HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CHỦNG NẤM LINH CHI QN04 THU
THẬP TẠI TỈNH QUẢNG NAM
HÀ NỘI – 2022
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CHỦNG NẤM LINH CHI QN04 THU
THẬP TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Người thực hiện
:
ĐẶNG HỮU LONG
Khóa
:
63
Ngành
:
CƠNG NGHỆ SINH HỌC
Người hướng dẫn
:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh
trưởng của chủng nấm linh chi QN04 thu thập tại tỉnh Quảng Nam” là do tôi
trực tiếp thực hiện. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và
chưa từng được công bố trên bất kỳ tài liệu, bài báo, tạp chí nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin được trích dẫn trong khóa luận đều được
chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2022
Sinh viên
Đặng Hữu Long
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo và các anh chị,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện, Ban chủ nhiệm khoa
Công nghệ sinh học và thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức thiết thực
trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích
Thùy, Bộ mơn Cơng nghệ Vi sinh, khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Ngô Xuân Nghiễn, ThS. Trần Đông Anh,
Ths. Nguyễn Thị Luyện, KS Nguyễn Thị Mơ, KS Ngơ Chí Quyền, KS Phạm
Thị Ngọc Tú, Bộ môn Công nghệ Vi sinh, khoa Công nghệ sinh học đã giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các
bạn và các em tại Trung tâm đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn và nấm
dược liệu, Khoa Công nghệ Sinh học đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi
trong suốt thời gian thực tập và hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Đặng Hữu Long
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.
Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2.
Mục đích .................................................................................................. 2
1.3.
Yêu cầu..................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1.
Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trong và ngồi nước ...................... 3
2.1.1.
Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trên thế giới ................................... 3
2.1.2.
Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm ở Việt Nam .................................... 4
2.2.
Giới thiệu chung về nấm linh chi ............................................................. 5
2.2.1.
Phân loại học của nấm linh chi ................................................................ 6
2.2.2.
Phân bố ..................................................................................................... 6
2.2.3.
Đặc điểm hình thái ................................................................................... 7
2.2.4.
Chu trình sống của nấm linh chi .............................................................. 7
2.2.5.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi ..... 9
2.2.6.
Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm linh chi .................... 12
2.3.
Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm linh chi tại Việt Nam ................. 18
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................... 19
3.1.
Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................... 19
3.2.
Đối tượng thí nghiệm ............................................................................. 19
3.3.
Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu................................................. 19
iii
3.3.1.
Nguyên vật liệu ...................................................................................... 19
3.3.2.
Các điều kiện, trang thiết bị sử dụng trong thí nghiệm ......................... 20
3.4.
Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 20
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.6.
Các bước tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 22
3.6.1.
Các bước tiến hành................................................................................. 22
3.6.2.
Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm ............................................................ 25
3.7.
Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 26
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 27
4.1.
Khả năng sinh trưởng của chủng nấm linh chi QN04 trong các điều
kiện pH khác nhau.................................................................................. 27
4.2.
Khả năng sinh trưởng của chủng nấm linh chi QN04 trong các điều
kiện nhiệt độ khác nhau. ........................................................................ 29
4.3.
Khả năng sinh trưởng của chủng nấm linh chi QN04 trong các điều
kiện dinh dưỡng khác nhau. ................................................................... 32
4.4.
Khả năng sinh trưởng của chủng nấm QN04 trên các tỷ lệ phối trộn
dinh dưỡng cấp 2 khác nhau. ................................................................. 33
4.5.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các tỷ lệ
phối trộn cơ chất nuôi trồng khác nhau. ................................................ 36
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 39
5.1.
Kết luận .................................................................................................. 39
5.2.
Kiến nghị ................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 41
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 44
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả thể linh chi ....................... 12
Bảng 2.2.
Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm linh chi
(Ganoderma lucidum) .................................................................. 13
Bảng 4.1.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên
các mức pH khác nhau ................................................................. 28
Bảng 4.2.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các
mức nhiệt độ khác nhau ............................................................... 30
Bảng 4.3.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các
nguồn dinh dưỡng khác nhau ....................................................... 32
Bảng 4.4.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các
môi trường nhân giống cấp 2 ....................................................... 34
Bảng 4.5.
Khả năng sinh trưởng của hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các
tỷ lệ phối trộn cơ chất nuôi trồng khác nhau................................ 37
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Chu kì phát triển của nấm linh chi ................................................. 8
Hình 4.1.
Hệ sợi nấm linh chi QN04 ở các mức pH khác nhau sau 6
ngày cấy giống .............................................................................. 29
Hình 4.2.
Hệ sợi nấm linh chi QN04 ở các mức nhiệt độ khác nhau sau
6 ngày cấy giống ........................................................................... 31
Hình 4.3.
Hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các nguồn dinh dưỡng khác
nhau sau 6 ngày cấy giống............................................................ 33
Hình 4.4.
Hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các công thức phối trộn khác
nhau sau 10 ngày cấy giống ............................................................ 35
Hình 4.5.
Hệ sợi nấm linh chi QN04 trên các tỷ lệ phối trộn cơ chất
nuôi trồng sau 17 ngày cấy giống ................................................. 37
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
MT
cs
CV%
LSD 0,05
PDA
Ý nghĩa
Môi trường
Cộng sự
Sai số thí nghiệm
Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%
Potato Dextrin Agar
PA
Potato Agar
CT
Công thức
vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng
nấm linh chi QN04 thu thập tại tỉnh Quảng Nam”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Thùy
Sinh viên thực hiện: Đặng Hữu Long
Lớp: K63CNSHP, Mã sinh viên: 637041
Tóm tắt đề tài:
Nấm linh chi là loại nấm dược liệu quý, để đáp ứng được nhu cầu thị cùng
với việc tránh hiện tượng thoái hóa giống trong sản xuất thì việc tìm ra các
chủng nấm mới là điều thiết yếu. Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng nấm linh chi QN04
thu thập tại tỉnh Quảng Nam”
Đề tài này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của các điều kiện nuôi cấy
đến chủng nấm QN04 gồm:
• Mơi trường pH được thực hiện trên 8 loại mơi trường pH từ pH5-pH12.
• Mức nhiệt độ được thực hiện trên 4 mức nhiệt độ là: 15, 20, 25, 30.
• Mơi trường dinh dưỡng được thực hiện trên 5 loại là: PDA, PGA,
YMA, Czapek, Raper.
• Mơi trường nhân giống cấp 2 được thực hiện trên 5 loại là: 99% thóc
luộc + 1% CaCO 3 ; 79% thóc luộc + 20% mùn cưa bồ đề + 1% CaCO 3 ; 59%
thóc luộc + 40% mùn cưa bồ đề + 1% CaCO 3 ; 39% thóc luộc + 60% mùn cưa
bồ đề + 1% CaCO 3 ; 19% thóc luộc + 80% mùn cưa bồ đề + 1% CaCO 3 .
• Mơi trường cơ chất ni trồng được thực hiện trên 3 loại là: 86% mùn
cưa + 10% cám gạo + 3% bột ngô + 1% CaCO 3 ; 43% mùn cưa + 43% lõi ngô +
10% cám gạo + 3% bột ngô + 1% CaCO 3 ; 43% mùn cưa + 43% bông hạt + 10%
cám gạo + 3% bột ngô + 1% CaCO 3 .
viii
Kết quả thu được cho thấy:
Đối với nghiên cứu mức pH môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng của hệ
sợi nấm linh chi QN04 là CT3 (pH7) với tốc độ mọc trung bình 10,08mm/ngày,
thời gian hệ sợi mọc kín đĩa chỉ mất 6,83 ngày và độ dài hệ sợi trung bình đạt
60,50 mm sau 6 ngày ni cấy; hệ sợi ở mức pH này có mật độ rất dày, màu sắc
trắng đẹp, có nhiều sợi khí sinh.
Đối với nghiên cứu mức nhiệt độ tối ưu nhất cho sự sinh trưởng của của hệ
sợi nấm linh chi QN04 là CT3 (25oC) với tốc độ mọc trung bình 7,83mm/ngày,
thời gian hệ sợi mọc kín đĩa là 6,00 ngày và độ dài hệ sợi trung bình đạt 47,00
mm sau 6 ngày ni cấy; hệ sợi ở mức nhiệt này có mật độ rất dày, màu sắc
trắng đẹp, có nhiều sợi khí sinh.
Đối với nghiên cứu môi trường dinh dưỡng tối ưu nhất cho sự sinh trưởng
của của hệ sợi nấm linh chi QN04 là CT2 (PGA) với tốc độ mọc trung bình
13,50mm/ngày, thời gian hệ sợi mọc kín đĩa là 6,17 ngày và độ dài hệ sợi trung
bình đạt 81 mm sau 6 ngày nuôi cấy; hệ sợi ở công thức này có mật độ dày, màu
sắc trắng đẹp, có nhiều sợi khí sinh.
Đối với nghiên cứu mơi trường nhân giống cấp 2 tối ưu nhất cho sự sinh
trưởng của của hệ sợi nấm linh chi QN04 là CT3 (59% thóc luộc + 40% mùn
cưa bồ đề + 1% CaCO 3 ) với tốc độ mọc trung bình 6,23mm/ngày, thời gian hệ
sợi mọc kín ống nghiệm là 21,67 ngày và độ dài hệ sợi trung bình đạt 62,33
mm/ngày sau 10 ngày ươm sợi; hệ sợi ở cơng thức này có mật độ rất dày, màu
sắc trắng đẹp, độ đồng đều cao.
Đối với nghiên cứu môi trường cơ chất nuôi trồng tối ưu nhất cho sự sinh
trưởng của của hệ sợi nấm linh chi QN04 là CT2 (43% mùn cưa + 43% lõi ngô
+ 10% cám gạo + 3% bột ngô + 1% CaCO 3 ) với tốc độ mọc trung bình
4,53mm/ngày và độ dài hệ sợi trung bình đạt 77,09mm sau 17 ngày ni trồng;
hệ sợi ở cơng thức này có mật độ rất dày, màu sắc trắng đẹp, độ đồng đều cao.
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm ăn và nấm dược liệu là một sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong nền
kinh tế và khoa học đời sống, nấm khơng chỉ là một loại thức ăn ngon mà cịn
chứa những giá trị dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe con người.
Với những thuận lợi từ khí hậu nhiệt đới ẩm gió; nguồn lao động lớn kết
hợp với nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào như rơm, bông, mùn cưa, bã
mía... là điều kiện thích hợp để ni trồng nấm. Quả thể của nấm sau khi thu
hoạch có thể sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến thành các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao. Ngồi ra, giá thể sau thu hoạch nấm có thể sử dụng làm phân bón
cho cây trồng, góp phần cải tạo đất, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) là một loại dược liệu quý, chúng chứa
gần 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau (Polysacarit, steroid
và triterpenes là các nhóm chính theo sau là alkaloid, axit béo, glycoprotein, các
chất vơ cơ, lignin, nucleoside, nucleotide, peptide, phenol, protein, sterol và
vitamin được tìm thấy trong G. lucidum (Boh và cs. 2007) có tác dụng giảm
huyết áp, cholesterol, tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị ung thư, giúp an
thần, chống suy nhược thần kinh kéo dài, đặc tính kháng virus và kháng viêm,
điều trị sốc phản vệ, chống HIV, chống oxy hóa làm tăng tuổi thọ. Qua những
khảo sát dược lí và lâm sàng cho thấy nấm linh chi không xuất hiện các tác dụng
phụ khi dùng trong thời gian dài và khơng tương kị với những lồi dược liệu và
thuốc tân dược khác.
Việt Nam là một nước nhiệt đới với điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc
phát triển của rất nhiều loại nấm, tuy nhiên hiện nay nguồn giống nấm của Việt
Nam còn nhiều hạn chế, chưa phát triển được nhiều giống mới phục vụ cho sản
xuất. Chủng nấm QN04 là chủng nấm mới được phân lập từ tự nhiên, có hình
1
thái quả thể đẹp, có tiềm năng trở thành chủng nấm tốt phục vụ sản xuất. Vì vậy,
để làm phong phú thêm nguồn giống phục vụ cho nuôi trồng, cũng như với
mong muốn phát triển thêm một chủng nấm linh chi mới trong sản xuất, chúng
tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của
chủng nấm linh chi QN04 thu thập tại tỉnh Quảng Nam”.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của chủng nấm linh
chi QN04.
1.3. Yêu cầu
- Xác định được mức pH thích hợp cho sinh trưởng của chủng nấm linh chi
QN04 trong môi trường nhân giống nấm cấp 1.
- Xác định được mức nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của chủng nấm
linh chi QN04 trong môi trường nhân giống nấm cấp 1.
- Xác định được công thức dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng của chủng
nấm linh chi QN04 trong môi trường nhân giống nấm cấp 1.
- Xác định được mơi trường thích hợp cho sinh trưởng của chủng nấm linh
chi QN04 trong môi trường nhân giống nấm cấp 2.
- Xác định được công thức phối trộn cơ chất thích hợp cho sinh trưởng của
chủng nấm linh chi QN04 trong điều kiện nuôi trồng.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trong và ngồi nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trên thế giới
Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm
năm. Ngày nay đã phát hiện trên 2000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 lồi ăn
đƣợc và ni trồng thành cơng như nấm mỡ, nấm sị, nấm rơm, nấm hương, nấm
kim châm, …và nấm được sử dụng trong lĩnh vực dược liệu như linh chi, vân
chi, đầu khỉ, … Có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sản xuất nấm, sản lượng
nấm trên thế giới đạt 25 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7%10%/năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới là Trung Quốc: 2.850.000
tấn (trong đó Đài Loan chiếm 71.800 tấn), chiếm 53,79 % tổng sản lượng nấm
thế giới, Hoa Kỳ: 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản: 360.100 tấn (7,34%), Pháp:
185.000 tấn, Indonesia: 118.800 tấn, Hàn Quốc: 92.000 tấn, Hà Lan: 88.500
tấn, Ý: 71.000 tấn, Canada: 46.000 tấn (Công Phiên, 2012).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 nước ni trồng các lồi nấm mỡ, nấm
hương, nấm sị, nấm mộc nhĩ...trong đó có các nước cơng nghiệp phát triển như
Hoa Kì, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...Nấm không chỉ là sản
phẩm của các nước cơng nghiệp mà trồng nấm cịn là một ngành cơng nghiệp
lớn được cơ giới hóa tồn bộ từ khâu xử lí ngun liệu đến chăm sóc nên sản
lượng rất cao.
Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 1995, sản lượng
là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu
tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Năm 2008 Trung Quốc đã sản
xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm 2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản
xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu hút trên 3 triệu lao
động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010 Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu
3
tấn, tương đương mức giá trị khoảng 300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung
Quốc, 2011).
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp nhất trong 20 năm
gần đây. Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm tại chỗ, vệ sinh
môi trường đồng ruộng, hạn chế việc đốt rơm rạ, đốt phá rừng, tạo ra nguồn phân
bón hữu cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu trình chuyển hóa vật chất.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu
do nguồn nguyên liệu trồng nấm (rơm rạ, mùn cưa, bã mía, ...) sẵn có. Nguồn
lao động nông thôn dồi dào. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhiều loại nấm sinh
trưởng và phát triển. Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và quốc tế tăng nhanh
tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng nấm tại nước ta.
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 1800 lồi nấm lớn,
trong đó có gần 200 lồi nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam (Trịnh Tam Kiệt,
2012). Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh lý, sinh hóa và
quy trình cơng nghệ ni trồng nấm để phục vụ việc chọn tạo các loại giống nấm
ở Việt Nam chưa được tiến hành đồng bộ.
Việt Nam là nước có những thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nấm.
Nước ta đang nuôi trồng và phát triển khoảng 16 loại nấm được nuôi trồng trải
dài từ Bắc vào Nam. Nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, các tỉnh phía Nam
chủ yếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm
hương, nấm sò, nấm linh chi... Sản lượng nấm hàng năm nước ta khoảng
250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (khơng tính xuất khẩu tiểu
ngạch), trong đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000
tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân
chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn (Nguyễn Như
Hiến & Phạm Văn Dư, 2013).
4
Các vùng sản xuất nấm:
+ Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng
bằng sơng Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Nai...) chiếm 90% sản lượng cả nước.
+ Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đơng Nam bộ (Đồng
Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...), chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước.
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc,
sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm.
+ Nấm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới được phát triển, trồng ở
một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình, Đồng Nai, ...), sản lượng khoảng 300 tấn/năm.
Một số hợp tác xã quy mơ có thể kể đến như hợp tác xã nấm Nghĩa Minh
(Xã Đan Phượng - Huyện Đan Phượng - TP Hà Nội), hợp tác xã nấm ăn và nấm
dược liệu (Hội cựu chiến binh xã Long Hưng, Văn Giang, Hưng Yên). Một số
doanh nghiệp sản xuất nấm trên quy mô lớn như: Công ty KINOKO Thanh Cao
- Hà Nội (sản lượng 3 tấn/ngày), v.v...
Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay ở một số địa phương nghề trồng
nấm đã đem lại công ăn việc làm, tận dụng được thời gian nông nhàn và đem lại
nguồn thu đáng kể cho nông dân. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nấm chủ yếu phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán, sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường nội địa là chính, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và giá trị vốn
có của nấm ăn, nấm dược liệu tại Việt Nam.
2.2. Giới thiệu chung về nấm linh chi
Theo Wasser (2010), trước đây nấm linh chi chỉ có trong tự nhiên với số
lượng rất ít nên có giá rất đắt. Từ đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã
thành công trong việc trồng nhân tạo nấm linh chi, từ đó kỹ thuật này liên tục
được cải tiến và đạt đến quy mô công nghiệp. Từ năm 1980, việc sản xuất nấm
linh chi phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Loại thảo dược quý
5
này có thể được trồng nhân tạo trên thân gỗ, trên môi trường chứa phụ phẩm lâm
nghiệp, hoặc nuôi cấy chìm thu nhận sinh khối. Bên cạnh mơi trường truyền
thống là mùn cưa, linh chi cịn có thể được trồng trên rơm rạ, bã mía, ... (Nguyễn
Lân Dũng, 2004).
Trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mơ tả 6 loại
linh chi: thanh chi (màu xanh), xích chi ( màu hồng), hoàng chi (màu vàng), hắc
chi (màu đen), bạch chi (màu trắng), tử chi (màu tím). Tất cả các lồi linh chi
đều có tính bình, khơng độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan
khí, an thần, chữa trị tức ngực (Đinh Xuân Linh và cs, 2012).
2.2.1. Phân loại học của nấm linh chi
Nấm Linh chi có tên khoa học là: Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst.
Tên tiếng Anh: Ling zhi, Reishi.
Tên khác: Xích chi, đan chi, tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung…
Theo tác giả Trịnh Tam Kiệt (2012), nấm linh chi thuộc:
Giới
: Fungi
Ngành
: Nấm đảm (Basidiomycota)
Lớp
: Agaricomycetes
Bộ
: Polyporales
Họ
: Ganodermataceae
Chi
: Ganoderma
Loài
: Ganoderma lucidum
2.2.2. Phân bố
Nấm linh chi phân bố rộng rãi ở vùng rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở
Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Được khai thác lâu đời nhất ở Trung quốc, Việt
Nam và Ấn Độ. Hiện được trồng theo công nghệ thâm canh ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc và bắt đầu trồng ở một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Nấm mọc trong rừng lá rậm, trên gốc và rễ cây nổi trên mặt đất. Có thể mọc trên
cây sống lẫn cây đã chết. Ở Việt Nam, đã gặp nấm linh chi mọc tự nhiên ở Bắc
6
Cạn, Lao Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lâm Đồng,
Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Lắc, v.v...
2.2.3. Đặc điểm hình thái
Quả thể nấm linh chi có thể chia làm 2 phần: cuống và phiến nấm. Cuống
dài hoặc ngắn, thường đính bên, đơi khi trở thành đính tâm do quá liền tán mà
thành. Cuống nấm thường hình trụ, hoặc thanh mảnh (khoảng 0,3 - 0,8 cm đường
kính), hoặc mập khỏe (tới 2 - 3,5 cm đường kính). Ít khi phân nhánh, đơi khi có uốn
khúc cong quẹo (do biến dạng trong q trình ni trồng). Lớp vỏ cuống láng đỏ nâu đỏ - nâu đen, bóng, khơng có lơng, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Phiến nấm dạng thận - gần trịn, đơi khi xịe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng
đồng tâm và có tỉa rãnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng
nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím, nhẵn bóng, láng như verni. Khi già, sẫm màu
lớp vỏ láng lớp phấn đỏ nâu trên bề mặt ngày càng nhiều và dày hơn. Kích
thước tai nấm biến động lớn, từ 5 - 12 cm, dày 0,8 - 3,3 cm. Phần đính cuống
hoặc gồ lên hoặc lõm như lõm rốn (Nguyễn Hữu Đống, 2002).
Mặt dưới mũ nấm phẳng, có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, mặt này có
nhiều lỗ nhỏ li ti. Đây chính là nơi hình thành và phát tán các bào tử nấm. Khi
nấm đến tuổi trưởng thành phát tán bào tử từ lỗ sinh bào tử ở phía dưới phiến có
màu nâu sẫm.
Bào tử của nấm linh chi có hình trứng hoặc hình trứng cụt, có phần phụ
khơng màu bao quanh lỗ nảy mầm, có màu vàng rỉ sắt. Bào tử đảm có vỏ với
cấu trúc hai lớp màng, màng ngồi nhẵn, khơng màu, màng trong màu nâu rỉ,
phát triển thành những gai nhọn vươn sát màng ngồi. Kích thước 5 - 6,5 x 8,5 11,5 µm (Trịnh Tam Kiệt, 2012).
2.2.4. Chu trình sống của nấm linh chi
Chu trình sống của nấm linh chi bắt đầu từ khi quả thể trưởng thành và
phóng thích bào tử đảm đơn bội vào khơng khí để phát tán nhờ gió. Khi gặp điều
kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… bào tử đảm sẽ nảy mầm, hình
7
thành hệ sợi nấm sơ cấp đơn nhân. Hệ sợi sơ cấp phát triển thành hệ sợi thứ cấp
nhờ sự tiếp hợp giữa hai sợi sơ cấp. Hệ sợi thứ cấp phát triển và phân nhánh
mạnh trên toàn bộ giá thể và chiếm hầu hết chu kỳ sống của linh chi.
Hệ sợi thứ cấp phát triển đến khi đạt đến giai đoạn cộng bào thì các vách
ngăn được hịa tan. Sau đó hệ sợi hấp thu và tích lũy dinh dưỡng rồi liên kết lại
tạo mầm quả thể.
Ở môi trường thuận lợi, độ ẩm và dinh dưỡng dồi dào, mầm mống quả thể
sẽ sinh trưởng nhanh, phần phụ bắt đầu xòe tán, phát triển dần thành quả thể
trưởng thành. Lúc này sự dung hòa của hai nhân xảy ra, sau đó giảm nhiễm tạo
thành bốn nhân. Chúng di chuyển về bốn bào tử hình thành nên bốn bào tử đơn
nhân (n). Các bào tử trưởng thành sẽ phóng thích ra môi trường và bắt đầu chu
kỳ mới.
(Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2001)
Hình 2.1. Chu kì phát triển của nấm linh chi
8
2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi
a. Dinh dưỡng
- Carbon
Carbon là nguồn tổng hợp năng lượng, xây dựng thành phần vật chất cơ
bản của tế bào. Carbon chiếm khoảng một nửa trọng lượng khô của nấm (Trịnh
Tam Kiệt, 2012).
Linh chi là loại nấm sống hoại sinh trên các cây gỗ, gốc chặt, cành cây vùi
trong đất, nhất là rừng cây lim, vì vậy linh chi cịn được gọi là nấm Lim. Chúng
có khả năng phân giải và hấp thu lignin, cellulose, hemicellulose chủ yếu dựa
vào các enzym. Do vậy mùn cưa, rơm rạ, bơng phế thải, bã mía, lõi ngơ,… đều
có thể trồng nấm linh chi.
- Nitrogen
Ngồi carbon thì nitrogen là nguyên tố cần thiết thứ hai đối với nấm. Nitrogen
hình thành nên acid amin, acid nucleic… Sợi nấm có thể hấp thu nitrogen hữu cơ
hoặc vơ cơ. Nguồn nitrogen có thể lấy từ nước luộc ngũ cốc, cao nấm men, bột đậu
tương, pepton, (NH4)2SO4, asparagine, alanine, glycine. Nitrogen có tác dụng tăng
tốc độ phát triển của hệ sợi nấm, nhưng nếu q nhiều sẽ khó hình thành quả thể.
Vì vậy trong giai đoạn phát triển sợi nấm thì tỷ lệ C/N là 25/1, cịn giai đoạn hình
thành quả thể tỷ lệ là 30/1 hoặc 40/1 (Trần Văn Mão, 2004).
- Dinh dưỡng khoáng
Chất khoáng chiếm một lượng nhỏ trong nấm nhưng lại vô cùng cần thiết:
+ Nguồn sufur: được cung cấp vào môi trường từ nguồn sulfat và cần thiết
để tổng hợp một số loại acid amin.
+ Nguồn phosphat: tham gia tổng hợp ATP, acid nucleic, phospholipid
màng. Nguồn cung cấp phospho thường là từ muối phosphat.
+ Nguồn kali: đóng vai trị làm đồng yếu tố (cofactor), cung cấp cho các
9
loại enzym hoạt động. Đồng thời đóng vai trị cân bằng khuynh độ (gradient)
bên trong và ngoài tế bào.
+ Magiê: cần thiết cho sự hoạt động một số loại enzym, nguồn magiê được
cung cấp từ sulfat magiê.
+ Vitamin: những phân tử hữu cơ này được dùng với lượng rất ít, chúng không
phải là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Vitamin cần thiết và giữ chức năng
đặc biệt trong hoạt động của enzym. Hầu hết nấm hấp thụ nguồn vitamin từ bên
ngồi và chỉ cần một lượng rất ít nhưng không thể thiếu. Hai nguồn vitamin cần thiết
cho nấm là biotin (vitamin H) và thiamin (vitamin B1) (Lê Duy Thắng, 2001).
b. Yếu tố ngoại cảnh
- Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme do đó ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của nấm. Vùng nhiệt độ phù hợp để linh chi sinh trưởng
phát triển tốt tương đối rộng và ở các giai đoạn khác nhau thì ngưỡng nhiệt độ
dao động cũng khác nhau. Giai đoạn nuôi sợi 20 - 30˚C và giai đoạn quả thể từ
22 - 28˚C (Đinh Xuân Linh và cs. 2012).
- Ánh sáng
Vốn là loài sống trong rừng rậm nên ở giai đoạn nuôi sợi linh chi không
cần ánh sáng. Ở giai đoạn phát triển quả thể cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc
sách được). Cường độ ánh sáng đều từ mọi phía (Đinh Xuân Linh và cs. 2012)
khoảng 500 - 800 lux để quả thể phát triển đều. Nếu chiếu sáng một phía thì quả
thể sẽ mọc dài về phía ánh sáng dẫn đến tán nấm nhỏ, cuống nấm dài (Trịnh
Tam Kiệt, 2012).
- pH
pH môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của nấm, do pH ảnh
hưởng đến hoạt tính enzyme, đến tính thẩm thấu các chất qua màng tế bào sợi
10
nấm, tăng q trình chuyển hóa vật chất trong tế bào, tăng hoạt động enzyme và
sự hình thành ATP, …
Trong quá trình trao đổi chất, nấm linh chi tiết các acid hữu cơ ra môi
trường cơ chất trồng nấm và làm cho pH mơi trường ln thay đổi về phía acid.
Một số chất bổ sung vào môi trường nuôi trồng nấm như bột nhẹ (CaCO 3 ), bột
thạch cao (CaSO 4 ), …, với mục đích vừa cung cấp Ca2+, vừa có tính chất điều
chỉnh độ ẩm, pH. Độ pH là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tính thẩm thấu các chất
qua màng tế bào sợi nấm, tăng quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào, tăng
hoạt động enzyme và sự hình thành ATP... Linh chi thích nghi trong mơi trường
trung tính đến axit yếu (pH 5,5 - 7) (Đinh Xuân Linh và cs. 2012).
- Độ ẩm
Các loại nấm nói chung và linh chi nói riêng cần độ ẩm cao để sinh trưởng
và phát triển. Độ ẩm bao gồm có độ ẩm trong cơ chất và độ ẩm khơng khí. Tùy
từng giai đoạn phát triển mà thay đổi độ ẩm sao cho linh chi sinh trưởng và phát
triển tốt nhất. Theo Đinh Xuân Linh và cs (2012), độ ẩm trong cơ chất khoảng
60 - 65% và độ ẩm không khí từ 80 - 95%.
- Độ thơng thống
Độ thơng thống là nồng độ CO 2 và nồng độ O 2 phù hợp. Nấm là sinh vật
hiếu khí, sử dụng oxy và nhả khí cacbonic. Thơng thường nồng độ khí cacbonic
thích hợp nhất cho giai đoạn ra quả thể là dưới 0.2%. Nồng độ cacbonic từ 0.4 0.6% sẽ ức chế hồn tồn sự hình thành mầm quả thể, khi nồng độ cacbonic từ
0.2 - 0.4% sẽ làm quả thể có chân dài, mũ mỏng. Trong suốt q trình ni sợi
và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có độ thơng thống tốt (Đinh Xn
Linh và cs. 2012).
11
2.2.6. Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm linh chi
a. Thành phần hóa học
Các phân tích đã chứng minh các chất dinh dưỡng tổng quát có trong nấm
linh chi như sau:
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả thể linh chi
Thành phần
Nước
Tỉ lệ (%)
12-13
Cellulose
54 – 56
Lignine
13 – 14
Lipid
1,9 – 2,0
Saponine toàn phần
0,3 – 1,23
Alkaloide và Glucoside tổng số
1,82 – 3,06
Sterol
0,11 – 0,16
Protein
0,08 – 0,12
Hợp chất Nito
K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin,
1,6 – 2,1
-
amino acid, enzyme và hợp chất alkaloid
(Nguyễn Hữu Đống và cs. 2002)
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV
(tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng - sắc ký khí (GC – MS), phổ
cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cùng
phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong
nấm linh chi (Lê Xuân Thám, 1996).
12
Bảng 2.2. Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm linh chi
(Ganoderma lucidum)
Thành phần
hoạt chất
Nhóm chất
Hoạt tính dược lý
ARN
Nucleic acid
Kích thích hệ miễn dịch
Chống virút
Bào tử
Bổ tim
Quả thể
Ức chế khối u
Tăng sự lưu thông máu
Thư giãn cơ, giảm đau
Chống khối u
Kích thích hệ miễn dịch
Giảm lượng đường huyết
Bổ tim
Chống dị ứng
Bảo vệ gan
Ức chế tổng hợp cholesterol
Giảm huyết áp
Ức chế ACE
Tăng sự lưu thông máu
Thư giản cơ, Giảm đau
Chống khối u
Kích thích hệ miễn dịch
Tăng sản suất kháng thể
Phục hồi sự dẻo dai
Quả thể
Hệ sợi nấm
Chống dị ứng
Hệ sợi nấm
**(Không xác
định)
**
Glycoprotein
Adenosine
Nucleotide
Beta – D - glucans
Polysaccharide
Ganoderic Acids
Triterpenoid
Ganodermadiol
Triterpenoid
Adenosine
Alkaloid
Nucleotide
Beta – D -glucans
Polysaccharide
Uridine, Uracil
Cycloocông
thứcasulpher
Nucleoside
Ling Zhi – 8
Protein
Ganodosterone
Ganoderic Acids
Ganoderic Acids
T– O
Oleic Acid
Loại mô
nấm
Quả thể
Quả thể
Quả thể
Quả thể
Hệ sợi nấm
Hệ sợi nấm
Steroid
Triterpenoid
Chống dị ứng quang phổ
Điều hoà huyết áp
Bảo vệ gan
Bảo vệ gan
Hệ sợi nấm
Hệ sợi nấm
Triterpenoid
Ức chế tổng hợp Cholesterol
Hệ sợi nấm
Acid béo
Chống dị ứng
Hệ sợi nấm
Hệ sợi nấm
(Lê Xuân Thám, 1996)
13
Theo đơng y, nấm linh chi có vị đắng, tính bình, bổ ngũ tạng (tim, gan, lá
lách, phổi, thận), có tác dụng giải độc, an thần. Các hoạt chất trong nấm linh chi
có khả năng kháng ung thư, kháng vi khuẩn, kháng virus, chữa tổn thương gan,
chữa tiểu đường, chữa suy nhược thần kinh, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu,
chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, chống suy nhược cơ thể (Trần Văn
Mão, 2014).
Những nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước cũng
chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với tỷ lệ ¾ ở
các lồi G. lucidum và G. applanatum (Takashi, 1985; Liu G.T, 1993)
(Nguồn: Lê Xuân Thám, 1996).
Ngoài ra, nấm cịn chứa nhiều loại phân tử hoạt tính sinh học, chẳng hạn
như terpenoids, steroid, phenol, nucleotide và các dẫn xuất của chúng,
glycoprotein và polysacarit. Protein nấm chứa tất cả các axit amin thiết yếu và
đặc biệt giàu lysine và leucine. Hàm lượng tổng chất béo thấp và tỷ lệ cao của
axit béo khơng bão hịa đa so với tổng số axit béo của nấm được coi là đóng góp
đáng kể cho giá trị sức khỏe của nấm (Chang và Buswell, 1996; Borchers và cs.
1999; Sanodiya và cs. 2009).
Polysacarit, peptidoglycans và triterpen là ba thành phần hoạt động sinh lý
chính trong G. lucidum (Boh và cs. 2007; Zhou và cs. 2007). Tuy nhiên, số
lượng và tỷ lệ phần trăm của từng thành phần có thể rất đa dạng trong các sản
phẩm tự nhiên và thương mại.
- Polysacarit
Polysacarit đại diện cho các đại phân tử sinh học đa dạng về cấu trúc với
các đặc tính hóa lý khác nhau (Zhou và cs. 2007). Các polysacarit khác nhau đã
được chiết xuất từ cơ thể quả, bào tử và sợi nấm của nấm. Polysacarit thường
thu được từ nấm bằng cách chiết bằng nước nóng, sau đó kết tủa bằng etanol
hoặc metanol, nhưng chúng cũng có thể được chiết bằng nước và kiềm.
14