Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.96 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện một cách đồng bộ đổi mới nội dung,
chương trình, sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) nói chung,
trong đó sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm
chỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Bản đồ tư duy (BĐTD) là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và
HS trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học,
một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc
biệt là dễ phát triển ý tưởng. Vì vậy làm sao phát huy tối đa tính ưu việt của BĐTD trong
dạy và học nên tổ chúng tôi chọn “ sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương
pháp dạy học” để làm chuyên đề cho tất cả các môn học trong thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học năm học 2012- 2013.
II. THỰC TRẠNG
1. Số liệu học sinh- giáo viên:
-Tổng số giáo viên trực tiếp đứng lớp: 39
-Tổng số học sinh trường THCS Thị Trấn: 793/ 20 lớp. ( tháng 9/ 2012)
- Trường THCS Thị Trấn có đủ phòng học cho hs học 2 ca, có phòng dạy ứng
dụng CNTT, phòng dạy phụ đạo hs yếu kém, có đủ các phòng thí nghiệm, thực hành,
phòng lab thuận lợi cho giáo viên và học sinh tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới
phương pháp.
2. Thực trạng việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở trường THCS Thị
Trấn Tân Châu.
Lâu nay, trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô hình,
sơ đồ, biểu đồ để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài
tổng kết các chương, các phần của môn học hay các bài ôn tập. Cách làm này có
thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố,
hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic. Thế nhưng, bên
cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước


hết là cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của
tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các
bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa
thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các
em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài
học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết
dạy có tính chất tổng kết các chương, các phần, các mảng kiến thức của môn học
hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài
học, các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
“ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC” .
1. Ứng dụng BĐTD trong tổ chức hoạt động nhóm:
Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới, để mỗi cá
nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo
nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết
quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành
viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình.
Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo,
tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh
tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi
thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện
hơn.
@Các bước dạy học nhóm với BĐTD:
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà
nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài
học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến
kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một
BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về
kiến thức đó.
2. Ứng dụng BĐTD trong dạy kiến thức mới.
GV rất linh hoạt trong việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy kiến thức mới. GV có thể giới
thiệu BĐTD ở đầu bài giảng. GV đưa ra chủ đề chung và gợi ý các câu hỏi lô gíc, yêu
cầu học sinh đóng góp các ý, các nhánh để vẽ BĐTD tìm ra nội dung chính bài giảng
trong buổi hôm đó. Nếu GV giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập BĐTD và sau đó kết
thúc bài học bằng chính BĐTD đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính
của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
@ Mô hình triển khai:
Hoạt động 1: GV đưa ra tên chủ đề hoặc 1 hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí
trung tâm của BĐTD.
Hoạt động 2: Trong quá trình triển khai bài, hệ thống BĐTD dần hoàn thiện.
Hoạt động 3 Kết thúc bài học, GV sử dụng chính BĐTD đã được thiết lập trong quá trình
lên lớp để củng cố bài học.
3. Ứng dụng BĐTD trong dạy tiết ôn tập, luyện tập, phần tổng kết bài học.
Thông thường, cuối mỗi phần, mỗi chương, mỗi bài thì sẽ có nhiều đơn vị kiến thức liên
quan với nhau qua một chủ đề chính.
Hoạt động 1: GV đưa ra chủ đề chính với vai trò là trung tâm của BĐTD
Hoạt động 2::Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành BĐTD.
Hoạt động 3 : Học sinh trình bày SĐTD mà các em vừa lập xong ( Tùy theo từng đơn vị
bài học, giáo viên có thể phân chia HS làm việc theo từng nhánh của sơ đồ tư duy nhằm
củng cố lại kiến thức cần ôn tập).
Hoạt động 4: Giáo viên gọi HS nhận xét, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh SĐTD.
4. * Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút, 1 tiết:
Trong đề kiểm tra – có thể cho từ 1 đến 2 điểm trong biểu điểm- qua đó để phân loại HS
và đánh giá năng lực, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của
kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ SĐTD thông qua

câu hỏi gợi ý
* Lưu ý: Đối với kiểm tra KT miệng::
Nếu bài học có nhiều kiến thức, giáo viên có thể yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh vẽ
SĐTD( mỗi em vẽ một số nhánh). Trong trường hợp không có nhiều thời gian,
giáo viên có thể yêu cầu hs vẽ SĐTD ở nhà, khi lên lớp nộp lại cho GV và trình bày
ngắn gọn trước GV- HS( không nhìn vào SĐTD) điều này sẽ tập cho hs thói quen
học tập, ghi nhớ kiến thức sau khi vẽ SĐTD. Giáo viên cho hs nhận xét, bổ sung
và ghi điểm cho hs.
* Ví dụ 1:
Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại”(Tiết 1,2)
Dưới đây là SĐTD về các phương châm hội thoại có tính chất minh họa, các
em vẽ SĐTD đảm bảo các nội dung tương tự như sau là tốt:
Giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên
nhận xét và cho điểm.
* Ví dụ 2:
Trước khi cho các em tìm hiểu tiết “Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn
văn” (Tiết 110 trong PPCT), ở khâu Kiểm tra bài cũ, giáo viên gọi 2 học sinh lập
SĐTD: Trước tiên, giáo viên ghi cụm từ khóa “Liên kết văn bản” lên bảng phụ. Sau
đó, giáo viên đưa ra câu hỏi dẫn dắt cho các em: Các câu văn trong đoạn và các
đoạn văn trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau qua những mặt liên kết
nào? Có những phép liên kết phổ biến nào được sử dụng để thực hiện việc liên kết
trong văn bản? Em hãy dựa vào cụm từ khóa trên, lập SĐTD biểu thị mối quan hệ
các mặt liên kết trong văn bản? rồi cho học sinh tiến hành lập SĐTD. Sau đây là
SĐTD minh họa:
@ Một số lưu ý khi sử dụng BĐTD
*BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu
BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu
sắc và hình thức (nếu cần).
*Cách ghi chép BĐTD:
-Chữ thuộc nhánh nào thì cùng màu với nét vẽ của nhánh đó.

-Suy nghĩ kỹ trước khi viết.
-Nội dung viết cần ngắn gọn.
-Viết phải có tổ chức (Tư duy mang tính tổng thể).
-Nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (Nếu sau này cần)
*Những điều cần tránh khi lập BĐTD:
-Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
-Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
-Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
* giáo viên nên trưng bày, lưu trữ các bài soạn, bài kiểm tra có BĐTD được chọn lọc
của GV và HS để làm tư liệu dạy học chung của mình và nhà trường, làm phong phú
thêm tư liệu, thiết bị dạy học tự làm.
IV. KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc vận dụng SĐTD trong dạy học, kiểm tra, đánh giá sẽ dần hình
thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn
đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy
học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần
đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp THCS hiện nay. Vì vậy, việc tăng
cường sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học nói chung là việc làm rất cần thiết,
góp phần đáp ứng yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
V. MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY MINH HỌA:
* Bản đồ tư duy bài toán hình lớp 8

×