XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Hữu Tài
Tên luận văn: “Khảo sát một số loại thức ăn bổ sung và thức ăn xanh cho
bị sữa tại trại chăn ni bị sữa Lâm Văn Trung ở huyện Hóc Mơn, thành phố
Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ……………
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Trần Văn Dư
i
LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn
Tự sâu thẳm trong lịng con luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục của hai đấng
sinh thành. Người đã suốt đời hy sinh với biết bao nỗi gian lao, vất vả nuôi con
khôn lớn và học tập nên người.
Chân thành biết ơn
ThS. Trần Văn Dư đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q
trình thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y, Bộ môn Nội dược cùng tồn thể
q thầy cơ đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Ơng Lâm Văn Trung, chủ trại bò sữa Lâm Văn Trung ở huyện Hóc Mơn, TP.
Hồ Chí Minh, cùng các cơ chú, các anh cơng nhân của trại đã tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Hóc Mơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian thực tập.
Các bạn lớp Thú y 31 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập ở trường.
Sinh viên: Đặng Hữu Tài
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số loại thức ăn bổ sung và thức ăn xanh
cho bị sữa” được tiến hành tại trại bị Mơ hình kiểu mẫu trại chăn ni bị sữa Lâm
Văn Trung, thời gian từ ngày 22/02/2010 đến ngày 22/06/2010 với mục đích: theo
dõi sự ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sản lượng sữa, theo dõi sự ảnh hưởng của
các bệnh trên bò sữa đến khả năng sinh sản và sản lượng sữa, theo dõi tình hình
ni dưỡng và chăm sóc đàn bị sữa tại trại.
Kết quả thu được:
Nhìn chung, tình hình chăn ni tại trại bị tương đối tốt, hệ thống chuồng
ni xây dựng chắc chắn, thống mát, hệ thống thốt nước tốt.
Cơ cấu tổng đàn bị là khoảng 300 con là khá nhiều. Bị ở trại được ni nhốt
hồn tồn.
Về khẩu phần thức ăn tinh, thức ăn thơ đã cung cấp cho bò tương đối đầy đủ
nhu cầu dinh dưỡng cho bị để duy trì và sản xuất sữa. Trại đã cung cấp đầy đủ nhu
cầu nước uống cho bò.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn sử dụng tại trại tốt, đảm
bảo cho nhu cầu của bò về protein, béo, vitamin,….
Năng suất sản xuất sữa trung bình tại trại đạt 9,75 kg/con/ngày là tương đối
tốt, do phần lớn bị ni tại trại thuộc nhóm giống F1.
Giữa các nhóm giống thì nhóm giống bị F3 cho sản lượng sữa trung bình là
11,98 kg/con/ngày là cao nhất, kế đến là nhóm giống bị F2 cho sản lượng sữa trung
bình là 10,24 kg/con/ngày, và thấp nhất là nhóm giống F1 cho sản lượng sữa trung
bình 7,04 kg/con/ngày.
Tỷ lệ bệnh trên đàn bò khảo sát 19,05 % là khá cao. Đa số bò bị viêm khớp
và viêm vú lâm sàng.
Giữa các nhóm giống thì nhóm giống bị F3 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 35,71
%, kế đến là nhóm giống bị F2 có tỷ lệ mắc bệnh 22,5 % và thấp nhất là nhóm
giống bị F1 có 11,76 %. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm máu lai.
iii
MỤC LỤC
TRANG
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn..........................................................................i
Lời cảm tạ...............................................................................................................ii
Tóm tắt..................................................................................................................iii
Mục lục..................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt.....................................................................................vii
Danh sách các bảng.............................................................................................viii
Danh sách các hình................................................................................................ix
1.MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1
1.2 Mục đích...........................................................................................................2
1.3 u cầu.............................................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
2.1 Sự sản xuất sữa và các yếu tố ảnh hưởng..........................................................3
2.1.1 Đặc diểm sinh lý của bị sữa...........................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hệ tiêu hóa của bị sữa....................................................................3
2.1.3 Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò sữa.............................................................6
2. 1. 4 Chu kỳ tiết sữa của bò................................................................................10
2.1.5 Sự sản xuất sữa.............................................................................................10
2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa....................................13
2.2 Thức ăn của bò sữa.........................................................................................16
2.2.1 Dinh dưỡng cho bò sữa................................................................................16
2.2.2 Các loại thức ăn sử dụng cho bò sữa............................................................19
2.2.3 Cách thay thế các loại thức ăn......................................................................24
2.3 Một số bệnh thường gặp trong chăn ni bị sữa.............................................25
2.3.1 Chướng hơi dạ cỏ.........................................................................................25
iv
2.3.2 Tiêu chảy......................................................................................................26
2.3.3 Bại liệt sau khi sanh.....................................................................................27
2.3.4 Viêm vú........................................................................................................28
2.3.5 Viêm khớp....................................................................................................29
2.3.6 Viêm móng...................................................................................................29
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT............................................30
3.1 Nội dung khảo sát...........................................................................................30
3.2 Điều kiện khảo sát...........................................................................................30
3.2.1 Địa điểm khảo sát.........................................................................................30
3.2.2 Thời gian khảo sát........................................................................................30
3.2.3 Đối tượng khảo sát.......................................................................................30
3.3 Các chỉ tiêu khảo sát.......................................................................................30
3.4 Phương pháp khảo sát.....................................................................................30
3.4.1 Điều kiện chăn ni.....................................................................................30
3.4.1.1 Khí hậu......................................................................................................30
3.4.1.2 Nguồn nước...............................................................................................31
3.4.1.3 Điều kiện chuồng trại................................................................................31
3.4.1.4 Quy mô của trại.........................................................................................32
3.4.2 Cơ cấu đàn và nhóm giống...........................................................................32
3.4.3 Khẩu phần thức ăn.......................................................................................33
3.4.4 Chu kỳ tiết sữa và sản lượng sữa..................................................................34
3.4.5 Kỹ thuật vắt sữa...........................................................................................35
3.4.6 Tình hình bệnh trên đàn bò khảo sát.............................................................37
3.5 Phương pháp xử lý thống kê...........................................................................37
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................38
4.1 Cơ cấu đàn bị và nhóm giống bị qua 4 tháng khảo sát...................................38
4.2 Phương thức chăn nuôi....................................................................................39
4.3 Thức ăn và nước uống.....................................................................................40
4.4 Thành phần của thức ăn..................................................................................42
v
4.5 Sản lượng sữa trung bình................................................................................43
4.6 Dự tính thu nhập của trại bị............................................................................46
4.7 Vệ sinh............................................................................................................47
4.8 Tình hình bệnh trên đàn bò qua 4 tháng khảo sát............................................47
5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................................52
5.1 Kết luận...........................................................................................................52
5.2 Đề nghị............................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................54
PHỤ LỤC.............................................................................................................57
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH: Adrenocorticotropic hormone
STH: Somatotropin hormone
PRL: Prolactin
BST: Bovine Somatotropine
HF: Holstein Friesian
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn .................................23
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình hàng tháng ...........................................................31
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn bị qua 4 tháng khảo sát ....................................................38
Bảng 4.2: Cơ cấu nhóm giống bò qua 4 tháng khảo sát .......................................39
Bảng 4.3: Lượng thức ăn hàng ngày của bò ........................................................41
Bảng 4.4: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn cho bò sữa ....................42
Bảng 4.5: Sản lượng sữa trung bình qua từng tháng ............................................44
Bảng 4.6: Sản lượng sữa (SLS) trung bình giữa các nhóm giống.........................44
Bảng 4.7: Tỷ lệ bệnh qua 4 tháng khảo sát ..........................................................47
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh trên từng nhóm giống bị ...................................................48
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Bị trong giai đoạn động dục..................................................................8
Hình 2.2: Một số bầu vú tốt..................................................................................11
Hình 2.3: Đồng cỏ voi cao sản.............................................................................20
Hình 2.4: Bệnh chướng hơi dạ cỏ trên bị.............................................................26
Hình 2.5: Ngun nhân gây viêm vú ở bị............................................................28
Hình 3.1: Sơ đồ trại bị sữa Lâm Văn Trung........................................................32
Hình 3.2: Thức ăn hỗn hợp cho bị sữa FF40.......................................................33
Hình 3.3: Biểu đồ chu kỳ tiết sữa ở bị.................................................................35
Hình 3.4: Vắt vuốt núm vú...................................................................................36
Hình 3.5: Vắt nắm núm vú ngón tay cái bên trong...............................................36
Hình 4.1: Xe chở cỏ voi mua từ Trại bị An Phú..................................................40
Hình 4.2: Bị bị chướng hơi dạ cỏ........................................................................49
Hình 4.3: Bị bị viêm móng chân sau...................................................................50
Hình 4.4: Bị bị viêm khớp chân sau....................................................................50
Hình 4.5: Bị bị tiêu chảy.....................................................................................51
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nơng nghiệp lâu đời, trong đó trồng trọt và chăn ni
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Với hơn 70 % lao
động trong ngành nông nghiệp, nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát
triển nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước, việc vận dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật cơng nghệ vào ngành chăn ni có những bước tiến đáng kể, góp
phần cải thiện đời sống và nâng cao hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Đặc biệt, ngành chăn ni bị sữa đang được nghiên cứu phát triển mạnh.
Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho mọi người, mọi lứa tuổi; việc chăn ni
bị sữa cung cấp một lượng sữa khá lớn nhờ đó giảm bớt việc nhập ngun liệu từ
nước ngồi. Ngồi ra bị sữa còn cung cấp một lượng đáng kể thịt và da cho ngành
chế biến. Chăn ni bị sữa được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, ở
Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh đang có đàn bị sữa phát triển mạnh so với cả
nước, phân bố chủ yếu ở các quận, huyện ngoại thành như Hóc Mơn, Củ Chi, Bình
Chánh, Thủ Đức, quận 12,… Tuy nhiên, ngồi những mặt tích cực đã đạt được
ngành chăn ni bị sữa cịn gặp nhiều khó khăn về thức ăn, thời tiết, vốn đầu tư,
con giống,… Trong đó, vấn đề về thức ăn, bệnh tật, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng
là mối lo ngại lớn của người chăn nuôi. Do người chăn ni chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm trong khi bị sữa là giống bị cao sản vùng ơn đới, khi chuyển sang nước ta
là nước nhiệt đới nên không thể tránh khỏi những bất lợi nhất định.
Ở bò sữa, giai đoạn cho sữa và sinh đẻ của bò là rất quan trọng vì nó quyết
định đến thu nhập của người chăn ni. Vì thế, quy trình ni dưỡng và chăm sóc
bị sữa thật tốt là rất quan trọng đối với người chăn nuôi. Một thực trạng hiện nay là
1
ở thành phố Hồ Chí Minh đất chật nhưng dân số đông, đất được tận dụng để ở, làm
công nghiệp, chăn ni, vì vậy vấn đề thức ăn cho chăn ni bị sữa cần phải được
giải quyết tốt. Việc tận dụng những phế phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp
chế biến để làm thức ăn cho bò sữa là rất hợp lý và cần thiết.
Được sự đồng ý của Bộ môn Nội dược, Khoa Chăn nuôi - Thú y và sự hướng
dẫn của thầy Trần Văn Dư, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát một số loại thức
ăn bổ sung và thức ăn xanh cho bò sữa”.
1.2 Mục đích
Khảo sát một số loại thức ăn bổ sung và thức ăn xanh cho bị sữa tại Trại bị
Mơ hình kiểu mẫu trại chăn ni bị sữa Lâm Văn Trung (ấp 4, xã Xn Thới
Thượng, huyện Hóc Mơn, Tp. Hồ Chí Minh).
1.3 Yêu cầu
Theo dõi sự ảnh hưởng của thức ăn đến sản lượng sữa.
Theo dõi sự ảnh hưởng của thức ăn đến các bệnh trên bị sữa.
Theo dõi tình hình ni dưỡng và chăm sóc.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về sự sản xuất sữa ở bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến sản
lượng và chất lượng sữa
2.1.1 Đặc diểm sinh lý của bò sữa
- Thân nhiệt bò: 37 – 37,5 oC.
- Nhịp tim: 50 – 70 lần/phút.
- Hồng cầu: 7,2 triệu/mm3.
- Tiêu hóa:
Bị sữa cũng như tất cả các thú nhai lại khác có khả năng tiêu hóa chất xơ tốt
nhờ vào hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phát triển và có dạ dày kép bốn túi (dạ cỏ, dạ tổ ong,
dạ lá sách, dạ múi khế).
Sau khi ăn, bò nhai lại khi nghỉ ngơi, tổng thời gian nhai lại là 6 - 10 giờ, một
lần bò nhai lại kéo dài 45 – 50 phút, diễn ra 8 – 10 lần trong ngày. Thời gian nhai lại
phụ thuộc vào thức ăn, trạng thái của bò.
2.1.2 Đặc điểm hệ tiêu hóa của bị sữa
2.1.2.1 Bộ máy tiêu hóa
Đường tiêu hóa của bò sữa được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm bốn túi, ba
túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước và khơng có
tuyến tiêu hóa riêng, túi thứ tư là dạ múi khế có hệ thống tuyến tiêu hóa phát triển
mạnh. Tuyến nước bọt và ruột cũng tương tự như trên lồi dạ dày đơn.
■ Dạ cỏ: ở bị có dung tích lớn nhất (200 lít), chiếm 70 – 80 % so với dạ
khác, bên trong có cấu tạo như khăn lông.
■ Dạ tổ ong: gồm hai cửa: cửa lớn thông với thực quản và dạ cỏ, cửa nhỏ
thông với dạ lá sách, bên trong có cấu tạo như tổ ong.
3
■ Dạ lá sách: ở sườn bên phải nó hình trịn và bên trái thì hơi dẹp, bên trong
hình thành nhiều lá khác nhau gọi là lá sách, các lá đều có các gai thịt để co bóp và
hút nước trong thức ăn.
■ Dạ múi khế: có chức năng như của lồi dạ dày đơn. Thức ăn tiêu hóa ở dạ
dày dưới tác dụng cơ học, ở dạ múi khế mới có sự tham gia của enzym.
■ Tuyến nước bọt: ở bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối liên
tục (mỗi ngày đêm bị có thể tiết 60 lít nước bọt), có tác dụng quan trọng trong việc
thấm ướt và làm mềm thức ăn, giúp quá trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước
bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hịa các sản phẩm acid tiết ra trong dạ cỏ.
Cung cấp cho môi trường dạ cỏ các chất điện giải như Na+, K+, Ca++, Mg++. Đặc
biệt trong nước bọt cịn có urê và photpho, có tác dụng điều hịa dinh dưỡng nitơ và
photpho cho nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ (Châu Châu Hồng, 2009).
■ Ruột: q trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột non của bò cũng giống như ở gia
súc dạ dày đơn nhờ các enzym tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và sự tham gia của
dịch mật. Trong ruột già có sự lên men vi sinh vật lần hai, sự tiêu hóa ở ruột già có
ý nghĩa đối với các thành phần xơ chưa được phân giải hết ở dạ cỏ (Châu Châu
Hoàng, 2009).
2.1.2.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ở bị phát triển mạnh nên tiêu hóa chất xơ rất
tốt. Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của bị gồm: vi khuẩn, động vật nguyên sinh
(protozoa) và nấm.
■ Vi khuẩn
Vi khuẩn phân giải hemicellulose: Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira
multiparus và Bacteroides ruminicola.
Vi khuẩn phân giải tinh bột: Bacteroides amylophilus, Succinimonas
amylolitica, Butyrivibrio fibrisolvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas
ruminantium và Streptococcus bovis.
Vi khuẩn phân giải đường: Lachnospira multiparus, Selenomonas
ruminantium.
4
Vi khuẩn sử dụng các acid hữu cơ: Veillonella gazogenes, Veillonella
alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni bacterium và Selenomonas
lactilytica.
Vi khuẩn phân giải protein: Peptostreptococcus và Clostridium.
Vi khuẩn tạo metan: Methano bacterium, Methano ruminantium và Methano
forminicum.
■ Động vật ngun sinh
Có khoảng 120 lồi protozoa trong dạ cỏ, mỗi lồi gia súc có số loài
protozoa khác nhau. Protozoa trong dạ cỏ thuộc lớp Ciliata có hai lớp phụ là
Entodiniomrphidia và Holotrica. Phần lớn động vật nguyên sinh dạ cỏ thuộc nhóm
Holotrica.
Một số tác dụng chính của động vật ngun sinh:
- Tiêu hóa tinh bột và đường.
- Xé rách màng tế bào thực vật.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các acid béo không no.
- Tích lũy polysaccharide.
- Protozoa khơng có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn.
- Protozoa không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn hay
vitamin do vi khuẩn tạo nên làm giảm lượng vitamin dành cho vật chủ.
■ Nấm:
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí. Nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập
và tiêu hóa thành phần cấu trúc thực vật từ bên trong. Những loại nấm được phân
lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix frontalis, Piramonas communis và
Sphaeromonas communis (Châu Châu Hoàng, 2009).
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm sự bền chặt của cấu
trúc này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự
phá vỡ này tạo điều kiện cho vi khuẩn và enzym của chúng bám vào cấu trúc tế bào
và tiếp tục phân giải cellulose.
5
- Nấm cũng tiết ra các enzym tiêu hóa chất xơ, nhưng các enzym này dễ hòa tan
hơn của vi khuẩn. Sự có mặt của nấm giúp tăng tốc độ tiêu hóa xơ, điều này có ý
nghĩa với việc tiêu hóa thức ăn xơ thơ bị lignin hóa.
2.1.2.3 Sự lên men carbohydrate thức ăn
Sản phẩm cuối cùng của sự lên men carbohydrate thức ăn bởi vi sinh vật dạ
cỏ gồm:
■ Acid acetic: được bò sữa sử dụng để cung cấp năng lượng thơng qua chu
trình Kreb sau khi được chuyển hóa thành acetyl-CoA. Nó cũng là ngun liệu
chính để sản xuất ra các loại mỡ, đặc biệt là mỡ sữa.
■ Acid propionic: chủ yếu được chuyển đến gan, tại đây nó được chuyển hóa
thành đường glucose. Từ gan glucose sẽ được chuyển vào máu nhằm đảm bảo sự ổn
định nồng độ glucose huyết và tham gia vào trao đổi chất chung của cơ thể. Glucose
được bò sữa sử dụng làm nguồn năng lượng cho các hoạt động thần kinh, nuôi thai
và hình thành đường lactose trong sữa. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chính để sản
xuất ra mỡ tích lũy trong cơ thể.
■ Acid butyric: được chuyển hóa thành beta-hydroxybutyric khi đi qua vách
dạ cỏ, sau đó được sử dụng như một nguồn năng lượng bởi một số mô bào, đặc biệt
là cơ xương và cơ tim.
2.1.3 Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò sữa
2.1.3.1 Bò cái động dục
Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái
sẵn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò
từ 18 - 21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24 - 48 giờ (bao gồm 3
giai đoạn: tiền động dục, động dục và hậu động dục). Tuy nhiên, cũng cần theo dõi
và ghi chép để biết chính xác thời gian động dục của bò cái là bao nhiêu để chọn
thời điểm phối giống tốt nhất, vì có một số bị cái có thời gian động dục dài hơn
hoặc ngắn hơn. Khi động dục, bị cái có một số biểu hiện như : bỏ ăn, hụ rống, nhớn
nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ,
chảy nước nhờn. Việc phát hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng
6
phương pháp gieo tinh nhân tạo. Đối với bị ni nhốt, cầm cột thì việc phát hiện bị
lên giống khó hơn bị chăn thả và khơng cầm cột, địi hỏi người chăn nuôi phải quan
tâm, chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của bò cái. Một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng thụ thai thấp ở bị sữa là do khơng phát hiện thời
điểm bị cái lên giống chính xác. Phát hiện bị động dục chính xác là hết sức quan
trọng, và người chăn nuôi là người nắm vai trị quan trọng nhất (Vương Ngọc Long,
2007). Thơng thường bò sẽ động dục trở lại sau mỗi 21 ngày. Có thể chia thời gian
động dục (lên giống) của bò sữa làm 3 giai đọan :
■ Giai đoạn tiền động dục
Trong giai đoạn này bị cái có biểu hiện như: ngửi, hít các bị khác, cố gắng
nhảy chồm lên bị khác nhưng khơng chịu cho bị khác nhảy chồm lên lưng nó (đây
là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt khi bò động dục thật sự); bồn chồn, hiếu
động; âm hộ ẩm, đỏ, sưng và hôi (đôi lúc ra dịch nhày nhưng khơng dính, lỏng).
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 - 8 giờ.
■ Giai đoạn động dục
Trong giai đoạn này bị cái thường có biểu hiện như hiếu động nhiều hơn,
hụ rống; âm hộ ẩm ướt, đỏ và bớt sưng, hay rỉ đái (són đái); ra dịch nhày trong suốt
và keo đặc, dính. Biểu hiện quan trọng nhất để xác định bò động dục và thời điểm
gieo tinh thích hợp nhất là phản xạ đứng yên (chịu cho bị khác nhảy chồm lên lưng
nó). Gieo tinh lúc này thì tỉ lệ thụ thai cao nhất. Giai đoạn này thường kéo dài từ 618 giờ.
7
Hình 2.1: Bị trong giai đoạn động dục (bị màu đen).
(Nguồn: Theo Vương Ngọc Long, 2007)
■ Giai đoạn hậu động dục
Trong giai đoạn này, bị khơng cịn phản xạ đứng yên nhưng vẫn còn nhảy
chồm lên bò khác; dịch nhày vẫn còn ra và thường sau một hai ngày bò có hiện
tượng xuất huyết. Giai đọan này thường kéo dài khoảng 12 giờ.
2.1.3.2 Thời điểm gieo tinh tối ưu:
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trị rất quan trọng để bị cái có thể
thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động dục
10 - 12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6 - 10 giờ. Tinh trùng có thể sống được
12 - 18 giờ trong sừng và cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh
trùng, ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò: phối
lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ.
Đối với trường hợp ni bị chăn thả, khơng cầm cột thì thời điểm gieo tinh
hay phối giống tốt nhất là khi bị có phản xạ đứng yên (chịu đứng yên cho bò khác
nhảy chồm lên lưng). Theo kinh nghiệm của một số nông dân và dẫn tinh viên, có
thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm gieo tinh. Khi dịch nhầy keo đặc
lại (kéo dài như chiếc đũa) thì gieo tinh tốt nhất. Thơng thường thì khi bị động dục
vào lúc sáng sớm thì gieo tinh vào buổi chiều cùng ngày, bị động dục vào buổi trưa
hoặc chiều thì gieo tinh vào buổi sáng ngày hôm sau (Vương Ngọc Long, 2007).
8
2.1.3.3 Mang thai
Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng. Nỗn bào của bị cái và
tinh trùng kết hợp hình thành phơi, sau năm ngày phơi phát triển và di chuyển
xuống tử cung, định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi thụ
tinh). Thời gian mang thai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276 đến 295
ngày).
Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bị có thụ thai hay khơng bằng biện
pháp kiểm tra lượng progesteron trong máu. Phương pháp này chỉ có thể được thực
hiện ở phịng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đốn mang thai phổ biến nhất là khám
thai qua trực tràng. Phương pháp này được thực hiện ở tháng thứ ba (có thể khám ở
tháng thứ hai, nhưng để an toàn cho sự mang thai thì nên khám ở tháng thứ 3). Việc
khám thai này đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm đặc biệt, tốt hơn nên yêu cầu
cán bộ thú y hoặc dẫn tinh viên. Khám thai là một việc quan trọng, nó xác định bị
có thật sự mang thai hay khơng. Một bị cái khơng lên giống lại thì khơng chắc chắn
là bị đã mang thai, mà có khi là do một bất thường nào đó về sinh sản mà bị cái
khơng lên giống dù chưa mang thai (Vương Ngọc Long, 2007).
2.1.3.4 Sinh đẻ
Một hoặc hai ngày trước khi bị đẻ, mơng và khấu đi sụt xuống. Bị sắp đẻ
thường có những biểu hiện bất thường như nằm xuống, đứng lên nhiều lần, thường
quay đầu về phía đi; thỉnh thoảng rặn đái; âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhầy. Do sự
co bóp của tử cung và các cơ thành bụng, thai được đẩy dần về phía âm hộ. Sau đó
có thể thấy túi nước ối ở âm đạo. Sự co bóp này cũng đẩy bê dần về phía âm đạo.
Khi túi ối vỡ ra và màng bao bọc bê vỡ ra, bê sẽ được đẩy ra ngồi. Bị cái tiếp tục
rặn để đẩy bê ra ngoài hoàn toàn. Đối với bò rạ, từ lúc bò đau đẻ đến khi đẻ xong
khoảng 3 - 6 giờ. Đối với bò tơ thì thời gian này có thể kéo dài trên 10 giờ. Nếu
thấy bất thường (quá thời gian trên), thì nên nhanh chóng mời cán bộ thú y để can
thiệp kịp thời khi cần thiết (Vương Ngọc Long, 2007).
2. 1. 4 Chu kỳ tiết sữa của bò
Chu kỳ cho sữa lý tưởng ở bò là 305 ngày.
9
Chu kỳ tiết sữa của bị cái được tính từ ngày đâu tiên sau khi đề đến khi cạn
sữa. Bò cái sản lượng sữa thấp, chu kỳ tiết sữa ngắn, khoảng 240 – 270 ngày. Thời
gian tối ưu của chu ky tiết sữa ở bò cái hướng sữa là 300 – 305 ngày, trong mối
quan hệ với khoảng cách 2 lứa đẻ là 12 tháng. Quy luật phân tiết sữa trong 1 chu kỳ
sữa ở bò được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ sau khi đẻ, năng suất sữa
(kg/ngày) có xu hướng tăng lên từ từ, đạt giá trị cao ở 60 đến 90 ngày đầu của chu
kỳ. Sau đó là giai đoạn 2, năng suất sữa có xu hướng giảm thấp song song với q
trình thối hố của tuyến bào (Châu Châu Hồng, 2009).
2.1.5 Sự sản xuất sữa
2.1.5.1 Cấu trúc bầu vú
Bầu vú bò gồm 4 thùy vú, đây là những tuyến ngoại tiết. Bầu vú thường
được chia làm hai nửa: nửa bên phải và nửa bên trái độc lập với nhau.
Nhìn từ bên ngoài, phần nửa bên phải và nửa bên trái phân biệt rõ rệt trong
khi đó nửa trước và nửa sau khó phân biệt hơn.
Hai tuyến vú phía sau cũng thường lớn hơn (nên sản xuất khoảng 60 %
lượng sữa) nhưng núm vú ngắn hơn hai tuyến vú trước.
Mỗi tuyến tận cùng bằng một núm vú, núm vú bao bọc một cấu tạo gọi là
hốc đầu vú có thể tích khoảng 14 – 50 ml.
Hốc đầu vú thơng với bên ngồi qua ống hay lỗ tiết sữa.
Chung quanh ống tiết sữa có tổ chức cơ vịng hình nhẫn giúp giữ sữa trong
bầu vú và ngăn chặn vi trùng, chất bẩn xâm nhập vào bầu vú. Độ siết chặt của cơ
vòng đầu vú có tính di truyền và ảnh hưởng tới việc vắt sữa dễ hay khó cũng như
liên quan đến khả năng cảm nhiễm của bầu vú.
Về tổ chức học, tuyến sữa bao gồm tổ chức liên kết (mô mỡ, mạch máu), dây
thần kinh, các nhu mô tuyến vú là các tuyến thể (hay tiểu thùy) cấu tạo bởi nhiều
tuyến bào (hay tiểu nang).
Về chức năng, tuyến sữa bao gồm các tổ chức có chức năng tiết là các tuyến
bào và chức năng dẫn sữa là hệ thống ống dẫn gồm ống dẫn nhỏ và ống dẫn lớn.
10
Các ống dẫn lớn đổ về một cấu tạo gọi là bễ sữa. Ở các bò sữa cao sản, bễ sữa có
thể tích đến 450 cm3.
Khoảng 20 – 25 % bị cái có núm vú thừa, trong số những núm này có thể
liên kết với các kết cấu bên trong của bầu vú. Do đó cần phải sớm cắt bỏ những vú
thừa này ở bê cái hậu bị để hạn chế sự xâm nhập của vi trùng gây viêm vú về sau.
Bầu vú ở bò sữa cần phải đủ lớn để sản xuất nhiều sữa nhưng nếu quá lớn sẽ khiến
việc gắn vào cơ thể yếu, bầu vú bị kéo xệ xuống dễ làm tắc nghẽn các ống dẫn sữa
nhỏ li ti.
Trọng lượng bầu vú của bò HF trưởng thành khơng kể trọng lượng sữa
khoảng 11,5 – 27 kg.
Kích thước của bầu vú không phải là yếu tố duy nhất quyết định sức sản xuất
sữa mà cịn phải tính đến tỉ lệ của phần mô liên kết và tổ chức liên kết, nếu mô liên
kết chống đỡ chiếm ưu thế thì số lượng các nang tiết sữa ít nên sức sản xuất sữa
kém (Châu Châu Hồng, 2009).
Hình 2.2: Một số bầu vú tốt.
(Nguồn: Theo Vương Ngọc Long, 2007)
2.1.5.2 Tác dụng của kích thích tố trong q trình phát dục của tuyến vú
Kích thích tố buồng trứng: estrogen và progesterone do buồng trứng tiết ra
trong mỗi chu kỳ động dục xúc tiến q trình phát dục của tuyến vú.
Kích thích tố tuyến yên: prolactin (PRL), STH và ACTH.
Kích thích tố tuyến giáp: thyroxyl.
2.1.5.3 Sự tiết sữa và sự thải sữa
■ Thành phần của sữa
11