Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Học thuyết ngang giá lãi suất và ứng dụng trong việc xác định tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển nhưng đã
chứng tỏ vài trò và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Khối lượng của các giao
dịch ngoại hối ngày càng tăng. Nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới thị
trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối chính là tỷ giá. Tỷ giá biến động liên
tục và chịu ảnh của rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố phải kể đến đầu
tiến đó là sự chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá
còn được biết đến với cái tên “Học thuyết ngang giá lãi suất”. Học thuyết này
nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ và tỷ giá trên
thị trường ngoại hối đồng thời tập trung lý giải vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với
tỷ giá giao ngay và mức chênh lệnh sẽ có là bao nhiêu.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập rất sôi động. Ngân hàng
Nhà nước thường xuyên phải sử dụng lãi suất như một công cụ hữu hiệu để
điều chỉnh thị trường. Lãi suất thay đổi tác động làm cho tỷ giá thay đổi theo.
Trong bối cảnh nhân tố lãi suất đóng vai trò chính gây ra sự biến động nhanh
và mạnh của tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam thì “học thuyết ngang
giá lãi suất” trở nên rất có ý nghĩa. Học thuyết này vừa giúp các cá nhân tham
gia vào thị trường ngoại hối dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để có
biện pháp phòng ngừa rủi ro và hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả,
lại vừa giúp NHNN có một căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách điều
chỉnh tỷ giá một cách phù hợp.
Chính vì những lý do trên mà em xin chọn đề tài: “Học thuyết ngang giá
lãi suất và ứng dụng trong việc xác định tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt
Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu “Học thuyết ngang giá lãi suất” và mức độ ảnh hưởng
của nhân tố lãi suất tới sự biến động lên xuống của tỷ giá tại thị trường ngoại
hối Việt Nam, nhằm mục đích áp dụng “Học thuyết ngang giá lãi suất” vào
thực tế, xác định tỷ giá của những giao dịch ngoại hối. Trên cơ sở làm rõ các
vấn đề nhận thức lý luận và phân tích thực trạng “ngang giá lãi suất” cũng


như tỷ giá kỳ hạn gia đoạn gần đây để đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam nhìn từ góc độ học thuyết này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu khóa luận là “Học thuyết ngang giá lãi suất” và tỷ
giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tại Việt Nam và chủ yếu tập trung
vào giai đoạn 2002 - 2008
- Trong phạm vi giới hạn nhất định, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu
“Học thuyết ngang giá lãi suất” và tỷ giá hối đoái đối trên hai đồng tiền chính
đó là Đồng Việt Nam (VND) và Đô la Mỹ (USD).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu khóa luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: thống kê, hệ thống hóa, phân tích - tổng hợp, đối chiếu và so sánh.
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường ngoại hối và học thuyết ngang giá lãi suất
Chương II: Thực trạng ứng dụng quy luật ngang giá lãi suất tại Thị trường
ngoại hối Việt Nam
Chương III: Giái pháp cho việc ứng dụng ngang giá lãi suất và điều hành tỷ
giá tại Thị trường ngoại hối Việt Nam
Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của cô giáo: Lê Thị Thanh – Giảng viên khoa Tài chính Ngân
hàng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Trường Đại học
Ngoại Thương đã tận tình dạy bảo cho em những kiến thức quý báu trong
suốt bốn năm học qua.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ HỌC THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Lãi suất

Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là “giá trị của tín dụng, giá cả
của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền
tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau”. Khi đến hạn người vay sẽ phải trả
cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ
lệ phần trăm của số tiền vốn trên số tiền lãi gọi là lãi suất. Hay theo một cách
diễn đạt khác thì “lãi suất là cái giá mà người vay phải trả để được sử dụng số
tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức mà người cho vay có được đối với
việc trì hoãn chi tiêu”.
1.2. Ngoại Hối
Khái niệm ngoại hối được hiểu theo luật định và tương đối thống nhất giữa
các quốc gia. “Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ
được sử dụng trong thanh toán quốc tế”.
Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các
nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu tiền
giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác
được xem như tiền.
- Các giấy tờ có giá trị như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu,
cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền
trong thanh toán quốc tế.
- Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
Trong khuôn khổ của Khóa luận này khái niệm ngoại hối chỉ hiểu theo
nghĩa hẹp là ngoại tệ.
1.3. Tỷ giá
1.3.1. Khái niệm tỷ giá.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Các hoạt động
thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia
phải thực hiện thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến
việc trao đổi các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai

đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ
giá. Vậy có thể định nghĩa: “Tỷ giá là giá của một đồng tiền được biểu thị qua
đồng tiền khác”.
Trong thực tế hầu hết các quốc gia sử dụng phương pháp yết tỷ giá trực
tiếp, do đó tỷ giá còn được định nghĩa theo nghĩa hẹp, hay theo cách nhìn từ
thực tế như sau: “Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ”. Ví dụ
như tỷ giá USD tại Việt Nam được định nghĩa là số đơn vị VNĐ trên 1USD.
1.3.2. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Theo định nghĩa thì “Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ
(mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ
chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì mức tỷ
giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp
với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia”. Chính sách tỷ giá là một bộ phận
trong chính sách kinh tế nên nó cũng phải phù hợp với mục tiêu kinh tế của
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ khác nhau.

×