Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở y tế tuyến xã huyện na hang, tuyên quang và kết quả giải pháp nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 122 trang )

i

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN

LA ĐĂNG TÁI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Ở Y TẾ TUYẾN XÃ HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG VÀ KẾT QUẢ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TRUYỀN THÔNG CHO CÁN BỘ
Y TẾ XÃ VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên, 2012

BỘ Y TẾ


ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN

LA ĐĂNG TÁI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Ở Y TẾ TUYẾN XÃ HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG VÀ KẾT QUẢ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TRUYỀN THÔNG CHO CÁN BỘ
Y TẾ XÃ VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.76.01



LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH

Thái Nguyên, 2012

LỜI CAM ĐOAN


iii

Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu này là do bản thân tôi thực
hiện tại huyện Na Hang, tỉnh tuyên Quang, khơng trùng lặp với một
cơng trình nào của các tác giả khác. Các số liệu trong bản luận án này
là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào.
LA ĐĂNG TÁI


iv

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng toàn thể
giảng viên Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và địa phương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi và sự động
viên khích lệ kịp thời của Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Ban giám đốc Trung
tâm Y tế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang Mạnh


– Phó trưởng Phịng thanh tra

khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục , người thầy, nhà khoa học đã tận tình chỉ bảo , tận
tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập , thực hiện và hoàn thành luâ ̣n án tốt nghiệp
chuyên khoa cấ p II.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ và khuyến khích tơi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2012
La Đăng Tái


v
TƢ̀ VIẾT TẮT

BS

Bác sỹ

CB

Cán bộ

CBYT

Cán bộ y tế

CSSKBĐ


Chăm sóc sức khỏe ban đầ u

DS – KHHGĐ

Dân số – Kế hoa ̣ch hóa gia đình

ĐDTC

Điề u dưỡng trung cấp

ĐH

Đa ̣i ho ̣c

KAS

Kiế n thức, thái độ, kỹ năng

KHHGĐ

Kế hoa ̣ch hóa gia điǹ h

KTV

Kỹ thuật viên

NV YTTB

Nhân viên y tế thôn bản


TBMMN

Tai biế n ma ̣ch máu naõ

THA

Tăng huyế t áp

TT – TTGDSK

Trung tâm – Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe

TT GDSK

Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe

TYT

Trạm y tế

TW

Trung ương

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

YHCT


Y ho ̣c cổ truyề n

YSYHCT

Y sỹ y ho ̣c cổ truyề n

YTCS

Y tế cơ sở

YS

Y sỹ

WHO

Tổ chức y tế thế giới

MỤC LỤC


vi
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................................................................4

1.1. Thực trạng công tác truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe hiê ̣n nay ...................................................4
1.1.1. Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe trên thế giới ...............................................................................4
1.1.2. Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe ở Viê ̣t Nam
............................................................................................ 8
1.1.3.Truyề n thông giáo dục sức khỏe ở tỉnh Tuyên Quang ........................................................... 13
1.1.4. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ ở huyện Na Hang

........................................ 14

1.2. Hê ̣ thố ng truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe ở mô ̣t số nước trên thế giới và Viê ̣t Nam 17
1.2.1. Hê ̣ thố ng tổ chức Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe ở mô ̣t số nước trên thế giới17
1.2.2.Hê ̣ thố ng tổ chức Truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe ở Viê ̣t Nam ..................................... 19
1.2.2.1. Tuyế n Trung ương ..................................................................................................................................... 19
1.2.2.2.Tuyế n tin̉ h/thành phố thuộc Trung ương .................................................................................... 20
1.2.2.3.Tuyế n huyện, quâ ̣n, thị xã, thành phố thuộc tỉnh .................................................................. 21
1.2.2.4.Tuyế n xã/phường, thị trấn ..................................................................................................................... 22
1.2.2.5.Tuyế n thôn/bản.............................................................................................................................................. 24
1.3. Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe ở tỉnh Tuyên Quang .......................................... 25
1.3.1.Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe tuyế n tin̉ h ........................................................ 25
1.3.2.Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe ở huyện Na Hang ...................................... 28
1.3.3.Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe ở xã, thôn bản huyê ̣n Na Hang ........ 32
1.4. Năng lực truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe của cán bô ̣ TYT xã và NVYTTB hiê ̣n
nay............................................................................................................................................................................................ 33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................................ 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................................................. 36
2.3. Thiế t kế nghiên cứu ................................................................................................................................................. 36
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................................................................... 37



vii
2.5. Định nghĩa biến số .................................................................................................................................................... 37
2.6. Chỉ số nghiên cứu ..................................................................................................................................................... 38
2.7. Công cụ thu thập số liệu ....................................................................................................................................... 39
2.8. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................................................................ 40
2.9. Kĩ thuật phân tích số liệu ..................................................................................................................................... 40
2.10. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

...................................................................................................... 41

2.11. Những hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục............................................................ 41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 43
3.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ ở y tế tuyến xã
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................................... 43
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán
bộ Trạm y tế xã và Nhân viên y tế thông bả huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

...... 50

3.3. Nhu cầu đào tạo và kết quả giải pháp đào tạo cải thiện năng lực truyền thông
giáo dục sức khoẻ cho cán bộ Trạm y Tế xã và Nhân viên Y tế thông bản huyện
Na Hang, Tuyên Quang

........................................................................................................................................ 57

3.3.1. Nhu cầu đào tạo về truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ y tế xã và
Nhân viên y tế thôn bản

........................................................................................................................................ 57


3.3.2. Kết quả và giải pháp đào tạo cải thiện năng lực truyền thông giáo dục sức
khoẻ cho cán bộ Trạm y tế xã và Nhân viên y tế thôn bản huyện Na Hang, Tuyên
Quang

................................................................................................................................................................................. 59

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................................................................... 69
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 69
4.2. Thực trạng tổ chức, hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ ở y tế tuyến xã
huyện Na Hang .............................................................................................................................................................. 70
4.3. Thực trạng kiến thức, thái độ và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán
bộ Trạm y tế xã và nhân viên y tế thông bản huyện Na Hang, Tuyên Quang

................. 73

4.3.1. Về kiến thức của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản trước khi đào
tạo

........................................................................................................................................................................................... 73

4.3.2. Về thái độ của cán bộ TYT và NVYTTB về truyền thông giáo dục sức khoẻ
trước khi đào tạo ........................................................................................................................................................... 74
4.3.3. Về kỹ năng tư vấn sức khoẻ của cán bộ Trạm y tế xã và Nhân viên y tế thôn
bản trước khi đào tạo ................................................................................................................................................. 76


viii
4.4. Nhu cầu đào tạo và kết quả giải pháp đào tạo cải thiện năng lực truyền thông
giáo dục sức khoẻ cho cán bộ Trạm y tế xã và nhân viên y tế thông bản huyện Na
Hang, Tuyên Quang ................................................................................................................................................... 78

KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................. 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của cán bô ̣ Y tế tuyến xã huyện Na Hang

.............................................. 44

Bảng 3.2. Thực trạng tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ của các trạm Y tế xã
huyện Na Hang, Tuyên Quang ........................................................................................................... 46
Bảng 3.3. Nội dung truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã và nhân
viên Y tế thôn bản

....................................................................................................................................... 47

Bảng 3.4. Hoạt động đánh giá công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ của Cán bộ
trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản

....................................................................................... 50

Bảng 3.5. Kiến thức của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản về truyền thông
giáo dục sức khoẻ trước khi đào tạo (n = 171) ......................................................................... 51
Bảng 3.6. Thái độ của cán bộ Trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản hướng đến
truyền thông giáo dục sức khoẻ trước khi đào tạo


(n = 171) ......................... 52

Bảng 3.7. Kỹ năng tư vấn sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản
trước đào tạo (n = 171) .............................................................................................................................. 53
Bảng 3.8. Kỹ năng giáo dục sức khoẻ thơng qua thảo luận nhóm của cán bộ y Trạm y
tế xã trước đào tạo (n = 12)

................................................................................................................. 54

Bảng 3.9. Kỹ năng nói chuyện sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã trước đào tạo (n = 12) ..... 56
Bảng 3.10. Nhu cầu của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn về truyền thông
giáo dục sức khoẻ

........................................................................................................................................ 57

Bảng 3.11. Kiến thức của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thông bản về truyền
thông giáo dục sức khoẻ sau khi đào tạo (n = 171) .............................................................. 58
Bảng 3.12. So sánh kiến thức của Cán bộ Trạm y tế xã và Nhân viên Y tế thôn bản về
truyền thông giáo dục sức khoẻ trước và sau đào tạo (n = 171) .................................. 59
Bảng 3.13. Thái độ của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản hướng đến
truyền thông giáo dục sức khoẻ sau khi đào tạo

(n = 171) ........................... 61

Bảng 3.14. So sánh thái độ của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản về truyền
thông giáo dục sức khoẻ trước và sau đào tạo

(n =171) ............................... 62

Bảng 3.15. So sánh kiế n thức của cán bô ̣ tra ̣m y tế xã và nhân viên y tế thôn bản về

truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe trước và sau can thiê ̣p (n = 171).............................. 63
Bảng 3.16. Thái độ của cán bộ trạm y tế xã hướng đế n truyề n thông giáo du ̣c sức khỏe
sau can thiê ̣p (n=61) .................................................................................................................................... 63


x
Bảng 3.17. Thái độ của nhân viên y tế thôn bản hướng đến truyền thông giáo dục sức
khỏe sau khi can thiệp (n = 110) ........................................................................................................ 64
Bảng 3.18. So sánh kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã và
nhân viên y tế thôn bản trước và sau đào tạo ........................................................................... 66
Bảng 3.19. Kỹ năng tư vấn sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản
sau khi can thiê ̣p (n = 171) ..................................................................................................................... 66
Bảng 3.20. Kỹ năng tư vấn giáo du ̣c sức khoẻ thông qua thảo luâ ̣n nhóm của cán bộ
trạm y tế xã sau khi can thiê ̣p (n = 171)........................................................................................ 67
Bảng 3.21. Kỹ năng nói chuyê ̣n sức khỏe của cán bộ trạm y tế xã sau khi can thiê ̣p (n =
171) ......................................................................................................................................................................... 69
Bảng 3.22. So sánh kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ trạm y tế xã và
nhân viên y tế thôn bản trước và sau can thiê ̣p bằ ng đào ta ̣o

....................................... 70


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tần suất thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ
Biểu đồ 3.2. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ
Biểu đồ 3.3. Phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ

.......................................................... 45


...................................................................... 47

......................................................................... 48

Biểu đồ 3.4. Địa điểm tổ chức đào tạo về giáo dục sức khoẻ ................................................................... 58
Biểu đồ 3.5. Phương pháp đào tạo truyền thông giáo dục sức khoẻ

................................................... 59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thơng Giáo dục sức khoẻ có vai trị quan trọng trong cơng tác
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và cơng tác y tế nói riêng.
Trong Tun ngơn Alma - Ata năm 1978, Tổ chức y tế thế giới xác định trong
8 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu thì nội dung thứ nhất là giáo dục sức
khoẻ, trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam, giáo dục sức
khoẻ cũng được xếp ở vị trí đầu tiên [65]. Hiện nay chuẩn Quốc gia về Y tế
xã giai đoạn 2011 - 2020 xếp Truyền thông Giáo dục sức khoẻ thuộc Tiêu chí
số 10 [3].
Ở Nước ta, Truyền thơng Giáo dục sức khoẻ đã được Đảng, Nhà nước
và Bộ y tế đặc biệt quan tâm đến hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe.
Nghị quyết số 46 của Bộ chính trị đã khẳng định cơng tác truyền thơng, giáo
dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, góp phần tích
cực trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
về y tế; Trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi
cộng đồng có thể chủ động trong phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn

luyện thân thể, hạn chế những lối sống có hại cho sức khỏe, phịng chống dịch
bệnh, tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng [5].
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ, trong những
năm qua cơng tác Truyền thông Giáo dục sức khoẻ đã đạt được những thành
tựu đáng kể góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. Tuy
nhiên, hoạt động Truyền thông Giáo dục sức khỏe còn nhiều bất cập, số lượng
cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vừa thiếu lại vừa yếu về
chuyên môn, phương tiện truyền thơng cịn thiếu, phương pháp truyền thơng
chưa phù hợp, đặc biệt đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh số ng ở khu
vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.


2
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là huyện vùng sâu vùng xa, có
68,7% là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cịn nhiều
khó khăn, bất cập. Điều này đã ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác Truyền
thơng – Giáo dục sức khỏe. Phịng truyền thông - Giáo dục sức khoẻ thuộc
Trung tâm y tế được thành lập năm 2007, ngay từ khi mới thành lập dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Sở Y tế và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của
Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ tỉnh Tuyên Quang, Phịng
Truyền thơng thơng - Giáo dục sức khoẻ đã tham mưu cho Trung tâm y tế chỉ
đạo các Trạm Y tế xã thực hiện được nhiều hoạt động giáo dục sức khỏe góp
phần nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Cán bộ Trạm Y tế xã và Y tế thôn bản là người thực hiện công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe cho đối tượng đích, do đó rất cần đánh giá kiến thức,
thái độ và kỹ năng của cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản, nhằm hỗ trợ
giúp đỡ nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế xã
và nhân viên y tế thôn bản.
Trong những năm qua huyện Na Hang đã triển khai và thực hiện đầy đủ
các Chương trình quốc gia về y tế, hiệu quả của các Chương trình y tế đã góp

phần vào việc phịng chống bệnh tật trên địa bàn, tuy nhiên có một số Chương
trình y tế hiệu quả đạt thấp, nguyên nhân đạt thấp theo đánh giá tổng kết công
tác y tế hàng năm của Sở y tế cho thấy có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó
có nguyên nhân là do chưa thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe, đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe chưa
tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.[29]
Thực hiê ̣n Nghị quyết của Huyện uỷ , Hội đồng nhân dân và các quyết
định của Uỷ ban nhân dân Huyện, căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành
y tế giai đoạn 2011 - 2020 về cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giáo dục
sức khỏe sẽ đóng vai trị góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của
ngành. Để có cơ sở cho những khuyến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành


3
nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức và hoạt động truyền thông giáo dục sức
khoẻ ngày một tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành đặt ra
chúng ta cần phải đánh giá thực trạng công tác tổ chức

, hoạt động truyền

thông - giáo dục sức khoẻ của huyện Na Hang năm 2011 như thế nào? Năng
lực truyền thông giáo dục sức khỏe hiện nay của cán bộ y tế xã và nhân viên y
tế thôn bản huyện Na Hang ra sao? Bằng cách nào để cải thiện năng lực
truyền thông giáo dục sức khỏe cho Cán bộ y tế xã và Nhân viên y tế thôn
bản?. Chính vì thế chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe ở Y tế tuyến xã huyện Na Hang, Tuyên Quang và
kết quả giải pháp nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe cho
Cán bộ y tế xã và Nhân viên y tế thôn bản”.
Đề tài với 3 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng tổ chức và hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

ở Y tế tuyến xã huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang năm 2011
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng truyền thông giáo dục sức
khỏe của Cán bộ y tế xã và Nhân viên y tế thôn bản huyện Na Hang,
Tuyên Quang
3. Đánh giá kết quả giải pháp nâng cao năng lực Truyền thông Giáo dục
sức khỏe cho Cán bộ y tế xã và Nhân viên y tế thôn bản huyện Na
Hang, Tuyên Quang


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe hiện nay
1.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe trên thế giới
Năm 1448, Người thợ kim hoàn là Gutenberg sống tại Maiz thuộc nước
Đức đã phát minh ra hệ thống “Movable typ” được dịch là hệ thống sắp chữ
động, mặc dù người Trung quốc cho rằng họ mới là người đầu tiên nghĩ ra
công nghệ này. Người ta nhập (Typ) các chữ cái vào thiết bị và sau đó in ra
các trang văn bản bằng giấy (Move), phương pháp này phá vỡ kiểu phân phối
thông tin chủ đạo thời đó; các nhà truyền giáo chép tay các thơng tin hoặc
khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1445, Gutenberg kinh doanh công nghệ này
cùng người đồng hương giàu có là Johannes Fust, tuy nhiên, do chi phí duy trì
đã vượt ra khỏi tầm kiểm sốt và Gutenberg sớm bị vỡ nợ (Gutenberg sinh
năm 1398 mất năm 1468).
Do ứng dụng của Movable typ trong truyền thông tin như vậy, chỉ sau
vài thập kỷ “ Movable typ” đã lan ra khắp châu âu, nó đã đóng góp khơng nhỏ
vào cuộc cách mạng thơng tin, cịn gọi là thời kỳ phục hưng và trong những
thế kỷ tiếp theo, sách, báo, tạp chí đã bắt đầu phát hành rộng rãi.
Năm 2001, tức sau 5,5 thập kỷ “Movable typ ” lại được hồi sinh. Ông Bà

Ben và Mena Trotts (Sống tại San Francisco, Mỹ) chịu ảnh hưởng của thất
nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng. Mena bắt đầu lập Web cá nhân (Blog)
Dollarshort dần trở nên nổi tiếng và vợ chồng Trotts quyết định xây dựng một
công cụ hỗ trợ đăng Blog hiệu quả hơn, phần mền mang tên Movable typ này
hiện nay là sự lựa chọn số một của nhiều Bloger danh tiếng và nằm trong 10
công cụ tạo Web cá nhân hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn.
“Movable typ” đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của khái niệm truyền
thông đại chúng, còn Movable typ lần hai lại báo hiệu giai đoạn “truyền thông


5
cá nhân”. Hiện tượng văn hóa mới mẻ này đặc biệt phổ biến ở giới trẻ, nhất là
ở những nước phát triển.
Tháng 9 năm 1978, tại Alma – Ata, thủ đơ nước cộng hịa Kazacxtan,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) tổ chức Hội nghị quốc tế về sức khỏe. Hội nghị đã đưa ra bản
Tun ngơn quan trọng có tính lịch sử gọi là Tun ngơn Alma – Ata. Tun
ngơn này kêu gọi Chính phủ và ngành y tế các nước hãy đẩy mạnh việc CSSK
cho nhân dân, đặc biệt lưu ý đến các tầng lớp nghèo khổ, tối thiểu bằng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ). Mục tiêu của tun ngơn cần
đạt được đó là: “Sức khỏe cho mọi người năm 2000”. Tuyên ngôn Alma – Ata
đã toát lên một luồng tư tưởng của thời đại trong việc bảo vệ sức khỏe, đó là
muốn xây dựng kinh tế, đẩy lùi nghèo khổ, xây dựng hạnh phúc cho mọi
người, đặc biệt ở các nước đang phát triển, yếu tố quan trọng nhất đó là con
người. Hội nghị khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Sức khỏe là quyền cơ
bản của con người, việc đạt được một tình trạng sức khỏe cao nhất có thể làm
được là một mục tiêu xã hội rất quan trọng liên quan đến tồn thế giới, địi
hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế ngoài ngành y tế” [1]
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT GDSK) được xếp ở vị trí ưu tiên số một
trong 8 nội dung CSSKBĐ của Tuyên ngôn Alma – Ata.

TT GDSK là bộ phận quan trọng nhất của nâng cao sức khỏe và bao
gồm sự kết hợp các yếu tố để thúc đẩy áp dụng các hành vi nâng cao sức
khỏe, giúp mọi người đưa ra các quyết định về sức khỏe của họ và thu được
các kỹ năng và sự tự tin cần thiết để thực hành các quyết định. Nâng cao sức
khỏe là cơ sở hành động để phát triển y tế cơng cộng tồn cầu. Vì vậy, từ sau
Tun ngơn Alma – Ata đã có tiếp theo 7 Hội nghị quốc tế về nâng cao sức
khỏe. Đây là những mốc lịch sử quan trọng về sức khỏe cơng cộng tồn cầu.
Mỗi hội nghị lại có những trọng tâm, có biểu tượng đặc trưng riêng và lời kêu
gọi hành động nhằm nâng cao sức khỏe.


6
“Tun ngơn Ottawa về nâng cao sức khỏe”, đó là kết quả của Hội
nghị quốc tế lần thứ Nhất về nâng cao sức khỏe được tổ chức tại Ottawa,
Canada từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 11 năm 1986. Bản Tuyên bố này đưa ra
những giải pháp hoạt động cho sức khỏe đạt được vào năm 2000 và thời gian
tiếp theo. Hội nghị này là sự hưởng ứng đầu tiên để phát triển những mong
đợi hành động cho sức khỏe cơng cộng tồn thế giới. Nó được xây dựng trên
những tiến bộ đã đạt được trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tại
Alma – Ata.
Hội nghị quốc tế lần thứ Hai về nâng cao sức khỏe được tổ chức từ
ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1988 tại Adelaide, phía nam Autralia mang
tên “Những gợi ý Adelaide về chính sách y tế cơng cộng”. Hội nghị cơng
nhận một thập kỷ vừa qua của Tuyên ngôn Alma – Ata đã trở thành mốc lịch
sử trọng đại trong sự hành động vì sức khỏe cho mọi người – điều đã được đã
được Hội nghị sức khỏe thế giới khởi xướng năm
nhận sức khỏe như là một mu ̣c tiêu cơ bản của xã hội

1977. Dựa trên sự thừa
, Tuyên bố này đã đề


xuất 5 lĩnh vực hành động để nâng cao sức khỏe đó là: Xây dựng chính sách y
tế công cộng, tạo môi trường hỗ trợ, phát triển kỹ năng cá nhân, hoạt động
vững chắc và thay đổi chất lượng các dịch vụ y tế.
Từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 6 năm 1991, tại Sandwall, Thụy Điển Hội
nghị quốc tế lần thứ Ba về nâng cao sức khỏe được tổ chức với tên gọi: “Phát
biểu Sandwall – Những môi trường trợ giúp cho sức khỏe”. Hội nghị
Sandwall đã bổ sung một chuỗi những hành động trong số những sự kiện đã
được bắt đầu với sự cam kết của Tổ chức Y tế thế giới cho những mục tiêu
sức khỏe cho mọi người (1977). Hội nghị quốc tế lần thứ Ba về nâng sức khỏe
được tổ chức sau Hội nghị quốc tế giữa Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi
đồng liên hiệp quốc về CSSKBĐ Alma – Ata (1978), sau Hội nghị quốc tế lần
thứ nhất về nâng cao sức khỏe trong những quốc gia công nghiệp (Ottawa
1986), những cuộc họp về chính sách y tế cơng cộng (Adelaide 1988) và lời


7
kêu gọi cho hoạt động nâng cao sức khỏe ở những quốc gia đang phát triển
(Geneva 1989). Hội nghị nâng cao sức khỏe lần này cũng giải thích rõ ràng
hơn sự liên quan và ý nghĩa của nâng cao sức khỏe. Cùng song song với
những phát triển này trong lĩnh vực sức khỏe, sự quan tâm về y tế công cộng
đối với mơi trường tồn cầu cần phải phát triển nhanh chóng hơn. Điều này đã
được Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển khẳng định rõ ràng trong
báo cáo tương lai thơng thường của chúng ta, đó là điều kiện và một sự hiểu
biết mới bắt buộc của sự phát triển có thể chịu đựng.
“Tun ngơn Jakarta - Ảnh hưởng nâng cao sức khỏe vào thế kỷ 20”,
đó là Hội nghị quốc tế lần thứ Tư về nâng cao sức khỏe, được tổ chức tại
Jakarta, Idonesia từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 7 năm 1997. Những người
tham gia Hội nghị này đã tận tâm chia sẻ những thơng điệp chủ chốt của
Tun ngơn với Chính phủ của nước họ, những cơ quan, những cộng đồng;

đưa những hoạt động đã đề xuất vào thực hành; và báo cáo lại vào Hội nghị
quốc tế lần thứ Năm về nâng cao sức khỏe. Để đẩy nhanh tiến bộ hướng đến
nâng cao sức khỏe toàn cầu, những người tham dự đã ký cam kết vào khối
liên minh nâng cao sức khỏe tồn cầu. Mục đích của khối liên minh tồn cầu
này là thúc đẩy sự ưu tiên hành động trong nâng cao sức khỏe đã được trình
bày trong bản Tuyên ngôn này.
Hội nghị quốc tế lần thứ Năm về nâng cao sức khỏe được tổ chức tại
Mexico City từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 2000. Đây là Hội nghị cấp Bộ
trưởng để bàn về nâng cao sức khỏe, bao gồm đại diện 88 quốc gia tham dự.
Khu vực Đơng nam Á có 4 nước tham dự là: Thái lan, Indonesia, Malaysia và
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tuyên bố Bangkok về nâng cao sức khỏe trong một thế giới toàn cầu đã
được tán thành bởi những người tham dự Hội nghị lần thứ Sáu về nâng cao sức
khỏe được tổ chức tại Thái Lan, từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2005. Tuyên
bố Bangkok Thái Lan đã đưa ra chìa khóa của những cam kết nhằm đảm bảo


8
cho nâng cao sức khỏe được thực hiện gồm: Trung tâm nghị sự tồn cầu, một cơ
sở pháp lý nịng cốt của Chính phủ, một chìa khóa trọng tâm của cộng đồng và
người dân trong xã hội, một nhu cầu cho hoạt động tập thể tốt.
Năm 2009, tại Nairobi thủ đô của Kenya, Hội nghị quốc tế lần thứ Bảy
về nâng cao sức khỏe đã được tổ chức. Hội nghị lần này đã đưa ra lời kêu gọi
hành động để xác định những chiến lược chủ chốt và những cam kết khẩn cấp
nhằm kết thúc sự bổ sung khoảng trống trong sức khỏe và phát triển thông
qua nâng cao sức khỏe.
1.1.2. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở Việt Nam
Nghị quyết số 04 –NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa VII) về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân , ngày 14 tháng 01 năm 1993 khẳng định:

“… Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và hỗ trợ về mặt kỹ
thuật – chuyên môn, để nhân dân tự giác, chủ động xây dựng nếp sống trật tự,
vệ sinh, có ý thức phịng bệnh , phịng dịch , bảo vệ mơi trường , môi sinh ,
thường xuyên rèn luyện thân thể và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm
sóc sức khỏe ở cơ sở. Phải tuân thủ điều lệ vệ sinh, nhấ t là vê ̣ sinh ăn uố ng và
thực phẩm , vê ̣ sinh môi trư ờng, vê ̣ sinh lao động , vê ̣ sinh nơi ở , vê ̣ sinh nơi
làm việc” [2]
Nghị quyết số 46 –NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính
trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định nâng cao hiệu quả
thông tin – giáo dục – truyền thông là một trong những giải pháp chủ yếu để
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. TT
GDSK “Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ
thống chính trị đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng
có thể chủ động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,


9
hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, tham gia tích cực
các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân” [3].
Nhiệm vụ TT GDSK là làm cho mọi người thay đổi hành vi sức khỏe
(HVSK) có hại, thực hành những hành vi, lối sống lành mạnh. Quá trình thay
đổi hành vi thường diễn ra một cách phức tạp, quá trình đó chịu nhiều tác
động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi, nó diễn ra qua nhiều giai đoạn.
Hầu hết các vấn đề sức khỏe không chỉ giải quyết bằng thuốc hay các phương
pháp điều trị, mà cần kết hợp với các biện pháp khác trong đó có vai trị quan
trọng của TT GDSK, như thơng qua tư vấn, hỗ trợ để tạo nên và duy trì các hành
vi có lợi cho sức khỏe [4]. Một ví dụ, đó là Chương trình dân số kế hoạch hóa
gia đình (DS KHHGĐ) ở nước ta đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, phải khẳng
định có sự đóng góp rất lớn của hoạt động truyền thông dân số cho lĩnh vực này.

Hoạt động TT GDSK không thể thay thế được các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (CSSK) khác, tuy nhiên nó lại góp phần nâng cao hiệu quả của các
dịch vụ CSSK. Đầu tư cho TT GDSK chính là đầu tư có chiều sâu , lâu dài về
nâng cao sức khỏe. Hoạt động TT GDSK thể hiện quan điểm dự phòng trong
CSSK, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững vì nếu mọi người có hiểu biết và
có kỹ năng nhất định về phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, thì họ sẽ
chủ động quyết định hành vi CSSK đúng đắn. Trên thực tế hiện nay có rất
nhiều chương trình CSSK sẽ không thể thành công nếu không chú trọng đến
vai trị của TT GDSK, vì TT GDSK là nhằm làm thay đổi các hành vi liên
quan đến sự tồn tại của các vấn đề sức khỏe, bệnh tật [3].
TT GDSK được đánh giá là có vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng
tác CSSKBĐ. Nhờ có TT GDSK mà tất cả mọi người dân trong cộng đồng
đều có cơ hội tiếp cận với các thông tin, những kiến thức và các dịch vụ
CSSK cho họ [3]. Việt Nam là nước đã tham dự và cam kết thực hiện Tuyên
ngôn Alma – Ata về CSSKBĐ năm 1978. Đến năm 1980 Chính phủ Việt Nam
đã chỉ đạo ngành y tế triển khai thực hiện Chiến lược CSSKBĐ. Dưới sự lãnh


10
đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo
phục vụ nhân dân được tốt nhất và có hiệu quả cao, các cơ sở ngành y tế của
nước ta đã có khả năng đáp ứng được nhu cầu CSSK thiết yếu cho nhân dân.
Năm 1999, một số Nhà khoa học của Bộ quốc phòng – Bộ y tế đã tiến
hành đánh giá 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
khẳng định: Trong 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam, nước ta đã triển
khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cả 10 nội dung CSSKBĐ, đã góp phần
cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân ta ngang tầm với một số nước trên
thế giới và trong khu vực có mức thu nhập cao hơn nước ta nhiều lần. Tại Báo
cáo của nghiên cứu này có nêu hai nhận xét quan trọng về vai trò của TT
GDSK: Một là cơng tác TT GDSK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

sự nghiệp CSSK và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hai là TT GDSK là sự nghiệp
của cả cộng đồng, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt và các Trung tâm
TT GDSK là hạt nhân [5]
Công tác TT GDSK ở nước ta trong những năm qua đã có đóng góp to
lớn trong thành quả chung của ngành y tế. Cả hệ thống truyền thơng đã góp
phần cùng với các đơn vị trong ngành y tế làm tốt cơng tác phịng chống dịch
bệnh, khắc phục những hậu quả thiên tai thảm họa, những nỗ lực trong việc
giảm quá tải bệnh viện, truyền thông đã truyền tải các chủ chương, chính sách
của Đảng, Nhà nước và của ngành y tế về công tác bảo vệ và CSSK đến mọi
người dân. Nhìn chung hoạt động của hệ thống truyền thông từ tỉnh đến
huyện và đặc biệt là tuyến y tế xã, nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đã chủ
động trong công tác TT GDSK cho nhân dân. Các Trung tâm TT GDSK tại
các tỉnh/thành phố đã định hướng các nội dung truyền thông cho y tế cơ sở
kịp thời và có hiệu quả. Năm 2006, Bộ y tế đã triển khai Hội thảo tổng kết
hoạt động giáo dục sức khỏe trong bệnh viện và đã đề cập nhu cầu đẩy mạnh
và lồng ghép hoạt động TT GDSK trong cơng tác chăm sóc bệnh nhân [6].


11
Trong báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006, tại Chương 21 nhấn mạnh đến
vai trò của TT GDSK và nó được coi là biện pháp dự phịng có chi phí thấp
nhưng hiệu quả cao và bền vững, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để
thực hiện các chính sách lớn về y tế. Hoạt động của TT GDSK có vai trị quan
trọng để thực hiện một trong những chủ trương lớn của Nhà nước là xã hội
hóa cơng tác y tế [7].
Năm 2009, chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I Y tế công cộng của
Nguyễn Tiến Đạt [8] mô tả thực trạng tổ chức và nguồn lực của mạng lưới TT
GDSK từ tỉnh đến huyện đến xã/phường, thơn bản của tỉnh Thái Ngun tuy
cịn rất nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đã khẳng định: Công tác TT GDSK
đang từng bước được cải thiện, nó đã góp phần không nhỏ vào thành tựu mà

ngành y tế đạt được, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu CSSK của nhân dân.
Năm 2010, trong nghiên cứu “Thực trạng tổ chức và hoạt động của
mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Cao Bằng 3 năm (2007 –
2009) [9], Đàm Quang Ngọc nhận định: Mạng lưới TT GDSK ở tỉnh Cao
Bằng đã được thành lập từ tỉnh đến tận cơ sở. Công tác TT GDSK đã được
triển khai dưới nhiều hình thức, đưa được nhiều thơng tin về chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe đến với cộng đồng. Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã và
Trạm y tế (TYT) xã đã chủ động triển khai các hoạt động theo định hướng của
Trung tâm TT GDSK tỉnh và các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế

.

Hoạt động TT GDSK đã từng bước đi vào nề nếp cả ở tỉnh ở huyện và ở cả
tuyến xã, thôn bản, tổ khu phố.
Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
46 -NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị, nhiệm vụ tăng
cường công tác TT GDSK được nhắc đến đầu tiên.
Công tác TT GDSK là một trong những giải pháp thiết yếu để nâng cao
nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe. Ngày nay, TT GDSK được đặc biệt quan tâm trong nhiều


12
chương trình y tế như: Chương trình phịng, chống HIV/AIDS, Chương trình
phịng chống suy dinh dưỡng, Chương trình VSATTP, Phịng chống dịch cúm
gia cầm, cúm A (H5N1), (H1N1), Tiêu chảy cấp nguy hiểm…
Thực tế cho thấy thực hiện tốt công tác TT GDSK sẽ góp phần triển
khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình /dự án y tế, tránh lãng phí nguồn
lực vốn đã cịn khó khăn do hậu quả của việc thiếu thông tin, thiếu kiến thức
về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như các hành vi có hại cho sức

khỏe của người dân trong cộng đồng [3]
Do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức từ mơ
hình Trung tâm y tế huyện theo Nghị định số 172/2004/NĐ – CP ngày 29
tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về việc giải thể Trung tâm y tế huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để thành lập 3 đơn vị mới đó là:
Trung tâm y tế dự phòng huyện, bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế huyện.
TYT xã chuyển sang Phòng y tế huyện quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố [10].
Năm 2008, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ – CP ngày 04 tháng 2
năm 2008 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [11], Thông
tư số 03/2008/TTLT – BYT – BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ y tế Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở y tế, phòng y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện về việc đổi tên Trung
tâm y tế dự phòng huyện thành Trung tâm y tế huyện và chuyển TYT xã từ
phòng y tế huyện quản lý sang Trung tâm y tế huyện quản lý [12]. Ủy ban
Dân số - Gia đình – Trẻ em giải thể , lĩnh vực DS KHHGĐ được bàn giao về
ngành y tế quản lý , tại TYT xã thê m mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ và thêm mô ̣t biên chế cán
bô ̣ làm chuyên trách dân số

– KHHGĐ. Những thay đổ i về cơ cấ u tổ chức

diễn ra gầ n đây , khi mà TTYT huyê ̣n đươ ̣c chia ra đảm nhiê ̣m các chức năng
riêng biê ̣t , ban đầ u có ảnh hưởng nhấ t đinh
̣

đến sự gắn kết trong công tác


13
CSSKBĐ giữa tuyế n xã và tuyế n huyê ̣n . Hoạt động TT GDSK ở tuyến xã ,

tuyế n thôn bản cũng có ảnh hưởng rõ rê ̣t do có giai đoa ̣n TYT xã trực th ̣c
phịng y tế huyện quản lý toàn diện , do đó các chỉ đạo và định hướng nội
dung của Phòng TT GDSK thuô ̣c trung tâm y tế huyê ̣n xuố ng xã

, thơn bản

phải thơng qua phịng y tế huyện, vì thế đã làm chậm đi quá trình triển khai và
thực hiê ̣n các hoạt động TT GDSK

, tuy nhiên đế n giai

đoa ̣n sau này khi

chuyể n toàn bô ̣ TYT xã về Trung tâm y tế huyê ̣n quản lý thì mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng đã
đươ ̣c thuâ ̣n lơ ̣i.
1.1.3. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở tỉnh Tuyên Quang
Nhâ ̣n thức rõ vai trò quan tro ̣ng của TT GDSK trong bảo vê,̣ chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, từ năm 1996 khi Chiń h phủ chưa ban hành Nghi ̣
đinh
̣ số 01/1998/NĐ – CP qui đinh
̣ hê ̣ thố ng tổ chức Y tế mỗi tin̉ ,hthành phố trực
thuô ̣c trung ương có mô ̣t Trung tâm Truyền thông - Giáo du ̣c sức khỏe. Bô ̣ y tế
chưa có Quyế t đinh
̣ số 911/1999/QĐ – BYT qui đinh
̣ chức năng, nhiê ̣m vu ̣ và tổ
chức bô ̣ máy của Trung tâm TT– Giáo dục sức khỏe, thì lúc đó Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định số …thành l ập Trung tâm Truyền thông –
Giáo dục sức khỏe tỉnh Tuyên Quang
.
1.1.4. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở huyê ̣n Na Hang

Na Hang là mô ̣t huyê ̣n miề n núi vùng cao của tỉnh Tuyên Quang

, có

diê ̣n tích tự nhiên 146,46 ha, có 12 xã và thị trấn với 127 thơn bản , tổ khu
phố , dân số 42.434 nhân khẩ u , có 11 dân tơ ̣c cùng chung sớ ng chủ yế u là dân
tô ̣c thiể u số . Giao thông trên điạ bàn huyê ̣n còn gă ̣p nhiề u khó khăn , nhấ t là
về mùa mưa , xã cách xa trung tâm huyê ̣n ly ̣ là 70 km, điề u kiê ̣n kinh tế , văn
hóa xã hội chậm phát triển so với các huyện vùng thấp, tỷ lệ hộ nghèo đến quí
IV năm 2011 là 46,7%.
Trung tâm y tế huyê ̣n Na Hang đươ ̣c tách ra và thành lâ ̣p 3 đơn vi ̣y tế
và 1 Trung tâm dân số kế hoa ̣ch hóa gia điǹ h theo Quyế t đinh
̣ số 62/2006/QĐ
– UBND ngày 15/9/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang . Các đơn vị


14
y tế tuyế n huyê ̣n gồ m có ; Trung tâm y tế dự phòng huyê ̣n Na Hang

, Bê ̣nh

viê ̣n da khoa huyê ̣n Na Han g với 70 gường bê ̣nh, Bê ̣nh viê ̣n đa khoa khu vực
Yên Hoa với 30 giường bê ̣nh và mô ̣t Trung tâm Dân số – Kế hoa ̣ch hóa gia
điǹ h huyê ̣n [13].
Thực hiê ̣n Quyế t đinh
̣ số 26/2005/QĐ – BYT đã qui đinh
̣ Tru ng tâm y
tế dự phòng huyê ̣n , quâ ̣n, thị xã, thành phố thuô ̣c tin̉ h có chức năng triể n khai
thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ chuyên môn kỹ thuâ ̣t về y tế dự phòng , phịng, chớ ng
HIV/AIDS, phịng, chớ ng bê ̣nh xã hô ,̣i an toàn vê ̣ sinh thực phẩm, chăm sóc sức

khỏe sinh sản và TT GDSK trên địa bàn huyện . Nhiê ̣m vu ̣ và quyề n ha ̣n của
Trung tâm y tế dự phòng huyê ̣n là xây dựng kế hoa ̣ch và tổ chức thực hiê ̣n các
nhiê ̣m vu ̣ chuyên môn kỹ thuâ ̣t về y tế dự phòng

, phịng, chớ ng HIV/AIDS,

phịng chống bệnh xã hội, an toàn vê ̣ sinh thực phẩ m , chăm sóc sức khỏe sinh
sản và TT GDSK, tai na ̣n thương tić h, sức khỏe lao đô ̣ng và bê ̣nh nghề nghiê ̣p,
sức khỏe môi trường, sức khỏe trường ho ̣c, dinh dưỡng cô ̣ng đồ ng theo phân cấ p
và theo quy định của pháp luật trên địa bàn của huyện. Về cơ cấ u tở chức có 2
phịng chức năng và 5 khoa; Phịng Hành chính – Tở ng hơ ̣p, Phịng TT GDSK
và 5 Khoa đó là Khoa kiể m soát dich
̣ bê ̣nh HIV /AIDS, Khoa Y tế công cô ̣ng,
Khoa Vê ̣ sinh an toàn thực phẩ m, Khoa xét nghiê ̣m và Khoa Chăm sóc sức khỏe
sinh sản [14].
Thực hiê ̣n Quyế t đinh
̣ số 62/2006/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang , Sở y tế tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định số 459/QĐ –
SYT ngày 04/4/2007 Quyế t đinh
̣ về viê ̣c thành lâ ̣p các Khoa , Phòng thuộc
Trung tâm y tế dự phòng huyê ̣n Na Hang. Do đă ̣c thù là huyê ̣n miề n núi, vùng
cao của tỉnh Tuyên Quang thiế u cá n bô ̣, nhấ t là thiế u Bác sỹ , do đó trung tâm
y tế huyê ̣n Na Hang chỉ thành lâ ̣p đươ ̣c hai phòng và ba khoa

, đó là : phịng

Hành chính – Tở ng hơ ̣p, Phịng TT GDSK và ba khoa đó là Khoa Kiểm soát
dịch bệnh HIV /AIDS và Y tế công cô ̣ng , Khoa vê ̣ sinh an toàn thực phẩ m ,
Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản [15]. Phòng TT GDSK thuộc Trung tâm y



×