Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo chủ nghĩa mac le nin quy luật mâu thuẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.03 KB, 12 trang )

Lý do chọn đề tài:

Đất nước ta vốn là một nước có nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, chậm phát
triển chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN; thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thực tiển ấy không thể không tồn tại một số mâu thuẫn về kinh tế và xã hội
cần phải được giải quyết, ví dụ như: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất; Mâu thuẫn giữa hình thái sở hữu trước đây và trong nền kinh tế thị
trường; Mâu thuẫn giữa việc quyền làm chủ của nhân dân với tình trạng quan liêu
của hệ thống chính trị; Mâu thuẩn cơ bản trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng tinh thần.
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt
đối lập của sự vật hiện tượng, thống nhất với nhau tạo nên một mâu thuẫn, khi mới
xuất hiện mâu thuẫn biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt trong sự vật khác nhau
do dần dần chuyển thành sự đối lập khi đó mâu thuẫn rõ nét 2 mặt đối lập đấu
tranh với nhau sự đấu tranh phát triển đến gay gắt lên đến đỉnh cao thì xảy ra xung
đột giữa hai mặt của mâu thuẫn hai mặt đó chuyển hóa với nhau trong những điều
kiện nhất định tức là mâu thuẫn được giải quyết kết thúc sự thống nhất cũ của các
mặt đối lập, một sự thống nhất mới xuất hiện, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
ra đời, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế cho nó trong sự vật mới có sự
thống nhất mới các mặt đối lập lại đấu tranh với nhau mâu thuẫn lại phát triển và
lên đến đỉnh cao thì được giải quyết đó là sự chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối
lập diễn ra thường xuyên làm cho sự vật vận động, phát triển khơng ngừng đó là
quy luật vốn có của sự vật hiện tượng, sự chuyển hóa của các mặt đôi lập là tất yếu
và diễn ra mn hình mn vẻ đối với các sự vật khác nhau.


Là một sinh viên dưới mái trường XHCN phải biết nắm bắt, nhận biết các quy luật
mâu thuẩn đang tồn tại khách quan của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống xã hội
nhằm cũng cố cho mình những kiến thức lý luận quý giá vận dụng sáng tạo vào
thực tiển đễ giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong cơ quan đơn vị mà bản thân


sau này công tác và phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “ Thống nhất giữa lí luận và
thức tiển là một nguyên tắc căn bản của Chủ nghĩa Mác-lênin.Thực tiển khơng có
lí luận hướng dẫn thì thành thực tiển mù qng. Lí luận mà khơng có liên hệ với
thực tiển là lý luận suông”. Bài tiểu luận này giúp chúng ta nhìn nhận về quy luật
mâu thuẩn, các mặt đối lập của chúng. Đồng thời, từ ý nghĩa phương pháp luận của
quy luật mâu thuẩn và những ví dụ thực tiễn giúp ta có thể áp dụng quy luật mâu
thuẩn vào cuộc sống cũng như ở nhà trường.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: QUY LUẬT MÂU THUẪN.
Quy luật mâu thuẫn là một trong 3 quy luật cơ bản của Triết học Mác-Lênin,
quy luật này ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra
nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển vì
nó là chìa khóa là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật
và phạm trù của phép biện chứng duy vật.
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến. Phép biện chứng duy vật
khẳng định rằng, mọi sự vật, hiện tường trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên
trong. Mọi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính,
các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng
buộc nhau tạo thành mâu thuẫn.


Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lơgic, khơng có sự thống
nhất, khơng có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.
Ngược lại, phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất và
đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
Tìm hiểu về quy luật mâu thuẫn ta tìm hiểu một số vấn đề sau:
1. Các khái niệm cơ bản.
- Mặt đối lập: Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính

quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên, tư duy và xã hội.
Ví dụ: Trong sinh vật có hai q trình đồng hố và dị hố trái ngược nhau
nhưng tồn tại một cách khách quan trong cơ thể sinh vật.
Hay trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền …
- Mâu thuẫn: Là khái niệm chỉ sự liên kết tác động lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Mâu thuẫn là một cặp mặt đối lập trong cùng một sự vật vừa thống nhất với
nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không
tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của
mặt kia làm tiền đề.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bãi
trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện
tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng nào lại
khơng có mâu thuẫn, khơng có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự


vật, hiện tượng lại khơng có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác
lại hình thành.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu
tranh với nhau. Vì vậy, quy luật mâu thuẫn nói lên sự tác động qua lại giữa các mặt
đối lập và vai trò của những tác động này đối với sự vận động và phát triển của sự
vật.
Các mặt đối lập, với tư cách là những nhân tố, những bộ phận, những thuộc
tính, có khuynh hướng vận động hay những đặc điểm trái ngược nhau đấu tranh
với nhau mà cịn chuyển hố lẫn nhau.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nêu lên 3 nội dung
chính:

* Thứ nhất: Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều
kiện không thể được cho sự tồn tại của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào. Sự thống
nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất
khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với mối quan hệ sản xuất cùng phát triển.
Hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản
xuất.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự không tách rời
nhau, làm tiền đề, làm điều kiện tồn tại cho nhau. Khơng có sự thống nhất không
tạo thành sự vật. Sự thống nhất này bị phá huỷ, sự vật không tồn tại nữa. Sự thống
nhất này là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu của tồn tại nhu cầu vận động và
phát triển của chính bản thân các mặt đối lập.
Ví dụ: Nhà tư bản sở dĩ cần đến người công nhân chính là vì người cơng
nhân là lực lượng đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản. Người công nhân sở dĩ phải
làm th cho nhà tư bản vì đó là nhu cầu sống của họ, vì nhu cầu tồn tại của họ


trong điều kiện họ khơng có tư liệu sản xuất. Vì vậy, trong thời kỳ CNTB hình
thành ở Tây Âu, giai cấp tư sản đã tìm cách tách người nơng dân ra khái đồng
ruộng rồi lại ban hành các đạo luật cấm đi lang thang để cho họ chỉ có một con
đường sống là làm thuê cho các nhà tư bản.
- Theo nghĩa hẹp: thống nấht là sự thống nhất, sự phù hợp, sự tác động ngang
nhau. Thống nhất trong trường hợp này được hiểu như là một trạng thái mà những
yếu tố chung của hai mặt đối lập giữa vai trị chi phối. Đó là trạng thái cân bằng
của mâu thuẫn.
Tuy nhiên, khái niệm thống nhất cũng chỉ là tương đối. Bản thân nội dung
khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó. Thống nhất của cái đối lập,
trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nã sù đối lập.
* Thứ hai: Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không

tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Sự đấu tranh đó chính là sự loại trừ, bài xích lẫn
nhau giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của
các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện,
mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản nhưng theo khuynh hướng trái ngược
nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt
đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện đúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập
làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Cũng chính vì vậy mà đấu tranh giữa các mặt đối lập có nhiều hình thức. Như phụ
thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn và vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ: Đấu tranh giữa các mặt đối lập
tạo thành các chất vô cơ khác hẳn cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập của cơ thể
sống. Đấu tranh trong lĩnh vực tự nhiên hoàn toàn khác đấu tranh trong lĩnh vực
khoa học … Tuy nhiên, tính chất, cơ bản của mọi cuộc đấu tranh là đưa đến xoá bỏ


cái cũ, cái không phù hợp, cái lỗi thời để tạo thành cái mới. Vì vậy, đấu tranh là
động lực của sự phát triển và điều đó được V.I. Lênin khẳng định: “Sự phát triển là
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Như vậy, mâu thuẫn biện chứng còn bao hàm cả sự thống nhất lẫn đấu tranh
của các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, sự
đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I. Lênin viết: “Sự thống nhất (…) của
các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của
các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như phát triển, sự vận động là
tuyệt đối”.
* Thứ ba: Các mặt đối lập không chỉ thống nhất là đấu tranh với nhau mà
chúng cịn chuyển hố lẫn nhau. Đó là q trình thẩm thấu những nhân tố, những
thuộc tính của nhau. Chuyển hố của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được
giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất

phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau. sự vật là hiện tượng trong thế
giới là mn hình mn vẻ nên sự chuyển hóa của các mặt đối lập cũng rất khác
nhau. Có hai loại chuyển hoá cơ bản của hai mặt đối lập.
- Thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình
độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.
- Thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hố lẫn nhau để hình thành loại mặt đối
lập hồn tồn. Đây là một hình thức chuyển hoá hết sức phổ biến trong thực tiễn.

Như vậy, mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới với
những hình thức rất đa dạng. Tính đa dạng của các mối liên hệ trong sự vận động
và phát triển của thế giới vật chất quy định. Mỗi loại mâu thuẫn đều có những đặc
điểm riêng và có vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật. Và
quá trình đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập tạo nên sự


vật mới. Cứ như vậy các sự vật, hiện tượng khơng ngừng phát triển và biến đổi. Vì
vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
KẾT LUẬN:
Mâu thuẩn là một hiên tượng khách quan phổ biến hình thành từ những cấu
trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật và hiện tượng
trong thế giới khách quan. Do đó, trong hoạt động thực tiển phân tích từ mặt độc
lập tạo thành mâu thuẩn cụ thể đễ nhận thức được bản chất khuynh hướng vận
động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Cần nắm vững nguyên tắc đễ giải quyết mâu thuẩn, đó là sự đấu tranh giữa
hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật, phá vỡ những cái cũ đễ thết lập cái mới tiến
bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh cấn được coi lá chân
chính khi nó thúc đẩy sự phát triển.
Trong thời kỳ chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương lãnh đạo của Đảng là rất đúng đắn, tuy nhiên

trong thực hiện cịn nhiều thiếu sót. Mâu thuẩn giữa các vấn đề nãy sinh, nhưng
những mâu thuẩn đó địi hỏi chúng ta phải giả quyết, có như thế nền kinh tế mới
phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó.
II/ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT MÂU THUẨN:
Nghiên cứu lí luận về mâu thuẩn biện chứng giúp chúng ta khắc phục thái độ tiêu
cực đối với mâu thuẫn. Khơng thể tìm cách loại bỏ mâu thuẫn khi bản thân nó chưa
đạt tới độ chín muồi cấn thiết. Chúng ta sẽ phạm sai lầm và làm chậm q trình
phát triển nếu khơng nhận thức được quy luật mâu thuẫn. Những mâu thuẫn chín
mùi khơng được giải quyết kịp thời sẽ tích tụ lại làm phát sinh hiện tượng tiêu
cực.Thái độ đúng đắn với mâu thuẩn là phải xác định đúng bản chất của nó, tìm ra
biện pháp, lực lượng đễ giải quyết các mâu thuẫn đó nhằm tạo điều kiện cho xã hội
phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tơn trọng
mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản
chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển. V.I. Leenin đã cho


rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của
nó… đó là thực chất… của phép biện chứng”.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ
thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình
hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trị, vị trí của các loại mâu
thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẩn
đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
- Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển
phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẩn, phải tạo ra điều
kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lặp theo chiều hướng phát triển.
- Vì mọi mâu thuẩn đều có q trình phát sinh, phát biểu và biến hóa. Vì sự

vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm
riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẩn cụ thể và tìm cách
giải quyết mâu thuẫn.
Ví dụ: Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Ổn định và
đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng. Có ổn định thì mới
đổi mới được. Muốn ổn định được thì cần phải giải quyết những mâu thuẫn sau:
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Mâu thuẫn giữa hình thái trước đây và nền kinh tế thị trường.
+ Mâu thuẫn giữa nền kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ
thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình
hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải phân biệt đúng vai trị, vị trí của các loại


mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu
thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn
nhất.
- Vì sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập cho nên nhận thức sự vật là
nhận thức mâu thuẫn của sự vật.
Ví dụ: Đánh giá một đất nước, một con người thì phải đánh giá các mặt trong
đất nước, con người đó. Tức là đánh giá hai mặt trong một vấn đề.
- Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, do đó phải đấu
tranh như thế nào để có thể thống nhất mới cao hơn. Chống hai khuynh hướng tả
và hữu, tả khuynh tàn phá tiêu cực, hữu khuynh là ngại đấu tranh.
- Các hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng phong phú, cho nên chúng ta
phải phân tích mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lập, phân biệt các mâu thuẫn để
tìm ra các giải pháp phù hợp.
- Con đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, đây là con đường duy nhất,

đúng đắn và đây cũng là lẽ sống.
Ví dụ: Ở Việt Nam đấu tranh phê bình, tự phê bình (Nghị quyết Trung
ương 4).
Thật vậy, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt
nhân của phép biện chứng. Quy luật này chỉ rõ nguồn gốc, động lực phát triển,
phân tích q trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó phải
vận dụng quy luật mà yêu cầu cơ bản của nó là phải nhận thức đúng mâu thuẫn của
sự vật, hiện tượng. Trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu phải phân
tích mâu thuẫn và quá trình giải quyết mâu thuẫn. Cơ chế quan liêu bao cấp chính
là nhân tố hàng đầu làm biến dạng CNXH chân chính, khoa học, là mâu thuẫn cơ
bản mà cơng cuộc đổi mới cần xoá bỏ để tiến tới cơ chế dân chủ, bởi vì chính nó


làm cho sở hữu khơng dân chủ, khơng có con người, làm biến dạng các quan hệ
kinh tế – xã hội, chính trị, nhân văn.
Cơ chế quan liêu (Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị). trong những mâu
thuẫn cơ bản trong sự phát triển lạc hậu của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với yêu
cầu hiện đại hoá, dân chủ hoá đất nước.
Cơ chế quan liêu do ngộ nhận xã hội hố trên thực tế là cơng hữu hố, tập
trung hoá, vội vàng xoá bỏ sở hữu cá nhân – tư nhân. Nó biến các cá nhân thành
những người khơng có sở hữu. Thực tế đã được chứng minh ở trong các hợp tác xã
nông nghiệp ở Việt Nam, mọi người ỷ lại vào nhau, không ai chịu lao động tích
cực vì lợi ích giữa những người lao động tích cực và khơng tích cực là như nhau.
Họ khơng phát huy được tính sáng tạo của cá nhân. Nhà nước chủ trương phân
phối lao động theo kiểu cân bằng đó đúng là đã giải quyết được vấn đề lớn, đó là
hạn chế được những người phải chịu đói, khơng có cơm ăn, áo mặc nhưng lại là sự
cản trở đối với việc phát triển kinh tế, không chú trọng phát triển, lực lượng sản
xuất, kéo theo quan hệ sản xuất khơng tiến bộ lên được thì sản xuất chỉ đủ ăn, việc
làm giàu là điều khó khăn. Vậy cơ chế quan liêu chậm thay đổi chẳng những làm
trì trệ sự phát triển kinh tế mà lớn hơn là làm cho con người chậm phát triển về

nhiều mặt. Khi đó, con người lại chính là nhân tố cản trở phát triển xã hội vì nó là
hậu quả của sù bao cấp về ý chí và tư tưởng, tư duy chứ khơng chỉ bao cấp về mặt
vật chất.
Ngồi ra ta có thể thấy, mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan. Bản thân tôi đang làm việc tại ngân hàng xuất nhập khẩu Hà Nội,
khách quan xung quanh môi trường làm việc của tơi tồn tại rất nhiều mâu thuẫn.
Tơi xin phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến cơng việc của tơi trong
lĩnh vực ngân hàng.
Một q trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng trong nó rấi nhiều
mâu thuẫn như: mâu thuẫn giưa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mâu thuẫn giữa
cung và cầu về sản phẩm, mâu thuẫn giữa chủ quản lý với công nhân, mâu thuẫn


giữa tính kế hoạch trong xí nghiệp với tính tự phát của cơ chế thị trường, mâu
thuẫn giữa sức phát triển nhanh của công cụ sản xuất và công nghệ tiên tiến với
sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu của sản xuất, mâu thuẫn
giữa lợi nhuận và rủi ro.... Tơi xin phân tích mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận
mà doanh nghiệp thu được với rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Ta cịn có thể thấy quy luật mâu thuẫn trong kinh doanh. Chẳng hạn, mối
quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu thuẫn biện chứng, là hai
mặt của một vấn đề. Bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận
và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Kết thúc một quá
trình sản xuất, kinh doanh chúng ta có thể thu được lợi nhuận nhưng có khi là gặp
phải rủi ro. Lợi nhuận dự kiến mang lại càng cao thì độ rủi ro nếu gặp phải cũng sẽ
rất lớn và ngược lại. Nhưng mục đích của người kinh doanh bao giờ cũng là hướng
tới lợi nhuận, và họ tìm mọi cách để hạn chế được rủi ro như, cải tiến kỹ thuật và
phương pháp sản xuất., đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy
và năng động, kịp thời nắm bắt và phân tích những biến động của thị trường, dự
báo tình hình thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro hoặc nếu có gặp rủi ro thì thiệt
hại là rất nhỏ.... Do đó có thể nói mâu thuẫn giữa lợi nhuận vả rủi ro là một trong

những mâu thuẫn cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
và là động lực để các doanh nghiệp ngày một phát triển về trình độ quản lý doanh
nghiệp. Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi
tức cho vay và lợi tức phải trả trừ đi 9các chi phí nghiệp vụ ngân hàng số còn lại gọi
là lợi nhuận. Ngân hàng thu hút vốn trong dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết
kiệm của dân cư, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, mở tài khoản cho
các tổ chức và cá nhân..... Rồi dùng vốn huy động đó để cho vay và hưởng chênh
lệch lợi tức. Trong q trình cho vay đó, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận sau khi
đã trừ đi lợi tức phải trả khi vay, hoặc ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu khách hàng
khơng có khả năng thanh toán bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rủi ro, thất


bại nên mất khả năng thanh toán. Làm thế nào để hạn chế rủi ro và tối đa lợi nhuận
chính là cách thức để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro.
Giảm rủi ro không phải là ngân hàng sẽ không cho vay đối với những khách
hàng lớn, vay tiền nhiều mà hoạt động kinh doanh của họ tuy mang lại lợi nhuận
cao nhưng độ rủi ro lớn. Mà thay vào đó ngân hàng phải tự đổi mới, tự phát triển
mình, thơng qua việc hồn thiện cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng, đào tạo ra đội
ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn cao, năng động và nhanh nhạy với cơ
chế thị trường. Hoàn thiện cơng tác thẩm định tín dụng, thẩm định dự án trước
trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay thì tiến hành thẩm định dự án một
cách cẩn thẩn, trong và sau khi cho vay phải thường xuyên cử cán bộ tín dụng trực
tiếp xuống cơ sở để giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, xem
họ sử dụng tiền vay có đúng mục đích như cam kết khi vay không....Làm tốt các
công việc trên, ngân hàng sẽ khắc phục và hạn chế được rủi ro, nhờ đó mà tăng
được lợi nhuận cho ngân hàng, cũng có nghĩa là giải quyết tốt được mâu thuẫn
giữa lợi nhuận và rủi ro (mặt đối lập này chuyển hố thành mặt đối lập kia nhưng
phát triển hơn) đó là làm cho ngân hàng ngày một phát triển, điều này phù hợp với
quy luật khách quan đó là mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Tuy
nhiên như trên chúng ta đã nghiên cứu, khi giải quyết được mâu thuẫn rồi khơng có

nghĩa là khơng cịn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại, mâu thuẫn này mất đi, mâu
thuẫn khác lại xuất hiện. Khi chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng với trình
độ cao, cơng tác thẩm định tốt nhưng rủi ro trên thương trường không phải là
không xảy ra nữa mà trái lại khi trình độ sản xuất càng phát triển thì mức độ rủi ro
nếu gặp phải sẽ rất lớn và thiệt hại cũng rất nặng nề, do vậy nó lại tiếp tục là động
lực để cho ngân hàng phát triển.



×