Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tang cuong thu hut von dau tu truc tiep nuoc 118807

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.31 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá

Lời mở đầu
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn và
dân số đơng. Tỉnh tựu trung đầy đủ các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ,
đường không, đường biển và là cầu nối giữa hai miền Bắc-Nam có cửa ngõ giao
thương với Lào và vùng đơng bắc Thái Lan. Ngồi ra tỉnh cịn có tiềm năng về
các tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên thực tế phát triển kinh tế- xã hội của Nghệ
An trong những năm qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của mình.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế- xã hội luôn thấp hơn và bị tụt hậu so với các tỉnh Miền
Nam và Miền Bắc. Do đó, việc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh được đặt ra như một đòi hỏi cấp thiết, liên quan đến chiến lược phát triển
kinh tế địa phương của quốc gia. Để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNHHĐH, Nghệ An phải chọn công nghiệp làm khâu đột phá và cần giải quyết nhiều
vấn đề quan trọng như: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động, trình
độ khoa học kỹ thuật-công nghệ… nhưng quan trọng hơn cả là vấn đề vốn đầu
tư. Với mặt bằng kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở vật chất kỹ
thuật kém phát triển, cùng với thiên nhiên khắc nghiệt…làm cho khả năng tích
luỹ vốn của Nghệ An rất hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế của tỉnh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua
tỉnh đã tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát
triển, và chú ý phát triển công nghiệp của tỉnh bằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI). Do đó, vấn đề tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh đang
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh và của từng người dân. Cùng
với sự quan tâm đó, tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:“Tăng cường thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực cơng nghiệp tại tỉnh Nghệ An”
làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.

Đề tài này có bố cục như sau:

Nguyễn Thị Nam


1

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Chương 1: Lý luận chung về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát
triển kinh tế tại Nghệ An
Chương 2: Đánh giá tình hình thu hút FDI để phát triển cơng nghiệp tại Nghệ
An từ 2001 đến nay
Chương 3: Các biện pháp tăng cường khả năng thu hút vốn FDI để phát triển
công nghiệp tại Nghệ An đến năm 2010
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Để hoàn thành tốt chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, cô Lê Thanh Hà, giáo viên Khoa Tài chính
Quốc tế, Trường Học Viện Tài Chính cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các
cán bộ trong Phòng cơng nghiệp và dịch vụ, Phịng kinh tế đối ngoại - Sở Kế
Hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An. Kính mong được sự góp ý chân thành của cơ giáo
hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong Khoa để em hạn chế được những thiếu
sót trong chuyên đề này.

Nguyễn Thị Nam

2

K42/08.01



Chuyên đề thực tập cuối khoá

Chương 1: Lý luận chung về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An
1.1 Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tất yếu khách quan
Đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập
cơ sở kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngồi có
thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản
lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi
nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định Luật đầu tư nước
ngoài của nước sở tại.
1.1.1.1 Đối với các quốc gia đầu tư
Thông thường, khi nền kinh tế của một nước đã phát triển, việc đầu tư ở
trong các nước khơng cịn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư nữa. Để
tăng thêm lợi nhuận, các nhà đầu tư trong nước lại đầu tư ra nước ngoài, thường
là đầu tư vào các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Vào thời kỳ đầu thế kỷ
XX, lợi nhuận mà các nước đầu tư thu được từ các hoạt động đầu tư của họ là
khoảng 5%/năm, cao hơn đầu tư ở các nước có cơng nghệ phát triển. Có như vậy
là do tại các nước kém phát triển hơn hay các nước lạc hậu, tư bản vẫn cịn ít,
giá đất đai cịn thấp, tiền lại hạ và nguyên liệu lại rất rẻ, đặc biệt là giá nhân
công rẻ mạt và đây cũng chính là một lý do để tăng thêm doanh thu cho các
nước đi đầu tư. Mặt khác, các công ty tư bản lớn rất cần nguồn nguyên liệu và
tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định cho quy mô sản
xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn của các nước tư bản
thu được lợi nhuận rất cao, vừa lại giúp họ giữ được vị thế độc quyền của họ
Hơn nữa, sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước công nghiệp
phát triển lại rơi vào một cuộc suy thoái. Để vượt qua được những giai đoạn khó
khăn này và tạo được những điều kiện phát triển đòi hỏi phải đổi mới tư bản cố
Nguyễn Thị Nam


3

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

định. Thơng qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đi đầu tư có
thể chuyển các máy móc, thiết bị cần thay thế sang các nước kém phát triển hơn
và thu hồi một phần giá trị để bù đắp những khoản chi phí khổng lồ cho việc
mua sắm các thiết bị máy móc mới.
1.1.1.2 Đối với các quốc gia nhận đầu tư
Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế- xã hội, kết quả của q trình phân
cơng lao động xã hội, đã lôi kéo tất cả các nước và vùng lãnh thổ từng bước hội
nhập vào nền kinh tế. Vì vậy, chính sách biệt lập đóng cửa chắc chắn sẽ kìm
hãm sự phát triển và tăng trưởng của đất nước.
Các nước phát triển và đang phát triển thường rơi vào vòng luẩn quẩn của
sự đói nghèo. Làm sao mà thốt khỏi nó được? Mỗi quốc gia có con đường đi
riêng để tìm lối nhưng việc huy động FDI thực sự trở thành phương thức hữu
hiệu nhất hiện nay mà nhiều nước đã áp dụng và thành công. Đầu tư trực tiếp
nước ngồi bù đắp sự thiếu hụt về vốn, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các
nước, tạo ra tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu vực.
Từ những phân tích trên đây ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngồi là một
trong các hình thức kinh doanh quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay, nó đã đang và sẽ
trở thành phổ cập như một phương thức tiến tạo. Do đó ta có thể nói hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tất yếu khách quan
1.1.2. Tác động của FDI trong quá trình phát triển ở các nước nhận đầu
tư nói chung và Việt Nam nói riêng
1.1.2.1. Những mặt tích cực của FDI

Một là, FDI là nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn và ngoại
tệ. Hầu hết các nước đang phát triển và ngay cả các nước kém phát triển đều rơi
vào tình trạng: thu nhập thấp, đầu tư thấp…Trở ngại lớn nhất lại là vốn đầu tư
và kỹ thuật. Để tạo vốn cho nền kinh tế một cách nhanh chóng thì chỉ có một
hướng đi nhanh nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là nguồn vốn
Nguyễn Thị Nam

4

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

FDI. Nó khơng chỉ bổ sung sự thiếu hụt về vốn mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ.
Bởi vì FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất
khẩu của các nước
Hai là, FDI mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm chun
mơn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước. Chính FDI đem lại kinh
nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao, mang lại cho họ
những phương thức sản xuất hiện đại, thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng cho quá trình phát triển như đào tạo kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao, cán
bộ quản lý…Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể
huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên,
cơng nghệ và bí quyết quản lý thì khơng thể có được bằng chính sách đó. Thu
hút FDI từ các cơng ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu cơng
nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các cơng ty này đã tích lũy và phát triển
qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
cơng nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

Ba là, lợi ích về tạo cơng ăn việc làm. Thực ra đây là một tác động kép,
tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động,
cũng có nghĩa là tăng thêm tích luỹ và đầu tư cho đất nước. Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp,
nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ th mướn nhiều lao động địa
phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong q trình th mướn
đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và
tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp.
Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Khơng
chỉ có lao động thơng thường, mà cả các nhà chun mơn địa phương cũng có

Nguyễn Thị Nam

5

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi.
Ngồi ra, chính sách thu hút FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực. Hoạt động của các dự án có vốn đầu tư
nước ngồi đã tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước từ các
khoản cho thuê đất, mặt nước, các loại thuế như thuế doanh thu, thuế nhập
khẩu…
Bên cạnh các mặt tích cực, chúng ta cũng cần xét đến một số mặt tiêu cực
mà FDI gây ra, và Việt Nam cũng phải chịu những mặt tiêu cực này khi thu hút

nguồn vốn FDI
1.1.2.2. Những mặt hạn chế của FDI
Một là, chi phí của việc thu hút FDI. Để tiếp nhận FDI các nước nhận đầu
tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là : giảm thuế, miễn thuế
trong một thời gian dài…hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong
nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước
Hai là, một số nhà đầu tư thường lợi dụng để chuyển giao các công nghệ
và kỹ thuật lạc hậu vào nước nhận đầu tư. Do trình độ của các nước chủ nhà yếu
kém hơn nên công nghệ thường được đánh giá cao hơn thực tế. Và khi công
nghệ kỹ thuật lạc hậu thì rõ ràng là chất lượng sản phẩm kém, chi phí sản xuất
cao và khơng cạnh tranh trên thị trường.
Ba là, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp có vốn
FDI thường lấn át các doanh nghiệp nhỏ trong nước, lạm dụng quá đáng sức lao
động của công nhân, tạo chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư tạo
nên phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc.Nguy cơ gây tổn hại đến môi trường
ngày càng cao vì các nước đầu tư đã biến các nước chủ nhà thành "bãi rác thải
công nghiệp".

Nguyễn Thị Nam

6

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

1.1.3. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam
Nhìn chung tình hình đầu tư vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng
nhanh, đặc biệt là trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Tổng FDI của

các dự án còn hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam đã vượt ngưỡng 70 tỷ USD. Đây
là một thành tựu đáng ghi nhận sau 20 năm thu hút vốn FDI (1987-2007)
Bảng 1: Vốn đăng ký FDI qua các năm vào Việt Nam
Đơn vị: tỷ USD

Năm
Vốn đăng ký

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

3,258

2,805

3,128

4,222


5,9

10,5

21,3

Đầu tư FDI vào nước ta trong những năm qua đã có những chuyển biến
tích cực trong cơ cấu đầu tư phù hợp với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cơ cấu
vốn đầu tư thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng vào công nghiệp nặng và công
nghiệp chế biến.
Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu chủ yếu trong 2
lĩnh vực: cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó, công nghiệp chiếm 54,9% vốn đăng
ký, dịch vụ chiếm 40,5% tổng vốn đăng ký. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực.
Tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% số dự án, 61% tổng vốn đăng
ký, 68,5% vốn thực hiện
Các thành phố lớn, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi thuộc
các vùng kinh tế trọng điểm phía nam và phía bắc vẫn là những địa phương dẫn
đầu FDI trong đó có 5 địa phương:
TP HCM chiếm 27,6% số dự án và 20% vốn đăng ký; Hà nội chiếm
11,6% số dự án và 20% vốn đăng ký; Đồng Nai chiếm 10,5% số dự án và
13,7% vốn đăng ký; Bình Dương chiếm 18,2 số dự án và 10% vốn đăng ký;
Vũng Tàu chiếm 1,8 số dự án và 7,2% vốn đăng ký
Nguyễn Thị Nam

7

K42/08.01



Chun đề thực tập cuối khố

Năm 2007 cả nước có 56 địa phương thu hút vốn FDI trong đó Hà nội
chiếm 11,8% tổng vốn đăng ký; Đồng nai 11,3%; HCM 10,6%; Bình Dương
10,5%; Phú Yên 7,9%.
Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu từ các
nước Châu Á. Có 55 quốc gia có vốn đầu tư trong đó dẫn đầu là 5 quốc gia: Hàn
Quốc chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký; Anh chiếm 20,6%; Singapo chiếm
12,04% Đài Loan chiếm 11,6%( thường đầu tư vào công nghiệp chế biến); Nhật
Bản chiếm 6,4%( thường đầu tư vào công nghiệp dầu khí, ơtơ, bưu chính viễn
thơng.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An
1.2.1. Những tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh Nghệ An
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Nghệ An nằm trên tuyến giao lưu Bắc Nam và đường xuyên Á Đông
Tây. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và của khu vực Bắc
trung bộ, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía nam và cách TPHCM 1.400 km về
phía bắc
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn và đơng dân, với 16.480km2 đất tự nhiên,
dân số trên 3,1 triệu người, mật độ dân số là 183 người/km2. Tỉnh có 1 thành phố
loại hai, 1 thị xã và 17 huyện. Điều kiện địa lý, kinh tế của tỉnh tương đối đa
dạng và phong phú, có biển, đồng bằng và rừng núi. Đây là thế mạnh mà ít địa
phương có được.
Tài ngun khống sản của Nghệ An khá phong phú, có một số loại có trữ
lượng lớn có thể khai thác với quy mô công nghiệp như: đá vôi trắng, đá xây
dựng, đất sét, đá bazan … điều đáng nói là các tài nguyên khoáng sản của Nghệ
An tập trung thành quần thể, có chất lượng cao, thuận tiện cho việc khai thác và
vận chuyển

Nguyễn Thị Nam


8

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng
Tỉnh Nghệ An hội đủ các tuyến đường sắt, đường bộ, đường không,
đường sông và đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc Nam, là cửa ngõ sang
Lào và vùng đơng bắc Thái Lan. Tỉnh hiện có hai cửa khẩu sang Lào là cửa
khẩu Nặm Cắn và Thanh Thuỷ, tương lai có thêm cửa khẩu Thơng Thụ rất thuận
tiện cho việc giao lưu với các nước khu vực phía tây. Đường sắt Bắc Nam chạy
xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Cảng biển Cửa Lị có thể đón nhận tầu 1 vạn tấn
cập cảng hiện đang tiếp tục được đầu tư mở rộng. Sân bay Vinh nằm sát trung
tâm thành phố đã được nâng cấp, mở rộng để máy bay hiện đại lớn có thể cất hạ
cánh
Hệ thống điện nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất và nhu cầu sinh hoạt
của người dân trên địa bàn
1.2.1.3 Nguồn nhân lực
Có thể nói Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, số người trong tuổi lao
động hơn 1,5 triệu người. Số người có việc làm thường xuyên là 1.435.640
chiếm khoảng 92,1% tổng lao động. Số người có trình độ cao đẳng và đại học là
6.294 người.
Hằng năm có hơn 20 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Đại Học Vinh, 5 trường
cao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và
dạy nghề, sẽ là nguồn bổ sung lao động đáng kể, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện trường ĐH Vinh đã được nâng cấp, các ngành đào
tạo đa dạng, phong phú và trường CĐ SPKT Vinh nâng cấp lên thành trường đại

học.
Tóm lại: Nghệ An có nguồn lao động dồi dào, trẻ, với truyền thống cần
cù, hiếu học, là cơ sở để tiếp tục đào tạo và hình thành đội ngũ lao động có trình
độ quản lý, kinh tế, có đội ngũ cơng nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội trong tương lai
Nguyễn Thị Nam

9

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

1.2.2. Vai trị của FDI đối với phát triển kinh tế Nghệ An
1.2.2.1 Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với những thế mạnh về vốn, cơng nghệ đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngày càng có những xu hướng
phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Sự gia tăng lên về tỉ
trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tỉ trọng ngành nông nghiệp dang giảm
đã cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành của tỉnh. Các dự án
đầu tư ngày càng tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư nước ngồi đã góp phần thúc đẩy các khu vực
trong tỉnh phát triển đồng đều hơn. Nhờ các chính sách khuyến khích của tỉnh và
của Nhà nước mà đời sống nhân dân các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa được
cải thiện một cách đáng kể, nhất là các bà con dân tộc, ví dụ như các vùng Nghĩa
Đàn, Tương Dương hay Nghi Phú, Nghi Lộc, Cửa Lị….Tại đây, nhiều cơng
trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như: điện, đường, bệnh viện, trường
học…cũng từ nguồn vốn FDI.
1.2.2.2 Đào tạo và thu hút nguồn lao động của tỉnh, nâng cao năng lực

khoa học cơng nghệ.
Nguồn lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Từ việc cải thiện cuộc
sống của dân cư đã tạo điều kiện cho lao động nâng cao trình độ chun mơn
trong cơng việc và tay nghề. Đó là một mặt tích cực rất lớn mà nguồn vốn FDI
mang lại cho tỉnh. Các doanh nghiệp FDI tạo ra công ăn việc làm cho gần hàng
triệu lao động Nghệ An. Đặc biệt là các nhà máy sử dụng nhiều công nhân như:
may mặc, điện tử, chế biến…
FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của
địa phương. Bên cạnh chuyển giao những công nghệ có sẵn, thơng qua FDI các
chủ đầu tư cịn góp phần tích cực đối với việc tăng cường khả năng nghiên cứu
và phát triển công nghệ tại tỉnh. Tuy tỉ lệ này còn thấp so với cả nước và các địa
Nguyễn Thị Nam

10

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

phương khác, nhưng nó cho thấy một sự tiến bộ và một tương lai tốt đẹp hơn
cho sự phát triển cơng nghệ tại tỉnh.
1.2.2.3 Đóng góp vào ngân sách và bổ sung nguồn vốn phát triển kinh
tế tỉnh.
Cũng như các địa phương khác,các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi trên địa bàn tỉnh đóng góp vào ngân sách những khoản thuế như:
thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, các khoản thuế doanh thu và các khoản phí,
tiền thuê mặt bằng… Tốc độ nộp ngân sách của khu vực này ngày càng tăng,
nhất là các dự án có vốn đầu tư lớn và có lợi nhuận cao.

Với số vốn đầu tư đã thực hiện trong tỉnh những năm qua đang tăng lên,
kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, nó đã góp phần đáng kể
vào nguồn vốn đầu tư xã hội của tỉnh, và nhất là nguồn vốn phát triển kinh tế.
Khi ngân sách của tỉnh tăng lên do đóng góp của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN thì việc sử dụng nguồn vốn này làm quỹ phát triển kinh tế của tỉnh là
một việc làm đúng đắn trong thời đại này.
Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam, và do đó nó thực sự rất quan trọng cho các địa phương có nền kinh tế
nghèo như Nghệ An. Vì vậy việc đưa ra những giải pháp để thu hút nguồn vốn
này vào tỉnh là một điều hết sức cần thiết
1.3. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI để phát triển công nghiệp của một số địa
phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An
1.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI để phát triển công nghiệp của một số địa
phương trong nước.
1.3.1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI để phát triển công nghiệp Đà Nẵng.

Nguyễn Thị Nam

11

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của nước ta, là trung tâm kinh
tế, văn hoá của miền Trung. Là tỉnh có những yếu tố địa- kinh tế thuận lợi, nó đang
là địa điểm thu hút FDI mạnh ở nước ta.
Để tăng cường thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh, ngày 10/3/2004. Chủ

tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành 2 văn bản quan trọng. Đó là quyết định số
50/2004/QĐ-UB về những chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và quyết định
51/2004/QĐ-UB về những chính sách khuyến khích FDI để phát triển công nghiệp
trên địa bàn thành phố. Suy cho cùng thì chính sách ưu đãi hay khuyến khích đầu tư
ở một địa bàn tựu chung là chế độ thuê đất, mua đất đai, sang nhượng quyền sử dụng
đất, là các loại thuế suất đối với các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
chủ đầu tư… về mặt này thì Đà Nẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm
nhất với chi phí thấp nhất
Đà Nẵng khuyến khích đầu tư vào cơng nghiệp ở các lĩnh vực sau: Ưu tiên
phát triển những ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như cơng nghệ thơng tin,
sản xuất phần mềm máy tính, cơng nghiệp hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu với
quy mô vừa và nhỏ
Kết hợp với những đổi mới chung của Việt Nam, Đà Nẵng đang tập trung vào
xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh cải cách hành chính để “ trải thảm”
mời đón các nhà đầu tư. Trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là thành phố vì hồ
bình và phát triển thịnh vượng
1.3.1.2 Kinh nghiệm thu hút của TP.HCM
Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI, TP Hồ
Chí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư.
Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm
đỏ đón các nhà đầu tư. Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quy
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành công nghệ cao sử dụng
ít lao động; cơng bố quy hoạch ngành nghề, quy hoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ

Nguyễn Thị Nam

12

K42/08.01



Chun đề thực tập cuối khố

các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản các thủ tục đăng ký và triển khai các
dự án đầu tư.
Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giới
thiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế. Sau hội chợ là
kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơ
hội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềm
năng du lịch...
Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá
hình ảnh. Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy
đầu tư mới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An
Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đó
việc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợp
với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Nghệ An đã rút ra những bài học sau:
 Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
+ Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực đầu
tư trong công nghiệp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rất
quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư
+ Đẩy nhanh cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN,
cụm cơng nghiệp
+ Có các chính sách khuyến khích, thu hút nguồn vốn FDI để phát triển
cơng nghiệp.
+ Nâng cao hiệu quả các dịch vụ phụ trợ cho công nghiệp làm sao để cạnh
tranh với các địa phương trong cả nước….
 Bài học về việc sử dụng Ngân sách:
+ Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quan

trọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thơng, sớm hoàn
chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
Nguyễn Thị Nam

13

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

+ Bố trí ngân sách cho cơng tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằng
các dự án đặc thù
+ Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các
công tác đầu tư
 Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hố các
hình thức Xúc tiến đầu tư cho phát triển công nghiệp.
+ Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúc
tiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án
+ Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán
Ngồi ra tỉnh cần phải phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp
xúc tiến và vận động đầu tư có hiệu quả
Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh
nghiệm của các địa phương trong cả nước đã thành công trong công tác kêu gọi
và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cơng nghiệp, và cũng
chính từ kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Nguyễn Thị Nam

14


K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI để phát triển công nghiệp
Nghệ An từ 2001 đến nay
2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào cơng nghiệp cả nước
Cùng với xu hướng tăng mạnh dịng đầu tư đổ vào các nước đang phát
triển, thu hút ĐTNN vào Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, báo hiệu một làn sóng đầu
tư mới. Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn là phải nhanh chóng nắm bắt
thời cơ và tạo ra một cuộc bùng nổ về thu hút FDI, cả về quy mô và chất lượng.
Ngành cơng nghiệp có vốn (FDI) phát triển ngày càng nhanh và ổn định
hơn khu vực công nghiệp trong nước. Giai đoạn 1996-2005 đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 15,7% và tăng giá trị sản xuất 20,28%. Vị trí của cơng nghiệp
có vốn FDI trong cơ cấu cơng nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Tỷ trọng
của khu vực này trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần: từ 35,3% năm
2001, và hiện chiếm tới 35,6%.
Không chỉ tăng nhanh mà cơng nghiệp có vốn FDI cịn sản xuất với quy
trình cơng nghệ hiện đại nên chất lượng và chi phí sản xuất có sức cạnh tranh
cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng cao của cơng
nghiệp FDI đã góp phần quan trọng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của tồn
ngành cơng nghiệp cả nước trên 10% liên tục suốt thập niên 90 và những năm
đầu thế kỷ 21.
Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng lên
đáng kể (32,3 tỷ USD). Tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được hơn
9500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD.
Hiện khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp trên 17% GDP, chiếm
16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt giá trị doanh thu trong 2 năm 2006-2007 là

69 tỷ USD. Ngồi giá trị về kinh tế, cơng nghiệp FDI cịn tạo thêm hàng triệu
việc làm, nhất là trong ngành công nghiệp nhẹ, góp phần bổ sung và hồn thiện

Nguyễn Thị Nam

15

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

các mơ hình quản lý và tổ chức sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường ở
Việt Nam.
2.2. Thực trạng thu hút FDI để phát triển công nghiệp tại Nghệ An từ năm
2001 đến nay
2.2.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Nghệ An
Trong 7 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng
hướng, bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 10,6% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP từ
18,6% năm 2001 đã tăng lên 30,42% năm 2007, tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp
giảm xuống một cách rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 7,33 triệu
đồng.
Riêng lĩnh vực cơng nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất
tăng bình quân năm 24%. Năm 2007 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2001 như bia 45 triệu lít
tăng gấp 3 lần; đường kính 130.000 tấn, tăng gấp 3 lần, xi măng 1,62 triệu tấn,
tăng gấp 9 lần; gạch nung 400 triệu viên, tăng gấp 2,5 lần…
Bảng 2 : Cơ cấu GTSXCN theo thành phần kinh tế 2001-2007

Đơn vị: %
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Quốc doanh

29,78

38,6

43,14

45,21

47,81

47,12

46,59


Ngồi quốc doanh

45,21

41,98

40,69

38,77

40,19

43,2

43,9

Có vốn ĐTNN

24,99

19,43

16,18

16,02

12

9,68


9,51

KV

Năm

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2007 tỉnh Nghệ An

Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong
những năm qua đang tăng dần lên. Trong đó GTSX cơng nghiệp của thành phần
Nguyễn Thị Nam

16

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá

kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh
đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có tăng lên, nhưng những năm gần đây thì
có xu hướng chững lại. Một phần là vì các sản phẩm chủ yếu như xi măng,
đường kính, thủy điện,… có giá trị sản xuất cao lại thuộc các cơ sở sản xuất có
vốn đầu tư của Nhà nước. Các ngành này lại được ưu tiên đầu tư và lại có những
lợi thế riêng để tiếp tục phát triển. Phần khác là do tư tưởng ĐTNN có nhiều rủi
ro hơn, cơng tác thu hút ĐTNN mà đặc biệt là nguồn vốn FDI chưa được quan
tâm đúng mức. Do đó chúng ta càng phải xem lại những biện pháp khắc phục
tình trạng này.
Về cơ cấu, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành công nghiệp là

khai thác, chế biến và sản xuất điện nước. Nhưng tập trung hơn cả là ngành công
nghiệp chế biến chiếm hơn 90% số vốn đầu tư vào công nghiệp của tỉnh
Bảng 3 : Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2000-2007
(đơn vị: %)
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

CN khai thác

8,03

8,92

7,21

7,02

6,96


5,76

5,47

CN chế biến

91,51

90,57

92,2

92,31

92,33

92,44

92,81

Sản xuất điện nước

0,46

0,51

0,59

0,67


0,71

1,8

1,72

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2007

Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng về biển và rừng. Các sản phẩm cơng
nghiệp có giá trị như gỗ, hải sản, bia, mía đường,… được chế biến từ nguồn
nguyên liệu có sẵn, đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của người dân trong tỉnh. Từ
lợi thế về rừng và biển khiến các ngành cơng nghiệp chế gỗ, hải sản, mía
đường… biến ln chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Ngồi ra với 16.480 km2 đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất
thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp
(KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Nghệ An đã
Nguyễn Thị Nam

17

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

xây dựng thành cơng các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài.
Ngay từ năm 1997, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tỉnh đã quyết định
xây dựng KCN đầu tiên vào ngày 18/12/1998 , KCN Bắc Vinh
Theo báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An, sau hơn 6 năm

triển khai thực hiện, tỉnh Nghệ An đã lập quy hoạch chi tiết được 4 KCN tập
trung và được chính phủ đồng ý. Đó là Cửa Lị, Bắc Vinh, Hoàng Mai, Nam
Cấm. Hiện nay tỉnh đang triển khai lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với
diện tích 300 ha
+ KCN Bắc Vinh: Thành lập năm 1998 tại Hưng Đơng, thành phố Vinh,
với diện tích 143,6 ha với tổng vốn đầu tư 78.5 tỉ đồng. Các ngành nghề ưu tiên
phát triển tại KCN là : Dệt, may xuất khẩu; giầy da xuất khẩu; điện tử; điện dân
dụng; chế biến lương thực, thực phẩm…Tính đến 6/2007 đã có 15 dự án đầu tư
xây dựng trong KCN với diện tích đất thuê là 30 ha, đạt gần 70% diện tích công
nghiệp. Tổng vốn đầu tư hiện đạt 305 tỉ đồng và 1,2 triệu USD. Trong đó có 2
dự án 100% vốn đầu tư nước ngồi của Trung Quốc, cịn lại là các dự án liên
doanh với nước ngoài và ngoại tỉnh, còn một số dự án đang xây dựng.
+ KCN Nam Cấm: Được thành lập ngày 16/9/2003, có diện tích 327 ha,
thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc; Các ngành công nghiệp được ưu tiên là: Sản xuất
thép; lắp ráp ô tơ; phân bón; chế biến khống sản; chế biến gỗ; chế biến lương
thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; giầy da xuất khẩu…
+ KCN Cửa Lò: KCN đã được chính phủ phê duyệt để thành lập, có diện
tích quy hoạch là 40,55 ha. Các ngành công nghiệp ưu tiên trong KCN là: May
xuất khẩu; hàng mỹ nghệ xuất khẩu; đồ chơi trẻ em; đồ lưu niệm; điện- điện tử;
lắp ráp cơ khí; kho ngoại…

Nguyễn Thị Nam

18

K42/08.01


Chuyên đề thực tập cuối khoá


Đặc biệt trong KCN này, cơng ty VINAMILK đã th 4,37 ha đất, hồn
thành xây dựng và đưa vào sản xuất vào tháng 6/2005. Nhà máy sữa Nghệ An
có cơng suất 20 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư là 75 tỉ đồng
+ KCN Hoàng Mai: Quy hoạch KCN này nằm trong quy hoạch tổng thể
vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt ngày 10/10/1997,
thuộc huyện Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 291,86 ha. Vị trí quy hoạch này
tương đối thuận tiện, phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện Quỳnh Lưu
thời kỳ 2001-2010 và quy hoạch tổng thể khu đơ thị Hồng Mai đang trong giai
đoạn kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát
triển: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa, lắp ráp thiết bị xây dựng; sản
xuất bao bì, hố chất…
+ KCN Phủ Quỳ: KCN nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng
140 ha. Đã được UBND tỉnh cho phép khảo sát lựa chọn địa điểm quy hoạch
xây dựng tại QĐ số 1067/UBND ngày 29/3/2007, thuộc địa phận huyện Nghĩa
Đàn. Các ngành nghề ưu tiên: Công nghiệp chế biến sau đường, chế biến nông
sản, chế biến lâm sản, chế biến thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng, chế
tạo cơ khí, chế biến khống sản…
Đến tháng 11/2007 đã có 38 dự án đầu tư vào các KCN được cấp phép
còn hiệu lực, trong đó có 7 dự án FDI. Có 23 dự án vào KCN Nam Cấm; 14 dự
án vào KCN Bắc Vinh; 1 dự án vào KCN Hoàng Mai. Tổng vốn đầu tư đăng ký
là 2.199,83 tỷ VNĐ. Riêng năm 2007 có 4 dự án đầu tư đã được cấp phép đến
tháng 9 với tổng vốn đăng ký 786,2 tỷ VNĐ. BQL khu kinh tế Đông Nam đang
hưỡng dẫn và cấp chứng nhận đầu tư cho 2 dự án FDI chuẩn bị đầu tư vào KDN
Nam Cấm với tổng vốn đăng ký khoảng 40 triệu USD.
Các DAĐT vào KCN Nghệ An còn nhỏ về quy mơ, ít về số lượng, việc
triển khai thực hiện còn chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra, hiệu quả sản xuất
kinh doanh thấp. Nhìn chung, số dự án đầu tư vào công nghiệp Nghệ An, đặc

Nguyễn Thị Nam


19

K42/08.01


Chun đề thực tập cuối khố

biệt là các KCN có xu hướng ngày càng tăng phản ánh môi trường đầu tư ở
Nghệ An có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua.
2.2.2. Thực trạng thu hút FDI để phát triển công nghiệp của tỉnh giai
đoạn 2001-2007
2.2.2.1. Quy mô đầu tư FDI vào cơng nghiệp
Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư phát triển của tỉnh có bước chuyển
biến tích cực và tồn diện. Tổng vốn đầu tư huy động thời kỳ 2001-2007 ước đạt
27.800 tỉ đồng, tăng 40% so với thời kỳ 1996-2000, bằng 108% so với dự kiến
kế hoạch. Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là đầu tư trong nước đạt 87,56%, vốn
đầu tư nước ngoài vào tỉnh chiếm 12,14%. FDI vào tỉnh những năm gần đây
tăng mạnh, đạt khoảng 4.000 tỷ đồng.
Năm 2006 có 3 dự án FDI/21,75 triệu USD đạt 131% so với năm 2005.
Năm 2007 có 2 dự án FDI/61,7 triệu USD tăng gần 3 lần so với năm 2006.
Tính đến cuối năm 2007, tồn tỉnh có 24 dự án FDI trong đó có 18 dự án
đang hoạt động ổn định với số vốn đầu tư ban đầu là 139,395 triệu USD. Điều
đáng chú ý là tỉnh ngày càng thu hút FDI vào công nghiệp, nhất là công nghiệp
chế biến và khai thác khoáng sản. Một số dự án đã đi vào sản xuất ổn định và có
nhu cầu đầu tư thêm như Liên doanh Mía đường Nghệ An Tate & Lyle, Liên
doanh đá trắng Việt- Nhật, sản xuất bật lửa ga Trung Lai...
Sau đây là bảng thống kê tình hình thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh
trong giai đoạn 2001-2007.

Nguyễn Thị Nam


20

K42/08.01



×