đã tự tay đăng tiểu
thuyết đầu tay The Kissing Booth của mình lên trang mạng Wattpad.
Tác phẩm đã trở nên nổi tiếng, thu hút hàng 20 triệu lượt đọc. Cùng

với sự thành cơng đó, tác phẩm đã được nhà xuất bản nổi tiếng thế
giới là Random House ký kết hợp đồng xuất bản tồn bộ truyện ngay
khi nó cịn chưa được hồn thành. Ngồi ra dấu mốc này giúp Beth
ghi tên mình vào bảng xếp hạng 15 người trẻ tuổi nổi tiếng nhất hiện
nay và ghi nhận đây là những dấu chân đầu tiên cho chặng đường
phát triển văn học mạng. Tại châu Âu, để xuất bản một cuốn sách
hay là một bài viết từ một trang blog nào đó chỉ cịn là những thao
tác trên máy tính với dự án xuất bản sách của nhà xuất bản New
Pamphleteer (Mỹ). Người ta đã sáng lập ra một giải thưởng cho dòng
văn học mạng mang tên Lulu Booker Prize, …
10


Nhìn gần hơn sang đất nước láng giềng của Việt Nam là Trung
Quốc, dòng văn học mạng tại đất nước này phát triển vơ cùng mạnh
mẽ, chúng ta có thể điểm qua một số tác giả nổi tiếng như Quách
Kính Minh, Hàn Hàn, … Văn học mạng phát triển mạnh mẽ tới mức,
vào năm 2013, Trung Quốc cho thành lập ngôi trường Đại học Văn
học mạng, nhà văn Mạc Ngôn danh dự lên nắm quyền điều hành
ngôi trường, ông là người vừa đoạt giải Nobel vào năm trước đó.
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của văn học mạng tại Việt Nam.
Những biến động của nền văn học nước bạn cũng ít nhiều ảnh
hưởng tới nền văn học Việt Nam. Nhưng tất nhiên, nguồn gốc ra đời
của văn học mạng Việt Nam khơng phải bắt nguồn từ Trung Quốc.
Dịng văn học đặc biệt này được “ra đời và lớn lên” một cách tự
nhiên trong bối cảnh náo nhiệt của sự phát triển mạnh mẽ Internet
tại Việt Nam và văn hóa công nghệ truyền thông.
Trong chặng đường dài phát triển, văn học mạng Việt Nam trải
qua nhiều lắng đọng, thăng trầm. Internet chính thức xuất hiện và
được sử dụng vào năm 1997, nhưng phải đến đầu những năm 2000

mới được phổ cập rộng đến người dùng. Cùng với sự phổ biến rộng
rãi đó, khoảng thời gian 2000 – 2009 là giai đoạn phát triển bùng nổ
của văn học mạng tại Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 2000 đã
xuất hiện những trang web dịch truyện của Trung Quốc, thí dụ như
truyện kiếm hiệp, truyện ngơn tình được xuất bản rầm rộ trên các
trang mạng Internet. Dễ thấy, các văn bản đã chuyển hóa thành một
kiểu dữ liệu đặc biệt, những dữ liệu văn bản đã được số hóa đó được
truyền đi, hiển thị và kết nối tương tác với mọi người. Trong đoạn
thời gian này, một số trang mạng và diễn đàn trực tuyến thu hút
hàng triệu lượt theo dõi và truy cập. Các tác phẩm, bài viết đề cập
đến nhiều chủ đề khác nhau, nhưng nổi bật vẫn là các mảng như tình
yêu, cuộc sống, kiếm hiệp, thế giới kỳ ảo, … Chính trong giai đoạn
đó, văn học mạng Việt Nam đã trở thành nơi nuôi dưỡng tên tuổi của
các nhà văn trẻ như Hà Kin, Trần Thu Trang, Nguyễn Thế Hoàng Linh,

Ngược lại với giai đoạn trước là sự trầm lắng của giai đoạn 2010
đến nay, có thể coi đây là giai đoạn nghỉ để đi tìm bản thể và con
đường phát triển của văn học mạng. Văn học mạng cùng một số
11


những biến động trong đời sống xã hội, một số đại diện đã mai một
và mất dần đi. Có thể nhận thấy sự mất dần của các trang web hay
là sự thưa vắng của các diễn đàn trực tuyến. Tuy nhiên, đó vẫn chưa
phải là tổng thể hoặc kết cục của dòng văn học mạng. Ở một số mặt
khác, văn học mạng vẫn tìm tịi và phát triển, chẳng hạn như chúng
ta thấy sự trở lại của lối viết văn trữ tình trong các tản văn hay thơ
của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, Nguyễn Phong Việt, Anh Khang, … Văn
học mạng vẫn đúng như ý nghĩa bản thể của nó, giải phóng văn
chương khỏi sự rào cản của khơng gian và thời gian để đến với tầm

tay của nhiều bạn đọc.
Có thể nói văn học mạng trong giai đoạn trầm lắng sau đang tự
đi tìm lối đi cho mình. Những xu hướng phổ biến vẫn phát triển,
những bạn trẻ vẫn xây dựng tên tuổi và đạt được nhiều thành tựu.
Mặc dù chưa có câu trả lời cuối cùng và thực tế văn học mạng
cịn nhiều tác phẩm có xu hướng chiều theo thị yếu, chưa vượt qua
được thách thức của thời gian. Nhưng với khả năng kết nối và tương
tác sâu rộng, văn học mạng đã tạo ra những điều kiện để văn học
nước nhà phát triển rực rỡ hơn nữa.
2. Quan niệm về văn học mạng.
2.1. Một số định nghĩa về văn học mạng của các nhà văn lớn
trên thế giới.
Theo Evgeny Nikitin: “Thơ mạng – đó là thơ được công bố trên
mạng Internet, được các người dùng mạng đọc, bình phẩm và có
những phẩm chất văn học theo cách nhìn nhận của những người
dùng mạng”. Với định nghĩa thơ mạng, chúng ta cũng có thể hiểu
rộng hay suy rộng đến văn học mạng, bởi chúng đều có những đặc
điểm chung nhất định. Ngay từ thuật ngữ văn học mạng ta cũng đã
biết được phần nào đặc điểm của dòng văn học này.
Theo Roberto Simanowski thì văn học trên Internet được chia ra
làm 3 dạng chính: văn học được số hóa, văn học số và văn học
mạng. Văn học số hóa là dạng văn học sử dụng các khả năng kĩ
thuật của máy tính và các cơng cụ kỹ thuật khác để tái tạo văn bản,
sau đó cơng bố và giới thiệu văn bản với mục đích đưa đi in và xuất
bản dưới dạng sách giấy.
12


Văn học số được sử dụng khả năng kĩ thuật của các thiết bị
thông minh và các công nghệ số với tư cách thẩm mỹ nhằm đạt được

những hình thức và phương pháp của sự thể hiện nghệ thuật. Văn
học mạng lại là thể loại văn học có chiến lược truyền thông riêng
biệt, được viết và xuất bản, truyền tải, tương tác trên mạng. Việc
xuất bản ngược của dạng văn học này là có thể xảy ra nhưng nó
khơng phải là mục đích chính mà người viết muốn hướng tới.
Theo Verner Sheltien, về thuật ngữ văn học mạng, thứ nhất văn
học mạng là một từ ngữ để chỉ chung tất cả sản phẩm văn học xuất
bản trên mạng. Nhưng tất nhiên thuật ngữ này cũng sẽ được chia ra
theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ văn học
mạng là thuật ngữ chỉ chung các tác phẩm văn học đặt trên mạng.
Nếu chọn hiểu văn học mạng theo lớp nghĩa này thì ta khơng thể coi
văn học mạng như một thể loại đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, văn học
mạng là những sản phẩm văn học đặc biệt, được viết và tồn tại có
giá trị khi và chỉ khi chúng tồn tại trên mạng Internet. Vì thế, nếu ta
hiểu theo nghĩa hẹp thì văn học mạng lại được coi như là một loại
hình đặc biệt với những khả năng tuyệt vời. Bởi khi xuất bản những
tác phẩm này ra giấy sẽ làm mất đi giá trị của hình ảnh hay các tính
chất phi văn bản đặc biệt đính kèm.
Tiếp theo, văn học mạng là phương tiện cho sự tự biểu hiện, xuất
phát từ tính chất của Internet.
2.2 Hai loại hình thái văn học: Văn học trên mạng (Literature
in internet) và văn học mạng (Literature for internet).
Qua một số quan điểm của các nhà văn học lớn trên thế giới
chúng ta có thể chia văn học mạng ra làm 2 hình thái, đó là: Văn học
trên mạng (Literature in internet) và văn học mạng (Literature for
internet).
Văn học trên mạng (Literature in internet), có thể được hiểu là
loại văn học truyền thống, được truyền tải lên mạng hoặc xuất hiện
trên mạng với mục đích giới thiệu. Như vậy, đối với văn học trên
mạng thì Internet chỉ đóng vai trị là phương tiện truyền tải, công bố

và giới thiệu đến người đọc. Khơng chỉ vậy Internet cịn là nơi cất giữ,
lưu trữ một giá sách không lo bị ẩm mốc hay chiếm nhiều không
gian. Và nguồn gốc của các sản phẩm văn học trên mạng đều có
13


sách giấy, nếu như khơng có Internet, các tác phẩm này sẽ vẫn cịn
tồn tại. Nó tồn tại khơng phụ thuộc vào Internet.
Văn học mạng hoặc chúng ta có thể gọi với cái tên khác là văn
mạng. Đây là hình thái văn học mới, được sáng tạo trên không gian
Internet. Ở nơi đây, các tác phẩm văn học có nguồn gốc từ chính các
bài xuất bản trên Internet. Khơng gian Internet bây giờ không chỉ
đơn giản là nơi lưu trữ hay là phương tiện giới thiệu đến bạn đọc mà
nó đã trở thành “sân chơi” cho những nhà văn hay các bạn trẻ có
niềm đam mê viết lách, chắp cánh cho những niềm đam mê trẻ. Đối
tượng độc giả của dòng văn học này thường là nữ giới, giới trẻ. Cộng
đồng đọc giả tìm đến văn học mạng như thỏa mãn nhu cầu được giải
trí, tìm kiếm thơng tin, những điều mới lạ độc đáo hay lạ thường, …
Họ không thường tìm đến văn học mạng với mục đích cảm thụ nghệ
thuật hoặc tìm kiếm chân trời kiến thức chuyên sâu. Một đặc điểm
khiến cho văn học mạng trở nên thú vị đó là những tác phẩm văn
học đa số là những người trẻ.
3. Một số thuộc tính của văn học mạng Việt Nam
Theo một số bài báo hoặc quan niệm của đa số người đọc và
thường thức văn học mạng, trong suy nghĩ của họ văn học mạng
được coi là “dòng văn học rẻ tiền”. Xét về phương diện kinh tế, ta có
thể gọi văn học mạng là “dịng văn học rẻ tiền”, rẻ tiền ở đây được
hiểu theo đúng nghĩa đen của nó. Độc giả muốn đọc một tác phẩm
văn chương mạng chỉ cần có một thiết bị thơng minh kết nối Internet
là có thể thưởng thức. Khi mọi thứ quá mức tiện lợi, các độc giả

không phải chi trả tiền cho việc mua sách, mượn sách, chi phí cho
việc đi lại hoặc là in ấn tác phẩm. Chi phí cho việc thưởng thức văn
chương mạng quá rẻ, thậm chí nó miễn phí. Vì điều này mà giờ đây
khái niệm “sách gối đầu giường” cũng trở nên ít đi. Vì khơng mất
tiền, người đọc thường chỉ hứng thú với tác phẩm thỏa mãn nhu cầu
của bản thân, họ có thể truy cập vào một trang web, lướt qua hàng
chục tác phẩm, đọc vài dịng rồi lại thốt ra hoặc là một số bộ phận
họ đọc hết tác phẩm nhưng sau khi đóng máy lại thì ý nghĩa lưu lại
chẳng cịn bao nhiêu.
Bên cạnh thuộc tính đó, văn học mạng là dòng văn sống bằng
điện, bằng Internet. Văn học mạng ra đời là hệ quả tất yếu của sự
14


bùng nổ Internet. Những tác phẩm được sáng tác và lưu trữ tại không
gian mạng bao la, tuy không gian đó cung cấp cho con người nhiều
điểm ưu việt nhưng nó chỉ tồn tại khi có điện. Như vậy văn học mạng
cũng chỉ sống và tồn tại khi có điện và có Internet, khơng có điện
hoặc khơng có Internet thì những tác phẩm đó cũng khơng cịn.
Trong khi đó, văn học truyền thống luôn tồn tại dù mất điện hay mất
Internet, và người đọc có thể thưởng thức nó vào bất cứ khi nào mà
họ muốn.
Cuối cùng, văn học mạng bị ép vào khn giới tính nữ, đề tài
tình u. Sự phát triển của văn học mạng (tiểu thuyết, truyện ngắn,
tản mạn, nhật ký ...) phát triển trong bối cảnh sự lên ngơi của văn
học nữ. Sự hình thành của văn học trực tuyến Việt Nam có liên quan
đến nhu cầu tự sự của các tác giả nữ ngay từ khi mới ra đời. Hình
thức đầu tiên của văn học trực tuyến là tự truyện. Trần Thu Trang
được coi là cây viết online đầu tiên của Việt Nam. Nhật Ký Tình u
TIO (Writers Guild Press, 2006), Phải Cưới Ai Đó Như Anh Ấy (Báo Lao

Động, 2006), Cocktail Tình Yêu (Báo Lao Động, 2007) ... Trần Thu
Trang vẫn được yêu thích cho đến ngày nay, là nhà văn học trực
tuyến đầu tiên ở Việt Nam được in thành sách, trong đó “Phải cưới
một người đàn ông như em” là cuốn sách kinh doanh thành công
nhất của chị ấy.
4. Một số đặc điểm cơ bản của văn học mạng
4.1 Văn học mạng và khơng gian Internet
Khơng gian Internet được ví như một thế giới song song, nơi đó
con người có thể xuyên khơng tới bất kì nơi đâu mà mình muốn. Sự
xuất hiện của Internet đã làm thay đổi cách thức liên lạc của con
người. Nếu như trước đây, việc liên lạc cịn rất khó khăn và tốn nhiều
thời gian thì giờ đây con người chỉ cần có một thiết bị thơng minh
như điện thoại hay máy tính có kết nối Internet là có thể gặp gỡ và
trị chuyện cùng bạn bè của mình dù họ có cách xa đến nửa vịng
trái đất. Internet ra đời giúp các cuộc trao đổi trò chuyện rút ngắn về
mặt địa lý và thời gian.
Các tác giả văn học mạng được thế giới rộng lớn ấy cấp cho sự
tự do và tự chủ trong sáng tác, ngồi ra cấp cho người độc quyền tự
do ngơn luận bình luận tác phẩm ngay trên diễn đàn. Có nghĩa rằng,
15


tác giả có thể tự do viết những gì mình suy nghĩ hay tự sáng tạo
đăng lên mạng cho mọi người đọc, độc giả có thể đọc hoặc khơng
đọc nhưng cũng không thể cấm tác giả đăng lên trên trang cá nhân
của mình. Và ngược lại, tác giả cũng khơng thể cấm được độc giả
bình luận hay phán xét về tác phẩm của mình.
Trong khơng gian mạng, con người có thể dễ dàng và tự do phán xét
lẫn nhau. Tuy tơi chưa từng gặp và biết anh là ai ngồi đời thực
nhưng tơi có thể nhận xét về con người anh qua dòng trạng thái mà

anh đăng tải và những câu chuyện mà tôi đọc được. Đặc điểm này
của văn học mạng cũng giống như văn học truyền thống, người đọc
có thể lật mở vài trang trên cuốn sách, thậm chí chỉ lướt qua cái bìa
mà đánh giá quyển sách này có hay hay khơng.
Khơng gian bao la và khơng bị biến đổi bởi thời gian đã khiến
cho người đọc tìm đến văn học mạng bởi vì sự tiện lợi của nó. Những
cuốn sách, tác phẩm đã được xuất bản trên không gian Internet hỗ
trợ cho người đọc mọi lúc mọi nơi. Người đọc không phải mang
những cuốn sách cồng kềnh lớn nhỏ hay lo những cuốn sách của
mình sẽ rách khi gặp sự cố, đối với văn học mạng, người đọc chỉ cần
mang thiết bị thơng minh có kết nối Internet, vậy là chỉ qua một vài
thao tác, họ đã truy cập được vào không gian mạng và thoải mái tự
do lựa chọn các tác phẩm mà mình mong muốn. Internet đã đạp đổ
đi khái niệm không gian và thời gian của tạo hóa trong khơng gian
của nó.
Trong khơng gian mạng khơng có q nhiều điều luật khắt khe
hoặc là có nhưng lại khơng thể kiểm sốt hết được hoạt động của
con người. Tác giả có thể sáng tác bất cứ thể loại gì, mạnh dạn đăng
tải sáng tạo mà họ viết được. Các đề tài như sex, đồng tính, … trong
khi văn học truyền thống cịn khá dè dặt khi cho xuất bản những thể
loại này thì ở trong không gian mạng, văn học mạng đã tự do đăng
tải và trở nên phổ biến. Nhà văn có thể tự do viết lách, tự do đăng tải
và in ấn xuất bản không cần thông qua một cơ quan kiểm duyệt nào,
tất nhiên là chính bản thân tác giả sẽ khơng tự kiểm duyệt. Vì thế ta
có thể nói rằng chính khơng gian Internet đã tạo ra một “sân chơi”
cho người viết và người đọc, ngoài ra văn học mạng còn chắp bút
16


cho các tên tuổi mới vào nghề bằng chính sự lan truyền nhanh chóng

của Internet.
Tuy nhiên, trong thế giới bao la vơ tận và có q nhiều đặc ân,
ranh giới của khơng gian và thời gian khơng cịn tồn tại thì các tác
phẩm văn học mạng cũng dễ bị chơn vùi, có thể mới hơm nay cịn
được độc giả đón nhận nhưng ngày mai bị lãng quên không ai chú ý.
Khơng gian mạng có thể kết nối, đưa tác phẩm lên đỉnh cao, cấp cho
tác giả danh tiếng và tên tuổi nhưng cũng dễ dàng để vùi lấp đi. Vì
thế, hầu hết các tác giả văn học mạng thường xuất bản tác phẩm
của mình trên Internet rồi đều mong muốn được xuất bản ngược
thành sách giấy.
4.2 Văn học mạng là cách thức giao tiếp đặc biệt của người
viết và giữa người viết với người đọc.
Chúng ta đã biết về khả năng kết nối của Internet, trong khơng
gian mạng đó lại khơng có nhiều sự kiểm duyệt và hơn hết là ai cũng
có thể viết nên câu chuyện của mình rồi đăng tải lên. Khơng gian ảo
đó cung cấp cho con người khả năng ẩn danh khi mà không cần phải
cung cấp giấy tờ tùy thân trước khi truy cập, vì thế mà con người
càng thoải mái bày tỏ tâm tư tình cảm, lối sống của bản thân mình
lên trên mạng. Từ đó xuất hiện những bộ phận người trẻ lấy việc
sáng tác văn học mạng là nơi để bày tỏ quan điểm sống rồi nhờ
Internet kết nối tới mọi người đọc. Chúng ta có thể điểm qua một số
cây bút chuyên nghiệp như Trang Hạ, Lý Lan, Nguyễn Quang Lập,
Nguyễn Ngọc Tư, …
Văn học mạng còn kết nối tác giả đến với các nhà xuất bản. Khi
mà tác phẩm trở nên quá nổi tiếng trên sóng mạng, các nhà xuất
bản tìm kiếm và ký kết hợp đồng in ấn tác phẩm rồi xuất bản ra sách
giấy. Vì thế tên tuổi của các cây bút trẻ tuổi cũng không kém những
nhà văn kỳ cựu.
Cùng với sự phát triển của Internet, người viết có thể xuất bản
tác phẩm của mình ở bất cứ nơi đâu, việc nhận phản hồi của độc giả

cũng trở nên thuận tiện, thậm chí có thể sửa tác phẩm của mình
theo những góp ý của độc giả. Việc bình luận trực tiếp trên diễn đàn
trực tuyến đã mở ra cuộc trò chuyện giữa tác giả và độc giả, họ có
thể trao đổi hoặc trị chuyện, may mắn hơn sẽ được cùng tác giả
17



×