Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú ở người cao tuổi tại khoa cán bộ, bệnh viện đa khoa bạc liêu năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ LỆ NGUYÊN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA CÁN BỘ,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ LỆ NGUYÊN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA CÁN BỘ,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021-2022


Chuyên ngành: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
Mã số: 8720205.CK

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS.DS. NGUYỄN THẮNG

CẦN THƠ - NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi
thực hiện, khơng sao chép của tác giả khác, tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài
liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong luận văn tơi có sử dụng
một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các
số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Nếu nội dung luận văn không đúng như trên, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lệ Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, trước
tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS TS. DS Nguyễn Thắng
Phòng Hợp tác Quốc tế và Dược lý - Dược lâm sàng, Khoa Dược – Trường
Đại học Y dược Cần Thơ. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tơi
trong suốt q trình nghiên cứu giúp tơi hồn thành nghiên cứu này. Ngồi ra,

tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Bộ môn Dược lý – Dược
lâm sàng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn, các quý Thầy Cô
các Bộ môn đã giảng dạy và Ban giám hiệu Trường Đại học Y dược Cần Thơ
đã giúp tôi trao dồi thêm kiến thức trong q trình 2 năm học và hồn thành
khố học.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phịng Kế hoạch tổng hợp, Khoa
dược và Lãnh đạo Khoa khám ngoại trú cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc
Liêu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số
liệu để thực hiện việc nghiên cứu.
Xin khắc ghi tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành của các sinh
viên, gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên chuyên khoa II lớp Dược lý –
Dược lâm sàng L khoá 2020 – 2022 đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lệ Nguyên


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Tổng quan về người cao tuổi...................................................................... 3
1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc ở người cao tuổi ................................................. 4

1.3. Tổng quan về tương tác thuốc .................................................................... 8
1.4. Tương tác thuốc ở người cao tuổi ............................................................ 14
1.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng thuốc và tương tác thuốc ở người cao tuổi
......................................................................................................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1 Đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu ................................................ 39
3.2. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc mẫu nghiên cứu.................................. 41
3.3. Xác định tương tác thuốc ở mẫu nghiên cứu ........................................... 43
3.4. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc xuất hiện tương tác thuốc
trong mẫu nghiên cứu...................................................................................... 52
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 56


4.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân .................................................................. 56
4.2. Khảo sát sử dụng thuốc trên bệnh nhân ở mẫu nghiên cứu ..................... 59
4.3.Tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng theo 2 cơ sở dữ liệu
tra cứu tương tác thuốc .................................................................................... 62
4.4. Các yếu tố liên quan dẫn đến đến xuất hiện tương tác thuốc .................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Danh mục các cặp tương tác thuốc mức độ 1: Cơ chế - Hậu quả
- Hướng khắc phục
PHỤ LỤC 2: Danh mục các cặp tương tác thuốc mức độ 2: Cơ chế - Hậu quả
- Hướng khắc phục
PHỤ LỤC 3: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu

PHỤ LỤC 4: Đơn thuốc


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACE

Ức chế men chuyển

BHYT

Bảo hiểm y tế

CCĐ

Chống chỉ định

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CYP

Cytocrom

ICD-10

Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10

KTC
NCT


Khoảng tin cậy
Người cao tuổi

NSAID

Kháng viêm không steroid

OTC

Thuốc không kê đơn

RLCH

Rối loạn chuyển hóa

TKTW

Thần kinh trung ương

TTT

Tương tác thuốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

YNLS


Ý nghĩa lâm sàng


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Những thay đổi sinh lý ở người cao tuổi .......................................... 6
Bảng 1.2. Phức chelat giữa thuốc và ion kim loại ............................................ 9
Bảng 1.3. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng ........... 12
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG.............. 13
Bảng 1. 5. Danh sách các thuốc có khoảng điều trị hẹp ................................. 18
Bảng 2.1. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG ....................... 30
Bảng 2.2. Phân loại mức độ nặng của tương tác trong MED ......................... 30
Bảng 2.3. Quy ước các mức độ đánh giá tương tác thuốc ở các CSDL ......... 31
Bảng 3.1. Phân bố về giới tính và nhóm tuổi mẫu nghiên cứu ....................... 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ % nhóm bệnh mẫu nghiên cứu .............................................. 39
Bảng 3.3. Tỷ lệ % số lượng thuốc trong đơn ở mẫu nghiên cứu .................... 41
Bảng 3.4. Tỷ lệ % số lượng nhóm thuốc trong đơn ở mẫu nghiên cứu .......... 41
Bảng 3.5. Tỷ lệ % tương tác thuốc ở mẫu nghiên cứu.................................... 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ % đơn thuốc xuất hiện tương tác thuốc “mức độ 1” ............. 45
Bảng 3.7. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc “Mức độ 1” ở mẫu nghiên cứu ....... 45
Bảng 3.8. Tỷ lệ % tương tác thuốc “Mức độ 2” ............................................. 47
Bảng 3.9. Tỷ lệ % tương tác thuốc ở các pha trong mẫu nghiên cứu ............ 48
Bảng 3.10. Yếu tố liên quan giữa tương tác thuốc với giới tính..................... 52
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tương tác thuốc với nhóm tuổi ...................... 52
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tương tác thuốc với số lượng thuốc .............. 53
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tương tác thuốc với nhóm thuốc ................... 53
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tương tác thuốc với nhóm bệnh .................... 54
Bảng 3. 15: Một số yếu tố tương quan với tương tác thuốc với mẫu nghiên
cứu ........................................................................................................... 54


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % nhóm bệnh được chẩn đốn .......................................... 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu ......................... 42
Biểu đồ 3.3. Phân bố số lượng tương tác thuốc trong mẫu nghiên cứu .......... 44
Biểu đồ 3.4. Phân bố tương tác thuốc theo “Mức độ” trong mẫu nghiên cứu 44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % tương tác thuốc theo cơ chế .......................................... 49
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % tương tác thuốc theo hậu quả tương tác ........................ 50
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % các nhóm thuốc xuất hiện tương tác thuốc ................... 51

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ
trong lĩnh vực y tế cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ con
người ngày càng cao. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi trên thế giới tăng cao và tỷ
lệ người cao tuổi ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng phát triển
chung. Mặc dù vẫn chưa có mức ngưỡng tuổi chung để quy định người cao
tuổi, tại các nước phương Tây từ 65 tuổi trở lên được xếp vào nhóm người
cao tuổi, cịn theo Liên Hợp Quốc từ 60 tuổi trở lên được xem là người cao

tuổi [19]. Tại Việt Nam, Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 do Quốc hội
ban hành quy định người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên [18] và theo
kết quả điều tra biến động dân số 2017 của Tổng cục Thống kê (cơng bố
chính thức tháng 6/2019) ước tính số người cao tuổi của Việt Nam năm 2019
đã lên đến 12,22 triệu người [22]. Do đó, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng gia tăng.
Chúng ta biết rằng, người cao tuổi là một trong nhóm bệnh nhân cần
thận trọng khi sử dụng thuốc như: phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người
cao tuổi, suy gan, suy thận. Vì, người cao tuổi ngoài sự thay đổi về chức năng
sinh lý của cơ thể do tuổi tác, cịn có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh mạn tính là
nguyên nhân chính khiến người cao tuổi phải sử dụng nhiều thuốc cùng lúc và
lâu dài. Do cùng tồn tại ba yếu tố gây bệnh chính (tuổi cao, bệnh tật nhiều và
dùng nhiều thuốc), nhóm bệnh nhân này dễ xảy ra tương tác thuốc và tác
dụng phụ của việc phối hợp thuốc không hợp lý [30].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019 cho biết rằng sử
dụng nhiều thuốc ở người cao tuổi là một vấn đề phổ biến [67]. Như nghiên
cứu của Teka Fantaye và cộng sự (2016) [66] ở người trên 60 tuổi cho thấy tỷ
lệ nhập viện do tương tác thuốc và phản ứng có hại của thuốc chiếm 62,2%. Ở
Việt Nam có nhiều nghiên cứu về tương tác thuốc ở người cao tuổi, nhưng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

hầu hết các nghiên cứu đều tập trung ở bệnh nhân nội trú như: nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Thuỷ Trân (2020) [24] và Dương Kiều Oanh (2016) [16] đều
nghiên cứu tương tác thuốc ở bệnh nhân người cao tuổi điều trị nội trú. Do đó,

chưa đánh giá được thực trạng hiện nay tương tác thuốc trong đơn thuốc điều
trị ngoại trú cho nhóm bệnh nhân này tại Việt Nam và chúng tôi nhận thấy tại
khoa khám ngoại trú cán bộ Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, hầu như các đơn
thuốc cho người cao tuổi thường từ 5 loại trở lên. Vì vậy, để nâng cao hiệu
quả và an toàn trong điều trị ngoại trú ở người cao tuổi chúng tơi thực hiện
nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc
trong điều trị ngoại trú ở người cao tuổi tại khoa cán bộ, Bệnh viện Đa
khoa Bạc Liêu năm 2021-2022” với các mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc ngoại trú cho người cao tuổi tại
khoa cán bộ Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022.
2. Xác định đặc điểm các loại tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú
cho người cao tuổi tại khoa cán bộ Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 20212022.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc xuất hiện các tương tác
thuốc tại khoa cán bộ Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

Chương 1
TỞNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tởng quan về người cao tuổi
Người cao tuổi (NCT) luôn được xem là đối tượng đặc biệt trong các
lĩnh vực đời sống nói chung và trong chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên,
định nghĩa về người cao tuổi không nhất quán theo từng tổ chức, quốc gia và
khu vực. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, đối tượng được xem là người
cao tuổi khi độ tuổi sinh lý từ 60 tuổi trở lên. Tại các nước phát triển như Hoa

Kỳ hay Vương Quốc Anh, những người từ 65 tuổi trở lên được xem là cao
tuổi. Tại Việt Nam, Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 do Quốc hội ban
hành quy định người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên [18].
Theo kết quả điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,
trong giai đoạn 2009-2019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu,
tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Dân số cao tuổi tăng
thêm chiếm gần 40% tổng dân số tăng thêm. Theo dự báo dân số tới năm
2069 (theo giả định mức sinh trung bình), số lượng người cao tuổi năm 2029,
2038, 2049 và 2069 sẽ đạt lần lượt là 17,28 triệu người (16,5% tổng dân số);
22,29 triệu người (20,21% tổng dân số); 28,61 triệu người (24,88% tổng dân
số) và 31,69 triệu người (27,11% tổng dân số) [22].
Người cao tuổi được xem là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc vì
ngồi sự thay đổi về chức năng sinh lý của cơ thể do q trình lão hố chức
năng các cơ quan, NCT cịn có thể mắc phải nhiều bệnh mạn tính, do đó phải
sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc. Điều này làm tăng nguy cơ
gặp phải những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc như: khó tuân thủ điều trị,
dễ xuất hiện phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc, từ đó có thể dẫn đến
khơng đạt hiệu quả điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

Người cao tuổi tại khu khám ngoại trú tại Khoa cán bộ Bệnh viện Đa
khoa Bạc Liêu quản lý là đối tượng được Tỉnh ủy và các Sở, Ban ngành quan
tâm, nên có sự ưu đãi trong chính sách chăm sóc sức khỏe như: ngồi danh
mục thuốc điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu sử dụng, còn được hỗ trợ

thuốc vượt tuyến ngoài danh mục thuốc Bảo hiểm y tế Bạc Liêu thanh tốn.
Vì vậy, lượng thuốc sử dụng có thể nhiều dễ dẫn đến nguy cơ tương tác, tác
dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc. Chính vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu
tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú ở người
cao tuổi tại khoa cán bộ, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022” được
thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng thuốc ở nhóm
bệnh nhân này, cũng như thống kê các tỷ lệ về tương tác thuốc-thuốc xuất
hiện trong quá trình điều trị, qua đó tìm hiểu và xác định được một số yếu tố
liên quan đến xuất hiện tương tác thuốc.
1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc ở người cao tuổi
Người cao tuổi là một trong những đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt,
do có một số đặc điểm nhất định sau đây: sử dụng nhiều loại thuốc hơn bất kỳ
nhóm tuổi khác, tăng nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc và khiến cho
việc tuân thủ điều trị khó khăn hơn và thường mắc nhiều bệnh mạn tính có thể
trở nên trầm trọng hơn do thuốc hoặc ảnh hưởng đến phản ứng thuốc [49]. Dự
trữ sinh lý của NCT thường giảm và có thể được giảm thêm do các rối loạn
cấp và mãn tính, sự lão hóa có thể làm thay đổi dược lực học và dược động
học của thuốc [22].
Theo thời gian NCT suy giảm chức năng đáng kể ở một số cơ quan, dễ
dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng với thuốc. Cụ thể, ở quá trình hấp thu, diện
tích bề mặt ruột non suy giảm, thời gian làm trống dạ dày và pH dạ dày tăng
lên do tuổi cao, những sự thay đổi trong hấp thu thuốc có xu hướng khơng
thuận lợi về mặt lâm sàng đối với hầu hết các loại thuốc. Tuổi càng cao, chất

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5


béo cơ thể thường tăng lên và tổng lượng nước trong cơ thể giảm, dẫn đến
làm tăng tình trạng phân bố các thuốc gắn với lipid (như diazepam,
chlordiazepoxid) và có thể làm tăng thời gian bán thải. Sự chuyển hóa và thải
trừ của nhiều loại thuốc suy giảm, đòi hỏi phải giảm liều lượng thuốc [75].
Chuyển hóa lần đầu cũng bị ảnh hưởng bởi lão hóa, giảm khoảng 1%/năm sau
tuổi 40. Do đó, đối với một liều uống nhất định, NCT có thể có nồng độ thuốc
trong tuần hoàn cao hơn. Một trong những thay đổi dược động học quan trọng
nhất liên quan đến lão hóa là giảm thải trừ thuốc qua thận. Sau 40 tuổi, độ
thanh thải creatinin giảm trung bình 8 mL/phút/1,73 m2/một thập kỷ. Ví dụ:
một số thuốc nhóm benzodiazepin (diazepam, flurazepam) có thời gian bán
hủy lên đến 96 giờ ở bệnh nhân cao tuổi [27].
Ngoài ra, NCT thường mắc nhiều bệnh, phối hợp dùng thuốc điều trị
bệnh này có thể làm nặng thêm bệnh khác. Do đó, NCT thường gặp các vấn
đề liên quan đến sử dụng thuốc như: Khó tuân thủ điều trị, xuất hiện phản ứng
có hại, tương tác thuốc từ đó có thể dẫn đến khơng đạt hiệu quả điều trị [35].
Vì vậy, hạn chế tối đa việc dùng thuốc khơng cần thiết, tránh lạm dụng. Nếu
phải dùng thuốc thì dùng càng ít càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc tính và
hiệu quả cao.
Người cao tuổi cũng thường xuyên sử dụng dược liệu, chế độ ăn và các
chất bổ sung khác và có thể khơng nói với bác sĩ của họ. Các loại thảo mộc có
thể tương tác với các loại thuốc được kê đơn và dẫn đến các tác dụng có hại
[60]. Ví dụ: chiết xuất ginkgo biloba dùng cùng với warfarin có thể làm tăng
nguy cơ chảy máu.
Tương tác thuốc ở NCT không khác nhiều so với dân số nói chung.
Tuy nhiên, cảm ứng chuyển hóa thuốc qua cytochrom P450 (CYP450) của
các loại thuốc nhất định (ví dụ: phenytoin, carbamazepin, rifampin) có thể
giảm ở người cao tuổi. Do đó, thay đổi (tăng) chuyển hóa thuốc có thể ít gặp

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

ở người cao tuổi. Nhiều loại thuốc khác ức chế sự chuyển hóa của CYP450,
do đó làm tăng nguy cơ độc tính của thuốc mà phụ thuộc vào con đường đó
để thải trừ. Vì NCT thường sử dụng một số lượng lớn các thuốc khác nhau, do
đó họ có nguy cơ cao hơn nhiều, khó dự đốn được tương tác qua CYP450.
Đồng thời, sử dụng đồng thời ≥ 1 thuốc có tác dụng phụ tương tự nhau có thể
làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ [27].
1.2.1. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Theo thống kê của khoa nội - khoa ngoại bệnh viện Quốc tế CITY
những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là [70].
1- Xơ vữa động mạch
2- Đột quỵ
3- Đái tháo đường
4- Viêm xương khớp
5- Tai biến động mạch não
6- Tăng huyết áp
7- Bệnh về đường tiêu hóa
8- Đục thủy tinh thể thường gặp ở 40% người ngoài 75 tuổi và có thể bị
hoặc một hoặc cả hai mắt.
9- Bệnh Parkinson
10- Hội chứng tiền đình
1.2.2. Các thay đổi sinh lý ở người cao tuổi
Hệ cơ quan NCT sẽ khơng hoạt động tốt như còn trẻ và có thể ảnh
hưởng đến dược động học một số thuốc trong cơ thể (xem Bảng 1.1) [6].
Bảng 1.1. Những thay đổi sinh lý ở người cao tuổi

Hệ cơ quan
Tổng thể

Thay đổi sinh lý
Giảm lượng nước, giảm khối lượng cơ
Tăng lượng chất béo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

Hệ cơ quan

Thay đổi sinh lý
Không đổi/giảm albumin huyết thanh
Không đổi/tăng α1 - acid glycoprotein
Giảm đáp ứng với kích thích β-adrenergic của cơ tim

Tim mạch

Giảm hoạt tính của các thụ thể cảm áp (baroreceptor)
Giảm cung lượng tim
Tăng sức cản ngoại biên
Giảm khối lượng và thể tích não bộ, giảm khối lượng

Thần kinh


neuron, teo các nhánh thần kinh, suy giảm khả năng kết

trung ương

nối của của synap, giảm khả năng dẫn truyền
Suy giảm nhận thức
Giảm nồng độ một số hormon trong máu (TSH, estrogen,

Nội tiết

testosteron)
Thay đổi đáp ứng insulin
Mãn kinh (nữ)
Tăng pH dạ dày, chậm làm rỗng dạ dày

Tiêu hóa

Giảm tưới máu dạ dày - ruột
Chậm nhu động ruột
Giảm kích thước gan, giảm tưới máu gan

Sinh dục

Giảm kích thước âm đạo do giảm estrogen (nữ)
Phì đại tuyến tiền liệt do thay đổi androgen (nam)
Giảm độ lọc cầu thận, giảm phân suất lọc tại thận

Tiết niệu

Giảm tưới máu thận, giảm khối lượng thận

Giảm chức năng bài tiết của ống thận
Giảm trương lực cơ hô hấp, giảm độ giãn nở của thành

Hơ hấp

ngực
Giảm tổng diện tích bề mặt phế nang
Giảm dung tích sống, giảm dung tích thở ra gắng sức

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Hệ cơ quan
Miễn dịch
Xương khớp
Da và tóc
Giác quan

Thay đởi sinh lý
Giảm điều hịa miễn dịch tế bào
Tăng nguy cơ gặp các bệnh lý tự miễn
Giảm mật độ xương
Cứng khớp, đặc biệt ở các khớp động
Da khô, nhăn, thay đổi màu da
Giảm số lượng nang tóc, giảm số lượng tế bào sắc tố
Giảm điều tiết thủy thể, viễn thị, thính giác, vị giác, dẫn

truyền ngoại biên

1.3. Tởng quan về tương tác thuốc
1.3.1. Định nghĩa
Một phản ứng được coi là tương tác thuốc khi hiệu quả của thuốc bị
thay đổi do có sự hiện diện của một thuốc khác, thảo dược, thức ăn, thức uống
hay các tác nhân hóa học trong mơi trường. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tương
tác có thể bao gồm: tương tác với các yếu tố sinh lý, bệnh lý, thực phẩm, chất
nội sinh, môi trường [6]. Tương tác thuốc có thể có lợi hoặc có hại cho q
trình điều trị. Lợi ích trị liệu có thể nhận được từ các tương tác thuốc nhất
định; ví dụ: kết hợp các loại thuốc hạ huyết áp khác nhau có thể được sử dụng
để cải thiện việc kiểm sốt huyết áp, hoặc thuốc đối kháng opioid có thể được
sử dụng để đảo ngược tác dụng của quá liều morphin. Các tương tác có hại
quan trọng nhất thường xảy ra ở những thuốc có độc tính cao hoặc có chỉ số
điều trị thấp, vì nồng độ thuốc chỉ thay đổi tương đối nhỏ có thể đã dẫn đến
những hậu quả có hại rõ rệt. Ngồi ra, các tương tác thuốc có thể ảnh hướng
lớn về mặt lâm sàng trên người bệnh nặng hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu
điều trị không đủ liều [1].
Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi đề cập đến tương tác thuốc-thuốc
vì sự chỉ định hợp lý và khơng hợp lý đều có thể dẫn đến tương tác thuốc,
điều này có nguy cơ làm trầm trọng thêm một bệnh trước đó của người bệnh.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

1.3.2. Phân loại tương tác thuốc-thuốc

Có hai dạng tương tác tương tác dược động học (thay đổi hấp thu, phân
bố hoặc đào thải của thuốc này hay thuốc khác) hoặc tương tác dược lực học
(Ví dụ: tương tác giữa duy trì và đối kháng ở các thụ thể thuốc). Tương tác
dược lực học thường có thể đốn trước được, dựa vào tính chất dược lý của
thuốc và một tương tác xảy ra cho một thuốc có thể xảy ra cho một thuốc
cùng nhóm thuốc. Còn tương tác dược động học khó đốn trước và một tương
tác xảy ra cho một thuốc, không thể cho rằng sẽ xảy ra cho một thuốc khác
cùng nhóm, trừ khi các đặc tính dược động học đã biết tương tự nhau [1], [4].
1.3.2.1. Tương tác dược động học
Định nghĩa: là các TTT có ảnh hưởng đến các quá trình hấp thu, phân
bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc dẫn đến sự thay đổi nồng độ thuốc trong
huyết tương và tại các điểm tác động [6].
Tương tác này được chia làm 4 loại cơ bản là:
1- Tương tác do thay đổi sự hấp thu thuốc: tương tác trong giai đoạn
hấp thu có thể ảnh hưởng đến tốc độ hoặc mức độ hấp thu tức là tổng lượng
thuốc hấp thu.
- Thay đổi pH dịch vị.
- Thay đổi do sự hấp phụ, tạo phức chelat hóa [6] xem Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phức chelat giữa thuốc và ion kim loại
Thuốc

Ion kim loại
Tetracyclin
Al3+
Levodopa
Ca2+
Methyldopa
Fe2+, Fe3+
Fluoroquinolon
Bi2+

- Thay đổi nhu động đường tiêu hóa: hầu như thuốc được hấp thu trên
ruột non, nên các thuốc làm thay đổi tốc độ tháo rỗng dạ dày có thể ảnh
hưởng đến sự hấp thu thuốc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

- Do thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột: đối với một số thuốc hệ vi
khuẩn đường ruột giữ vai trị quan trọng trong q trình hấp thu thuốc.
- Do làm ruột kém hấp thu: về mặt lý thuyết, thuốc có thể dẫn đến giảm
hấp thu thuốc tan trong dầu. Ví dụ: sự hấp thu digoxin bị giảm do màng nhầy
ruột bị tổn thương.
- Do cảm ứng hoặc ức chế protein vận chuyển khác. Ví dụ: thuốc
digoxin và verapamil một thuốc ức chế P-glycoprotein, thể làm tăng sinh khả
dụng của digoxin và tăng nguy cơ độc tính của digoxin.
2- Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố
Tương tác xảy ra trong quá trình phân bố có thể gặp khi dùng đồng thời
hai thuốc có cùng điểm gắn với protein huyết tương: thuốc có ái lực mạnh
hơn với protein huyết tương sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí gắn kết, làm tăng
nồng độ thuốc ở dạng tự do và tăng tác dụng dược lý của thuốc bị đẩy [71].
Hậu quả của tương tác này có thể dẫn đến các triệu chứng, tác dụng phụ hoặc
độc tính khi thuốc bị đẩy có ái lực cao hơn với protein huyết tương (>90%),
thuốc có khoảng điều trị hẹp và khởi phát tác dụng nhanh [75].
3- Tương tác dược động xảy ra trong q trình chuyển hóa
Tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa chủ yếu xảy ra ở gan với sự
tham gia của hệ enzym cytochrom P450 (CYP450) [1],[37],[58]. Hiện tượng

cảm ứng hoặc ức chế enzym gan làm thay đổi chuyển hóa, dẫn đến làm tăng
hoặc giảm tác dụng dược lý và độc tính của thuốc. Một số thuốc cảm ứng
enzym như rifampin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin và nhiều thuốc
ức chế enzym như kháng sinh macrolid (trừ azithromycin), thuốc kháng nấm
nhóm azol, thuốc ức chế bơm proton. Các chất cảm ứng enzym làm tăng và
các chất ức chế enzym làm giảm nồng độ chất chuyển hóa của thuốc, hậu quả
lâm sàng phụ thuộc vào tính chất của chất chuyển hóa, là dạng có hoạt tính,
bất hoạt hay độc tính.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

4- Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ
Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều bởi tương tác này là những thuốc bài
xuất chủ yếu qua thận ở dạng cịn hoạt tính. Tương tác làm thay đổi quá trình
thải trừ thuốc qua thận theo các cơ chế [6].
- Do thay đổi pH nước tiểu: pH nước tiểu ảnh hưởng đến trạng thái ion
hóa của một số thuốc, do vậy có thể ảnh hưởng đến sự tái hấp thu của thuốc
qua ống thận [6], [58].
- Do cạnh tranh chất mang với các thuốc thải trừ qua ống thận: khi hai
thuốc được bài tiết tại cùng một vị trí qua ống thận, chúng có thể cạnh tranh
thải trừ với nhau. Ví dụ, probenecid là một thuốc ức chế mạnh con đường thải
trừ qua ống thận, làm tăng nồng độ trong máu của kháng sinh nhóm penicillin
và cephalosporin, đây là một lợi ích trong điều trị [6], [58].
1.3.2.2. Tương tác dược lực học
Định nghĩa: tương tác dược lực học xảy ra khi tác động dược lực của

một thuốc bị thay đổi khi có sự hiện diện của thuốc khác ở nơi tác động. Đôi
khi tương tác xảy ra do cạnh tranh vị trí gắn trên thụ thể đặc hiệu nhưng
thường là do tác dụng gián tiếp, ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể [6].
Tương tác này được chia làm 2 loại cơ bản là [6]:
- Tương tác gây tác dụng đối kháng: khi hai thuốc có cùng đích tác
động trên một receptor chuyên biệt. Ví dụ: một thuốc chủ vận chọn lọc thụ thể
β-2 adrenergic như salbutamol sẽ tương tác với thuốc chẹn beta không chọn
lọc dùng điều trị tăng huyết áp. Hoặc không cạnh tranh qua thụ thể mà do đối
kháng về tác dụng dược lý như trường hợp thuốc chống đông và vitamin K,
levodopa và các thuốc kháng dopamin [6].
- Tương tác hiệp lực: các thuốc có cùng tác dụng dược lý khi phối hợp
sẽ cho tác động hiệp lực. Mặc dù khơng hồn tồn là tương tác thuốc nhưng
việc kết hợp thuốc như vậy là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến phản ứng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

có hại của thuốc. Ví dụ: như dùng đồng thời thuốc ức chế men chuyển và
thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali dễ dẫn đến nguy cơ tăng kali huyết [6].
1.3.3. Công cụ tra cứu tương tác thuốc và mức độ các tương tác
Nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát
triển trên thế giới để phát hiện và xử trí tương tác thuốc (xem Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng
TT

Tên CSDL


Loại CSDL

Ngôn
ngữ

Nhà xuất bản/
Quốc gia

Phần mềm tra
cứu trực tuyến

Tiếng
Anh

Truven Health
Analytics/ Mỹ

1

Drug interactions IBM Micromedex

2

Drug Interaction Facts Sách

Tiếng
Anh

Wolters Kluwer

Health®/ Mỹ

3

Hansten and Horn’s
Drug Interactions
Analysis and
Management

Sách

Tiếng
Anh

Wolters Kluwer
Health®/ Mỹ

4

MIMS Drug
Interactions

Phần mềm tra
cứu trực
tuyến/ngoại
tuyến

Tiếng
Anh


UBM Medica/Úc

5

Drug Interactions
Checker

Phần mềm tra
cứu trực tuyến

Tiếng
Anh

Drugsite Trust/
New Zealand

6

Multi -drug
Interaction Checker

Phần mềm tra
cứu trực tuyến

Tiếng
Anh

Medscape
LLC/Mỹ


7

Stockley’s Drug
Interactions

Sách

Tiếng
Anh

Pharmaceutical
Press/Anh

8

Tương tác thuốc và
chú ý khi chỉ định

Sách

Tiếng
Việt

Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam

9

Quyết định 5948/QĐBYT “ về việc ban


Văn bản

Tiếng
Việt

Bộ Y tế

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

TT

Tên CSDL

Loại CSDL

Ngôn
ngữ

Nhà xuất bản/
Quốc gia

hành Danh mục tương
tác chống chỉ định
trong thực hành lâm
sàng tại cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh”
Trong các cơ sở dữ liệu trên, các cơng cụ được nhóm nghiên cứu sử
dụng để xét tương tác thuốc là:
* Drug Interactions Checker (www.drugs.com) (DRUG) [73].
Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker được cung cấp
miễn phí bởi Drugsite Trust/New Zealand, cung cấp các thơng tin về tương
tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn. Nguồn dữ liệu tra cứu được tổng hợp từ
CSDL Micromedex, Cerner Multum, Wolters Kluwer. Cung cấp hai lựa chọn
kết quả tra cứu dành cho người bệnh hoặc dành cho cán bộ y tế, phân loại
mức độ tương tác trong DRUG được thể hiện cụ thể ở (xem Bảng 1.4)
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong DRUG
Mức độ nặng của
tương tác

Ý nghĩa

Nghiêm trọng

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng/khơng nên kết hợp,
nguy cơ cao hơn lợi ích (chỉ sử dụng khi khơng cịn sự
lựa chọn khác).

Trung bình

Tương tác có ý nghĩa lâm sàng/tránh kết hợp, chỉ sử
dụng trong một số trường hợp đặc biệt

Nhẹ

Tương tác không ý nghĩa trên lâm sàng.

* Drug Interactions Checker (www.medscape.com) (MED) [74].
Là CSDL do WebMD phát triển, cung cấp các thông tin chuyên ngành

cho cán bộ y tế bao gồm các bài viết y khoa, các cảnh báo lâm sàng, thông tin
về kê đơn và sử dụng thuốc an toàn, kiểm tra tương tác thuốc, các mục như

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

sinh lý bệnh, dịch tể học, chẩn đoán phân biệt, theo dõi, điều trị... các mức độ
tương tác thuốc:
- Chống chỉ định: tương tác có ý nghĩa lâm sàng/không nên kết hợp.
- Nghiêm trọng – thay thế: tương tác có ý nghĩa lâm sàng/khơng nên
kết hợp, nguy cơ cao hơn lợi ích (chỉ sử dụng khi khơng cịn sự lựa chọn
khác).
- Giám sát chặt chẽ: tương tác có ý nghĩa lâm sàng/tránh kết hợp, giám
sát khi sử dụng.
- Nhẹ: khơng có ý nghĩa lâm sàng.
1.4. Tương tác th́c ở người cao t̉i
Q trình lão hóa ở NCT được thay đổi đáng kể và đặc trưng là: cấu tạo
cơ thể và sự suy giảm chức năng sinh lý của hầu hết các cơ quan [6].
1.4.1. Tương tác dược lực của thuốc với người cao tuổi
1- Thay đổi số lượng thụ thể (receptor). Nguyên nhân có thể do giảm
các chất trung gian hóa học ở các sinap thần kinh do bệnh tật và tuổi tác.
2- Thay đổi nồng độ thuốc tại thụ thể.
3- Thay đổi ái lực của thuốc với thụ thể.

4- Thay đổi tác động hậu thụ thể.
5- Rối loạn cân bằng nội mơ do tuổi tác.
Ví dụ: hiệu quả của một số thuốc tác động lên các thụ thể đặc biệt có
thể bị giảm ở người cao tuổi. Các thuốc như: α1 adrenergic, β-adrenergic,
muscarinic.. được biết là có tác dụng giảm ở người cao tuổi, có thể vì mất tính
nhạy cảm với thụ thể, như người mắc bệnh sa sút trí tuệ dễ mất cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột [45].
Hệ thống thần kinh ở người cao tuổi thường tăng nhạy cảm với nhiều
loại thuốc dùng thông thường, như thuốc giảm đau nhóm opiat,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

benzodiazepin, thuốc chống loạn thần, chống Parkinson, do vậy việc dùng
thuốc phải hết sức thận trọng.
Phản xạ tim nhanh của những thuốc dãn mạch thường không xuất hiện
rõ ở người cao tuổi, có lẽ vì độ nhạy cảm của các thụ thể cảm áp
(baroreceptor) bị suy giảm.
Nhìn chung, những thay đổi về dược lực thuốc của người cao tuổi
khơng có quy luật rõ ràng.
1.4.2. Tương tác dược động của thuốc với người cao tuổi
Những thay đổi sinh lý tuổi tác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân
bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể [6].
1- Thay đổi ở giai đoạn hấp thu
Ở người cao tuổi, khả năng làm rỗng dạ dày và nhu động của ruột giảm
dẫn đến giảm tốc độ đưa thuốc xuống ruột và có thể làm chậm q trình hấp

thu. Chậm làm rỗng dạ dày làm tăng thời gian thuốc lưu tại dạ dày, điều này
có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như làm tăng khả năng gây loét dạ
dày đối với các thuốc NSAID, biphosphonat.
Bên cạnh đó acid dịch vị giảm tiết ở người cao tuổi khoảng từ 5-10%
có thể ảnh hưởng đến những thuốc cần pH thấp để hấp thu như ketoconazol,
hợp chất chứa acid và sắt. Tăng pH làm giảm tác dụng rã của viên nén và làm
giảm độ tan của các thuốc có bản chất base. Việc giảm tiết acid cũng dẫn
đến tăng sinh hệ vi khuẩn đường ruột và ảnh hưởng quá trình hấp thu một số
thuốc ở ruột non.
Sự giảm tưới máu đến cơ quan tiêu hóa do tuổi tác và giảm kênh hoạt
động vận chuyển tích cực tại ruột non dẫn đến giảm hấp thu một số vitamin
và khoáng chất như: vitamin B12, calci, magie, sắt. Tình trạng táo bón và
chán ăn trên người cao tuổi cũng tác động đến việc dùng thuốc qua đường
uống.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Nhiều thuốc dùng đường uống được hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa và
được chuyển hóa lần đầu tại thành ruột và gan qua hệ tĩnh mạch cửa trước khi
vào hệ tuần hoàn chung. Đa phần các thuốc khuếch tán thụ động nên sinh khả
dụng ít bị thay đổi do ảnh hưởng tuổi tác. Một số thuốc cần hấp thu chủ động
qua kênh vận chuyển có thể bị giảm sinh khả dụng. Ví dụ: hấp thu calci giảm
khi sự giảm tiết acid dịch vị. Tuy nhiên, sinh khả dụng và nồng độ trong máu
của một số thuốc như propranolol hay morphin có thể tăng khi chuyển hóa lần
đầu tại thành ruột hay gan giảm.

Trên da: do tuổi tác sự thay đổi cấu trúc ở lớp sừng, thành phần lipid,
hoạt động tuyến bã nhờn, lớp biểu bì và hạ bì dẫn đến thay đổi khả năng hấp
thu thuốc qua da.
2- Thay đổi ở giai đoạn phân bố
Theo tuổi tác, tổng khối lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, hàm lượng
nước giảm, kết hợp với giảm khối lượng cơ có thể dẫn đến hàm lượng
albumin huyết tương giảm so với người trưởng thành.
Người ta ước tính rằng hàm lượng chất béo trong cơ thể ở độ tuổi trên
70 là khoảng 25% ở nam giới và 40% ở nữ giới, cao hơn 1,5 lần so với những
người trẻ tuổi từ 20–29 [35]. Kết quả là ở bệnh nhân cao tuổi tăng khả năng
lưu giữ các thuốc tan trong dầu. Ví dụ: ở người cao tuổi diazepam ái lực mạnh
với lipid nên tăng thời gian bán thải, kéo dài tác động của thuốc. Dạng tự do
của những thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương như doxorubicin,
midazolam, propofol sẽ tăng thêm 10% dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc [1].
Lão hóa cũng liên quan đến sự giảm dần hàm lượng nước trong cơ thể,
làm giảm thể tích phân bố của các hợp chất ưa nước [58], [75]. Ví dụ: thể tích
phân bố thuốc tan trong nước như aminoglycosid sẽ giảm dẫn đến làm tăng
nồng độ thuốc trong máu, tăng nguy cơ ngộ độc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×