Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.51 KB, 3 trang )

Đề 4: Suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua
truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bài làm:
Chiến tranh Chống Pháp và chống Mĩ qua đi, để lại cho dân tộc Việt Nam bao
nhiêu đau thương mất mát, nhưng cũng là những năm tháng hào hùng, mạnh mẽ và
khó quên nhất của dân tộc. Hai từ “Chiến tranh” cũng thật thương tâm, tàn nhẫn đã
gây cho dân tộc Việt Nam nhiều sự đau thương, mất mát. Chiến tranh đã lấy đi bao
nhiêu mồ hơi, xương máu cũng như tính mạng của bao nhiêu người anh hùng đã ngã
xuống trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc, khiến đời sống của nhân dân ta vốn đã
khó khăn càng thêm vất vả, thiếu thốn để điều. Tuy nhiên, Chiến tranh cũng chính là
một thước đo lòng người, khiến ta cảm động với những thứ tình cảm đồng chí, u
hương và đặc biệt làm tình gia đình. Nhà thơ Nguyễn Quang Sáng bằng trái tim đầy
thương cảm với tài năng văn chương tài tình của mình, ơng đã viết nên “Chiếc lược
ngà”. Nó đã lấy đi nước mắt của bao thế hệ đọc giả trước tình cảm gia đình giản dị
nhưng vơ cùng thiêng liêng, cao cả của anh Sáu và Bé Thu.
“Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu của Nguyễn Quang
Sáng, sáng tác vào năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt và tác giả
đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ . Đây là một tác phẩm giản dị nhưng chứa
đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc với nhiều tình huống bất ngờ cùng chi tiết để rồi khiến
ta vỡ ịa trước tình cảm phụ tử cao đẹp của Anh Sáu và Bé Thu. Đọc qua truyện ngắn
này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và
cao đẹp biết nhường nào. Trong hồn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm
ấy vẫn khơng biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể
hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Anh Sáu như bao người
nông dân khác với một tình yêu nước nồng nàng, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc,
anh đã bỏ lại những gì thân yêu, gần gủi nhất ở lại quê nhà, lên đường đi lính, cầm
súng chiến đấu kẻ thù. Khi ấy, Bé Thu- đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một
tuổi. Chín năm dài đằng đẵng, anh ln ấp ủ một nỗi nhớ và mơ ước được một lần về
thăm quê hương, gia đình, và đứa con bé bỏng của mình. Thế là khi kháng chiến
thắng lời, anh có ba ngày phép được về thăm quê.


Đêm trước ngày trở về, anh nằm trằn trọc cả đêm, tưởng tượng về Bé Thu sẽ vui
như thế nào, tưởng tượng về bao hình ảnh lúc hai cha con gặp nhau. Mang một nỗi
niềm rạo rực, phấn chấn, anh nơn nóng cho mau về đến nhà. Sáng hôm sau, anh trên
con xuồng trở về vùng quê Cửu Long, cảm thấy từng phút từng giây trôi qua như cả
thế kỷ. Xuồng vừa vào bến, anh Sáu đã nhìn thấy xa xa hình dáng đứa bé 8 tuổi, tóc
cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bơng đỏ đang chơi trước sân nhà và một linh cảm
mãnh liệt nói anh biết đây chính là bé Thu. Chưa đợi thuyền cập bến hẳn, anh vội
nhảy xuống, bước từng bước dài đến chỗ con gái. Tim anh không khỏi xúc động,
khoảng cách của anh và Bé Thu chỉ còn cách vài bước chân. Bằng tất cả nỗi nhớ và
niềm hạnh phúc của giây phút này, ba cất gọi hai tiếng: “Thu! Con!”, nhưng lại đổi lấy
sự ngơ ngác, bất ngờ, hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ anh. Anh cố bước lên
vài bước nữa, miệng khơng ngừng nói: “Ba đây con!” nhưng càng làm Bé Thu thêm
hoảng sợ, chạy đi. Lúc này, trái tim anh như bị bóp nghẹt, như muốn vỡ ra từng mảnh.
Đến đây, ta có thể nhìn thấy rõ tình u vơ bờ bến của người cha dành cho đứa con
gái của mình. Đồng thời, khiến cho bao người càng thêm căm thù cũng tội ác của
chiến tranh. Chính nó đã lấy đi những thời gian anh Sáu và con bên nhau, tạo ra một
khoảng trống khó lấp đầy. Anh Sáu thì khơng thể cùng bên con ngày ngày lớn lên, bé
Thu thì giờ đây cũng khơng nhận ra người cha mà mình ln trơng ngóng bao năm.
Thế nhưng tình phụ tử khơng cho phép ơng gục ngã ngay lúc này, chính vì u
con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc
con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng: "Ba" duy nhất. Nhưng trớ trêu thay,
ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha


con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Trong ba ngày phép, anh được mọi
người xung quanh tạo nhiều cơ hội cho anh ở gần con. Thế nhưng tiếng “Ba!” đầu tiên
anh còn chưa được nghe, chỉ nhận được những lời nói sáo rỗng, vơ hồn của bé Thu.
Và đỉnh điểm của hai cha con anh là vào bữa cơm, anh ân cần, chăm sóc gắp cho Thu
một cái trứng cái to vàng. Ấy vậy, Thu vô tình hất tung trái trứng ấy ra ngồi.Trước
hành động ấy, trái tim anh sụp đổ hồn tồn, khơng thể kìm nén được tâm trạng của

mình, anh đưa tay đánh bé Thu: “Sao mày cứng đầu quá vậy?” Con người nhiều lúc
khơng kịp suy nghĩ, cái tay cịn nhanh hơn cái đầu, có lẽ hành động này sẽ khiến anh
Sáu vơ cùng ân hận, nó càng khiến quan hệ của người trở nên tồi tệ.
Đến đây, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ Bé Thu là một đứa trẻ ngang bướng, cứng
đầu, khó dạy dỗ. Nhưng đối với tơi, sự cứng đầu của Thu lại chính là một thứ tình cảm
to lớn với người cha của mình. Từ nhỏ, Thu đã khơng được sống cùng cha, chưa được
gặp mặt của ba lần nào. Tất cả những gì em có chính là một tấm hình cũ của ba với
mẹ để lấy ra ngắm mỗi khi nghĩ về ba. Đối với bé, người cha trong ảnh mới chính là
người cha của mình. Cịn anh Sáu, do dấu ấn của thời gian, cùng với những chiến tích
thời chiến đã khiến cho khn mặt của anh khơng cịn giống khi xưa, đặc biệt chính là
vết sẹo dài trên má, mà mỗi khi kích động sẽ đỏ lên giật trơng rất đáng sợ. Có lẽ, đây
chính là lý do bé Thu vụt chạy đi khi anh Sáu lần đầu gặp em. Đối với Bé Thu, anh Sáu
là một người xa lạ, chưa từng gặp mặc. Thế nhưng, mọi người xung quanh lại bảo đây
chính là cha, khơng khỏi khiến Thu nghi ngờ, khó tin tưởng được. Sự lạnh nhạt, khước
từ của Bé Thu với Anh Sáu cũng chính là tình u thương, bảo vệ cho người cha trong
ảnh của mình. Thu khơng chấp nhận một người nào thay thế, giả làm cha của mình.
Nó khơng đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh mà đó là sự kiên
định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này
làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cơ giao liên giải phóng sau này. Sự im
lặng của bé Thu sau anh Sáu đánh em cũng càng thể hiện rõ sự cứng cỏi này. Bé Thu
đã tìm đến bà ngoại để kể hết sự tâm sự của mình. Có lẽ trong suy nghĩ thơ ngây ấy,
chỉ có bà là đứng về phía em. Cũng chính nhờ bà mà bé Thu cũng đã hiểu ra mọi
chuyện.
Hôm anh phải lên đường, trong lúc người thương cùng nhau chia tay, bé Thu
dường như có điều gì đó khác lạ. Thu khơng cịn tỏ ra khó chịu, nhăn nhó như hơm
trước, giờ đây, Thu lại mang đơi mắt suy tư, nhìn thẫn thờ 1 phía. Anh Sáu thấy vậy
thật muốn chạy lại ơm con, hơn con nhưng tơi sợ nó vẫn cịn giận, giãy dụa, từ chối
anh, và chắc ngay cả chính anh cũng chưa tha thứ cho việc làm của chính mình hơm
ấy. Phải chăng, khi đó anh nghĩ những kỉ niệm cuối cùng con là những giây phút im
lặng như thế này còn hơn là trận cãi vã. Nếu vậy chắc đó sẽ là ám ảnh của cả cuộc

đời anh mất. Rồi anh quay lưng bước đi. Nhưng vừa lúc này lại có một sự kiện khơng ai
ngờ đến, bé Thu cất tiếng “Ba” đầu tiên. Tiếng ba kìm nén sau bao năm, tiếng ba đầy
sức động, hạnh phúc xé tan mọi sự im lặng của không gian, cảnh vật. Đó cũng là cái
tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày
về bên con, ông đã tưởng chẳng thể cịn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra
cịn lịng người đọc thì nghẹn lại, cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Vui vì cuối cùng hai người
cũng đã nhận ra nhau, quả là giữa cha với con ln có một sợi dây gắn kết khơng thể
đứt rời. Nhưng thật xót thương, giây phút đầu tiên được nghe tiếng “Ba” đầu tiên cũng
chính là lúc hai người phải chia tay. Bé Thu khóc rồi, Nước mắt anh Sáu khơng kìm
được tn rơi, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, sung sướng, bất ngờ và
cũng mang chút tiếc nuối cho hồn cảnh éo le của chính mình. Bé Thu như một chú
sóc ơm lấy anh, hơn lên tóc, hơn cổ, hơn vai, và hơn lên vết sẹo dài trên má anh. Thu
đã chấp nhận anh Sáu, yêu thương hết những khuyết điểm trên người anh. Lúc này,
anh bỗng có chút do dự, chút tham lam, muốn được ở bên con gái, cùng con trưởng
thành. . Nhưng nghĩ đến đất nước đang khó khăn, bờ cõi quên hương đã bị xâm phạm,
anh thật không thể làm vậy. Bảo vệ đất nước chính là bảo vệ cho nhân dân, cho quê
hương và cho gia đình nhỏ bé của anh. Sau khi được mẹ và bà ngoại dỗ dành, bé Thu
mới chịu để anh đi. Trước khi đi, anh Sáu đã hứa sẽ mang về cho bé Thu một chiếc
lược ngà.
Chiếc lược ngà mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó là mong ước đơn sơ của


đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt, là một lời hứa hẹn sẽ bình an trở
về của anh Sáu dành cho bé Thu. Nhưng đối với người cha ấy, đó cịn là mong ước
đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thơi thúc trong lịng. Khơng những thế,
chiếc lược ngà cũng là vật chứa tình cảm, nỗi nhớ vơ bờ của hai cha con. Ở chiến khu,
bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, những lúc rảnh rỗi anh liền bắt tay tự mình làm cho con
gái một chiếc lược làm bằng ngà voi. Tại sao lại là ngà voi mà không phải những vật
liệu khác? Có lẽ khơng phải đơn giản vì trong chiến khu thiếu thốn, chỉ có thể dùng
ngà voi làm lược. Mà nó cịn mang một ý nghĩa cao hơn, ngà voi là một thứ quý hiếm chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý ấy, thể hiện tình cảm của anh

đối với bé Thu cũng như thế. Không ai ngờ được anh đã vui sướng như thế nào khi tìm
được chiếc ngà thích hợp rịng rã xuống mấy tháng trời. Một người chiến sĩ dũng cảm
trên chiến trường giờ đây cứ như một đứa trẻ tìm được món đồ nó u thích. Ban ngày
thì ra chiến trường, đến đêm thì anh là tỉ mỉ đẽo từng răng lược và khắc dòng chữ “Yêu
nhớ tặng Thu con của ba”. Mỗi đêm khi nhớ về nhà, về con, anh lại đem lược ra chải
tóc để cho những răng lược thêm nhắn, sáng bóng, vẫn như an ủi phần nào tâm trọng
trong anh và lịng mong ngóng được trở về lần nữa. Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn
không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì
người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình
cha con là khơng thể chết được”. Trong lúc sắp lìa xa cõi đời, anh cịn có một tâm
niệm cuối cùng đấy chính là đưa chính lược ngà cho con. Nhưng đó là điều trăn trối
khơng lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước
nguyện cuối cùng của người bạn thân- Bác Ba, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu
từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một
người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu.
Dù cho anh Sáu đã hy sinh nhưng câu chuyện về hai cha con anh vẫn còn sống
mãi. Người còn, người mất, chiếc lược ngà đơn sơ ấy sẽ mãi là kỷ vật trân quý, là vật
gắn kết của anh cha con, là một động lực để bé Thu trưởng thành, tiếp tục thực hiện
ước nguyện được cống hiến cho tổ quốc của ba. Không những thế, chiếc lược ngà ấy
cũng như một nhân chứng cho những tội ác của chiến tranh. Chiến tranh khiến bao
người đã ngã xuống, khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Song cái được mà chúng ta
nhìn thấy là khơng có sự bi luỵ xảy ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu
trở thành một người chiến sĩ thơng minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có
ít nhiều mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.
Gấp lại những trang truyện, đọng lại trong lòng người đọc những nốt trầm sâu
lắng và giá trị về tình người, đặc biệt là tình cha con vẫn cịn ngun vẹn đến ngày
hôm nay. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa rõ nét tâm hồn, tình cảm
của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lịng quả cảm, dõi
theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai
cuộc chiến tranh, đồng thời lên ác mạnh mẽ những gì mà chiến tranh tàn khốc đã gây

ra đối với dân tộc ta. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua
bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với
tình u q hương, đất nước. Và thứ tình cảm ấy sẽ ln trường tồn, bất diệt như
chiếc lược ngà mà anh Sáu làm tặng bé Thư vậy.

The end.
Tác phẩm đã cho ta thấy tình cảm cha con thời chiến có rất điểm khác với thời
bình nhưng tuyệt nhiên sự mạnh mẽ và bất diệt của thứ tình cảm ấy là mãi khơng thay
đổi.



×