Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống (nghiên cứu trường hợp tại xã trung đông, huyện trực ninh, tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Trung Đơng, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Trung Đông, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định)

Tên sinh viên:

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN



Mã sinh viên:

630614

Ngành đào tạo:

XÃ HỘI HỌC

Lớp:

K63 XHH

Niên khóa:

2018 – 2022

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Minh Khuê

HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, khơng gian lận, khơng sao
chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ đến từ gia đình, bạn bè, thầy cơ, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị
Minh Khuê. Đã nhiệt tình, tận tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi về mặt kiến thức,
phương pháp và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm q báu trong q trình
nghiên cứu giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội
cũng như các thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã truyền đạt những kiến thức và
tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm vừa qua.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến UBND xã Trung Đơng
vì trong q trình tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp đã hết sức nhiệt tình cung
cấp cho tơi những thơng tin và số liệu, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành được đề
tài này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các hộ gia đình làm nghề mộc
truyền thống thuộc địa bàn xã Trung Đơng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp
thơng tin q báu để tơi có thể thuận lợi thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.
Do khả năng còn hạn chế nên báo cáo còn gặp nhiều thiếu sót, tơi mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để tơi có thể
hồn thiện khóa luận một cách tốt và hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên


Nguyễn Thị Thu Huyền

ii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đề tài “Phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình làm
nghề mộc truyền thống” được tiến hành thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích sự
phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong giai đoạn sản xuất, tái sản xuất và
các hoạt động khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình tại địa bàn xã
Trung Đơng đa số làm nghề mộc vì đây là nghề truyền thống của địa phương, bên
cạnh đó nghề mộc cũng tạo ra thu nhập chính cho các hộ gia đình trên địa bàn.
Kết quả điều tra về phân công lao động cho thấy dù đã có sự chia sẻ nhiều
hơn của cả hai vợ chồng đối với các cơng việc trong gia đình. Tuy nhiên, đặc thù
giới vẫn còn tồn tại. Cụ thể trong giai đoạn sản xuất đã có sự phân chia cơng
việc giữa người vợ và người chồng, với các công việc nặng chủ yếu do người
chồng đảm nhận, cịn với cơng việc mang tính tỉ mỉ và khéo lẽ sẽ do người vợ
làm chính. Trong hoạt động tái sản xuất, lượng thời gian dành cho cơng việc gia
đình hằng ngày của người vợ vẫn cao hơn đáng kể so với người chồng, nhưng
bên cạnh đó người chồng cũng đã chia sẻ phụ giúp các cơng việc nội trợ trong
gia đình. Các hoạt động cộng đồng phần lớn sẽ do cả hai vợ chồng cùng tham
gia, tuy nhiên các công việc liên quan đến dịng họ thì sẽ do người chồng tham
gia chính.
Từ khóa: phân cơng lao động, nghề mộc, giới.

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 4
1.3.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
1.3.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
2.1.

Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu .................................................... 5

2.1.1. Lý thuyết quan điểm tiếp cận giới ............................................................. 5

2.1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng .................................................................. 6
2.2.

Các nghiên cứu liên quan........................................................................... 7

2.2.1. Các nghiên cứu về phân công lao động trong hoạt động sản xuất ............ 7
2.2.2. Các nghiên cứu về phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất ..... 10
2.3.

Các khái niệm liên quan đến đề tài .......................................................... 12

2.3.1. Khái niệm hộ gia đình .............................................................................. 12
2.3.2. Khái niệm vai trị giới .............................................................................. 13
2.3.3. Khái niệm phân cơng lao động ................................................................ 13
iv


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2.3.4. Khái niệm nghề mộc ................................................................................ 14
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 15
3.1.

Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................. 15

3.2.

Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 16

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .................................................. 16

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................... 17
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 17
3.3.

Khung phân tích ....................................................................................... 18

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 19
4.1.

Đặc điểm chung của các hộ làm nghề mộc truyền thống ........................ 19

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình ....................................................... 19
4.1.2. Thực trạng sản xuất của các hộ làm nghề mộc truyền thống .................. 23
4.2.

Phân công lao động giữa vợ và chồng trong giai đoạn sản xuất của
các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống ............................................ 36

4.2.1. Phân công lao động trong việc tạo phôi nguyên liệu............................... 37
4.2.2. Phân công lao động trong việc gia công chi tiết ...................................... 39
4.2.3. Phân cơng lao động trong việc hồn thiện sản phẩm .............................. 42
4.2.4. Phân công lao động trong việc tiêu thụ sản phẩm ................................... 45
4.2.5. Quyền quyết định trong giai đoạn sản xuất ............................................. 48
4.3.

Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất
của các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống ..................................... 50

4.3.1. Phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong việc nội trợ ........................ 50
4.3.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc chăm sóc các thành

viên gia đình ............................................................................................. 54
4.3.3. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động khác .................. 59
PHẦN 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 67
v
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Độ tuổi của các thành viên trong hộ gia đình ..................................... 19
Bảng 4.2: Giới tính của các thành viên trong hộ gia đình .................................. 20
Bảng 4. 3. Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ gia đình..................... 21
Bảng 4.4: Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình ............................ 22
Bảng 4.5. Số năm làm nghề mộc của các hộ gia đình trong mẫu điều tra .......... 24
Bảng 4.6. Lý do làm nghề mộc của các hộ gia đình trong mẫu điều tra............. 26
Bảng 4.7. Số lao động chính làm nghề mộc của các hộ gia đình ....................... 28
Bảng 4.8. Thuê thêm lao động của các hộ gia đình trong mẫu điều tra.............. 29
Bảng 4.9. Diện tích xưởng sản xuất của các hộ gia đình trong mẫu điều tra ..... 30
Bảng 4.10. Vốn đầu tư sản xuất của các hộ gia đình trong mẫu điều tra............ 31
Bảng 4.11. Tỷ lệ vay vốn đầu tư của các hộ gia đình trong mẫu điều tra ......... 33
Bảng 4.12. Thu nhập trung bình một năm của các hộ gia đình trong mẫu
điều tra ............................................................................................... 35
Bảng 4.13. Phân công lao động trong tạo phôi nguyên liệu ............................... 37
Bảng 4.14. Phân công lao động trong gia công chi tiết ...................................... 39
Bảng 4.15. Phân công lao động trong hồn thiện sản phẩm ............................... 42
Bảng 4.16. Phân cơng lao động trong tiêu thụ sản phẩm .................................... 46
Bảng 4.17. Quyền quyết định trong giai đoạn sản xuất ..................................... 49

Bảng 4.18. Phân công lao động trong các công việc nội trợ của gia đình .......... 50
Bảng 4.19. Quyền quyết định các cơng việc nội trợ của gia đình ..................... 53
Bảng 4.20. Phân cơng lao động trong chăm sóc con cái..................................... 55
Bảng 4.21. Phân cơng lao động trong chăm sóc bố mẹ/người thân ốm đau
hoặc già .............................................................................................. 57
Bảng 4.22. Quyền quyết định trong chăm sóc thành viên gia đình .................... 58
Bảng 4.23. Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng .............................. 59
Bảng 4.24. Quyền quyết định trong hoạt động cộng đồng ................................. 62
vi
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

CĐ/ĐH


Cao đẳng, đại học

vii
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gia đình là tế bào của xã hội, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của mỗi
cá nhân mà còn tác động tới quá trình phát triển xã hội. Trong xã hội truyền
thống, người phụ nữ khơng được bình đẳng như nam giới vì vậy sự tiến thân
trong xã hội là điều ít được biết đến. Ngược lại, người nam giới được coi trọng
hơn, giữ vị trí là người trụ cột trong gia đình, tham gia các cơng việc của cộng
đồng nên họ đã khơng ngừng nâng cao địa vị của mình ngoài xã hội. Ngày nay,
khi nước ta đang trên đà phát triển dẫn đến sự thay đổi mới tư duy trên mọi lĩnh
vực, điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng với đó có sự thay
đổi của phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Hiện nay, phụ nữ
chiếm 50,2% dân số và 47,3% lực lượng lao động, phụ nữ đang ngày càng
khẳng định rõ nét vai trị vị trí của mình khi tham gia vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. 88.3% số người vợ được hỏi cho rằng thu nhập của họ quan trọng
đối với gia đình, 44.5% người vợ có thu nhập cao hơn chồng trong khi chỉ có
34% người vợ nói chồng có thu nhập cao hơn vợ (Nguyễn Hữu Minh, 2016).
Bên cạnh đó, người chồng cũng dần chia sẻ gánh nặng công việc với vợ bằng
cách họ dần tham gia vào các công việc tái sản xuất.
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp trọng yếu. Bên cạnh đó, việc phát
triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn cũng nằm trong tầm nhìn chiến lược
của Đảng và Nhà nước. Với đặc thù là một nước nông nghiệp, làng nghề truyền

thống có một vị trí quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam.
Làng nghề truyền thống là một trong những đặc thù của nông thôn nước ta, nó
đã xuất hiện từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần
vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước. Các làng nghề như làng gốm sứ
1
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh dân gian Đơng Hồ (Bắc Ninh), nghề thêu ren
Văn Lâm (Ninh Bình), hay làng nghề gỗ mộc La Xuyên (Nam Định), …vẫn còn
đang được bảo tồn, lưu truyền và phát triển tới ngày nay, tạo ra nhiều việc làm,
giải quyết tình trạng dư thừa nguồn lao động tại nông thôn. Năm 2020, cả nước
có gần 1,3 triệu lao động thiếu việc làm từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, 77,5% lao
động thiếu việc làm cư trú ở khu vực nông thôn (tương đương 982 nghìn người)
(Tổng Cục Thống Kê, 2020) đã góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, tạo
cơng ăn việc làm cho người nông dân tránh được luồng di cư ồ ạt từ nông thôn
ra thành thị. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, hiện nay có khoảng trên 300 làng nghề mộc
với gần 50% số làng nghề này tập trung tại vùng Đồng bằng Sông Hồng. Làng
nghề mộc đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện có khoảng
300.000 lao động đang làm việc tại các làng nghề điều này tạo cơ hội việc làm
cho nhiều người lao động, đặc biệt lao động tại vùng nơng thơn. Bên cạnh đó,
các làng nghề hiện nay cung cấp trên 80% tổng đồ gỗ nội thất và xây dựng cho
thị trường nội địa (Tô Xuân Phúc & cs., 2012). Tạo điều kiện phát triển kinh tế
cho các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống, điều đó cũng dẫn đến sự thay
đổi về giới làm cho cả nam giới và phụ nữ đều tự nhận thức được vai trị của bản
thân mình trong gia đình, họ tự điều chỉnh và thích nghi với nhau trong suy nghĩ
và hành động. Nghề thủ cơng có vai trị quan trọng trong việc thực hiện bình

đẳng giới, thể hiện qua việc phân cơng lao động và vai trị của phụ nữ đối với
các nghề truyền thống, cũng như phát huy năng lực và tạo việc làm đối với
nhiều phụ nữ. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giới trong việc
đảm nhận cơng việc gia đình nhưng các nghiên cứu tập trung nhiều vào phân
công lao động trong gia đình nói chung, ít có các nghiên cứu đi sâu vào vấn đề
phân công lao động của gia đình ở các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các hộ
gia đình làm nghề mộc truyền thống.

2
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trung Đơng là một xã nằm ở phía Bắc huyện Trực Ninh, có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển hồn thiện cả về cơng - nơng nghiệp và dịch vụ, bên
cạnh canh tác đất nơng nghiệp thì người dân nơi đây cũng hình thành nên các
làng nghề và đặc biệt có làng nghề mộc Trung Lao hiện vẫn cịn được duy trì và
phát triển, tạo ra khối lượng việc làm giúp cho người dân trên địa bàn xã có
thêm cơng việc và thu nhập để cải thiện mức sống gia đình. Chính vì vậy, đã tạo
được bước đột phá trong phát triển kinh tế, số hộ khá và giàu trong xã tăng
nhanh, hộ nghèo giảm chỉ còn 1,76%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 54
triệu đồng/năm (Khánh Dũng, 2021). Tuy nhiên, việc làm mộc đòi hỏi cần phải
có sức lao động và sự tỉ mỉ trong tất cả các khâu sản xuất, khi nói đến nghề mộc
thường nghĩ ngay đó là nghề của người đàn ơng nên chính vì vậy phần lớn trong
các gia đình, việc làm mộc vẫn do người đàn ơng làm chính và đưa ra quyết
định, còn người phụ nữ chỉ mang tính phụ giúp, tuy nhiên ở một số hộ gia đình
người vợ cũng dần tham gia vào quá trình làm mộc khẳng định vai trị của mình
trong hoạt động sản xuất, điều này làm tăng giá trị của người phụ nữ trong gia
đình. Vì vậy, việc phân cơng lao động trong các hộ gia đình làm nghề mộc là rất

cần thiết, giúp cho vợ chồng san sẻ gánh nặng trong cơng việc cũng như các
cơng việc khác trong gia đình. Sự phân công lao động hợp lý sẽ quyết định đến
hiệu quả kinh tế của gia đình trong việc sản xuất đồ gỗ mộc. Vậy cuộc sống của
các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống có khác gì so với hộ gia đình khác?
Sự phân cơng lao động trong gia đình như thế nào? Hiệu quả của sự phân cơng
đó ra sao? Xuất phát từ vấn đề đó, tơi đã lựa chọn đề tài: “Phân công lao động
giữa vợ và chồng của các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống” (Nghiên cứu
trường hợp tại xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình làm
nghề mộc truyền thống.
3
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu đặc điểm chung của các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống
tại xã Trung Đơng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Tìm hiểu phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất
của các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống tại xã Trung Đông, huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định.
Tìm hiểu phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản
xuất của các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống tại xã Trung Đơng, huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
1.3.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phân công lao động giữa vợ và chồng của

các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu sự phân cơng lao động giữa
vợ và chồng trong các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống, được nghiên cứu
theo vai trò giới: vai trị sản xuất, vai trị tái sản xuất. Từ đó có thể thấy được vị
thế của người vợ và người chồng trong gia đình cũng như ngồi xã hội, và ai sẽ
là người quyết định mọi việc trong gia đình.
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại xã Trung Đông, huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định.
Phạm vi thời gian:
+ Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2012 trở lại đây.
+ Thông tin sơ cấp được thu thập từ tháng 3 năm 2022.

4
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết quan điểm tiếp cận giới
Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu về nam giới và nữ giới đặt trong mối
quan hệ qua lại với nhau. Trước hết, ta phải làm rõ sự khác biệt và đồng nhất
giữa nam giới và nữ giới ở những đặc điểm bẩm sinh không thể thay đổi được,
những đặc điểm xã hội do học hỏi mà có, những đặc điểm do xã hội quy gán và
những đặc điểm có tính lịch sử và có thể thay đổi được.
Tiếp cận giới phải chú ý đến mối quan hệ của hai giới trong mọi lĩnh vực

của đời sống gia đình, trong lao động, trong hưởng thụ các giá trị vật chất - tinh
thần, về quyền và nghĩa vụ của mỗi giới trong gia đình và ngồi xã hội. Như
vậy, bằng cách so sánh những chức năng tự nhiên và xã hội giữa nam giới và nữ
giới, bằng cách so sánh mọi khía cạnh của q trình thực hiện vai trò giáo dục
đạo đức con cái, so sánh những xuất phát điểm đi lên của từng giới ta có thể
đánh giá được sự phân cơng vai trị giữa nam giới và nữ giới trong giáo dục đạo
đức cho con, cũng như trong các cơng việc gia đình.
Quan điểm tiếp cận giới đòi hỏi phải nghiên cứu mối quan hệ giới trong
bối cảnh kinh tế-xã hội, trong những giai đoạn phát triển của lịch sử để thấy
được những nguyên nhân xã hội quy định mối quan hệ giới. Cần phải dựa trên
sự phân tích khách quan khoa học, trên những số liệu thực tế để khơng có cái
nhìn thiên lệch về giới nào. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu thiết lập sự bình
đẳng giới trên mọi mặt, phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của cả hai giới
đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Như vậy, vận dụng lý thuyết này để thấy được sự phân công lao động theo
giới trong các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống trong bối cảnh chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Theo những đặc điểm sinh học khác nhau thì mỗi người sẽ có vai trò khác nhau
5
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

đáp ứng nhu cầu của gia đình cũng như xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có
thể so sánh được mức độ tham gia của hai giới vào các hoạt động của gia đình,
từ đó cịn làm rõ quyền quyết định giữa vợ và trồng trong các gia đình làm nghề
mộc truyền thống, ai sẽ là người đưa ra quyết định trong những việc quan trọng
trong gia đình.
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Lý thuyết cấu trúc chức năng ra đời vào những năm 40 – 50 của thế kỷ
XX. Lý thuyết này cho rằng phụ nữ và nam giới là những bộ phận khác nhau tạo
nên hệ thống xã hội và có quan hệ về mặt xã hội hết sức chặt chẽ. Việc thực hiện
chức năng và vai trò xã hội giữa phụ nữ và nam giới trong phạm vi gia đình và
cộng đồng là một trong những yếu tố thể hiện mối quan hệ xã hội giữa họ. Các
luận điểm gốc của thuyết chức năng cấu trúc đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn
định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Lý thuyết này cho rằng, một xã hội tồn
tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với
nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc bất kỳ một sự thay đổi nào
ở thành phần nào cũng k o th o sự thay đổi ở các thành phần khác. Th o nghĩa
đó, gia đình được coi là một thành phần trong cấu trúc của xã hội, thực hiện
những chức năng cơ bản của xã hội, đáp ứng nhu cầu của các thành viên gia
đình và góp phần ổn định xã hội.
Đối với thuyết cấu trúc chức năng, hai tác giả được coi là đại biểu chính là
G org Murdock và Talcott Parsons. G org Murdock giải thích tính phổ biến
của gia đình do gia đình thực hiện 4 chức năng cơ bản không thể thiếu được cho
sự tiếp nối thành công của xã hội. Đó là các chức năng: tình dục, tái sinh sản,
giáo dục và kinh tế. Ông cho rằng những chức năng này là hoàn toàn cần thiết
cho cả cá nhân và xã hội. Và chỉ có gia đình mới có thể thực hiện thành cơng
những chức năng này. Vì thế, gia đình là tất yếu và phổ biến – chúng ta khơng
thể tồn tại mà khơng có gia đình. Nếu gia đình khơng thực hiện đầy đủ các chức
năng của nó thì những mục tiêu rộng lớn của xã hội cũng sẽ không đạt được.
6
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Cịn theo Parsons ủng hộ mơ hình phân cơng lao động rõ ràng theo giới. Ơng
cho rằng, trong gia đình, người chồng có vai trị cơng cụ, là người đi làm kiếm

sống, tạo ra thu nhập. Còn người vợ giữ vai trò biểu cảm, là người ở nhà chăm
sóc con cái, lo việc nhà. Trong khi chăm sóc cho cả chồng và con, người phụ nữ
thể hiện sự ấm áp, tình yêu, sự an ủi và làm dịu đi những căng thẳng, ức chế gây
ra bởi thế giới bên ngồi. Th o nghĩa này, các vai trị cơng cụ và tình cảm của
chồng và vợ bổ sung cho nhau. Mỗi một vai trò bảo đảm những yếu tố thiết yếu
đối với những chức năng cơ bản và không thể giảm bớt của gia đình, từ đó nó
thúc đẩy sự cố kết gia đình (Vũ Thị Phương, 2016).
Áp dụng lý thuyết cấu trúc – chức năng vào đề tài để giải thích được sự
khác biệt trong việc thực hiện vai trị giữa vợ và chồng trong các gia đình làm
nghề mộc truyền thống, đồng thời thấy được sự tương tác giữa hai giới trong các
hoạt động sản xuất, tái sản xuất hay cộng đồng. Thông qua sự tương tác này
chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình làm nghề
mộc truyền thống trong điều kiện hiện nay.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu về phân công lao động trong hoạt động sản xuất
Trong đời sống các hộ gia đình ở nơng thôn, phụ nữ và nam giới đều tham
gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập nhằm phát triển kinh tế cho gia đình.
Các hoạt động tạo thu nhập trong nông hộ hết sức phong phú và đa dạng từ việc
làm đồng, trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động mua bán nhỏ lẻ hoặc các nghề
tiểu thủ công nghiệp bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Phân công
lao động theo giới gắn liền với các giá trị chuẩn mực xã hội, đặc trưng về văn
hóa và thích nghi với những thay đổi của điều kiện gia đình. Khi thực hiện vai
trị của mình, phụ nữ và nam giới đều cần phải sử dụng những nguồn lực trong
gia đình và cộng đồng, và thụ hưởng lợi ích do bản thân và cộng đồng tạo ra. Sự
phân công lao động theo giới trong gia đình thể hiện rõ nhất trong hoạt động sản
xuất và tạo ra thu nhập cho gia đình. Phụ nữ Việt Nam hiện nay trong điều kiện
7
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

kinh tế thị trường ngày càng khẳng định được vai trị của mình trong hoạt động
kinh tế.
Dựa vào đặc trưng giới, xã hội luôn kỳ vọng cho người đàn ơng là trụ cột
gia đình, được coi là người chịu trách nhiệm về kinh tế cho gia đình và là người
có mọi quyền hành. Người vợ được trơng đợi là đảm đang, qn xuyến mọi
cơng việc trong gia đình như sinh con đẻ cái, chăm sóc ni dưỡng con cái.
Nhưng trong bối cảnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự phân cơng lao động
có sự thay đổi. Phụ nữ Việt Nam hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường
ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động kinh tế. 88.3% số
người vợ được hỏi cho rằng thu nhập của họ quan trọng đối với gia đình, 44.5%
người vợ có thu nhập cao hơn chồng trong khi chỉ có 34% người vợ nói chồng
có thu nhập cao hơn vợ. Có được sự đóng góp thu nhập như vậy, nguyên nhân
trước hết có thể thấy là người phụ nữ tham gia hầu hết các loại hình cơng việc
sản xuất và tỷ lệ tham gia cao hơn so với nam giới (Nguyễn Hữu Minh, 2016).
Trong việc sản xuất nông nghiệp, nam giới thường làm các công việc
nặng nhọc như cày bừa, phun thuốc còn phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp
như nhổ mạ, cấy, làm cỏ, tham gia thu hoạch và bán sản phẩm. Đối với công
việc chăn nuôi, người phụ nữ đảm nhận việc như chọn giống, chăm sóc, bán sản
phẩm… Trong các hộ gia đình sản xuất lúa, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm đất chỉ
chiếm 2,7%, trong khi nam giới chiếm tỷ lệ khá cao cho công việc này (58,7%),
cả hai tham gia làm đất chỉ chiếm 9,3%. Công việc thu hoạch sản phẩm như
phơi lúa địi hỏi sử dụng ít cơng sức thì phụ nữ đảm nhận cao nhất (chiếm
19,3%), cả hai cho hoạt động phơi lúa chiếm 56,7% và tỷ lệ thuê mướn (người
khác) chiếm thấp nhất 2,7% (Phạm Ngọc Nhàn & cs., 2014).
Đối với phân công lao động trong hoạt động chăn ni cũng có sự tham
gia của cả vợ và chồng trong các khâu của các nhóm cơng việc. Tuy nhiên, vẫn
có sự phân cơng lao động rõ ràng giữa vợ và chồng trong từng khâu của hoạt
8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

động chăn nuôi. Kết quả điều tra cho thấy, người vợ chủ yếu đảm nhiệm các
công việc như chọn giống, chăm sóc vật ni, bán sản phẩm vì cho rằng người
vợ có sự khéo léo, sự quan sát nhanh nhạy hơn 90% với người chồng do đó
việc chăm sóc vật ni sẽ tốt hơn. Cịn người chồng đảm nhiệm việc làm
chuồng trại, áp dụng kĩ thuật như nhân giống, lai tạo chiếm tỷ lệ cao (46.7%),
vì đây là cơng việc địi hỏi kĩ thuật, việc làm chuồng cần phải kiên cố và chắc
chắn, đòi hỏi sức nên người chồng thực hiện cơng việc này là chính (Nguyễn
Thị Hương Giang, 2015)
Hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp cũng đóng góp một phần quan trọng
vào nền kinh tế hộ gia đình, bao gồm các hoạt động như bn bán nhỏ lẻ hay sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Trong hoạt động này, nữ giới thường chiếm tỷ lệ
cao, nam giới chỉ tham gia rất ít. Đối với các hoạt động mua bán nhỏ lẻ, nữ giới
chiếm tỷ lệ 40%, thấp nhất là nam giới chiếm tỷ lệ 20,8%. Trong việc lựa chọn
mặt hàng để bán, phân công lao động nữ giới cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (55,1%),
kế tiếp là cả hai cùng tham gia chiếm 28,9% và thấp nhất là nam giới 16%
(Phạm Ngọc Nhàn & cs., 2014). Do đặc thù của công việc, mua bán nhỏ lẻ, làm
thủ cơng mỹ nghệ địi hỏi lao động nhẹ nhàng, khéo léo, tính chất cơng việc này
phù hợp với người phụ nữ hơn là nam giới.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được thực trạng
phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình ở nơng thơn có sự
khác biệt giữa hai giới. Người chồng với vai trò là người trụ cột trong gia đình
chủ yếu đảm nhận các cơng việc nặng nhọc, địi hỏi phải có sức khỏe và kỹ
năng. Cịn người vợ hầu như tham gia và chiếm phần trăm lớn các cơng việc
mang tính chất nhẹ nhàng, địi hỏi sự khéo léo từ họ. Bên cạnh đó, người vợ có
xu hướng dần tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp tạo thêm thu nhập

cho gia đình, cả hai giới đều có cơ hội trong vấn đề tiếp cận các nguồn lực và lợi
ích nhưng phân cơng lao động trong gia đình vẫn cịn dựa trên sự khác nhau về
giới tính và địa vị trong gia đình.
9
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2.2.2. Các nghiên cứu về phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất
Trong các hộ gia đình, hoạt động tái sản xuất sức lao động cho mọi thành
viên được xem là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và
sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ khơng cịn là gia đình ngun nghĩa nếu như
hoạt động này khơng diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình
dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là
một cơng việc quan trọng th o đúng nghĩa của nó, trong đó có vai trị của người
phụ nữ đặc biệt được đề cao. Trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ
là 13 giờ, trong khi nam giới là khoảng 09 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do
phụ nữ cịn đảm nhiệm chính cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái ngồi vai trị
sản xuất và cơng tác như nam giới. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người
phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi cơng việc gia đình, chăm sóc con cái,
mà đồng thời cịn lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá
tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người phụ nữ.
Cơng việc này được coi là “thiên chức” của người phụ nữ, được xem là
bổn phận của người phụ nữ với mức độ tham gia thường xuyên hơn nam giới.
Chăm sóc người ốm vợ chiếm gần 69.5%, chồng chỉ chiếm 30%, trong việc
chăm sóc con nhỏ người vợ cũng là người chủ yếu thực hiện vai trò này với gần
80%, chồng chiếm khoảng 20%. Việc chăm sóc người phụ thuộc trong gia đình
đều do người phụ nữ đảm nhiệm, nam giới có tham gia nhưng sự chia sẻ khơng
nhiều và họ thường có quyền lựa chọn từng công việc cụ thể cũng như khối

lượng công việc mà họ muốn tham gia. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của
người phụ nữ trong việc tái sản xuất sức lao động nói riêng và sản xuất con
người nói chung.
Hiện nay, việc phân cơng lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùng
miền vẫn cịn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét. Cơng việc gia đình
vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Ngoài trách nhiệm phát triển
kinh tế, người phụ nữ là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ nấu ăn,
10
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình
trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động. Riêng việc
đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%; việc nấu cơm: tỷ lệ
tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tương ứng là 77,3% và 2,8%.
Đáng chú ý là ở những việc này, số người cho biết cả hai vợ chồng làm ngang
nhau là rất thấp (Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học
tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Mặc
dù hướng nam giới tham gia vào công việc nội trợ tăng lên nhưng nữ giới vẫn là
người đảm nhận chính. Việc phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nơng thơn nói
riêng phải mất nhiều thời gian cho cơng việc nội trợ là một trở ngại lớn trên con
đường giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội.
Th o đánh giá của Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ: lĩnh vực phụ nữ
chịu bất bình đẳng nhiều nhất là phân cơng lao động trong gia đình, vì họ vẫn
phải chịu trách nhiệm chính trong các cơng việc gia đình. Cũng th o đánh giá này,
thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Ở
vùng nông thôn và miền núi, nơi dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số cịn phải
làm việc quần quật từ 5 giờ sáng đến 11-12 giờ đêm. Và đương nhiên là họ khơng

cịn thời gian để làm những việc khác mà họ muốn để phát triển bản thân, làm
đẹp, học tập hay nghỉ ngơi. Sự phân cơng cịn thể hiện cơng việc, thời gian rảnh
rỗi của hai giới. Th o điều tra, có 80% nam giới được hỏi cho biết họ sử dụng thời
gian rảnh rỗi để tụ tập cà phê, ăn nhậu hoặc đánh bài. Trong khi đó, 80% nữ được
hỏi cho biết thời gian họ thường xuyên kiểm tra con cái học bài và may vá quần
áo. Th o điều tra, 20% nam giới trả lời thỉnh thoảng giúp vợ nấu ăn, 90% nam
giới trả lời chưa bao giờ giặt giũ cho vợ con cả (Nguyễn Thị Hoa, 2015).
Trong bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền quyết định của vợ và
chồng đối với các cơng việc quan trọng của gia đình” của (Nguyễn Hữu Minh &
Trần Thị Hồng, 2020) hiện nay người chồng vẫn đang là người quyết định cuối
cùng các công việc quan trọng ở đa số các gia đình (49,1%). Tỷ lệ cả hai vợ
11
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chồng cùng tham gia quyết định là 32,6%, chiếm khoảng 1/3 số hộ gia đình
được hỏi. Có 12,9% gia đình người vợ là người quyết định cuối cùng các cơng
việc quan trọng của gia đình và 5,5% là do người khác. Như vậy, nam giới vẫn
giữ vị trí quan trọng trong gia đình, cho dù địa vị, vai trị của người phụ nữ ngày
nay đã có cải thiện đáng kể.
Như vậy, các nghiên cứu trên đây đã chỉ ra được vai trò và sự tham gia
của phụ nữ và nam giới trong hoạt động tái sản xuất, qua đó có thể thấy được cả
phụ nữ và nam giới đều có cơ hội trong vấn đề tiếp cận các nguồn lực và lợi ích.
Nhưng phân cơng lao động trong gia đình vẫn cịn dựa trên sự khác nhau về giới
tính và địa vị trong gia đình. Nam giới trong gia đình vẫn là người nắm giữ và
chi phối phần lớn các yếu tố về nguồn lực và lợi ích, đặc biệt là các nguồn lực
quan trọng. Sự tham gia của phụ nữ trong kiểm soát và phân phối nguồn lực và
lợi ích cịn hạn chế và chỉ tập trung vào một số nguồn lực mà nó gắn với địa vị

do khuôn mẫu giới truyền thống ấn định.
2.3.Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.3.1. Khái niệm hộ gia đình
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
lợi với nhau theo Luật này (Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, 2014).
Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia
đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,
trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm
dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia
đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình và chịu trách nhiệm bằng tài sản
chung của hộ. Như vậy, hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng th o quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình (Luật
Dân Sự, 2015).
12
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, hộ gia đình được hiểu là những
người cùng chung sống dưới một mái nhà, có quan hệ hơn nhân, huyết thống,
hoặc quan hệ nuôi dưỡng th o quy định, có cơ sở pháp lý và được sự bảo vệ của
pháp luật. Họ có nguồn ngân sách chung và cùng nhau thực hiện các chức năng
của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng tái sản xuất và chức năng giáo dục.
2.3.2. Khái niệm vai trò giới
Giới là một thuật ngữ xã hội bắt nguồn từ môn nhân loại học nghiên cứu
về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm
việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập

tới các nguyên tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ khơng theo thực tế cá nhân.
Vai trò giới được xác định th o văn hóa, khơng th o khía cạnh sinh vật học và
có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi mới
sinh ra, chúng ta khơng có sẵn đặc tính giới, những đặc tính giới mà chúng ta có
được là do chúng ta học được từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta.
Có thể định nghĩa ngắn gọn: Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức
mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội (Lê Thị Q, 2010)
Vai trị giới là những trơng đợi về những hành vi và quan điểm mà nền
văn hóa xác định là phù hợp với nam giới và nữ giới, bao gồm các quyền, những
trách nhiệm, những mong đợi và các quan hệ của phụ nữ và nam giới trong 1 xã
hội cụ thể. Vai trò giới cơ bản gồm: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai
trò cộng đồng. Những vai trò giới này được hình thành thơng qua q trình xã
hội hóa, có thế biến đổi qua các thời kỳ và khác nhau giữa các nền văn hóa
(Hồng Bá Thịnh, 2008).
2.3.3. Khái niệm phân công lao động
Theo quan niệm xã hội học của A. Comt thì phân cơng lao động là sự
chun mơn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát
triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân
13
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cơng đơn thuần là sự chun mơn hóa lao động mà thực chất là quá trình gắn liền
với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội.
Phân cơng lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các cơng việc trong
gia đình của vợ, chồng và các thành viên khác nhằm thực hiện các chức năng
của gia đình trong chăm sóc, giáo dục… đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
gia đình. Sự phân cơng lao động trong gia đình chủ yếu dựa trên ba nhóm cơng

việc: các cơng việc tạo ra thu nhập, các công việc tái tạo sức lao động và các
hoạt động cộng đồng nhằm duy trì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình với họ hàng, cộng đồng... (Đặng Tùng Lâm, 2015).
2.3.4. Khái niệm nghề mộc
Nghề mộc là các gọi chung của các nghề thuộc ngành gia công chế biến
các sản phẩm từ gỗ. Đây là một trong những ngành nghề có lịch sử lâu đời và có
truyền thống vẻ vang. Khởi đầu của nghề mộc là từ việc làm chuồng trại để chăn
nuôi, làm nhà ở. Theo sự tiến bộ của công nghệ xây dựng và phát triển nghề
nghiệp, ngành gia công chế biến các sản phẩm từ gỗ được chia thành nhiều
chuyên ngành khác nhau như:
- Mộc dân dụng: sản phẩm là các đồ gỗ dùng trong sinh hoạt: bàn ghế, kệ,
tủ, giường, ….
- Mộc trang trí nội thất: sản phẩm là phần gỗ gắn vào cơng trình (bọc
tường, lát sàn, trần, bọc dầm, cửa sổ, cửa đi, tay vịn cầu thang…).
- Mộc xây dựng: chuyên lát khuôn cho việc đổ bê tơng, lắp đặt giàn giáo để
chống đỡ cơng trình….
- Mộc mẫu: chun làm hình mẫu các chi tiết cho khn đúc thuộc ngành
cơ khí.
Tùy vào từng chuyên ngành của nghề mộc mà có những vị trí lao động cụ
thể khác nhau nhưng nhìn chung đều có một số vị trí lao động chính như: phá
gỗ, xẻ, cưa, bào tiện, đục, chạm khắc. Tuy nhiên, ở đây đề tài tập trung và nhóm
hộ làm nghề mộc dân dụng.
14
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Chọn điểm nghiên cứu

Trung Đông là một xã thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Xã có
tổng diện tích đất tự nhiên là 7,62 km², dân số là 15136 người, mật độ dân số đạt
1986 người/km², nằm ở phía Bắc huyện Trực Ninh, phía Bắc giáp thị trấn Cổ
Lễ, phía Tây giáp xã Nam Thanh, phía Tây Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông
giáp xã Liêm Hải. Xã Trung Đông là vùng đất hình thành do quá trình biển bồi
nên thời kỳ đầu dân cư sinh sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tơm cá và san
gị, lấp vũng thành những cánh đồng trồng lúa, cây hoa màu. Cuộc sống người
dân trải qua một thời gian vất vả và cũng dần ổn định, những cánh đồng xanh tốt
phì nhiêu đã hình thành một miền quê trù phú.
Với lợi thế nằm giáp ranh với thị trấn Cổ Lễ nên giao thông trên địa bàn
xã tương đối thuận lợi. Trên địa bàn xã hiện có tuyến đường tỉnh lộ 487 nối thị
trấn Cổ Lễ và huyện Nam Trực, giúp nâng cao nhu cầu người dân của khu vực.
Ngoài ra, các tuyến đường liên xã, đường trục xóm cũng được đầu tư nâng cấp
đảm bảo việc đi lại thuận tiện cho người dân.
Với những thuận lợi, kinh tế xã Trung Đông ngày càng bước phát triển
lớn mạnh. Từ một xã thuần nông nay xã Trung Đông đã trở thành một xã công
nghiệp với sự đầu tư từ các doanh nghiệp, bên cạnh đó cịn có các làng nghề
truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của xã. Các làng nghề truyền
thống trên địa bàn xã vẫn được duy trì và phát triển đến tận ngày nay như làng
nghề mộc mỹ nghệ Trung Lao, Đông Thượng, làng nghề mây tr đan An Mỹ,
làng nghề dệt chiếu Văn Lãng… Một số làng có hiệu quả về kinh tế đã cải thiện
đời sống của người dân, cơ sở vật chất hạ tầng được nâng cao đã làm thay da đổi
thịt cho bộ mặt nông thôn xã. Đặc biệt, nghề mộc gia dụng truyền thống với
những sản phẩm chủ yếu như giường tủ, bàn ghế, tranh khung... đa dạng về mẫu
15
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


mã đã thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy nghề mộc ngày càng phát
triển mạnh. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 100 xưởng mộc gia dụng, mỗi
xưởng tạo việc làm cho 5-7 lao động. Nhiều cơ sở sản xuất đã đầu tư kinh phí
mua sắm các loại máy cưa, máy bào hiện đại để giảm sức lao động, nâng cao
năng suất, chất lượng tạo ra các sản phẩm tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao như
sập gụ, tủ chè, tủ thờ,… cung ứng cho các thị trường lớn: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh… (Thành Trung, 2015)
Các làng nghề truyền thống nói chung và nghề mộc gia dụng nói riêng đã
góp phần khơng nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế của xã, tạo việc
làm cho hàng trăm lao động và đặc biệt là người dân tại chỗ trên địa bàn. Để
phát triển ngành nghề th o hướng đa dạng, bền vững, cấp uỷ, chính quyền xã
Trung Đơng ln tạo điều kiện về thủ tục, mặt bằng để khuyến khích các tổ
chức, cá nhân mở rộng quy mô sản xuất. Trong những năm tới, xã tiếp tục tập
trung phát triển đa dạng các ngành nghề truyền thống và du nhập thêm nghề
mới, đồng thời khuyến khích phát triển các nghề sử dụng và thu hút nhiều lao
động, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, xã Trung Đơng
được chọn là địa điểm nghiên cứu đề tài: “Phân công lao động giữa vợ và
chồng trong các hộ gia đình làm nghề mộc truyền thống”.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí
chuyên ngành, báo cáo khoa học, các tài liệu liên quan đến nông thôn, nghề
truyền thống, giới, phân công lao động trong gia đình để phục vụ cho mục tiêu
của đề tài. Đồng thời nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin, số liệu tại xã
Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về tình hình phân cơng lao động
cũng như thơng tin về bình đẳng giới trong các hộ gia đình trên địa bàn phục vụ
đề tài.
16
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×