Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.08 KB, 20 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I - Mở đầu:
Lớp học là một đơn vị tổ chức cấu thành nên một cơ sở giáo dục, một nhà
trường, không có lớp học thì không thể có nhà trường. Một cơ sở giáo dục, một
nhà trường vững mạnh, chất lượng phải trên nền tảng các lớp học chất lượng,
vững mạnh toàn diện , ở đó mỗi học sinh phải chăm ngoan, đoàn kết, thân
thiện, cố gắng , tích cực học tập , rèn luyện tu dưỡng theo yêu cầu chương trình
cấp học.
Chất lượng đạo đức, tri thức văn hoá của mỗi học sinh chỉ có được khi
giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm, và nhà trường có biện pháp giáo dục
đúng đắn, phù hợp, hiệu quả tác động đến từng học sinh, từng lớp học trong
nhà trường.
Từ trước đến nay công tác chủ nhiệm và xây dựng phong trào lớp học có
một vị trí vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học sinh,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đến nay nó càng có
ý nghĩa và trò quan trong quyết định hơn trong việc thực hiện phong trào xây
dựng " Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Vì thế người quản lí giáo
dục nhà trường cần phải đổi mới cách nhìn nhận đánh giá và hơn nữa đó là đối
mới việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp học, để nó đáp ứng được
chức năng nhiệm vụ trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức , nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện , làm tốt phòng trào xây dựng " Trường học thân
thiện, học sinh tích cực".
II - Thực trạng :
Đối với giáo viên:
Công tác chủ nhiệm lớp lâu nay chỉ được coi là nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy theo bộ
môn, chưa hoặc không quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác chủ
nhiệm lớp. Năm nay được phân công làm chủ nhiệm, năm sau có thể làm có
thể không làm chủ nhiệm lớp, nên giáo viên không coi việc bồi dưỡng nghiệp


vụ công tác chủ nhiệm lớp là việc bồi dưỡng thường xuyên.
Do việc coi đây không phái là nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên nên
nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà không nắm vững : vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, biện pháp của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Cho
nên thiếu quan tâm hoặc quan tâm nhưng thiếu biện pháp xây dựng lớp trở
thành một tập thể vững mạnh, và khó hơn trong việc phát huy tính tích cực
trong mọi hoạt động của học sinh.
Nhiều giáo viên nhận nhiệm vụ chủ nhiệm một cách miễn cưỡng, bắt buộc.
Trong quá trình quản lí tổ chức lớp do thiếu nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm
lớp, thiếu tình cảm, trách nhiệm nên tỏ thái độ không đúng mức với tập thể lớp,
thường mệnh lệnh, thiếu dân chủ, chưa tôn trọng học sinh, áp dụng hình thức
trách phạt nhiều hơn giáo dục hướng dẫn, và chỉ bảo và động viên các em.
Nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp do còn kém về nghiệp vụ chủ nhiệm nên đã
đẩy các em sang một thái cực bất lợi cho mình đó là luôn đối đầu với tập thể
lớp mà không xây dựng được quan hệ thân thiện, cộng sự.
Đối với quản lí:
Một thực trạng dễ nhận thấy đó là : Trong công tác thanh tra kiểm tra nội
bộ, đánh giá xếp loại giáo viên hầu hết hoặc rất ít các cấp quản lí giáo dục
đưa nội dung công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp để kiểm tra, đánh giá giáo
viên, cũng như vậy hàng năm chỉ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi chứ chưa có
cuộc thi nào cho giáo viên chủ nhiệm giỏi. Giáo viên chủ nhiệm giỏi chưa
được tôn vinh, chưa được đánh giá đúng tầm và công sức họ bỏ ra.
Giáo viên bộ môn đã có một tổ chức đó là nhóm, tổ chuyên môn để sinh
hoạt và trao đổi kinh nghiệm, nhưng những giáo viên chủ nhiệm trong nhà
trường những người có cùng chung một nhiệm vụ, một vị trí chức năng lại rất
quan trọng nữa, nhưng họ không được sinh hoạt trong một tổ chức nào, không
có một diễn đàn nào để giáo viên chủ nhiệm đăng đàn, do thiếu quy định chi
tiết cụ thể từ các cấp quản lí giáo dục và điều lệ nhà trường.
Thời gian giành cho công tác giáo viên chủ nhiệm theo quy định chỉ là 4
tiết/ tuần nhưng trên thực tế giáo viên chủ nhiệm phải bỏ thời gian ra nhiều

hơn thế mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ, chưa nói đó là lớp có phong
trào yếu kém từ đầu , cho nên khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp
nhiều giáo viên coi đây là gánh nặng của bản thân trong năm học.
Cũng do thực tế quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên
chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của vị trí công tác này,
chưa đúng với các văn bản quản lí giáo dục quy định, thậm trí có cả những
biện pháp giáo dục lỗi thời Ở đâu đó còn tồn tại học sinh đánh thầy cô giáo
chủ nhiệm của mình, giáo viên chủ nhiệm nóng nảy thô bạo mắc phải sai lầm
nghiêm trọng đuổi học sinh ra khỏi lớp, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh vi
phạm viết 20 ,30 lần bản kiểm điểm hoặc nội quy học sinh Tất cả những biểu
hiện của công tác chủ nhiệm lớp nói trên đều rất không phù hợp với nguyên tắc
đức dục, nó lại càng không thể tồn tại trong một "nhà trường Thân thiện - học
sinh tích cực" phong trào rất có ý nghĩa mà Bộ Giáo dục- Đào tạo đã và đang
phát động những năm qua.
Từ thực trạng nói trên nhằm đổi mới cải tiến việc chỉ đạo công tác chủ
nhiệm và xây dựng phong trào các lớp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện và thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng " Trường học thân thiện , học
sinh tích cực" . Những năm qua trường THCS Quảng tiến đã tiến hành triển
khai tổ chức thực hiện các giải pháp đổi mới chỉ đạo công tác chủ nhiệm và
xây dựng lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt phòng trào "
Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực"
-
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
-

Triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp sau:
1-Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp vững mạnh
cho giáo viên chủ nhiệm:

Nội dung bồi dưỡng gồm các vấn đề sau (Có tài liệu chi tiết)

1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiêm lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các
tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ
nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một
mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho
tập thể học sinh. Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư
phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ
nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học
sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục,
cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo
dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư
phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ
trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập
thể lớp và của mỗi học sinh.
- Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng
của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà
trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội
ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm.
Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, xong chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí
của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ
học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của
một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp
xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng
rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo
viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.
1.2. Các yếu tố của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Những tố chất để của một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt.
Quản lí trường học hiểu cho đầy đủ không chỉ là BGH, tổ trưởng quản lí
đội ngũ giáo viên mà còn là giáo viên quản lí học sinh trong đó có giáo viên
chủ nhiệm quản lí lớp và học sinh của lớp mình chủ nhiệm, cho nên đương

nhiên giáo viên chủ nhiệm là một người quản lí. Do đó tố chất quan trong của
giáo viên chủ nhiệm lớp là tố chất của một con người hành động, cũng như
hiệu trưởng giáo viên chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc,
thấu hiểu đối tượng và quy trình quản lí. Đối tượng quản lí trường học, lớp
học là con người không thể có một chương trình cài đặt sẵn, phải bắt tay vào
làm từ thực tế , thấy đúng, thành công thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai
không phù hợp thất bại phải điều chỉnh, huỷ bỏ kịp thời. Rất cần ở giáo viên
chủ nhiệm lớp các phẩm chất : Nhiệt tình, sâu sát, cần cù , quan sát tinh tường,
linh hoạt và tâm lí, có khả năng tập hợp được học sinh của lớp đoàn kết xung
quanh ban cán sự lớp mà giáo viên chủ nhiệm là trung tâm hạt nhân, giáo viên
chủ nhiệm là thầy nhưng đồng thời cũng là bạn thân của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người rất gần gũi các em học sinh,
là một tấm gương để các các em soi chung: cách hành động, suy nghĩ, cư xử,
lời nói của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm của
học sinh và cha mẹ học sinh về người thầy trong nhà trường. Cho nên một giáo
viên chủ nhiệm
có uy tín trước hết phải là người thầy dạy giỏi (ít nhất cũng phải dạy khá) các
môn dạy của lớp mình, phải chuẩn bị chu đáo đầy đủ cho các tiết lên lớp và các
buổi làm việc với học sinh với lớp, lên lớp tận tâm , nhiệt tình và luôn chăm lo
đến kiến thức , sự tiếp thu của học sinh. Cần có lời nói dứt khoát, rõ ràng, câu
từ dễ hiếu , ý sáng sủa, hợp với tâm lí trình độ phong tục tập quán nét văn hoá
truyền thống của địa phương, khi nói nhìn thẳng vào học sinh, biết lắng nghe
chú ý tiếp thu các ý kiến của học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải biết
thông cảm chia sẻ những khó khăn vướng mắc của từng học sinh, đôi khi cũng
phải vui vùng các em nhất là khi lớp đạt kết quả thành tích thi đua , trả lời
những câu hỏi, những băn khoăn thắc mắc của các em một cách thấu đáo,
đúng đắn, nếu chưa có câu trả lời đúng hãy khất lại và giữ đúng lời hứa với
các em , không trả lời bừa bãi qua quýt.
1.3. Công tác lập kế hoạch chủ nhiêm.

1.4. Xây dựng , luân chuyển đội ngũ cán bộ lớp tự quản.
1.5. Tổ chức sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm.
1.6. Xây dựng các phong trào thi đua trong lớp.
1.7. Giáo dục học sinh cá biệt và duy trì sĩ số học sinh.
1.8. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với: giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên, Gia
đình và chi hội cha mẹ học sinh.
1.9. Bố trí luân chuyên chỗ ngồi cho học sinh.
1.10. Tổ chức các hoạt động vui chơi và giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng
xử cho học sinh.
2- Thành lập xây dựng tổ chủ nhiệm, và tổ giáo viên giảng dạy của một
lớp.
2-1. Tổ giáo viên chủ nhiệm lớp:
Là một tổ chức của những người làm công tác chủ nhiệm lớp trong cùng
một khối lớp hoặc nhiều khối trong trường (nếu trường có số lớp ít). Giáo viên
chủ nhiệm lớp là giáo viên bộ môn dạy trong lớp đó. Đầu mỗi năm học ban
giám hiệu nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn chọn giáo viên chủ nhiệm
cho các lớp trong số giáo viên bộ môn của lớp có khả năng chuyên môn giảng
dạy vào loại khá trở lên. Khi chọn giáo viên chủ nhiệm lớp cần chú ý đến một
số điểm sau đây: Hoàn cảnh bản thân, sức khoẻ, đặc điểm lứa tuổi học sinh các
khối lớp, bộ môn giảng dạy của giáo viên, nếu phong trào của lớp yếu phải
phân công giáo viên giảng dạy có nhiều tiết dạy trong tuần Sau khi chọn
xong giáo viên chủ nhiệm cho các lớp hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ
chủ nhiệm của năm học, quyết định này được công bố trước học sinh toàn
trường ngày tựu trường đầu năm, đồng thời tổ chức lễ nhận học sinh và học
sinh nhận thầy cô chủ nhiệm của lớp trong buổi tựu trường.
- Nếu tổ chủ nhiệm thành lập theo khối lớp (hay liên khối) thì tổ trưởng do
một giáo viên chủ nhiệm trong khối đảm nhận và được tính thêm gìờ kiêm
nhiệm 2-3 tiết/ tuần, nếu xét thấy cần thiết thì có thêm phó tổ trưởng.Tổ trưởng
và phó tổ trưởng là những giáo viên chủ nhiệm giỏi có kinh nghiệm trong công
tác chủ nhiệm và là người được có uy tín cao trong tổ do hiệu trưởng bổ nhiệm

từng năm học.
- Nếu tổ chủ nhiệm được thành lập theo liên khối cả trường thì tổ trưởng do
Phó Hiệu trưởng chuyên môn đảm nhận, trong tổ có các nhóm chủ nhiệm theo
khối lớp mỗi khối lớp có một nhóm trưởng là giáo viên chủ nhiệm giỏi có uy
tín và được nhóm chọn cử giới thiệu cho tổ trưởng quyết định.
- Tổ chủ nhiệm sinh hoạt mỗi tháng 1 kì tương đương thời lượng 2 tiết học
- Nội dung sinh hoạt của tổ chủ nhiệm gồm:
+ Sơ kết tình hình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, của các lớp trong
tháng trước
+ Xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp tháng tới.
+ Xếp loại thi đua, xếp thứ các lớp, các giáo viên chủ nhiệm trong
tháng.
+ Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp theo chủ đề
hàng tháng hoặc các chủ đề về nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp do một giáo
viên được chỉ định chuẩn bị báo cáo.
2.2- Tổ giáo viên lớp:
Là tổ chức của những giáo viên cùng giảng dạy một lớp, do giáo viên chủ
nhiệm của lớp đó làm tổ trưởng.
- Tổ giáo viên lớp có nhiệm vụ :
+ Giảng dạy các bộ môn của lớp theo phân công của Ban giám hiệu nhà
trường
+ Tổ chức xây dựng phong trào thi đua học tập của học sinh trong lớp theo
bộ môn của mình phụ trách
+ Tham gia đánh giá xếp loại Hạnh kiểm cuối kì và cả năm của học sinh
trong lớp trên cơ sở dự kiến xếp loại Hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ
nhiệm.
- Tổ giáo viên lớp sinh hoạt 1 lần 30-40 phút/ tuần và không cùng một thời
điểm (vì mỗi giáo viên bộ môn có thể tham gia nhiều tổ giáo viên lớp do dạy
nhiều lớp để việc sinh hoạt không chồng chéo thì ban giám hiệu lập lịch sinh
hoạt cho các tổ và ổn định trong thời gian thời khoá biểu ổn định)

- Nội dung sinh hoạt của tổ giáo viên lớp:
+ Các giáo viên bộ môn phản ánh tình hình học tập bộ môn, ý thức đạo
đức nề nếp, các diễn biến không bình thường của học sinh trong lớp trong
tuần.
+ Giáo viên chủ nhiệm đề xuất các biện pháp, các đối tượng học sinh cần
quan tâm để giáo viên bộ môn phối hơp giáo dục.


3- Xây dựng nội dung và tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp
trong kiểm tra nội bộ nhà trường.
3-1.Nội dung kiểm tra công tác chủ nhiệm và phong trào lớp:
a- Hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm.
b- Công tác tổ chức lớp: Ban cán sự lớp, tổ trưởng, bàn trưởng; phân chia
tổ học tập, sắp xếp bố trí chỗ ngồi của học sinh theo sơ đồ ( và hai tháng phải
thay đổi chỗ ngồi cho học sinh theo nguyên tắc thấp, học yếu, bệnh về tai ,
mắt ngồi trước) ; Luân chuyển thay đổi cán bộ lớp hai tháng một lần đối với
các chức danh: Lớp trưởng , lớp phó, tổ trưởng , tổ phó, bàn trưởng ( học sinh
nào cũng được đảm nhận một đến ba trong các chức danh trên mỗi năm học ít
nhất một lần.
c- Giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các phong trào thi đua cho lớp thực
hiện.
d- Giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt lớp,
sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, phổ biến các kĩ năng sống, ứng xử
cho học sinh trong lớp.
e- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại Học lực, Hạnh kiểm, xét lên lớp,
thi lại ở lại lớp rèn luyện trong hè, đề nghị các danh hiệu thi đua cuối kì và cuối
năm
g- Giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác phối hợp với gia đình học sinh,
với giáo viên bộ môn của lớp, với Đội thiếu niên để giáo dục học sinh
e- Giáo viên chủ nhiệm lớp làn công tác giáo dục học sinh cá biệt , công tác

tuyên truyền, vận động sĩ số
3-2.Định kì kiểm tra công tác chủ nhiệm và phong trào lớp:
- Hai tháng một lần với các nội dung: a, b, c, d, g, e
- Mỗi học kì một lần với nội dung: e.
- Ngoài ra khi kiểm tra toàn diện nếu giáo viên có đảm nhận công tác chủ
nhiệm lớp thì sẽ kết hợp tiến hành kiểm tra các nội dung trên để đánh giá xếp
loại giáo viên.
4- Lượng hoá các tiêu chí đánh giá xếp loại lớp và giáo viên chủ nhiệm
từng tuần , học kì và cả năm.
4-1. Đối với lớp:
4.1.1- Đánh giá nề nếp hàng ngày, hàng tuần của các lớp
* Điểm nề nếp hàng ngày của mỗi lớp cho theo định mức sau:
- Tỉ lệ chuyên cần 100%: 1 điểm
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ cả buổi học : 1 điểm
- Đầy đủ đồ dùng và sách vở theo môn học: 2 điểm
- Trang phục cả lớp đúng quy định, đầy đủ khăn quàng đỏ: 1 điểm
- Đi học đúng giờ, không có học sinh đi chậm: 1 điểm
- Tập thể dục giữa giờ : nhanh, đúng , đều đẹp 1 điểm
- Cả buổi lớp học không có học sinh vi phạm nội quy, điều lệ 2 điểm
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ trật tự đúng nội dung quy định 1 điểm.

Việc đánh giá theo dõi và cho điểm hàng ngày của một lớp do 2 đội viên
đội Cờ đỏ của hai lớp khác thực hiện ghi chép và công khai trước lớp hàng
ngày. Cứ sau một tuần lại thay đổi 2 đội viên khác.
* Điểm nề nếp cả tuần (ĐNN) của một lớp được tính bằng trung bình
cộng điểm nề nếp tất cả các buổi học trong tuần.
4.1.2. Cho điểm học tập từng tiết, từng tuần:
* Điểm học tập từng tiết học cho theo định mức:
- Sĩ số lớp học đảm bảo như đầu buổi 1 điểm
- Cả lớp có đầy đủ sách vở, đồ dùng môn học 2 điểm

- Không có học sinh không thuộc bài và thiếu bài ở nhà 3 điểm
- Lớp học kỉ luật, hăng say tích cực, tự giác, ghi bài đầy đủ 4 điểm.
Điểm học tập từng tiết do giáo viên bộ môn đánh giá cho điểm và ghi vào
sổ đầu bài sau khi nhận xét và xếp loại tiết học.
* Điểm học tập cả tuần (ĐHT) bằng trung bình cộng điểm tất cả tiết học
trong tuần.
4.1.3- Đánh giá xếp loại lớp và trao cờ thi đua hàng tuần
- Căn cứ để đánh giá xếp loại lớp từng tuần là điểm thi đua trong tuần của
các lớp, điểm thi đua trong tuần của lớp (TĐt) được tính như sau:
TĐt = ( 2. ĐHT + ĐNN) : 3
- Tiêu chuẩn xếp loại và trao cờ thi đua hàng tuần cho các lớp :
+ Loại Tốt, trao cờ thi đua nếu: đạt TĐt từ 9,0 điểm trở lên và không có học
sinh vi phạm nội quy, không thuộc bài trong tuần.
+ Loại khá: Điểm TĐt đạt từ 7,5 đến dưới 9,0.
+ Loại TB : Điểm TĐt đạt từ 6,0 đến dưới 7,5.
+ Loại yếu : Điếm TĐt dưới 6, 0 điểm.

Trước khi xếp loại tuần, nếu lớp có học sinh vi phạm nội quy nhà trường
hoặc có học sinh không thuộc bài trong tuần cứ 1 học sinh vi phạm phạt vào
điểm thi đua cuối tuần 2,0 điểm.
Điểm thi đua cuối tuần của các lớp do Tổng phụ trách Đội phối hợp với
giáo viên trực trong tuần tổng hợp từ sổ trực của đội Cờ đỏ, sổ trực tuần, và sổ
đầu bài của các lớp đồng thời báo cáo công khai tại hội nghị giao ban cuối
tuần và buổi chào cờ đầu tuần, trong buổi chào cờ đầu tuần Ban giám hiệu trao
cờ thi đua và phần trưởng cho các lớp được xếp loại tốt.
4.1.4. Xếp loại lớp cuối học lì và cuối năm:
a- Những căn cứ đánh giá:
a1- Kết quả cuối kì, cuối năm về hai mặt giáo dục :Văn hoá và Hạnh kiểm
a2- Kết quả thi đua các tuần trong các tháng mỗi kì.
a3- Kết quả duy trì sĩ số

a4- Kết quả phong trào mũi nhọn đạt danh hiệu HSTT, HSGTD, HSGBM
a5- Kết quả tham gia các phong trào các cuộc thi được phát động trong năm.
b- Định mức và trách nhiệm cho điểm đánh giá:
b1- Điểm kết quả hai mặt giáo dục cuối kì , cuối năm: Do Phó Hiệu trưởng
chuyên môn căn cứ vào tổng hợp 2 mặt cuối kì , cuối năm của các lớp để cho
điểm theo định mức như sau:
• - Điểm xếp loại văn hoá ( ĐVH) :
ĐVH = Tỉ lệ % học sinh đạt học lực trung bình trở lên cuối kì , cuối năm
• - Điểm xếp loại Hạnh kiểm ( ĐHK)
ĐHK = Tỉ lệ % học sinh đạt Hạnh kiểm khá trở lên cuối kì , cuối năm.
b2- Điểm kết quả phong trào thi đua các tuần trong học kì 1 (ĐTĐKI) , điểm
thi đua kì 2 ( ĐTĐKII) ,và điểm thi đua các tuần cả năm ( ĐTĐCN): Do Tổng
phụ trách đội tổng hợp và cho điểm như sau:
ĐTĐKI = 10.(tổng điểm TĐt của các tuần trong học kì chia cho số tuần của
kì I)
ĐTĐKII = 10.(tổng điểm TĐt của các tuần trong học kì chia cho số tuần của
kì II)
ĐTĐCN = (ĐTĐKI + 2. ĐTĐKII).
b3- Điểm kết quả duy trì sĩ số (ĐSS) : Do phó hiệu trưởng phụ trách công tác sĩ
số và phổ cập đánh giá như sau:
ĐSS = 100 - 5.( Tỉ lệ học sinh bỏ học đển cuối kì hay cuối năm).
b4- Điểm kết quả phong trào mũi nhọn (ĐMN) : Do Phó Hiệu trưởng chuyên
môn căn cứ vào kết quả đạt danh hiệu học sinh tiên tiến ( HSTT) , học sinh giỏi
toàn diện (HSGTD), học sinh giỏi bộ môn các cấp ( HSGBM) để cho và tính
điểm như sau:
Điểm HSTT = 2. TL% HSTT
Điểm HSGTD = 5. TL% HSGTD
Điểm HSGBM = 5. TL%HSGBM
ĐMN = Điểm HSTT + Điểm HSGTD + Điểm HSGBM.
b5- Điểm kết quả các phong trào các cuộc thi được phát động và tổ chức trong

học kì hoặc trong năm (ĐPT). Gồm
• - Các phong trào : Quyên góp ủng hộ làm công tác từ thiện hay xây dựng
nhà
trường
• - Các cuộc thi : TDTT, Trò chơi dân gian, Văn hoá văn nghệ, Giai điệu
tuổi
hồng, vẽ tranh, tìm hiểu ATGT, Ma tuý, HIV/AIDS , môi trường, viết thư
UPU
Mỗi cuộc thi và phong trào trên do Đội, Chữ thập đỏ, các tổ chức xã hội
phát động và tổ chức, Tổng phụ trách đội phối hợp với Ban tổ chức phong trào
và cuộc thi tổng hợp kết quả và đánh giá để cho điểm từng phong trào, từng
cuộc thi theo các mức sau:
+ Loại Tốt : 9- 10 điểm
+ Loại khá : 7,5 - dưới 9,0 điểm
+ Loại TB : 6,0 - dưới 7,5 điểm
+ Loại yếu : dưới 6,0 điểm.
Cuối học kì, hay cuối năm tính điểm như sau :
ĐPT = 10. (Tổng số điểm các phong trào, các cuộc thi của lớp đã tham gia
chia cho số phong trào và cuộc thi đã phát động và tổ chức trong kì hay trong
năm).
c-Tổng hợp và xếp loại cuối kì hoặc cuối năm:
c1- Tổng hợp :
Thư kí hội động thi đua nhà trường có trách nhiệm trổng hợp kết quả thi
đua cuối học kì hoặc cuối năm học để trình hội đồng thi đua nhà trường thẩm
định các số liệu và điểm thi đua cuối kì cuối năm của các lớp. Điểm thi đua
cuối kì hay cuối năm của các lơp được tính như sau :
( 2ĐVH + ĐHK + 2ĐTĐK (hoặc 2ĐTĐCN) + ĐMN + ĐPT ) : 7
c2- Xếp loại :
• - Lớp Tiên tiến : + Đạt điểm thi đua cuối kì hay cuối năm từ 85 điểm trở
lên

+ Không có mặt nào bị xếp thứ dưới ½ số lớp toàn trường
- Lớp Khá + Đạt điểm thi đua cuối kì hay cuối năm từ 65 đến dưới 85 điểm
+ Không có mặt nào bị xếp thứ dưới 2/3 số lớp toàn trường .
Lớp tiên tiến và lớp khá: phải không có học sinh bị nhà trưòng thi hành kỉ
luật, đồng thời không có học sinh vi phạm nội quy nhà trường có tổ chức mang
tính tập thể. Nếu đạt mức điểm mà các tiêu chuẩn khác không đạt thì hạ xếp
loại lớp xuống 1 loại liền kề.
• - Lớp Trung bình : Đạt điểm thi đua cuối kì hay cuối năm từ 50 đến dưới
65 điểm.
• - Lớp Yếu: Còn lại không đạt 3 loại trên
4-2. Đối với giáo viên chủ nhiệm

4.2.1 Xếp loại giáo viên chủ nhiệm hàng tuần:
Giáo viên chủ nhiệm được xếp loại hàng tuấn trên căn cứ xếp loaị của lớp
do giáo viên đó làm công tác chủ nhiệm cụ thể như sau:
• - GVCN xếp loại Tốt: Nếu lớp xếp loại trong tuần là loại Tốt và được
nhận cờ
• - GVCN xếp loại Khá : Nếu lớp được xếp loại trong tuần là loại Khá.
• - GVCN xếp loại TB : Nếu lớp được xếp loại trong tuần là loại TB
• - GVCN xếp loại Yêú : Nếu lớp được xếp loại trong tuần là loại Yếu.
4.2.2 Xếp loại giáo viên chủ nhiệm cuối kì hay cuối năm:
Tiêu chuẩn:
• 1- Giáo viên chủ nhiệm Giỏi:
a- Cuối kì hay cuối năm lớp do giáo viên chủ nhiệm đươck xếp loại Tiên tiến.
b-Trong học kì hay trong năm có 2/3 số tuần trở lên được xếp loại GVCN tốt
c-Còn 1/3 số tuần còn lại được xếp loại GVCN trung bình trở lên trong đó số
tuần xếp loại TB không quá 2.
2- Giáo viên chủ nhiệm Khá:
a- Cuối kì hay cuối năm lớp do giáo viên chủ nhiệm đươck xếp loại Khá.
b-Trong học kì hay trong năm có 2/3 số tuần trở lên được xếp loại GVCN Khá

c- Số tuần xếp loại GVCN Yếu không quá 2.
3- Giáo viên chủ nhiệm Trung bình:
a- Cuối kì hay cuối năm lớp do giáo viên chủ nhiệm đươck xếp loại TB.
b-Trong học kì hay trong năm có 2/3 số tuần trở lên được xếp loại GVCN
Trung bình
4- Giáo viên chủ nhiệm xếp loại Yếu: Không đạt 3 loại trên.
Kết quả xếp loại GVCN lớp cuối học kì hay cuối mỗi năm học như trên sẽ
là một tiêu chí để xếp loại chuyên môn nghiệp vụ và danh hiệu thi đua của giáo
viên đó cuối mỗi học kì và mỗi năm học.
5- Tổ chức đối thoại và lấy ý kiến học sinh về công tác quản lí của giáo
viên chủ nhiệm lớp.
Trong năm học định kì hoặc đột xuất Ban giám hiệu nhà trường tổ chức
sinh hoạt, đối thoại trực tiếp với học sinh hoặc lấy ý kiến của học sinh bằng
phiếu thăm dò ở một số lớp hoặc nhiều lớp về nội dung: Phản ánh về công tác
làm chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp; tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với
nhà trường về giáo viên chủ nhiệm của lớp
Trên cơ sở đó ban giám hiệu có biện pháp chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động
của giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng điều chỉnh kế hoạch, biện pháp
của nhà trường cho phù hợp với thực tế hơn.
6- Tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp và thi giáo viên chủ nhiệm
giỏi
6.1.Mỗi năm học nhà trường tiến hành tổ chức hội thảo về công tác chủ
nhiệm lớp với:
a- Mục đích :
- Làm sáng tỏ các đắc điểm, những khó khăn, thuận lợi của công tác giáo
viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Định hướng đổi mới nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp ở
trường phổ thông, tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo
viên trong nhà trường.
b- Nội dung của hội thảo tập trung vào các vấn đề chính :

- Đặc điểm, những khó khăn thuận lợi, của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay;
- Các yêu câu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp về nội dung
phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp;
- Những kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ;
-Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho
giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua
" Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực"
Các nội dung hội thảo trên được phân công cho một số đồng chí giáo viên
chuẩn bị trước, mỗi đồng chí chuẩn bị một đến hai nội dung và mỗi nội dung
có 2-3 đồng chí chuẩn bị.
c- Thành phần tham gia hội thảo:
Toàn bộ giáo viên nhà trường (vì ai cũng có thể và phải làm giáo viên chủ
nhiệm)
Chủ trì hội thảo : một đồng chí trong ban giám hiệu thường là Phó hiệu
trưởng chuyên môn.
Sau hội thảo BGH phải có văn bản chỉ đạo thống nhất các vấn đề mà hội
thảo đã thảo luận mà chưa có trong các văn bản quy định của cấp trên để triển
khai thực hiện trong nhà trường.
6.2- Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn diện:
a- Đối tượng dự thi: Là những giáo viên chủ nhiệm được xếp loại giáo viên
chủ nhiệm giỏi trong học kì I.
b - Nội dung dự thi:
- Một sáng kiến kinh nghệm, đổi mới về công tác chủ nhiệm lớp.
- Thực hiện 02 tiết hướng dẫn hoặc chỉ đạo lớp thực hiện các hoạt động như:
Sinh hoạt lớp cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm họp với ban cán sự lớp, giáo viên
chủ nhiệm lớp làm công tác tuyên truyền với học sinh
c- Tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn diện:
- Xếp loại cuối năm là Giáo viên chủ nhiệm Giỏi (Theo quy đinh ở mục 4.2.2)

- Sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A
- Hai tiết làm công tác chủ nhiệm với lớp xếp 1 tiết loại khá , 1 tiết loại giỏi.
7-Tôn vinh khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi:
Giáo viên chủ nhiệm giỏi không những được tham gia tiêu chí để đánh giá
xếp loại chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của giáo viên, mà còn phải được tôn
vinh một cách đúng mức xứng đáng với công lao, sức lực và trí tuệ của học đã
đầu tư xây dựng lớp vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn diện được
Hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận " Giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn diện" và
khen thưởng theo quy định khen thưởng của nhà trường, được đề nghị địa
phương khen thưởng trong dịp 20 tháng 11 như những cán bộ giáo viên đạt
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thị và được ghi tên trong bảng vàng danh dự
của nhà trường

C- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
-
Sau một thời gian hơn hai năm kiên trì tổ chức triển khi thực hiện các biện
pháp nêu trên công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp vững mạnh toàn diện của
trường THCS Quảng tiến đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện nhất là chất lượng đạo đức nền nếp học sinh,
đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực". Những kết quả cụ thể đạt được như sau:
1-Năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp, kĩ năng thực hiện
công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên nhà trường được nâng cao, đáp
ứng đúng vai trò chức năng giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám hiệu
các tổ chức đoàn thể và đội ngũ giáo viên bộ môn của lớp với học sinh, giáo
viên chủ nhiệm là người thay mặt và chịu trách nhiệm toàn diện về lớp của
mình trước ban giám hiệu trực tiếp thay mặt nhiệu trưởng quản lí lớp học sinh.
2-Khi được phân công làm chủ nhiệm lớp giáo viên sẵn sàng và thoải mái
nhận nhiệm vụ, không còn tình trạng tránh né, đùn đẩy, thắc mắc. Đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm đã thiết tha gắn bó với lớp và học sinh của mình.

3-Kỉ cương nề nếp của học sinh trong nhà trường được xây dựng vững chắc,
thường xuyên, hiệu quả trong việc hạn chế số lượng tỉ lệ học sinh cá biệt, học
sinh lười nhác học. Sau 2 năm thực hiện tỉ lệ học sinh có Hạnh kiểm Khá và
Tốt tăng từ
87,8% ( Năm học 2008-2009) lên 94,5% ( năm học 2009 -2010)

4- Phong trào thi đua của các lớp được xây dựng một cách vững chắc có
tính chất thường xuyên liên tục hàng tuần, hàng tháng , học kì và cả năm học,
cho nên đã hạn chế được tình trạng học sinh vi phạm nội quy, điều lệ, kỉ luật
nhà trường đến mức đáng kể, trong hai năm qua nhà trường không phải xử lí kỉ
luật một học sinh nào dù là mức thấp nhất.
5- Các phong trào thi đua mũi nhọn phấn đấu giành các danh hiệu của học
sinh như học sinh tiên tiến, học sinh giỏi toàn diện , học sinh giỏi bộ môn
không chỉ là trách nhiệm của một giáo viên bộ môn mà là trách nhiệm trước
hết của giáo viên chủ nhiệm và sau nữa là của tổ giáo viên bộ môn của lớp.
Đồng thời phong trào được quan tâm ngay từ đầu năm học và duy trì thường
xuyên suốt cả năm của các lớp vì thế đội ngũ học sinh khá giỏi của nhà trường
tăng từ 27,9 % ( năm học 2008-2009) lên 34, 4% ( năm học 2009-2010) , đến
học kì I năm học 2010 -2011 đã tăng lên 41,5%. Số lượng học sinh giỏi bộ
môn của nhà trường trong hai năm 2008-2009 và 2009 -2010 đã duy trì ở mức
14-16 giải cấp tỉnh, 25-28 giải cấp thị . Đến năm học 2010-2011 nhà trường đã
có 7/12 đội tuyển học sinh giỏi xếp Nhất và Nhì cấp thi ( 5 nhất 2 nhì), số
lượng học sinh đạt giải cấp thị là 38 em, co 21 em tham gia đội tuyển của thi
dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
6-Số lượng và tỉ lệ lớp tiên tiến, lớp khá trong hai năm triển khai và thực
hiện các biện pháp trên đã tăng hơn năm 2007-2008 duy trì ở mức hơn 60%
số lớp tiên tiến hơn 30% số lớp khá, không còn lớp yếu .
7- Hiệu quả hơn đó là kết quả của phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cưc": Trường lớp luôn luôn được giữ gìn sáng, xanh,
sạch đẹp; Quan hệ thầy trò trong sáng hơn luôn luôn đảm bảo đúng mực, thân

thiện tôn trọng và công bằng. Học sinh đã chủ động tích cực học tập, mạnh
dạn, lễ độ hơn khi tiếp xúc với thầy cô giáo và nhân viên cán bộ nhà trường.
Nhiều kĩ năng kiến thức cuộc sống, cách ứng xử văn minh có văn hoá và các
trò chơi được giáo viên chủ nhiệm tổ chức triển khai cho lớp và học sinh thực
hiện. Môi trường sư phạm trong nhà trường trong lành và có văn hóa hơn. Kết
quả phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhà
trường được đoàn kiểm tra của thị xã Sầm sơn đánh giá loại Tốt (năm học
2009 -2010) và loại Xuất sắc ( năm học 2010 -2011)
D- NHỮNG KIẾN NGHI VÀ ĐỀ XUẤT.

1-Tăng thêm số tiết định mức làm công tác chủ nhiệm lớp cho cấp THCS
lên 6 tiết/ tuần.
2- Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp.
3- Tổ chức bồi dưỡng , tập huấn , hội thảo vef công tác chủ nhiệm lớp ở
các cấp
Người thực hiện
Hiệu Trưởng
Lê Tiến Dũng

×