Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giáo trình lí luận dạy học ngữ văn phần 2 nxb đh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 68 trang )

(^httơníỊ 3

HÌNH THỨC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC NGỮ VĂN
MỤC TIÊU

Sau khi học xong chuơng này, sinh viên:
- Giái thích được thế nào là hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn và
biết cách phân loại các hỉnh thức và các phương tiện dạy học Ngữ văn
- Phân tích được ưu điềm và hạn chế cùa các hinh thức và các phương
tiện dạy học Ngữ văn.
- Hiểu về đặc điểm cùa các hình thức và các phương tiện dạy học Ngữ
văn, từ đó có những lưu ý cần thiết trong việc sừ dụng các hình thức và các
phương tiện dạy học cụ thể.
- Lý giải được nguyên tắc sừ dụng phương tiện trong dạy học Ngữ vãn.
- Nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức và phương
tiện dạy học Ngữ văn
NỘI DUNG

1 Hình thức dạy học Ngữ vãn
2. Phương tiện dạy học Ngữ văn
3.1. Hình thức dạy học Ngữ văn
3.1.1. Khái niệm
Hinh thức tồ chức dạy học Ngữ văn là cách thức tổ chức sắp xếp và tiến
hành quá trình dạy học Ngữ văn. Hỉnh thức tổ chức dạy hpc Ngữ văn còn đuợc
coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sư phạm thích hợp, nó thay đổi tùy
thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học Ngữ văn; mối quan hệ giũa giáo viên và
học sinh; theo số lượng người học; theo không gian diễn ra quá trình dạy học;
thời điểm học sinh thực hiện hoạt động học tập...
196



Theo các dấu hiệu trẽn ta có nhiều hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn
khác nhau:
Xét theo số lượng học sinh, có các hình thức tồ chức: học cá nhân, học
theo nlióni, học chung cà lơp
Xét theo thời gian học tập, có các hình thức: học chính khóa, học ngoại khóa.
Xét theo khơng gian, có các hình thức: dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp.
Xét theo đặc điêm hoạt động của thầy giáo và học sinh, có: bài lên lớp,
giờ thảo luận, bài luyện tập, bài ôn tập, bài tồng hợp, dự án
Xét theo mục tiêu cần đạt cùa bài dạy ta có: bài hpc kiến thức mới, bài òn
tập, bài luyện tập, bài kiềm tra
Như vậy, các hình thức tơ chức dạy học Ngữ văn rất đa dạng. Mỗi hình
thức có những đặc điếm riêng, chúng có điếm mạnh, điểm yếu và có thề bồ
sung cho nhau, khắc phục lẫn nhau Việc lựa chọn hỉnh thức này hay hinh thức
kia phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố chù quan và khách quan, trong đó quan
trọng nhât là trinh độ sư phạm cúa người giáo viên. Chọn đúng hình thức tồ
chức dạy học phủ hợp với mục đích và nội dung bài học sẽ góp phần nâng cao
chât lượng dạy học Trong phạm vi aiáo trinh, tài liệu sẽ trình bày rõ hơn các
hình thưc dạy học phân loại theo tiêu chí khơng gian Trong đó, dạy học trên
lớp bao gồm các hình thức: học bài mới, tháo luận, luyện tập, ơn tập, kiểm tra,
dạy học ngồi lớp có các hình thức: tự học, hoạt động ngoại khóa, tham quan,
phụ đạo, xêmina, dự án học tập
ĩ 2. C ác h ìn h th ứ c tơ c h ứ c (lạ y h ụ c trân ì('fp

Giáo viên tô chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các nội dung
học tập Hinh thức tô chức dạy học trong lớp được thực hiện theo các cách sau:
3.1.2.1. Hình thức học bài mới
Đây là hình thức áp dụng cho các giờ học bài mới được tổ chức với mục
đích truyền đạt nội dung học tập mới, những thòng tin khoa học mới Phương
pháp chủ yếu được sử dụng là phân tích ngơn ngữ kết hợp thuyết trinh, vấn đáp
kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Bằng sự khéo léo su

phạm, giáo viên dẫn dắt học sinh nấm vững các nội dung trong bài học Ngữ

197


văn trong thời gian ngắn nhất. Học sinh bằng sự tập trung chú ý, tham gia vào
việc học tập để thơng hiểu, nắm vững vấn đề học tập.
3.1.2.2. Hình thức thao luận
Là hình thức cho học sinh trao đồi, tranh luận về các vấn đề học tập, để
tự họ rút ra được các kết luận cần thiết. Tháo luận trong dạy học Ngữ văn có
thể được tiến hành theo nhóm cặp đơi, nhóm lớn hay cả lớp. Mỗi cá nhân bằng
trí tuệ, bằng kiến thức đã có, bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình, đóng
góp vào việc học tập chung Thảo luận tạo ra những tranh luận bổ ích, mỗi
người một ý kiến riêng nhưng cùng nhau tìm hiểu một vấn đề, cho nên vấn đề
nam bắt được trờ nên sâu sắc, toan diện, mỗi thành viên hinh thành một niềm
tin, thói quen và sự mạnh dạn.
Đe tiến hành tốt hình thức thảo luận, giáo viên phải chuẩn bị tốt vấn đề
và chiến thuật thảo luận Học sinh phải đọc kĩ các tài liệu có liên quan và chuẩn
bị các ý kiến đóng góp chung cho tập thể. Giáo viên phải khéo léo dẫn dẳt học
sinh thảo luận tốt các vấn đề học tập và tồng kết, khắc sâu bản chất của các vấn
đề đã nêu ra thảo luận
3.1.2.3. Hình thức luyện tập
Là hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện một hệ thống các bài tập
thực hành, từ dễ đến khó theo nội dung một bài hay một chương Mục đích cùa
nó là hình thành cho học sinh một hệ thống kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng kiến thức
môn Ngữ vãn vào cuộc sống.
Luyện tâp là hình thức dạy học cơ bản, có ờ mỗi tiết hoc Ngữ vãn, thưc
hiện nguyên tắc học lý thuyết gắn liền với thực hành, giúp nhà trường đào tạo
học sinh trờ thành những người biết lao động, biết vận dụng kiến thức vào cuộc
sống. Tùy theo nội dung bài học là lý thuyết hay thực hành mà thời gian dành

cho hình thức luyện tập là ngắn hay dài
3.1.2.4. Hình thức xêniina
Đây là hinh thức dạy học đòi hòi học sinh phải chuẩn bị ý kiến về những
vấn đề nhất định có liên quan tới nội dung tài liệu học tập rồi tiến hành báo
cáo. Hình thức xêmina có thể áp dụng cho cấp trung học phổ thơng. So với
hình thảo thảo luận, xêmina là hình thức có phạm vi và mức độ vấn đề nêu ra
198


rộng hơn và sâu hơn, khi tiến hành buộc phái có giáo viên trực tiếp điều khiên
Hình thức dạy học này giúp học sinh mờ rộnií, đào sâu thêm những vấn đề học
tập trên cơ sờ nhìn nhận chúng một cách có suy nghĩ, phàn tích chúng có lý lẽ
và có dẫn chứng minh họa, phát triẽn được óc tư duy khoa học, ngôn ngữ và
hứng thú học tập, bồi dưỡng các phươnií pháp nghiên cứu một cách vừa sức.
Đê số đôn» học sinh tham gia xêmina, giáo viên cần xây dựng đề tài và
kẻ hoạch rồi phô biến cho học sinh tham gia ý kiến và bồ sung. Qua đó, các em
sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của vấn đề, các nguồn tài liệu chính, phương
pháp tiên hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ cùa tập thể cũng như cùa từngcá nhân Học sinh chuân bị theo thời gian quy định của thầy Ờ đây, người học
cân nghiên cứu sách báo và tài liệu liên quan, nếu cần thiết phải thu thập số
liệu thì cần phai đàm thoại với những người có thể cung cấp những thơng tin
hữu ích Bắt đẩu vào xẻmina, giáo viên nêu lại vấn đề với mục đích yêu cầu
phái đạt được và động viên mọi người [ham gia tích cực. Sau đó, học sinh trình
bày ý kiến cúa mình, các học sinh khác lăng nghe, tháo luận và tranh luận.
Trong quá trình tranh luận, người huớng dẫn phái theo dõi một cách rất nhạy
bén đẽ phát hiện những mâu thuẫn thê hiện trong các ý kiến phát biếu đe kịp
thòi nêu vấn đề cho mọi người tập taing giải quyết, phù hợp với mục đích, yêu
cầu đề ra, tránh tinh trạng tháo luận, tranh luận lan man ngoài vấn đề
Khi hướng dẫn, người hướng dẫn có thế động viên cho mọi người phát
biêu ý kiến, song cũng có thể và có khi cần thiết thì phái chi định Cuối cùng,
nííirời hướng dẫn tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lẻn một cách súc tích và

c ị h ệ th ù n g

những ý kicn thông nliât v à n h ữ n g ý kiẻn c h ư a th ô n g nliât, th a m

gia ý kiến về những ý kiến chưa thống nhất và bổ sung thêm những ý kiến cần
thiết; đánh giá các ý kiến phát biểu; nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung
của tập thề và của riêng cá nhân, cho điểm
3.1.2.5. Hình thức ơn lập
Hình thức này được sử dụng với mục đích ơn lại, củng cố, hệ thống hóa
những kiến thức đã học Phương pháp được sử dụng trong giờ ôn tập là vấn
đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề kết hợp cùng các kĩ thuật dạy học
tích cực nhu khăn phù bàn, sơ đồ tu duy, KWL, trình bày một phút... Đế thực

199


hiện tốt bài ôn tập, giáo viên phái chuẩn bị tâm thế, kiến thức, kĩ năng cho cả
thầy và trò, phải chuẩn bị đủ tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học đồng thời
giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thế cho học sinh từ giở học tarớc để các em
chuẩn bị.
3.1.2.6. Hình thicc kiêm tra
Kiểm tra được sử dụng với mục đích cơ bản là xem xét, đánh giá kết quả
học tập của học sinh, tạo ra thông tin ngược để điều chình cách dạy và cách học
mơn Ngữ văn Kiểm tra bao gồm: kiếm tra viết, kiềm tra vấn đáp, kiềm tra thực
hành. Tuy nhiên, kiểm tra viết là hình thức được sừ dụng chù yếu trong dạy
học Ngữ văn.
Kiểm tra được thực hiện như một giờ học riêng Trong các tiết kiểm tra,
mọi học sinh đều phải tham gia nghiêm túc, tập trung
Kiềm tra ln có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp và chiến thuật
đối với từng cá nhân, với từng nội dung, từng loại công việc, cái cốt lõi là làm

sao để qua kiểm tra kiến thức cũ được ôn luyện, kiến thức mới được bổ sung,
kĩ năng được hình thành
3.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học ngồi lóp
3.1.3.1. Hình thức tự học
Là hình thức học sinh học ngồi giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế
hoạch học tập chung và khơng có mặt cùa giáo viên Tự học thường được tiến
hành tại gia đinh hoặc thư viện... với cách học tự nghiên cứu.Trong đó, với
học sinh phổ thơng, hoc ờ nhà là hình thức tư hoc chù yếu Hoat đơng học ờ
nhà được diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, học sinh tự mình
sắp xếp kế hoạch, sử dụng điều kiện sẵn có trong gia đình, tài liệu, cùng cố,
đào sâu, mờ rộng và hoàn chinh tri thức, hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã
được thầy giáo giao
Hinh thức tự học ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể là nó giúp học sinh:
Mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa và khái quát hóa những điều đã học ở
trên lớp làm cho vốn hiểu biết được hoàn thiện.
Rèn luyện kĩ năng, kỹ xào vận dụng những tri thức cùa mình vào các tinh
huống, kể cà tinh huống nảy sinh từ cuộc sống, sản xuất.
200


Chuấn bị lĩnh hội tri thức mới băng cách đọc trước và chuẩn bị bài trong
sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên
Tư bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, tính tự giác độc lập, tính kỷ luật,
tính tồ chức, tính kế hoạch trong học tập Vi vậy, với hình thức học tập ở nhà,
học sinh có thề làm được rất nhiều công việc: học bài, làm bài, đọc sách tham
khảo, cliuân bị bài mới...
Đế hình thức học ở nhà đạt kết quả cao, cần phải có một số điều kiện sau:
Làm cho học sinh thấy tầm quan trọng cùa việc học ớ nhà, từ đó có ý
thức và dằn dần có hứng thú và nhu cầu đối với cơng việc đó.
Đám bảo cho học sinh đú thời gian tối thiều đề học ờ nhà. Cụ thề là các

bài ra cho học sinh cần được tính tốn sao cho có thể hồn thành trong thời
gian quy đinh
Cá biệt hóa những bài tập về nhà trên cơ sờ những bài tập cho cả lớp.
Đám báo cho các bài tập có tính đa dạng, nghĩa là có những bài tập địi
hịi phái vận dụng tri thức vào những tinh huống mới, nhất là những tinh huống
gắn vói đời sống, với sán xuất địi hỏi phải có cách giải quyết sáng tạo
Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập: phương pháp đọc sách,
phương pháp giải bài tập, phương pháp ôn tập, phương pháp làm đề cương
báo cáo.
Tạo cơ sở vật chất cho việc học ở nhà như giúp liọc sinh xây dựng góc
học tập, có đủ điều kiện vệ sinh, có đủ các phương tiện tối thiểu (bàn ghế, sách
giao khoa, sách tham kháo...).
Kiểm tra thường xuyên và nghiêm tức bài làm ở nhà dưới nhiều hình
thức như: kiểm tra miệng, chấm vờ soạn văn, cho điểm với những câu hỏi liên
quan đến bài m ới...
3.1.3.2. Hình thức hoạt động ngoại khóa
Một trong những đặc điềm cơ bản của quá trinh dạy học Ngữ văn hiện
đại là nhu cầu học tập của học sinh có xu hướng vượt ra khịi phạm vi tri thức
do chương trinh quy định. Do đó, những tri thức mà các em lĩnh hội được qua
hoạt động nội khóa khơng thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của họ. Vì thế,
201


trong các trường học, nhà sư phạm tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo
điều kiện cho học sinh mờ rộng, đào sâu tri thức, phát triển hứng thú và năng
lực riêng của mình, đồng thời dần dần có thể hướng học sinh vào những nghề
nghiệp nhất định trong tương lai. Hoạt động ngoại khóa có tính chất tự nguyện:
mỗi học sinh có thề căn cứ vào năng lực, hứng thú và nhu cầu cúa mình mà có
thể tham gia hoạt động ngoại khóa này hay khác. Hoạt động ngoại khóa thường
tồ chức dưới nhiều hình thức như: tổ chức câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao

lưu,... về những nội dung liên quan đến các bài học. Chẳng hạn, tồ chức câu
lạc bộ văn học dân gian, hội thi hùng biện về những chù đề xã hội hoặc văn học
đang được quan tâm, giao lưu giữa học sinh và nghệ sĩ, thư viện đọc sách,...
Cũng có thể tồ chức các cuộc thi sáng tác văn chương cho học sinh (viết
truyện, thơ, kịch bản văn học...), để khuyến khích các tài năng sáng tác văn
học của học sinh, đồng thời qua đó học sinh được trải nghiêm mình ờ vị trí
người sáng tác để cảm hiểu rõ hơn quy luật sáng tạo văn chương chính là quy
luật của tinh cám, cảm xúc.
Để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao, một mặt bản thân học
sinh tích cực tham gia, mặt khác cần có sự chì đạo và hỗ trợ cùa giáo viên cũng
như sụ hỗ trợ của các cơ quan vãn hóa xã hội, các cơ sở sản xuất... và các cá
nhân, các nhà khoa học, các chiến sĩ, các sĩ quan, các chiến sĩ thi đua, các nhà
thơ, nhà văn, nghệ s ĩ...
3.1.3.3. Hình thức tham quan
Tham quan là hỉnh thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh trực
tiếp quan sát và nghiên cứu các sự vật và hiện tượng như nhà bảo tàng, phòng
triển lãm, đền chùa, cảnh vật thiên nhiên, lễ hội... Qua đó, các em có thể mở
rộng, đào sâu hiểu biết về những vấn đề do chương trình quy định hoặc về
vấn đề ngồi chương trình; nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát,
bồi dưỡng lịng yêu quê hương, đất nước; bồi dưỡng phuơng pháp quan sát và
phương pháp phân tích, tổng hợp những tài liệu thu được trong quá trinh
tham quan.
Trong thục tiễn dạy học, tham quan có thể được tồ chức trước, trong và
sau khi học một bài, nhóm bài nào đó. Với mơn Ngữ văn, tham quan thường

202


được tồ chức sau khi học một bài, nhóm bài, chủ đề nào đó nhằm mục đích
củng cố và đào sâu những điều đã học.

Hình thức tham quan được tổ chức theo các bước sau đây:
Chuẩn bị. Trong bước này, giáo viên cần xác định sơ bộ mục đích, yêu
cầu, nội dung tham quan, đến địa điểm tham quan khảo sát cụ thể, vạch kê
hoạch tham quan (chinh xác hóa mục đích, yêu cầu, nội dung tham quan, nêu
rõ các đối tượng quan sát, các dụng cụ cần dùng, những tài liệu cân thu thập,
cách tổ chức học sinh, sự phân phối thời gian ..) phổ biến kế hoạch tham quan
cho học sinh để các em ý thức được đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách
tiến hành và nội quy
Tiến hành tham quan: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ phụ
trách cơ sở tham quan, học sinh tiến hành tham quan theo kế hoạch định trước.
Trong khi tham quan, học sinh chăm chú quan sát những sự vật, hiện tượng đã
được quy định, ghi chép cẩn thận những nội dung cần thiết... Trong quá trình
làm việc, học sinh cần thực hiện nghiêm túc nội quy, duy tri kỉ luật
Tổng kết. Sau khi tham quan, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
kiểm tra và chinh lý các tài liệu đã thu được. Trên cơ sờ đó, có thể viết thu
hoạch rồi trao đối ý kiến hay thảo luận trong tập thể, hoặc làm những bài tập
độc lập như: viết báo cáo, làm mơ hình, xây dựng bộ sưu tập .
3.1.3.4. Hình thức phụ đạo
Phụ đạo là hinh thức tổ chức học tập bằng sự giúp đỡ trực tiếp cùa giáo
viên đối với từng học sinh. Phương pháp dạy phụ đạo dựa trên những điểm
mạnh, điểm yếu cùa mỗi người để tổ chức cho họ học tốt nhất.
Trong quá trinh dạy học, tất yếu sẽ có sự phân hóa về trinh độ nhận thức
và sẽ xuất hiện hai loại hai học sinh đáng chú ý nhất: loại u - kém, loại khá giịi. Vì vậy, việc dạy học được tiến hành trên cơ sở trình độ chung không thỏa
mãn hai loại học sinh này.
Đối với loại yếu - kém, do năng lực hạn chế thì cần bồi dưỡng về phương
pháp học tập, bổ sung thêm những tri thức cần thiết để lấp những chỗ trống trong
vốn hiểu biết, ra hệ thống những bài tập vừa sức từ dễ đến khó, đề ra những
nhiệm vụ hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, yêu cầu học sinh phải ôn tập
203



thường xuyên và có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm, giáo dục lịng tự tin và ý
chí vươn lên, khơng nên có một lối nói hay hành động nào xúc phạm nhân cách
của các em... Tuy nhiên, sự giúp đỡ của giáo viên hay các học sinh khá giỏi,
tuyệt đối không phải là sự làm thay, trái lại phải trẽn cơ sờ giúp đỡ đó, phát huy
cho bang được tính tự giác, tích cực, đối lập của học sinh yếu - kém.
Đối với học sinh khá - giỏi, điều chủ yếu là tăng cường các hoạt động
độc lập có trinh độ ngày càng cao, trẽn cơ sờ tính đến năng lực nhận thức, năng
khiếu và hứng thú học tập của từng cá nhân. Đồng thời, cần ngăn chặti tỉnh
trạng học tủ, học lệch, chi chú ý tới một môn nào đó.
3.1.3.5. Hình thức dự án học lập
Dạy hpc theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, báo cáo Nhiệm vụ này được
học sinh thực hiện với tính tụ lực cao trong toàn bộ quá trinh học tập, từ việc
xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều
chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ
bán của dạy học theo dự án.
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra.
Các nhà sư phạm khi xác lập cơ sở lý thuyết cho dạy học dự án này đã nêu ra 3
đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: định hướng học sinh, định hướng thực tiễn
và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thề hố các đặc điểm của dạy học dự án
như sau:
Định hướng ihực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
của thực tiễn xã hội và đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đụng những vấn đề
phù hợp với trình độ và khả năng cùa học sinh.
Có ỷ nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý
tường, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng himg thú học sinh: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội

dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú
của học sinh cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
204


Tính p h ứ c hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực
hoặc môn học khác nhau nham giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trinh thực hiện dự án có sự kết hợp
giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn,
thực hành. Thơng qua đó kiểm tra, cùng cố, mờ rộng hiểu biết lý thuyết cũng
như rèn luyện kĩ năng hành động kinh nghiệm thực tiễn của học sinh
Tính lự lực cao cùa học sinh: Trong dạy học dự án, học sinh cần tham
gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trinh dạy học Điều đó cũng
địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của học sinh Giáo viên
chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần
phù hợp với kinh nghiệm, khả nãng của học sinh và mức độ khó khăn cùa
nhiệm vụ

Cộng lác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành
viên trong nhóm. Dạy học dự án địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng
cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên
cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này
còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
Định hư ớng sán phẩm : Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm
được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý
thuyết mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật
chất cùa hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng,
cịng bổ, giới thiệu.
Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác

nhau Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án:
Phân loại theo chuyên môn
- Dự án trong một môn học: trọng tàm nội dung nằm trong một môn học.
- Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều mơn khác nhau.
- Dự án ngồi mơn học: các dự án khơng phụ thuộc trực tiếp vào các mơn
học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường.

205


Phân ¡oại theo sự tham gia cùa học sinh: Dự án cho nhóm học sinh, dự
án cá nhân. Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức dự án dạy học chù yếu.
Phân loại theo sự tham gia cùa giáo viên: dự án dưới sự hướng dẫn cùa
một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn cùa nhiều giáo viên.
Phân loại theo quỹ thcri gian: Có thể phân chia như sau:
- Dự án nhò: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ hpc.
- Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày, nhưng giới hạn là
một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: dụ án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần
(hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần.
Phán loại theo nhiệm vu
Dựa theo nhiệm vụ trpng tâm cùa dự án, có thể phân loại các dự án theo
các dạng sau:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện
tượng, quá trinh.
- Dụ án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sàn phẩm, trọng tâm là việc
tạo ra các sàn phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn,
nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhu trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
- Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.

Các loại dự án trên khơng hồn tồn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh
vực chun mơn có thề phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng.
Dựa trên cấu trúc cùa tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu
trúc cùa dạy học theo dự án làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây trình bày
một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án theo 5 giai đoạn.
Chọn đề tài và xác định mục đích cùa dự án: Giáo viên và học sinh cùng
nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích cùa dự án. cần tạo ra một tinh huống
xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giãi quyết, trong
đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, cần chú ý
đến hứng thú của học sinh cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể
206


giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hố. Trong

trường hợp thích hợp sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía
học sinh. Giai đoạn này được mơ tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và
tháo luận sáng kiến.
Xây cỉựiig kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này học sinh với sự hướng
dẫn của giáo viên xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự
án Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm thời
gian dụ kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân cơng cơng việc
trong nhóm
Thực hiện d ự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề
la cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện 'các hoạt động
tri tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác
động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề
được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong q trình đó sản phẩm của dự án và
thông tin mới được tạo ra.
Thu thập két quà và công bố sàn phàm: Ket quả thực hiện dự án có the

được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật
chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng có thề là
những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ
chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm cùa dự án có thể
được trinh bày giữa các nhóm học sinh, có thể được giới thiệu trong nhà trường
hay ngoài xã hội.
Đành gia d ự án: Giáo viên vá học sinh dành già quá trinh thực hiện và
kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho
việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể được đánh
giá từ bên ngồi: Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mơ tả chung thành
giai đoạn kết thúc dự án. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chi mang tính
chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc
tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cà các giai đoạn của dự án.
Với những dạng dụ án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù
hợp với nhiệm vụ dụ án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung
thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án).
207


Như vậy, dạy học dụ án là một hình thức dạy học Ngữ văn quan trọng để
thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học
định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dự án góp phần
gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham
gia tích cực vào việc phát triển năng lực làm việc tự lực năng lực sáng tạo,
năng lục giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng
cộng tác làm việc của học sinh. Nhũng đặc trưng và ưu điểm của dạy học dự án
rất phù hợp với đặc trung cùa mơ hình trường học mới.
3.2. Phu-oug tiện dạy học Ngữ văn
3.2.1. Khái niệm


Phương tiện nói chung và phương tiện dạy học Ngữ văn nói riêng cho
phép giáo viên truyền đạt các nội dung cho học sinh, chúng là bộ phận trung
gian của quá trình dạy học.
G iáo viên

Học sinh

Nội dung

Tam giác dạy học

Hai tác giả Berad Meier, Nguyễn Văn Cường trong cuốn L i luận dạy học
hiệu đại cho rằng “Phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện vật chất mà
người dạy và người học sử dụng, để thông hiểu về các mục đích, chù đề và
phương pháp cùa dạy hpc. Chúng có chức năng trung gian cùa các thơng tin
trong việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức” 1.
Theo Phạm Thị Thu Hương "Phương tiện dạy học là những phương tiện
vật chất cần thiết được sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm các đồ dùng

1BemdMeier, Nguyễn Văn Cường (2014), u luận dạy học hiện đại, Nxb Đai hoc Sư phạm, tr. 189.

208


dạy học, các trang thiết bị kĩ thuật dùng trong dạy học và các thiết bị hỗ trợ
khác giúp giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí,có hiệu q q
trình dạy học nhằm đạt mục đích dạy học1.
Cũng có quan niệm coi phương tiện phi vật chất như ngôn ngữ cũng là
phương tiện dạy học Phương tiện được hiểu như là bộ phận trung gian, thông
qua nó những kí hiệu trong các quan hệ giao tiếp được chuyền tải, lưu trù, phản

ánh lại hay xử lí với sự hỗ trợ kĩ thuật và được giới thiệu theo hình thức đại
diện hay biểu trưng
N hu vậy, sách, báo, tạp chí; máy chiếu ảnh, phim kính, phim, vơ tuyến
truyền hình và các phương tiện âm thanh khác, video, các phương tiện hình ảnh
khác cũng như máy tính là những phương tiện dạy học
Khái quát những cách hiểu trên, có thể đưa ra khái niệm về phương tiện
dạy học Ngữ văn như sau: phương tiện dạy học Ngữ văn là toàn bộ sự vật, hiện
tượng trong thế giới, tham gia vào q trình dạy học Ngữ văn, đóng vai trị là
cơng cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâu trung gian tác
động vào đối tượng dạy học. Phương tiện dạy học Ngữ văn có chức năng khơi
dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học
đến đối tượng dạy học.
3.2.2. P hân loại

Có thế phân loại phương tiện dạy học theo các phương diện hoặc theo
quan điếm sử dụng:
Dựa vào cấu tạo, nguyên lí hoạt động và chức năng của phương tiện có
thc phân th ả n h hai pliân: p h â n c ứ n g v à p h â n m èm . P h ân c ứ n g b a o gôm các

phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lí thiết kế về cơ, điện, điện
từ... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện này có thể là:
máy chiếu, radio, tivi, máy tính điện tử ... Phần cứng là kết quả cùa sự phát
triển khoa học kĩ thuật trong nhiều thế kỉ. Khi sử dụng phần cứng, người giáo
viên đã cơ giới hóa và điện từ hóa q trình dạy học Ngữ văn, mờ rộng không
gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. Phần mềm là những phương tiện
trong đó sừ dụng các nguyên lí sư phạm, tâm lí, khoa học kĩ thuật để xây dựng

1 Phạm Thị Thu Hương (chủ biên - 2017), Giáo trình "Thực hành dạy học Ngữ văn ớ trưởng

pho thông", Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr 52.


209


nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho
học sinh Phần mềm bao gồm chương trinh môn học, sách giáo khoa, báo chí,
tài liệu tham khảo...
Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các phương tiện dạy học Ngữ
văn thành hai loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện để hỗ
trợ, điều khiển quá trình dạy học Ngữ văn Phương tiện dùng trực tiếp để dạy
học Ngữ văn bao gồm các loại máy móc thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử
dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kĩ nâng, kĩ xảo cho học
sinh như các loại máy chiếu, máy tính điện tử, các phương tiện mang tin, các
mẫu vật mô hình... Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học Ngữ
vãn là những phương tiện được sừ đụng để tạo ra mơi trường học tập thuận lợi,
có hiệu quả như các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, thiết bị điều
khiển âm thanh, ánh sáng.
Dựa vào cấu tạo cùa phương tiện, người ta phân ra phương tiện dạy học
Ngữ văn truyền thống và phương tiện dạy học Ngữ văn hiện đại Phương tiện
dạy học Ngữ văn truyền thống là những phương tiện được dùng từ xưa đến nay
và được cấu tạo đơn giản, thô sơ như các vật thật, tranh ảnh, đồ dùng dạy học
tự làm... Phương tiện dạy học Ngữ văn hiện đại là những phương tiện mới
được đưa vào nhà trường là sản phẩm cùa cơng nghệ hiện đại như: video clip,
máy tính, máy chiếu đa phương tiện, camera số ...
Trong phần này, tài liệu sẽ đi sâu trình bày cách phân loại phương tiện
dạy học dựa vào cấu tạo của phương tiện dạy học Ngữ vãn.
3.2.2.1. Phương tiện dạy học truyền thống
* Các vật thật

Trong dạy học Ngữ văn, có những sự vật chi tiết được đề cập đến trong

ngữ liệu, văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng là yếu tố vẫn tồn tại trong
đời thường nhưng do không được quan tâm nên trờ thành xa lạ với học sinh,
cũng có thể là yếu tố học sinh đã từng thấy qua phim ảnh nhưng khơng biết
chính xác sự vật, chi tiết đó được gọi là gì hoặc khơng tin rằng những sự vật
như thế có tồn tại trong cuộc sống. Do vậy, ngồi nhũng giờ học mang tính trải
nghiệm sáng tạo gắn với hoạt động thực tiễn mà ở đó học sinh có thể tiếp cận
với các vật thật như hpc trong bảo tàng, làng nghề... (để biết những đồ vật rổ,
21 0


rá, nong, sàng, nan, giang, cói, cuốc, cần câu..), giáo viên có thể mang các vật
thật đen lớp học hoặc giao nhiệm vụ sưu tầm cho học sinh nhằm giúp cho học
sinh có những hiểu biết chân thực, gần gũi về cuộc sống đồng thời củng cố vốn
sống, tri thức nền cho các em 1
* T hé kĩ năng
Thé kĩ năng là một phương tiện dạy học truyền thống có nhiều tác dụng:
dễ kiếm, rẻ, dễ làm; có thể người học cùng tham gia làm; dễ trình bày, khơng
cần điện; màu sắc hấp dẫn, áp dụng hợp lý cho các hình thức, mục đích dạy
học khác nhau
Đe làm thẻ kĩ năng cần chuẩn bị: thẻ màu, ghim, bút viết; cần có tiêu đề
trên bàng; mỗi thẻ chì viết một ý; khơng viết tồn chữ hoa; viết bằng nét to cùa
bút dạ khơng q dày, có thể chuẩn bị giấy khổ rộng đề làm nền và dùng hồ
dán lại những gì đã trình bày; dùng thẻ màu và tạo ra các hình dạng khác nhau,
cùng loại thi cùng màu, cùng dạng thẻ

T rin h bay th ò n i
tin tữ r g bưoc

8 u ó c chảm


đep

C h u ả n bi
th ẻ tru ó c

H in h t h ứ c .

Q.

G tól h»n cho
nhõm it ngưol

K h ơ n g cần

T u o n g đ ố l khc

d ử n g đ lộ n

vản c h u y ể n

lối



nhung

l c i n g kinh

Sứ d ụ n g báng ghim
đế trinh bầy nhũng

chú đề phức tạp
th e o J ự n ỗjjH /õ em ụ t_

1 Phm Thị Thu Hương (Chủ biên - 2007), sđd, tr. 74.

211


C iu binh
Ịlh u õ n g

I Ciü binh

T rắ n g

I Ịth u ị n g

Đó
X anh Oa u ờ i

X anh l i c ấ y

V àng

b ì u đ ì v i phụ đ i

g)

Sử dụng hình
dáng và màu sắ c

nhất quán ch o
dỗ hiểu

Kỹ thuật sử dụng thẻ trong dạy học; dự kiến khoảng trống hợp lý trên bảng
(đối với bảng viết) để gắn thẻ; cho xuất hiện từng thẻ một (thuyết trình hoặc đàm
thoại); kết quả ý tường trên thẻ là ý tưởng cùa nhóm thì có thể so sánh hai nhóm
thẻ để rút ra ý tưởng tối ưu; có thể thay thế thẻ (thay đổi ý tường).
Trong dạy học Ngữ văn, có thể sử dụng thẻ kĩ năng trong hoạt động khởi
động, hoạt động ơn lại kiến thức cũ ví dụ: giáo viên có thể gắn trên bảng hai tị
khóa ấn dụ và hốn dụ với các nội dung về khái niệm, tác dụng, cách kiểu ần
dụ/hốn dụ, ví dụ; nhiệm vụ của các em học sinh là trong một thời gian quy
định phải tỉm đúng các thẻ màu có nội dung tương ứng với từng biện pháp tu từ
trong số những thẻ màu giáo viên đã chuẩn bị. Với hoạt động hỉnh thành kiến
thức mới: giáo viên có thề sừ dụng thẻ kĩ năng khi dạy những nét chính về tác
giả, tác phẩm (thi xem nhóm nào đã chuẩn bị bài tốt nhất), học sinh có thể sử
đụng thẻ kĩ năng khi thuyết trình về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
ở hoạt động luyện tập, vận dung, giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học
trên để hướng dẫn học sinh giài quyết các bài tập, các tỉnh huống.

212


* Tài liệu ấn họa
Tài liệu ấn họa thuộc loại phương tiện trực quan truyền thống, có khá năng
thu hút sự chú ý và truyền đạt những thông tin kiến thức một cách rõ ràng do kết
hợp những từ, chữ số, ký hiệu, hình vẽ và ảnh chụp để bổ sung cho bài giảng,
giúp nguòi học lĩnh hội được kiến thúc kĩ nâng một cách thuận lợi có hệ thống,
củng cố và mở rộng kiến thức mà người học đã tiếp thu. Các tài liệu vẽ dù lớn
hay nhỏ đều có thể nhân thành nhiều bản giống bản chính, hoặc có thể sửa đổi,
thêm bớt, đồng cỡ, thu nhỏ hoặc phóng to bằng nhiều cách như: in, chụp.

Các tài liệu ấn họa bao gồm:
+ Tranh ảnh1: trong quá trình dạy học Ngữ văn, tranh ảnh được xác định
là những tài liệu chụp, sao chép, phán ánh ơ nhiều mức độ khác nhau bàn chât
các hiện tuợng ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ, là chân dung (vẽ, chụp) của nhà
văn, nhà thơ, những bức ảnh về bìa các tác phẩm văn học, những phác thảo
sáng tạo về nhân vật văn học, những bức ảnh chụp về thiên nhiên, con người,
hiện tượng cuộc sống xã hội có liên quan đến bài giảng... Tranh ảnh sử dụng
trong dạy học Ngữ văn có thể có sẵn ờ sách giáo khoa, trong danh mục thiết bị
dạy học tối thiếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc do giáo viên tự sưu
tầm từ sách, báo, internet Tùy vào mục tiêu của mỗi hoạt động dạy học, mục
đich sứ dụng cùa mỗi giáo viên, trong giờ học, tranh ảnh có thế được sừ dụng
rời rạc, đơn lẻ từng chiếc cũng có thề được kết chuỗi thành album ảnh. Đặc biệt
khi dạy học văn bản văn học, giáo viên cần cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng
tranh ảnh, chi nên xem đây là công cụ hỗ trợ, giúp các hoạt động dạy học đọc
hiếu thêm sinh động, linh hoạt
+ Tài liệu vẽ: Các tài liệu vẽ bao gồm bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bàng biểu.
Trong dạy học Ngữ văn, việc sử dụng bản đồ, lược đồ không nhiều, tuy nhiên
vứi một số đon vị kiến thức người giáo viên vãn có Iliẻ sừ dụng pliưung tiện
dạy học này. Ví dụ: dạy bài Tây Tiến (Quang Dũng) có thể sử dụng bản đồ
miền Bẳc để mơ tả cịn đường hành qn cùa đồn binh Tây Tiến, dịng chảy
sơng Hương khi dạy bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng (Hồng Phủ Ngọc
Tường), bản đồ đất nước Trung Hoa thời Tam quốc... Sơ đồ là một trong
những tài liệu vẽ cần thiết và quen thuộc trong dạy học Ngữ văn, được sử dụng
ờ cả ba phân môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn. Sơ đồ gồm nhiều loại như:
sơ đồ tư duy, sơ đồ grap, sơ đồ chuỗi. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển
của tiếng Việt bằng sơ đồ graph, tóm tắt nội dung về tác giả, về bài học bằng sơ

1 Phạm Thị Thu Hương (Chù biên - 2007), sđd, tr. 76 - 77

213



đồ tư duy, khái quát bố cục và cách lập luận trong bài Tinh thần yêu nước cùa
nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng sơ đồ chuỗi. Bàng biểu tồn tại dưới nhiều
dạng khác nhau: bảng số liệu, bảng so sáng, bàng tổng kết... Các loại bảng rất
thích hợp trong những giờ ôn tập, giờ rèn luyện kĩ năng giúp học sinh khái quát
và khắc sâu về kiến thức. Tùy vào mục đích và thời điểm sử dụng mà người
dạy có thế chọn các tài liệu vẽ thích hợp.
* Tài liệu phát tay
Tài liệu phát tay là những tài liệu giảng dạy được phát cho người học
trong quá trình dạy học để tham khảo và thực hiện những nhiệm vụ học tập.
Vai trò của tài liệu phát tay trong giảng dạy: giúp giáo viên sử dụng có
hiệu quả thời gian giảng dạy ở trên lớp; giảm bớt thời gian ghi chép cùa người
học; cồ vũ và khơi dậy niềm hứng thú; giúp người học nhớ lâu; làm cho quá
trình học tập thêm phong phú; đảm bảo đề cập tới tất cả những điểm quan
trọng cùa bài.
Tình huống để chuẩn bị tài liệu phát tay: cần cập nhật thông tin mới
không có trong sách giáo khoa; những thơng tin trình bày phức tạp hoặc q
chi tiết; hệ thống tóm tắt thơng tin theo các chù đề; khơng có sách giáo khoa
hoặc nguồn tài liệu thích hợp; người học gặp khó khăn trong việc học hoặc
thực hiện kĩ nâng.
Tài liệu phát tay có các loại chính sau đây: Thơng tin tờ rơi (tờ rơi giới
thiệu về các tác giả văn học, tác phẩm), phiếu học tập; phiếu mô tả công việc;
bản huớng dẫn thực hành.
Ví dụ: Có thể sử dụng phiếu học tập khi dạy một đơn vị kiến thức trong
bài Nhàn - Nguyễn Binh Khiêm (Ngữ văn 11).
T rường:............................................
PHIÊU HỌC TẬP
L ớp........................
(Hoạt dộng cập đôi)

Họ tên:..............................................
Thời gian: 5 phút
Nhàn - Bức chân dung cuộc sống cùa nhà Ihơ Nguyễn Binh Khiêm
Trích dẫn

Biện pháp
nghệ thuật

- Một mai, một cuốc, một cần

câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Thu ăn măng trúc, đông ăn

giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Vậy, Nhàn theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhir thế nào?

214

Cảm nhận về
chân dung tác giả


Phiếu phân công công việc trong một dự án học tập tìm hiểu: Truyền
thuyết Dương tự Minh và lễ hội đền Đuốm ơ Phú Lương - Thái Nguyên
Tên
thành viên

Nhiệm vụ

Thời hạn

hồn thành

Phuơng tiện

Sản phấm
dụ- kiến

Mai

Phịng vấn

Phiếu phong vấn
Máy ánh
Máy ghi âm
(Nếu có)

1 tuần

Phiếu trà
phịng vấn
Anh chụp

lời

Minh

Tìm kiếm tư liệu
trên sách, báo,
internet,
thư

viện, sở văn hóa,
phịng vãn hóa...

Máy tính
Máy ảnh
sồ ghi chép. .

1 tuần

Tài liệu phô tô,
chụp
Tranh, anh

* Sách giáo khoa
Sách giáo khoa vừa là phương tiện làm việc của học sinh, đồng thời là
phương tiện hỗ trợ đề giáo viên thực hiện chương trình mơn học theo quy định.
Sách giáo khoa thề hiện hai phương diện là nội dung đơn vị kiến thức cần dạy
học và cách trình bày các đơn vị kiến thức đó. Ngồi ra, sách giáo khoa cịn
đáp ứng được những yêu cầu mang tính đặc thù cùa phương pháp dạy học bộ
mơn, ln có hệ thống câu hịi, hệ thống bài tập đảm bảo hình thành ờ học sinh
những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết gắn với bộ mơn đó.
Đ e làm tố t v iệc d ạy h ọ c N g ữ v ăn , n gư ời g iá o v iê n cân h iên đ irạ c d u n g ý

của sách giáo khoa. Cụ thể là: nẳm được yêu cầu, mục đích của từng bài; hiêu
được các ý để triển khai triệt để bài giảng; nắm chắc được từng nội dung cụ thể
trong từng ý Để sử dụng hiệu quả sách giáo khoa, người giáo viên cần: trau
dồi kiến thức; đọc kỹ sách giáo khoa, có kĩ năng xây dựng các câu hỏi hướng
dẫn học sinh khám phá tri thức của từng tiết và cùa cả bài học. Theo tác giả
Trịnh Thị Lan, sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn nói riêng
là phương tiện dạy học thích hợp để giáo viên và học sinh sử dụng ờ tất cả các

giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học:
215


Có thể sử dụng sách giáo khoa ở khâu tạo tâm thế, tạo động cơ học tập
cho học sinh, đặt ra vấn đề nghiên cứu tài liệu hoặc xác định đầu mối kiến thức
cho một tình huống có vấn đề cần được học sinh giải quyết.
Trong giai đoạn học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng, có thể sứ dụng
sách giáo khoa theo các trường hợp: học sinh được giáo viên hướng dln làm
việc với sách giáo khoa trong một khoảng thời gian ngắn cùa quá triai hỉnh
thành kiến thức mới. Học sinh tự lực làm việc với sách giáo khoa trong khoảng
thời gian tương đối dài đề lĩnh hội kiến thức mới. Khi đó, học sinh có thể
nghiên cứu hoặc thảo luận nhằm tồng hợp, chế biến, thu nhận các thcng tin
trong sách giáo khoa.
Trong giai đoạn cùng cố các kiến thức, kĩ năng thu được, sách giáo khoa
tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các kiều bài tập khác nhau từ đơn gián đến
phức tạp, từ chi sử dựng những kiến thức vừa học đến phải vận dụng phức hợp
nhiều kiến thức đã học từ trước.
Sách giáo khoa cũng có thể được sử dụng ở giai đoạn kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh thông qua việc giáo viên giao cho học sinh các bài
tập ơn luyện cuối mơn chương phần có sẵn trong sách giáo khoa1
3.2.2.2. Phương tiện dạy học hiện đại
* Video clip

Hiện nay, nguồn tư liệu để xây dựng và biên tập các đoạn video clip phục
vụ giảng dạy Ngữ văn rất phong phú. Nguồn tranh ảnh dồi dào, nguồn phim
truyện chuyẻn thể văn học, phim khoa học, phim tu liệu xa hội, phim về danh
nhân, phim về các hoạt động văn hóa văn nghệ... rất đa dạng. Trong dạy học
Ngữ văn, băng đĩa, video clip có tác dụng hỗ trợ giáo viên truyền thụ kiến thúc
cho học sinh.

Với các giờ học đọc hiểu văn bản, thông tin trong phần Tiểu dẫn của
Sách giáo khoa có thể dẫn dắt ý tưởng và nội dung để hpc sinh tạo ra san phẩm
video clip giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Hoặc giáo viên có thể cắt và ghép
những thơng tin về tác giả từ một phim tư liệu có đầy đủ các nội dung cần
1 Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên - 2007), sđd, tr. 60 - 61

216


truyền tải đế chiếu cho học sinh quan sát góp phần tạo được sự hứng thú cho
người học. Ví dụ: dạy phần I Tiểu sử và con người tác gia Nam Cao, giáo viên
có thể tham kháo phim tư liệu Những mạch nguồn Nam Cao, với nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng, giáo viên có thể khai thác phim tư liệu Nguyễn Huy
Tương một nhân cách lớn

Đối với quá trinh dạy học tiếp nhận những văn bàn

địi hỏi mơi trường diễn xướng như: sừ thi, tuồng, chèo, hát nói, kịch nói... việc
sừ dụng băng đĩa, video clip rất cần thiết trong dạy học. Bời nếu chỉ dạy kịch
bàn khơng thì rất khó để học sinh có tiếp nhận hết cái hay, cái đẹp của các thề
loại này.
Khi sử dụng video clip, giáo viên cần chuẩn bị trước ý tuờng sử dụng; sử
dụng lúc nào? Nhằm đạt được mục đích gỉ? Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi
để học sinh có định hướng trong quá trình quan sát video cỉip
* B ăng ghi âm

So với truyền thanh, phạm vi truyền thụ kiến thức của băng ghi âm trong
dạy học ít đa dạng hơn và do đó có hạn chế về khả năng áp dụng Tuy nhiên
người giáo viên có thể nghiên cứu sừ dụng băng ghi âm một cách tùy ý theo
yêu cầu sư phạm cụ thể Nhờ có bâng ghi âm, giáo viên có thể tác động đến

người học một cách đa dạng hơn trong quá trình dạy học.
Băng ghi âm cũng đóng vai trị quan trọng trong việc theo dõi và nhận
thông tin ngược từ người học. Giáo viên có thể sử dụng băng ghi âm trong các
cuộc phỏng vấn, trong các buổi luyện tập sau đó phân tích nội dung băng ghi
âm để rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Ví dụ: ghi âm giọng đọc thơ diễn cảm của học sinh, giọng đối thoại cùa
nhiều người ờ các địa phương . làm ngữ liệu giảng dạy phần tiếng Việt.
* M áy chiếu qua đầu

Cách sừ dụng: Đặt máy trước người học,
ống kính hướng vào màn ảnh; cắm điện, bật
máy; vặn nút điều chinh độ cao của ảnh; đặt
phim lên mặt bàn máy, phía đọc xi lên trên,
lấy nét hình; khi viết trên Folie, cẩn thận tránh
che lấp.

217


Kỹ thuật trình chiếu: dùng que chỉ trên Folie để hướng người coi chú ý
về một chi tiết; dùng bút chuyên đùng để viết và bổ sung; che Folie bằng tờ
giấy đen và mờ lộ từng phần, để phân tích từng ý khi giảng tới phần đó, ghép
chồng nhiều tờ Folie lên nhau, màu khác nhau, chiếu lần lượt hoặc cùng lúc để
trình bày phân tích; chiếu vật ba chiều để có bóng đen trên màn ảnh.
* Máy chiếu Dia

Cấu tạo máy chiếu Dia

Sừ dụng máy chiếu phim Dias: Đặt máy lên bàn, tiến hành xem xét tình
trạng kỹ thuật cùa máy; lựa và xem xét loại phim, đoạn phim sẽ chiếu; lắp vào

máy chiếu; lấy nét hỉnh; xác định cách chiếu.
Chú ý: khơng nhất thiết là hình chiếu bao giờ cũng cần bao khắp màn
ánh, cị khi nhó, sáng rọi dễ xem hơn; chiếu phim đoạn có thé kết hợp với
băng, đĩa ghi âm để phát lời bình.
* Máy chiếu Projector

»
Máy chiếu projector

218


Dùng để phóng to và chiếu các nội dung từ các nguồn tín hiệu điện khác
nhau như tín hiệu video, tín hiệu audio,... từ các thiết bị điện tử như máy tính,
đầu video,... phục vụ cho việc trình bày.
Ví dụ: Chiếu video giới thiệu về nhà văn Nam Cao; Tố Hữu, video trích
đoạn phim chuyển thể từ tác phẩm Chi Phèo, đoạn trích Hạnh phúc cùa một
tang gia, Vĩnh biệt Cừu Trùng đài...
Kỹ thuật sử dụng: khi sử dụng máy vi tính cá nhân, sau khi kết nối, bật
nguồn mà khơng xuất hiện phơng màn hình vi tính thì phải chọn máy vi tính
của bạn phù hợp với máy chiếu.
* C am era

Camera thường dùng quay các thao tác mẫu khi thị phạm, các thao tác kĩ
năng nghề...
Kỹ thuật quay camera: ■
Quay tồn cành đối tieợiìg Hình ảnh thu được có liên quan sau khi quay
chứa đựng tồn bộ đối tượng chính và một số đối tượng có liên quan phục vụ
trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tượng chính
Quay m ột phần đối tượng: Hình ảnh thu được sau khi quay chỉ chứa một

phần nào đó đối tượng nhằm giúp cho người quan sát rõ hơn đối tượng.
Ví dụ: Quay các đoạn kịch chuyển thể từ tác phấm văn học cùa học sinh,
quay q trình thào luận nhóm, các bài thực hành thuyết minh cùa học sinh...
* Bản trong
D â n tr o n g đ ư ợ c h ic u là c á c tờ g iâ y c h iế u tr o n g 3 u ố t c ó g h i h a y in c h ữ

dùng cho máy chiếu bản trong. Để sử dụng bản trong cần có máy chiếu bản
trong. Đó là một phương tiện mà với sự trợ giúp của nó người ta có thể chiếu
sáng từ phía dưới các bàn trong để ánh sáng đi qua, được đặt trên bê mặt máy
trong suốt sao cho qua gương và thấu kính tờ mẫu được chiếu qua màn ảnh.
Sử dụng bản trong trong dạy học Ngữ văn có tác dụng:
Làm tăng sự chú ý vì diện tích ảnh lớn
Gia tăng sự tập trung: giáo viên bao quát người học trong tầm nhìn
Sử dụng màu tạo điều kiện cho phân biệt, nhấn mạnh, sắp xếp.
219


Thích hợp cho làm việc nhóm.
Sự cơ động là có thề thông qua kĩ thuật che, bồ sung và phát triển trên
bản trong.
Có thể sử dụng được cho tất cả mọi giai đoạn của q trình dạy học Ngữ văn
Thích hợp ở các chủ đề kéo dài nhiều giờ.
Các kĩ thuật trình bày: Kĩ thuật che phủ và dỡ bỏ che phủ từng phần; kĩ
thuật bổ sung; kĩ thuật phát triển.
Vận dụng: trong thảo luận nhóm (viết sản phẩm của các nhóm sau đó
chiếu lên để nhận xét); các tranh ảnh hỗ trợ dạy học...
* Máy tính

Bên cạnh máy chiếu, máy quay, máy tính đạt được sự phổ biến ngày
càng cao với tư cách là phương tiện dạy học Ngữ văn trong nhà trường

Máy tính gồm các bộ phận chinh sau:
- Bộ xứ lý trung tâm (CPU - Central Procesing Unit).
- Bộ nhớ trong (Main Memory).
- Bộ nhớ ngoài (Sencondary Memory).
- Thiết bị vào (Input Device)
- Thiết bị ra (Output Device)
Trong đó, C P U là thành phần quan trọng nhai cùa máy tinh, đó là thiết
bị chính thực hiện và điều khiến việc thực hiện chương trình. Gồm hai bộ
phận chính:
Bộ điều khiến (CU - control Unit) điều khiển các bộ phận thực hiện
chương trình; Bộ số học/logic (ALU - Arithmetic/Logic Unit) thực hiện các
phép toán số học và logic. Ngồi ra cịn có thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy
cập nhanh (Cache).
Bộ nhớ trong (Main memory) là nơi chương trình được đưa vào để thực
hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý gồm có 2 phần: rom và ram.
Bộ nhớ ngoài {Secondary Memory)-, dùng để luu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ
trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài thuờng là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết
bị nhớ flash.
220


×