Đềán kinh tế chính trịCông nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
A - PHẦNMỞĐẦU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđã, đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của
tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta
đểđi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” công nghiệp
hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến
đổi, cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá,
khoa học và con người), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất.
Nước ta thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèo trên
thế giới, nông nghiệp còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang “xã hội văn
minh công nghiệp”. Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá
là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu quả. Đối với nước ta
quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ
xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị...Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp
chúng ta lực mới để tăng trưởng nhanh tốc độ phát triển, không những thế nhờ có hiện
đại hoá chúng ta cóđiều kiện đi tắt, đón đầu đó là bài toán tổng hợp để giải bài toán
phát triển đất nước.
Nghiên cứu công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước trong nền kinh tế là một vấn
đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năn nay vàđược đông đảo các nhà nghiên cứu,
trong đó cóđội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từđóđưa ra
những giải pháp nhằm phát huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ
sựủng hộ quốc tế phục vụ sự công nghiệp hoá -hiện đại hoá .
Cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc
khôi phục và phát triển kinh tế. Là một công dân tương lai của đất nước, em mong
muốn được góp phần nhỏ bé của mình nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công nghịêp
hoá - hiện đại hoáở Việt Nam, vì thế nên em chọn đề tài:“Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong thời ký quáđộ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Với chút hiểu biết ít ỏi của mình, em mạnh dạn xin được trình bày một sốý kiến
cá nhân mình với hy vọng góp phần nhỏ bé làm phong phú thêm hệ thống lý luận
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta. Em rất mong được sự góp ý
của thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Đào Phương Liên đã giúp đỡ em trong
quá trình tìm hiểu môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin và thực hiện đề tài này.
1
Sinh viên: Trịnh Hà Linh
Đềán kinh tế chính trịCông nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
B - NỘIDUNGCHÍNH
I. Lý luận về công nghiệp hoá - hiện đại hoá
1, Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)
Trước đây, vào thế kỷ XVII, XVIII, khi cuộc cách mạng công nghiệp được tiến
hành ở Tây Âu, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công
bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng theo dòng thời gian, khái niệm công nghiệp
hóa luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học
công nghệ, tức là khái niệm công nghiệp hóa mang tính lịch sử. Dựa trên việc kế thừa
có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại và rút kinh nghiệm trong lịch sử
tiến hành công nghiệp hóa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bẩy khoá VI
vàĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định: công
nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các nền hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học- công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Đảng ta đề ra mục tiêu “phấn đấu
trong giai đoạn 2001-2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Điều này hứa hẹn mở ra
những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện “dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Như vậy, công nghiệp hóa theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi
trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ
công thành lao động cơ khí như trước đây mà bao hàm cả về các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cả về ngành dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các
phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ
cao.
2, Những đặc điểm chủ yếu của CNH, HĐH ở Việt nam
CNH, HĐH ở nước ta có nhiều nét đặc thù cả về nội dung, hình thức, quy mô,
cách thức tiến hành và mục tiêu chiến lược. Những nét đặc thù này được thểhiện khái
quát ở một sốđiểm sau đây:
- Thứ nhất: Quá trình CNH, HĐH ở nước ta là một quá trình rộng lớn, phức tạp và
toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong các tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp
giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về
lượng và biết đổi về chất,… của các tác nhân tham gia quá trình.
2
Sinh viên: Trịnh Hà Linh
Đềán kinh tế chính trịCông nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
- Thứ hai: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, côngnghệđang diễn ra
mạnh mẽ, nước ta không thể chờ thực hiện xong CNH rồi mới tiến hành HĐH, mà
phải thực hiện đồng thời vàđồng bộ CNH và HĐH nhưmột quá trình thống nhất.
Riêng về mặt kinh tế, có thể nhìn nhận quá trình này từ hai mặt thống nhất với nhau:
Thứ nhất, đó là quá trình xây dựng nền công nghiệp hiện đại, cũng có nghĩa là tạo lập
nền tảng vật chất- kỹ thuật (lực lượng sản xuất) của nền kinh tế; và thứ hai, đó là quá
trình cải cách hệthống thể chế và cơ chế kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hội nhập.
- Thứ ba: Quá trình CNH, HĐH ở nước ta cần và có thểđược “rút ngắn”. Việc cần
được “rút ngắn” ởđây làđòi hỏi khách quan của nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng tụt hậu
phát triển. Về cơ bản, cách để nước ta có thể thực hiện được CNH, HĐH rút ngắn bao
gồm hai mặt: Thứ nhất, đạt và duy trì một tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi
trước liên tục trong một thời gian dài để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ
so với các nước đó; và thứ hai, lựa chọn vàáp dụng một phương thức CNH, HĐH cho
phép bỏ qua một số bước đi vốn là bắt buộc theo kiểu phát triển tuần tự, đểđạt tới một
nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn. Hai mặt này không đối lập mà có thể thống
nhất với nhau, vàđang tiếp tục được làm rõđểđịnh hình sáng tỏ hơn con đường đẩy
nhanh CNH, HĐH ở nước ta.
- Thứ tư:ở nước ta, quá trình CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ với việc từng bước phát
triển kinh tế tri thức. Trong thời gian qua, tại không ít diễn đàn khoa học và công trình
nghiên cứu, mối quan hệ hai chiều giữa CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức đã
từng bước được làm rõ. Vềđại thể, có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức
mới có khả năng thay đổi phương thức vàđẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH. Quá trình
CNH, HĐH ở nước ta phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để
hiện đại hóa nông nghiệp và các ngành kinh tế hiện có, đồng thời phát triển nhanh các
ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức.
II. Thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời ký quáđộ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam:
1, Những thuận lợi và khó khăn của quá trình CNH, HĐH ởViệt Nam
Bối cảnh trong nước và quốc tế ngày nay hàm chứa nhiều thuận lợi nhưng cũng
đặt ra không ít khó khăn đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Những thuận lợi
và khó khăn này tồn tại đan xen với nhau, có thể chuyển hóa cho nhau. Việc phân
định một cách tương đối và nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn cóý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc hoạch định mục tiêu, nội dung và phương pháp tiến hành
CNH, HĐH cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ trong thực tế. Vềđại thể, những
thuận lợi và khó khăn được khái quát hóa ở một sốđiểm sau đây:
a. Thuận lợi
3
Sinh viên: Trịnh Hà Linh
Đềán kinh tế chính trịCông nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
- Thứ nhất: Sau 20 năm đổi mới, thế và lực kinh tế của nước ta đã thay đổi mạnh mẽ,
thể hiện ở những cái “mới” như:
+ Cấu trúc kinh tế mới: Cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền
kinh tế nhiều thành phần, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và chức năng
mới của Nhà nước, xã hội năng động hơn, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế- xã
hội được kết nối chặt chẽ hơn.
+ Tiềm lực kinh tế mới: GDP tăng trưởng với tốc độ khá cao liên tục trong nhiều năm,
với cơ cấu ngành biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ.
+ Thế phát triển mới: Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế, quan hệ
thương mại vàđầu tư quốc tế mở rộng, đã gia nhập ASEAN, ASEM, APEC, WTO, ký
kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, v.v.
+ Động lực mới: Xuất hiện những động lực phát triển mới mạnh mẽ: cạnh tranh thị
trường, sự mở rộng các cơ hội, sức mạnh của tinh thần dân tộc trong cuộc đua tranh
phát triển.
+ Lực lượng- chủ thể phát triển mới: Năng lực của các chủ thể phát triển (Nhà nước,
nhân dân, doanh gia, đội ngũ trí thức và quản trị) được nâng cao. Các yếu tố bên ngoài
(vốn, công nghệ- kỹ thuật, tri thức, thị trường...) trở thành lực lượng thúc đẩy phát
triển quan trọng.
- Thứ hai: Bối cảnh quốc tế với những xu hướng ưu trội bao gồm toàn cầu hoá kinh tế,
phát triển kinh tế tri thức, vàhoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc
gia đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Trong
bối cảnh đó, Việt Nam đã vàđang theo đuổi thực hiện chính sách chủđộng hội nhập
kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, bảo đảm độc lập tự chủvàđịnh hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Việc tham gia vào các quá
trình liên doanh, liên kết, hợp tác song phương vàđa phương, hợp tác khu vực và quốc
tế của nước ta góp phần phát huy hữu hiệu lợi thế so sánh của đất nước, thu hút được
những nguồn lực dồi dào về vốn, công nghệ, tri thức, kỹ năng,… của thế giới cho
công cuộc CNH, HĐH. Bên cạnh đó, việc tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế cũng tạo
động lực cho việc đẩy mạnh những cải cách trong nước theo hướng hiện đại, phù hợp
với khung khổ chung của quốc tế.
- Thứ ba: Là một nước tiến hành CNH muộn, Việt Nam có thể tận dụngđược những
lợi thế của “nước đi sau”. Bên cạnh việc thu hút những nguồn lực vật chất và trí tuệ
quan trọng như nêu trên, các nước đi sau như Việt Nam còncó thể học hỏi kinh
nghiệm phong phú về CNH, HĐH của các nước đi trước. Với những kinh nghiệm đổi
mới của chính bản thân mình, Việt Nam cóđiều kiện để học hỏi và sáng tạo liên quan
đến nhiều khía cạnh của CNH, HĐH. Một lợi thế nữa của nước đi sau là nền kinh tế
nước ta dễ chuyển đổi cơ cấu, vì không lệ thuộc nhiều vào những cơ sở vật chất đã
4
Sinh viên: Trịnh Hà Linh
Đềán kinh tế chính trịCông nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
có(các phí tổn không phải là quá lớn khi thay đổi những cái cũ cần thay đổi). Điều này
tạo dễ dàng cho chúng ta bắt tay vào phát triển kinh tế theo các định hướng cơ cấu đã
chọn lựa, bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.
- Thứ tư: Nước ta có vị tríđịa kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng kinh tế năng
động Đông Nam Á, thuận lợi cho việc giao lưu và hội nhập quốc tế. Nước ta có nguồn
tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phúđể phát triển một số ngành công nghiệp
quan trọng. Đặc biệt, nước ta có lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu trẻ và giá nhân
công thấp, năng lực trí tuệ con người Việt Nam không thua kém các nước, tiếp thu
nhanh các tri thức mới, dễđào tạo, có khảnăng sáng tạo. Bên cạnh đó, truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam lànền tảng cho sự phát triển các khả năng sáng tạo.
Những yếu tố trên tạo nên lợi thế quan trọng trong cạnh tranh quốc tế, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi đểphát triển những ngành, những lĩnh vực hiện đại, có thể theo
hướng rút ngắn.
b. Khó khăn
- Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế chưa được đặt trên cơ sởđủ vững chắc, hiệu quả và
sức cạnh tranh chưa cao, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch chậm, lạc hậu và còn nghiêng về hướng nội,v.v. là những đặc tính của
nền kinh tế nước ta sau 20 năm đổi mới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta chỉ mới đang hình thành, chưa đồng bộ và chưa vận hành tốt, môi
trường kinh doanh chưa bình đẳng và chưa có tính khuyến khích cao,v.v. Nói một
cách ngắn gọn, nền kinh tế nước ta còn đang phát triển vàđang chuyển đổi (thể chế
mới chưa hoàn thiện trong khi thể chế cũ chưa hoàn toàn bị loại bỏ). Thực tế này là
khó tránh khỏi đối với một quốc gia đang phát triển, có tính tạm thời vàđược khắc
phục dần trong quá trình đổi mới, tuy nhiên nóđang là một trở ngại lớn đối với quá
trình CNH, HĐH ở nước ta trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Trong đó,
thách thức đặt ra là nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới.
- Thứ hai: Tuy bối cảnh quốc tế thể hiện rõ ba xu thếưu trội như nêu trênđây, song
tình hình thế giới luôn luôn có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng
những yếu tố khó lường. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu
hoáđặt nền kinh tếđất nước trước những khó khăn do cạnh tranh gay gắt, sự dễ bị tổn
thương trước các cú sốc từ bên ngoài, và những ảnh hưởng “mặt trái” khác của kiểu
toàn cầu hóa hiện nay. Nếu chúng ta không có chính sách, biện pháp để hạn chế và
vượt qua những khó khăn trên, thì chúng có thể có những tác động mang tính “phá
huỷ” ghê gớm, kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước nhiều năm.
- Thứ ba: Là nước tiến hành CNH muộn, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam gặp
phải những khó khăn của “nước đi sau”. Khó khăn rõ nét là chúng ta thường phải ở
thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế, do năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, hàm
lượng vốn và trí tuệ trong sản phẩm không cao, lại thường bịđộng trong việc tuân
5
Sinh viên: Trịnh Hà Linh