Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Ảnh hưởng của phim truyện việt nam đối với sinh viên thành phố hồ chí minh (trường hợp sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI ĐỨC SANG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHIM TRUYỆN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 05/2013


i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ .................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................v
DẪN LUẬN .................................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu .................................................... 1
2.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
3.
Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu................................................... 4
4.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6
5.


Đóng góp của luận văn ............................................................................... 11
6.
Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................13
1.1. Các khái niệm .................................................................................................. 13
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới ................................... 15
1.2.1. Ngày khai sinh của ngành điện ảnh thế giới và thể loại phim đầu tiên
đƣợc trình chiếu ................................................................................................... 16
1.2.2. Điện ảnh: sự hấp dẫn của phim ảnh .......................................................... 20
1.2.3. Sơ nét về phim ảnh của một số nƣớc trên thế giới ................................... 21
1.3. Tính chất của phim truyện ............................................................................... 31
1.3.1. Phim truyện thời kỳ đầu ............................................................................ 32
1.3.2. Tính xác thực trong phim truyện ............................................................... 33
1.3.3. Ngôn từ đƣợc dùng trong phim truyện ..................................................... 34
1.3.4. Phim truyện và tính đại chúng của phim truyện ....................................... 34
1.3.5. Phim truyện và tính thƣơng mại của phim truyện .................................... 35
1.4. Phân loại phim truyện (Feature-film) ............................................................. 37
1.4.1. Phim truyện bạo lực (Violence films) ..................................................... 37
1.4.2. Phim truyện tâm lý xã hội (Drama films) ................................................ 38
1.4.3. Phim hài (Coedy films)…………………………………………………39
1.4.4. Một số thể loại phim truyện Việt Nam khác ............................................ 39
CHƢƠNG 2: ĐIỆN ẢNH VÀ PHIM TRUYỆN VIỆT NAM ..................................42
2.1. Lịch sử hình thành nền điện ảnh Việt Nam ..................................................... 42
2.1.1. Các Hãng phim của ngƣời Pháp tại Việt Nam .......................................... 43
2.1.2. Các Hãng phim và nhóm làm phim của ngƣời Việt ................................. 43
2.1.3. Những rạp chiếu phim đầu tiên ở Việt Nam ............................................. 47
2.1.4. Công luận với phim ảnh Việt Nam thời kỳ đầu ........................................ 49
2.2. Sự hình thành và phát triển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam .................... 50
2.2.1. Sự khởi đầu gian khó và phim truyện đầu tiên của điện ảnh Cách mạng
Việt Nam .............................................................................................................. 50

2.2.2. Sự phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam trƣớc 1975 ................... 53
2.3. Sơ lƣợc điện ảnh tại miền Nam trƣớc 1975. ................................................... 55
2.4. Phim truyện Việt Nam trong và sau thời kỳ Đổi Mới ..................................... 56
2.4.1. Giai đoạn 1986-2002 ................................................................................. 56
2.4.2. Phim truyện Việt Nam từ 2002 đến hiện nay ........................................... 62


ii
CHƢƠNG 3: PHIM TRUYỆN VIỆT NAM ĐỐI VỚI SINH VIÊN ........................76
3.1. Phim truyện Việt Nam – Nhận định từ sinh viên TP. HCM ........................... 76
3.1.1. Tình hình hƣởng thụ phim truyện chiếu rạp của sinh viên TP. HCM ...... 77
3.1.2. Rạp chiếu phim – Nơi gặp gỡ lý tƣởng ..................................................... 81
3.2. Sinh viên xem phim truyện trên các kênh truyền hình và trên internet .......... 83
3.3. Mục đích và tiêu chí chọn phim để xem của sinh viên ở TP. HCM .............. 88
3.3.1. Mục đích xem phim của sinh viên ở TP. HCM ........................................ 88
3.3.2. Các tiêu chí chọn lựa phim truyện của sinh viên ở TP. HCM .................. 89
3.3.3. Những quan tâm của sinh viên TP. HCM khi xem phim truyện .............. 94
3.3.4. Tiêu chí để chọn xem một phim truyện của sinh viên TP. HCM ............. 96
3.4. Điện ảnh Việt Nam – Nhu cầu và thực tế........................................................ 99
3.4.1. Phim truyện Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời xem .............. 99
3.4.2. Ảnh hƣởng diễn viên ngôi sao trong công chúng ................................... 104
3.4.3. Phim ảnh với nguyện vọng của sinh viên ............................................... 109
3.5. Nhận định của một số nhà chuyên môn về phim truyện Việt Nam .............. 117
3.5.1. Phim truyện Việt Nam: món ăn tinh thần của cơng chúng..................... 118
3.5.2. Âm nhạc là “nhân vật” không thể thiếu trong phim truyện ................... 120
3.5.3. Công chúng khán giả - Giá trị bền vững ................................................. 120
3.6. Phim bạo lực và tác động của nó đối với xã hội ........................................... 122
3.6.1. Ảnh hƣởng từ phim truyện bạo lực ......................................................... 124
3.6.2. Phim ảnh bạo lực và phim truyện bạo lực trên truyền hình ................... 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................131

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................136
PHỤ LỤC .................................................................................................................152
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT ...................................................................153
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................159
PL2.1. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN NSƢT- ĐẠO DIỄN LÊ DÂN ...................... 159
PL2.2. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN PGS.TS TRẦN TRỌNG ĐĂNG ĐÀN
(nhà Nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật và điện ảnh) .............................................. 164
PL2.3. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN BIÊN KỊCH DIỆU NHƢ TRANG .............. 166
PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................168
PL3.1. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 1 - NH ............................................... 168
PL3.2. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 2 - NH ............................................... 174
PL3.3. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 3 - NH ............................................... 178
PL3.4. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 4 - NH ............................................... 182
PL3.5. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 5 - NH ............................................... 184
PL3.6. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 6 - XHH ............................................ 186
PL3.7. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 7 - XHH ............................................ 188
PL3.8. BIÊN BẢN CUỘC PHỎNG VẤN 8 - XHH ............................................ 191


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Bảng 1: Mẫu khảo sát chia theo ngành học, giới tính, năm học, nơi ở hiện nay ........ 5
Bảng 2: Sinh viên xem phim truyện tại rạp chia theo ngành học, giới tính, năm
học và nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú .......................................................78
Bảng 3: Sinh viên xem phim tại rạp chia theo tình trạng đi học thêm và đi làm
thêm ..............................................................................................................80
Bảng 4: Sinh viên xem phim tại rạp với ai, theo giới tính, ngành học, năm học ......82
Bảng 5: Ngày đi xem phim tại rạp, chia theo giới tính, ngành học và năm học .......83

Bảng 6: Sinh viên xem phim truyện trên TV, theo ngành học, giới tính, năm học .......84
Bảng 7: Sinh viên xem phim truyện trên internet, theo giới tính, ngành học và
năm học .........................................................................................................86
Bảng 8: Kết quả kiểm định Chi-quare về mức độ xem phim trên internet so
sánh giữa nam và nữ; sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 ............................87
Bảng 9: Mục đích xem của SV phim chia theo giới tính, ngành học, năm học .......89
Bảng 10: Bạn thƣờng xem phim do nƣớc nào sản xuất? Chia theo giới tính,
ngành học và năm học ...............................................................................90
Bảng 11: Bạn thích xem phim nƣớc nào? Theo giới tính, ngành học, năm học .......91
Bảng 12: Yếu tố quan tâm trong phim? Theo giới tính, ngành học, năm học ..........95
Bảng 13: Tiêu chí chọn xem phim truyện, theo giới tính, ngành học, năm học .......96
Bảng 14: Thể loại phim truyện đƣợc chọn xem, chia theo giới tính, ngành học
và năm học .................................................................................................98
Bảng 15: Phim truyện Việt Nam: Ý kiến sinh viên về việc đáp ứng nhu cầu
ngƣời xem ................................................................................................100
Bảng 16: Ý kiến của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung phản ánh
của phim truyện Việt Nam ......................................................................102
Bảng 17: Nhận xét về phim bạo lực Việt Nam – Khảo sát theo tuổi và giới tính ..103
Bảng 18: Khán giả thƣờng làm theo điều gì mà diễn viên diễn trong phim?
Chia theo giới tính, ngành học và tuổi ....................................................106
Bảng 19: Tái hiện hành vi - thái độ, nhƣ trong phim vào đời sống hàng ngày? .....107
Bảng 20: Bạn có mong điều gì cho mình nhƣ trong phim?- Khảo sát theo giới
tính, ngành học và năm học .....................................................................109
Bảng 21: Bạn mong muốn gì về thị trƣờng phim Việt Nam? – Khảo sát theo
tuổi và giới tính ........................................................................................111
Bảng 22: Bạn muốn học hỏi điều gì từ phim Mỹ chia theo giới tính, ngành học
và năm học ...............................................................................................112
Bảng 23: Bạn mong muốn học tập điều gì từ phim Hàn Quốc? .............................114
Bảng 24: Bạn mong muốn học tập điều gì từ phim Trung Quốc, chia theo giới
tính, ngành học và năm học .....................................................................115



iv
Bảng 25: Đề xuất của sinh viên TP. HCM để phim Việt Nam phát triển? Khảo
sát theo giới tính, ngành học và năm học ................................................117
Bảng 26: Sở thích về nội dung phim ảnh của phạm nhân thanh thiếu niên ở trại
giam Thanh Xuân (Hà Nội). ....................................................................123
Bảng 27: Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ................................................................124
Bảng 28: Tỷ lệ các loại thông tin trong các bản tin thời sự trên truyền hình và
báo chí Mỹ: ..............................................................................................128


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTV

: Cộng tác viên

ĐD

: Đạo diễn

ĐHKHXH&NV

: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGTPHCM


: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

GS. TS

: Giáo sƣ - tiến sĩ

KS

: Khảo sát

KT-VH-XH

: Kinh tế - văn hóa – xã hội

LHP

: Liên hoan phim

NSND

: Nghệ sĩ nhân dân

NSƢT

: Nghệ sĩ ƣu tú

NT

: Nghệ thuật


Nxb

: Nhà xuất bản

PGS. TS

: Phó giáo sƣ - tiến sĩ

PL

: Phụ lục

PVV

: Phỏng vấn viên

QT

: Quốc tế

SV

: Sinh viên

ThS

: Thạc sĩ

TP. HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: Tiến sĩ

Tr.

: Trang

TV

: Truyền hình (Television)

VH

: Văn hóa

VN

: Việt Nam


1

DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Năm 1986 đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc “Đổi mới” của Đảng và Nhà
nƣớc cho đến nay đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trên mọi mặt

của đời sống. Trong q trình đó, hoạt động văn hóa – nghệ thuật, đặc biệt là lãnh
vực điện ảnh - một loại hình nghệ thuật tổng hợp đƣơng đại, đã vƣơn lên không chỉ
về mặt kỹ thuật mà cả về nội dung nhằm phản ánh những thay đổi, những vấn đề
nóng bỏng của đời sống xã hội đồng thời đáp ứng nhu cầu giải trí và hƣởng thụ
nghệ thuật của nhân dân. Trong sự nghiệp Đổi mới, Việt Nam cũng đã mở cửa và
chủ động hội nhập và đã tạo nên những vận hội mới cho sự phát triển của nghệ
thuật thứ bảy. Mặt khác, với sự ra đời ngày càng nhiều các kênh truyền hình (Việt
Nam và quốc tế), thì phim truyện đƣợc trình chiếu trên các kênh truyền hình ngày
càng nhiều và tác động khơng nhỏ đến hoạt động giải trí, thị hiếu của ngƣời xem và
cả trong hành vi ứng xử của khán giả, nhất là giới trẻ trong đó có sinh viên.
Trong các loại hình nghệ thuật, điện ảnh - đặc biệt là phim truyện, đã góp
phần quan trọng trong việc bảo vệ và định hƣớng cho các chuẩn mực xã hội. Phim
truyện cũng nhƣ nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác đã phê phán một cách sâu
sắc những thói hƣ tật xấu trong xã hội, cổ vũ cho một lối sống lành mạnh, bảo vệ
truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần xác lập các
chuẩn mực mới phù hợp với sự phát triển xã hội. Phim truyện nói chung (phim
truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình,…) tác động đáng kể trong việc xây dựng
một lối sống thể hiện bản sắc và bản lĩnh của dân tộc đối với đông đảo tầng lớp
nhân dân. Phim truyện càng có ý nghĩa giáo dục đối với lớp trẻ, trong đó có sinh
viên. Sinh viên đƣợc trang bị một số vốn kiến thức đủ để có tầm nhìn bao qt,
cũng nhƣ có khả năng thẩm định mức độ nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói
riêng. Có thể nói, sinh viên là lớp trẻ ƣu tú trong xã hội. Nhu cầu hƣởng thụ nghệ
thuật nói chung và phim truyện nói riêng của sinh viên là một trong những đối
tƣợng cần đƣợc tìm hiểu một cách nghiêm túc và khoa học để các nhà hoạt động


2
nghệ thuật trong lãnh vực điện ảnh, nhất là phim truyện có thêm những cơ sở định
hƣớng cho hoạt động sáng tác, diễn xuất, tổ chức phục vụ... nhằm phát triển điện
ảnh nói chung và loại hình phim truyện nói riêng của nƣớc nhà. Phim truyện Việt

Nam đang có những chuyển biến tích cực đồng thời đang diễn ra sự cạnh tranh gay
gắt với phim truyện nƣớc ngoài ngay trong hoạt động nghệ thuật của nƣớc nhà.
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa về văn hóa, điện ảnh Việt Nam tuy
có sự tiếp cận với điện ảnh thế giới từ khá sớm (1898), nhƣng có những bất cập
trong q trình phát triển và hội nhập, nên có phần yếu thế trong cạnh tranh với
những nền điện ảnh khác nhƣ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông,... Mặt
khác, kinh tế và xã hội nƣớc ta ngày càng phát triển, cơng chúng ngày càng có điều
kiện và nhu cầu cao hơn về thụ hƣởng văn hóa, trong khi nền điện ảnh nƣớc nhà
dƣờng nhƣ chƣa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó. Trong bối cảnh phim ảnh ngoại
nhập đƣợc trình chiếu ngày càng nhiều, đƣợc cung cấp cho ngƣời xem dƣới nhiều
hình thức nên đang có khuynh hƣớng chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa. Có một thực tế
là phim ảnh Việt Nam dù có đƣợc lợi thế “sân nhà”, “khán giả nhà” nhƣng chƣa có
đƣợc nhiều sản phẩm phim truyện đủ sức cạnh tranh với phim truyện nƣớc ngoài.
Phim truyện Việt Nam cũng chƣa tạo ra đƣợc một phong cách riêng để thu hút đƣợc
khán giả nhà. Đó là thách thức to lớn trong sự nghiệp phát triển điện ảnh và phim
truyện của nƣớc nhà. Làm thế nào để đƣa phim truyện Việt Nam đáp ứng đƣợc nhu
cầu cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc sở thích của cơng chúng Việt cũng là vấn đề cấp thiết.
Trong bối cảnh chủ động hội nhập và giao lƣu văn hóa, đã xuất hiện những tín hiệu
đáng lạc quan nhƣ sự ra đời của các hãng phim tƣ nhân, hoạt động liên hoan phim,
đầu tƣ trang bị các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại… tạo tiền đề cho sự cất cánh của
điện ảnh Việt Nam, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời xem, đủ sức cạnh tranh với điện
ảnh nƣớc ngoài trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu trên, ngành
điện ảnh và giới nghệ sĩ Việt Nam (nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên,…) không chỉ
phải hiểu rõ về văn hóa nƣớc nhà, lịch sử, tâm lý, tình cảm của dân tộc mà còn phải
nắm bắt về nhu cầu, thị hiếu của ngƣời xem, nhất là thanh niên, trong đó, một bộ
phận quan trọng là sinh viên.


3
Với bối cảnh nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu ảnh hƣởng

của phim truyện Việt Nam đối với sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)
nhằm tìm ra nhu cầu, thị hiếu của sinh viên đối với phim truyện Việt Nam, trong
tƣơng quan so sánh giữa phim truyện Việt Nam với phim truyện của nƣớc ngồi
đƣợc trình chiếu trong nƣớc nói chung và ở TP. HCM nói riêng là rất cần thiết. Mục
tiêu cụ thể của đề tài là ghi nhận sự đánh giá của sinh viên trên các mặt kịch bản,
diễn xuất, nội dung phản ánh, lời thoại, kỹ thuật và kỹ xảo,… của phim truyện Việt
Nam trong giai đoạn từ 1986 đến nay. Từ những đánh giá trên có thể phân tích đƣợc
mặt mạnh và mặt yếu của phim truyện Việt Nam dƣới góc nhìn của sinh viên ở TP.
HCM. Có thể nói, sinh viên trong đó sinh viên ở TP. HCM là một bộ phận quan
trọng, có năng lực và tri thức để đánh giá về giá trị cũng nhƣ chất lƣợng của các bộ
phim cũng nhƣ dịng phim truyện nói chung. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp thêm
những dữ liệu thực tế cho giới chuyên môn tham khảo để nâng cao chất lƣợng của
phim truyện Việt Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt của phim truyện Việt Nam với phim truyện của nƣớc ngồi.
Tóm lại, với những lý do và mục đích nêu trên, chúng tơi chọn đề tài “Ảnh
hưởng của phim truyện Việt Nam đối với sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (trường
hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh)” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp bậc cao học, chúng tôi chỉ chọn
khảo sát sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là sinh viên của Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKHXH&NVTPHCM) để khảo
sát. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất
nƣớc, hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú và đa dạng, ảnh hƣởng đến nhiều
tỉnh ở phía Nam nên việc khảo sát trên địa bàn TP. HCM cũng có thể đại diện cho
khán giả sinh viên của các tỉnh phía Nam. Mặt khác, đề tài luận văn này chỉ nghiên
cứu về ảnh hƣởng của dòng “Phim truyện Việt Nam” đối với sinh viên hai khoa kể
trên để phân tích các mặt mạnh, mặt yếu trong các khâu kịch bản, diễn viên, kỹ



4
thuật, lời thoại,… của dòng phim truyện Việt Nam này. Và, trong một chừng mực
có thể, luận văn cũng cố gắng thu thập thông tin nhằm so sánh tƣơng quan giữa
phim truyện Việt Nam và phim truyện của một số nƣớc về mức độ ảnh hƣởng đối
với sinh viên khảo sát.
Về mặt thời gian, luận văn giới hạn trong việc khảo sát ảnh hƣởng của các
phim truyện ra đời từ 1986 đến nay, gồm cả phim truyện điện ảnh (chiếu rạp) và
phim truyện truyền hình, trong đó có cả những phim truyện hợp tác với nƣớc ngoài
đối với sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG – TP.HCM, tại hai khoa Nhân
học và Xã hội học.
Về mặt nội dung, đề tài luận văn này sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nhu cầu thƣởng thức phim truyện của sinh viên đƣợc khảo sát;
+ Đánh giá của sinh viên khảo sát đối với phim truyện Việt Nam ;
+ So sánh mức độ ƣa thích của sinh viên đƣợc khảo sát đối với phim truyện
Việt Nam với phim truyện của một số nƣớc (Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…). Phim
truyện truyền hình nhiều tập; phim truyện chiếu rạp (phim nhựa);…
+ Ghi nhận những ý kiến của sinh viên khảo sát về việc nâng cao chất lƣợng
phim truyện Việt Nam trong thời gian tới.
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện chủ đề nghiên cứu của luận văn này chúng tôi vận dụng cả hai
cách tiếp cận: tiếp cận định lƣợng và tiếp cận định tính [176:2010]. Dữ liệu định
lƣợng đƣợc thu thập bằng phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên [xem Phụ lục 1] tại
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (Trƣờng
ĐHKHXH&NV-TPHCM). Trƣờng ĐHKHXH&NV-TPHCM có 20 khoa, 6 bộ
mơn, 13 trung tâm với hơn 11 ngàn sinh viên hệ chính qui. Các khoa, bộ môn, trung
tâm,… của trƣờng thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Với điều kiện thời
gian và kinh phí có hạn, chúng tơi chỉ có thể khảo sát 150 sinh viên. Để tiện cho
việc khảo sát và đƣợc sự cho phép của Ban Chủ nhiệm khoa, chúng tôi đã chọn
khảo sát sinh viên của khoa Nhân học và khoa Xã hội học đều thuộc lãnh vực khoa
học nhân văn để khảo sát; mỗi khoa 75 sinh viên, gồm sinh viên năm thứ hai và



5
năm thứ ba. Do số lƣợng mẫu tƣơng đối nhỏ (150 sinh viên) nên phƣơng pháp chọn
mẫu đƣợc vận dụng là phƣơng pháp chọn mẫu theo hạn ngạch (quota sampling) với
75 sinh viên khoa Nhân học và 75 sinh viên khoa Xã hội học (mỗi khoa 50% tổng
số sinh viên khảo sát), 75 (50%) nam và 75 nữ (50%). Mẫu khảo sát với những đặc
trƣng về ngành học, giới tính, năm học, nơi ở của đối tƣợng khảo sát đƣợc phản ánh
cụ thể trong bảng 1 dƣới đây:
Bảng 1: Mẫu khảo sát chia theo ngành học, giới tính, năm học, nơi ở hiện nay
Giới tính

Năm học

Nơi ở hiện nay
Tổng
Các tỉnh
Năm Năm Nội
Ngoại
cộng
Nam Nữ
ngoài
2
3
thành
Thành
TP.HCM
37
38
37

38
24
46
5
75
Nhân
N
học
45.45 50.00
% 49.33 50.67 49.33 50.67 52.17 49.46
38
37
37
38
22
47
6
75
Xã hội N
học
54.55 50.00
% 50.67 49.33 49.33 50.67 47.83 50.54
75
75
74
76
46
93
11
150

Tổng
N
Cộng
100.00 100.00
% 50.00 50.00 49.33 50.67 100.00 100.00
Nguồn: Số liệu khảo sát bằng phiếu câu hỏi của tác giả luận văn, tháng 12/2012
Ngành
Học

Ghi chú: N= Số sinh viên khảo sát.
Dữ liệu định lƣợng [176:2010], đƣợc hệ thống và phân tích bằng phần mềm
phân tích thống kê SPSS, cho phép tác giả luận văn khái quát về tình hình thƣởng
thức phim truyện Việt Nam và tác động của phim truyện, đến một số khía cạnh
trong đời sống của sinh viên.
Tài liệu định tính [176:2010], đƣợc thu thập từ các cuộc phỏng vấn các
“chuyên gia” và phỏng vấn sâu các sinh viên. Các “chuyên gia” đƣợc chọn là
những ngƣời am hiểu trong trong lãnh vực điện ảnh và phim truyện. Chúng tôi đã
liên hệ và may mắn đƣợc sự đồng ý của ông Lê Dân, NSƢT, đạo diễn và là Giám
đốc Trung tâm UNESCO Điện ảnh Đa truyền thông Việt Nam; của PGS. TS. Trần
Trọng Đăng Đàn, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật và điện ảnh; của nhà biên
kịch Diệu Nhƣ Trang, tác giả của nhiều kịch bản phim truyện Việt Nam. Đối với
sinh viên, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu tám sinh viên, gồm năm sinh viên
khoa Nhân học và ba sinh viên khoa Xã hội học. Ý kiến của các “chuyên gia” trong


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
lãnh vực nghiên cứu giúp chúng tôi lý giải một cách sát thực về sự phát triển của
điện ảnh và phim truyện nƣớc nhà trong gần 30 năm qua cũng nhƣ về vai trò của

điện ảnh trong đời sống nghệ thuật của TP. HCM từ sau Đổi mới. Ý kiến của các
sinh viên trong các cuộc phỏng vấn sâu, giúp chúng tơi phân tích sâu hơn kết quả
thu thập từ dữ liệu định lƣợng bằng phiếu hỏi đối với 150 sinh viên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: giúp phân tích theo chiều lịch đại về nội
dung tác phẩm, bối cảnh hình thành nguyên nhân, sự kiện mà nó miêu tả và sự phát
triển của kỹ thuật… Qua đó chúng ta có thể nhận biết nghệ thuật điện ảnh chịu sự
khúc xạ của lịch sử sâu sắc nhƣ thế nào và ngƣợc lại.
- Phƣơng pháp liên ngành: phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giúp triển
khai những kiến thức Việt Nam học đã tiếp thu trong quá trình học tập, cũng nhƣ sử
dụng một số kết quả của các ngành học liên quan gồm Xã Hội học, Văn Hóa học,
Đông Phƣơng học, Nhân học…
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tuy đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu, phân tích, phê bình những vấn đề
liên quan đến điện ảnh trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, nhƣng hiệu quả của
những cơng trình đó vẫn chƣa đáp ứng so với nhu cầu cấp thiết của nền điện ảnh
phim truyện hiện nay. Sách chuyên khảo về điện ảnh thì khá nhiều, nổi bật nhất có
thể kể đến hai cơng trình nghiên cứu, biên soạn của Iecgi Teplix – “Học giả” điện
ảnh Xô Viết và Georges Sadoul - nhà “bác học” điện ảnh ngƣời Pháp (theo Bành
Bảo) về nền tảng của nghệ thuật điện ảnh thế giới, nhất là về lĩnh vực phim truyện
và một số tác giả có tên tuổi lớn đƣợc đề cập trong luận văn này.
- Trong cuốn Lịch sử điện ảnh thế giới, do Nxb. Văn hóa ấn hành năm 1979,
tác giả Iecgi Teplix nêu lên những yếu tố chính về việc hình thành, phát triển nền
điện ảnh thế giới nhƣ: ngƣời sản xuất phải biết thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình
bằng những hình tƣợng có sức tác động nghệ thuật mạnh; xốy sâu vào lĩnh vực
hồn thiện ngơn từ của điện ảnh, đặc biệt tác giả đã nêu bật vai trò điện ảnh Mỹ
trong giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra toàn diện vào năm 1929 và những
năm sau đó. Đồng thời Iecgi Teplix cũng chỉ rõ về bản chất, hiện tƣợng góc khuất

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
trong sự hào nhoáng của Hollywood. Lịch sử điện ảnh thế giới là cơng trình nghiên
cứu khá tồn diện về lịch sử điện ảnh thế giới, đúng nhƣ tên gọi của tác phẩm.
- Trong cuốn Lịch sử điện ảnh Cách mạng Việt Nam do Nguyễn Duy Cần
chủ biên (1983), nói lên sự khó khăn, thiếu thốn nhƣng con ngƣời Việt Nam đã biết
tự mình sáng tạo để ngành phim ảnh ra đời và hoạt động hiệu quả, góp phần không
nhỏ cho công cuộc thống nhất đất nƣớc. Đặc biệt trong cơng trình nghiên cứu này
các tác giả đề cập khá sâu về cái đẹp trong nghệ thuật điện ảnh Xã hội chủ nghĩa
nhƣ: “Có thể nói trong mỗi hình tượng người chiến sĩ trên màn ảnh Việt Nam - dù
đó là phim truyện, phim tài liệu hay thời sự - đều chứa đựng một phần cuộc đời,
những tâm tư, những tình cảm tốt đẹp nhất là của những người sáng tạo ra nó và,
nhiều hay ít, đã đáp ứng lịng mong ước, trí tưởng tượng của đơng đảo người xem”
[13:434]. Cơng trình nghiên cứu này đã phác họa đƣợc giai đoạn hình thành ngành
nghệ thuật phim truyện Việt Nam, phân tích những phần đƣợc và chƣa đƣợc của các
phim truyện từ thời kỳ đầu thành lập cho đến những phim sản xuất vào những năm
1980. Trong tác phẩm này, tác giả cho rằng phim Chung một dịng sơng là sự khởi
đầu rất ấn tƣợng của ngành phim truyện Việt Nam. Ở lĩnh vực phim đề tài chiến
tranh tiêu biểu với các phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Cánh đồng hoang,
Mùa gió chướng… là những thành cơng. Trong đề tài lao động sản xuất có: Bức
tường không xây, Bản đồ án bị bỏ quên, Chuyến xe bão táp,… phản ánh một cách
sinh động sự cần cù, chăm chỉ của con ngƣời Việt Nam.
- Sách Lịch sử điện ảnh thế giới của Georges Sadoul do Nxb. Ngoại văn ấn
hành năm 1985, ngoài phần phác họa lại lịch sử điện ảnh thế giới, Georges Sadoul
dành nhiều chƣơng đề cập đến nền điện ảnh Mỹ. Qua các chƣơng: “Sự cất cánh đầu
tiên của Mỹ” (chƣơng IV); “Sự đi lên của Mỹ” (chƣơng VII); “Xây dựng
Hollywood” (chƣơng XII); “Mƣời lăm năm phim Mỹ” (chƣơng XIV); “Hollywood
những năm 1945 -1962” (chƣơng XIX);… tác giả đã nêu những đóng góp của điện

ảnh Mỹ trong sự phát triển của điện ảnh thế giới. Bên cạnh đó, Georges Sadoul cịn
đề cập đến những nền điện ảnh mới phát triển nhƣ:“Thế giới A rập và Châu Phi
đen” (chƣơng XXVI) cũng nhƣ “Vùng Viễn Đông” (chƣơng XXIV). Đặc biệt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
Georges Sadoul cũng đề cập đến lịch sử điện ảnh Việt Nam bên cạnh những nền
điện ảnh lân cận nhƣ Nhật, Philippine, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan v.v… Với đề tài nghiên cứu rộng lớn nhƣ vậy Lịch sử điện ảnh thế giới của
Georges Sadoul thật sự mở ra một cái nhìn mới về điện ảnh thế giới.
- Trong Tiểu luận phê bình điện ảnh (Nxb. Trẻ, 1996) đã tập hợp những tiểu
luận phê bình của cây bút phê bình điện ảnh Đức Kơn. Ơng có cái nhìn sắc sảo và
mạnh mẽ, nêu bật khuyết điểm tồn tại trong những bộ phim mà ơng gọi là “mì ăn
liền” [78:222], của các hãng phim tƣ nhân sản xuất. “Cịn đối với loại phim “cúng
cụ” thì vừa cũ, vừa nhàm, khô khốc, nửa vời, phim “hành động” không ra hành
động, “tâm lý “ không ra “tâm lý”, “truyện” không ra “truyện”, “tài liệu” khơng
ra “tài liệu” như thế, thì ngay cả đối với người có thị hiếu hiền lành, nghiêm túc
cũng ngán, nói chi đối với số đơng xem phim chỉ cốt để giải trí. Phim ế cũng khơng
có gì là lạ cả” [78:221]. Đức Kơn đã cơng bằng và thiết tha với điện ảnh Việt Nam,
khi không ngớt lời ca ngợi trong sự hồi cổ, khi nói về thành công của hoạt động
phim ảnh, sau hai mƣơi năm giải phóng của phim ảnh TP.HCM. Tác giả cũng đã
nói về những thành tựu của phim truyện Việt Nam trƣớc đây qua các bộ phim: “Chị
Tư Hậu”, “Cánh đồng hoang”, “Chung một dịng sơng”, “Con chim vành khun”,
“Người chiến sĩ trẻ”, “Nổi gió”, “Đến hẹn lại lên”, “Đường về quê mẹ” v.v,…
- Đồng hành cùng màn ảnh (Nxb. Văn hóa - Thơng tin, 1998) của nhà lý
luận, phê bình điện ảnh Ngơ Phƣơng Lan. Trong tác phẩm, tác giả có hai tiểu luận

về một cái nhìn tồn cảnh điện ảnh Việt Nam thời chống Thực dân – Đế quốc và
thời kỳ thống nhất đất nƣớc. Đặc biệt, Ngô Phƣơng Lan dành phần lớn tác phẩm
của mình để nhấn mạnh phần phê bình phim, bắt đầu từ phim “Ngõ hẹp” mà tác giả
đã viết năm 1988, đến phim “Cây bạch đàn vô danh”, phim đƣợc giải thƣởng Bông
sen bạc của Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11 năm 1996.
- Văn hóa nghe nhìn & Giới trẻ (Nxb. Khoa học Xã hội, 2005), do Đỗ Nam
Liên chủ biên, đề cập đến giá trị, cũng nhƣ ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng
đối với giới trẻ. Đặc biệt, cơng trình này cịn đề cập đến vấn đề bạo lực và bạo lực
trên phim truyện truyền hình dựa trên những khảo sát của tác giả rất có giá trị tham

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan. Ngoài ra, tác giả đã cung cấp nhiều số
liệu thống kê, bổ ích, mang ý nghĩa đánh cao: “Đánh giá chất lượng chương trình
giải trí”; “Loại phim ưa thích”; “Mục đích khi xem truyền hình”; “Đánh giá chất
lượng chương trình khoa học, giáo dục”; “Đánh giá chất lượng chương trình thời
sự”; “Đánh giá của giới trẻ về chất lượng chương trình truyền hình; “Mục đích
xem TV trong học sinh, sinh viên” v.v…
- Tác phẩm “Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt Nam”
(Nxb. Văn hóa - Thơng tin, 2007), của tác giả Phan Bích Hà, tiếp cận chủ đề nghiên
cứu trên ba bình diện: 1/ Cấu trúc văn bản nghệ thuật điện ảnh trong những mối
tương quan nội tại của loại hình, 2/ Bình diện thẩm mỹ, đạo lý- xã hội, nghệ thuật
trong sáng tác của văn học nghệ thuật truyền thống, 3/ Mối liên hệ giữa những đặc
điểm của văn học nghệ thuật truyền thống với tác phẩm phim truyện [48:14]. Tác
giả đã đƣa ra nhận xét: “Phim truyện Việt Nam tiếp thu tính khuyến giáo, tuy nhiên
khơng nên vì thiên q về nội dung giáo dục, nặng nề tính giáo huấn mà coi nhẹ

hình thức biểu hiện. Vì tác phẩm nghệ thuật khơng chỉ là những bài huấn ca về đạo
đức, mà còn là tấm gương phản chiếu xã hội, lịch sử với những vấn đề triết lý, nhân
sinh mang ý nghĩa thời đại” [48:241].
- Hồng Trần Dỗn (2009), trong tác phẩm: “Họ muốn gì…?”, Nxb. Lao
động, đề cập về đặc điểm của điện ảnh và khán giả điện ảnh Việt Nam. Tác giả khá
công phu khi đề cập đến tổng quan tình hình nghiên cứu khán giả phim ảnh trong
nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc biệt cơng trình nghiên cứu của tác giả đã gây đƣợc sự chú
ý khi đề cập đến nhóm khán giả chuyên biệt: sinh viên. Những tiểu mục: Nhu cầu
điện ảnh của sinh viên; Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu điện ảnh của sinh viên;
Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên v.v… rất có giá trị đối với những
nghiên cứu liên quan và trong luận văn này.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010- 2011), “Điện ảnh Việt Nam - Lịch sử - Tác
phẩm - Nghệ sĩ - Lý luận-Phê bình - Nghiên cứu” (Nxb. Tổng hợp TP. HCM ấn
hành), là một cơng trình nghiên cứu đồ sộ về điện ảnh Việt Nam. Chúng ta có thể
tìm thấy những vấn đề: “Phim truyện truyền hình và phim video Việt Nam”; “Điện

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
ảnh Việt Nam trong lý luận phê bình”; “Một thế kỷ điện ảnh Việt Nam”; “Tổng
luận”; “Điện ảnh Việt Nam trong phát triển, đổi mới (từ 1986 đến đầu thế kỷ XXI)”;
“Nghiên cứu phim truyện truyền hình và phim truyện video Việt Nam qua hệ thống
Tổng phim mục tra cứu khoa học”. Ngoài ra, với kinh nghiệm từng trải, cả sự hóm
hĩnh và ý nhị, tác giả đã có những nhận định sâu sắc về phim truyện trong tác phẩm,
làm cho nó tăng sức hấp dẫn và cả giá trị của cơng trình nghiên cứu:“Với “phim thị
trường”, “phim thương mại” dù được rất nhiều người xem chưa hẳn đã là phim
hay, nhưng phim khơng ai muốn xem thì dù sao cũng đành phải nói đó chắc chắn là

phim dở” [38:650].
- Trần Thanh Tùng, trong tác phẩm Khuôn mẫu văn hóa và nghệ thuật phim
truyện Việt Nam (Nxb. Văn hóa - Thơng tin, 2011), đã làm rõ khái niệm “khn
mẫu văn hóa” và các khái niệm khác cũng nhƣ về phƣơng pháp tiếp cận đã đề cập
đến những ảnh hƣởng của “khn mẫu văn hóa” trong nội dung tác phẩm phim
truyện, và cả những ảnh hƣởng của khuôn mẫu văn hóa đến hình thức của tác phẩm
điện ảnh. Theo Trần Thanh Tùng, thì: “Khn mẫu văn hóa ảnh hưởng đến phim
truyện thơng qua các hệ thống tín hiệu nghệ thuật. Vì vậy việc giải mã các tín hiệu
nghệ thuật (và văn hóa) sẽ cho phép tiếp cận với các ảnh hưởng khác nhau của
khuôn mẫu đối với một tác phẩm” [169:55,56]. Những ảnh hƣởng của khn mẫu
văn hóa mà tác giả đề cập khá rộng, gồm ảnh hƣởng qua tâm thức dân gian; ảnh
hƣởng đến tƣ duy tiếp cận hiện thực; ảnh hƣởng tới những mẫu hình tiêu biểu qua
các giai đoạn lịch sử dân tộc; ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng và quan điểm nghệ sĩ v.v…
Những ảnh hƣởng trực tiếp đến phim truyện gồm có: ảnh hƣởng đến đặc trƣng ngôn
ngữ điện ảnh; ảnh hƣởng đến nghệ thuật dựng phim nhƣ dàn cảnh, thủ pháp đặc tả,
bối cảnh và thiết kế mỹ thuật, màu sắc và không gian biểu hiện; kết cấu cốt truyện
và thể loại tác phẩm; đặc điểm tính cách và ứng xử của nhân vật; lời thoại v.v… .
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về điện ảnh nói chung, điện ảnh
Việt Nam và phim truyện đã cung cấp một cái nhìn lịch sử về quá trình hình thành
và phát triển của điện ảnh Việt Nam. Những cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều
đề cập đến khán giả là thanh niên, trong đó có sinh viên. Tuy nhiên, có thể nói rằng,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
cho đến nay, một chuyên khảo về ảnh hƣởng của phim truyện Việt Nam đối với
sinh viên ở TP. HCM chƣa đƣợc thực hiện. Trong bối cảnh đó, luận văn này hy

vọng thu thập đƣợc những dữ liệu cần thiết, để từ đó đóng góp một phần vào việc
tìm ra những chiều kích của phim truyện ảnh hƣởng đối với thanh niên, mà trƣớc
nhất là sinh viên ở TP. HCM.
5. Đóng góp của luận văn
Hội nhập kinh tế tác động mạnh đến hội nhập văn hóa, nhất là phim ảnh. Hầu
hết những hoạt động của sáng tác, sản xuất, phát hành phim có những thuận lợi
nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn thử thách trƣớc yêu cầu hội nhập và cạnh tranh gay
gắt. Khán giả ngày nay có nhiều khả năng chọn lựa và tiếp cận dễ dàng với nhiều
luồng phim truyện khác nhau nên đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lƣợng, thể hiện
đƣợc phong cách độc đáo, phản ánh đƣợc bản sắc, bản lĩnh của văn hóa Việt Nam.
Trƣớc nhu cầu đó, ngành điện ảnh Việt Nam đã đáp ứng đến đâu? Đóng góp của
luận văn này cũng mong trƣớc mắt cung cấp cho các nhà chuyên môn và ngành
chức năng những đánh giá của một bộ phận khán giả là sinh viên, là những khán giả
có tri thức và khả năng đánh giá những ƣu và nhƣợc điểm của phim truyện Việt
Nam trên các mặt kịch bản phim, đào tạo đội ngũ diễn viên, đạo diễn, kỹ thuật…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng đƣợc phân bổ nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát lịch sử điện ảnh thế giới, sơ nét về ngày khai sinh
cũng nhƣ quá trình hình thành và phát triển, nêu lên những thành tựu của một số
nƣớc tiêu biểu có nền điện ảnh đƣợc xem là mạnh, tác động trực tiếp và sâu sắc đến
đất nƣớc Việt Nam trong giai đoạn này, đó là Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Chƣơng 2: Trình bày sơ lƣợc sự hình thành, phát triển của nền điện ảnh Việt Nam
nhất là phim truyện trong giai đoạn Đổi mới đến nay trƣớc những tác động của
những biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội nƣớc ta từ 1986 đến nay, cũng nhƣ trong bối
cảnh hội nhập, trong đó có ảnh hƣởng của kỹ thuật, kỹ xảo điện ảnh nƣớc ngoài.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
Chƣơng 3: Chƣơng này tập trung trình bày về nhu cầu của sinh viên đối với phim
truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình đƣợc cung cấp bởi: internet, TV, rạp chiếu
phim,… Sự đánh giá của sinh viên đối với phim truyện Việt Nam và ảnh hƣởng của
phim truyện đối với thanh niên; một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành phim ảnh
cũng nhƣ phim truyện nói chung của nƣớc nhà phát triển trong tƣơng lai.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
-

Khái niệm về “điện ảnh”

Về từ nguyên của “điện ảnh”, theo “Từ điển tiếng Việt” của Xn Huy và Đỗ
Cơng Hữu [67:798] thì: “điện” là danh từ chỉ: a - nơi vua ngự; b - đền thờ thần
thánh; c - một dạng năng lƣợng truyền đi trên dây dẫn để thắp sáng, quay hay chạy
máy v.v…chúng ta đang nói đến trƣờng hợp thứ ba c, điện là một dạng năng lƣợng.
Còn “ảnh”? Ảnh là danh từ chỉ: a - hình đƣợc chụp bằng máy ảnh; b - hình đƣợc
nhìn thấy qua gƣơng. Chúng ta đang nói đến trƣờng hợp trƣớc, a - hình đƣợc chụp
bằng máy ảnh. Cũng theo từ điển trên, “điện ảnh” còn có nghĩa: Ngành nghệ thuật

phản ánh hiện thực bằng những hình ảnh hoạt động đƣợc thu vào phim và chiếu lên
màn ảnh, ví dụ: ngành điện ảnh Việt Nam.
-

Khái niệm “phim điện ảnh” (phim nhựa)

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Xn Huy và Đỗ Cơng Hữu, thì “phim điện
ảnh” hay “phim nhựa” có nghĩa: hình ảnh đƣợc ghi trên cuộn phim bằng chất dẻo
đƣợc quay bằng các phƣơng tiện kỹ thuật điện ảnh và chiếu ở rạp. Điều này rất khác
với điện ảnh nói chung, chỉ những gì liên quan nhƣ: phim tài liệu; phim tài liệu
khoa học; phim giáo dục; phim truyền hình; phim nhựa;… [67:798]. Do ban đầu
chƣa có truyền hình (TV) và cũng do ảnh hƣởng mạnh mẽ của thể loại phim truyện
mà ngày nay khi nói đến điện ảnh ngƣời ta thƣờng chỉ nghĩ đến phim truyện và
danh từ “phim truyện” đƣợc mặc nhiên hiểu là “phim điện ảnh” hay “phim nhựa”.
-

Khái niệm giải trí.

Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích: “Giải trí là khi làm việc rỗi.
Làm cho trí não được khoan khối… Giải trí cịn đồng nghĩa với vui chơi, cho nên
người ta cũng thường nói vui chơi giải trí”. Nói cách khác giải trí là làm cho đầu
óc, trí não bớt căng thẳng, mệt mỏi do làm việc, suy nghĩ; Trong luận văn tốt nghiệp
của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2008, 212 tr): “ theo Richard Schichel “Quan điểm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

cá nhân tơi, chiếu bóng là một hình thức nghệ thuật cao mà đồng thời cũng là một
loại giải trí cao, và thường thì một phim có cả hai đặc điểm này. Bởi vậy tôi tin
chắc rằng nghệ thuật chiếu bóng được nhờ rất nhiều nhờ rất nhiều ở truyền thống
giải trí [Richard Schichel 1974:173]” [64:22].
-

Khái niệm về ảnh hưởng

Theo từ điển Bách khoa – Tâm lý học Giáo dục học thì cụm từ: “ảnh hƣởng
xã hội” có nghĩa:“tất cả những gì tạo ra sẽ thay đổi hành vi của chủ thể hoặc khách
thể do sự chi phối từ một tác nhân khác trong một bối cảnh xã hội nhất định”
[49:13]. Trần Thanh Tùng định nghĩa về ảnh hƣởng nhƣ sau: “Theo từ điển tiếng
Việt thì “ảnh hưởng của vật nọ đối với vật kia làm cho vật thứ hai ít nhiều chịu sự
chi phối của vật thứ nhất”; là một loại tương tác phổ biến trong thế giới hiện thực,
tồn tại trong mọi mặt của cuộc sống và trong tư duy của con người…” [169:56,57].
-

Khái niệm phim thương mại

Theo Bách khoa toàn thƣ Việt Nam, phim thƣơng mại đƣợc định nghĩa nhƣ
sau: “Loại phim truyện được sản xuất nhằm mục đích chính là kiếm được nhiều lợi
nhuận bằng cách huy động mọi thủ pháp câu khách, có khi bất chấp yêu cầu tư
tưởng, đạo đức hay thẩm mỹ. Phim thương mại thường hướng vào những thể loại
phiêu lưu mạo hiểm, phim kinh dị, bi kịch cá nhân sướt mướt hoặc thêm yếu tố
“thích mắt thích tai” vào bất kỳ thể loại nào, miễn hấp dẫn được người xem Tuy
vậy một số phim thương mại rất ăn khách, đồng thời cũng có giá trị nghệ thuật
cao” [64:17]. Ngơ Phƣơng Lan trong tác phẩm: “Đồng hành với màn ảnh”, sau khi
phê phán những bất cập của dòng phim thƣơng mại, hiển hiện một cách thô thiển
trong đời sống văn hóa ở những năm đầu xã hội hóa điện ảnh cũng đã có những
nhận xét về dịng phim này nhƣ sau: “Sự phát triển của dịng phim thương mại có

nhiều mặt trái như vậy nhưng cũng có cả mặt phải. Nghĩa là loại phim này đã kéo
người xem trở lại với phim Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh, dần
dần dẫn đến “hạ thủ” các loại phim và băng hình trơi nổi lan tràn khắp nơi suốt
mấy năm trời. Đồng thời, sự sàng lọc của thị trường buộc các nhà làm phim có lịng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
tự trọng phải cân nhắc, tìm một sự hài hòa giữa mục tiêu ăn khách và giá trị nghệ
thuật, hiệu quả xã hội” [80:80].
Theo Nguyễn Thị Thanh Hƣơng: phim thương mại là loại phim truyện xác
định rõ ràng tính chất hàng hóa của sản phẩm; mục đích nhằm phục vụ số đông
khán giả đại chúng. Phim thương mại có giá trị tư tưởng- nghệ thuật nhất định và
chú trọng nhiều đến chức năng giải trí” [64:17].
- Khái niệm phim nghệ thuật
“Phim nghệ thuật (Art Cinema) còn được gọi dưới những tên khác là phim
độc lập (independent films) hay phim tác giả. Theo Bách khoa tồn thƣ Việt Nam
thì phim tác giả xuất phát từ điện ảnh Pháp rồi lan sang các nước Tây Âu và Hoa
Kỳ trong thập niên 50 đầu 60, quan niệm bộ phim truyện phải là kết quả sáng tạo
nghệ thuật của riêng một tác giả duy nhất, là nhà đạo diễn kiêm biên kịch, cịn
những thành phần khác là hồn thành nhiệm vụ theo lệnh của đạo diễn” [64:17].
“Như vậy phim nghệ thuật là phim độc lập về sáng tạo, nó khơng nhắm đến số đơng
người xem và thốt khỏi sự khống chế của nhà sản xuất. Vì vậy phim nghệ thuật cho
phép người làm phim thể nghiệm những ý tưởng, những tìm tịi nghệ thuật, thủ
pháp, cách thức thể hiện hoàn toàn mới, mang bản sắc văn hóa cá nhân” [64:18].
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới
Nghệ thuật điện ảnh đã ƣơm mầm hạt giống từ rất xa xƣa. Sau đây là câu

chuyện đƣợc xem có tính điện ảnh từ thời cổ đại ở Hy Lạp: “Ông tổ triết học
Socrate một hôm đã rất bất ngờ khi nghe người học trị tài hoa Platon của mình
(lúc ấy chưa đến 18 tuổi) bộc lộ không những khả năng triết học tiềm tàng, mà còn
cho thấy một khả năng thiên phú về văn chương của mình khi trình bày suy nghĩ về
hiện tượng tâm lý của các tù nhân bị giam dưới ngục thất, với các điều kiện sống tồi
tệ. Socrate không chăm chú lắm về nội dung cậu học trị muốn chuyển đến mình,
nhưng ơng hồn tồn bị thuyết phục bởi cách trình bày giàu hình tượng của người
học trị. Platon nói về một nhóm người bị giam giữ trong hang động tối tăm và chật
hẹp. Họ bị buộc phải ngồi gần nhau theo hàng dọc để làm việc, và mặt quay về
cùng một hướng phía trước. Sau lưng họ có đống lửa được đốt lên để chiếu sáng, vô

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
tình ánh sáng từ đống lửa đã hắt bóng các tù nhân lên vách đá nhà tù, những hình
bóng đó lay động nhịp nhàng theo chuyển động của các tù nhân tạo nên sự sinh
động…” [209: 441]. Cái bóng của tù nhân dƣới sự diễn đạt của Platon cũng chính là
tù nhân và mang tính hình tƣợng sâu sắc. Khơng riêng gì ở Hy Lạp, các nhà khảo cổ
cũng đã khám phá đƣợc những hiện vật ở vùng Lƣỡng Hà, và Trung Quốc vào thời
xa xƣa về các trị chơi liên quan đến hình ảnh. Tiêu biểu nhất là chiếc đèn chiếu
hình có tên Lanterne magique (ảo đăng), nhiệt từ chiếc đèn vừa tạo ánh sáng, vừa là
năng lƣợng làm quay cái màn vải (hay giấy) ở bên ngồi có hình vẽ quay theo
(giống đèn kéo qn ở Việt Nam ). Mãi đến thế kỷ XVI – XVII, các loại ảo đăng
mới đƣợc cải tiến dần ở châu Âu để làm trị giải trí.
1.2.1. Ngày khai sinh của ngành điện ảnh thế giới và thể loại phim đầu
tiên đƣợc trình chiếu
Một thơng tin khá thú vị là vào ngày 6 tháng 11 năm 1889 (sáu năm trƣớc

ngày anh em nhà Lumière cho trình diễn phát minh máy chiếu phim câm đầu tiên),
tại New York, Hoa Kỳ, công ty của nhà phát minh Thomas Edison đã công chiếu
một đoạn phim có tiếng nói. Nội dung đoạn phim tái hiện lại quang cảnh một cộng
sự trẻ ngƣời Anh của Thomas Edison là Dickson trong bộ trang phục chỉnh tề ngã
nón chào và nói: “Kính chào Ngài Edison, tơi rất hân hạnh chào Ngài và hy vọng
Ngài vừa lòng với phát minh mới về chiếc máy thu hình và tiếng” [199:16]. Thomas
Edison là nhà khoa học, ông đã phát minh ra điện và máy truyền thanh (radio).
Chính ơng, vào năm 1888 đã đƣa điện ảnh vào một giai đoạn quyết định khi sản
xuất ra loại phim hiện đại 35mm, mỗi hình có 4 đơi lỗ, nên cũng khơng lấy làm lạ
việc công ty ông sản xuất ra chiếc máy chiếu phim đầu tiên có tiếng nói. Nhƣng
cơng chúng u điện ảnh ngày nay thắc mắc rằng, tại sao nhà sáng chế Thomas
Edison với phát minh quan trọng nhƣ thế lại không ứng dụng vào đời sống xã hội
lúc bấy giờ mà lại để quên lãng một cách đáng tiếc? Georges Sadoul, trong cuốn
Lịch sử điện ảnh thế giới đã đƣa ra câu trả lời: “Edison từ chối không cho chiếu ra
công chúng những phim của ơng dành cho màn ảnh, vì ông cho như vậy sẽ giết mất
gà đẻ trứng vàng. Theo ơng ít hy vọng cơng chúng sẽ thích thú hơn phim câm”

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
[198:42]. Hơn nữa, chiếc máy chiếu của Thomas Edison cịn chƣa hồn thiện về
tiếng nói. Với suy nghĩ và quyết định trên, Thomas Edison đã vơ tình từ chối vinh
dự là ngƣời khai sinh ra điện ảnh, để anh em nhà Lumière đã chiếm lấy vị thế này.
Cuối thế kỷ XIX, ngày 28 tháng 12 năm 1895, tại thủ đô Paris nƣớc Pháp,
anh em nhà Lumière đã làm cho “kinh đô ánh sáng” thêm rạng danh khi công bố
một phát minh mới, đầy hứa hẹn. Đó là chiếc máy “chiếu phim” đầu tiên trên thế
giới. Họ đã cho trình chiếu những thƣớc phim đầu tiên mà họ đã thực hiện. Tuy lúc

bấy giờ “máy chụp ảnh động” ấy không thể đƣợc gọi là máy chiếu phim đúng
nghĩa, nhƣng là một phát minh gây tiếng vang lớn trên thế giới. Trần Trọng Đăng
Đàn viết:“Tuy càng về sau càng có thêm nhiều phát minh, sáng chế, cải tiến về
nhiều mặt trong khoa học – kỹ thuật điện ảnh, nhưng dẫu sao thì cái ngày 28 tháng
12 năm 1895, ngày mà tại một tầng hầm của Grand Café de Paris (tiệm cà phê lớn
của Paris) máy chiếu phim của Lumière biểu diễn thành công vẫn được công nhận
là ngày lịch sử kỳ diệu, là thời điểm xuất hiện đầu tiên của điện ảnh” [32:17]. Điện
ảnh ra đời khơng phải tình cờ, ngẫu nhiên. Phần mở đầu cuốn Lịch sử điện ảnh cách
mạng Việt Nam, Phạm Ngọc Trƣơng viết: “1895 – buổi chiếu phim đầu tiên của
anh em nhà Lumière tại Paris mang lại cho nước Pháp niềm vinh dự được trở thành
đất nước khai sinh ra điện ảnh thế giới” [13:17].
Anh em nhà Lumière buổi ấy đã chiếu gì cho ngƣời xem? Rất tiếc là nhiều
tác giả đã không cho biết điều đó, mặc dù ln xem ngày ấy là một ngày trọng đại,
ngày khai sinh ra loại hình nghệ thuật thứ bảy. Iecgi Teplix đã viết:“Điện ảnh có
được tính độc lập sáng tạo không phải là chuyện dễ, tuy ngay trong phim đầu tiên
của anh em Lumière đã tiềm tàng sức mạnh của một nghệ thuật mới. Những thước
phim ngắn ngủi, ngộ nghĩnh ấy đã cho người ta nhìn thấy cuộc sống trong những
biểu hiện phong phú và đa dạng của nó” [199:04]. Tƣơng tự, Lê Trung Hoa cũng
khơng cho biết gì khác khi viết trong cuốn Cửa sổ tri thức:“Như vậy chưa đầy 3
năm kể từ buổi chiếu phim khai sinh điện ảnh thế giới do anh em nhà Lumière tổ
chức ngày 28 tháng 12 năm 1895 tại một quán café ở Paris, ngành nghệ thuật thứ
bảy được du nhập vào Việt Nam mà trước tiên là Sài Gòn” [66:2012]. Cũng nhƣ ba

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
tác giả kể trên, Trần Trọng Đăng Đàn cũng không nêu rõ anh em nhà Lumière đã

cho công chúng xem gì trong buổi chiếu lịch sử đó, ơng chỉ nêu lên: “Ngày 22
tháng 3 năm 1895, Louis Lumière với sự cộng tác của người em trai là Auguste
Lumière đã trình diễn thành cơng cái “máy chụp động ảnh” trước một hội đồng
bác học, dưới sự chủ tọa của chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học” [36:16].
Tuy nhiên, Iecgi Teplix trong một đoạn nói về sự khó khăn của điện ảnh về
tính độc lập, sáng tạo ở thời kỳ đầu, đã nhắc đến nhà phê bình ngƣời Anh Rotgie
Phrai rằng, ngay từ năm 1909 ông ấy đã chú ý đến những đặc điểm của điện ảnh,
những cảm xúc khi xem đoạn phim quay chiếc tàu hỏa vào ga. Hành khách bƣớc ra
khỏi tàu, ngối cổ nhìn khắp xung quanh để định hƣớng xem mình đang ở hƣớng
nào, và tiếp tục cần phải đi ra sao. Rotgie Phrai cho rằng phản xạ đó rất buồn cƣời,
nhƣng rất tự nhiên. Ơng nói thêm, trƣớc đây khơng bao giờ nhận ra điều đó, dù đã
hàng trăm lần ơng đi tàu lửa. Nhƣ vậy, những thƣớc phim ngắn ngủi, ngộ nghĩnh
của anh em nhà Lumière chiếu hơm 28 tháng 12 năm 1895 có phải là cảnh phim mà
Rotgie Phrai kể trên thông qua Iecgi Teplix khơng? Có thể lắm, và nếu vậy thì bộ
phim đƣợc công chiếu đầu tiên của điện ảnh thuộc thể loại phim phóng sự ngắn.
Điều này đƣợc khẳng định bởi Trần Thanh Hiệp, trong lời giới thiệu cuốn
sách “Họ muốn gì…?” của Hồng Trần Dỗn: “Ngày khai sinh điện ảnh không phải
là ngày phát minh ra máy quay phim, hay những thƣớc phim nhựa có hạt bắt ánh
sáng đầu tiên đƣợc chế tạo (dù thiếu hai yếu tố này, chúng ta chƣa thể biết tới môn
“Nghệ thuật thứ bảy” đầy quyến rũ này), mà đó là ngày những tác phẩm điện ảnh
thô sơ đầu tiên: “Chuyến tàu đến”, “Người tưới vườn bị tưới”, “Giờ tan ca”
[23:05]. Những thƣớc phim ngắn ngủi, ngộ nghĩnh mà Rotgie Phrai nói đến là
những cảnh trong phim “Chuyến tàu đến”. Nói cách khác, những thƣớc phim đầu
tiên của điện ảnh thế giới thuộc thể loại phim “phóng sự”.
Trong một buổi học của khóa “Đào tạo đạo diễn và biên kịch” (2009), do
Trung tâm UNESCO Điện ảnh Đa truyền thông Việt Nam tổ chức, NSƢT- Đạo
diễn Lê Dân đã nhắc đến điều này. Ơng nói: “Ngày 28-12-1895, trong phòng khách
sang trọng kiểu Ấn Độ đƣợc thiết kế dƣới tầng hầm của cửa hàng Grand Café trên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.vT.Bg.Jy.Lj.Tai lieu. Luan vT.Bg.Jy.Lj. van. Luan an.vT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.LjvT.Bg.Jy.Lj. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
đại lộ Capucines ở Paris, anh em nhà Lumière đã tổ chức buổi chiếu phim công
cộng đầu tiên với máy Cinématographe. Sau ngƣời ta lấy ngày này làm ngày khai
sinh ngành điện ảnh thế giới. Chƣơng trình chiếu phim ở Grand Café hôm ấy gồm
nhiều đoạn phim ngắn: Giờ ra chơi của công nhân nhà máy Lumière, Tàu vào sân
ga, Đường Cộng hòa ở Lyon, Những người thợ rèn, Tắm biển. Về sau có thêm: Bữa
ăn sáng của em bé, Người tưới vườn bị tưới nước. Trong những phim đầu tiên của
anh em nhà Lumière chƣa có các yếu tố trình diễn, sắp đặt, chƣa hề có kịch bản, vì
vậy khơng có diễn viên và xây dựng cảnh trí. Phim đơn giản nhƣ sự đơn giản vốn
có của nó. Đoạn phim ngắn “Tàu vào sân ga”, vào buổi đầu của điện ảnh thế giới
đã ẩn chứa một khả năng nghệ thuật quan trọng của điện ảnh sau này. Dù lúc ấy
chƣa biết gì về dàn cảnh chiều sâu, nhƣng anh em nhà Lumière đã tạo ra hiện tƣợng
khác thƣờng một cách không chủ ý bằng việc đặt máy cố định tại một chỗ trên thềm
sân ga, rồi cứ thế mà bấm máy ghi lại cảnh đoàn tàu từ xa xuất hiện và di chuyển
dần đến ga để rồi dừng lại ngay trƣớc ống kính máy quay. Ngƣời xem thấy rất thú
vị khi nhìn con tàu lao xình xịch về phía họ mỗi lúc mỗi gần với các kích cỡ, cảnh
trí khác nhau của đồn tàu. Điều họ thấy là khác hẳn với cảnh trí ln cố định ở sân
khấu. Đó là điều độc đáo, mới mẻ của điện ảnh.
Những thông tin kể trên của đạo diễn Lê Dân thật sự mới mẻ, vì nó xác nhận
một vấn đề rằng, anh em nhà Lumière ngoài vị thế một nhà phát minh, họ còn là
chủ nhân một hay nhiều nhà máy công nghiệp. Buổi tổ chức chiếu phim ấy chỉ
nhằm mục đích giải trí cho cơng nhân nhà máy Lumière. Đơn giản vậy thơi và nó
khơng nhằm cơng bố một phát minh gì gây chấn động cả nhƣng nó khởi đầu cho
một loại hình nghệ thuật mới và mở đầu cho những phát minh về kỹ nghệ điện ảnh.
Ban đầu, điện ảnh sản xuất ra những phim ngắn mang tính chất tài liệu, trình
bày phong cảnh, khai thác các khía cạnh nhƣ hài kịch, nhạc,… dần dần điện ảnh

tiến đến việc dựng lại các tác phẩm sân khấu, các vở ca múa nhạc, cải biên và minh
họa những tác phẩm văn học nổi tiếng, dựng lại những sự kiện lịch sử của thế giới.
Trong quá trình phát triển, điện ảnh phát hiện thêm nhiều phƣơng pháp biểu hiện
mang tính đặc thù của mình nhƣ hệ thống các cỡ cảnh từ đặc tả, cận cảnh, trung

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×