Tải bản đầy đủ (.doc) (234 trang)

Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28- 42 tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 234 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ y tế
trờng đại học y hà nội
ngô thị uyên
Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài,
vòng đầu của trẻ sơ sinh tơng ứng với
tuổi thai từ 28 - 42 tuần


LUậN án tiến sỹ y HọC

H NI - 2014
Bộ giáo dục và đào tạo Bộ y tế
trờng đại học y hà nội
ngô thị uyên
Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài,
vòng đầu của trẻ sơ sinh tơng ứng với
tuổi thai từ 28 - 42 tuần

Chuyên ngành : Sản phụ khoa
Mã số : 62720131

LUậN án tiến sỹ y HọC

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. PHAN TRNG DUYT
PGS.TS. NGUYN NGC MINH
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đã được các
thày cô hướng dẫn khoa học nghiêm túc và tận tình. Các kết quả và số liệu
viết trong bản luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong


bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NGÔ THỊ UYÊN
CHỮ VIẾT TẮT
CPTTTC Chậm phát triển trong tử cung
KCC Kinh cuối cùng
NST Nhiễm sắc thể
OR Tỉ suất chênh
Percentile Đường bách phân vị
Số NC Số nghiên cứu
SSQC Sơ sinh quá cân
TC Tử cung
TT Tuổi thai
TSG Tiền sản giật
WHO Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung 3
1.1.1. Giai đoạn phát triển phôi 3
1.1.2. Giai đoạn phát triển thai 4
1.1.3. Các phương pháp đánh giá sự phát triển về kích thước, hình thể thai
trong tử cung 6
1.2. Biểu đồ tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo
tuổi thai 8
1.2.1. Cách tính tuổi thai 8
1.2.2. Quần thể nghiên cứu 10
1.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 11
1.2.4. Thiết kế nghiên cứu trong xây dựng biểu đồ chuẩn 11

Thiết kế nghiên cứu được áp dụng là loại nghiên cứu mô tả tìm giá trị trung
bình bao gồm các loại: 11
1.2.5. Phân loại biểu đồ tăng trưởng của các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh.
13
1.3. Các nghiên cứu về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 14
1.4. Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng
chiều dài của thai 21
1.5. Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu
của trẻ sơ sinh 24
1.6. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh
trong chẩn đoán trẻ phát triển bất thường trong tử cung 26
1.6.1. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ
sinh trong chẩn đoán trẻ chậm phát triển trong tử cung 27
Tỉ lệ thai CPTTTC tăng đồng hành với tỉ lệ tai biến, tử vong và bệnh tật của
trẻ sơ sinh tăng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến tâm thần, trí tuệ
về sau, là một trong các yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng dân
số. Do vậy ứng dụng này không những có giá trị về mặt chuyên môn
phòng bệnh và điều trị thai CPTTTC sớm mà còn có giá trị về mặt
kinh tế xã hội nói chung 27
1.6.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai 30
1.6.3. Ứng dụng của biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán trẻ sơ sinh
quá cân (SSQC) so với tuổi thai 34
Chương 2 40
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1 40
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 40
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 41
Nội dung mục tiêu 2 nhằm xác định điểm cắt về số đo tương ứng với đường
bách phân vị nào có giá trị để tiên lượng thai dưới mức trung bình và

trên mức trung bình (WHO gọi là thai CPTTTC và thai to) có liên
quan đến biến chứng khi sinh và sau sinh (mức trung bình dựa vào
kết quả của mục tiêu 1) 41
Do vậy đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 phần: phần đối tượng nghiên cứu
cho thai có cân nặng dưới mức trung bình có liên quan đến biến
chứng (CPTTTC) và thai có mức cân nặng trên mức trung bình liên
quan đến biến chứng (thai to). Tuy nhiên 2 phần này có chung 1 thiết
kế nghiên cứu và cùng một công thức tính cỡ mẫu với độ nhạy và độ
đặc hiệu mong muốn gần như nhau nên có thể áp dụng chung về cỡ
mẫu 41
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.3.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu 42
2.4. Quá trình, các thông số và công cụ thu thập số liệu 45
2.4.1. Quá trình thu thập số liệu 45
- Nhân sự: 45
+ Có 2 nhóm nghiên cứu tại 2 bệnh viện, mỗi nhóm gồm 4 nữ hộ sinh (2 nữ
hộ sinh tại phòng đẻ và 2 nữ hộ sinh tại phòng sơ sinh) có kèm theo sự
tham gia và giám sát của chính tác giả (vì là luận án nghiên cứu nên
nghiên cứu sinh trực tiếp đo 50% số trẻ) 45
+ Đào tạo và huấn luyện về các mặt: cân trẻ sơ sinh, đo chiều dài, đo vòng
đầu trẻ cùng 1 loại dụng cụ và quy trình. Phương pháp phỏng vấn để
thai phụ trả lời chính xác 45
- Xây dựng phiếu điều tra và thu thập thông tin: 45
Trong phiếu điều tra có 2 phần: 45
+ Phần liên quan đến cân đo (đều được huấn luyện thực hành như đã nêu ở
phần đào tạo) 45
+ Phần phỏng vấn: cũng được huấn luyện và thực hành thử 45
Sau phỏng vấn thử sẽ rút kinh nghiệm để xây dựng phiếu điều tra chính xác

(xin xem phụ lục 4) 45
- Chế độ kiểm tra và rút kinh nghiệm: 46
+ Nghiên cứu sinh là người trực tiếp hoàn thành ghi rõ % phiếu điều tra và
mỗi 10 ngày đến 2 bệnh viện vừa thực hành vừa kiểm tra rút kinh
nghiệm để đạt độ chính xác 46
+ Hàng tháng kiểm tra phiếu điều tra qua máy tính nếu có những số liệu
nghi ngờ không hợp lý sẽ được rút kinh nghiệm với người đo, phỏng
vấn và loại bỏ 46
+ Kiểm tra phương tiện, dụng cụ cân, đặc biệt dụng cụ đo chiều dài và đối
chiếu với quả cân chuẩn 1 tháng/ lần (cân chuẩn qua Bộ phận kiểm tra
chất lượng của Ủy Ban Khoa Học Quốc Gia cung cấp- xin xem phần
phương tiện nghiên cứu) 46
2.4.2. Các thông số cần thu thập 46
2.4.2.1. Đối với mẹ: 46
- Thông số về nhân chủng học: tên, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng, số lần
có thai 46
- Các thông số về lâm sàng: 46
+ Nội khoa: bệnh liên quan đến sự phát triển của con trong tử cung như
thiếu máu, cao huyết áp, đái đường, bệnh tim, thận, tuyến giáp… 46
+ Sản khoa: số lần có thai, tiền sử sản khoa, bệnh lý trong thời kỳ có thai
như tiền sản giật, đái đường thai nghén, u xơ tử cung 46
2.4.2.2. Về phía trẻ sơ sinh: 47
2.4.3. Các bước tiến hành thu thập thông số nghiên cứu 47
2.4.4. Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu 48
- Thước đo vòng đầu: là thước dây nhựa mềm, không chun giãn, được chia
chính xác đến mm 48
- Thước đo chiều dài: dùng thước gỗ có chặn đầu, chặn chân. Thanh ngang
chặn chân có thể di chuyển lên xuống song song với thanh ngang chặn
đầu. Chiều dài của thước được chia đến mm 48
- Cân nặng của trẻ sơ sinh: sử dụng cân đồng hồ của Trung Quốc được chia

độ nhỏ nhất đến 50g đã được kiểm tra đúng theo tiêu chuẩn của Cục Đo
lường ủy ban khoa học nhà nước 48
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến nghiên cứu 48
2.5.1. Tuổi thai 48
- Tuổi thai được tính phải thỏa mãn các điều kiện sau: 48
2.5.2. Hệ số Kappa 49
2.5.3. Tiêu chuẩn đo các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh 49
50
2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá các bệnh lý của trẻ sơ sinh có cân nặng dưới
đường trung bình 50
2.5.5. Tiêu chuẩn đánh giá các bệnh lý liên quan đến khó đẻ do thai to (thai
có cân nặng trên mức trung bình + 1,5SD dựa vào kết quả mục tiêu
1): 52
2.6. Xử lý số liệu 52
2.6.1. Xử lý số liệu cho mục tiêu 1 52
2.6.2. Xử lý số liệu cho mục tiêu 2: 53
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 54
Chương 3 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 55
3.2. Mục tiêu 1: Các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai và biểu
đồ bách phân vị 56
3.2.1. Cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 56
3.2.2. Chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 70
3.2.2.1. Giá trị trung bình các số đo chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai 70
3.2.3. Vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 81
3.2.3.1. Giá trị trung bình của các số đo vòng đầu trẻ sơ sinh theo tuổi thai
81
3.2.4. Chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ sơ sinh 91
3.3. Đánh giá giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị 95

Các biểu đồ bách phân vị về cân nặng, chiều dài, vòng đầu và chỉ số cân
nặng-chiều dài có giá trị ứng dụng lâm sàng để chẩn đoán thai bất
thường về cân nặng. Đặc biệt biểu đồ bách phân vị về cân nặng 3.4.
được xem như là công cụ chính để chẩn đoán thai CPTTTC, thai to và
thai bình thường 95
Biểu đồ bách phân vị về chiều dài, vòng đầu và các chỉ số có tính chất hỗ
trợ cho biểu đồ 3.4. Không có biểu đồ bách phân vị về cân nặng thai
theo tuổi thai sẽ không thể thực hiện và giải quyết được nội dung quan
trọng: 95
- Xác định được tỉ lệ thai CPTTTC 95
- Xác định được tỉ lệ thai to 95
Đó là 2 tiền đề làm cơ sở cho nghiên cứu các yếu tố liên quan tác động làm
tăng tỉ lệ thai CPTTTC, từ đó có biện pháp giảm thiểu tỉ lệ thai
CPTTTC và tai biến do thai to 96
Các nội dung trên không những liên quan về mặt chuyên môn đã nói trên
mà còn đến vấn đề xã hội như: 96
- Cải thiện chất lượng dân số qua giảm thiểu tỉ lệ thai CPTTTC là nguyên
nhân hàng đầu về biến chứng tâm thần và vận động cho trẻ hiện tại và
tương lai 96
- Xác định được tỉ lệ thai CPTTTC, một chỉ số đánh giá sự phát triển về
văn hóa, kinh tế, xã hội của 1 nước, làm cơ sở cho sự chỉ đạo và hoạch
định các chương trình và kế hoạch liên quan đến xã hội 96
Vậy đánh giá giá trị của biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ sơ sinh
cần chú ý đến cả hai mặt chuyên môn và xã hội nói trên 96
Nội dung đánh giá giá trị của các biểu đồ bách phận vị chủ yếu là biểu đồ
bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai bao gồm 2 phần
chính: 96
3.3.1. Kiểm định về mặt lâm sàng 96
Nội dung kiểm định này cần thỏa mãn 2 yêu cầu: 96
- Liệu biểu đồ bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai có thể

được sử dụng để xác định thai nhẹ cân dưới mức trung bình thường liên
quan đến biến chứng mà Lubchenco gọi là CPTTTC: điểm cắt về cân
nặng (ngưỡng cân nặng) tương ứng với đường bách phân vị bao nhiêu
có khả năng chẩn đoán thai bệnh lý nói trên tương ứng với độ nhạy và
độ đặc hiệu cao 96
- Biểu đồ bách phân vị có thể sử dụng để xác định thai to và ngưỡng cân
nặng tương ứng với đường bách phân vị nên dùng ứng với thai to 96
3.3.1.1. Thời điểm chọn để kiểm định 97
Chúng tôi chọn thời điểm thai 33 tuần để kiểm định vì: 97
- Thời điểm mà sự phát triển thai nhẹ cân và thai bình thường được biểu
hiện rõ qua các chỉ số nhân trắc (dễ chẩn đoán) 97
- Thời điểm đủ sớm để can thiệp điều trị có hiệu quả, phòng được thai nhẹ
cân so với tuổi thai khi đẻ 97
3.3.1.2. Kiểm định ngưỡng cân nặng trẻ dưới mức trung bình có liên quan
đến biến chứng và tử vong con theo Luchenco phân loại là thai
CPTTTC 97
3.3.1.4. Kiểm định ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến thai to 101
Dựa vào mục đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 (mục 2.1.2.2), chúng
tôi chọn những trường hợp đủ tháng có tuổi thai từ 38 tuần trở lên và
cân nặng từ 3300g trở lên (cân nặng tương ứng với trên đường bách
phân vị 15 ở tuần tuổi thai 38). Như vậy số trường hợp thỏa điều
kiện trên là 600 trường hợp. Trong đó đẻ thường có 293 trường hợp,
có 297 trường hợp mổ đẻ, 10 trường hợp forceps 101
Trong nhóm 297 trường hợp mổ lấy thai có 69 trường hợp chỉ định mổ lấy
thai (cộng thêm 10 trường hợp forceps) có liên quan đến đẻ khó do
thai to được đưa vào phân tích độ nhạy và độ đặc hiệu 101
3.3.2. Kiểm định về giá trị thực thi 103
Chương 4 105
BÀN LUẬN 105
4.1. Bàn về đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 105

4.2. Bàn về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 110
4.3. Bàn luận về các biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ
sinh theo tuôi thai 111
4.3.1. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị trọng lượng của trẻ sơ sinh theo
tuổi thai 111
4.3.2. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi
thai 119
4.3.3. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh theo tuổi
thai 124
4.3.4. Chỉ số cân nặng chiều dài (Ponderal index) của trẻ sơ sinh tương ứng
với tuổi thai 128
4.4. Kiểm định giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị 130
4.4.1. Xác định đường bách phân vị tương ứng với ngưỡng cân nặng và chỉ
số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán trẻ sơ sinh CPTTTC 130
4.4.2. Sự liên quan giữa chỉ số cân nặng-chiều dài và trẻ CPTTTC 133
4.4.3. Xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân 134
KẾT LUẬN 137
1.1. Cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai (TT) từ 28-42 tuần tăng trưởng
theo 2 giai đoạn từ 28-34 tuần và từ 35-42 tuần được biểu thị ở biểu đồ
sau: 137
1.2. Sự tăng trưởng của chiều dài trẻ sơ sinh từ 28-42 tuần được biểu thị ở
biểu đồ sau: 137
1.3. Vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 28-42 tuần tăng trưởng theo biểu đồ sau
138
1.4. Chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần
tăng trưởng theo các đường bách phân vị được biểu thị ở biểu đồ 3.26.
138
1.5. Các chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ trai đều lớn hơn so với
trẻ gái, đặc biệt ở các lớp tuổi thai gần đủ tháng và đủ tháng 138
2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ, xác định giới hạn bất thường của

các số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 138
2.1. Ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC ở tuổi thai 33
tuần là dưới 1650g, tương ứng với đường bách phân vị 10. Ở điểm cắt
này các giá trị để chẩn đoán trẻ CPTTTC là: độ nhạy 87,5%, độ đặc
hiệu 80% 138
2.2. Ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC ở
tuổi thai 33 tuần là dưới 2,06 (tương ứng với đường bách phân vị 10)
với các giá trị để chẩn đoán trẻ CPTTTC là: độ nhạy 85% và độ đặc
hiệu 85,7% 138
2.3. Ngưỡng cân nặng liên quan đến đẻ khó do thai to là trên 3650g, tương
ứng với đường bách phân vị 90 ở tuổi thai 40 tuần với các giá trị chẩn
đoán là độ nhạy 77% và độ đặc hiệu 78% 138
KIẾN NGHỊ 139
Ứng dụng các biểu đồ bách phân vị về cân nặng, chiều dài, vòng đầu và
chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán thai bất thường về cân nặng.
Đặc biệt biểu đồ bách phân vị về cân nặng nên dùng như là công cụ
chính để chẩn đoán thai CPTTTC, thai to và thai bình thường 139
Dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng thai theo tuổi thai sẽ thực hiện
và giải quyết được nội dung quan trọng: 139
- Xác định được tỉ lệ thai CPTTTC 139
- Xác định được tỉ lệ thai to 139
Từ đó là 2 tiền đề làm cơ sở cho nghiên cứu các yếu tố liên quan tác động
làm tăng tỉ lệ thai CPTTTC, từ đó có biện pháp giảm thiểu tỉ lệ thai
CPTTTC và tai biến do thai to, làm cơ sở cho sự chỉ đạo và hoạch định
các chương trình và kế hoạch liên quan đến xã hội 139
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 140
1. Ngô Thị Uyên (2011). Nghiên cứu cân nặng trẻ sơ sinh từ 32-41 tuần tại
bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng trong 9 tháng đầu năm 2010. Tạp chí Y
học thực hành, số tháng 7/ 2011 140

2. Ngô Thị Uyên (2012). Biểu đồ bách phân vị chiều dài, vòng đầu của trẻ
sơ sinh từ 28-42 tuần tại bệnh viện Phụ Sản hải Phòng năm 2010, Tạp
chí nghiên cứu Y học, phụ trương 80 (C) 2012, tr 221-227 140
Reference List 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số đặc điểm về kích thước và bề ngoài của thai 5
qua các tuần thai 5
Bảng 1.2. Phân bố trọng lượng thai theo tuổi thai [35] 16
Bảng 1.3. Kết quả về chiều dài sơ sinh đủ tháng của một số tác giả Việt Nam
23
Bảng 1.4. Phân bố sự phát triển vòng đầu của thai theo tuổi thai (Lubchenco,
1966) [5] 26
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55
Bảng 3.2. Cân nặng trung bình thô của trẻ sơ sinh tương ứng 56
với tuổi thai 28-42 tuần 56
Bảng 3.3. Hệ số lệch và hệ số nhọn tương ứng với đặc điểm phân phối 57
các giá trị cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai 57
Bảng 3.4. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về cân nặng theo tuổi thai 28-42 tuần 60
Bảng 3.5. Tốc độ phát triển của cân nặng qua các tuần tuổi thai 61
Bảng 3.6. Trọng lượng trung bình thô của trẻ sơ sinh trai và gái 62
theo các lớp tuổi thai từ 28-42 tuần 62
Giải các hàm số được chọn sau khi đã thay thế x bằng số tuổi thai, ta sẽ được
giá trị trung bình tương ứng với tuổi thai 64
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có
bảng sau: 64
Bảng 3.7. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về cân nặng trẻ trai theo tuổi thai 28-42 tuần

65
Giải các hàm số được chọn sau khi đã thay thế x bằng số tuổi thai, ta sẽ được
giá trị trung bình cân nặng của trẻ sơ sinh gái tương ứng với tuổi
thai 67
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có
bảng sau 67
Bảng 3.8. Phân bố cân nặng trẻ sơ sinh gái tương ứng với tuổi thai 68
từ 28-42 tuần theo đường bách phân vị 68
Bảng 3.9. Chiều dài trung bình thô của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ
28-42 tuần 70
Bảng 3.10. Hệ số lệch và hệ số nhọn tương ứng với đặc điểm phân phối các
giá trị chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai 71
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có
bảng sau: 72
Bảng 3.11. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai 28-42
tuần 73
Bảng 3.12. Tốc độ phát triển của chiều dài trẻ sơ sinh 74
qua các tuần tuổi thai 74
Bảng 3.13. Chiều dài trung bình (cm) của trẻ sơ sinh trai và gái 75
theo các lớp tuổi thai từ 28-42 tuần 75
Bảng 3.14. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về chiều dài trẻ trai theo tuổi thai 28-42 tuần
78
Bảng 3.15. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về chiều dài trẻ gái theo tuổi thai 28-42 tuần
79
Bảng 3.16. Phân bố các giá trị trung bình thô của vòng đầu trẻ sơ sinh theo
tuổi thai 28-42 tuần 81
Bảng 3.17. Hệ số lệch và hệ số nhọn tương ứng với đặc điểm phân phối các

giá trị vòng đầu trẻ sơ sinh theo tuổi thai 81
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có
bảng sau: 83
Bảng 3.18. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về vòng đầu trẻ sơ sinh theo tuổi thai 28-42
tuần 84
Bảng 3.19. Tốc độ phát triển của vòng đầu trẻ sơ sinh 85
qua các tuần tuổi thai 85
Nhận xét: tốc độ phát triển của vòng đầu trẻ sơ sinh giảm dần theo tuổi thai 85
Bảng 3.20. Giá trị trung bình thô của vòng đầu trẻ sơ sinh trai và gái 86
tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần 86
Bảng 3.21. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về vòng đầu trẻ trai theo tuổi thai 28-42 tuần
89
Bảng 3.22. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về chiều dài trẻ gái theo tuổi thai 28-42 tuần
90
Bảng 3.23. Phân bố các giá trị trung bình thô của chỉ số 92
cân nặng-chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 28-42 tuần 92
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có
bảng sau: 93
Bảng 3.24. Các giá trị tương ứng với các đường bách phân vị
3,5,10,50,90,95,97 về chỉ số cân nặng-chiều dài theo tuổi thai 28-
42 tuần 94
Bảng 3.25. Phân bố các bệnh lý có liên quan đến thai CPTTTC 97
Bảng 3.26. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC với tuổi thai 33 tuần ở
ngưỡng cân nặng tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao 98
Bảng 3.27. Bảng giá trị chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC 99
Trong nhóm 124 trẻ có tuổi thai 33 tuần được đưa vào kiểm định ở phần trên,
chúng tôi tính chỉ số cân nặng- chiều dài (PI) của từng trẻ. Sau đó

tính số trẻ mắc bệnh và không mắc bệnh ở từng lớp chỉ số PI, từ
đó tính được độ nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh lý theo
bảng sau: 99
Bảng 3.28. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC với tuổi thai 33 tuần ở
ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài tương ứng với độ nhạy và độ
đặc hiệu cao 99
Bảng 3.29. Bảng giá trị chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC100
của ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài có độ nhạy và độ đặc hiệu cao 100
Bảng 3.30. Phân bố các bệnh lý có liên quan đến đẻ khó do thai to 101
Bảng 3.31. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai to ở ngưỡng cân nặng 102
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao 102
Bảng 3.32. Bảng giá trị chẩn đoán các bệnh lý khó đẻ liên quan đến thai to102
Bảng 3.33. So sánh số đo chiều dài trẻ sơ sinh giữa hai người đo và một người
đo cách nhau 10 phút 104
Bảng 4.1. So sánh cỡ mẫu nghiên cứu và nguồn số liệu của một sô nghiên cứu
về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai trên thế giới. .107
Bảng 4.2. So sánh tốc độ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh tương ứng với
tuổi thai với một số tác giả nước ngoài (gr/tuần) 112
Bảng 4.3. So sánh trọng lượng trung bình thô của trẻ sơ sinh Việt Nam 113
tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần giữa 2001 và 2013 113
Bảng 4.4. Chênh lệch giữa cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam ở đường bách phân
vị 50 so với trẻ sơ sinh một số nước 115
So với các nghiên cứu của Hàn Quốc (2005) và Hongkong (2003), trọng
lượng của trẻ sơ sinh ở tất cả các đường bách phân vị trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn ở tất cả các lớp tuổi thai,
mặc dù sự chênh lệch không nhiều bằng khi so sánh với trẻ Âu
Mỹ. Điều đó cho thấy kể cả khi đã tăng lên so với thập kỉ trước,
trọng lượng trung bình và trọng lượng tương ứng với các đường
bách phân vị của trẻ sơ sinh Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số
chủng tộc khác ở Châu Á 115

Bảng 4.5. So sánh cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam ở đường bách phân vị 10 so
với trẻ sơ sinh một số nước 117
Bảng 4.6. So sánh cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam ở đường bách phân vị 90 so
với trẻ sơ sinh một số nước 118
Bảng 4.7. So sánh chiều dài trung bình và tốc độ phát triển của chiều dài qua
các tuần tuổi thai với nghiên cứu trong nước 2001 121
Bảng 4.8. So sánh chiều dài của trẻ sơ sinh trai ở đường bách phân vị 50 với
một số tác giả nước ngoài 123
Bảng 4.9. So sánh vòng đầu trung bình thô và tốc độ phát triển của vòng đầu
của trẻ sơ sinh qua các tuần tuổi thai với nghiên cứu trong nước
2001 126
Bảng 4.10. So sánh vòng đầu của trẻ sơ sinh trai ở đường 127
bách phân vị 50 với một số tác giả nước ngoài 127
Bảng 4.11. So sánh chỉ số cân nặng - chiều dài của trẻ sơ sinh với một số
nghiên cứu nước ngoài 129
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phân bố cân nặng thai theo tuổi thai [35] 17
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ phân bố trọng lượng thai Việt nam theo tuổi thai 20
(theo tác giả Phan Trường Duyệt) [48] 20
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ phân bố tỉ lệ giữa cân nặng và chiều dài thai theo 22
tuổi thai (chỉ số Rohrer)[5] 22
Biểu đồ 3.1. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh (tính chung trai và gái) theo
tuổi thai từ 28-34 tuần 58
Để chứng minh và tìm ra quy luật phát triển của cân nặng thai từ tuần thứ 28-
34, chúng tôi tính lần lượt mối tương quan giữa y (cân nặng
thai) và x (tuổi thai) theo từng hàm số bậc 1, bậc 2, bậc 3 để xác
định hàm số nào có hệ số tương quan cao nhất sẽ biểu thị đúng
về quy luật phát triển 58
Biểu đồ 3.2. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai từ 35-42 tuần 59
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ sơ sinh 61

theo tuổi thai từ 28-42 tuần 61
3.2.1.4. Tốc độ phát triển về cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 61
Biểu đồ 3.4. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh trai theo tuổi thai từ 28-34 tuần
63
Biểu đồ 3.5. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh trai theo tuổi thai 63
từ 35-42 tuần63
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh trai 65
theo tuổi thai từ 28-42 tuần 65
Biểu đồ 3.7. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh gái theo tuổi thai 66
từ 28-34 tuần 66
Biểu đồ 3.8. Phân bố cân nặng của trẻ sơ sinh gái theo 66
tuổi thai từ 35-42 tuần 66
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ sơ sinh 69
gái theo tuổi thai từ 28-42 tuần 69
Biểu đồ 3.10. Chêch lệch cân nặng giữa trẻ sơ sinh trai và gái 69
ở đường bách phân vị 50 69
Biểu đồ 3.11. Phân bố chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 72
từ 28-42 tuần72
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ bách phân vị chiều dài trẻ sơ sinh 74
theo tuổi thai 28-42 tuần 74
3.2.2.4. Tốc độ phát triển về chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 74
Biểu đồ 3.13. Phân bố chiều dài của trẻ sơ sinh trai theo tuổi thai 28-42 tuần
76
76
Biểu đồ 3.14. Phân bố chiều dài của trẻ sơ sinh gái theo tuổi thai 28-42 tuần76
Biểu đồ 3.15. Biểu đồ bách phân vị chiều dài trẻ sơ sinh trai 79
theo tuổi thai từ 28-42 tuần 79
Biểu đồ 3.16. Biểu đồ bách phân vị chiều dài trẻ sơ sinh gái 80
theo tuổi thai từ 28-42 tuần 80
Biểu đồ 3.17. Sự chênh lệch chiều dài của trẻ sơ sinh trai và gái 80

qua các tuần tuổi thai từ 28-42 tuần 80
Biểu đồ 3.18. Phân bố các giá trị vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi
thai 28-42 tuần 83
Biểu đồ 3.19. Biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh 85
tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần 85
3.2.3.4. Tốc độ phát triển về vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 85
Biểu đồ 3.20. Phân bố các giá trị vòng đầu của trẻ sơ sinh trai 87
theo tuổi thai 28-42 tuần 87
87
Biểu đồ 3.21. Phân bố các giá trị vòng đầu trẻ sơ sinh gái 87
theo tuổi thai 28-42 tuần 87
Biểu đồ 3.22. Biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh trai 89
tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần 89
Biểu đồ 3.23. Biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh gái 90
tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần 90
Biểu đồ 3.24. Chênh lệch vòng đầu giữa trẻ sơ sinh trai và gái 91
qua các tuần tuổi thai từ 28-42 tuần 91
Biểu đồ 3.25. Phân bố các giá trị của chỉ số cân nặng-chiều dài của 93
trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần 93
Biểu đồ 3.26. Biểu đồ bách phân vị về chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ sơ
sinh theo tuổi thai từ 28-42 tuần 95
Biểu đồ 3.27. Đường cong ROC để chẩn đoán ngưỡng cân nặng 98
liên quan đến trẻ CPTTTC 98
Biểu đồ 3.28. Đường cong ROC để chẩn đoán ngưỡng chỉ số 100
cân nặng-chiều dài liên quan đến trẻ CPTTTC 100
Biểu đồ 3.29. Đường cong ROC để chẩn đoán ngưỡng cân nặng 102
liên quan đến khó đẻ do thai to 102
Biểu đồ 4.1. So sánh cân nặng trẻ sơ sinh ở đường bách phân vị 50 116
với một số tác giả nước ngoài 116
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kích thước và cân nặng của trẻ sơ sinh lúc sinh là một trong những yếu tố
quan trọng nhất liên quan đến tình trạng sức khỏe và các biến chứng của trẻ khi
sinh, ngay sau sinh cũng như lâu dài, đặc biệt là các biến chứng chậm phát triển
trí tuệ, chỉ số IQ thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng dân
số. Hiện tượng trẻ đẻ ra nhẹ cân so với tuổi thai thường tăng tỉ lệ bệnh lý và tử
vong trong thời kỳ sơ sinh cũng như thời kỳ nhũ nhi. Ngược lại những trẻ tăng
trưởng quá mức trong tử cung cũng liên quan đến tình trạng ngạt sau đẻ và chấn
thương trong quá trình đẻ [1,2].
Vì vậy việc phân loại thai có nguy cơ dựa vào cân nặng thai tương ứng
với tuổi thai là vấn đề quan trọng được các tác giả và tổ chức Y tế thế giới
(WHO) quan tâm và ưu tiên cho mọi biện pháp để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, tử
vong của trẻ sơ sinh ở các nước, đặc biệt là các nước Châu Mỹ La tinh, châu Phi,
châu Á, trong đó có Việt Nam. Với sự đề xuất của WHO và yêu cầu thực tế lâm
sàng, năm 1967 trường phái Colorado đã dựa vào các biến chứng và tỉ lệ tử vong
tương ứng với tuổi thai và cân nặng để phân ra làm 9 nhóm để đánh giá và tiên
lượng được biểu thị qua biểu đồ bách phân vị và các thuật ngữ: thai già tháng,
thai đủ tháng, thai non tháng và thai chậm phát triển trong tử cung (gồm thai
dưới đường cân nặng trung bình tương ứng với tuổi thai liên quan đến nhiều biến
chứng, tử vong) cũng được chính thức ghi vào y văn. Thực vậy, hàng năm có
khoảng 25 triệu trẻ đẻ ra có cân nặng thấp chiếm từ 16-18% trẻ đẻ ra trên toàn
thế giới, trong đó châu Á chiếm 21% so với châu Âu là 7% [3]. Tỉ lệ này còn
cao hơn khi tách riêng trẻ có cân nặng dưới mức trung bình so với tuổi thai. Tỉ lệ
này cao đồng hành với tỉ lệ tử vong chu sinh cao, hàng năm là 7,6 triệu trẻ, trong
đó xảy ra ở các nước đang phát triển là 59‰ so với các nước phát triển là 11‰
[4]. Để xác định tỉ lệ thai chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC), người ta cần
2
phải dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng của thai theo tuổi thai. Năm
1963, Lubchenco và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ cân nặng trẻ sơ
sinh tương ứng với tuổi thai tại Mỹ [5], vì các chỉ số phát triển của thai khác

nhau rất nhiều tuỳ theo chủng tộc, điều kiện địa lý và luôn thay đổi theo điều
kiện dinh dưỡng đi đôi với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí do đó liên tục
từ năm 1963 đến nay, nhiều tác giả đã xây dựng biểu đồ cân nặng thai của các
quốc gia khác nhau, trong đó có 1 dự án quốc tế với sự tham gia của 8 nước để
xây dựng biểu đồ tăng trưởng thai và trẻ sơ sinh cũng đang được tiến hành [6].
Năm 1995, WHO đã đưa ra khuyến cáo dùng các biểu đồ bách phân vị về
cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ tương ứng với tuổi thai làm công cụ để tiên
lượng thai nhẹ cân so với tuổi thai liên quan nhiều đến biến chứng, bệnh tật và tử
vong làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến thai CPTTTC
[7]. Tại Việt Nam do chưa xây dựng được biểu đồ bách phân vị về các chỉ số
nhân trắc của trẻ sơ sinh, do đó không phân loại được tình trạng dinh dưỡng và
nhu cầu chăm sóc trẻ sau sinh cũng như không xác định được tình trạng dinh
dưỡng trong bào thai của trẻ nên không xác định được tỉ lệ bệnh CPTTTC trong
cộng đồng để có kế hoạch phòng bệnh và xử trí hữu hiệu [8].
Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân
vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai
để làm công cụ phân loại trẻ bình thường, trẻ CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng
với tuổi thai theo các đường bách phân vị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
và bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ, xác định giới hạn bất thường
của các số đo nhân trắc nói trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung.
Toàn bộ quá trình phát triển thai kể từ sau khi thụ tinh được chia làm 2
giai đoạn chính [9,10]
1.1.1. Giai đoạn phát triển phôi

Sau khi thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài vòi TC, trứng tiếp tục di
chuyển trong vòi TC để đến làm tổ ở buồng TC. Trên đường di chuyển trứng
phân bào rất nhanh, từ một tế bào ban đầu phân chia thành 2, 4 rồi đến 8 tế
bào, hình thành phôi dâu rồi đến phôi nang.
Vào ngày thứ 6-7 sau thụ tinh túi phôi bắt đầu biệt hoá thành lá thai
trong, ngày thứ 8 biệt hoá thành lá thai ngoài, vào tuần thứ 3 giữa hai lá sẽ
phát triển thêm lá thai giữa. Các lá thai này tạo ra phôi thai và từ tuần lễ thứ 8
phôi thai được gọi là thai nhi.
Ở phôi thai mới thành lập người ta phân biệt 3 vùng: vùng trước là đầu,
vùng giữa nhô ra để trở thành bụng, lưng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần
đuôi và có mạng lưới thần kinh. Vùng trước và sau dần dần phình ra để tạo
thành mầm chi trên và chi dưới. Cuối thời kỳ phôi thai phần đầu phôi to một
cách không cân đối và bắt đầu hình thành mắt, mũi, miệng, tai ngoài, tứ chi và
chồi ngón. Các bộ phận chính như tuần hoàn, tiêu hoá cũng được hình thành ở
thời kỳ này. Bào thai cong hình lưng tôm, phía bụng phát sinh ra nang rốn để
cung cấp các chất dinh dưỡng. Từ các cung động mạch của thai các mạch máu
phát ra đi vào nang rốn, đem chất dinh dưỡng nuôi thai.

×