Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập lớn hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.47 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển,vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong
lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng.Để thực hiện
tốt chức năng của mình,trong quá trình hoạt động cơ quan hành chính nhà nước đã
ban hành rất nhiều quyết định hành chính.Đó chính là một trong những yếu tố giúp
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình.Để hiểu
rõ hơn vể quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản lí
hành chính nhà nước,trong bài tập lớn lần này em xin đi sâu phân tích đề bài:
“Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành
chính trong quản lí hành chính nhà nước”.
NỘI DUNG
1.PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1.1,Định nghĩa
Thuật ngữ quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn
xuất hiện trong luật thực định như:Luật khiếu nại,tố cáo…
Chính vì vậy việc làm rõ khái niệm quyết định hành chính cũng như việc giới hạn
nội hàm của khái niệm là rất cần thiết cho việc nghiên cứu và thực tiễn hoạt động
quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với nội dung phong
phú,đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà
nước.Trong số những chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thì
các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan
trọng vì đây là những chủ thể cơ bản,chủ yếu thực hiện hoạt động quản lí hành
chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Mặt khác, quyết
1
định hành chính được đề cập ở đây chỉ giới hạn những quyết định được thể hiện
dưới hình thức văn bản.
Từ những cơ sở trên,có thể rút ra định nghĩa về quyết định hành chính như sau:
“Quyết định hành chính là một dạng của quyết đinh pháp luật,nó là kết quả sự
thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước


tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp
luật,nhằm đưa ra những chủ trương,biện pháp,đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp
dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm
thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước”.
1.2.Đặc điểm của quyết đinh hành chính nhà nước
Là một dạng của quyết định pháp luật do đó quyết định hành chính có những đặc
điểm sau:
- Tính quyền lực nhà nước
Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết
định bằng văn bản,nó được thể hiện ở ngay hình thức của những quyết định,vì
theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra
các quyết định pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung.Để thực thi quyền hành
pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật quyết định hành chính luôn thể hiện tính
mệnh lệnh rất cao.Về nguyên tắc,quyết định hành chính sẽ được đảm bảo thi hành
bằng những biện pháp cưỡng chế của nhà nước khi cần thiết.
- Tính pháp lí
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước,nó tác động đến
cơ chế điều chỉnh của pháp luật.Đồng thời tính pháp lí của quyết định hành chính
còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật,thay thế hoặc hủy bỏ quy
phạm pháp luật hoặc làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật
cụ thể.
2
- Tính dưới luật
Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên các
quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà
nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
- Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước ban hành đó là những chủ thể ở trung ương,địa
phương,những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm
quyền chuyên môn…

- Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú,xuất
phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước
1.3,Sự khác nhau giữa quyết định hành chính với các loại quyết định của cơ
quan nhà nước khác
Quyết định lập pháp là kết quả của hoạt động lập pháp và nó được biểu hiện
dưới dạng văn bản.Quyết định tư pháp là kết quả của hoạt động tư pháp và được
biểu hiện trên thực tế dưới dạng bản án và các cơ quan lập pháp
- Về chủ thể ban hành:
Quyết định lập pháp được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền lập pháp như Quốc
hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội.Quyết định tư pháp được ban hành bởi các chủ
thể có thẩm quyền tư pháp,bởi các cơ quan tiến hành tố tụng:tòa án,viên kiểm
sát và người tiến hành tố tụng:Chánh án,kiểm sát viên…
- Về nội dung:
Quyết định lập pháp quy định về tất cả các vấn đề của đời sống xã hội cũng như là
những vấn đề có tính chất chung,phổ biến trong cả nước.Quyết định tư pháp quy
định các vấn đề liên quan đến tư pháp,khởi kiện,truy tố…
Nội dung quy định lập pháp luôn luôn là các quyết định quy phạm,quyết định tư
pháp luôn luôn là quyết định cá biệt,còn quyết định hành chính vừa là quyết định
quy phạm vừa là quyết định cá biệt
3
- Về thể thức và tên gọi:
Quyết định lập pháp:luật,bộ luật,pháp lệnh là nghị quyết của ban thường vụ
Quốc hội,thể thức của một văn bản quy phạm pháp luật.Quyết định hành chính có
nhiều tên gọi khác nhau phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành,có hai
dạng là thể thức của một văn bản quy phạm pháp luật và thể thức của một văn bản
áp dụng quy phạm pháp luật.Quyết định tư pháp gồm bản án vá các quyết định
như khởi tố,tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án…
1.4,Phân loại quyết định hành chính
Căn cứ vào tính chất pháp lí quyết định hành chính được chia thành quyết định
chủ đạo,quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.Quyết định chủ đạo là loại

quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những
chủ trương,chính sách,những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả
nước,một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định.Quyết định quy phạm
là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành
pháp,bởi lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập
quy.Còn quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các
chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Căn cứ vaò chủ thể ban hành quyết định gồm các loại quyết định sau:
Quyết định hành chính của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ.Quyết định hành chính
của các bộ và cơ quan ngang bộ.Quyết định hành chính của ủy ban nhân dân.Quyết
định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.Và cuối cùng
là quyết định hành chính liên tịch.
1.5.Tính hợp pháp và hợp lí của quyết định hành chính
- Tính hợp pháp:
Gồm tính thẩm quyền,tính thủ tục,đúng hình thức,thể thức.Về nội dung của
quyết định phải hợp pháp:Quyết định hành chính không được trái với quyết định
4
của cơ quan quyền lực nhà nước,cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.Quyết định
hành chính cá biệt phải ban hành trên cơ sở và không được trái với quy phạm
- Tính hợp lí:
Nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội,phải phản ánh đúng khả năng của
chủ thể,phản ánh đúng đặc điểm của đối tượng quản lí.phản ánh được yêu cầu
nguyện vọng của nhân dân.Đảm bảo tính kịp thời giải quyết các công việc hành
chính hoặc kịp thời giải quyết các quan hệ phát sinh trong quản lí hành chính nhà
nước,sử dụng ngôn ngữ rõ ràng,dễ hiểu….và nó phải có tính khả thi
2.VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÍ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
Có thể nói quyết định hành chính chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động quản lí
hành chính nhà nước.Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi

chuyển biến của mọi mặt trong đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của
quản lí hành chính nhà nước.Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu
mà các chủ thể quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các chức năng quản lí nhà
nước như:tổ chức,điều chỉnh,kế hoạch hóa…
Từ định nghĩa nêu trên ta có thể thấy chức năng quan trọng nhất của quyết định
hành chính là “nhằm đưa ra các chủ trương,biện pháp,đặt ra các quy tắc xử sự hoặc
áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội
nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước”
Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp,hành pháp,tư pháp. Mỗi một nhóm
được thực hiện bởi một nhóm cơ quan nhất định.Chinh vì vậy,vai trò chung nhất
của quyết định hành chính đó là nhằm thực hiện quyền hành pháp.
2.1,Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành
chính nhà nước:
Mỗi cơ quan lập pháp chỉ có thể ban hành các quyết định tập trung vào việc điều
chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.Do đó không đủ điều kiện ban hành đầy đủ
5
mọi quyết định điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Mặt khác cơ quan lập pháp không thể giải quyết tốt những vấn đề
chuyên môn đồng thời xã hội cần bởi vì thực tế xã hội luôn biến đổi không ngừng
vì vậy cần có sự nhanh nhạy của nhà nước tạo môi trường thích hợp cho quan hệ xã
hội phát triển hay hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội.Điều này
khó tìm thấy ở hoạt động lập pháp nhưng dễ tìm thấy trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước
Có những quyết định nhằm đưa ra những chủ trương.chính sách,những giải pháp
lớn về quản lí hành chính nhà nước đối với cả nước,cả một vùng hay một đơn vị
hành chính nhất định. Có những quyết định có giá trị cụ thể,chi tiết hóa các quyết
định lập pháp,bởi vì các quyết định lập pháp thường điều chỉnh các quan hệ xã hội
cơ bản và quan trọng.Những quyết định pháp luật chi tiết để điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội cần thiết hay có thể áp dụng một cách dễ dàng trên thực tế.
Trong thực tiễn,rõ ràng lúc nào cũng có những quy định lập pháp chỉ điều chỉnh

mức độ chung trong khi đó hành pháp cần cụ thể linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thực tiễn cuộc sống.Bên cạnh hoạt động lập pháp bao giờ cũng tồn tại
hoạt động lập quy để bảo đảm hài hòa giữ các nhu cầu ổn định,mềm dẻo trong các
quan hệ xã hội
2.2,Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn
Các văn bản pháp quy đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính cá biệt thì
biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở cho pháp luật được thi hành
trong thực tế. Các văn bản này nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể
pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội,nó làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ
pháp luật hành chính cụ thể.
2.3,Vai trò trong việc bảo đảm sự chấp hành luật,pháp lệnh,nghị quyết của các
cơ quan quyền lực nhà nước.
6
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật có tính quyền lực
và tính pháp lí,có tính mệnh lệnh và tính bắt buộc cao.Có tính dưới luật là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước,do chủ thể có thẩm quyền ban hành
nhằm thi hành luật,phù hợp với luật và không được trái với Quốc hội cũng như
quyết định của Hội đồng nhân dân.
Đảm bảo về tính hợp lí,nó xuất phát từ yêu cầu khách quancuar việc thực hiện
nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước,tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn
chủ quan của chủ thể ban hành.
Trong số các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó phải kể đến vai trò
của quyết định hành chính.Cũng như quy phạm pháp luật,một trong những đặc
điểm của quyết định hành chính là tính cưỡng chế nhà nước,chính vì vậy nó mang
một sức mạnh to lớn hơn có sức ảnh hưởng rộng không chỉ tới một vụ việc,một chủ
thể,một địa bàn nhỏ hẹp mà còn trong nhiều trường hợp với nhiều chủ thể khác
nhau trong một khu vực hành chính hay trong cả nước.
Trong thực tế những quyết định này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân,tổ
chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra

chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn,thiết lập trật tự
xã hội ổn định.
2.4,Quyết định hành chính có vai trò trong việc thực hiện chức năng quản lí
hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước đồng thời
có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động.Nó nhằm đảm bảo cho chức
năng,nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước.
Các quy định hành chính được ban hành để quy định những vấn đề trong công
cuộc xây dựng kinh tế,văn hóa,xã hội,và hành chính chính trị.Quyết định hành
chính đưa ra những chủ trương,biện pháp về các lĩnh vực trong đời sống xã
hội.Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó để
7
giải quyết một số công việc trong đời sống xã hội,xác ddingj quyền và nghĩa vụ cho
các đối tượng có liên quan.
KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu về khái niệm,đặc điểm của quyết định hành chính cũng
như vai trò của nó trong hoạt động quản lí nhà nước đã phần nào hiểu rõ hơn về
quyết định hành chính.Để phát huy vai trò của quyết định hành chính cần quan tâm
đến tính hợp pháp và tính hợp lí của nó,bởi quyền hành pháp luôn bị giới hạn bởi
quyền lập pháp.Bên cạnh đó cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ,công chức,bởi họ chính là những người áp dụng quy phạm pháp luật vào đời
sống.Có như vậy quyết định hành chính mới có khả năng tác động tích cực đến
quản lí hành chính nhà nước và toàn xã hội.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình luật hành chính Việt Nam,Nxb.Công
an nhân dân,Hà Nội,2008
2. Khoa luật.Đại học quốc gia Hà Nội,Giáo trình luật hành chính Việt
Nam,Nxb.Đại học quốc gia,Hà Nội,2005
3. Học viện hành chính quốc gia,Giáo trình luật hành chính và tài phán hành

chính,Nxb.Giáo dục,Hà Nội,2005
4. http:www.cafeluat.com
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×