Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề đọc hiểu văn bản truyện hiện đại chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.31 KB, 13 trang )

Đề đọc hiểu văn bản truyện hiện đại - chương trình mới
1. Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Đọc hiểu
văn
bản,
đoạn trích
truyện hiện
đại

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Xác định được
phương thức biểu đạt,
thể loại của văn
bản/đoạn trích.
- Chỉ ra được dấu
hiệu của biện pháp tu
từ được sử dụng trong
văn bản/ đoạn trích.
- Xác định được ngôi
kể của người kể
chuyện.
- Xác định được các
sự việc chi tiết tiêu
biểu, nhân vật trong


văn bản/đoạn trích.
- Chỉ ra thơng tin
trong văn bản/ đoạn
trích.

- Nhận xét giá
trị của các yếu
tố nội dung,
hình thức trong
văn bản/đoạn
trích.
- Rút ra được
thơng điệp, bài
học cho bản
thân từ nội
dung
văn
bản/đoạn trích.

TN Số câu
KQ
Điểm

2 câu

- Hiểu được đặc sắc
về nội dung của văn
bản/đoạn trích: chủ
đề, tư tưởng, ý nghĩa
của hình tượng nhân

vật, ý nghĩa của sự
việc chi tiết tiêu
biểu…
- Hiểu được đặc sắc
về nghệ thuật của văn
bản/ đoạn trích: nghệ
thuật trần thuật, xây
dựng nhân vật, tác
dụng của biện pháp
nghệ thuật.
- Hiểu được một số
đặc trưng của thể loại
truyện được thể hiện
trong văn bản/đoạn
trích.
2 câu

2,0

2,0

TL

2 câu
2,0
4
4,0
40%

1 câu

2,0
3
4,0
40%

Số câu
Điểm
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ

Tổng

4 câu
4,0đ
1 câu
2,0
1
2,0
20%

4 câu
6,0đ
8 câu
10,0đ
100%

2. Đề, đáp án, HDC
Đề 1:
Đọc đoạn trích sau:

[...] Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy
nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc khơng có nữa. Mấy gia đình ở
phố chợ đều đói rét và khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khổ một
mình, khơng than thở với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn
như nhau.
Một buổi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi
đứa cả đến rồi bảo:
- Ở nhà trông các em, tao vào ơng Bá xem có xin được ít gạo nào khơng?
- Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa
thì cậu ấy thả chó ra cắn.


Bác Lê đáp:
- Nhưng biết làm thế nào! Khơng có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thơi tao cứ liều vào
lần nữa xem sao.
Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lịng bác vẫn có chút hy vọng trong buổi
sáng lúc vào xin gạo. Ông Bá đã đuổi mắng không cho. Bác nhớ lại cái cảnh sang trọng,
ấm cúng trong nhà ông Bá. Những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói. Khơng lẽ ơng
Bá giầu có thế mà khơng thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao?
Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đâu không thấy về.
Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó:
- Hình như u về đấy chị ạ.
Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngịai. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến
tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên
bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy rịng rịng.
Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. Bác đặt người bị thương xuống chiếu
rồi ra đi sau khi dặn:
- Bây giờ, bác lấy lá lốt mà dịt cho nó cầm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấỵ
Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ. Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi:
- U làm sao thế, u?

Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết:
- Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thơi lại cịn thả chó ra đuổi, tao đã chạy
mà khơng kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê được về
đến nhà.
Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài:
- Thế là mẹ con lấy gì ăn cho đỡ đói bây giờ.
Thằng Hy ịa lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ơm chúng nó vào
lịng nghĩ thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt.
(Trích: Nhà mẹ Lê, Thạch Lam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, căn nhà của mẹ con bác Lê được miêu tả như thế
nào?
A. Sạch sẽ, gọn gàng.
B. Ẩm ướt và tối tăm
C. Sang trọng, ấm cúng
D. Nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi
Câu 3. (1,0 điểm) Ý nào dưới đây đánh giá đúng về thái độ của người kể chuyện trước
tình cảnh của mẹ con bác Lê trong đoạn trích :
A. Biết ơn
B. Đồng cảm
C. Phê phán
D. Trân trọng
Câu 4. (1,0 điểm) Nét đặc sắc về ngơn ngữ của đoạn trích là:
A. Cá tính, giàu tính tạo hình



B. Cầu kì, trau chuốt
C. Bay bổng, lãng mạn
D. Vừa trong sáng, giản dị, vừa gợi nhiều xúc cảm
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 6. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, bác Lê đến nhà ơng Bá để làm gì?
Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị có cảm nhận như thế nào về cuộc sống con người được khắc
họa trong đoạn trích?
Câu 8. (2,0 điểm) Từ hình tượng bác Lê trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về tình
mẫu tử? (Trình bày trong khoảng 5 dịng).

Câu
1
2
3
4
5

6

7

8

Đáp án, hướng dẫn chấm:
Nội dung cần đạt
C. Tự sự
B. Ẩm ướt và tối tăm
B. Đồng cảm

D. Vừa trong sáng, giản dị, vừa gợi nhiều xúc cảm
Đoạn trích được kể theo lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
Bác Lê đến nhà ông Bá để xin gạo.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Vẫn cho điểm tối đa nếu HS có cách diễn đạt tương đương ND trong
Đáp án.
- Cuộc sống con người trong đoạn trích: Nghèo đói, khổ sở đến thảm hại.
- Cảm nhận của bản thân: Đồng cảm, thương xót.
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 1,0 điểm.
- Hình tượng bác Lê trong đoạn trích: Là người mẹ yêu thương con, chấp
nhận khổ cực, thậm chí liều mạng chỉ để xin được gạo cho các con ăn đỡ
đói.
- Suy nghĩ về tình mẫu tử: Là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng...
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được vẻ đẹp của hình tượng bác Lê trong đoạn trích: 1,0 điểm.
- HS nêu được suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử theo hướng tích cực:
1,0 điểm.

Đề 2:

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0


1,0

2,0

2,0


Đọc đoạn trích sau:
Tiếng trống thu khơng(1) trên cái chịi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi
buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than
sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên
ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen (2); đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái
buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên khơng hiểu sao,
nhưng chị thấy lịng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy
muỗi.
An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún
xuống và kêu cót két.
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo
trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ơng Cửu, và đèn dây sáng xanh trong
hiệu khách... Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng
chỗ và đường mấp mơ thêm vì những hịn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ

còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của
ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất,
của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, địn gánh
đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ cịn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các
người bán hàng để lại, Liên trơng thấy động lịng thương nhưng chính chị cũng khơng có
tiền để mà cho chúng nó.
(Trích Hai đứa trẻ, Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, NXBGD, 2006, trang 95)
Chú thích:
(1) Thu khơng: Hồi trống báo hiệu trời sắp tối
(2) Quả thuốc sơn đen: Hộp đựng thuốc lào, sơn màu đen.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. (1,0 điểm) Câu văn nào dưới đây sử dụng nghệ thuật so sánh?
A. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than
sắp tàn
B. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
C. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía
D. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve


Câu 3. (1,0 điểm) Ý nào dưới đây đánh giá đúng về khung cảnh thiên nhiên trong đoạn
trích:
A. Tràn ngập âm thanh và ánh sáng.
B. Sinh động, đầy sức sống.

C. Hoang vắng, thê lương.
D. Thơ mộng, hiu hắt buồn.
Câu 4. (1,0 điểm) Nét đặc sắc về ngôn ngữ của đoạn trích là:
A. Góc cạnh, cá tính, sử dụng những liên tưởng độc đáo.
B. Cầu kì, trau chuốt.
C. Trong sáng, giản dị, giàu chất trữ tình.
D. Suồng sã, mang đặc điểm của lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 6. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, Liên có cảm xúc như thế nào trước giờ khắc của
ngày tàn và khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ cịn sót lại sau
phiên chợ tàn?
Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị cảm nhận như thế nào về cuộc sống con người trong đoạn
trích trên?
Câu 8. (2,0 điểm) Hãy nêu nhận xét của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên qua
đoạn trích?

Câu
1
2
3
4
5

6

7

8


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung cần đạt
C. Tự sự
A. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn
D. Thơ mộng, hiu hắt buồn.
C. Trong sáng, giản dị, giàu chất trữ tình.
Đoạn trích được kể theo lời của người kể chuyện ngơi thứ ba.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
Cảm xúc của Liên:
+ Thấy lòng buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.
+ Thấy động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo đang nhặt nhạnh
những thứ cịn sót lại sau phiên chợ tàn.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
- Cuộc sống con người trong đoạn trích: Bình dị, nghèo khổ, đáng
thương.
- Cảm nhận của bản thân: Đồng cảm, thương xót.
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 1,0 điểm.
Vẻ đẹp tâm hồn của Liên:

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0


1,0

2,0

2,0


- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên.
- Giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 1,0 điểm.
Đề 3:
Đọc đoạn trích sau:
Tơi cực lực cơng kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn
được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tơi thấy sự thực,
ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. Thì đấy,
các ngài cứ hãy nhìn ơng huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tơi khơng nói
đùa.
Chà! Chà! Béo ơi là Béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vơ ý, buột mồm ra nói
một câu sáo rằng: "nhờ bóng quan lớn", là ơng tưởng ngay nó nói xỏ ơng. Tức thì, mặt bàn
là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ơng truy cho đến kỳ
cùng, khơng cịn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ơng có sẵn trong tay
hàng mớ pháp luật, thì ơng ngại gì khơng khép thằng bảo quan béo vào tội "làm rối cuộc
trị an". Thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn. Vì không những ông được hả
giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa.
[...]
Buổi hầu sáng hôm ấy.
Con mẹ nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân cơng đường. Nó hớt hơ hớt hải qua cổng
chịi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, khơng biết quan ngồi buồng nào. [...]

Nó đánh liều tiến đến, vừa tiến, vừa lo. Nó bước chân lên thềm, trống ngực bắt đầu
nổi mạnh. Nó đã trơng thấy quan. Nó lại sợ nữa. Vì lo sợ q, nên qn đứt rằng chính
nó đi trình việc mất trộm. Nó lại tưởng như nó là đứa trộm vậy. Nó rón rén, đứng nép
vào cạnh cửa, thập thò, ghé vào trong, và lắng tai nghe. Nó thấy quan đang dặn cậu lệ
xuống bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giị.
[...] Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. Nó liếc nhìn quan. Ngài oai vệ quá. Nó
lại sợ hơn nữa. Nhưng dù run hay sợ, nó cũng khơng qn được việc vi thiềng quan.
Nhưng tiền trình diện quan, nó lại buộc vào trong dải yếm. Nó cởi ra mới lấy được.
Nó mới lúi húi rút cái nút buộc ra. Nó sợ quan chờ lâu, nên phải vội vàng. Mà vì vội
vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng. Cái nút vừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền
rơi tiệt cả xuống gạch.
Năm đồng hào đôi nảy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giật mình. Tự
nhiên, nó chống cả người và hoa cả mắt. Nó cúi nhìn chỗ nhiều hào rơi nhất, ngay bên
cạnh nó. Đồng thì chui nằm ẹp gần chân nó, đồng thì xoay tít mấy vịng, đồng thì bắn ra
góc buồng. Mấy đồng nữa thì thi nhau lăn ra tận chỗ xa.
Nó khơng thấy quan nói gì, nên cũng hơi tĩnh tâm. Nó bèn cúi xuống để nhặt tiền.
Một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. Nó tìm đồng thứ tư. Mãi nó mới
thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. Nó tìm đồng thứ năm. Qi, nó tìm mãi, mà
khơng thấy đâu cả.
Nó phải có năm hào đơi. Năm hào đôi mới thành đồng bạc được. Vừa ban nãy, nó
giở ra cho cậu lệ xem, và lại buộc cẩn thận vào dải yếm. Khơng lẽ đồng hào ấy có ma,
đã biến đi đâu mất chóng thế được. Vậy chỉ quanh quẩn ở trong buồng này mà thơi.
Nhưng nó đã tìm kỹ lắm rồi. Mà trình đơn tám hào, tất nó bị quan chửi. Khơng biết làm
thế nào được, nó tần ngần chắp hai tay, vái:
- Lạy quan lớn ạ.
Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. Rồi nó đi về...


Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi
thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự

nhiên như không, ông cúi xuống thị tay, nhặt đồng hào đơi sáng lống, thổi những hạt
cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.
(Trích Đồng hào có ma, Nguyễn Cơng Hoan, o)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. (1,0 điểm) Ý nào dưới đây không phải là chi tiết miêu tả cử chỉ của nhân vật con
mẹ nuôi khi đến cơng đường trong đoạn trích:
A. hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, sợ sệt bỡ ngỡ
B. đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật
C. rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thị
D. chống cả người và hoa cả mắt
Câu 3. (1,0 điểm) Ý nào dưới đây đánh giá đúng về thái độ của người kể chuyện trước
tình cảnh của nhân vật con mẹ nuôi :
A. Biết ơn
B. Ngợi ca
C. Cảm thông
D. Phê phán
Câu 4. (1,0 điểm) Nét đặc sắc về ngơn ngữ của đoạn trích là:
A. Bay bổng, lãng mạn.
B. Mỉa mai, châm biếm sâu cay.
C. Trong sáng, giản dị, giàu chất trữ tình.
D. Cá tính, giàu liên tưởng.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 6. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, nhân vật con mẹ ni đến cơng đường để làm gì?
Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật ơng huyện Hinh

trong đoạn trích?
Câu 8. (2,0 điểm) Theo anh/chị, vấn đề xã hội nào đã được đề cập đến trong đoạn trích?
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề này? (Trình bày trong khoảng 4-5 dịng).

Câu
1
2
3
4
5

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung cần đạt
C. Tự sự
D. choáng cả người và hoa cả mắt
C. Cảm thông
B. Mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Đoạn trích được kể theo lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0


6


7

8

- HS xác định không đúng ngôi kể: Không cho điểm.
Nhân vật con mẹ Ni đến cơng đường để trình việc mất trộm.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Nhân vật ông huyện Hinh: Tham lam, dùng thủ đoạn hèn hạ để
chiếm đoạt tiền của người dân nghèo đến thưa kiện.
- Thái độ của bản thân: Phê phán những kẻ lợi dụng chức quyền để
trục lợi hoặc những kẻ tham lam, không đồng cảm với người dân
nghèo, thấp cổ bé họng...
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 1,0 điểm.
- Vấn đề xã hội được đề cập đến trong đoạn trích: Vấn nạn tham
nhũng ở những người đương chức đương quyền/ Thói quen đút lót
khi đến cửa quan của một bộ phận người dân...
- Suy nghĩ: Có thể theo hướng: Đây là vấn nạn nhức nhối; Pháp luật
cần vào cuộc, xử lí nghiêm minh; Mỗi người cần có ý thức phòng
chống tham nhũng...
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được vấn đề xã hội phù hợp với nội dung của truyện: 1,0
điểm.
- HS nêu được suy nghĩ theo hướng tích cực: 1,0 điểm.

1,0

2,0


2,0

Đề 4
Hồi cịn nhỏ, nhỏ xíu, tơi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với… mẹ tôi và bà
nội tơi. Mẹ tơi rất thương tơi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tơi trước
những trận địn của ba tơi. Bà tơi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó
thật may mắn đối với tơi.
Hồi nhỏ tơi rất nghịch, ăn địn khá thường xun. Điều đó buộc đầu óc non nớt của
tơi phải tìm cách đối phó với những trận địn trừng phạt của ba tơi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ
thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi
thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc
của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với
một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà! - Tôi chạy đến bên chiếc sập, hổn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu?
- Ba đánh! – Tơi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tơi nằm khuất sau lưng
bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngồi.
Lát sau, ba tơi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy.


Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tơi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo
âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chân ba tôi xa dần. {….}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể
chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lịng…. Tuy

vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tơi ln ln nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu
tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng tốt ra một tình cảm
trìu mến đặc biệt dành cho tơi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan
khó tả. Và tơi ngủ thiếp đi lúc nào khơng hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
(Nguyễn Nhật Ánh, Mắt biếc, NXB Trẻ, 2021)
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 ở Thăng Bình, Quảng Nam. Ơng
là một nhà văn, nhà thơ, bình luận viên Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm
văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác
phẩm đã được chuyển thể thành phim.
Mắt biếc (1990) là một trong tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 2. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, cậu bé Ngạn chạy sang bà để:
A. Trốn những trận đòn của ba.
B. Nghe bà kể chuyện.
C. Được bà cho quà.
D. Được bà ru ngủ.
Câu 3. (1,0 điểm) Nét nghệ thuật nổi bật của đoạn trích trên là:
A. Giọng điệu dí dỏm.
B. Ngôn ngữ chân thực, giản dị.
C. Miêu tả tâm lí tinh tế.
D. Xây dựng tình huống bất ngờ.
Câu 4. (1,0 điểm) Dịng nào dưới đây khơng đúng với đoạn trích?
A. Thể hiện một thế gới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.
B. Phê phán thói bạo lực gia đình.

C. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
D. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 6. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, mỗi khi nghe bà kể chuyện, nhân vật Ngạn có những
cảm xúc gì?


Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị cảm nhận như thế nào về hình ảnh người bà trong đoạn trích?
Nhận xét về tình cảm của nhân vật Ngạn với bà qua đoạn trích?
Câu 8. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy nêu một thơng điệp có ý nghĩa với
anh/chị?
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
D. Tự sự
1,0
2
A. Trốn những trận đòn của ba.
1,0
3
B. Ngơn ngữ chân thực, giản dị.
1,0
4
B. Phê phán thói bạo lực gia đình.
1,0
5
Đoạn trích được kể theo lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
1,0

Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- HS xác định không đúng ngôi kể: Không cho điểm.
6
Mỗi khi nghe bà kể chuyện, nhân vật "tơi" có những cảm xúc: hứng
1,0
thú, xúc động hân hoan khó tả.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- HS trả lời được một trong các ý : "hứng thú"hoặc "xúc động"hoặc "hân
hoan": 0,5 điểm.
7
- Hình ảnh người bà trong đoạn trích:
2,0
+ Rất thương cháu.
+ Ln ân cần, trìu mến.
- Tình cảm của nhân vật Ngạn đối với bà: Yêu thương, quý trọng.
Hướng dẫn chấm:
Mỗi ý 1,0 điểm.
8
- Nội dung đoạn trích: Kể lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật Ngạn, trong
2,0
đó, hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí của Ngạn đầy trìu mến,
u thương;
- Thơng điệp:
+ Biết trân trọng những người thân yêu...
+ Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được nội dung của đoạn trích: 1,0 điểm.
- HS nêu được 01 thơng điệp tích cực, phù hợp: 1,0 điểm.


Đề 5
Đọc văn bản sau:
Một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh ta thấy cái hơi lạnh của mùa đông
thấm qua lần chăn mỏng, và thấy người mệt mỏi vì suốt đêm đã co quắp trên chiếc phản
gỗ cứng.


Sinh cuốn chăn ngồi dậy. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu
chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn.
Những đồ vật quanh mình ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ khiến Sinh lại nghĩ đến cái
cảnh nghèo nàn khốn khó của chàng. Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái
chõng tre đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bơng và mấy cái chén mẻ, nước cáu
vàng... Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước...
Tất cả đồ đạc trong căn phịng chỉ có thế. Mà đã lâu lắm, quanh mình Sinh vẫn chỉ
có những thứ đồ tồi tàn ấy, đã lâu lắm chàng đến ở cái căn phịng tối tăm, ẩm thấp này.
Những ngày đói rét khơng thể đếm được nữa. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm
chàng nghe đã quen, cả đến cái mệt mỏi lả đi vì đói, chàng cũng đã chịu qua nhiều lần
rồi.
Sinh thở dài. Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả
quyết và lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em
cùng một cảnh ngộ với chàng... Từ lúc đó, bắt đầu những sự thiếu thốn, khổ sở, cho đến
bây giờ...
Một tiếng guốc ngoài hè làm cho Sinh ngẩn lên trơng ra phía cửa: vợ chàng về.
Nàng vén cái màn đỏ treo ở cửa bước vào. Sinh thống trơng cái thân hình của vợ in rõ
trên nền sáng, một cái thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh.
Cảnh tượng ấy làm cho chàng xót thương...
Vợ chàng đi lại cạnh giường, n lặnh nhìn Sinh khơng nói gì.
Sinh vơi lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi:
- Em đi đâu mà sớm thế?

- Em lại đằng bà Ba ở cuối phố vay tiền.
- Thế có được khơng?
Vơ Sinh nhìn chồng, thở dài lắc đầu:
- Ai cho chúng mình vay bây giờ. Bà ấy còn nhớ đâu đến khi trước vẫn nhờ vả
mình.
Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản:
- Thói đời vẫn thế, trách làm gì. Nhưng bây giờ làm thế nào?
Chàng nghĩ đến cái thạp gạo đã hết, mà trong túi khơng cịn được một đồng xu
nhỏ... Đã hai hôm nay, chàng và vợ chàng thổi ăn bữa gạo cuối cùng, đã hai hơm, cái
đói làm cho chàng khốn khổ...
- Làm thế nào?
Vợ chàng nhắc lại câu hỏi ấy, rồi cúi mặt khóc. Một mối tình thương tràn ngập vào
trái tim chàng như một làn sóng mạnh. Sinh nắm chặt lấy tay vợ ơm vào lịng, đắm đuối,
thiết tha. Chàng chỉ muốn chết ngay lúc bấy giờ để tránh khỏi cái nghèo khốn khó, nặng
nề quá, đè ở trên vai...
(Trích "Đói", Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam, NXB KHXH).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. (1,0 điểm) Câu văn nào dưới đây sử dụng nghệ thuật so sánh?
A. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu chán nản, nặng nề ở
đâu đến đè nén lấy tâm hồn.


B. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim chàng như một làn sóng mạnh.
C. Sinh thống trơng cái thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể
mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh.

D. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng nghe đã quen.
Câu 3. (1,0 điểm) Ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về nhân vật Sinh trong đoạn
trích trên:
A. u thương gia đình.
B. Có hồn cảnh nghèo khổ.
C. Có tâm hồn lãng mạn.
D. Có đời sống nội tâm phong phú.
Câu 4. (1,0 điểm) Chủ đề của đoạn trích là gì?
A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết, thủy chung.
B. Sự sẻ chia giữa những con người nghèo khổ.
C. Cuộc sống tươi vui, nhộn nhịp của con người.
D. Cuộc sống nghèo khổ, thảm hại của con người.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi kể thứ mấy?
Câu 6. (1,0 điểm) Theo đoạn trích, cuộc sống nghèo đói, khổ sở của Sinh bắt đầu từ khi
nào?
Câu 7. (2,0 điểm) Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn "Một cái bàn con xiêu vẹo
bên góc tường, một cái chõng tre đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bông và mấy
cái chén mẻ, nước cáu vàng"?
Câu 8. (2,0 điểm) Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
Đáp án, hướng dẫn chấm
Câu
1
2
3
4
5

6


7

Nội dung cần đạt
C. Tự sự
B. Một mối tình thương tràn ngập vào trái tim chàng như một làn sóng
mạnh.
C. Có tâm hồn lãng mạn.
D. Cuộc sống nghèo khổ, thảm hại của con người.
Đoạn trích được kể theo lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- HS xác định không đúng ngôi kể: Không cho điểm.
Theo đoạn trích, cuộc sống nghèo đói, khổ sở của Sinh bắt đầu từ khi
bị thải ở sở chàng làm.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như Đáp án hoặc "bị sa thải"/ "bị đuổi việc": 1,0 điểm
- Liệt kê: cái bàn con xiêu vẹo, một cái chõng tre đã gẫy dăm ba nan,
một cái ấm tích mất bơng, mấy cái chén mẻ.
- Tác dụng:
+ Diễn tả hồn cảnh nghèo khó của gia đình Sinh.
+ Thể hiện sự cảm thương của người kể chuyện trước hoàn cảnh của
nhân vật.
+ Vừa tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho câu văn, vừa tạo tính hình tượng
cho câu văn.

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0

1,0

1,0

2,0


Hướng dẫn chấm:
- HS nêu biểu hiện của phép liệt kê: 0,5 điểm.
- HS trả lời được 3 ý về tác dụng: 1,5 điểm.
- HS trả lời được 2 ý về tác dụng: 1,0 điểm.
8

- HS trả lời được 1 ý về tác dụng: 0,5 điểm.
Nhận xét:
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Sử dụng ngơn từ giản dị, gần gũi với đời sống.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, gợi buồn.
- Đoạn truyện mang những yếu tố nghệ thuật đặc trưng cho phong cách
viết truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam.
Hướng dẫn chấm:
- Mỗi ý 0,5 điểm.

2,0

Thầy cô cần full bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 theo chương trình mới gồm 30 đề
thuộc các chủ đề: Văn nghị luận, thơ Nguyễn Trãi, thơ trữ tình, truyện hiện đại,
thần thoại, sử thi, văn bản thơng tin vui lịng liên hệ zalo 0988600295, phí chia sẻ
chỉ 50.000đ. Quyền lợi:
+ Được nhận đề cập nhật mà khơng tính thêm phí.

+ Được tặng file gợi ý phân tích một số đoạn trích truyện, tác phẩm thơ trong bộ
đề.



×