Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng các công cụ phái sinh trong công tác bảo vệ tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.59 KB, 37 trang )

-1-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN
Môn học: Quản trị rủi ro
Đề tài:
"Sử dụng các công cụ phái sinh trong công tác bảo vệ tỷ giá
tại thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp"



Giáo viên: TS. MAI THU HIỀN
Lớp TCNH – 19A
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Như Trinh
- Đậu Huy Ngọc
- Ngô Hoài Nam
- Đào Thị Thu Thủy
- Trần Thị Thu Nga

-2-
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ TỶ GIÁ,
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 5
I. Hợp đồng kỳ hạn. 5
1. Khái niệm 5
2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn. 6


II. Hợp đồng quyền chọn 8
1. Khái niệm 8
2. Sử dụng giao dịch quyền chọn để quản lý rủi ro ngoại hối 9
III. Hợp đồng tương lai. 11
1. Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại hối 11
2. Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai. 12
IV. Hợp đồng hoán đổi 13
1. Khái niệm 13
2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi 13
PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI 17
I. Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp 17
II. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ từ những hợp đồng phái sinh 20
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 25
I. Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. 25
1. Thực Trạng 25
2 Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh. 29
II. Nguyên nhân và giải pháp. 30
-3-
1 Nguyên nhân 30
2 Giải pháp. 33
3 Xu hướng phát triển tương lai. 35
KẾT LUẬN 37


-4-
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trở nên
phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền
thống thì các ngân hàng không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới hiện đại, mà
trong đó phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có

thể đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, nhưng ngược lại chúng cũng tiềm tàng rất
nhiều rủi ro mà điển hình là rủi ro tỉ giá. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ
phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ để phòng ngừa rủi ro tỉ
giá chính là hợp đồng phái sinh tiền tệ (Currency Derivaties). Các hợp đồng phái sinh tiền tệ
bao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn (Forward), hợp đồng ngoại hối tương lai (Future), hợp
đồng ngoại hối quyền chọn (Option) và hợp đồng ngoại hối hoán đổi (Swap).
Thị trường phái sinh tiền tệ trên thế giới đã được thực hiện từ những năm 1970 của thế kỉ
trước. Và theo các chuyên gia, các công cụ phái sinh không những cho phép các nhà đầu tư
phòng ngừa rủi ro, mà nó còn là một trong các nghiệp vụ có khả năng sinh lời cao nhất. Vậy
tại sao những công cụ này lại chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam? Và nếu sử dụng thì
làm thế nào chúng ta có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất? Đó sẽ là những vấn đề
chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời thích hợp nhất trong bài tiểu luận của mình. Vì vậy
chúng em chọn đề
tài
"Sử dụng các công cụ phái sinh trong công tác bảo vệ tỷ giá tại
thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp"

Tiểu luận của chúng em gồm 4 phần chính:
Phần 1: Thị trường phái sinh và các phương pháp bảo vệ tỷ giá, nguyên tắc hoạt
động
Phần 2: Thực tiễn trên thế giới
Phần 3: Bài học cho Việt Nam
Phần 4: Kết luận
Do thời gian có hạn nên bài tiểu luận của chúng em sẽ không thể tránh được thiếu
sót. Rất mong được cô góp ý để nhóm tiểu luận chúng em sẽ có thể hoàn thiện bài tiểu luận
của mình một cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !
-5-
PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ TỶ
GIÁ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG


I. Hợp đồng kỳ hạn.
1. Khái niệm
a) Các khái niệm chung
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn(Forward Transaction): những giao dịch ngoại hối có
ngày kỳ hạn xa hơn ngày giá trị giao ngay.
Tỷ giá kỳ hạn(Forward Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho giao
dịch tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay.
Theo quy luật ngang giá lãi suất IRP tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức:
F=
Trong đó:
S: tỷ giá giao ngay
F: tỷ giá kỳ hạn
Rt: lãi suất/năm của đồng tiền định giá
Rc: lãi suất/năm của đòng tiền yết giá
T: thời hạn hơp đồng tính theo năm.
Tỷ giá kỳ hạn mua vào: =
)*1(
)
.(
tRca
t
Rca
Rtb
Sb
Sb





Tỷ giá kỳ hạn bán ra: =
)*1(
).
.(
tRcb
t
Rcb
Rta
Sa
Sa




Điểm kỳ hạn(Forward Point): Là độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay.
P=F-S → F=S+P
P= S
)*1(
)
*
1
.(
tRca
t
Rtb
Sb
Fb




)*1(
)
*
1
.(
tRcb
t
Rta
Sa
Fa



-6-
F=S+S
Trong đó P- điểm kỳ hạn, S- Tỷ giá giao ngay, F- Tỷ giá kỳ hạn
P>0 (Rt>Rc): điểm kỳ hạn gia tăng - Forward premium
P<0 (Rt<Rc): điểm kỳ hạn khấu trừ - Forward discount
Hợp đồng kỳ hạn: Là công cụ tài chính để mua hoặc bán một lượng tiền nhất định, tại
một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.
b) Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn.
- Giao dịch kỳ hạn không diễn ra tại sở giao dịch, mà giống như giao dịch giao ngay
đây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và các nhà môi giới được liên kết với nhau
bằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT.
- Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay
thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp
đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo
mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
- Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự
thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân.

- Ngày giá trị kỳ hạn – forward value date
FVD = (J + 2) + x
x - thời hạn của HĐ kỳ hạn

2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn.
a) Bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu.
Muốn biết nhà Nhập khẩu bảo hiểm rủi ro tỷ giá như thế nào trước hết phải xem xét
họ chịu rủi ro gì.
Ví dụ nếu nhà nhập khẩu của Mỹ mua ôtô từ Nhật và việc thanh toán được tiến hành
bằng đồng JPY sau 3 tháng nữa. Nhà nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro giá của USD giảm
so với JPY, do đó mà chi phí bằng USD để mua Euro sẽ tăng lên. Lúc này nhà nhập khẩu sẽ
bảo hiểm rủi ro bằng cách mua kỳ hạn lượng euro cần thanh toán. Lúc này đường chi phí sẽ
là một đường nằm ngang.
-7-

Chi phí mua Euro
Đường chi phí chưa bảo hiểm

Đường chi phí đã bảo hiểm

F3
Đường chi phí là một đường nằm ngang, điều này nói lên rằng khi đã sử dụng hợp
đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, thì nhà nhập khẩu biết được chi phí bằng USD để
mua JPY sau 3 tháng là một số cố định cho dù tỷ giá giao ngay tại thời điểm sau 3 tháng
như thế nào đi chăng nữa. Hay nói cách khác hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà NK loại bỏ
được rủi ro do biến động của tỷ giá qua đó ổn định được bảng cân đối kế toán và các số liệu
tài chính, tạo sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng thấp hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lược
có bảo hiểm có chi phí thấp hơn chiến lược không có bảo hiểm.
Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng cao hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lược có

bảo hiểm có chi phí cao hơn chiến lược không có bảo hiểm.
b) Bảo hiểm khoản thanh toán xuất khẩu.
Tương tự như nhà nhập khẩu, nhà XK cũng chịu rủi ro tỷ giá, họ chịu rủi ro khi đồng
tiền thanh toán bị mất giá. Hợp đồng kỳ hạn giúp họ cố định được khoản thu xuất khẩu qua
đó cho phép nhà XK loại bỏ được rủi ro tỷ giá.
Khoản thu
Khoản thu chưa bh

Khoản thu đã bh


F3 Tỷ giá
T


giá

-8-
Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng thấp hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lược
có bảo hiểm có khoản thu thấp hơn chiến lược không có bảo hiểm.
Nếu tỷ giá giao ngay tương lai sau 3 tháng cao hơn tỷ giá kỳ hạn F3 thì chiến lược có
bảo hiểm có khoản thu cao hơn chiến lược không có bảo hiểm.
c) Bảo hiểm khoản vay và đầu tư bằng ngoại tệ.
Tương tự như với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nhà đầu tư bảo hiểm rủi ro tỷ giá
đồng tiền mình đầu tư xuống giá và người đi vay bảo hiểm rủi ro đồng tiền mình đi vay lên
giá
Ví dụ về bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ: VCB dùng vốn huy động 100 tỷ VND
để đầu tư vào USD thời hạn 9 tháng bằng cách: Bán VND lấy USD trên thị trường theo tỷ
giá giao ngay → đầu tư USD trên thị trường tiền tệ theo mức lãi suất thị trường → đến hạn
chuyển gốc và lãi bằng USD sang VND. Nhà đầu tư sẽ ký một hợp đồng kỳ hạn 9 tháng bán

USD, nhờ vậy thu nhập bằng VND không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá giao ngay sau 9 tháng
nữa. Trường hợp tương tự với người vay ngoaị tệ.

II. Hợp đồng quyền chọn
1. Khái niệm
Quyền chọn là một dạng đặc quyền, trong đó cho phép người mua đặc quyền này có
quyền, nhưng không có nghĩa vụ phải mua/bán một tài sản nhất định với mức giá xác định
trong một khoảng thời gian xác định hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Phân loại hợp đồng quyền chọn:
- Theo loại quyền
• Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là hợp đồng mà người mua có quyền,
nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc, mua một tài sản nhất định với giá xác định vào một thời
điểm xác định hoặc trong một khoảng thời gian xác định;
• Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là hợp đồng mà người mua có quyền,
nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc, bán một tài sản nhất định với giá xác định vào một thời
điểm xác định hoặc trong một khoảng thời gian xác định.
- Theo kiểu hợp đồng
-9-
• Quyền chọn kiểu Mỹ: là dạng quyền chọn mà người nắm quyền có thể thực hiện
mua/bán tại mức giá thực hiện vào bất kỳ ngày nào kể từ ngày bắt đầu nắm giữa quyền cho
đến hết ngày đáo hạn;
• Quyền chọn kiểu châu Âu: là dạng quyền chọn mà người nắm quyền chỉ có thể thực
hiện mua/bán tại mức giá thực hiện vào ngày thực hiện hay ngày đáo hạn.
2. Sử dụng giao dịch quyền chọn để quản lý rủi ro ngoại hối
Hợp đồng quyền chọn, ngoài việc được sử dụng như một công cụ đầu cơ, còn được
sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho cả hai trường hợp: phòng ngừa
rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả và giá đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ.
a) Phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả
Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả doanh nghiệp có thể thương
lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua. Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xét

chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn mua có nội dung bao gồm :
-Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải trả
-Tỷ giá thực hiện (E)
-Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoại
tệ
-Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
-Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản
phải trả.
Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước. Ở thời
điểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm đến hạn tỷ giá
giao ngay trên thị trường chưa biết. Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi ro thì trị giá
quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng V(Sb) = KSb = f(Sb) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay
lúc khoản phải trả đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải trả và S
b
là tỷ giá bán giao ngay
ở thời điểm khoản phải trả đến hạn. Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro
ngoại hối thì trị giá khoản phải trả khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa
tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải trả đến hạn. Mặc dù thời điểm đến hạn
chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một trong
hai khả năng xảy ra :
-10-
• Nếu Sb > E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản
phải trả quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao
nhiêu. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua
quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả được cố định ở mức K(E + P).
Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát.
• Nếu Sb < E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ
trên thị trường giao ngay để thanh toán khoản phải trả. Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ra
nội tệ là V(Sb) = K.Sb. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí
bằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng K(Sb +

P). Chi phí này chưa được cố định nhưng bị chận trên tối đa ở mức K(E+P), nghĩa là K(Sb +
P) < K(E + P), do Sb < E. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát. Tương tự, doanh
nghiệp cũng có thể sử dụng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản
phải thu.
b) Phòng ngừa rui ro ngoại hối đối với khoản phải thu
Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể thương
lượng với ngân hàng mua quyền chọn bán. Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xét
chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn bán có nội dung bao gồm :
- Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải thu
- Tỷ giá thực hiện (E)
- Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng
ngoại tệ
- Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản
phải thu.
Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước. Ở thời
điểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm khoản phải đến
hạn tỷ giá giao ngay trên thị trường chưa biết. Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi
ro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải thu bằng V(Sm) = KSm = f(Sm) phụ thuộc vào tỷ
giá giao ngay lúc khoản phải thu đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải thu và Sm là tỷ
giá mua giao ngay ở thời điểm khoản phải thu đến hạn. Nếu sử dụng quyền chọn mua để
phòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá khoản phải thu khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc
vào quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải thu đến hạn. Mặc dù
-11-
thời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi
đến hạn có một trong hai khả năng xảy ra :
• Nếu Sm < E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn bán. Khi ấy giá trị của khoản
phải thu quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao
nhiêu. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua
quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải thu chỉ còn và được cố định ở mức K(E

– P). Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm
soát.
• Nếu Sm > E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn bán, mà bán ngoại tệ
trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ là V(Sm) = K.Sm. Cần
lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn
nên giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ chỉ còn bằng K(Sm -
P). Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chận dưới tối thiểu ở mức K(E - P), nghĩa
là K(Sm - P) > K(E - P), do Sm > E. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.
Tóm lại, thông qua hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp có thể kiểm soát được rủi ro
ngoại hối bằng cách giới hạn tối đa chi phí nội tệ đối với khoản phải trả ở mức bằng trị giá
khoản phải trả nhân với tỷ giá thực hiện và công thêm chi phí mua quyền chọn mua và giới
hạn tối thiểu giá trị nội tệ của khoản phải thu ở mức bằng trị giá khoản phải thu nhân với tỷ
giá thực hiện và trừ đi chi phí mua quyền chọn bán.

III. Hợp đồng tương lai.
1. Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại tệ tương lai (currency future markets) là thị trường giao dịch các
hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai, sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ
giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện
vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch (IMM).
Giao dịch tương lai, về thực chất, chính là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá
(standardized) về loại ngoại tệ giao dịch, doanh số giao dịch, và ngày giao dịch.
-12-
2. Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai.
Có một thực tế chúng ta đều biết rằng hợp đồng tương lai là một công cụ thực hiện
đầu cơ bởi vì hợp đồng tương lai chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ và một vài
ngày thanh toán trong năm nên khả năng phòng ngừa rủi ro của nó hơi hạn chế. Tuy nhiên,
hợp đồng tương lai vẫn có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
Nguyên lý chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lên

giá khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Bằng cách
này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản
phải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ đó. Hai trạng
thái ngoại tệ trái chiều nhau ấy sẽ tự hóa giải rủi ro. Trường hợp có một khoản phải thu,
thay vì khoản phải trả, thì làm ngược lại.
Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả:
Hợp đồng giao sau tuy không dễ thoả thuận giao dịch như hợp đồng kỳ hạn nhưng
cũng có thể sử dụng để quản lý rủi ro ngoại hối đối với một số ngoại tệ có giao dịch trên thị
trường giao sau. Để có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải trả bằng
ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện mua ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá và
thời hạn tương đương với khoản phải trả. Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
- Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ
hợp đồng giao sau, nhưng bị thiệt từ sự gia tăng chi phí của khoản phải trả. Khi ấy, doanh
nghiệp lấy lợi từ hợp đồng giao sau bù đắp cho thiệt của khoản phải trả. Nhờ vậy tổn thất do
rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát.
- Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp đồng
giao sau, nhưng có lợi từ khoản phải trả do biến động tỷ giá làm giảm chi phí của khoản
phải trả. Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ khoản phải trả bù đắp cho thiệt của hợp đồng giao
sau. Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát.
Tương tự, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hợp đồng giao sau như là công cụ
phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phu thu.
Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu:
Để có thể bảo hiểm rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải thu bằng ngoại tệ, doanh
nghiệp có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá và thời hạn tương
đương với khoản phải thu. Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
- Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ
-13-
khoản phải thu nhưng bị thiệt do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau. Lấy lợi từ hợp đồng
này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia.
- Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do bán ngoại tệ theo

hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt do biến động tỷ giá của khoản phải thu bằng ngoại tệ. Lấy
lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia.
Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau giao dịch trên thị trường theo trị giá đã được chuẩn
hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao sau không khớp với nhau
theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao sau chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro
chứ chưa hẳn hoàn toàn loại trừ rủi ro. Chẳng hạn trên thị trường giao sau trị giá hợp đồng
giao dịch đối với GBP là 62.500 nếu doanh nghiệp có khoản phải thu trị giá 650.000GBP
thì có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách mua 10 hợp đồng giao sau hết 625.000 còn lại
25.000GBP không được phòng ngừa.

IV. Hợp đồng hoán đổi.
1. Khái niệm.
Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao
dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ
hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời
điểm ký hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ:
- mua vào và bán ra đồng thời một đồng tiền tại ngày hôm nay
- cùng một số lượng mua vào và bán ra
- tỷ giá khác nhau: tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm
ký hợp đồng.
- ngày giá trị mua vào # ngày giá trị bán ra
- giao dịch thực hiện trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn
2. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi.
Tình huống 1: Công ty Saigonimex vừa thu ngoại tệ 90.000USD từ một hợp đồng
xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công
nhân. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh
-14-
toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 80.000USD để thanh toán hợp đồng nhập
khẩu. Để thoả mãn nhu cầu VND ở hiện tại và USD trong tương lai, ở thời điểm hiện tại

Saigonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:
- Bán 90.000USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại.
- Mua 80.000USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau
ba tháng nữa.

Tình huống 2: Công ty Cholonimex đang cần ngoại tệ 90.000USD để chi trả cho
một hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp
đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ thu về
80.000USD cần bán để lấy VND. Để thoả mãn nhu cầu USD ở hiện tại và VND trong tương
lai, ở thời điểm hiện tại Cholonimex có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:
- Mua 90.000USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn.
- Bán 80.000USD kỳ hạn để có VND chi tiêu sau ba tháng nữa.
Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu
ngoại tệ và VND. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó
khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một
loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh
lệch giữa giá bán và giá mua và những phiến toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch.
Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết
hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Trong
hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số
nội dung chính như sau:
Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu
ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày
đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều
kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử
dụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, (4) trả phí giao
dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo
đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.

-15-
Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày
khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao
dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.
Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ
giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời
điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao
ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực
hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
- Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh
doanh tiền tệ của ngân hàng
- Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ
thể cho khách hàng
- Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi.
Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình huống
trên đây. Ở tình huống 1 ngân hàng mua giao ngay và bán có kỳ hạn. Ở tình huống 2 ngân
hàng bán giao ngay và mua có kỳ hạn. Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ở
ngày hiệu lực ngân hàng phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chào
cho khách hàng. Giả sử vào ngày hiệu lực có tỷ giá và lãi suất như sau:
USD/VND: 15805 – 15810
USD: 4,6 – 5,2
VND: 7,8 – 10,6
Nếu Saigonimex và Cholonimex đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng
với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000USD, các giao dịch diễn ra như sau:
Vào ngày hiệu lực:
- Ngân hàng bán giao ngay 80.000USD cho Cholonimex theo tỷ giá giao ngay
USD/VND=15810 và nhận được: 80.000 x 15810 = 1.264.800.000VND trong khi
Cholonimex nhận 80.000USD.
- Ngân hàng mua giao ngay 80.000USD của Saigonimex theo tỷ giá mua

USD/VND =15805 và nhận 80.000USD trong khi Saigonimex nhận
-16-
được: 80.000 x 15805 = 1.264.400.000VND.
- Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kỳ hạn (Fb) cho Cholonimex và tỷ giá bán
kỳ hạn (Fa) cho Saigonimex:
= 15906

= 16044
Vào ngày đáo hạn( 3 tháng sau):
- Ngân hàng nhận lại 80.000USD và chi cho Cholonimex một số VND bằng
80.000 x 15906= 1.272.480.000 VND
- Ngân hàng giao lại 80.000USD cho Saigonimex và nhận lại số VND bằng
80.000 x 16044= 1.283.520.000 VND




)*1(
)
*
1
.(
tRca
t
Rtb
Sb
Fb




)*1(
)
*
1
.(
tRcb
t
Rta
Sa
Fa



-17-
PHẦN 2: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI

I. Tác động của tỷ giá đến các doanh nghiệp
Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi
vào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng chống
rủi ro ngoại hối. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động nhiều hơn kể từ sau sự
sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều công ty lớn
trên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào những “rắc rối” về tỷ giá
trong các thập niên 1980 và 1990. Thời kỳ đó, những tên tuổi như Laker Airlines,
Caterpillar, Toyota, Honda, v.v. đều than phiền trên mặt báo rằng những biến động bất lợi
của tỷ giá đã tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và khiến cho doanh
thu lẫn lợi nhuận giảm thấp.
Xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫn
chiều sâu, bao gồm cả nuớc đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tến trình hội
nhập, la tiền đề để các nuớc tiến hành noiứ lỏng quy chế quản lý ngoại hoío nhằm tạo điều
kiện cho chuy chuyển chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn quốc tế đuợc hiểu quả. Điều này tạo

nên một thị truờng ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày một
cao.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần
làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy thị trường
ngoại hối phát triển như ngày nay.
Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, thị truờng ngoại hối quốc tế còn phát triển
mạnh về chiều sâu, đó là tạo ra nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơn
và cũng trở nên rủi ro hơn.
Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chulyên
nghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trò chủ đạo trên thị truờng ngoại hối. Các công
ty thuờng xuyên tích cực tham gia thị truờng nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và thường sử
dụng các chuơng trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lọc và trực tiếp tham gia kinh
daonh ngoại hối. Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các công ty có thể ảnh huởng
đáng kể lên thị trường ngoại hối trong ngắn hạn và dài hạn; nhưng trên thực tế thì nó lại
chưa đựoc xem như một yếu tốt thựuc thụ có ảnh huởng lên thị truờng. Ngoài ra, các cá
nhân cũng có thể thành các nhân tốt tác động lên thị truờng khi họ tiếp cận và sử dụng ngoại
-18-
hối thông qua các cơ chế khác nhau, kể cả thị trường tưong lai và việc mua bán các trái
phiếu và cổ phiếu nước ngoài.
Một điều hiển nhiên phải thừa nhận rằng: các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, các
công ty, các nhà quản lý quỹ, các ngân hàng và các cá nhân hoạt động trên thị trường ngoại
hói kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá. Đối với những đối tượng này, thì thị trường
ngoại hối kiếm tiền dựa trên sự biến động của tỷ giá. Khi tỷ giá biến động sẽ tạo ra cơ hội để
nhà đầu cơ kiếm được tiền.
Ngược lại đối với những nhà xuất nhập khẩu, một thực tế là tỷ giá biến động có thể
tăng hoặc giảm làm cho nhà xuất nhập khẩu có thể phát sinhlãi hay lỗ; nhưng những nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là các chuyên gia tiền tệ, họ không thể kiếmlãi từ sự
biến động tỷ giá, họ là những người ngại rủi ro tỷ giá. Họ thường mong muốn tỷ giá được ổn
định hoặc cố định từ truớc để tập trung vào việc thực hiện hợp động thương mại.
Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách và

được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá có thể xảy ra cho bất kỳ doanh nghiệp nào – thậm chí
xảy ra với cả những doanh nghiệp mà tất cả các hoạt động kinh doanh của họ không liên
quan gì đến bất cứ một loại ngoại tệ nào. Vậy nguồn gốc của rủi ro tỷ giá xuất phát từ đâu?
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại. Đây là loại
nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp phải do hoặc phải trả
tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền khác với đồng tiền nước
mình, thông qua các giao dịch như:
- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc
- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy cơ rủi ro này có thể định lượng được và
do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
Để minh họa tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá,
hãy xem các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán sản phẩm của họ cho các nước châu Á trong suốt
cuộc khủng hoảng 1997 – 1998, khi một vài đồng tiền các nước châu Á giảm giá khoảng
80%. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng tiền của các nước châu Á, thì dòng tiền của họ có
thể ít hơn 80% so với dự định. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng USD họ sẽ không phải
gánh chịu nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp này, các công ty nhập
-19-
khẩu ở các nước châu Á lại chịu rủi ro này. Tác động của sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệ
có thể tàn phá các công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các chi nhánh tại nước ngoài. Nếu một công ty có
một công ty con (chi nhánh) tại nước ngoài, thì công ty đó phải đối mặt với một nguy cơ rủi
ro đối với đồng tiền tại nước mà chi nhánh của nó đang hoạt động. Nguy cơ loại này được
thể hiện thông qua hai dạng đặc trưng sau:
Chuyển lợi nhuận – giá trị tiền tệ của công ty mẹ về một dòng lưu chuyển lợi nhuận
không đổi từ công ty con sẽ thay đổi cùng với bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ giá giữa hai nước.
Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty đó.
Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán – giá trị bảng cân đối kế toán của công ty con tính

theo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động đó không ảnh hưởng tới
báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể làm thay đổi các tỷ số tài chính
quan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính (sử dụng nợ). Tương tự, nguy cơ rủi ro có thể
cảm nhận được rất rõ ràng nếu công ty mẹ quyết định bán công ty con đi bởi vì giá trị của
khoản tiền thu được đối với công ty mẹ sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái.
Loại nguy cơ rủi ro này là loại mà chính công ty con không gặp phải nhưng lại ảnh
hưởng tới các tài khoản của công ty mẹ. Có thể có những dự đoán tương đối hợp lý về quy
mô của những nguy cơ rủi ro kiểu này.
Minh họa trong thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tác động đến độ nhạy
cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá. Thu nhập hợp nhất của công ty Black & Decker, công
ty Coca-Cola cũng như những công ty khác của Mỹ rất nhạy cảm đối với tỷ giá hối đoái bởi
vì hơn 1/3 tài sản và doanh số của các công ty này là ở nước ngoài. Khi các đồng ngoại tệ
giảm giá so với đô la thì thu nhập của các công ty mẹ cũng giảm theo. Trong giai đoạn từ
1985 – 1988 khi đồng đô la yếu thì thu nhập của các công ty mẹ tại Mỹ gặp thuận lợi do tác
động đồng đô la yếu bởi vì các khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về Mỹ được tính theo
tỷ giá cao hơn.
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đồng tiền của các quốc gia này giảm
giá hơn 50% so với đồng đô la làm cho ngoại tệ của các công ty con đặt tại châu Á chuyển
sang đô la ít hơn phân nửa so với dự kiến trước đây. Tác động của khủng hoảng này cũng
ảnh hưởng dây chuyền đến đồng yên Nhật làm cho đồng yên yếu đi. Kết quả là thu nhập của
các công ty con Mỹ đang hoạt động tại Nhật khi chuyển sang đô la cũng giảm đáng kể.
-20-
Theo đánh giá của tổ chức tư vấn nghiên cứu thế giới (WRA), tổng cộng thu nhập các
công ty giảm khoảng 20 tỷ đô la trong quý 3/1998 chỉ với lý do đồng tiền các nước châu Á
giảm giá so với đô la.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các khoản vay bằng ngoại tệ: Thông thường các
doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bằng các loại ngoại tệ khác với
đồng nội tệ của nước mình với các mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở dĩ như thế là do ngày càng
có nhiều những lời chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng các đồng tiền khác, hay đơn giản
bởi vì các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền khác là thấp hơn. Các khoản vay như vậy

đã đẩy công ty tới nguy cơ rủi ro về độ nhạy cảm tỷ giá – khi phải thanh toán lãi vay, nhưng
quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng. Nhiều công ty ở các nước châu Á
đã thấm thía như thế nào khi chứng kiến thảm cảnh chi phí cho việc dùng đồng nội tệ để
hoàn trả các khoản vay mà họ đã vay bằng đồng USD đến ngày trả nợ lại tăng lên đáng kể.
=>Nguy cơ rủi ro loại này thường là do công ty tự nguyện lâm vào và cũng dễ định
lượng.
Nguy cơ độ nhạy cảm từ các chiến lược. Loại nguy cơ này thường là rất không rõ
ràng, nhưng tiếp theo những bất ổn tiền tệ mà chúng ta đã từng chứng kiến trong khoảng
một thập niên nay, thì nhiều công ty sẽ vô cùng cay đắng để nhận thức ra sự thật phũ phàng
này.
Loại nguy cơ rủi ro này có thể tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh và do vậy
ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của một công ty. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia trong khu vực đã thay đổi đột ngột và do vậy
khả năng cạnh tranh tương đối của các công ty sản xuất những sản phẩm tương tự nhau ở
các quốc gia khác nhau cũng đã thay đổi.
Đáp ứng nhu cầu của những nhà xuất nhập khẩu, các NHTM đã cung cấp các nghiệp
vụ ngọai hối phái sinh bao gồm: kỳ hạn, hoán đổi, tuơng lai, và quyền chọn.Vịệc sử dụng
các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước rủi
ro tỷ giá rất hữu hiệu bằng những giao dịch kỳ hạn, không những vậy qua các hợp đồng phái
sinh các nhà đầu cơ có thể kiếm lợi từ những hợp đồng tuơng lai hoặc quyền chọn.

II. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ từ những hợp đồng phái sinh
Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh (Currency Derivatives) hay còn được gọi là các
nghiệp vụ ngoại hối hiện đại, nó bao gồm các nghiệp vụ; Kỳ hạn, Tương lai, quyền chọn và
hoán đổi(Forward,Futures,Options,Swaps). Thị trường này trên thế giới đã được thực hiện
-21-
từ những năm 1970 của thế kỷ trước, đây là một công cụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đầu cơ
ngoại hối của các nhà đầu tư.
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu,
rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi

suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các
phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài
chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả
nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm).
Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển
rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử
dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường. Trên thị trường có thể
phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sự dụng nghiệp
vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này: Người đầu tư phải đối
diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp
vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên
những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc
biệt; đối với người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sư dụng chênh
lêch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ
phái sinh để hưởng chênh lệch giá.
Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng
cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh
cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ.
Chính vì những biến thái như nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để
phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo 1
số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính cổ
phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta,
được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu
tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm
như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra
một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Hay như Great Britain’s Bearing, một trong những ngân
hàng lâu đời nhất thế giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các hợp đồng tương lai trong một
thương vụ ở Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và
được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm

ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro.
-22-
Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tai 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92 %
các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa
và quản lí rủi ro.
Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ
của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế (Mallin,
Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá rõ nét nếu chúng ta so
sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác
(xem sơ đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng
6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với
68% của giao dịch phái sinh lãi suất và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng
khoán.
Tỷ trọng của giai dịch phái sinh tiền tệ so với các giai dịch phái sinh khác trên OTC
(tháng 6/2007)


9%
68%
23%
Cur rency Derivatives Inter est Derivatives Others
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro
về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm
tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính vì
lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Chúng ta có
thể thấy điều đó qua Sơ đồ 2 và Sơ đồ 3.
-23-

Dec

-
07
Doanh söë giao dõch phaái sinh cuãa caác húåp àöìng phaái sinh

Tiï ìn tï å tr ï n caác Súã giao dõch toaân cêìu (2000-2007)

0
50
100
150
200
12/2000 12/2001 12/2002 12/2003 12/2004 12/2005 12/2006
Nùm
Tyã USD

OptionsFutures


Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008



0
5,000

10,000

15,000

20,000


25,000

Tyã USD

12/2000 12/2001
12/2002
12/2003 12/2004 12/2005 12/2006

6/2007

Nùm

Doanh söë cuãa caác húåp àöìng phaái sinh tiï ìn tïå trï n OTC (200-2007)
Outright Forward&Forex Swap Currency Swap

Options


Qua hai sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số của các giao dịch phái sinh tiền
tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn rất nhiều so với các giao dịch diễn ra trên Sở
-24-
giao dịch. Có thể nói đó là con số áp đảo khi các giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC chiếm
tới 99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm 2003,
đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử
dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh
tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao
dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính họ.
Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch

tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và tương lai
và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công
cụ quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích
tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì giao dịch kì hạn
tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn
nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.

-25-

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIỆT
NAM

I. Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
1. Thực Trạng
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những
bước phát triển quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế được
chấp nhận chung. Đây là đinh hướng phát triển đúng đắn để Hệ Thống tài chính Việt Nam
ổn định, bền vững, tạo điệu kiện cần cho phát triển kinh thế nước ta. Ngày nay hợp đồng
phái sinh được giao dịch tại nhiều thị trường của thế giới và trên quy mô khổng lồ. Công cụ
tài chính phái sinh được trao đổi thông qua hai thị trường có tổ chức vào OTC. Tính đến
31.12.2006, tổng giá trị thị trường phái sinh toàn cầu đạt 9.695 tỷ USD. Khối lượng giao
dịch của các hợp đồng phái sinh có tổ chức thì ngay từ năm 2002 đã đạt 693.000 tỷ USD (
cùng thời gian theo IMF thì tổng GDP toàn thế giới chỉ đạt 32.100 tỷ USD). Ở Châu Á,
Singapor và Hongkong là hai quốc gia có thị trường phái sinh phát triển mạnh mẽ.Tuy
nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độc áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta
áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là
những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
a. Đối với giao dịch kỳ hạn: Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài

chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày
25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND
giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc ngân hàng thương mại
khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một
phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn
của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao
dịch kỳ hạn chỉ chiểm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường liên ngân hàng.
b. Đối với giao dịch hoán đổi: Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo
quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số
893/2001/QĐ- NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những
giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường
hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.

×