LỜIMỞĐẦU
Hiện nay, thời kì quáđộ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vẫn
nói chung đang tiếp diễn và con đường “phát triển quáđộ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chếđộ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở
lịch sử, thực tiễn sâu xa, vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và
hoàn toàn khả thi. Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành
quáđộ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn. Có
nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng ở mỗi tài liệu thì mới đề cập đến
một khía cạnh của con đường quáđộ lên chủ nghĩa xã hội. Là một sinh viên đang
theo học trong lĩnh vực kinh tế em muốn đi tìm hiểu những vấn đề chung, khái
quát về con đường quáđộ của nước ta. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp cho
em thêm những thông tin quý báu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước
để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế. Cùng với việc tích luỹ
những kiến thức trong những năm tiếp theo tại trường em mong muốn sau này sẽ
góp được phần nhỏ bé của mình để hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế của thời kì
quáđộ.
Trong quá trình tìm hiểu vềđề tài: "Quáđộ lên CNXH bỏ qua chếđộ tư bản
chủ nghĩa ở Việt Nam, lý luận thực trạng và giải pháp thực hiện ở nước ta", do
vốn kiến thức của em và do thời gian có hạn nên em sẽ gặp phải những thiếu sót.
Em rất mong thầy và các bạn tham gia góp ý cho em để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
1
NỘIDUNG
I. Lý luận chung về quáđộ lên Chủ nghĩa xã hội.
1.Khái niệm cơ bản về quáđộ lên chủ nghĩa xã hội
Muốn hiểu được rõ thế nào là quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trước
hết ta phải hiểu được thế nào là thời kì quáđộ. Theo lý luận Mac- Lênin đã khẳng
định muốn tiến từ một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất
cao hơn cần bắt buộc phải trải qua thời kì quáđộ. Mác đã khái quát về mặt lý luận
và chỉ rõ: “ Thời kì quáđộ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và
toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Trong thời
kì quáđộ xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là một thời kì có nhiều mâu
thuẫn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết triệt để”.
2. Tính tất yếu và các loại hình quáđộ lên CNXH.
2.1.Tính tất yếu của quáđộ lên CNXH.
C.Mac cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là
tiến trình quáđộ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc
quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin
khẳng định rằng: Trong thời kì quáđộ, sự nghiệp xây dựng CNXH có khi phải “
làm lại nhiều lần” mới xong và trong thực tế diễn biến của tiến trình quáđộ trong
gần 90 năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó.
Theo V.I. Lênin tất yếu xảy ra quáđộ lên CNXH là do đặc điểm ra đời
phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định, sự hình
thành chếđộ mới có thể ví như một cơn đau đẻ kéo dài do đó nó cần phải có thời
gian, có những sự chuẩn bị và những tích luỹ vật chất cần thiết đủ cho nó lọt lòng
và phát triển.
Thứ nhất: Cách mạng vô sản cóđiểm khác biệt căn bản so với Cách mạng tư
sản. Đối với Cách mạng tư sản quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất
Tư bản chủ nghĩa đều dựa trên chếđộ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quan hệ sản
xuất Tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến; nhiệm vụ của
2
nó chỉ là giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước làm kinh tế thị trường thích ứng
với cơ sở hạ tầng của nó.
Thứ hai: Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một
thời kì lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực
lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chếđộ công hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian, hay tất
yếu phải có thời kì quáđộ lên CNXH.
2.2. Tính tất yếu của quáđộ lên CNXH ở Việt Nam.
Thời kì quáđộ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH
cũng đều phải trải qua ngay cảđối với những nước có nền kinh tế phát triển. Con
đường phát triển quáđộ lên CNXH bỏ qua chếđộ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà
chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo
phương thức quáđộ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu khách quan, hợp
quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của Cách mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất là do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: thế giới bước vào thời kì quáđộ
từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH. CNTB lúc đó là xã hội đã lỗi thời về mặt
lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. CNTB không
phải là tương lai của loài người, nó không vượt qua những mâu thuẫn mà mâu
thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu
thuẫn này càng ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc hơn; CNXH mà con người
đang vươn tới là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB đó là xã hội vì sự nghiệp
giải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện của loài người. Chúng ta
quáđộ thẳng lên CNXH nghĩa làđi theo dòng chảy của thời đại nghĩa làđi theo quy
luật tự nhiên của lịch sử.
Thứ hai là do sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc của Đảng. Ngay khi ra
đời Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quáđộ lên CNXH bỏ
qua chếđộ. Từ sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản
lãnh đạo đã thành công thì chúng ta đã cởi bỏđược hai vòng xích, đã thoát khỏi
3
cảnh một cổ hai tròng, Đảng và Nhà nước thêm vững mạnh, nhân dân đã thêm
niềm tin vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng. Thành quả của cuộc Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân cần được giữ vững, cuộc sống vật chất cũng như tinh thần
của nhân dân phải được cải thiện, nâng cao nhiều so với những năm chiến đấu hy
sinh. Có hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị cần được giải quyết cấp bách
sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ thành công. Nhưng điều đó không ngăn cản
việc tiến lên CNXH; hơn nữa, việc giải quyết nó chỉ có thể bằng con đường xây
dựng CNXH. Việc đưa miền Bắc tiến lên CNXH cóý nghĩa rất lớn lao trong những
năm đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chính điều đóđược Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30/10/1958 “
Miền Bắc tiến lên CNXH để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất
nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây
dựng miền Bắc tiến lên CNXH”. Trong thời đại ngày nay chỉ cóđộc lập dân tộc
gắn liền với CNXH mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc thực sự cho toàn thể
nhân dân lao động.
Vì những lẽđó, Đảng tất yếu lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến thẳng
lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển TBCN.
2.3. Khả năng tiến hành quáđộ lên CNXH ở Việt Nam.
Về khả năng khách quan: Yếu tố khách quan quan trọng đầu tiên giúp chúng
ta tiến lên CNXH là Liên Xô lúc đóđã tiến hành thành công cuộc Cách mạng xã
hội chủ nghĩa và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta cả về vật chất và tinh thần. Sau đó hệ
thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu tan rãđãđưa ra cho chúng ta tấm
gương khá sinh động về sự thành công và thất bại đã sâu sắc và chi tiếtđến mức có
thể từđóđưa ra những giải pháp điển hình cho sự lãnh đạo và thực hiện tiến trình
cách mạng. Còn đến ngày nay, xu thế quáđộ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
đãđóng vai trò tích cực, không những làm cho quáđộ bỏ qua CNTB là tất yếu mà
còn đem lại điều kiện và khả năng khách quan cho sự quáđộ này. Quá trình quốc tế
hoá sản xuất, toàn cầu hoá với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệđã tạo khả năng cho những nước kém phát triển đi sau tiếp thu, vận dụng đưa
4
vào nước mình lực lượng sản xuất hiện đại và kinh nghiệm của những nước đi
trước cũng như tạo khả năng khách quan cho việc khắn phục khó khăn về nguồn
vốn, kĩ thuật hiện đại. Điều kiện đó giúp chúng ta tranh thủđược cơ hội, tận dụng,
khai thác, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mà nhân loại đãđạt được để rút
ngắn thời kì quáđộ lên CNXH ở nước ta.
Về khả năng chủ quan: Mọi thành công của chúng ta đạt được phải kểđến
yếu tố quan trọng bậc nhất là sự lãnh đạo của Đảng và liên minh công nông vững
chắc. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai trò
của Đảng vô sản trong việc lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việc thực hiện
quá trình phát triển rút ngắn ở các nước tiền tư bản nói riêng thìở Việt Nam, Đảng
cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai trò quyết định đối với việc đẩy nhanh sự
phát triển đất nước .Và trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo
đã thu được những kết quả khả quan như: đã củng cố và khẳng định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta làđúng đắn. Sự lựa chọn con đường quáđộ lên
CNXH bỏ qua TBCN của nước ta là phù hợp với sự lựa chọn của nhân dân ta. Các
tầng lớp lao động công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
cùng nhau chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc. Do đó họ sẵn sàng liên minh chặt chẽ với nhau và cùng với Đảng
để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công CNXH.
Ngoài ra, khả năng và nguồn lực trong nước có thểđáp ứng được yêu cầu của
thời kì quáđộ lên CNXH. Chúng ta có lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ, khéo
léo, dễđào tạo, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Tài nguyên thiên
nhiên của nước ta cũng hết sức giàu có và phong phú tạo điều kiện hoàn thành sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước tạo tiền đề xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa
3.Một sốđặc điểm cơ bản của thời kì quáđộ lên CNXH ở Việt Nam
Nước ta quáđộ lên CNXH có những đặc điểm chung của quáđộ lên CNXH
của các nước trên thế giới như: Đó là thời kì xét trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội đều do nhiều thành phần không thuần nhất cấu tạo lên; là thời kì mà sự phát
5
triển cái cũ của những trật tự cũđôi khi lấn át những mầm mống của cái mới của
trật tự mới. Thời kìđó có nhiều khó khăn phức tạp, phải trải qua những lần thử
nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những bước đi đúng đắn và trong quá trình
thử nghiệm.
Bên cạnh những đặc điểm chung đó chúng ta tiến hành quá còn có những
đặc điểm khác biệt với các quốc gia khác như :chúng ta bắt đầu tiến hành quáđộ
khi đất nước vẫn còn bị chia cắt hai miền với những chiến lược và nhiệm vụ khác
nhau (Đại hội Đảng III năm 1960). Trong quá trình tiến hành quáđộ từĐại hội
Đảng III đến Đại hội Đảng VI chúng ta luôn nhận được sự viện trợ giúp đỡ hợp tác
của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới màđặc biệt là Liên Xô thời đó. Nhưng
đặc điểm to lớn nhất của chúng ta trong thời kì quáđộ là “ từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”. Đó tuy không phải la một quy luật bình thường nhưng rất phù hợp
với điều kiện nước ta lúc bấy giờ.
II. Thực trạng nền kinh tế quáđộở nước ta
1. Những thành tựu đãđạt được
1.1. Về kinh tế
Như ta đã biết dưới ách thống trị của thực dân Pháp nền kinh tế nước ta phụ
thuộc hoàn toàn vào chủ nghĩa đế quốc, kinh tế hết sức nghèo nàn, lạc hậu, nạn đói
xảy ra triền miên và kéo dài, nghiêm trọng nhất là vào năm 1945 có tới hàng vạn
người có nguy cơ chết đói. Nhưng từ khi cuộc kháng chiến trường kì kết thúc
thắng lợi, miền Bắc bước vào thời kì quáđộ thì dưới sự lãnh đạo của Đảng tính chất
nền kinh tếđã thay đổi. Từ nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, chúng ta đã xây
dựng được nền kinh tế mang tính độc lập mang tính chất dân chủ nhân dân, thoát
khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nghĩa đế quốc.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975 kinh tếđã có những bước phát triển nhất
định nhưng kết quả thực sựđáng lưu ý là từ năm 1986 đến nay (thời kìđổi mới).
Sau gần 20 năm đổi mới kinh tếđã có những bước chuyển biến đáng mừng.
6
Thứ nhất: Nền kinh tế trong những năm qua tăng trưởng liên tục và có tốc độ
cao. Mức tăng GDP năm 2002 đạt 6,79%, năm 2003 đạt 7,26% và năm 2004 đạt
7,5% cao nhất từ năm 1997 trở lại đây. Cụ thể mức tăng của một số ngành như sau.
Ngành nông nghiệp: Mặc dù trong những năm qua thời tiết khắc nghiệt,
thiên tai và hạn hán thường xuyên xảy ra, nạn cúm gia cầm trong hai năm vừa qua
đã gây ảnh hưởng lớn nhưng tổng sản phẩm ngành nông, lâm, thuỷ sản vẫn tăng
3,5% góp 0,7% vào tốc độ tăng trưởng chung. Sản xuất lương thực, thực phẩm vẫn
giữ vai trò lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Nhờáp dụng khoa học công nghệ
mà sản xuất lúa đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng năng suất lao động, tăng
chất lượng lúa gạo để phù hợp nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh của gạo Việt
Nam trên trường quốc tế. Chúng ta vẫn giữ vững vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo,
ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo tăng từ 734 triệu USD lên 900 triệu USD năm
2004.
Ngành công nghiệp: sản xuất vẫn phát triển ổn định và tăng trưởng cao. Sản
xuất công nghiệp và xây dựng tăng 10,2% chiếm tỷ trọng 3,9% trong tốc độ tăng
trưởng chung. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 354 nghìn tỷđồng,
tăng 16% so với năm 2003 trong đó tăng cao nhất là khu vực ngoài quốc doanh
(22,8%), khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 15,7%.
Thứ hai: Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự chuyển dịch ngành và chuyển
các thành phần kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tếđã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực I (gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) tuy vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng tỷ
trọng đã giảm xuống trong đó tỷ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng cơ
bản) và khu vực III (gồm các ngành dịch vụ) đã tăng lên. Đến năm 2003 tỷ trọng
của khu vực I là 22%, khu vực II là 39%, khu vực III là 39%; năm 2004 thì tỷ
trọng các khu vực tương ứng là 21.8%; 40.1%; 32.2% .Các thành phần kinh tế
trong GDP cũng có sự chuyển dịch từ chủ yếu là quốc doanh, hợp tác xã sang đa
thành phần nhung vai trò chủđạo của kinh tế quốc doanh vẫn được tăng cường.
7
Thứ ba: Về cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành. Nhà
nước đã xoá bỏ về cơ bản kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, xây
dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hình
thành cơ chế thị trường, Nhà nước đã dần dần cải tổ bộ máy và các công cụ quản
lý. Từ chỗ chủ yếu sử dụng phương pháp hành chính coi kế hoạch hoá với các chỉ
tiêu pháp lệnh là công cụđể quản lý, điều hành nền kinh tế sang chủ yếu quản lý
bằng pháp luật kết hợp chính sách và các công cụđiều tiết vĩ mô như chính sách tài
chính, tiền tệ, thu nhập và chính sách kinh tếđối ngoại.
Thứ tư: Kinh tế nước ta đãđạt thành công lớn trong việc kiềm chế vàđẩy lùi
lạm phát. Trong những năm từ 1986 đến 1988 lạm phát tới ba con số (cao nhất là
774,7% năm 1986) nhưng đến năm 1989 lạm phát đãđược chặn lại ở hai con số sau
đó giảm xuống một con số (năm 1997 là 3,7%; năm 1999 là 0,1%; năm 2001 là
0,8%; năm 2002 là 4%; năm 2003 là 3% thậm chí còn có giảm phát vào năm 2000
là - 0.6%. Năm 2004 vừa qua lạm phát đã tăng lên 9,5%.
Thứ năm:Về kinh tếđối ngoại. Trong thời kì quáđộ cũng phát triển mạnh mẽ.
Chúng ta đã tham gia vào các tổ chức khu vực cũng như trên thế giới: gia nhập
ASEAN năm 1995, gia nhập AFTA năm 1996, gia nhập APEC năm 1998, ký hiệp
định thương mại Việt – Mĩ, nộp đơn gia nhập WTO năm 1994 và hiện nay đang
xúc tiến đàm phán để thực hiện mục tiêu gia nhập WTO trong năm nay. Tháng 10
năm 2004 vừa qua chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
lần thứ 5 (ASEM 5). Vàđến tháng 11 năm 2004 Việt Nam đã kí 86 hiệp định
thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư, 40 hiệp định
chống đánh thuế hai lần đối với các nước, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại
với 160 nước và nền kinh tế, thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ như
WB, FDI, IMF, ODA…
1.2. Về xã hội
Trong suốt thời kì quáđộ chúng ta đãđạt được những chuyển biến tốt về mặt
xã hội. Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn nhân dân được cải
8