ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hoá khớp (THK) gặp ở nhiều khớp động, nhưng theo thống kê
bệnh hay gặp ở những khớp chịu tải như khớp gối, khớp háng, cột sống.
Khi khớp bị thoái hoá đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng gây đau và hạn
chế chức năng đi lại và sinh hoạt của người bệnh khiến người bệnh phải
thường xuyên đi khám bệnh và điều trị, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và gây tổn hại đến kinh tế.
Theo một điều tra tại Mỹ, hơn 80% người trên 55 tuổi có biểu hiện
thoái hoá khớp trên phim chụp xquang, trong đó từ 10- 20% số người có
triệu chứng hạn chế vận động. Đặc biệt có khoảng vài trăm ngàn người
không tự phục vụ được do bị thoái hoá khớp háng và chi phí cho điều trị
1 bệnh nhân bằng thuốc lên tới 141,98 đô la Mỹ trong 30 ngày. Ở Pháp,
bệnh THK chiếm khoảng 28,6% trong số các bệnh xương khớp, mỗi năm
khoảng 50.000 người được ghép khớp háng nhân tạo.
Cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, các
bệnh lý xương khớp, đặc biệt là THK gối là chứng bệnh hay gặp, càng
cao tuổi bệnh lý càng diễn biến nặng. Đây là bệnh không trực tiếp đe dọa
tính mạng nên người bệnh và cộng đồng chưa quan tâm đúng mức, đặc
biệt là người lao động chân tay vùng nông thôn. Nếu phát hiện và điều trị
bệnh muộn thì hiệu quả không như mong muốn, gắn liền với nghỉ việc,
giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động hàng ngày, thậm chí sẽ
tàn phế suốt đời. Do vậy vai trò của cán bộ y tế xã là hết sức quan trọng
trong việc phát hiện sớm, điều trị và tư vấn đúng cho người dân.
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng
và một số biện pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp tại một số bệnh viện,
nhưng đánh giá dịch tễ học lâm sàng bệnh thoái hoá khớp gối và vấn đề
chẩn đoán cũng như điều trị, tư vấn về bệnh thoái hoá khớp gối trong
cộng đồng còn ít được quan tâm. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hoá
khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ
y tế xã tại Hải Dương”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi
trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008.
2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán
và xử trí bệnh thoái hóa khớp gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh Hải Dương.
1
1
CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Mô tả được thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở
lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương;
2. Đánh giá được hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn
đoán và xử trí bệnh thoái hóa khớp gối của cán bộ y tế (CBYT) xã tại
tỉnh Hải Dương.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án dày 137 trang không kể phụ lục, gồm 4 chương, 35 bảng, 10
biểu đồ, 191 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Bố cục luận án gồm:
đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 48 trang, đối tượng và phương pháp nghiên
cứu 16 trang, kết quả 34 trang, bàn luận 34 trang, kết luận 2 trang, kiến
nghị 1 trang, nội dung 3 bài báo có liên quan tới luận án đã được công bố.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu khớp gối
1.1.1. Giới hạn của gối:
Là đoạn nối giữa đùi và cẳng chân, được giới hạn phía trên bởi đường
vòng ngang trên bờ trên xương bánh chè khoảng 3 khoát ngón tay và bên
dưới bởi đường vòng qua phía dưới lồi củ xương chày. Gối được chia
thành 2 vùng bởi khớp gối: vùng gối trước và vùng gối sau.
1.1.2. Giải phẫu khớp gối:
Khớp gối là khớp bản lề do sự tiếp khớp giữa các lồi cầu của xương
chày và xương đùi và giữa xương bánh chè với diện bánh chè của xương
đùi. Đây là một khớp phức hợp có bao hoạt dịch rất rộng, dễ bị sưng và
phồng to. Khớp gối ở nông nên dễ bị va chạm và tổn thương.
Khớp gối là một khớp phức hợp, gồm 2 khớp:
- Giữa xương đùi và xương chày (thuộc loại khớp bản lề)
- Giữa xương đùi và xương bánh chè (thuộc loại khớp phẳng)
1.1.3. Cấu trúc và thành phần của sụn khớp
Sụn khớp là lớp màu trắng, mịn, đàn hồi bao bọc xung quanh lồi
cầu xương đùi, mâm chày và mặt sau xương bánh chè. Sụn khớp có chức
năng sinh lý là bảo vệ đầu xương và dàn đều sức nặng chịu lực lên toàn
bộ bề mặt khớp. Bình thường sụn khớp nhẵn bóng, ướt, rất cứng và đàn
hồi mạnh. Sụn khớp đảm bảo cho chuyển động trượt giữa các mặt khớp
diễn ra với một hệ số ma sát rất thấp, là một lớp đệm giúp cho giảm lực
2
2
nén. Sụn khớp không có mạch máu và thần kinh, thành phần cấu tạo cơ
bản gồm các tế bào sụn, các sợi collagen và chất cơ bản, sắp xếp và hình
thành nên những lớp khác nhau.
1.2. Bệnh thoái hoá khớp
1.2.1. Định nghĩa bệnh thoái hoá khớp
Thoái hoá khớp là bệnh suy giảm chức năng của sụn khớp, biểu hiện
chính của bệnh là hiện tượng bào mòn và rách của sụn khớp có quan hệ
tới giảm thiểu hoạt động cơ học của khớp. Thoái hoá khớp là hậu quả
của quá trình cơ học và sinh học, làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ
hoại của sụn và xương dưới sụn (cột sống và đĩa đệm).
1.2.2. Dịch tễ học bệnh THK
THK là một bệnh khớp thường gặp. Trong số những người già, THK
gối đang là nguyên nhân dẫn đầu gây tàn tật mạn tính ở các nước phát
triển. Vài trăm ngàn người ở Mỹ không có khả năng đi một cách độc lập
từ giường đến buồng tắm vì THK gối hoặc háng.
Dưới 55 tuổi, sự phân bố của bệnh ở nam và nữ là như nhau. Ở những
người nhiều tuổi hơn, THK háng phổ biến ở nam giới, trong khi đó THK
ở các khớp gối, ngón tay và khớp nền ngón cái phổ biến ở nữ giới.
Tương tự, biểu hiện xquang của THK gối cũng phổ biến hơn ở nữ giới.
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp
Sự thay đổi sụn khớp trong bệnh THK:
Khi sụn bị thoái hoá, biểu hiện rõ nhất là sự đổi màu vàng, mờ đục,
khô, mềm, mất độ trơn, giảm độ đàn hồi, mỏng và nứt rạn. Tổn thương
ban đầu tại sụn thường là những vùng nứt nhỏ, vết nứt có thể dạng cột,
màu xám và sần sùi. Các thương tổn này sẽ lan rộng và ăn sâu thêm theo
thời gian. Tình trạng nứt ngày càng tiến triển sâu xuống và lan theo chiều
dọc và trong một số trường hợp một số vết nứt sẽ lan tới phần xương
dưới sụn. Có thể xuất hiện những vết loét, tổ chức sụn mất đi để lộ cả
phần xương dưới sụn. Bên cạnh sự rạn nứt của bề mặt sụn, sụn khớp ở
người có tuổi trở nên mỏng hơn so với sụn khớp ở trẻ em và thanh niên.
Cơ chế bệnh sinh: Quá trình diễn biến của THK chia làm 3 giai đoạn
chủ yếu:
- Giai đoạn I: Các PGs bị mất dần và các lưới sợi collagen bị thoái hóa
làm tổn thương cấu trúc và sự toàn vẹn chức năng của tổ chức.
3
3
- Giai đoạn II: Bề mặt sụn bị bào và xơ hóa, các mảnh vỡ rơi vào
dịch khớp và bị các tế bào đại thực bào màng hoạt dịch thực bào do vậy
thúc đẩy quá trình viêm.
- Giai đoạn III: Quá trình viêm lan rộng, do các tế bào màng hoạt
dịch là các tế bào chủ yếu có tác dụng tiền viêm giải phóng ra các
protease và các cytokines tiền viêm thúc đẩy quá trình dị hóa thoái hóa
sụn và chất căn bản.
1.2.4. Tri u ch ng c a b nh THK g iệ ứ ủ ệ ố :
Triệu chứng chính:
- Đau kiểu khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động, có
dấu hiệu “phá gỉ khớp”
- Đa số khớp không sưng, không nóng, có thể biến dạng do các gai
xương và phì đại mỡ quanh khớp; hạn chế động tác của khớp gối, nhất là
động tác gấp; có các điểm đau ở khe khớp bánh chè - ròng rọc, chày -
ròng rọc; dấu hiệu bào gỗ; sờ thấy ụ xương khi khám
Tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối dựa vào lâm sàng của Hội Thấp khớp
học Mỹ (ACR-1991)
1) Đau khớp
2) Lạo xạo khi cử động
3) Cứng khớp dưới 30 phút
4) Tuổi ≥ 38
5) Sờ thấy phì đại xương
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
1.2.5. Các biện pháp điều trị THK:
Nguyên tắc: Làm chậm quá trình huỷ hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái
hoá sụn khớp; Giảm đau, duy trì khả năng vận động, tối thiểu hoá sự
tàn phế.
Điều trị nội khoa
- Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, tránh cho khớp gối bị
quá tải bởi vận động và trọng lượng quá mức
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Thuốc giảm đau, thuốc
chống viêm không steroid và các thuốc corticosteroid (tiêm nội khớp).
4
4
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Bổ sung chất nhày cho
khớp, như Glucosamine Sulfat, Chondroitin Sulfat
- Thuốc ức chế interleukin 1: Diacerein (Artroda
, ART
)
- Cấy ghép tế bào gốc: Từ huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP), tế
bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (ADSCc) và tế bào gốc từ nguồn
gốc tủy xương tự thân.
Điều trị ngoại khoa:
- Điều trị dưới nội soi khớp
- Phương pháp chêm lại khớp, đục xương
- Thay khớp gối nhân tạo
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh THK:
Tình trạng thoái hoá sụn khớp và đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây
nên, trong đó chủ yếu là sự lão hoá và các yếu tố cơ giới làm thúc đẩy
quá trình thoái hoá tăng nhanh do các yếu tố cơ giới làm tăng lực nén
trên một diện tích của mặt khớp và đĩa đệm còn được gọi là hiện tượng
quá tải. Các yếu tố cơ giới bao gồm: các dị dạng bẩm sinh, các biến dạng
thứ phát sau chấn thương, sự tăng trọng lượng cơ thể, tăng tải trọng do
nghề nghiệp, thói quen, mãn kinh,
1.4. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng nông thôn
1.4.1. Vai trò của trạm y tế xã (TYT)
Ở Việt Nam có khoảng gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn. Cơ
sở y tế gần nhất, dễ tiếp cận nhất là TYT xã. Việc củng cố hoạt động
cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, đặc biệt TYT xã
là cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với cơ sở y tế và
cũng đảm bảo được sự công bằng trong CSSK cho mọi người dân.
Tuy nhiên hoạt động y tế cơ sở hiện nay chưa mang tính toàn diện,
chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế chưa được nâng cao một cách rõ
rệt. Sức thu hút của trạm y tế trong khám chữa bệnh còn thấp, người dân
chưa thật sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của CBYT xã.
5
5
1.4.2. Kiến thức về chẩn đoán và xử trí một số bệnh phổ biến tại cộng
đồng của các cán bộ y tế tại trạm y tế xã
TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên chăm sóc sức khoẻ cho người dân
trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ y tế xã khi
ốm đau là rất thấp, dù có một đội ngũ đông đảo cán bộ y tế, do thực trạng
về năng lực của đội ngũ này vẫn còn là một vấn đề cần được quan tâm.
Hầu hết CBYT xã còn yếu về chuyên môn, đặc biệt là khả năng khám và
phát hiện sớm một số bệnh thông thường.
1.4.3. Tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh THK gối tại y tế tuyến cơ sở
Hiện nay, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Việt
Nam, các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là THK gối là bệnh thường gặp,
càng cao tuổi bệnh lý càng diễn biến nặng. Sau 40 - 50 tuổi, có thể xuất
hiện biểu hiện của bệnh, nữ thường mắc gấp hai lần nam giới. Nếu phát
hiện và điều trị bệnh muộn thì hiệu quả không được như mong muốn, sẽ
gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động
hàng ngày, thậm chí sẽ tàn phế suốt đời. Do vậy vai trò của CBYT tuyến
cơ sở là hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và tư vấn
đúng cho người dân. Liệu CBYT xã có đủ kiến thức, kỹ năng phát hiện,
chẩn đoán và điều trị sớm bệnh THK gối cho người dân tại cộng đồng
hay không là một vấn đề cần phải quan tâm.
Theo điều tra tại Malaysia, hầu hết các thầy thuốc tuyến cơ sở chỉ
định các xét nghiệm cận lâm sàng quá mức cần thiết cho chẩn đoán THK.
Hình ảnh xquang có thể giúp cho việc chẩn đoán và mức độ nặng của
bệnh, nhưng không phải lúc nào cũng song hành cùng với các biểu hiện
lâm sàng, có người có hình ảnh xquang THK nhưng lại không có triệu
chứng lâm sàng. Trong chẩn đoán xác định THK, xét nghiệm máu không
có giá trị nhiều, tuy nhiên hơn 50% thầy thuốc tuyến cơ sở lại chỉ định xét
nghiệm máu (yếu tố dạng thấp, acid uric, ANA ) để chẩn đoán xác định
THK. Điều này dễ dẫn tới chẩn đoán nhầm là viêm khớp dạng thấp hoặc
lupus nếu có các xét nghiệm RF hoặc ANA dương tính. Do vậy, các tác
6
6
giả khuyến cáo cần phải đào tạo cho bác sỹ tuyến cơ sở, tập trung vào
kiến thức chẩn đoán và quản lý bệnh THK, quan tâm hơn nữa đối với
chuyên khoa xương khớp trong chương trình đào tạo đại học và phổ biến
rộng rãi hướng dẫn quản lý bệnh THK cho các thầy thuốc tuyến cơ sở.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
- Đối với người dân vùng nông thôn từ 40 tuổi trở lên: 02 xã thuộc
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Đối với cán bộ y tế xã: tỉnh Hải Dương
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối với mục tiêu 1: Người dân từ 40 tuổi trở lên gồm cả nam và nữ
ở xã Liên Hồng và Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Đối với mục tiêu 2: Bác sỹ, y sỹ làm việc tại 263 trạm y tế xã thuộc
tỉnh Hải Dương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích: nhằm xác định tỷ
lệ mắc, triệu chứng lâm sàng, xquang của bệnh THK gối và một số yếu
tố liên quan tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó
bước đầu nhận xét về chẩn đoán và xử trí bệnh THK gối ở cộng đồng.
- Thiết kế nghiên cứu can thiệp: dựa trên kết quả nghiên cứu ngang,
thực hiện hoạt động can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp đối với
CBYT xã nhằm nâng cao kiến thức về chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh
THK của CBYT xã, góp phần vào việc khám chữa bệnh cho người dân
vùng nông thôn.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
* Cỡ mẫu của nghiên cứu ngang
- Nội dung 1: Xác định tỷ lệ mắc, mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang
và một số yếu tố liên quan đến bệnh THK gối ở người từ 40 tuổi trở lên
tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, áp dụng công thức tính
cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:
7
7
( )
2
2
2
2/1
x
p
pqZ
n
ε
α
−
=
n: số cá thể trong mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ ước lượng thoái hoá khớp (ước lượng p = 0,3 theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Nga)
q: số bù đến 1 của p (q=1 – p)
Z
1-
α
/2
: trị số tới hạn của phân bố chuẩn, ứng với mức ý nghĩa. Ở
nghiên cứu này lấy α = 0,05 → Z
1-
α
/2
= 1,96
εp: độ chính xác tương đối (ε: hệ số chính xác tương đối = 0,1)
Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu tính cho mẫu ngẫu nhiên, chúng
tôi tính được 2n = 1794.
Trong 23 xã thuộc huyện Gia Lộc, lựa chọn 02 xã là xã Gia Xuyên
và xã Liên Hồng.
Tiến hành thống kê những người từ 40 tuổi trở lên thuộc 2 xã được
2153 người. Chúng tôi điều tra toàn bộ 2153 người từ 40 tuổi trở lên
thuộc 02 xã này.
- Nội dung 2: Năng lực chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối tại
TYT xã (đối tượng là bác sỹ, y sỹ): chọn tất cả các bác sỹ, y sỹ đang làm
công tác khám, điều trị bệnh ở 263 trạm y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương.
- Nội dung 3: Can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và tư vấn
bệnh THK gối tại TYT xã:
* Cỡ mẫu của nghiên cứu can thiệp: Tất cả các bác sỹ, y sỹ ở 263 trạm
y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương đã tham gia ở nghiên cứu ngang
2.2.3. Giải pháp can thiệp:
Tổ chức tập huấn cho CBYT xã về bệnh THK, tập trung vào chẩn
đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân THK gối do bác sỹ chuyên khoa cơ
xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai thực hiện.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin:
- Xây dựng phiếu điều tra
- Tập huấn cán bộ điều tra và bác sỹ cộng tác (do các bác sỹ chuyên
khoa khớp Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm)
- Điều tra thử và hoàn thiện phiếu điều tra
- Tiến hành điều tra
8
8
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu xử lý và phân tích trên chương trình SPSS 7.5. Kết quả nghiên
cứu được tính toán và trình bày theo số lượng và tỷ lệ phần trăm (cho các
biến số định tính), giá trị trung bình (cho các biến số định lượng). So sánh
hiệu quả trước và sau can thiệp bằng thuật toán thống kê kiểm định giả
thuyết (giá trị p) và xem xét độ lớn của chỉ số hiệu quả.
2.3. Đạo đức nghiên cứu:
Đề cương nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt đề
cương nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Giáo dục &
Đào tạo quyết định.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở
lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thoái hóa khớp gối (theo tiêu chuẩn ACR năm 1991
dựa vào lâm sàng)
Nhận xét: qua thăm khám lâm sàng 2153 đối tượng tham gia
nghiên cứu từ 40 tuổi trở lên có 584 người mắc THK gối (chiếm 27,1%).
Biểu đồ 3.2: Vị trí khớp gối bị tổn thương
Nhận xét: trong số 584 đối tượng tham gia nghiên cứu có THK gối
trên lâm sàng thì đa số người bệnh bị đau cả 2 khớp gối (78,9%), còn lại
số người bệnh bị đau 1 khớp chiếm 21,1%.
9
9
Bảng 3.1: Liên quan giữa THK gối trên lâm sàng với nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Có THK gối trên
lâm sàng
Chưa đủ triệu chứng
THK gối trên lâm
sàng
Tổng
n % n % n %
40 - 49 tuổi 103 16,7 513 83,3 616 100
50 - 59 tuổi 161 26,9 438 73,1 599 100
60 - 69 tuổi 133 33,2 268 66,8 401 100
≥ 70 tuổi 187 34,8 350 65,2 537 100
p <0,001
Nhận xét: Tỷ lệ mắc THK khớp gối ở nhóm từ 50 tuổi trở lên cao
hơn so với nhóm 40 - 49 tuổi và tăng dần theo nhóm tuổi. Sự khác biệt
về tỷ lệ THK gối giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.2: Liên quan giữa THK gối với giới tính
THK gối
Có THK gối
trên lâm sàng
Chưa đủ triệu chứng THK
gối trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
Nam 93 18,4 413 81,6 506 100
Nữ 491 29,8 1156 70,2 1647 100
p OR = 1,60 (1,33 – 1,97), p<0,05
Nhận xét: Tỷ lệ mắc THK gối ở nữ giới cao hơn so với nam giới
(29,8% so với 18,4%). Sự khác biệt về tỷ lệ mắc THK gối giữa hai giới
nam và nữ là có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.3: Liên quan giữa THK gối với chỉ số BMI
THK gối
Chỉ số BMI
(kg/m
2
)
Có THK
gối trên lâm
sàng
Chưa đủ triệu
chứng THK gối
trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
BMI < 23 456 25,8 1310 74,2 1766 100
BMI ≥ 23 128 33,1 259 66,9 387 100
p OR = 1,40 (1,12 – 1,80), p <0,05
Nhận xét: Tỷ lệ THK gối ở nhóm người có BMI ≥ 23 cao hơn hẳn
so với nhóm người có BMI < 23 (33,1% so với 25,8%). Sự khác biệt về
tỷ lệ THK gối giữa hai nhóm này là có ý nghĩa thống kê.
10
10
Bảng 3.4: Thoái hoá khớp gối với tiền sử chấn thương khớp gối
THK gối
Tiền sử chấn
thương khớp gối
Có THK gối
trên lâm sàng
Chưa đủ triệu
chứng THK gối
trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
Có 81 45,5 97 54,5 178 100
Không 503 25,5 1472 74,5 1975 100
p OR = 2,44 (1,79 - 3,34), p<0,001
Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử chấn thương có tỷ lệ mắc THK gối
cao gấp 2,44 lần so với những bệnh nhân không có tiền sử chấn thương.
Bảng 3.5: Thoái hoá khớp gối với tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ
THK gối
Tình trạng
kinh nguyệt
Có THK
gối trên
lâm sàng
Chưa đủ triệu
chứng THK gối
trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
Tuổi 40 - 49
Còn kinh 81 17,6 380 82,4 461 100
Mãn kinh 12 20,7 46 79,3 58 100
p > 0,05
Tuổi 50 - 59
Còn kinh 33 36,7 57 63,3 90 100
Mãn kinh 103 27,5 272 72,5 375 100
p < 0,05
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THK gối ở phụ nữ đã
mãn kinh tăng cao hơn so với những phụ nữ còn kinh nguyệt ở các nhóm
tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ THK gối giữa hai nhóm này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.6: Thoái hoá khớp gối với tiền sử sinh đẻ
THK gối
Tiền sử sinh đẻ
Có THK
gối trên
lâm sàng
Chưa đủ triệu
chứng THK gối
trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
Tuổi 40 - 49 ≤ 2 con 77 19,6 316 80,4 393 100
≥ 3 con 17 13,9 105 96,1 122 100
p < 0,001
Tuổi 50 - 59 ≤ 2 con 10 5,6 167 94,4 177 100
≥ 3 con 127 44,7 157 55,3 284 100
p < 0,001
≤ 2 con 9 11,8 67 88,2 76 100
11
11
≥ 3 con 100 51,8 93 48,2 193 100
p < 0,001
Tuổi ≥ 70 ≤ 2 con 10 14,5 59 85,5 69 100
≥ 3 con 144 45,4 173 54,6 317 100
p < 0,001
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm tuổi từ 50 trở lên,
những phụ nữ có từ 3 con trở lên biểu hiện THK gối trên lâm sàng đều
cao hơn so với nhóm phụ nữ có từ 2 con trở xuống. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p <0,001).
Bảng 3.7: Thoái hoá khớp gối với tính chất công việc
Chỉ số
Có THK gối
trên lâm sàng
Chưa đủ triệu chứng
THK gối trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
Mang vác nặng
- Có 539 31,6 1168 68,4 1707 100
- Không 45 10,1 401 89,9 446 100
p OR = 4,11 (2,97 - 5,68), p<0,001
Đi bộ là chủ yếu
- Có 482 32,6 995 67,4 1477 100
- Không 102 15,1 574 84,9 676 100
p OR = 2,75 (2,17 – 3,49), p<0,001
Nhận xét: Tỷ lệ THK gối ở những người thường mang vác nặng
chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm công việc không phải mang vác nặng
(31,6% so với 10,1%). Tương tự, đối với công việc thường phải đi bộ là
chủ yếu thì tỷ lệ THK gối ở nhóm đi bộ là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn
so với nhóm công việc không phải đi bộ nhiều (32,6% so với 15,1%)
p<0,001.
Bảng 3.8: Thoái hoá khớp gối với trọng lượng thường mang/vác 1 lần
THK gối
Trọng lượng thường
mang/vác 1 lần
Có THK gối
trên lâm sàng
Chưa đủ triệu
chứng THK gối
trên lâm sàng
Tổng
n % n % n %
< 50 Kg/lần
306
30
714
70
102
0
10
0
≥ 50 Kg/lần
226
33,9
440
66,1 666
10
0
p OR= 1,19 (0,973 - 1,48), p <0,05
12
12
Nhận xét: tỷ lệ THK gối ở người thường mang/vác nặng ≥ 50 Kg/
lần cao hơn so với ở người thường mang/vác 1 lần dưới 50 kg (33,9% so
với 30%). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm này có có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
3.2. Nhận xét về thực trạng chẩn đoán và xử trí bệnh thoái hoá khớp gối
của cán bộ y tế (CBYT) tại các trạm y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương
Bảng 3.9: Mô tả về kiến thức chẩn đoán bệnh THK của CBYT TYT xã
Kết quả
Chẩn đoán
Số lượng Tỷ lệ (%)
Chẩn đoán
sơ bộ
- Viêm khớp dạng thấp 94 32,4
- Thoái hóa khớp 214 73,8
- Viêm khớp nhiễm khuẩn 15 5,2
- Thấp khớp cấp 20 6,9
- Lupus ban đỏ 10 3,4
Tổng 290 100
Chỉ định xét
nghiệm
- Chụp xquang 248 85,5
- Xét nghiệm công thức máu 194 66,9
- Xét nghiệm chức năng gan 26 9,0
- Xét nghiệm miễn dịch 37 12,8
- Xét nghiệm dịch khớp 84 29,0
Tổng 290 100
Ghi chú: một CBYT có thể chọn nhiều hơn một chẩn đoán và xét nghiệm
Nhận xét: tỷ lệ các CBYT lựa chọn chẩn đoán sơ bộ hợp lý như THK
và viêm khớp dạng thấp khá cao (73,8% và 32,4%). Tuy nhiên vẫn có 5,2%
lựa chọn viêm khớp nhiễm khuẩn, 6,9% lựa chọn thấp khớp cấp và 3,4%
chọn lupus ban đỏ.
Về chỉ định xét nghiệm giúp cho chẩn đoán xác định có 85,5%
CBYT chọn chụp xquang, 66,9% chọn xét nghiệm công thức máu.
Bảng 3.10: Mô tả về kiến thức điều trị bệnh THK của CBYT
Kết quả
Biện pháp điều trị
Số lượng
n=290
Tỷ lệ
(%)
Kháng sinh 43 14,8
Corticoid đường uống 52 17,9
Paracetamol 155 55,5
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid 161 53,4
Châm cứu 103 35,5
13
13
Xoa bóp 194 66,9
Bấm huyệt 103 35,5
Thuốc nam 112 38,6
Khác (glucosamin, dịch nhờn…) 35 12,1
Ghi chú: một CBYT có thể chọn nhiều hơn một biện pháp điều trị
Nhận xét: tỷ lệ CBYT chọn các biện pháp điều trị THK hợp lý cao
như dùng paracetamol (55,5%), thuốc chống viêm không steroit (53,4%),
xoa bóp (66,9%). Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ CBYT chọn
biện pháp dùng kháng sinh (14,8%) và corticoit đường uống (17,9%) để
điều trị THK.
Bảng 3.11: Mô tả kiến thức tư vấn bệnh THK của CBYT
Kết quả
Nội dung tư vấn
Số lượng Tỷ lệ (%)
Giảm cân (nếu có béo phì) 185 63,8
Giảm vận động khi đau nhiều 162 55,9
Không ngồi xổm 149 51,4
Tránh bê, vác nặng 239 82,4
Hạn chế đứng, đi bộ, leo cầu thang 129 44,5
Tăng vận động khi đau nhiều 34 11,7
Tăng đi bộ, leo cầu thang 66 22,8
Tổng 290 100
Ghi chú: một CBYT có thể chọn nhiều hơn một nội dung tư vấn
Nhận xét: CBYT có kiến thức về tư vấn đúng cho người bệnh THK
gối như tránh bê, vác nặng, giảm cân nếu có béo phì, giảm vận động khi
đau nhiều, hạn chế đứng, đi bộ (lần lượt là 82,4%; 63,8%; 55,9%; 51,2%
và 44,5%). Còn có 11,7% CBYT khuyên người bệnh THK gối nên tăng
vận động và 22,8% CBYT khuyên người bệnh nên tăng cường đứng, đi bộ
khi đau khớp gối.
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp
Bảng 3.12: Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối
Kết quả
Mức độ
Trước
can thiệp
(%)
Sau can
thiệp
(%)
p
CSHQ
(%)
Tốt - khá 27,2 49,0
p<0.001
80
Trung bình - kém 72,8 51,0 -30
14
14
Nhận xét: tỷ lệ CBYT tuyến xã có kiến thức ở mức độ khá - tốt về
chẩn đoán bệnh THK gối tăng lên rõ rệt từ 27,2% lên 49,0%; CSHQ =
80% và tỷ lệ CBYT xã có kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối ở mức độ
trung bình - kém giảm đi đáng kể từ 72,8% xuống 51,0%; CSHQ =
-30%. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p< 0,001)
Bảng 3.13: Đánh giá hiệu qủa can thiệp về kiến thức điều trị bệnh THK gối
Kết quả
Mức độ
Trước
can thiệp
(%)
Sau
can thiệp
(%)
p
CSHQ
(%)
Tốt - khá 44,1 47,2
p < 0,05
7
Trung bình - kém 55,9 52,8 -6
Nhận xét: tỷ lệ CBYT tuyến xã có kiến thức ở mức độ khá - tốt về
điều trị bệnh THK gối tăng từ 44,1% lên 47,2%; CSHQ = 7% và tỷ lệ
CBYT xã có kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối ở mức độ trung bình -
kém giảm từ 55,9% xuống 52,8%; CSHQ = - 6%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05)
Bảng 3.14: Đánh giá kiến thức tư vấn bệnh THK gối
Kết quả
Mức độ
Trước
can thiệp
(%)
Sau
can thiệp
(%)
p
CSHQ
(%)
1. Tốt - khá 42,1 67,6
p < 0,001
60
2. Trung bình - kém 57,9 32,4 -44
Nhận xét: tỷ lệ CBYT tuyến xã có kiến thức về tư vấn bệnh THK
gối ở mức độ khá - tốt tăng lên rõ rệt từ 42,1% lên 67,6%; CSHQ = 60%
và tỷ lệ CBYT xã có kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối ở mức độ trung
bình - kém giảm đi đáng kể từ 57,9% xuống còn 32,4%; CSHQ = -44%.
Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p< 0,001)
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên
tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008
4.1.1. Tỷ lệ mắc THK gối trên lâm sàng của người dân từ 40 tuổi trở lên
ở 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Qua kết quả điều tra 2153 người dân từ 40 tuổi trở lên ở xã Gia
Xuyên và xã Liên Hồng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008 và áp
dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng THK gối của Hiệp hội Thấp
15
15
khớp học Mỹ ACR (1991), cho thấy có 584 người mắc THK gối, chiếm tỷ
lệ 27,1%. Như vậy trung bình khoảng 03 người dân từ 40 tuổi trở lên thì
có 01 người mắc THK gối. Kết quả này cho thấy tình hình mắc bệnh THK
gối của người từ 40 tuổi trở lên ở vùng nông thôn tỉnh Hải Dương rất cao.
Điều này có thể do đặc thù công việc của người nông dân (98,8%) chủ
yếu là lao động chân tay, đặc biệt là những người thường xuyên phải
mang vác nặng và đi lại nhiều giờ trong ngày làm cho khớp gối phải chịu
tải và hoạt động nhiều dẫn đến nhanh thoái hoá. Kết quả nghiên cứu cũng
tương đồng với nghiên cứu 1030 người từ 50 tuổi trở lên ở vùng nông
thôn Trung Quốc của Xiazheng Kang và cộng sự (2009) cho thấy, tỷ lệ
THK gối ở vùng nông thôn Trung Quốc cao hơn vùng thành thị cũng như
nghiên cứu thuần tập của Framingham. Tương tự như vậy, nghiên cứu của
Behzad ở 3018 người Mỹ gốc phi cho thấy có 45% người bệnh có triệu
chứng THK gối, trong đó tỷ lệ mắc cao hơn ở người già và phụ nữ và
người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc THK gối nặng cao hơn người da trắng.
Tỷ lệ THK gối ở những người thường mang vác nặng chiếm tỷ lệ
cao hơn hẳn so với những người không thường xuyên mang vác nặng
(31,6% so với 10,1%). Tương tự, thì tỷ lệ THK gối ở nhóm phải đi bộ là
chủ yếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm công việc không phải đi bộ
nhiều (32,6% so với 15,1%). Tuy nhiên chúng ta cũng chưa thể khẳng
định đây là nguyên nhân gây ra THK gối hay là hậu quả của THK gối
làm người bệnh hạn chế đi lại hoặc không mang vác nặng được. Đây có
thể là một hạn chế của nghiên cứu ngang tại một thời điểm.
Kết quả này phù hợp với kết luận của M.Rosignol (2005), những
nghề nghiệp có tỷ lệ THK gối nhiều nhất là phụ nữ làm nghề quét dọn
(OR:6,2; 95% CI 4,6 - 8,0), nghề may công nghiệp, thợ xây nam và nông
dân (OR:2,8; 95% CI 2,5 - 3,2). Nghiên cứu cũng cho thấy, các biểu hiện
của THK gặp ở 40% những người phải làm những công việc nặng nhọc và
thường xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của THK trước tuổi 50. Andreas
Seidler và cộng sự (2008) đã khảo sát mối liên quan giữa các hoạt động
quỳ gối, ngồi xổm, cũng như việc nâng hoặc vác các vật nặng và các triệu
chứng THK gối qua một nghiên cứu bệnh chứng ở 295 bệnh nhân nam có
biểu hiện xquang THK gối và 327 nam giới trong nhóm chứng. Theo các
tác giả, có mối liên quan giữa các tư thế quỳ hoặc ngồi xổm với triệu chứng
THK gối, khi tổng thời gian quỳ và ngồi xổm trên 10.800 giờ thì nguy cơ
biểu hiện trên xquang là 2,4 lần (95% CI: 1,5 - 5,0).
16
16
Do vậy, trong lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp cần quan tâm tới các
biện pháp dự phòng làm giảm các hoạt động phải quỳ, nâng hoặc mang
vác nặng cũng như các yếu tố nguy cơ khác.
4.1.2. Một số yếu tố liên quan với bệnh thoái hoá khớp gối:
- THK gối với nhóm tuổi:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh theo
lứa tuổi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc THK gối tăng cao ở những người
nhóm tuổi từ 50 trở lên, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên.
Cho và cộng sự nghiên cứu về tỷ lệ THK bàn tay và gối tại cộng
đồng ở Hàn Quốc cho thấy, độ tuổi trung bình mắc THK là 59,2. M
Rosignol và cộng sự, nghiên cứu về mối liên quan giữa nghề nghiệp và
THK nguyên phát ở 2842 người tại Pháp cho thấy tuổi trung bình khởi
phát THK là 55 tuổi, đa số là tuổi 50 và khoảng 75% bệnh nhân cho biết
triệu chứng THK bắt đầu trước tuổi 61.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của nhiều
tác giả về sự ảnh hưởng của tuổi tác với bệnh thoái hoá khớp. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, ảnh hưởng tuổi tác với phân bố bệnh tật bắt
đầu từ tuổi >50 và rõ rệt ở tuổi > 60, ở lứa tuổi này sự lão hoá của sụn
khớp đã trở nên rõ ràng, dưới tác động của các yếu tố cơ học làm cho
bệnh thoái hoá khớp gối phát triển. Có thể nói rằng tuổi không phải là
nguyên nhân trực tiếp gây ra THK, nhưng tuổi làm lão hóa tế bào và mô,
mất tế bào sụn làm cho khớp dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh THK
còn bị tác động bởi nhiều yếu tố nguy cơ khác như bất thường về cơ học,
chấn thương khớp, di truyền và béo phì.
- THK gối với giới tính
Kết quả nghiên cứu ở bảng 10 cho thấy tỷ lệ mắc THK gối ở nữ
giới cao hơn nam giới (29,8% so với 18,4%). Nhận xét này cũng phù hợp
với nhận xét của nhiều tác giả khác là THK gối ở phụ nữ cao hơn ở nam
giới. Nghiên cứu của I Haq và cộng sự cho thấy tỷ lệ THK gối tìm thấy
chia theo giới nam/nữ=1/3; M Rosignol, khảo sát trên 11.144 người từ 25
đến 64 tuổi cho thấy, tỷ lệ mắc THK ở nữ giới so với nam giới là 2/1 ở
tất cả các lứa tuổi. Hyung Joon Cho và cộng sự (2010) cho thấy ở nữ giới
hình ảnh xquang chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 và giai đoạn 3
sang giai đoạn 4 (theo Kellgren và Lawrence) nhiều hơn ở nam giới, hơn
nữa điểm trung bình về mức độ đau (theo WOMAC) ở nữ giới cũng trầm
trọng hơn so với nam giới khi có cùng giai đoạn tổn thương trên xquang.
Trái ngược với các kết quả này, theo nghiên cứu của Rosie J Lacey
trên 745 bệnh nhân THK cho thấy, nam giới có biểu biện THK trên
17
17
xquang cao hơn nữ giới (77% so với 61%), đặc biệt ở tuổi trung niên và
ở khớp bánh chè - đùi.
Nhìn chung, mỗi tác giả tìm được một tỷ lệ phân bố theo giới tính
khác nhau, nhưng đều giống nhau là bệnh hay gặp ở phụ nữ hơn ở nam
giới. Điều này đến nay vẫn chưa giải thích thoả đáng, một số tác giả cho
rằng có sự thay đổi hocmon ở những phụ nữ làm cho họ dễ mắc thoái
hoá khớp gối hơn.
- BMI với THK gối:
Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc thoái hoá khớp gối tăng theo chỉ số khối cơ
thể. Tỷ lệ THK gối tăng lên gấp 1,4 lần ở nhóm những người có BMI ≥ 23
so với nhóm có BMI < 23. Trọng lượng cơ thể cao làm cho khớp gối phải
chịu tải nhiều khi đi lại, sẽ làm cho khớp gối nhanh bị thoái hoá.
Nghiên cứu của Ray Marsk (2007) cho thấy BMI cao làm tăng nguy
cơ THK cả 2 khớp gối cũng như THK háng. Tương tự, nghiên cứu dịch tễ
học của Margreth Grotle và cộng sự theo dõi 1854 người từ 25 đến 76 tuổi
trong 10 năm cho thấy: BMI > 30 là một yếu tố dự đoán THK gối (OR
2,81; 95% CI: 1,32 - 5,96) và THK bàn tay (OR 2,59; 95% CI: 1,08 -
6,19). Ngoài ra, nghiên cứu của Andrew K Wills và cộng sự cho thấy, ở
nam giới, mối liên hệ giữa BMI và THK là sau 20 năm, ở nữ giới là sau
15 năm và sự thay đổi BMI từ thời thơ ấu ở phụ nữ và từ tuổi vị thành
niên ở nam giới cũng liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện bệnh THK gối.
Felson và cộng sự trong một nghiên cứu đã nhận thấy sự giảm đi
những cân nặng thừa ở những người đứng tuổi về căn bản có tác dụng
giảm nguy cơ xuất hiện những triệu chứng của bệnh THK gối. Hart và
Spector khảo sát mối quan hệ giữa béo phì và sự phân bố mỡ trên cơ thể
với bệnh THK gối của phụ nữ trong một vùng dân cư đã đưa ra nhận xét:
béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong tiến triển của bệnh THK
gối. Theo các tác giả nếu cứ tăng trọng lượng cơ thể lên 5 Kg thì nguy cơ
mắc bệnh sẽ tăng lên 35%, họ cho rằng quá trình viêm là yếu tố cơ bản
thúc đẩy sự tiến triển bệnh liên quan đến béo phì, THK và ít vận động do
sự chuyển hóa trong quá trình viêm và tăng lipid máu sẽ làm tăng tính nhạy
cảm của tế bào sụn với các yếu tố cơ học và làm cho tế bào bị chèn ép
giống như sau chấn thương khớp.
Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng: sự tăng cân quá mức là
mối nguy cơ của THK gối. Do vậy, việc tránh béo phì bằng chế độ ăn
uống, tập luyện thích hợp là một trong những biện pháp có hiệu quả để
phòng THK gối.
- Yếu tố chấn thương khớp gối với THK gối:
18
18
Trong số các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, có 13,9% số
trường hợp THK gối có tiền sử chấn thương khớp gối. Nghiên cứu của A
von Porat và cộng sự cho thấy có biểu hiện thay đổi hình ảnh Xquang ở
người có tiền sử chấn thương khớp gối (78%), trong đó chủ yếu là ở giai
đoạn 2 (theo phân loại của Kellgren và Lawence). Kết quả này cũng phù
hợp với ý kiến của nhiều tác giả về mối liên quan giữa tiền sử chấn thương
khớp với bệnh THK.
Charles R Ratzlaff và cộng sự nghiên cứu thấy chấn thương là yếu
tố nguy cơ cao đối với THK gối, ước tính khoảng 50% người bị chấn
thương dây chằng chéo trước hoặc sụn chêm xuất hiện THK gối. Những
vận động viên bóng đá thường hay bị chấn thương dây chằng chéo trước
thì khoảng 80% có hình ảnh THK trên Xquang sau 12- 14 năm, khoảng
70% trong đó hạn chế vận động khớp gối gây giảm chất lượng cuộc sống.
Các hoạt động thể thao đòi hỏi sự chịu đựng quá mức của khớp, gây nên
những vi chấn thương kéo dài. Sự tích tụ các vi chấn thương này làm rạn
nứt bề mặt sụn và các nứt gãy nhỏ ở đầu xương dưới sụn, dần dần làm
mất sụn, xơ hoá đầu xương dưới sụn và THK. Người ta thường gặp THK
gối ở những cầu thủ bóng đá, vận động viên cử tạ, hoặc THK bàn tay ở
những người chơi quyền Anh.
Sự gia tăng tỷ lệ mắc THK sau chấn thương đòi hỏi cần phải có
giải pháp nỗ lực để phòng ngừa chấn thương khớp gối nhằm cải thiện
sức khỏe cho người dân, việc phòng ngừa chấn thương khớp có thể làm
giảm từ 14 - 25% tỷ lệ bệnh THK.
- Tình trạng kinh nguyệt với THK gối:
Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã mãn kinh, tỷ lệ mắc
bệnh THK gối tăng dần theo nhóm tuổi (≥ 40 tuổi: 20,7%; ≥ 50 tuổi:
27,5%; ≥ 60 tuổi: 39,9%; ≥ 70 tuổi: 39,2%). Theo một số tác giả thì ở lứa
tuổi dưới 55 tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là gần tương đương nhau.
Nhưng sau 55 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn hẳn so với nam
giới. Điều này cho thấy có thể có mối tương quan giữa tình trạng mãn
kinh với THK gối.
GV Asokan và cộng sự (2011) nhận xét trong số 420 phụ nữ từ 40
tuổi trở lên được chẩn đoán THK thì có 68% người đã mãn kinh. Liệu
oetrogen có vai trò chống lại THK hay không? Hiện nay chưa có câu trả
lời cho vấn đề này, nhưng các tác giả đã tìm thấy mối tương quan giữa
các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết (những
bệnh hay gặp ở phụ nữ mãn kinh) với bệnh THK gối.
Spector và cộng sự cho rằng phụ nữ tuổi trung niên, đặc biệt ở lứa
tuổi sau mãn kinh bị THK gối tấn công nhiều nhất. Bên cạnh đó, tác giả
19
19
cũng cho thấy có sự liên quan giữa tăng đường máu và tăng cholesterol
với THK gối. Điều này dẫn đến một giả thiết là những yếu tố về thể chất,
chuyển hoá và hocmon có liên quan với bệnh. Trong nghiên cứu
Framingham, người ta thấy trong số những người phụ nữ bị THK gối tỷ
lệ những người có tiền sử cắt buồng trứng chiếm khá cao.
Tại Việt Nam qua nghiên cứu Đặng Hồng Hoa thấy tỷ lệ THK gối
ở những phụ nữ mãn kinh chiếm 80,6%, cao hơn so với nhóm phụ nữ
còn kinh nguyệt (19,4%). Cho đến nay vai trò của mãn kinh đối với THK
gối chưa được khẳng định, do vậy đây cũng là những gợi ý cho các
nghiên cứu tiếp về vấn đề này.
- Số lần sinh đẻ của phụ nữ với THK gối:
Nghiên cứu 1.647 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên ở 02 xã thuộc huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cho thấy, tỷ lệ mắc THK gối tăng cao ở những
phụ nữ sinh từ 3 con trở lên ở tất cả các nhóm tuổi (bảng 14), cao hơn rất
nhiều so với những phụ nữ sinh ≤ 2 con.
Mỗi lần người phụ nữ mang thai trọng lượng cơ thể tăng trung bình
từ 10 -15kg từ lúc bắt đầu có thai tới khi sinh, đồng thời khối thai to lên
làm thay đổi tư thế người mẹ khi đi lại. Hơn nữa khi mang thai cơ thể
người mẹ thay đổi về chuyển hoá và hocmon. Tất cả những yếu tố này kết
hợp với nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc THK gối. Do vậy, ở những bà
mẹ sinh con nhiều lần liên tiếp thì nguy cơ mắc bệnh có thể sẽ tăng theo.
Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa thấy
tỷ lệ THK gối ở nhóm phụ nữ sinh ≥ 3 con là 86,1%.
4.2. Nhận xét về việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn bệnh THK gối của
CBYT tại các trạm y tế xã
Để bước đầu nhận xét về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho
bệnh nhân THK gối làm cơ sở cho các giải pháp can thiệp nâng cao năng
lực chẩn đoán và xử trí bệnh THK gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh
Hải Dương, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 290 y, bác sỹ đang làm việc tại
TYT xã với 03 mẫu phiếu điều tra dựa trên tình huống lâm sàng về THK
gối. Kết quả cho thấy:
- Về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT lựa chọn chẩn
đoán sơ bộ là THK khá cao (73,8%). Tuy nhiên vẫn có một số CBYT lựa
chọn những chẩn đoán sơ bộ khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, lupus ban
đỏ, thấp khớp cấp. Đây là những chẩn đoán sơ bộ chưa hợp lý, dễ dẫn tới
chỉ định những xét nghiệm không cần thiết hoặc chẩn đoán sai. Bên cạnh
đó, tỷ lệ CBYT chọn chỉ định cận lâm sàng hợp lý giúp cho chẩn đoán xác
định cao: 85% CBYT chọn chụp xquang, 66,9% chọn xét nghiệm công
thức máu. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ CBYT lựa chọn
20
20
những xét nghiệm chưa phù hợp với chẩn đoán bệnh THK gối như xét
nghiệm chức năng gan (9%).
Theo kết quả nghiên cứu thí điểm của Arshad A và cộng sự trên
200 thầy thuốc tuyến cơ sở tại 3 bang của Malaysia về chăm sóc ban đầu
cho bệnh nhân THK gối cho thấy 70% thầy thuốc cơ sở chỉ định cho
người bệnh chụp xquang, 65% chỉ định xét nghiệm máu (nồng độ acid
uric, yếu tố dạng thấp và công thức máu) để chẩn đoán.
- Về kiến thức điều trị THK, cho thấy có một tỷ lệ tương đối các
CBYT lựa chọn những biện pháp hợp lý như paracetamol, chống viêm
không steroid, xoa bóp (trên 50%). Nhưng vẫn có một tỷ lệ không nhỏ
các CBYT cho chỉ định dùng thuốc kháng sinh và corticoid đường uống
để điều trị THK (14,8% và 17,9%). Đây có lẽ là hậu quả của việc không
hiểu biết về cơ chế bệnh sinh cũng như tình trạng lạm dụng thuốc kháng
sinh và corticoid ở tuyến cơ sở, gây hậu quả không tốt cho người bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu tại Malaysia cho thấy khi được hỏi về lựa
chọn đầu tiên trong biện pháp điều trị bệnh THK, có 59% các thầy thuốc
tuyến cơ sở lựa chọn NSAIDs, tiếp theo là thuốc chống viêm (35%) và
chỉ có 4% thầy thuốc lựa chọn kết hợp cả 2 loại thuốc đó. Bên cạnh đó,
đa số các thầy thuốc cũng kê đơn phối hợp với các thực phẩm chức năng
như glucosamin (68%), chondroitin (29%), chỉ có 5% thầy thuốc chỉ
định biện pháp tiêm nội khớp. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có
tới 95% số thầy thuốc không biết về hướng dẫn quốc gia trong điều trị
bệnh THK.
- Về kiến thức tư vấn cho bệnh nhân THK, các CBYT cũng đã có
những kiến thức cơ bản về tư vấn cho bệnh nhân THK gối như giảm cân
nếu có béo phì, giảm vận động khi đau nhiều, không ngồi xổm và đặc
biệt là tránh mang vác nặng. Vì đây là những yếu tố làm gia tăng lực đè
ép lên sụn khớp làm cho sụn khớp càng nhanh tổn thương và tổn thương
nặng hơn. Đặc biệt vẫn còn một số CBYT cho rằng nên khuyên bệnh
nhân tăng cường vận động, đi bộ khi đau khớp gối (22,8%) - đây là
những quan niệm sai lầm trong điều trị, vì một trong những nguyên nhân
gây THK gối mà chúng ta ít chú ý tới là do đi bộ quá nhiều.
Về các biện pháp điều trị không dùng thuốc, Arshad A và cộng sự
cũng cho thấy có 37% thầy thuốc khuyên bệnh nhân tập luyện, 18%
khuyên người bệnh giảm cân, chuyển điều trị vật lý trị liệu chỉ có 6%.
Nghiên cứu của Phạm Thị Cẩm Hưng và cộng sự (2004) cho thấy, việc
kết hợp điều trị nhiệt và vận động với điều trị bằng thuốc cho các bệnh
nhân THK gối có tác dụng giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện chức
21
21
năng khớp gối và cần phổ biến phương pháp điều trị nhiệt tại nhà và
hướng dẫn các bài tập vận động cho người bệnh đề điều trị THK gối.
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư
vấn cho CBYT xã:
Từ những kết quả nghiên cứu ngang, chúng tôi thấy, hiện nay THK
gối là bệnh tương đối phổ biến đối với người dân trên 40 tuổi tại vùng
nông thôn (tỷ lệ 27,1%), nhưng nhìn chung kiến thức về chẩn đoán, điều
trị và tư vấn và phát hiện sớm bệnh THK gối của CBYT xã còn rất thiếu
và còn những kiến thức chưa đúng, trong khi đó các triệu chứng tương
đối dễ phát hiện và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh THK gối ACR (1991) dựa
vào lâm sàng có thể áp dụng được rộng rãi tại cộng đồng.
THK là một bệnh phổ biến, ngày càng đòi hỏi các bác sỹ tuyến cơ sở
phải chẩn đoán được. Do vậy việc cung cấp các kiến thức cơ bản về triệu
chứng bệnh, tiêu chuẩn chẩn đoán, các phương pháp điều trị, các yếu tố
nguy cơ và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân THK cho thầy thuốc tại
TYT xã là cần thiết, giúp cho việc nâng cao chất lượng hoạt động khám
chữa bệnh tại TYT xã, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sự công
bằng trong chăm sóc sức khỏe đối với người dân, đặc biệt là người dân
vùng nông thôn, chúng tôi đã đào tạo về khám, chẩn đoán và hướng điều
trị bệnh THK, tập trung vào bệnh THK gối cho CBYT ở TYT xã.
Theo các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo về
quản lý bệnh THK cho các bác sỹ tuyến cơ sở tại Mỹ cho thấy, các bác sỹ
tuyến cơ sở thường không được đào tạo cơ bản về các bệnh xương khớp, ít
có cơ hội được đào tạo lại sau khi tốt nghiệp. Sau khi triển khai một
chương trình đào tạo kèm cặp cho các bác sỹ tuyến cơ sở bởi các bác sỹ
chuyên khoa xương khớp, kết quả sau 1 năm cho thấy điểm trung bình về
kiến thức và kỹ năng của các bác sỹ tuyến cơ sở trước khi đào tạo là 58,2%
và tăng lên 84,1% sau khi đào tạo. Điều này cũng đã chứng tỏ các bác sỹ
tham gia chương trình có đủ kiến thức để chia sẻ với đồng nghiệp một cách
hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Lê Văn Thêm và cộng sự (2003), có đến
93,5% bác sỹ công tác tại TYT xã được đào tạo hệ chuyên tu và đa số
được đào tạo thành bác sỹ đa khoa, 50% trong số này cho rằng nội dung
đào tạo trong trường đại học không đủ để họ thực hiện công tác khám
chữa bệnh và phòng bệnh, còn thiếu các chuyên khoa sâu. Bên cạnh đó
chỉ có 43,5% bác sỹ được đào tạo lại ít nhất 1 lần từ sau khi tốt nghiệp,
chủ yếu về các nội dung như: sức khỏe sinh sản, quản lý, y học dân tộc,
nhi, chăm sóc sức khỏe ban đầu… Như vậy tỷ lệ bác sỹ TYT xã được
đào tạo lại sau khi tốt nghiệp còn rất thấp và nội dung đào tạo lại chưa
22
22
phù hợp với chức năng khám chữa bệnh mà họ phải đảm nhiệm ở TYT
xã. Do vậy có thể đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn
những biện pháp chẩn đoán và xử trí bệnh THK gối ở cộng đồng, cần
được quan tâm nghiên cứu tiếp. Tác giả cũng khuyến cáo việc thường
xuyên cập nhật và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng về một số bệnh phổ biến
cho bác sỹ TYT xã là hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh tại TYT xã.
Đánh giá chung về hiệu quả can thiệp cho thấy tỷ lệ CBYT tuyến
xã có kiến thức ở mức độ khá - tốt về chẩn đoán bệnh THK gối tăng lên
rõ rệt và tỷ lệ CBYT xã có kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối ở mức độ
trung bình - kém giảm đi đáng kể từ 72,8% xuống 51,0% sau can thiệp.
Tương tự như vậy, tỷ lệ CBYT tuyến xã có kiến thức ở mức độ khá
- tốt về điều trị bệnh THK gối tăng từ 44,1% lên 47,2% và tỷ lệ CBYT
xã có kiến thức điều trị bệnh THK gối ở mức độ trung bình - kém giảm
từ 55,9% xuống 52,8%. Tỷ lệ CBYT tuyến xã có kiến thức về tư vấn
bệnh THK gối ở mức độ khá - tốt tăng lên rõ rệt từ 42,1% lên 67,6%; và
tỷ lệ CBYT xã có kiến thức tư vấn bệnh THK gối ở mức độ trung bình -
kém giảm đi đáng kể từ 57,9% xuống còn 32,4%; Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p< 0,001).
KẾT LUẬN
5.1. Mô tả thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên
tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008.
- Tỷ lệ THK gối: là 27,1% (theo tiêu chuẩn ACR 1991 dựa vào lâm sàng)
- Một số yếu tố liên quan đến bệnh THK gối:
+ Tỷ lệ THK gối cao ở nhóm những người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt ở
nhóm những người 60 tuổi trở lên (p< 0,001).
+ Tỷ lệ THK gối tăng cao ở nhóm những người có BMI ≥ 23 (OR=
1,4; khoảng tin cậy 95%: 1,12 – 1,8; p<0,05)
+ Tỷ lệ THK gối cao khi phụ nữ đã mãn kinh ở tất cả các nhóm
tuổi từ 50 trở lên (p <0,05)
5.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đoán và
xử trí bệnh THK gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh Hải Dương.
23
23
5.2.1. Về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của
CBYT xã trước can thiệp
- Trình độ CBYT xã: y sĩ (70,7%); bác sĩ (29,3%). 70,3% CBYT
thâm niên công tác trên 10 năm, 20% CBYT thâm niên từ 5 - 10 năm và
9,7% CBYT có thâm niên công tác dưới 5 năm.
- Về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối: chỉ có 27,2% CBYT có
kiến thức tốt và khá; 72,8% CBYT có kiến thức ở mức độ trung bình và
kém;
- Về kiến thức điều trị bệnh THK gối: 44,1% CBYT có kiến thức
khá-tốt và 55,9% CBYT xã có kiến thức trung bình - kém.
- Về kiến thức tư vấn bệnh THK gối: 42,1% CBYT có kiến thức
khá- tốt; 57,9 % ở mức độ trung bình và kém; không có sự khác biệt rõ
ràng giữa y sĩ và bác sĩ về kiến thức tư vấn bệnh THK gối.
5.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho
bệnh nhân THK gối của CBYT xã sau 1 năm:
- Về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức
ở mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 80%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở
mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -30%), p< 0,001.
- Về kiến thức điều trị bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức ở
mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 7%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở
mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -6%), p< 0,001.
- Về kiến thức tư vấn bệnh THK gối: tỷ lệ CBYT có kiến thức ở
mức độ tốt - khá tăng lên (CSHQ = 60%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức ở
mức độ trung bình - kém giảm đi rõ rệt (CSHQ = -44%), p< 0,001.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
1. Tích cực tuyên truyền cho người dân vùng nông thôn về bệnh
THK gối và những yếu tố liên quan tới THK gối nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống.
2. Nên áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ACR năm 1991 dựa vào lâm
sàng cho các điều tra dịch tễ học và tuyến y tế cơ sở. Còn tại các cơ sở y
tế có đủ điều kiện thì nên áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
3. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ y tế công tác
tại trạm y tế xã về chẩn đoán, biện pháp điều trị và tư vấn cho bệnh nhân
THK gối để có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị và tư vấn đúng tránh
24
24
những biểu hiện nặng của bệnh dẫn đến tàn phế, giảm chất lượng cuộc
sống và thêm gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
25
25