Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tràng giang huy cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.96 KB, 6 trang )

Đề bài: Phân tích Tràng Giang- Huy Cận
Bài làm:
Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thành được từng nhận xét: “Ta thoát
lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động
tiên đã khép, tình u khơng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta
ngơ ngẩn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” Khác với những nhà thơ cùng thời hân
hoan chào đón giai đoạn mới, buồn và buồn man mác, thê lương có thể nói là
màu sắc chủ đạo in trên từng trang thơ của Huy Cận, là cảm xúc chung của
bao thế hệ đọc giả mỗi lần đóng lại những tập thơ của ơng. Hiểu rõ bản thân
mình, Huy Cận đã có màn tự họa chân dung tâm hồn mình
“Mợt chiếc linh hờn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”
Nỗi sầu ấy có bao trùm cả tập “Lử&a thiêng” và hội tụ ỏ& bài “Tràng giang”- cụ thể qua
Nếu thơ của Xuân Diệu mang một nỗi ám ảnh của thời gian tịnh tiến “
không một lần thắm lại”, thì thơ Huy Cận lại bao trùm nỗi khắc khoải về không
gian rộng lớn, vô ngần.Lấy cảm hứng từ những hình ảnh thân thuộc, kì vĩ của
thiên nhiên, sơng nước, nhưng đặt trước con mắt của nhà thơ lại hóa ra những
sự vơ lực, cơ độc của nhân loại, dây lên bao nỗi niềm, suy tưởng về trí lý nhân
sinh để rồi ngưng tụ thành một “nỗi sầu trăm ngả”. Đồng thời, nói đến Huy Cận,
ta khơng thể khơng nhắc đến một phong cách văn thơ với một sự pha trộn hài
hòa giữa hiện đại và cổ điển. Thơ Huy Cận như một nút giao thời giữa quá khứ
với hiện thực và tương lai. Chính những nét cổ điển ấy đã làm nên cái mới
trong thơ của ông. Tất cả cùng làm nên vị trí to lớn của Huy Cận trong phong
trào thơ Mới nói riêng và là gương mặt tiêu biểu cho những thi nhân của văn
học nước ta
Được in trong tập Lửa thiêng, Tràng Giang là một trong những bài thơ
hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo như tác giả, cảm hứng của bài thơ
được khơi gợi trong một buổi chiều mùa thu của năm 1939, giữa dịng nước lũ
chảy xiết của con sơng Hồng, Huy Cận đứng ở bờ nam nhìn ra một bể nước
mênh mông, cuồn cuộn nổi bật lên một cành củi khơ, khiến ơng bắt đầu có


những suy ngẫm về một kiếp người trôi nổi, phiêu bạc và lẻ loi, mạch cảm xúc
cùng dần dần dồn nén làm cho những dòng thơ cứ thế cứ thế tuôn trào.
Nhưng tại sao lại là “Tràng Giang” mà không phải “Trường Giang” với cùng một
nét nghĩa? Dễ dàng nhận thấy, nhan đề bài thơ chứa đựng cả một tình u và
lịng tự tơn dân tộc của tác giả khi ông sợ tác phẩm của mình sẽ bị nhầm lẫn
với con sơng Trường Giang- Dương Tử ở Trung Quốc Và hơn hết, so với
“Trường Giang” thì “Tràng Giang” với phép điệp vần “ang”, gợi lên âm hưởng
vang vọng, lan tỏa khắp mọi nơi. Con sông Hồng như đang chuyển động giãn
nở ngày một dài ra, không gian như ngày một rộng lớn hơn, mang theo một
nỗi niềm cô liêu. Và rồi, mọi thứ càng trở nên sinh động và có hồn hơn khi hai
tiếng “Tràng Giang” cịn là một nửa của một điển tích kinh điển “Tràng giang
đại hải”.
Câu đề tự của bài thơ đã mở đầu cho dòng cảm xúc xuyên suốt bài thơ:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác
buồn sầu trước dịng sơng rộng lớn. "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sơng dài
hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Qua câu thơ đề từ cảm nhận
được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con
sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả. Câu thơ định


hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu
lắng trước cảnh trời rộng sông dài, đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hịa, vừa cổ
điển của sơng nước mây trời vừa hiện đại của chàng thanh niên thời thơ mới.
Bài thơ được mở đầu bằng những hình ảnh rất hùng vĩ của sông Hồng
bao bọc sự êm ái, mong manh của con thuyền:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xi mái nước song song.
Huy Cận mở đầu bài thơ vớimột âm hưởng đầy ảo não, thê lương bằng
dịng sơng và con thuyền -những hình ảnh vốn dĩ rất quen thuộc trong thơ

Đường vẽ nên một bức tranh thủy mặc gợi tình, nhưng đặt dưới cây bút của thi
nhân, tất cả lại mang theo những nỗi niềm riêng. Đọc câu thơ người đọc hình
dung ra một con sơng mênh mang sóng nước, nó khơng chỉ hiện ra với một
chiều dài bất tận mà còn với chiều sâu cùng những chuyển động sinh động.
Từ láy “điệp điệp” gợi lên trong tâm trí của người đọc về những đợt sóng cứ
dập dồn, liên tiếp xô nhau vào bờ, tưởng chừng mãi không bao gi ngừng lại.
Nhưng khi đem “điệp điệp” gắn với “song song” lại mang đến một màu xót xa
cho hai câu thơ, vang vọng, ám ảnh. Không những vậy, những cụm từ :điệp
điệp, song song cịn là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ. Như bài Đăng
Cao của Đỗ Phủ:
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu há,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Giữa những con sóng gối đầu lên nhau, bỗng xuất hiện con thuyền yếu
ớt, lẻ loi, cơ độc một mình “xuôi mái nước”. Con thuyền giờ đây đang dần “xuôi
mái”, vơ vọng, chán chường, mặc cho dịng đời đưa đẩy vồ vập. Nó khơng biết
rồi sẽ về đâu, nó khơng có thứ gì để bán víu. Có thể nói “thuyền” giờ đây như
chở theo nỗi trăn trở của tác giả, trở thành hiện thân của chính Huy Cận nói
riêng và của những kiếp người sống bơ vơ, lạc lõng, trôi dạt, vơ định sự những
cơn sóng vỗ của cuộc đời. Tất cả khiến cho tâm trạng người đọc cũng thượt
dài, mênh mang theo dịng chảy của con sơng dài vạn dặm ấy. Cái tài viết thơ
của Huy Cận thật đáng ngưỡng mộ, bằng từ ngữ thơ ông lại lột tả nên sự
chuyển động của “sóng”, của “thuyền”, nhưng lại khiến cho người đọc khơng
tránh khỏi có chút cảm giác lặng lẽ, cô độc trước thiên nhiên.
Tiếp nối với nỗi buồn, Huy Cận đặt bút để sự chia li thêm in hằn:
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Hình ảnh thuyền và nước dường như phá vỡ quy luật thường tình. Nước
chảy thuyền trôi như một điều tất yếu. Thế nhưng, Huy Cận lại nỡ tách chúng
ra, riêng biệt, xa cách. Tưởng chừng, con thuyền và dịng nước trơi song song,
khơng thể tách rời nhau nhưng thực chất là một sự chia ly không thể nào
ngăn cản. Hai thực thể vốn vận động cùng chiều này lại đối lập “về” – “lại”. Tuy

vậy, sự bất hợp lý trong tự nhiên lại rất có lý trong vận động tâm trạng tác giả.
Tâm hồn đầy lo âu, mặc cảm, lạc lõng kia có thể nào thấy được cảnh tượng
thiên nhiên hòa hợp, sum vầy? Thuyền buồn vì nhớ sóng, sóng thì khơng nỡ xa
thuyền. Hai sự vật ấy cứ quyến luyến, không muốn rời xa, vì khi khơng có nhau
chúng sẽ lại cơ độc. Tất cả tụ thành một nỗi sầu trăm ngả. Nỗi sầu cứ thế
dâng lên, từng chút để rồi vang xa khắp khơng gian. Bao nhiêu đợt sóng là
bấy nhiêu nỗi buồn. Qua cái nhìn đa sầu đa cảm của thi nhân, nỗi buồn của
dịng sơng lúc này lại hóa thành nỗi “sầu trăm ngả” của nhân vật trữ tình.Nỗi
buồn lặp đi lặp lại, đầy ấp, dồn nén, lớp lớp chồng chất như khơng cách nào
xóa nhịa.
Nếu như ba câu thơ đầu là một loạt các hình ảnh sóng, thuyền, nước thì
câu thơ cuối lại xuất hiện hình ảnh rất lạ:
“Củi một cành khơ lạc mấy dịng”
Đi ngược với những quy chuẩn của thơ Đường luật về cái đẹp, cái trang


trọng, Huy Cận đề cập một từ “củi” mà như xé toạc mọi khuôn mẫu phép tắc
nền thi ca trước đó,dẫn đường cho cái tơi độc đáo, sáng tạo. Khác hẳn với
cảnh vật tràn đầy sức sống của “Một bông hoa tím biếc” của Thanh Hải trong
bài “Mùa xuân nho nhỏ”. "Cành khô” ấy mang nỗi sầu vô định của thi nhân, chỉ
có thể trơi nổi, bập bềnh theo dịng nước. Với phép đảo trật tự từ, Huy Cận
nhưng đang muốn làm bật lên những sự tàn úa, héo mòn. Cành củi khô rời xa
rừng núi, rời xa cội nguồn, dập dìu trơi nổi, phiêu bạt giữa dịng Tràng Giang.
Khi liên kết với con thuyền của đầu bài thơ, ta bỗng ngờ ngợ nhận ra bao nỗi
lòng của tác giả. Với thủ pháp đối lập giữa “ một cành khô” và “lạc mấy dòng”,
Huy Cận phải chăng đang ngấm ngầm gửi đến cho chúng ta một hiện thực
tàn khốc hơn cả con thuyền giữa quãng nước rộng. Cành củi thậm chí khơng
thể “xi mái nước song song” mà bị quăng quật, bị dồn ép theo dòng nước,
lạc đến mấy dòng. Có phải Huy Cận cũng đang mê mang, lưỡng lự: Sau một
đời lênh đênh, liệu con người sẽ tìm được bến bờ an n hay nhìn lại chỉ cịn lại

sự yếu ớt, tàn phai, còn lại bao sự hối tiếc, cơ độc, bất lực trước dịng đời. Liệu
con thuyền mỏng manh ấy rồi có hóa thành cành củi điêu tàn, khơ héo. Tác
giả đang thấm thía cái thân phận nhỏ bé, lênh đênh, bơ vơ của con người, dù
có vẫy vùng cũng khơng tìm được sự giải thốt. Đứng trước bao người rẽ của
cuộc đời, cành củi khơ chỉ có một mình chống chọi trước thế gian. Cái cảm xúc
trầm lắng này cứ thế xâm chiếm, gặm nhấm hết toàn bộ bài thơ. Linh hồn của
Tràng Giang hóa thành một nỗi buồn mênh mông, xa vãn và dai dẳng.
Tiếp nối với tâm trạng buồn tủi, cô đơn, lạc lõng ngay trước những cảnh
vật mà mình hằng quen thuộc, khổ thơ cuối là những nỗi nhớ nhà tha thiết, da
dẳng của nhà thơ đứng trước thiên nhiên lúc chiều tà.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa
Người ta thường nói: “Thi trung hữu họa”. Với cây bút cứng cáp của nhà
thơ, những nét vẽ mềm mại, hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước dần được hiện
ra với cả màu sắc và hình khối. Mở đầu khổ thơ bằng điệp từ “lớp lớp” , bức
tranh bỗng trở nên thật chân thật và có chiều sâu. Mây cao tụ lại, tạo thành
những mảng mây xếp chồng lên nhau tạo thành một khối trơi lơ lửng hịa
trong ánh sáng nhè nhẹ chiếu lên những ngọn núi xa xăm kết thành những
dải màu bạc bao phủ lên khắp muôn nơi. Phải chăng, hai chữ “núi bạc” kia
chính là những mơ ước, cầu mong của tác giả cho sự sung túc, trù phú và bình
an của đất nước. Và rồi, cả câu thơ như sống dậy bởi một chữ “đùn”. Có lẽ mây
cao cùng núi bạc hối hả, thúc dục, xô đẩy nhau cùng nhanh chân trở về, cùng
nhau hội họp ở phía chân trời bỏ lại một cánh chim bé nhỏ. Giữa khung cảnh
thiên nhiên cao rộng, hùng vĩ, bỗng nhiên lại một nổi bật một cánh chim bay
về từ một vùng trời xa. Chim là một hình ảnh cũng vơ cùng quen thuộc với văn
thơ xưa. Ví như Nguyễn Du đã từng viết: “ Chim hơm thoi thóp về rừng” hay Bà
Huyện Thanh Quan với “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.
Và đến Tràng Giang, cánh chim lại một lần nữa xuất hiện mang theo
những tâm tưởng mới. Hai chữ “nghiêng cánh” cho ta những liên tưởng rằng
chú chim đang chở trên một cái gì đó trĩu nặng, xa sầm xuống, phải chăng đó

là cả bóng chiều, cả những nỗi lòng của những người con xa xứ. Đồng thời,
phải nói đến chim là lồi thường bay theo bầy đàn, nhưng tại sao trong bức
tranh thiên nhiên của Huy Cận lại duy chỉ một cánh chú chim nhỏ bé. Phải
chăng, ẩn sau dưới đôi cánh kia là nhân vật trữ tình hay cũng chính là tác giảcon người đang cơ độc, lạc lồi trên chính q hương của mình. Qua 2 câu
thơ, tác giả đã khắc họa một mối quan hệ tương phản, đối lập giữa cái nhỏ bé
với cái vĩ mô, giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, từ đó làm bật lên sự nhỏ bé, yếu
ớt của con người trước thiên nhiên bao la, rộng lớn cùng dịng chảy vơ hạn
của thời gian. Tất cả như xốy sâu vào trong tâm hồn của Huy Cận làm ông
càng thêm trống trãi và đơn độc, làm ông khát vọng thêm cái hơi ấm của quê


hương, của tình người.
Như đại thi hào Nguyễn Du đã từ viết trong Truyện Kiều:
Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ
“Tả cảnh ngụ tình” là một thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong văn
thơ xưa. Bởi lẽ, thiên nhiên là khởi nguồn cho bao nhiêu xúc cảm của con
người, cảnh tình thiên nhiên nối liền với những nỗi niềm của con người. Đứng
trước một không gian như thế, trong lịng nhà thơ một trào dâng, cơ đọng
thành hai dịng thơ cuối:
Lịng q dợn dợn vời con nước;
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.
Ta có thể khẳng định hai câu thơ cuối là đỉnh cao cảm xúc của Huy Cận.
Tất cả tình cảm của ơng dành cho q hương thương nhớ được thể hiện cụ
thể, da diết qua hai chữ “dợn dợn”. Tình cảm dành cho q nhà ln thường
trực, đong đầy, xao động như những con sóng của sơng Hồng, không ngừng
dâng trào, đến mức trào ra mãnh liệt. Từ "dợn dợn" thực sự là điểm mấu chốt
để ta thấy bút thơ tài hoa của Huy Cận, vừa gợi được cái cồn cào khắc khoải
trong lòng người, vừa cho thấy sự day dứt khôn nguôi trọng tâm can, sự khắc
khoải, đau đáu của một kẻ đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê
hương. Đồng thời, có một số ý kiến cho rằng ‘dợn dợn” cịn có thể là “rợn rợn”

do tác giả cố tình dùng tiếng địa phương mình vào tác phẩm. Nhưng nếu đặt
vào trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ, nét nghĩa của “rợn rợn” cũng rất
đúng, khi tác giả được cảm thấy bần thần, trơ trọi, sợ hãi giữa một dịng đời
mênh mơng, xa lạ, chính vì thế, ơng cần lắm những hơi ấm quen thuộc và dịu
êm của quê hương, của con nước. Và rồi, lòng quê ấy lại một lần nữa nhấn
mạnh qua hình ảnh “khói hồng hơn”- một hình ảnh từng xuất hiện trong
Hồng Hạc lâu của Thơi Hiệu
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu"
Khói đối với Thơi Hiệu là chất xúc tác quan trọng gợi nhớ đến quê
hương, nhưng Huy Cận lại khẳng định rằng rằng dẫu không cần một điểm tựa,
điểm gợi đến từ khói trắng của chiều tà, của hồng hơn thì trong lịng nhân
vật trữ tình vẫn đong đầy nỗi niềm tha thiết với quê hương. Đây là cảm giác
trống vắng, thiếu thốn bất định của cái tôi thơ Mới thời kì bấy giờ. Nhưng đồng
thời cũng đặt ra cho ta một câu hỏi, phải chăng giữa con người và cảnh vật,
con người và con người nơi đây khơng cịn sự gắn kết, cho nên tôi mới cảm
thấy bơ vơ, cô quạnh và lạc lõng đến vậy. Tố Hữu đã nói “sống giữa quê hương
mà bơ vơ như kiếp đi đày” quả thực nói rất đúng về tâm trạng của những
người dân một đất nước chịu cảnh đô hộ và tâm trạng riêng của Huy Cận
trong khổ thơ này. Và càng cho ta hiểu nỗi buồn thấm thía của một thời đất
nước ta lúc bấy giờ. Nó phải chăng là một sự đứt gãy có tính phổ qt và sự
gắn kết trong xã hội, cũng đồng thời là sự biến mất của những giá trị truyền
thống và thay vào đó là sự chuyển mình của dịng chảy hiện đại. Dường như
sau hàng loạt khung cảnh mênh mang sóng nước, sự trĩu nặng của tâm trạng
khi cảnh vật về chiều thì cuối cùng tác giả cũng phải bật thốt lên về nỗi nhớ
thương của mình trong khổ thơ cuối cùng này. Phải dồn nén thế nào, nỗi nhớ
chan chứa và sâu lắng ấy mới được nhà thơ gói gọn trong hai dịng thơ cuối.
Với hình ảnh bình dị giàu sức thơ, mang đậm phong vị Đường thi, với
những hình ảnh cổ điển tiêu biểu, bức tranh mà Huy Cận tạo nên với những
hình ảnh gần gũi như sơng nước bến thuyền vừa mang một vẻ đẹp vừa cổ kính

vừa hiện đại.. Bài thơ “Tràng Giang” đã vẽ trước mắt ta những một bức tranh
hùng vĩ, với cách nhìn độc đáo vừa gần vừa xa, vừa cao vừa sâu, nhưng bao
trùm không gian ấy là một nỗi buồn. Đó khơng chỉ là nỗi buồn cơ đơn lẻ loi
của chính tác giả mà còn là nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh
nước mất nhà tan. Tất cả đã tô đậm thêm sự độc đáo trong thơ của Huy Cận.


Đóng quyển sách lại, hai thứ ấn tượng cịn đọng lại sau bài thơ là
không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới
hạn của lòng người. Thơ mang đậm nét buồn, buồn ở đây không phải là buồn
do cảnh vật tàn phai, khơng gian chật hẹp, tù túng hay chết chóc mà buồn vì
cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ qt
gây nên một cái buồn đậm màu triết lý, nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay
đổi đời sống xã hội, khổ thơ cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải
xa quê hương. Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng
buồn, càng cơ đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn
năm lại vậy. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn
giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp
dẫu có buồn. Song người đọc vẫn nhìn thấy một tình u q hương đất nước
thầm kín hiện lên trong Tràng giang.

The end.


Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cơ đơn
khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy.
Có lẽ, trước khung cảnh ánh sáng dần lùi về xa nhường chỗ cho bóng
tối, khi mà vạn vật rục rịch lui về nghỉ ngơi thì con người cũng bắt đầu thèm
khát những bữa cơm gia đình, những giây phút bình yên dưới mái nhà thân
thương trong một hơi nồng ấm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×