Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà trống và gà trống thiến tiên yên (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------o0o-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TRỐNG VÀ GÀ
TRỐNG THIẾN TIÊN YÊN

HÀ NỘI - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------o0o-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TRỐNG VÀ GÀ
TRỐNG THIẾN TIÊN YÊN

Người thực hiện

LÊ NGUYỄN BẢO NGÂN

Lớp


K63CNTYB

Khóa

63

Ngành

CHĂN NI- THÚ Y

Người hướng dẫn

GS.TS VŨ ĐÌNH TƠN

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những số liệu trong báo cáo này là hồn tồn trung thực,
do chính bản thân em thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ sở chăn nuôi,
dưới sự hướng dẫn của Thầy GS.TS. Vũ Đình Tơn. Kết quả của báo cáo này
khơng sao chép của bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn trong báo cáo này đều được nêu tên rõ
ràng trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Bảo Ngân

i



LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô của Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam, các Thầy, Cô trong bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khoa Chăn nuôi, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS.
Vũ Đình Tơn, bộ mơn Chăn ni Chun Khoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập và quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin cảm ơn các cán bộ Trung tâm nghiên cứu Liên ngành
Phát triển nông thôn, khoa Chăn nuôi đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân xã Yên Than và cảm
ơn gia đình chú Phạm Văn Hưng ở thơn Đồng Tâm, xã Yên Than, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ em
để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình
và bạn bè đã ln ở bên em, động viên khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Bảo Ngân

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... vii
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN ............................................................................ viii
PHẦN I MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG ............................. 3
2.1.1. Khái niệm sinh trưởng................................................................................. 3
2.1.2. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà ............. 3
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng của gà ......................................... 6
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO GÀ THỊT ....................... 7
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHĂN NI GIA CẦM TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI ...................................................................................... 13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................. 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 14
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 16
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................... 16
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 16
3.2.1. Thông tin chung về cơ sở chăn nuôi ......................................................... 16
3.2.2. Đánh giá sinh trưởng của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên ................ 16
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn ........................................................... 16


iii


3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 17
3.3.1. Tìm hiểu thơng tin chung về cơ sở chăn nuôi ........................................... 17
3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ................................ 17
3.3.3. Đánh gia hiệu quả sử dụng thức ăn ........................................................... 20
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................................... 20
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 21
4.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỰC TẬP.................. 21
4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM .................. 24
4.2.1. Tỷ lệ ni sống .......................................................................................... 24
4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên.................. 27
4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên................ 32
4.2.4. Sinh trưởng tương đối của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên .............. 36
4.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ CHI PHÍ CHĂN NI................ 39
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 44
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 44
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 48

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp của chuồng ni ..................................................... 5
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 17
Bảng 3.2. Thành phần thức ăn cho gà thí nghiệm từ 12 tuần tuổi đến xuất bán 18
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của công thức thức ăn ................................. 19

Bảng 4.1. Quy trình phịng bệnh cho gà Tiên n ............................................. 24
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà trống Tiên Yên từ 12-26 tuần tuổi................. 24
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà trống thiến Tiên Yên từ 12-28 tuần tuổi ....... 25
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích luỹ gà trống Tiên Yên .............................................. 28
Bảng 4.5. Sinh trưởng tích luỹ gà trống thiến Tiên Yên ..................................... 30
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối gà trống Tiên Yên ........................................... 32
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối gà trống thiến Tiên Yên ................................... 33
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối gà trống Tiên Yên .......................................... 36
Bảng 4.9. Sinh trưởng tương đối gà trống thiến Tiên Yên ................................. 38
Bảng 4.10. Lượng thức ăn tiêu tốn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà trống
Tiên Yên từ 12-26 tuần tuổi ...................................................................... 40
Bảng 4.11. Lượng thức ăn tiêu tốn và hiệu quả sử dụng thức của gà trống thiến
Tiên Yên từ 12-28 tuần tuổi ...................................................................... 41
Bảng 4.12. Ước tính phí thức ăn để sản xuất 1 kg khối lượng ........................... 42
Bảng 4.13. Ước tính phí thức ăn sản xuất 1 kg khối lượng ................................ 43

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy gà trống Tiên n .............................................. 29
Hình 4.2. Sinh trưởng tích lũy gà trống thiến Tiên Yên ..................................... 31
Hình 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối gà trống Tiên Yên ............................................ 33
Hình 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối gà trống thiến Tiên Yên ................................... 35
Hình 4.5. Sinh trưởng tương đối gà trống Tiên Yên ........................................... 37
Hình 4.6. Sinh trưởng tương đối gà trống Tiên Yên ........................................... 39

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
FAO

Viết đầy đủ
Food and Agriculture Organization of the
United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông
lương Liên Hiệp Quốc)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

g

Gam

Kg

Kilogam

ml

Mililit

Cs

Cộng sự


Ctv

Cộng tác viên

CT1

Công thức 1

CT2

Công thức 2

DC

Đối chứng

vii


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN
I. TĨM TẮT MỞ ĐẦU
Tên tác giả: Lê Nguyễn Bảo Ngân

Mã sinh viên: 639136

Tên đề tài: “Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng
của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên”
Ngành: Chăn nuôi thú y

Mã số: 7620106


Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam
II. NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU
1. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên nuôi
bằng công thức thức ăn khác nhau giai đoạn từ 12 tuần tuổi đến xuất bán.
- Đánh giá hiệu quả chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng cho gà trống và gà trống thiến Tiên Yên giai đoạn 12 tuấn đến xuất bán.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Gà trống và gà trống thiến Tiên Yên thương phẩm từ 12 tuần tuổi đến xuất bán.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được thực hiện trên gà Tiên Yên thương phẩm từ 12 tuần tuổi đến
xuất bán. Gà được phân chia vào các lô khác nhau về công thức thức ăn để só sánh
khả năng sinh trưởng của đàn gà. Có ba cơng thức thức ăn là lơ đối chứng sử dụng
thức ăn của nông hộ, và hai lô sử dụng công thức ăn gồm lô CT1 và lô CT2. Sự khác
nhau của ba công thức thức ăn là thành phần nguyên liệu và tỉ lệ protein thô trong
khẩu phần. Tỉ lệ prôtein thô của lô đối chứng, lô CT1 và CT2 lần lượt là: 10,98%;
18,28% và 18,20%.
- Gà được cân hàng tuần để đánh giá khả năng sinh trưởng, lượng thức ăn tiêu
tốn được ghi chép đẻ đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của gà.
- Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê mơ tả và phân tích one-way
anova SASS 9.1.

viii


4. Kết quả chính và kết luận
Tốc độ sinh trưởng của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên được cải thiện
tốt nhất ở lơ CT1 sau đó đến lơ CT2 so với lơ DC. Sinh trưởng tích luỹ đạt cao
nhất ở lơ CT1, sau đó đến lơ CT2 và thấp nhất ở lô DC. Tương tự khối lượng gà

Tiên Yên ở 26 tuần tuổi đạt cao nhất ở lô CT1 là 2.575 gam/con, sau đó đến lơ
CT2 là 2.399,37 gam/con và thấp nhất ở lô DC là 2.273,33 gam/con.
Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn để cho 1 kg tăng khối lượng
của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên đã được cải thiện ở lô CT1 và CT2 so
với lô DC. Khả năng thu nhận thức ăn và khả năng sinh trưởng cho thấy cơng
thức thức ăn thí nghiệm là phù hợp với sự phát triển của gà trống và gà trống
thiến Tiên Yên.

ix


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua chăn ni gà của nước ta có tốc độ phát triển
khá lớn về quy mô đàn. Năm 2016 quy mô đàn gà của cả nước là 277,18 triệu
con đến năm 2021 là 409,5 triệu con (Tổng cục thống kê, 2021). Sau 5 năm quy
mô đàn gà của nước ta đã tăng hơn 1,47 lần.
Khai thác và phát triển bền vững nguồn gen gà bản địa, phát huy lợi thế của
giống gà địa phương là một trong những định hướng phát triển chăn nuôi gà của
Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Gà địa phương có chất lượng thịt ngon và được
người tiêu dùng ưa chuộng, thịt gà địa phương có mức giá bán cao hơn so với
thịt của các giống gà lai, giống gà công nghiệp. Tuy nhiên, các giống gà địa
phương có hạn chế là sức sản xuất thấp, thời gian nuôi thịt kéo dài dẫn đến hiệu
quả chăn nuôi không cao.
Hiện nay, nước ta có khoảng 21 giống gà nội như gà Mía, Tre, Hồ, Móng,
Ác, Ri, Đơng Tảo, Tiên Yên... là các giống gà nội được đưa vào danh mục các
giống được sản xuất kinh doanh ở Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2016). Trong các giống gà địa phương giống gà Tiên Yên có nguồn

gốc ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được người chăn nuôi thương phẩm với
quy mô lớn từ 500 đến trên 1000 con lứa. Đặc biệt là người dân có tập quán nuôi
gà trống thiến. Người dân Tiên Yên thường chăn nuôi gà dựa vào kinh nghiệm,
khẩu phần thức ăn không cân đối, thời gian nuôi kéo dài thường từ 7,5-8 tháng
thuổi thậm chí ni kéo dài đến 11 hay 12 tháng tuổi. Khẩu phần ăn không cân
đối dẫn đến thời gian nuôi kéo dài và thịt gà Tiên Yên quá béo. Nhằm tìm ra
khẩu phần thức ăn phù hợp hơn cho gà Tiên Yên thương phẩm chúng em đã
thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh
trưởng của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên”.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà trống và gà trống thiến Tiên Yên từ
12 tuần tuổi đến khi xuất bán được nuôi bằng các khẩu phần thức ăn khác nhau.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và ước tính chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng của gà Tiên Yên được nuôi bằng các khẩu phần thức ăn khác nhau.

2


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
2.1.1. Khái niệm sinh trưởng
Theo Nguyễn Đức Hưng và cs (2006) sinh trưởng là tổng thể các quá trình
xảy ra đồng thời của việc tăng lên về mặt số lượng, thể tích bề mặt và kích
thước, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật.
Tương tự theo Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của

phân chia tế bảo, tăng thể tích tế bảo để tạo nên sự sống.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2014) sinh trưởng là một quá trình sinh lí,
sinh hóa phức tạp và là đặc điểm đánh giá sức sản xuất của vật nuôi.
2.1.2. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà
Khả năng sinh trưởng của vật ni nó mang tính di truyền và liên quan đến
những đặc điểm của giống, của dòng và phụ thuộc gen điểu khiển sinh trưởng
đồng thời chịu tác động của các yếu tố môi trường.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà gồm: con
giống, dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi và yếu tố môi trường như nhiệt độ,
độ ẩm, dịch bệnh…
2.1.2.1. Ảnh hưởng của giống
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của gà.
Trong chăn ni, các giống gà khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau,
các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà chuyên
trứng và các giống gà kiêm dụng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) sự
khác nhau về khối lượng của các giống gia cầm là rất lớn. giống kiêm dụng nặng
hơn gà hướng trứng khoảng 500 – 700g (13 -30%). Giữa các dòng của cùng một
giống cũng khác nhau về tốc độ sinh trưởng.

3


2.1.2.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các giai
đoạn sinh trưởng của gà. Nếu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm
hạn chế khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của gà. Chế độ dinh dưỡng có
ảnh hưởng tới sự phát triển của các mô khác nhau như mô cơ, mô mỡ và mô
xương từ đó ảnh hướng đến khả năng sinh trưởng của gà.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa
năng lượng và protein, cân bằng giữa axit amin với các chất dinh dưỡng từ đó

tác động đến quá trình sinh trưởng của gà. Khả năng sinh trưởng của gia gà được
phát triển tối ưu khi cung cấp thức ăn có chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh
dưỡng đặc biệt là cân bằng cân bằng năng lượng và protein.
2.1.2.3. Ảnh hưởng của tính biệt
Ở gia cầm, tính biệt có ảnh hưởng tới sự phát triển. Giới tính khác nhau thì
tốc độ sinh trưởng, đặc điểm sinh lý và khối lượng cơ thể cũng khác nhau. Trong
cùng một điều kiện nuôi dưỡng, tốc độ phát triển của con trống luôn cao hơn con
mái. Theo Nguyễn Văn Duy và cs (2020), gà trống thường có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn và lớn hơn so với gà mái. Gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
gà mái từ 24-32%. Sự khác nhau này được tác giả Jull (1990) giải thích là do
gen liên kết giới tính, ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn
gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính ). Theo North & cs (1990) cho biết lúc mới nở
gà trống nặng hơn gà mái 1% và sự khác nhau càng lớn theo tuần tuổi của gà, ở
2 tuần tuổi khối lượng gà trống lớn hơn so với gà mái là 5%, ở 5 tuần tuổi là lớn
hơn 17% và ở 8 tuần tuổi khối lượng gà trống lớn hơn so với gà mái là 27%.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển gà trống, gà mái đòi hỏi nhu cầu
năng lượng và protein khác nhau nên khi nuôi dưỡng nên tách biệt trống và mái
để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

4


2.1.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh
- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của gà, đặc
biệt là đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ gà chưa mọc đủ lông, khả năng điều
khiển nhiệt độ cơ thể chưa hoàn chỉnh cho nên dễ bị tác động bởi sự thay đổi
nhiệt độ của môi trường chăn ni.
Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp của chuồng ni
Tuổi


Nhiệt độ chuống nuôi (0C)

1-3 ngày tuổi

32 - 33

4 -7 ngày tuổi

30 - 31

Tuần thứ 2

27 - 29

Tuần thứ 3

27 - 26

Tuần thứ4

25 - 23

Tuần thứ 5

21 - 22

Tuần thứ 6 – 8

18 - 20


Nguồn: Internet.
Gia cầm trưởng thành có thân nhiệt dao động từ 40,6 - 41,7oC, khi nhiệt độ
môi trường trên 30oC quá trình thải nhiệt của gia cầm bị hạn chế. Ngưỡng thân
nhiệt gây chết ở gia cầm là 47oC.
Ở giai đoạn gà con cần nhiệt độ từ 30 - 33oC, nếu giai đoạn này nhiệt độ
chuồng nuôi quá thấp gà con sẽ dễ bị lạnh gà sẽ đứng tập trung, giảm thu nhận
thức ăn, giẫm đạp lên nhau từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà.
Đồng thời nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nhiều nước, giảm kém ăn, phân lỏng
dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, làm hạn chế khả năng sinh trưởng của gà. Để giảm
ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ ở môi trường chăn nuôi tới sự sinh trưởng
của gà cần thiết kế chuồng ni hợp lí, xây dựng khẩu ăn phù hợp để đảm cho
sự sinh trưởng và phát triển bình thường của gia cầm.
5


- Ảnh hưởng của ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng lấy thức ăn từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Thời gian và
cường độ chiếu ánh sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống và
vận động. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009) tổng thời gian chiếu sáng cho gà thịt
từ 1 đến 4 tuần tuổi từ 20 – 24 giờ và giảm xuống còn từ 10 – 18 giờ cho gà từ 5
tuần đến xuất bán.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi. Mỗi phương thức nuôi đều có u
cầu về mật độ ni nhất định. Nếu mật độ thưa thì lãng phí diện tích, nếu mật
độ quá dày thì ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Khi mật độ ni
cao thì sản sinh ra nhiều khí NH3, CO2, H2S trong chuồng ni. Khi mật độ
ni gà cao thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường

trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều. Nhiệt độ trong chuồng ni
tăng cao và lượng khí thải tăng cao trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của gà.
- Ảnh hưởng của ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia
cầm. Độ ẩm thích hợp cho gia cầm từ 65 - 70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao
sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sức khỏe của đàn gà. Nếu ẩm độ
khơng khí cao sẽ làm chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ ôi, mốc tạo điều kiện
cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ngược lại nếu ẩm độ quá thấp (<31%) sẽ làm
tăng lượng bụi trong chuồng nuôi, gà dễ mắc các bệnh về hô hấp.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng của gà
- Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích luỹ là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo
của gà trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể gà ở tại một thời
6


điểm đo là chỉ tiêu được sử dụng để chỉ khả năng sinh trưởng của gà. Khối
lượng cơ thể gà thường được xác định theo các tuần tuổi như 1 tuần tuổi, 2 tuần
tuổi... sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích luỹ. Đối với gà thịt sinh trưởng
tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng làm căn cứ để đánh giá khả năng sinh
trưởng của gà. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2011), khi xác định sinh trưởng của
gà có thể sử dụng cân để cân khối lượng gà. Đối với gia cầm mới nở cân bằng
cân kĩ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g, đối với gia cầm <500g có thể sử
dụng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g, đối với gia cầm >500g, có thể sử dụng
cân bằng có độ chính xác tối thiểu ± 10g.
- Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ
thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trong chăn nuôi gia cầm, người
ta xác định sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi. Đồ thị sinh trưởng tuyệt

đối có dạng Hypebol (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).
- Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và thể
tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
tương đối có dạng Parabol (Bùi Hữu Đồn và cs., 2011).
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO GÀ THỊT
Gà thịt có những đặc điểm sinh học như thân nhiệt cao, cường độ trao đổi
chất mạnh, tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hồn máu nhanh, hơ hấp mạnh,
linh hoạt và rất nhạy cảm vưới tác động của mơi trường nên trong chăn ni gà
thịt địi hỏi cần phải cung cấp một khẩu phần thức ăn cân đối về dinh dưỡng,
thức ăn phù hợp với từng giống gà và phù hợp với khả năng sản xuất của chúng.
Nhu cầu dinh dưỡng của gà được đáp ứng bằng lượng thức ăn, nước uống
cung cấp cho gà trong 24 giờ để đáp ứng cho mọi hoạt động và khả năng sinh
trưởng của gà.

7


Dinh dưỡng được đưa vào cơ thể gà sẽ được chuyển hóa và được cung cấp
cho tất cả các hoạt động trong cơ thể gà. Trong đó nhu cầu vật chất cho duy trì
cơ thể gà thường chiếm khoảng 60% tổng lượng dinh dưỡng trong vật chất khô
thức ăn gà ăn vào.
Khả năng sinh trưởng của gà được đánh giá bằng sự chuyển đổi chất dinh
dưỡng làm tăng khối lượng cơ thể trong một thời gian cụ thể nào đó.
Thức ăn được cung cấp cho gà thịt cũng như các loại gà khác đều phải đảm
bảo tất cả các yếu tố đặc biệt là 6 yếu tố dinh dưỡng chính sau:
- Nhu cầu nước uống
Trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm nước có vai trị rất quan trọng. vì
vậy việc khơng cung cấp đủ nước uống cho gà sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng sinh trưởng của gà. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu

chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm thân
nhiệt của gà. Gà có thể chết sau 24 giờ khơng được uống nước, nếu thiếu 10%
lượng nước so với nhu cầu thì gà sẽ chậm lớn, năng suất đẻ trứng giảm mạnh
hoặc ngưng đẻ, hiệu quả sử dụng thức ăn kém.
Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nước rất nhỏ từ sản phẩm của
các phản ứng oxy hóa chất dinh dưỡng, lượng nước này khơng đủ so với nhu
cầu của gà. Thức ăn cung cấp cho gà là thức ăn khơ chỉ chứa 8-12% nước vì vậy
cần phải cung cấp nước uống tự do cho gà, liên tục và hằng ngày. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như nhiệt độ môi trường, loại thức
ăn, phương thức nuôi. Mỗi con gà nặng 2kg sẽ cần khoảng 100ml nước mỗi
ngày. Tuy nhiên với gà đẻ trứng cần thêm 100ml mỗi ngày nữa để sản xuất
trứng nên tổng cộng mỗi con gà mái nặng 2kg đang đẻ trứng sẽ cần 200ml nước
sạch mỗi ngày.
- Nhu cầu Protein
Protein là dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các chất
dinh dưỡng cần thiết đối với gia cầm. Nhờ protein trong thức ăn gia cầm mới có
8


thể tổng hợp được protein của cơ thể và đó chính là khả năng sinh trưởng của
gia cầm. Ngồi ra cịn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao như
enzyme và hormone để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống,
đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng
thể… Tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chiếm từ 15% - 20% tuỳ vào
từng giai đoạn nuôi và từng giống gà. Sử dụng thức ăn để cung cấp protein thực
chất là cung cấp axit amin cho gà theo nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sự tăng
trưởng, sinh sản. Các nguyên liệu giàu protein như: khô đậu tương, bột cá, bột
thịt, bột huyết, bột sữa, …
- Nhu cầu glucid (tinh bột)
Tinh bột đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể gà. Khi

gà hấp thụ tinh bột sẽ chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể để vận động hàng
ngày ổn định và khi năng lượng dư thừa sẽ được tích luỹ thành mỡ. Các loại
nguyên liệu giàu tinh bột thích hợp cho gà là ngô, cám, tấm, sắn, …
- Nhu cầu Lipid
Lipid là chất béo có vai trị cung cấp năng lượng cho vật ni nói chung và
gà nói riếng. Lipid có nồng độ năng lượng lớn gấp 2 lần so với glucid. Lipid là
chất dinh dưỡng giúp gà đảm bảo nhu cầu năng lượng cơ thể và tạo mỡ. Nhu cầu
lipid trong cơ thể gia cầm rất ít. Gà con cần dưới 4% lipid trong khẩu phần thức
ăn, gà hậu bị cần dưới 5% và đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều
hơn, do gà vận động nhiều hơn so với gà nuôi nhốt nên cần nhiều năng lượng
hơn. Khi cung cấp đủ nhu cầu lipid cho gà có thể hạn chế tiêu tốn thức ăn. Đồng
thời lipid có tác dụng hịa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể
dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Chất béo trong
thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô
hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy
hóa để bảo vệ các axit béo khơng no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn.
- Nhu cầu chất khoáng
9


Chất khống có vai trị quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia
vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non từ
2 - 3%, ở gia cầm sinh sản là từ 4 - 7% vì cần nhiều Canxi - Phospho để tạo vỏ
trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co,…
một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể
như Na, Cl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se,... Khi thiếu hoặc thừa chất khống sẽ gây nên
những tình trạng như cịi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lơng xù, cắn mổ
lẫn nhau,... nếu thiếu canxi, thiếu muối (Nacl) sẽ làm giảm tính ngon miệng,
giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ lẫn nhau.
- Nhu cầu axit amin

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật có thể chia axit amin thành 2
loại là axit amin không thay thế được và axit amin có thể thay thế được. Đối với
gia cầm, có 11 loại axit amin khơng thay thế được là Valine, Leucine,
Isoleucine,

Lysine,

Histidine,

Threonine,

Methionine,

Phenylalanine,

Tryptophan, Agrinine, Glycine, trong đó Lysine và Methionine là quan trọng đối
với sự sinh trưởng của gà.
+ Lysine : là axit amin quan trọng nhất cho sinh trưởng. Lysine cần cho quá
trình tổng hợp protid, hồng cầu, tạo sắc tố melanin ở lông, da. Thiếu lysine sẽ
làm gà chậm lớn, giảm năng suất trứng, giảm hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa
canxi gây cịi xương, thối hóa cơ, rối loạn chứng năng sinh dục. Gà thịt yêu cầu
tỷ lệ lysine trong thức ăn từ 1,1 – 1,2% trong thức ăn hỗn hợp.
+ Methionin là axit amin có chứa lưu huỳnh ảnh hưởng tới chức năng gan,
tuyến tụy, nó cùng với cystin để tạo lơng vũ ở gà. Methionin có tác dụng điều
hịa và trao đổi lypid, chống mỡ hóa gan, tham gia tạo nên serin, cholin, cystin,
cần thiết cho sản sinh tế bào, tham gia tích cực vào q trình đồng hóa và dị hóa
trong cơ thể.
- Nhu cầu vitamin
Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao
10



đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trị quyết định
sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm
enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong q trình đồng hóa, dị hóa, quyết
định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin
có thể được vi sinh vật trong ruột gà tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải
được bổ sung vitamin theo thức ăn hoặc nước uống cho gà. Khi thiếu hoặc thừa
vitamin có thể làm giảm khả năng sinh trưởng của gia cầm.
+ Vitamin A : có vai trị quan trọng trong việc điều hịa trao đổi protein,
lipid, glucid. Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu
chứa nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn,
da và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất
chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A. Thiếu vitamin A gà
con thường bị còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng hóa
thanh khí quản nên dễ bị bệnh hơ hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng thêm và khó chữa,
gà dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao, gà đẻ giảm năng suất trứng
do buồng trứng kém phát triển, vỏ trứng mỏng ...
+ Vitamin D : tham gia vào q trình trao đổi chất khống, protein và lipid.
Giúp điều hịa q trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản
ứng oxy hóa khử. Khi thiếu vitamin D gia cầm non mắc bệnh còi xương, xương
chân và xương lưỡi hái có thể bị dị dạng, gà đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ
gẫy, bại liệt chân, lịng trắng trứng lỗng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp,
phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 – 20.
+ Vitamin E: giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh
học và các axit béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi glucid, protein và
phospho, tăng cường sự hấp thụ vitamin A và D, … thiếu sẽ gây tình trạng gà bị
ngoẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi,
giảm tỉ lệ để, tỷ lệ thụ tinh, … vitamin E có nhiều trong các mầm hạt, bột lá cây
non sấy nhanh, vitamin E rất dễ bị phá hủy trong khơng khí, nhạy cảm với oxy

11


hóa và ánh sáng.
+ Vitamin K : có tác dụng làm đông máu, được dùng trong thức ăn của gà
con và gà đẻ để phòng chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và Gumboro.
+ Vitamin C : Tham gia q trình hơ hấp tế bào, tăng cường các phản ứng
oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường
khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của
cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh
trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong
cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng
stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với
liều 100 - 500mg/kg thức ăn. Khi thời thay đổi bất thường, khi cân gà hoặc đàn
gà bị bệnh có thể dùng vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng của đàn gà.
+ Vitamin B: không tồn tại đơn lẻ mà được phân thành nhiều nhóm với các
tác dụng đặc trưng khác nhau. Nhưng nhìn chung loại vitamin này có hỗ trợ
đường tiêu hóa, cơ quan vận động và chức năng sinh lý của gia súc.
Vitamin B1 giúp chuyển hóa Glucid tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ
thể. Gia cầm rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin B1, khi thiếu dẫn đến triệu
chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên, đi đứng
khó khăn, tích nước trong mơ nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều,
nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gà ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và
chết.
Vitamin B2 giúp vết thương nhanh lành, ngăn chặn mầm bệnh xâm hại cơ
thể. Thiếu vitamin B2 gà con sẽ bị cịi cọc, chậm lớn, lơng xù, viêm quanh khóe
mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm
mắt mở khó khăn. Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp
thứ 12 – 18, gà con mới nở bị liệt chân.
Vitamin B3 có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Gia súc dễ bị tiêu

chảy, viêm da hoặc có biểu hiện thần kinh không ổn định nếu thiếu vitamin B3.
12


Vitamin B6 thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn,
gây thiếu máu. Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5mg/kg
thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B6 cũng tăng lên.
Vitamin B9 có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường
ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gà bị bệnh đường
ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gà con giảm tăng
trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lơng đen, vàng có những
đốm trắng. Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin B9 cho gà
con là 1mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7mg/kg thức ăn.
Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật. Khi thiếu có hiện
tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức đề kháng kém, giảm tỉ lê ấp nở, phơi chết
nhiều.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHĂN NI GIA CẦM TRONG NƯỚC
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Lopez G., và Leeson S., (2007) nghiên cứu về mức độ liên quan của việc
hiệu chỉnh nitơ đến đánh giá mức năng lượng trao đổi của gà thịt nuôi đến 40
ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiểu chỉnh nitơ có thể làm giảm 4-5% giá
trị năng lượng chuyển hoá.
Theo M. Oryschak và cs (2010) nghiên cứu khẩu phần ăn sử dụng ngơ, lúa
mì ở hai dạng bột và hạt sử dụng cho gà nuôi thương phẩm. Gà được cho ăn
khẩu phần ăn ở các mức 0%, 5% và 10% ngô, lúa mì ở dạng bột và hạt tương
ứng, trong thời gian 42 ngày. Mức bổ sung 5% ngô ở dạng bột và hạt là mang lại
khả năng sinh trưởng tốt hơn so với sử dụng múa mì ở cùng phương thức và tỉ lệ
bổ sung.
Jiménez-Moya và cs. (2019) đã nghiên cứu mức độ sử dụng độ axit béo tự

do (FFA) trong khẩu phần nuôi gà thịt. Một chế độ ăn uống cơ bản được bổ sung
ở mức 6% với các chất béo khác nhau (axit béo chưng cất từ: cọ; đậu nành; dầu
13


đậu nành (SA) và hỗn hợp P-SA và S-PFAD). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết
hợp của dầu thô với dầu axit có mức độ FFA và độ bão hịa vừa phải có thể được
sử dụng ở gà thịt 35 ngày tuổi mà khơng có tác động tiêu cực đến khả năng tăng
trưởng, sử dụng chất béo và tích tụ mỡ bụng.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phạm Tấn Nhã và cs. (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các giống gà
đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh Nitơ (MEN) trong thức
ăn. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của các giống gà khác nhau đến
kết quả tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn. Kết quả cho thấy có sự sai
khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở 3 giống gà là gà Sao, gà Lương
Phượng và gà Cobb 500. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống gà Sao (16,94 g/kg DM)
và thấp nhất ở gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Giá trị năng lượng trao đổi
có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn khi nghiên cứu với giống gà Sao là 3086,39
kcal/kg DM; với giống gà Lương Phượng là 2956,94 kcal/kg DM; với giống gà
Cobb 500 là 3011,41 kcal/kg DM.
Trần Anh Tuyên và cs. (2019) đã nghiên cứu bổ sung chế phẩm probiotic
trong thức ăn nuôi gà thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 0,3% probiotic
trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh công nghiệp tăng 11,81% khả năng
sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn tăng 10,8%. Nguyễn Thị Mỹ Nhân
và cs. (2020) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm thức ăn khởi đầu
(Vistart B) đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà Lương
Phượng thương phẩm giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu phản
ảnh tác dụng của chế phẩm Vistart B được bổ sung vào thức ăn hỗn hợp giúp gà
chuyển hố thức ăn tốt hơn. Tơn Thất Sơn Phong và cs. (2017) đã nghiên cứu về
giá trị năng lượng trao đổi của ngô là 3.330 kcal/kg là phù hợp làm nguyên liệu

phối trộn khẩu phần thức ăn nuôi gà. Khi phối trộn khẩu phần thức ăn cho gà
cần bổ sung các nguyên liệu giàu protein và các nguyên liệu vi lượng như
premix khống. Theo Nguyễn Đơng Hải và Nguyễn Thị Kim Đông (2016) đã
14


×