Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Giải pháp quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền bắc việt nam (luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 197 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO PHƯƠNG HIỀN

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngành:

Quản trị nhân lực

Mã số:

9 34 04 04

Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đều đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2022



Tác giả luận án

Đào Phương Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự
giúp nhiệt tình của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm
Bảo Dương - người trực tiếp hướng dẫn khoa học, thầy đã tận tình chỉ dẫn và định
hướng giúp tơi trưởng thành và hồn chỉnh luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo, các thầy/cô giáo của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn
Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý
kiến cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Lao động - Xã hội,
đặc biệt là Khoa Quản lý Nguồn nhân lực và Bộ môn Quản trị Nhân sự nơi tơi cơng tác;
Tơi xin cảm ơn gia đình tôi, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã luôn động viên, tạo điều
kiện để tơi hồn thành được luận án này.
Luận án được thực hiện với sự hỗ trợ rất nhiều từ các Doanh nghiệp Kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam. Tôi xin được trân quý sự hỗ trợ này từ các
doanh nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2022


Tác giả luận án

Đào Phương Hiền

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... xi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. xii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii
Thesis abstract................................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4.

Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ..................................................................... 7
2.1.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 7

2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật .................... 7
2.1.2. Những nghiên cứu về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp ............................... 8
2.2.

Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật .................................................................................................... 14

2.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 14
2.2.2. Đặc điểm của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc

Bảo vệ thực vật ................................................................................................... 19

iii


2.2.3. Nội dung nghiên cứu quản trị nhân lực lực trong doanh nghiệp kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................................... 20
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................................... 25
2.3.

Cơ sở thực tiễn về giải pháp quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ................................................................................ 27

2.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
trên thế giới ......................................................................................................... 27
2.3.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ở
miền Nam Việt Nam ........................................................................................... 31
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật miền Bắc ........................................................................................................ 33
Tóm tắt phần 2................................................................................................................. 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 36

3.1.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở
miền Bắc .............................................................................................................. 36
3.1.2. Tổng quan về ngành thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam ....................................... 37
3.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật miền Bắc ......... 40

3.2.

Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 43

3.2.1. Tiếp cận quản trị nhân lực ................................................................................... 43
3.2.2. Tiếp cận theo loại hình doanh nghiệp ................................................................. 44
3.2.3. Tiếp cận theo quy mô doanh nghiệp ................................................................... 44
3.2.4. Tiếp cận theo chức năng của lao động ................................................................ 45
3.4.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 46

3.5.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 46

3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................................. 46
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp .................................................. 47
3.6.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin .......................................................... 49

3.6.1. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................... 49
3.6.2. Phương pháp phân tích thơng tin ........................................................................ 49
3.7.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................. 51

3.7.1. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạch định chiến lược nhân lực ............................ 51


iv


3.7.2. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng thu hút nhân lực .................................................... 51
3.7.3. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng đào tạo nhân lực ................................................... 52
3.7.4. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng duy trì nhân lực .................................................... 52
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 53
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1.

Thực trạng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam ................................................................ 54

4.1.1. Hoạch định chiến lược nhân lực ......................................................................... 54
4.1.2. Thực trạng Thu hút nhân lực .............................................................................. 58
4.1.3. Đào tạo nhân lực ................................................................................................. 72
4.1.4. Duy trì nhân lực .................................................................................................. 85
4.1.5. Đánh giá kết quả của quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc .......................................................... 104
4.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc ...................................... 123

4.2.1. Chiến lược kinh doanh ...................................................................................... 123
4.2.2. Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp ................................................................ 125
4.2.3. Thị trường lao động .......................................................................................... 127
4.2.4. Môi trường pháp luật ........................................................................................ 127
4.2.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ .............................................................. 128
4.3.


Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc .......................................................... 129

4.3.1. Bối cảnh ngành nông nghiệp và sự ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật miền Bắc ........................ 129
4.3.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực .............................. 132
4.3.3. Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc .......................................................... 133
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 143
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 145
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 145

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 146

5.2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội .............................................. 146
5.2.2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn............................................ 147

v


5.2.3. Đối với hệ thống cơ sở đào tạo.......................................................................... 147
5.2.4. Đối với các nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 148
Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án .............................. 149
Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 150
Phụ lục .......................................................................................................................... 160


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiển xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BSC

Balance Scorecard Method (Thẻ điểm cân bằng)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

CTCP


Công ty Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐVT

Đơn vị tính

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

FAO

Tổ chức Nơng - Lương Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

KPI


Key Performance Indicator

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ROA

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (Return on total assets)

ROE

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)

ROI

Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư (Return on Investment)

vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.


Phân bổ lượng mẫu điều tra ................................................................................. 48

3.2.

Giá trị và mức ý nghĩa của thang đo Likert ......................................................... 48

4.1.

Ý kiến về ứng dụng kết quả hoạch định chiến lược nhân lực ............................. 55

4.2.

Kết quả thực hiện hoạch định chiến lược nhân lực của các doanh nghiệp
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc .................................................... 56

4.3.

Số lao động trong các trong các doanh nghiệp .................................................... 57

4.4.

Bảng tổng hợp kết quả tuyển dụng của các doanh nghiệp kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật ở miền Bắc ....................................................................... 60

4.5.

Phân loại lao động nghỉ việc ............................................................................... 61

4.6.


Đánh giá tiêu chí lựa chọn danh nghiệp của người lao động .............................. 64

4.7.

Kết quả đánh giá tuyển dụng nhân lực ................................................................ 65

4.8.

Phân công lao động theo chuyên ngành đào tạo.................................................. 67

4.9.

Mức độ bố trí cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn ................................ 68

4.10. Mức độ nhận biết về lộ trình phát triển sự nghiệp cá nhân ................................. 69
4.11. Đánh giá về phân cơng, bố trí cơng việc ............................................................. 70
4.12. Căn cứ phân tích nhu cầu đào tạo ........................................................................ 72
4.13. Thời gian thực hiện các khóa đào tạo .................................................................. 74
4.14. Các phương pháp đào tạo phổ biến ..................................................................... 75
4.15. Kinh phí đào tạo trong doanh nghiệp .................................................................. 80
4.16. Hoạt động Đánh giá kết quả đào tạo ................................................................... 82
4.17. Số lượng lao động được đào tạo của doanh nghiệp ............................................. 83
4.18. Kết quả đánh giá đào tạo nhân lực ...................................................................... 84
4.19. Số doanh nghiệp xây dựng quy chế đánh giá ...................................................... 85
4.20. Khảo sát về đánh giá kết quả công việc .............................................................. 86
4.21. Đánh giá của người lao động về cán bộ quản lý ................................................. 87
4.22. Kết quả thực hiện công việc của người lao động ................................................ 92

viii



4.23. Kết quả khảo sát hoạt động đánh giá kết quả cơng việc ..................................... 93
4.24. Thu nhập bình qn của người lao động phân theo loại hình doanh nghiệp ...... 94
4.25. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp phân theo
Địa phương.......................................................................................................... 94
4.26. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật ở miền Bắc ........................................................... 96
4.27. Kết quả đánh giá chính sách đãi ngộ................................................................... 98
4.28. Chi phí phương tiện Bảo hộ lao động của các doanh nghiệp ............................ 101
4.29. Đánh giá của người lao động về trang bị bảo hộ lao động theo loại hình
doanh nghiệp ..................................................................................................... 102
4.30. Kết quả đánh giá tạo lập môi trường làm việc .................................................. 103
4.31. Cơ cấu lao động theo giới tính trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc Bảo
vệ thực vật ở miền Bắc...................................................................................... 105
4.32. Kết quả điều tra về kiến thức của người lao động ............................................ 110
4.33. Kết quả điều tra về kỹ năng của người lao động............................................... 111
4.34. Kết quả điều tra về kỹ năng của người lao động............................................... 112
4.35. Tỷ lệ doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực ....................... 112
4.36. Người đảm nhận chính về Quản trị nhân lực .................................................... 113
4.37. Thông tin về đội ngũ phụ trách Quản trị nhân lực ............................................ 114
4.38. Sự hài lòng của người lao động ........................................................................ 115
4.39. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ........................................................ 117
4.40. Kết quả khảo sát thực trạng kết qủa kinh doanh ............................................... 118
4.41. Kết quả phân tích hồi quy bội tác động của các biến độc lập đến biến phụ
thuộc .................................................................................................................. 119
4.42. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .................. 123
4.43. Quan điểm của nhà quản trị về quản trị nhân lực ............................................. 126

ix



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Tỉ lệ nhập khẩu thuốc Bảo vệ thực vật theo quốc gia ......................................... 39

3.2.

Tỉ lệ nhập khẩu thuốc Bảo vệ thưc vật theo chủng loại ...................................... 39

3.3.

Phân loại doanh nghiệp theo quy mô .................................................................. 40

3.4.

Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh chính..................................... 43

4.1.

Kết quả điều tra các kênh tuyển dụng ................................................................. 60

4.2.


Đánh giá mức độ khó tuyển dụng của doanh nghiệp .......................................... 64

4.3.

Trình độ lao động trong các doanh nghiệp ........................................................ 107

4.4.

Cơ cấu quy mô nhân lực theo độ tuổi ................................................................ 108

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT

Tên đồ thị

Trang

4.1.

Khả năng tuyển dụng theo loại lao động............................................................. 62

4.2.

Khả năng tuyển dụng theo quy mô doanh nghiệp ............................................... 63

4.3.


Nhận thức về tầm quan trọng của cơng tác đào tạo ............................................ 73

4.4.

Thời gian trung bình thực hiện 1 khoá đào tạo ................................................... 75

4.5.

Đánh giá các phương pháp đào tạo ..................................................................... 77

4.6.

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau và trước đào tạo .................... 78

4.7.

Các hình thức hỗ trợ đào tạo cho người lao động ............................................... 79

4.8.

Các phương pháp đánh giá kết quả công việc..................................................... 88

4.9.

Mục đích sử dụng kết quả đánh giá kết quả công việc ....................................... 89

4.10. Sự công bằng trong đánh giá kết quả công việc ................................................. 90
4.11. Cơ cấu nhân lực theo thâm niên làm việc ......................................................... 109

xi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên sơ đồ

Trang

2.1.

Vai trò của quản trị nhân lực đối với duy trì lợi thế cạnh tranh .......................... 17

3.1.

Cơ cấu khách hàng của doanh nghiệp ................................................................. 42

3.2.

Khung phân tích quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc
Bảo vệ thực vật ở miền Bắc................................................................................. 45

4.1.

Quy trình hoạch định chiến lược nhân lực .......................................................... 54

4.2.

Quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp ....................................................... 59


xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đào Phương Hiền
Tên luận án: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam
Ngành: Quản trị nhân lực

Mã số: 9 34 04 04

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị nhân lực trong doanh
nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân tích thực trạng quản trị nhân lực trong
các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc, từ đó đề xuất giải
pháp hồn thiện quản trị nhân lực nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động và
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền
Bắc Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận quản trị nhân lực, tiếp cận theo loại
hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và theo chức năng lao động khi phân tích thực
trạng quản trị nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Nghiên cứu được tiến hành tại 63 công ty Cổ phần, 57 công ty Trách nhiệm hữu
hạn với 120 lao động quản lý, 360 nhân viên. Thông tin và số liệu được xử lý thông qua
phần mềm Excel, SPSS, AMOS 22. Phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh,
phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội được sử dụng để phân tích, đánh
giá thực trạng quản trị nhân lực và ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến sự hài lòng của
người lao động, kết quả kinh doanh, sự hài lòng khách hàng của doanh nghiệp kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam. Sử dụng phương pháp kiểm định

One-Way ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của quản trị nhân
lực đến sự hài lòng của người lao động, kết quả kinh doanh, sự hài lòng khách hàng
của các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc theo loại hình DN, quy mơ DN, tuổi
của DN và loại hình kinh doanh chính
Kết quả chính và kết luận
Về lý luận: luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về quản trị nhân lực
trong doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, luận giải chi tiết khái niệm, đặc
điểm, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong doanh
nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

xiii


Về thực tiễn: kết quả chỉ ra rằng, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật ở miền Bắc có chế độ đãi ngộ cạnh tranh, đánh giá kết quả cơng việc cơng
bằng, người lao động có nhiều cơ hội được đào tạo và được tạo điều kiện áp dụng
những kiến thức và kỹ năng được đào tạo vào công việc, việc tuyển dụng công khai
rộng rãi, chế độ đãi ngộ cạnh tranh, môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ. Tuy nhiên
còn một số hạn chế trong việc hoạch định chiến lược nhân lực, phân công công việc,
đánh giá thực hiện công việc và đào tạo nhân lực. Quản trị nhân lực có mức ảnh
hưởng đáng kể khác nhau đến sự hài lòng của người lao động, kết qủa kinh doanh, sự
hài lịng của khách hàng, trong đó có những hoạt động đang có cảnh báo tiêu cực, với
kết quả kinh doanh của DN là môi trường làm việc và hoạch định chiến lược nhân lực,
với sự hài lòng của người lao động là hoạt động tuyển dụng nhân lực. Kết quả nghiên
cứu sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến kết qủa kinh doanh,
sự hài lòng của khách hàng và sự hài lịng của người lao động theo các loại hình DN,
số năm thành lập của DN, quy mô DN và lĩnh vực hoạt động chính của DN, cho thấy,
khơng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến kết qủa kinh
doanh, sự hài lòng của khách hàng của DN và sự hài lòng của người lao động. Ngồi
ra, luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong các doanh

nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc. Luận án cũng đề xuất các giải
pháp hoàn thiện quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật ở miền Bắc bao gồm: Nâng cao hiệu quả hoạch định chiến lược nhân lực, chủ
động tạo nguồn tuyển dụng với mục tiêu tuyển người phù hợp với văn hoá doanh
nghiệp, thực hiện chế độ đãi ngộ kích thích sự nỗ lực của người lao động và cơng
bằng trong phân phối, hồn thiện phân cơng, bố trí cơng việc, đánh giá kết quả cơng
việc và đa dạng hoá các phương pháp đào tạo.

xiv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dao Phuong Hien
Thesis title: Solutions to improve human resource management in pesticide trading
enterprises in the Northern Vietnam
Major: Human resource management

Code: 9 34 04 04

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
The research aims to: (i) Systematize and clarify theoretical and practical issues
on human resource management in pesticide trading enterprises; (ii) Analyze the current
situation of human resource management in pesticide trading enterprises in the Northern
region; thereby, (iii) Propose solutions for improving human resource management in
order to enhance employee satisfaction and business results of pesticides trading
enterprises in the Northern Vietnam.
Methodology
The research uses approach method based on human resource management in
pesticide trading enterprises: approach by type of enterprise, enterprise size and labor

function when analyzing the current situation of human resource management in
pesticides trading enterprises
Surveys were conducted with 63 joint stock companies, 57 limited liability
companies with 120 management employees and 360 employees. Information and data
are processed through Excel, SPSS, AMOS 22. Descriptive statistics, comparative
statistics, exploratory factor analysis and multiple regression analysis are used to
analyze and assess the current situation of human resource management with its
influence on employee satisfaction, business results, customer satisfaction of pesticide
trading enterprises in the North of Vietnam.
Using One-Way ANOVA test method to find out the difference among Northern
pesticide trading enterprises in the influence of human resource management on their
employee satisfaction,business results, customer satisfaction by their type, size, age of
enterprise and their main type of business.
Findings and conclusions
In terms of theory: The thesis has systematized and clarified the theory on human
resource management in pesticide trading enterprises; explained in detail the concept,
characteristics and research content; analyzed factors affecting human resource
management in pesticide trading enterprises.

xv


In terms of practical: The study has shown that the Northern pesticide trading
enterprises have competitive remuneration, fair performance evaluation; employees
have numerous training opportunities and are facilitated to apply their trained
knowledge and skills to work; the recruitment is widely public with competitive
remuneration, the working environment is comfortable and enjoyable. However, there
are still some limitations in human resource planning, job assignment, job performance
evaluation and staff training. Human resource management has significantly different
levels of influence on employee satisfaction, business results, customer satisfaction of

enterprises in financial aspect, very little influence on business results of enterprises in
terms of customer satisfaction, including activities with negative warnings, with
business results in financial aspect are working environment and human resource
strategic planning, and employee satisfaction is staff recruitment activities. Research
results show that there is no difference in the level of influence of human resource
management on business results, customer satisfaction of enterprises and employee
satisfaction according to their different types of enterprises, number of years of
establishment of enterprises, and the size of the enterprise and its main field of
operation. In addition, the thesis analyzes the factors affecting human resource
management in pesticide trading enterprises in the North. The thesis also proposes
solutions to improve human resource management in pesticides trading enterprises in
the North, including: Improving the effectiveness of human resource strategic planning;
proactively creating recruitment sources with the aim of recruiting staff that aligned
with corporate culture; implement a remuneration regime that stimulates employees'
efforts and fair distribution; improving work assignment, arrangement, results
evaluation and diversifying training methods.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là lĩnh vực đặc thù, có vai trị
quan trọng trong kiểm sốt dịch bệnh hại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh
lương thực và giảm trừ đói nghèo, đóng góp lớn vào nguồn ngân sách cho đất
nước. Do những hệ luỵ và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV nên ở
nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc thay đổi chiến lược sử dụng,
đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này tạo ra nhiều áp lực buộc các
doanh nghiệp (DN) kinh doanh thuốc BVTV muốn cạnh tranh, tồn tại và phát
triển được phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Hiện nay, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, vừa
quan tâm đến việc tăng năng suất, sản lượng nông sản để đáp ứng nhu cầu an
ninh lương thực, vừa giảm thiểu ảnh hưởng của những yếu tố bất lợi đối với sức
khỏe con người, mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu là điều tất yếu. Sản
xuất nơng nghiệp hữu cơ khơng chỉ cung cấp thực phẩm an tồn, mà còn đảm
bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong q
trình canh tác, góp phần bảo vệ mơi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cánh
mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, sản xuất chuỗi, các yêu cầu về sản
phẩm xanh, thân thiện với môi trường luôn được đánh giá cao với công nghệ
canh tác hiện đại, áp dụng sâu công nghệ kỹ thuật, hạn chế sử dụng thuốc BVTV
cũng là khó khăn rất lớn cho các DN kinh doanh thuốc BVTV trong việc mở
rộng thị trường và tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh số, các DN không chỉ
chú trọng tới lợi ích của bản thân mà cần phải có trách nhiệm đối với xã hội và
mơi trường.
Miền Bắc của Việt Nam bao gồm 25 tỉnh thành nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh
Hóa, được chia thành 2 vùng kinh tế - xã hội, gồm Đồng bằng sông Hồng (11
tỉnh) và Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh). Miền Bắc với tính đặc thù là
lĩnh vực trải dài trên một khơng gian rộng lớn, có yếu tố mùa vụ, đặc trưng bởi
khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa rõ rệt - mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa
đơng, do diễn biến khí hậu phức tạp, tạo nhiều cơ hội cho các loại sâu bệnh phát
triển nên cần đa dạng chủng loại thuốc BVTV, đây là cơ hội để các DN phát triển
kinh doanh. Tuy nhiên, Thuốc BVTV là mặt hàng gây độc hại cao cho người sử
dụng và người tiêu dùng các sản phẩm sử dụng thuốc BVTV, cần được sử dụng
hiệu quả, an toàn, hợp lý, đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.

1


tuy nhiên, do sự đa dạng của sản phẩm thuốc BVTV và do hạn chế trong khả
năng thẩm định kỹ thuật, người nông dân khi quyết định sử dụng thuốc BVTV sẽ

dựa trên kinh nghiệm, sự tư vấn từ các các đại lý bán hàng và những người thân
quen. Vì vậy, địi hỏi nhân lực kinh doanh khơng những am hiểu kiến thức bán
hàng mà còn phải hiểu biết về kỹ thuật. Do đó quản trị nhân lực hiệu quả sẽ hình
thành được đội ngũ nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn tốt, đây là cầu
nối truyền tải thơng điệp về an tồn trong sử dụng thuốc đúng cách đến người
dùng, giúp xã hội giảm thiểu được những rủi ro trong sử dụng thuốc BVTV.
Thực tế cho thấy, các DN kinh doanh thuốc BVTV với đa số có quy mơ
nhỏ, tuổi đời cịn non trẻ, tập trung vào phân phối sản phẩm ngoại nhập, nguồn
lực tài chính hạn chế, hàng rào gia nhập thấp, dòng sản phẩm và đối tượng khách
hàng tương đồng nhau nên cạnh tranh trong ngành rất mãnh liệt, hình thức kinh
doanh thương mại là chủ yếu, doanh thu, lợi nhuận của DN phụ thuộc phần lớn
vào hành vi của lực lượng bán hàng. Các DN kinh doanh thuốc BVTV khơng chỉ
có chung tệp khách hàng, dòng sản phẩm tương đồng nhau mà còn cùng chung
thị trường lao động nên phải đối mặt với sức ép lớn về nguồn cung và cầu nhân
lực nhất là nhân lực chất lượng cao, năng lực làm việc của người lao động chưa
đáp ứng được yêu cầu công việc. Các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc
đang gặp khó khăn trong việc tuyển nhân lực do đặc thù cơng việc và trình độ
của ứng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của DN cũng như sự cạnh tranh trên thị
trường, khó khăn trong việc giữ chân người lao động, tình trạng nghỉ việc ngày
càng gia tăng sau khi DN tốn công, tốn sức đào tạo, người lao động có trình độ,
có kinh nghiệm, hiểu biết thị trường khơng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nhất
là những người lao động tiếp xúc nhiều và gần với thuốc như bộ phận sản xuất,
bộ phận kho, bộ phận giao nhận hàng, bán hàng...
Cách mạng 4.0 là xu thế tất yếu không thể ngăn cản của thời đại. Tuy nhiên,
các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc còn e dè trong việc tiếp cận và áp
dụng CMCN 4.0 do nhiều nguyên nhân, như thiếu nhận thức và hiểu biết về các
chiến lược liên quan, thiếu vốn, thiếu khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại.
Cơ hội và thách thức luôn song hành cùng nhau, cách mạng 4.0, là xu thế tất yếu
không thể ngăn cản của thời đại buộc các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền
Bắc phải thay đổi theo hướng tinh gọn hơn, khoa học hơn, mối quan hệ giữa DN

và người lao động sẽ thay đổi từ ràng buộc về pháp lí – hợp đồng chuyển sang
ràng buộc trên cam kết thực hiện công việc và nguyên tắc chia sẻ công việc, chia
sẻ lợi nhuận...

2


Trong các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh của DN thì nhân lực là yếu tố chủ
yếu và đặc biệt nhất, chính nhân lực là nhân tố quyết định trước nhất tới tiến độ,
chất lượng và hiệu quả của mọi quá trình kinh doanh vì đây là nguồn tài ngun
có giá trị, hiếm, khơng bắt chước được và khơng dễ thay thế (Wright & cs.,
1998). Quản trị nhân lực hiệu quả có thể giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh bền
vững, đặc biệt khi chúng phù hợp với chiến lược cạnh tranh (Begin, 1991;
Butler& cs., 1991; Jackson & Schuler, 1995; Porter, 1985; Schuler, 1992; Wright
& McMahan, 1992). Nếu biết khai thác những yếu tố nguồn lực sẵn có và những
nguồn lực khan hiếm sẽ giúp cho DN hoàn thành mục tiêu tốt hơn và giữ được
thị trường.
Theo Carroll (2008), nhân lực là nhân tố chính giúp liên kết quản trị nhân
lực với trách nhiệm xã hội của DN, quản trị nhân lực là phương tiện nâng cao sự
ủng hộ và cam kết của người lao động trong việc thực hiện các chính sách và
thực hành trách nhiệm xã hội, quản trị nhân lực giúp hoàn thành và nâng cao các
hoạt động của trách nhiệm xã hội (Baptiste, 2008; Cooke & He, 2010), những
DN coi trọng quản trị nhân lực thì các chính sách về trách nhiệm xã hội càng tốt
và ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh (Buciuniene & Kazlauskaite,
2012), góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về quản trị nhân lực trong DN,
tác giả thấy rằng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thực trạng quản trị nhân
lực trong các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc, tìm ra nguyên nhân của
những bất cập, từ đó có bằng chứng và cơ sở để hoàn thiện các giải pháp quản trị
nhân lực nhằm nâng cao kết quả kinh doanh, cải thiện khả năng cạnh tranh của

các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc. Do đó, nghiên cứu này khơng chỉ
cung cấp thông tin dành cho các DN kinh doanh thuốc BVTV nói riêng mà cịn
cung cấp thơng tin cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV
và các học giả trong ngoài nước. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu thực
trạng quản trị nhân lực trong các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc từ đó
đưa ra các giải pháp hồn thiện là thực sự cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận án đánh giá thực trạng quản trị nhân lực trong các DN kinh doanh
thuốc BVTV ở miền Bắc, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện quản trị nhân lực
nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động và kết quả kinh doanh của các DN
kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc Việt Nam.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nhân lực trong DN kinh
doanh thuốc BVTV.
- Đánh giá thực trạng quản trị nhân lực của các DN kinh doanh thuốc
BVTV ở miền Bắc Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong các DN kinh
doanh thuốc BVTV ở miền Bắc Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực của DN kinh doanh thuốc
BVTV ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
trị nhân lực trong các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc Việt Nam, bao
gồm hoạch định chiến lược nhân lực, thu hút nhân lực, đào tạo nhân lực và duy

trì nhân lực.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong DN kinh
doanh thuốc BVTV và thực trạng quản trị nhân lực trong các DN kinh doanh
thuốc BVTV ở miền Bắc Việt Nam.
Về không gian: Luận án nghiên cứu các DN kinh doanh thuốc BVTV có
đăng ký kinh doanh trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, có chi nhánh hoặc văn phịng
đại diện đặt tại các tỉnh miền Bắc, gồm các công ty CTCP và công ty TNHH
đang hoạt động tại các tỉnh có mật độ cao DN đăng ký hoạt động kinh doanh là:
Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên.
Về thời gian: Nghiên cứu này chọn nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực
trong các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn
2016 - 2020.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về quản trị nhân
lực trong DN kinh doanh thuốc BVTV, trong đó nghiên cứu đã luận giải chi tiết
khái niệm, đặc điểm, nội dung quản trị nhân lực (hoạch định chiến lược nhân lực,

4


thu hút nhân lực, đào tạo nhân lực, duy trì nhân lực) và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản trị nhân lực trong DN kinh doanh thuốc BVTV. Ngoài ra, luận án đã xây
dựng được phương pháp tiếp cận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
phù hợp cho phân tích thực trạng quản trị nhân lực trong DN kinh doanh thuốc
BVTV.
Về thực tiễn: Việc phân tích thực trạng quản trị nhân lực được thực hiện
trên cơ sở đánh giá thực trạng các hoạt động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quản trị nhân lực, đo lường mức độ ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến sự
hài lòng của người lao động, kết quả kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng của

các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc. Từ đó đề xuất có cơ sở khoa học
các giải pháp để hoàn thiện quản trị nhân lực trong DN kinh doanh thuốc BVTV.
Kết quả chỉ ra rằng, người lao động trong các DN kinh doanh thuốc BVTV ở
miền Bắc có nhiều cơ hội được đào tạo, được tạo điều kiện áp dụng những kiến
thức và kỹ năng đào tạo vào công việc, việc tuyển dụng công khai rộng rãi, chế
độ đãi ngộ cạnh tranh. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong việc hoạch định chiến
lược nhân lực, phân công công việc, đánh giá thực hiện công việc và xác định
nhu cầu đào tạo. Quản trị nhân lực ảnh hưởng rất ít đến sự hài lịng của khách
hàng nhưng có mức ảnh hưởng đáng kể khác nhau đến sự hài lòng của người lao
động và kết qủa kinh doanh của DN, trong đó có những hoạt động đang có cảnh
báo tiêu cực, với kết quả kinh doanh của DN là môi trường làm việc và hoạch
định chiến lược nhân lực, với sự hài lòng của người lao động là hoạt động tuyển
dụng nhân lực. Kết quả nghiên cứu sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của quản
trị nhân lực đến kết qủa kinh doanh và sự hài lòng của người lao động theo các
loại hình DN, số năm thành lập của DN, quy mơ DN và lĩnh vực hoạt động chính
của DN, cho thấy, khơng có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của quản trị
nhân lực đến kết qủa kinh doanh của DN và sự hài lòng của người lao động.
Luận án cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực trong các
DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền Bắc bao gồm: Nâng cao hiệu quả hoạch
định chiến lược nhân lực, chủ động tạo nguồn tuyển dụng với mục tiêu tuyển
người phù hợp với văn hoá DN, thực hiện chế độ đãi ngộ kính thích sự nỗ lực
của người lao động và cơng bằng trong phân phối, hồn thiện phân cơng, bố trí
cơng việc, đa dạng hố các phương pháp đào tạo, hồn thiện đánh giá kết quả
cơng việc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Từ khung lý thuyết chung về quản trị nhân lực, nghiên
cứu đã hệ thống hóa, bổ sung và cụ thể hóa khung lý thuyết, nội dung nghiên cứu

5



quản trị nhân lực trong các DN kinh doanh thuốc BVTV. Kết quả nghiên cứu của
luận án đã góp phần phân tích thực trạng về quản trị nhân lực trong các DN kinh
doanh thuốc BVTV ở miền Bắc. Vận dụng mơ hình hồi quy để xem xét mức độ
ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến sự hài lòng của người lao động, kết qủa
kinh doanh, sự hài lòng khách hàng của DN, kiểm định One-Way ANOVA
nhằm tìm ra sự khác biệt ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến sự hài lòng của
người lao động, kết quả kinh doanh, sự hài lịng khách hàng theo loại hình DN,
quy mơ DN, tuổi của DN và loại hình kinh doanh chính của các DN kinh doanh
thuốc BVTV ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án và hệ thống giải pháp là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các DN kinh doanh thuốc BVTV ở miền
Bắc và các DN khác có kinh doanh thuốc BVTV để điều chỉnh hệ thống quản trị
nhân lực hiện đang thực hiện nhằm tăng cường sự hài lòng của người lao động và
kết quả kinh doanh.

6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp, dưới góc độ quản lý kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV, chưa có nhiều các cơng trình nghiên cứu. Phạm Văn Hội (2009)
trong nghiên cứu sử dụng và phân phối thuốc BVTV trong sản xuất rau vùng
Đồng bằng Sông Hồng cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau
phụ thuộc rất lớn vào hệ thống phân phối thuốc BVTV. Việc phân phối thuốc

BVTV ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, thậm chí thuốc giả sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới việc sử dụng thuốc BVTV, do đó cần quản lý tốt khâu phân phối
thuốc BVTV.
Nguyễn Phượng Lê & cs. (2013) nghiên cứu về thực hiện các quy định kinh
doanh thuốc BVTV cho sản xuất rau ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu
cho thấy hoạt động thanh tra quản lý kinh doanh thuốc BVTV cơ bản đã được
quan tâm và tiến hành thường xuyên, tuy vậy, còn nhiều bất cập như: tần suất
thanh, kiểm tra còn thấp, mức xử phạt chưa cao, lực lượng quản lý mỏng, cơ sở
vật chất thiếu nên các đơn vị quản lý chưa bao quát hết được tình hình kinh
doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Nhiều cửa hàng vi phạm về giấy phép kinh
doanh, chứng chỉ hành nghề, danh mục thuốc, niêm yết giá, địa điểm mở cửa
hàng, các điều kiện về an toàn vật chất cho kinh doanh.
Trần Thị Ngọc Lan (2016) với nghiên cứu “Quản lý nhà nước về thị trường
thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình” chỉ ra: Việc chấp hành các quy định quản lý nhà
nước của các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV về chủng loại
thuốc, niêm yết giá, vị trí cửa hàng, phương tiện phịng chống cháy nổ, bảo hộ
lao động và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV còn thấp.
Nghiên cứu “Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Lê Văn Cường (2017), cho thấy với mạng
lưới kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ và
đa dạng, tình trạng các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV vi phạm và số hộ nông dân
vi phạm qui định trong sử dụng thuốc BVTV cũng có xu hướng giảm tích cực,
trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sự phối hợp của các đơn vị tham gia

7


×