Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần may Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG ......3
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May
Thăng Long .................................................................................................3
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP May
Thăng Long..................................................................................................5
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần May
Thăng Long..................................................................................................9
1.4/ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được khái
quát qua sơ đồ sau:....................................................................................14
1.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán của Công ty cổ phần May
Thăng Long................................................................................................15
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ............................15
1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP May Thăng
Long........................................................................................................18
CHƯƠNG II
THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG.......................................................................20
2.1. Khái quát về lao động và tiền lương tại Công ty CP May Thăng
Long............................................................................................................20
2.1.1. Đặc điểm và phân loại lao động tại Công ty Cp May Thăng Long
.................................................................................................................21
2.1.2. Xây dựng quỹ lương và các hình thức trả lương tại Công ty CP
May Thăng Long.....................................................................................22
2.1.3. Các khoản trích theo lương tại Công ty CP May Thăng Long......25
2.1.4. Vai trò của kế toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty Cổ phần May Thăng Long ........................................25
2.2. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương..............27
2.2.1. Kế toán chi tiết tiền lương ............................................................27


2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương...................................27
2.3/ Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương .........33
2.3.1. Kế toán tổng hợp tiền lương..........................................................33
2.3.2. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương ..............................73
2.4/ Kế toán dự phòng trợ cấp mất việc làm ..........................................89
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CP MAY THĂNG LONG ........................................90
3.1. Ưu nhược điểm ..................................................................................90
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty CP May Thăng Long .........................................92
3.3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty CP May Thăng Long ............93
KẾT LUẬN...........................................................................................95
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
CCDC : Công cụ dụng cụ
CPSX : Chi phí sản xuất
NKCT : Nhật ký chứng từ
DTKH : Doanh thu kế hoạch
DTTH : Doanh thu tổng hợp
QDP : Quỹ dự phòng
MỤC LỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý............................................10
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh..................14
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán............................................16

Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần May Thăng
Long
............................................................................................................... 19
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ về tiền lương và
các khoản trích theo lương
............................................................................................................... 30
BIỂU 1-1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008...........................8
BIỂU 2-1: BÁO CÁO DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009..............34
BIỂU 2-2: DOANH THU THÁNG 3 NĂM 2009................................38
BIỂU 2-3: ĐƠN GIÁ DÂY CHUYỀN MAY, LÀ THÁNG 3 NĂM
2009....................................................................................................... 40
BIỂU 2-4: BẢNG THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG ĐOẠN MAY42
BIỂU 2-5: BẢNG KHAI DÂY CHUYỀN THÁNG 3/2009.................47
BIỂU 2-6: BẢN KHAI NĂNG SUẤT..................................................49
BIỂU 2-7: BẢN KHAI NĂNG SUẤT..................................................50
BIỂU 2-8: BẢNG CÂN ĐỐI SẢN LƯỢNG THÁNG 3 NĂM 2009...53
BIỂU 2-9: BẢNG CHẤM CÔNG........................................................56
BIỂU 2-10: BẢNG CHẤM CÔNG......................................................58
BIỂU 2-11: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 60
BIỂU 2-12: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 63
BIỂU 2-13: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 67
BIỂU 2-14: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 69
BIỂU 2-15: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 70
BIỂU 2-16: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2009 71
BIỂU 2-17: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ
HỘI........................................................................................................ 74
BIỂU 2-18: BẢNG KÊ SỐ 4................................................................77
BIỂU 2-19: BẢNG KÊ SỐ 5................................................................79
BIỂU 2-20: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1..........................................80
BIỂU 2-21: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7..........................................82

BIỂU 2-22: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7..........................................83
BIỂU 2-23: SỔ CÁI..............................................................................86
BIỂU 2-24: SỔ CÁI..............................................................................88
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Kinh tế
thị trường mang lại không chỉ những cơ hội mà còn cả những thách thức lớn
cho các doanh nghiệp. Nhất là hiện nay, khi chúng ta đã gia nhập WTO, thị
trường mở cửa đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp
cận nhiều hơn với bạn hàng quốc tế, để quảng bá và phát triển thương hiệu
hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khi các Công ty nước ngoài đổ vào Việt Nam thì
điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều
đối thủ cạnh tranh hơn. Với vốn kinh nghiệm phong phú, khả năng nắm bắt
thị trường nhanh nhạy, sản phẩm mới lạ, hiện đại, chiến lược marketing
chuyên nghiệp, các Công ty nước ngoài rất có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường
trong nước nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược tự đổi
mới và củng cố thị phần của mình. Hơn thế nữa, bạn hàng nước ngoài, nhất là
những nước Châu Âu là thị trường rất khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm
vô cùng khắt khe. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định
uy tín, đồng thời hạ giá thành để thu hút khách hàng là chiến lược kinh doanh
nói chung của tất cả các doanh nghiệp. Một sản phẩm có giá thành phải chăng
và chất lượng tốt sẽ chinh phục được cả thị trường trong và ngoài nước.
Để phát triển doanh nghiệp, không thể không cải tiến sản phẩm. Mà
muốn cải tiến sản phẩm thì yếu tố con người là điều kiện tiên quyết. Muốn có
được những sản phẩm với mẫu mã đẹp, hợp thời trang, được người tiêu dung
rộng rãi đón nhận thì cần phải có đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên nghiệp.
Muốn có được sản phẩm chất lượng tốt thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng
cần có tay nghề cao. Muốn tăng năng suất, tăng sản lượng mà vẫn giữ được
chất lượng ổn định thì tay nghề người công nhân cũng là vô cùng cần thiết.
Thêm vào đó, một đội ngũ quản lý tốt, có tầm nhìn xa và hoạch định được
1

những chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp thúc đẩy công việc kinh
doanh, mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, một doanh
nghiệp muốn đi lên thì việc làm cấp thiết là phải quan tâm đến nguồn nhân
lực của mình. Để có được nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng tốt, doanh
nghiệp cần đảm bảo lợi ích cá nhân của người lao động. Đó là động lực trực
tiếp khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình nỗ lực sáng tạo
trong sản xuất cũng như trong mọi công việc.
Qua thời gian đầu thực tập tại Công ty cổ phần May Thăng Long, được
sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính,
bước đầu em đã làm quen được với những việc đơn giản và hiểu được khái
quát về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty đặc biệt là
phòng Kế toán tài chính.
Tuy nhiên với thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên báo cáo của
em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có ý kiến bổ sung và sự chỉ
bảo quan tâm của các thày cô giáo cũng như các anh chị trong công ty.
Về phía bản thân, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Bùi Minh
Hải giảng viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các cô chú, anh chị
trong phòng Kế toán tài chính của Công ty cổ phần May Thăng Long đã
hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề
thực tập chuyên ngành này
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Hải Anh
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG
LONG
Tên Công ty: Công ty cổ phần May Thăng Long
Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 04 – 3862 3372

1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May
Thăng Long
Công ty cổ phần May Thăng Long tiền thân là Công ty May mặc xuất
khẩu thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, được thành lập vào ngày
8/5/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thương, trụ sở đóng tại số 15 Cao Bá
Quát, Hà Nội.
Ban đầu Công ty có khoảng 1.200 công nhân và 1.100 máy may công
nghiệp. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng
sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112.8% chỉ tiêu. Năm 1959 kế hoạch
Công ty được giao tăng gấp 03 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành
và đạt 102% kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan
hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc.
Tháng 7/1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc về số 250 Minh Khai,
Hà Nội, hiện là trụ sở chính của Công ty. Với địa điểm mới này, các bộ phận
trước kia phân tán nay thống nhất thành một mối tạo thành dây chuyền khép
kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.
Ngày 31/8/1965, theo quyết định của Bộ Ngoại thương tách bộ phận gia
công thành một đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty Gia công may
mặc xuất khẩu; còn Công ty May mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp
May mặc xuất khẩu; Ban Chủ nhiệm đổi thành Ban Giám đốc. Đây là sự
3
thay đổi về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện
cho chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu.
Năm 1979, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp
May Thăng Long.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985), Công ty chuyển hướng
từ sản xuất hàng mậu dịch sang gia công hàng xuất khẩu. Với những thành
tựu đã đạt được, năm 1983, Xí nghiệp May Thăng Long đã được nhà nước
trao tặng huân chương lao động hạng nhì
Cuối năm 89, đầu những năm 90, Liên xô tan rã, thị trường của Công ty

thu hẹp dần. Đứng trước khó khăn này lãnh đạo Công ty đã quyết định tổ
chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị
cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (FAAP), Nhật Bản ( JUKI). Đồng thời Công ty
hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các
nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 1991, với những sự thay đổi hiệu quả trên Xí nghiệp May Thăng
Long là đơn vị may mặc đầu tiên được cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Tháng 6/1992, thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và
địa phương trong thời kỳ đổi mới Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là
Bộ Công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp sang Công ty, Xí
nghiệp May Thăng Long thành Công ty May Thăng Long theo Quyết định
218 TC/LĐ-CNN. Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời là mô hình
Công ty đầu tiên trong các Công ty May mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ
chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành, năm 1993 Công
ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000m2 đất tại Hải Phòng, xây
dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thu hút gần 200 lao động.
4
Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm
1993 Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại
39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300m2. Nhờ sự phát triển đó, Công
ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động gắn
Sản xuất với Kinh doanh
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO
9001- 2000 và tiêu chuẩn SA 8000
Thực hiện Quyết định 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công
nghiệp về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần
May Thăng Long, nhà nước nắm cổ phần chi phối 51%. Số vốn điều lệ
23.306.700.000 đồng được chia thành 233.067 cổ phần.

Năm 2006, Công ty đã thực hiện thành công đợt bán đấu giá phần vốn
nhà nước tại Công ty. Ngày 15/2/2007, Công ty đã chuyển đổi chủ sở hữu và
trở thành Công ty 100% cổ phần do các cổ đông góp vốn.
Vốn điều lệ của Công ty 23.306. 700.000 đồng
Vốn điều lệ được chia thành 233.067 cổ phần
Mệnh giá phổ thông 100.000 đồng/1CP
Lao động tại Công ty 1.650 LĐ
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP May
Thăng Long
* Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính
chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông, ngành nghề
sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại
nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo
mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.
5
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công
nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ
nghệ.
* Đặc điểm về sản phẩm, hàng hoá và thị trường đầu vào đầu ra của
Công ty
Sản phẩm chủ lực của Công ty là áo Sơ mi Nam và áo Jắc két, bên cạnh
đó Công ty cũng mở rộng sản xuất các sản phẩm và các Xí nghiệp được
chuyên môn hoá theo từng mặt hàng như XN1 và XN2 chuyên sản xuất áo sơ
mi nam nữ, XN3 sản xuất áo Jắc Két, XN4 và XN5 sản xuất quần Bò và quần
Jin, XN6 sản xuất hàng dệt kim. Riêng Xí nghiệp May Nam Hải tại Nam
Định đã tách ra hoạt động độc lập không phụ thuộc từ tháng 09 năm 2008
Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng theo đơn đặt hàng, vì vậy số
lượng lớn và sản xuất hàng loạt sau đó suất khẩu sang thị trường các nước

như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…Bên cạnh đó Công ty vẫn
trú trọng thị trường trong nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhờ hệ thống
cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại 250 Minh Khai, 39 Ngô Quyền và
các đại lý của Công ty trên khắp cả nước.
* Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Sau 55 năm xây dựng và phát triển việc mở rộng thị trường Công ty luôn
chú trọng, nhờ nó mà đến nay Công ty đã có quan hệ với khách hàng ở hầu
khắp các châu lục trên thế giới. Đồng thời thị trường trong nước cũng được
khai thác, tuy nhiên do biến động của nền kinh tế thị trường thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, Cty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tiêu thụ hàng hoá, vì vậy duy trì các bạn hàng truyền thống và đào tạo nâng
cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là điều mà Đội ngũ
lãnh đạo của Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các khách hàng này, đẩy mạnh
6
xuất khẩu hàng ra các nước này và tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu
từ năm 2007 - 2008 ta có thể thấy qua Bảng chỉ tiêu Tài chính sau:
7
BIỂU 1-1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng tài sản: 128.096.933.850 130.777.436.278
2 - Tài sản ngắn hạn 54.634.954.423 65.270.075.934
- Tài sản dài hạn 73.461.979.427 65.507.360.344
3 Nợ phải trả: 111.821.738.249 108.553.173.332
- Nợ ngắn hạn 73.711.169.618 81.628.488.572
- Nợ dài hạn 38.110.568.631 26.924.684.760
4 Tổng doanh thu 96.204.510.194 104.613.148.318
5 Lợi nhuận trước thuế 1.981.518.267 2.789.352.153
6 Nộp ngân sách nhà nước 554.825.115 781.018.603
7 Thu nhập bình

quân/người/tháng
1.500.000 1.700.000
Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty năm 2008
8
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần May
Thăng Long.
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính
chất tự
quyết lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. Tuy nhiên,
hiện nay bộ máy quản lý của Công ty vẫn chia thành 2 cấp, cấp Công ty và
cấp Xí nghiệp với sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra.
* Bộ máy quản lý ở cấp Công ty: Bộ máy tổ chức bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông;
- Hội đồng quản trị;
- Ban Kiểm soát;
- Tổng Giám đốc;
- Bộ máy giúp việc.
Tổ chức bộ máy quản lý được khái quát trong sơ đồ sau:
9
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Văn phòng Công ty
10
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng
Giám đốc
điều hành
Kỹ thuật

Văn
phòng
Công
ty
Giám đốc các XN 1 đến XN 6
Nhân viên thống kê các XN
Phó Tổng
Giám đốc
điều hành
Nội chính
Phó Tổng
Giám đốc
điều hành
Tài chính
Phó Tổng
Giám đốc
điều hành
Sản xuất
HT cửa
hàng
thời
trang
Phòng
Kinh
doanh
nội địa
Phòng
Kế
toán
tài vụ

Phòng
Kế
hoạch
Sản
xuất
Phòng
Kinh
doanh
XNK
Phòng
Kỹ
thuật
chất
lượng

nghiệp
Dịch
vụ đời
sống
Trong đó:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản
trị và ban kiểm soát, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển
dài hạn của Công ty thông qua biểu quyết.
Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu, được
bầu ra do biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.
Ban Kiểm soát: Được Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên
trở lên, có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh
của Công ty và Hội đồng quản trị. Đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát.
Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ
quan cấp trên, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng

ngày của công ty. Hội đồng quản trị sẽ quyết định bổ nhiệm hay bãi miễn
Tổng giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về kỹ thuật chất lượng, kỹ thuật sản xuất và thiết kế tạo mẫu cho
Công ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho
Tổng Giám đốc về việc chỉ đạo sản xuất trong các Xí nghiệp trực thuộc Công
ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính: Tham mưu về lĩnh vực Tài
chính cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, thực hiện chế độ Tài chính
theo đúng tôn chỉ của Bộ Tài Chính.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội chính: Giúp Tổng Giám đốc điều
hành kiểm soát các hoạt động liên quan đến các cơ quan hữu quan và chế độ
chính sách cho người lao động, định biên lao động tại Công ty.
Các phòng ban chức năng bao gồm:
11
Văn phòng công ty: Tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn cho Công ty
và tuyển dụng lao động theo định biên sản xuất, phổ biến quy trình làm việc
theo ISO và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn SA 8000, quản lý về các mặt
tổ chức hành chính của Công ty, quản lý về nhân sự và quan hệ đối ngoại với
các cơ quan hữu quan, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người
lao động.
Phòng Kỹ thuật chất lượng: Thiết kế tạo mẫu và phác thảo các mẫu
cứng và mẫu đối theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty,
là nơi kiểm tra chất lượng quy trình kỹ thuật khi 1 sản phẩm đầu truyền hoàn
thành trước khi sản xuất hàng loạt.
Phòng Kinh doanh nội địa: Tìm kiếm thị trường và có chiến lược tiêu
thụ hàng hoá nội địa, theo dõi nhập xuất tồn hàng hoá, quản lý và giao dịch
với các kênh đại lý của công ty.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm khách hàng, đàm phán

soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài, theo sát kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập
khẩu hàng hóa.
Phòng Kế toán tài vụ: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về lĩnh vực
tài chính, đưa ra các biện pháp, chiến lược phù hợp với đường lối phát triển
của Công ty. Tập hợp số liệu một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ
kế toán hiện hành. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các Báo cáo tài
chính cũng như các báo cáo quản trị, cung cấp các thông tin tài chính của
Công ty cho các lãnh đạo Công ty và các cơ quan cấp trên
Phòng Kế hoạch sản xuất: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, hàng hoá thành
phẩm nhập xuất kho. Cấp phát vật tư phục vụ sản xuất theo lệnh sản xuất. Kết
hợp với phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu lên kế hoạch sản xuất cho từng
tháng, quý, năm .
12
Hệ thống Cửa hàng thời trang: Là các cửa hàng thời trang, trung tâm
thương mại và giới thiệu sản phẩm trực thuộc Công ty, tiêu thụ các sản phẩm
nội địa và xuất khẩu của Công ty. Các trung tâm và cửa hàng thời trang có
cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Xí nghiệp Dịch vụ đời sống: Tổ chức bữa ăn ca, phục vụ cho đời sống
của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, quản lý các công trình phúc lợi
của Công ty như: trường mầm non, nhà xe, các dịch vụ vệ sinh.
* Bộ máy quản lý ở cấp xí nghiệp: bộ máy quản lý ở các xí nghiệp sẽ trực
tiếp điều hành công việc ở xí nghiệp theo yêu cầu của cấp trên. Trong các xí
nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các
Phó Giám đốc Xí nghiệp và bộ phận giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp – đó là
các nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên lao
động tiền lương.
13
1.4/ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được khái quát
qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn: Văn phòng Công ty
14
Bảo
vệ,
Vệ
sinh
Công ty CP May
Thăng Long
XN
5
XN
1 + 2
XN
3+4
XN
6
XN
Phụ
Trợ
XN

Nam
XN
Dịch
vụ đời
sống
Văn phòng
XN

Nhân viên
Thống kê
Tổ là
Tổ cắt, may
PX
Giặt
Mài
PX
Thêu
Nhà
trẻ,
Nhà
ăn
Hoàn thiện,
đóng gói
1.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán của Công ty cổ phần May
Thăng Long
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Công ty CP May Thăng Long có 6 Xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, 03
Xí nghiệp còn lại có trụ sở tại Nam Định, Phủ Lý Hà Nam, Hải Phòng. Để
đảm bảo cho công tác hạch toán, quản lý tình hình tài chính kế toán ở các đơn
vị trực thuộc, lãnh đạo của Công ty quyết định chọn hình thức kế toán tập
trung. Toàn bộ Công ty tổ chức một phòng Kế toán tài chính và áp dụng hình
thức kế toán Nhật ký chứng từ, các Xí nghiệp thành viên trực thuộc không tổ
chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm
vụ tập hợp kiểm tra chứng từ, thống kê ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ
phục vụ cho Xí nghiệp đó đồng thời lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng
từ về phòng Kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Các
nhân viên trong phòng kế toán được phân công mỗi người phụ trách một phần
hành kế toán phù hợp với năng lực và trình độ của từng người

Ta có thể khái quát bộ máy Kế toán tại Công ty cổ phần May Thăng
Long qua sơ đồ sau:
15
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Công ty
16
Phó phòng kế toán
KT công
nợ XK,
nội địa;
công nợ
phải trảí
KT
Lương;
KT tập
hợp chi
phí
KT Vật
tư; KT
kho
thành
phẩm nội
địa
KT giá
thành ;
KT công
nợ
PTNB
KT kho
thành

phẩm
XK; kho
NVL
KT vốn
bằng
tiền; KT
TSCĐ;
KT tiền
vay
Thủ
quỹ
Thủ kho; Nhân viên
Thống kê xí nghiệp
Kế toán trưởng
Xuất phát từ tình hình thực tế định biên phòng kế toán gồm 9 người và
chức năng nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,
kinh nghiệm 25 năm công tác): Là người giúp cho Tổng Giám đốc Công ty tổ
chức bộ máy kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty,
chịu sự kiểm tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Chịu
trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo phân công công việc cụ thể cho các thành
viên trong phòng.
- Phó phòng kế toán (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân kinh nghiệm 12 năm công tác): Tổng hợp, lập Báo cáo tài chính và các
báo cáo theo yêu cầu của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Cử nhân Kinh tế
trường Đại học Thương Mại, kinh nghiệm 28 năm công tác): Theo dõi lao
động, tính bảng lương và các khoản trích theo lương từ các Xí nghiệp thành
viên trực thuộc, tính và thanh toán các khoản trích theo lương BHXH, BHYT,
KPCĐ của từng bộ phận

- Kế toán vật tư và kho thành phẩm nội địa (Cử nhân Kinh tế Học viện
Tài Chính, kinh nghiệm 8 năm công tác): Hàng tháng lập bảng kê nhập, xuất,
tồn cho từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
- Kế toán công nợ phải trả người bán và tính giá thành(Cử nhân Kinh tế
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, kinh nghiệm 5 năm công tác): Theo dõi
công nợ phải trả người bán và tính giá thành cho các sản phẩm tiêu thụ trong
và ngoài nước
- Kế toán các khoản tạm ứng và công nợ phải thu hàng xuất khẩu và nội
địa (Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, kinh nghiệm 7 năm
17
công tác): Theo dõi các nợ phải thu hàng nội địa và xuất khẩu của khách
hàng, hạch toán các khoản tạm ứng.
- Kế toán kho nguyên phụ liệu, thành phẩm xuất khẩu (Cử nhân Kinh tế
Học viện Tài Chính, kinh nghiệm 5 năm công tác): Theo dõi nhập xuất tồn
của từng mã hàng sản xuất và thành phẩm xuất khẩu.
- Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định và ngân hàng (Cử nhân Kinh tế
trường Đại học Thương Mại, kinh nghiệm 7 năm công tác : Theo dõi các
khoản thu chi liên quan đến tiền mặt, theo dõi các khoản vay vốn dài hạn và
ngắn hạn của Công ty, giao dịch các công việc liên quan đến Ngân hàng, đối
chiếu sổ sách tiền mặt với thủ quỹ Công ty
- Thủ quỹ (Cử nhân trường Đại học Ngoại Thương, kinh nghiệm 3 năm
công tác ): Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, hàng ngày căn cứ vào các phiếu
thu, chi hợp lệ để xuất và nhập quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt.
1.5.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP May Thăng Long
Hiện nay, Công ty cổ phần may Thăng Long đang áp dụng hình thức kế
toán nhật ký chứng từ.
Trước đây chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty là chế độ kế toán ban
hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của
Bộ tài chính. Nhưng sau khi có sự điều chỉnh của Bộ tài chính, Công ty đã

thay đổi chế độ kế toán cho phù hợp với những quy định mới và áp dụng theo
quy quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
18
Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần May Thăng Long
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Pphòng Kế toán Tài chính - Công ty Cổ phần May Thăng Long
19
Bảng kê
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ
gốc
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Bảng
phân bổ
CHƯƠNG II
THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
2.1. Khái quát về lao động và tiền lương tại Công ty CP May Thăng Long
Trong các nguồn lực ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động sản

suất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực con người đóng vai trò quyết
định nhất. Con người với vai trò nguồn lực luôn giữ vị trí trung tâm và chi
phôi đến các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên con người chỉ làm
việc có hiệu quả khi động cơ lao động của họ được thoả mãn. Vì vậy tạo động
lực trong lao động có tác dụng quyết định đến mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Việc tạo động lực trong lao động không những chỉ thực hiện với các
khuyến khích tinh thần mà cần có những biện pháp kích thích họ bằng vật
chất. Tiền lương luôn là đòn bẩy quan trọng nhất trong việc thoả mãn động cơ
làm việc của người lao động.
Vì vậy lao động và tiền lương là công cụ rất quan trọng trong hoạt độgn
sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc áp dụng các hình thức trả lương, trả
thưởng hợp lý sẽ thôi thúc người lao động làm việc hăng say, tích cực và sáng
tạo hơn trong sản suất.
Hơn nữa tiền lương cũng là một phần chi phí sản suất quan trọng của
doanh nghiệp. Các hình thức trả lương, thưởng có hiệu quả hay không là vừa
tiết kiệm được chi phí sản suất lại vừa tạo động lực lao động cho người lao
động trong sản suất.
Vì vậy, sử dụng lao động hiệu quả và chi trả các chế độ cho người lao
động qua hình thức trả lương, trả thưởng và các khoản trích theo lương trong
20

×