Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện thanh nhàn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
---------***--------

NGUYỄN HƯƠNG LAN

H
P

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

H

HÀ NỘI


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
---------***--------

NGUYỄN HƯƠNG LAN

H
P



CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THÀNH CHUNG

PGS.TS. LÃ NGỌC QUANG

HÀ NỘI


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lã Ngọc
Quang- Trường Đại học Y tế công cộng, TS. Nguyễn Thành Chung- Viện vệ sinh
dịch tễ Trung ương, những người thầy tận tâm, mẫu mực đã hướng dẫn, truyền đạt
cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình định hướng đề
tài tới khi hồn thành nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cơ giáo

và tồn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Y tế công cộng đã truyền đạt những

H
P

kiến thức cũng như hỗ trợ tơi trong q trình học tại trường.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh
viện Thanh Nhàn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong hoạt động điều tra, thu thập số
liệu phục vụ luận văn.

Tôi cũng bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người

U

ln bên cạnh động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn, cũng là nguồn động lực để tôi nỗ lực học tập và trau dồi bản thân.

H


i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ --------------------------------------------------------------------------------- 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------------ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU --------------------------------------------------- 4
1.1.

Đái tháo đường----------------------------------------------------------------------- 4


1.1.1.

Định nghĩa đái tháo đường ---------------------------------------------------- 4

1.1.2.

Chẩn đoán đái tháo đường ---------------------------------------------------- 4

1.1.3.

Phân loại đái tháo đường ------------------------------------------------------ 4

1.1.4.

Điều trị đái tháo đường týp 2 ------------------------------------------------- 5

1.1.5.

Biến chứng của bệnh Đái tháo đường: -------------------------------------- 6

1.2.

H
P

Dịch tễ học Đái tháo đường -------------------------------------------------------- 8

1.2.1.


Tình hình bệnh Đái tháo đường trên Thế giới ------------------------------ 8

1.2.2.

Tình hình mắc Đái tháo đường ở Việt Nam ------------------------------ 12

1.2.

U

Chất lượng cuộc sống ------------------------------------------------------------- 15

1.2.1.

Khái niệm chất lượng cuộc sống ------------------------------------------- 15

1.2.2.

Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ---------------------------------- 16

H

1.3.

Tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ ------------------------------------------------------ 19

1.4.

Một số nghiên cứu đánh giá CLCS của người bệnh ĐTĐ ------------------- 22


1.4.1.

Nghiên cứu nước ngoài ------------------------------------------------------ 22

1.4.2.

Nghiên cứu trong nước ------------------------------------------------------ 27

1.5.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2-------------- 30

1.6.

KHUNG LÝ THUYẾT: Các yếu tố liên quan đến Chất lượng cuộc sống 35

1.7.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ---------------------------------- 36

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------- 37
2.1.

Đối tượng --------------------------------------------------------------------------- 37


ii

2.2.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu ----------------------------------------------- 37

2.3.

Thiết kế nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 37

2.4.

Cỡ mẫu ------------------------------------------------------------------------------ 37

2.5.

Phương pháp chọn mẫu ----------------------------------------------------------- 38

2.6.

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu -------------------------------------- 38

2.6.1.

Công cụ ------------------------------------------------------------------------ 38

2.6.2.

Phương pháp thu thập số liệu ----------------------------------------------- 39

2.7.

Biến số nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 41


2.8.

Tiêu chuẩn đánh giá, thước đo. -------------------------------------------------- 41

H
P

2.8.1.

Đánh giá chất lượng cuộc sống: -------------------------------------------- 41

2.8.2.

Đánh giá tuân thủ điều trị:--------------------------------------------------- 42

2.9.

Phương pháp phân tích số liệu: -------------------------------------------------- 45

2.10. Đạo đức nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 46

U

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ------------------------ 47
3.1.

Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------- 47

H


3.2.

Thông tin về đặc điểm bệnh lý --------------------------------------------- 48

3.3.

Đặc điểm thực hiện tuân thủ điều trị --------------------------------------- 49

3.4.

Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng -------------------------------- 50

3.5.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 -------- 52

3.5.1.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS về khía cạnh sức khỏe thể chất của

bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ------------------------------------------------------------------ 52
3.5.2.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS về lĩnh vực sức khỏe tinh thần của

bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ------------------------------------------------------------------ 56
3.5.3.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS xã hội của bệnh nhân ĐTĐ ------- 60


3.5.4.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS môi trường của đối tượng --------- 63


iii

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ----------------------------------------------------------------- 68
4.1.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại bệnh viện

Thanh Nhàn năm 2018 ------------------------------------------------------------------- 68
4.2.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ----------------- 70

4.3.

Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân đái tháo đường -------- 73

4.4.

Hạn chế của nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 78

KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------------- 80
KHUYẾN NGHỊ----------------------------------------------------------------------------- 83

H
P


TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 84

H

U


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Association)
BHYT
Bảo hiểm y tế
BMI
Chỉ số khối cơ thể
CBYT
Cán bộ y tế
CLCS
Chất lượng cuộc sống
ĐTĐ
Đái tháo đường
ĐTV
Điều tra viên
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
FDA
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm

(Food and Drung Admistration)
Hoa Kỳ
NCB
Nghiên cứu viên
TTĐT
Tuân thủ điều trị
IDF
Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế
International Diabetes Federation
WHO (Word Health Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới

H
P

H

U


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành
không mang thai ..........................................................................................................5
Bảng 1.2. 10 quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ (độ tuổi 20-79) cao nhất năm
2017 và ước tính năm 2045 .......................................................................................11
Bảng 2.2. Cấu trúc bộ câu hỏi WHOQOL-BREF .....................................................42
Bảng 2.3. Cách chấm điểm tần suất sử dụng thực phẩm ..........................................43
Bảng 2.4. Cách chấm điểm tuân thủ sử dụng thuốc ..................................................44

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng .................................................................47
Bảng 3.2. Thông tin về đặc điểm bệnh lý .................................................................48

H
P

Bảng 3.3. Đặc điểm thực hiện tuân thủ điều trị của đối tượng .................................49
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng về sức khỏe.....................................................51
Bảng 3.5. Trung bình điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất với đặc điểm cá nhân
của đối tượng .............................................................................................................52
Bảng 3.6. Điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất với đặc điểm bệnh lý của đối

U

tượng .........................................................................................................................53
Bảng 3.7. Điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất với đặc điểm tn thủ điều trị ...54
Bảng 3.8. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến

H

điểm CLCS lĩnh vực thể chất ....................................................................................55
Bảng 3.9. Trung bình điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần với đặc điểm cá nhân
của đối tượng .............................................................................................................56
Bảng 3.10. Điểm CLCS lĩnh vực tinh thần với đặc điểm bệnh lý của đối tượng .....57
Bảng 3.11. Điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần với đặc điểm tuân thủ điều trị58
Bảng 3.12. Mơ hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến điểm CLCS
lĩnh vực tinh thần.......................................................................................................59
Bảng 3.13. Trung bình điểm CLCS xã hội với đặc điểm cá nhân của đối tượng .....60
Bảng 3.14. Điểm CLCS xã hội với đặc điểm bệnh lý của đối tượng........................61
Bảng 3.15. Điểm CLCS xã hội với đặc điểm tuân thủ điều trị .................................62

Bảng 3.16. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến
điểm CLCS xã hội .....................................................................................................62


vi

Bảng 3.17. Trung bình điểm CLCS mơi trường với đặc điểm cá nhân của đối tượng
...................................................................................................................................63
Bảng 3.18. Điểm CLCS môi trường với đặc điểm bệnh lý của đối tượng................64
Bảng 3.19. Điểm CLCS môi trường với đặc điểm tuân thủ điều trị .........................65
Bảng 3.20. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến
điểm CLCS lĩnh vực môi trường...............................................................................66

H
P

H

U


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. So sánh số người mắc ĐTĐ, số ca tử vong và chi phí y tế dành cho
ĐTĐ của các khu vực trên thế giới ........................................................................... 10
Biểu đồ 1.2. Xu hướng thay đổi cơ cấu gánh nặng bệnh tật tính theo DALY tại Việt
Nam, từ 1990 – 2012 ................................................................................................. 14
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình CLCS các lĩnh vực. ................................................... 50
Biểu đồ 3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sốngchung theo các mức độ ....................... 51


H
P

H

U


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chất lượng cuộc sống là một biến đa chiều được sử dụng để miêu tả nhận thức,
sự hài lịng cá nhân và phản ánh các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khả năng
hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng như các mối quan hệ xã hội. Đây là một khía cạnh
quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ. Do đó việc đánh giá CLCS ở nhóm bệnh nhân
này là cần thiết nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Chúng tôi tiến hành
mô tả CLCS và xác định một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân ĐTĐ týp 2
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn.
Nghiên cứu thực hiện với phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Thông
tin thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát bệnh án của 200 bệnh nhân ĐTĐ

H
P

týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn. Bộ câu hỏi gồm các thông tin chung
và bộ công cụ WHOQoL-BREF. Trong đó bộ cơng cụ WHOQoL-BREF gồm 26 câu
hỏi tập trung đánh giá 4 khía cạnh cuộc sống là CLCS thể chất, tinh thần, xã hội và môi
trường, bên cạnh đó cũng tìm hiểu cảm nhận của cá nhân về CLCS tổng quát và mức
độ hài lòng của đối tượng về sức khỏe bản thân. Số liệu sau thu thập được nhập bằng


U

phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng SPSS 20.0. Sử dụng các kiểm định T-Test,
ANOVA, mơ hình hồi quy tuyến tính nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến
CLCS.

H

Kết quả cho thấy, tổng số có 200 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tham gia nghiên cứu,
trong đó, có đến hai phần ba số đối tượng trong độ tuổi > 65 tuổi (68%). Trung bình
điểm CLCS các lĩnh vực của nhóm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 nằm trong khoảng (54 ± 11,9) đến (58,7 ± 8,7).
Trong đó thấp nhất là điểm CLCS khía cạnh thể chất, điểm lĩnh vực sức khỏe tinh
thần và môi trường tương đương nhau, là (58,7 ± 8,7) và (58,6 ± 9,0). Các yếu tố
liên quan đến điểm CLCS trong nghiên cứu này gồm: giới tính, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, phương pháp điều trị, chỉ số HbA1c, chỉ số
glucose máu lúc đói, thời gian mắc bệnh, bệnh kèm theo, hành vi tuân thủ hoạt động
thể lực, tuân thủ thuốc, tuân thủ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ. Nhóm
bệnh nhân có vợ/chồng có điểm CLCS cao hơn nhóm độc thân hoặc ly hơn, góa.
Bệnh nhân thuộc nhóm hưu trí điểm CLCS cao hơn nhóm có các nghề nghiệp khác.


ix

Các chỉ số HbA1c, chỉ số glucose máu lúc đói, thời gian mắc bệnh càng tăng điểm
CLCS càng giảm. Tuân thủ luyện tập thể lực, tuân thủ điều trị thuốc, tn thủ
KSĐH và TKĐK thì điểm CLCS cao hơn nhóm khơng tn thủ.
Khuyến nghị chính từ kết quả nghiên cứu đó là: Cán bộ y tế của bệnh viện cần
tư vấn kỹ tình trạng bệnh tật và hỗ trợ các biện pháp điều trị, đặc biệt đối với nhóm

bệnh nhân là nữ giới, bệnh nhân có trình độ học vấn thấp.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1994 thế giới có 110 triệu người
mắc ĐTĐ, đến năm 2000 con số này tăng lên thành 157,3 triệu người mắc và đến
năm 2017, có khoảng 425 triệu người bị bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11
người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2045 dự đoán con số này sẽ là 629 triệu người
[37]. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc
khơng hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ týp 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ
em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều
biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lịa, suy

H
P

thận, và cắt cụt chi. Ước tính trong năm 2015, có 5,0 triệu ca tử vong do đái tháo
đường, cao hơn so với số ca tử vong hàng năm do HIV / AIDS (1,2 triệu), bệnh lao
(1,5 triệu) và bệnh sốt rét (0,4 triệu) [60].

Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ ở Việt Nam tăng nhanh, nghiên cứu

của Tạ Văn Bình nghiên cứu thực trạng ĐTĐ tại khu vực thành thị của 4 thành phố

U

lớn cho thấy tỷ lệ hiện mắc lên đến 4,0%. Tác giả cũng nhận định rằng tỷ lệ bệnh
thực sự còn cao hơn so với nghiên cứu vì tuổi điều tra mới chỉ giới hạn đến 64 tuổi
[3]. Đái tháo đường là vấn đề sức khỏe cộng đồng của toàn cầu, bệnh gây nhiều

H

biến chứng ở mắt, não, tim, thận, mạch máu, thần kinh… ĐTĐ là nguyên nhân
12,5% mù lòa, 42% suy thận mạn giai đoạn cuối, 50% cắt cụt chi không do chấn
thương, tăng 2,5 lần nguy cơ đột quỵ, tăng 2-4 lần nguy cơ tim mạch, hàng năm có
khoảng 3,2 triệu người ĐTĐ trên thế giới tử vong. Không chỉ gây nên gánh nặng
bệnh tật, tử vong sớm, ĐTĐ cũng làm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh
giảm đi [57].
Chất lượng cuộc sống là một biến đa chiều được sử dụng để miêu tả nhận
thức, sự hài lòng cá nhân và phản ánh các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như
khả năng hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng như các mối quan hệ xã hội [33]. Chất
lượng cuộc sống là một khía cạnh quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ, chất lượng
cuộc sống kém dẫn đến việc giảm bớt sự tự chăm sóc, điều này dẫn đến việc kiểm
sốt đường huyết xấu đi, tăng nguy cơ biến chứng, và tăng thêm tính trầm trọng của


2

bệnh ĐTĐ. Người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, bao
gồm mất thị lực, hoại tử chi dưới dẫn đến cắt cụt chi, suy thận, tổn thương thần
kinh, nhồi máu cơ tim và đột quỵ [58]. Đo lường chất lượng cuộc sống của người
bệnh ĐTĐ góp phần quan trọng cho việc đánh giá gánh nặng bệnh tật của bệnh và

hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh. Tại Việt Nam, việc triển khai các
nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống nói chung trong q trình theo dõi, điều
trị Đái tháo đường cịn hạn chế. Do đó, chúng tơi triển khai nghiên cứu: “Chất
lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường týp 2
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018”.

H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội
năm 2018.

H
P

H

U



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [16].
1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ -

H
P

ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua
đêm từ 8 -14 giờ) [27].

b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp

U

glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).


c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).

H

d) Có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Các xét nghiệm chẩn đốn a, b, d nói trên trên cần được thực hiện lặp lại lần 2
để xác định nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm
tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) [27].
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng
phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose
huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng
xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [16].
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc Insulin)


5

ĐTĐ týp 1 là ĐTĐ do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
Thường xảy ra ở người trẻ, có liên quan đến yếu tố di truyền, chiếm 5-10% các
trường hợp ĐTĐ.
Đái tháo đường týp 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin).
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó).
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô... [16]


H
P

1.1.4. Điều trị đái tháo đường týp 2

Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của
bệnh nhân. Tuy nhiên, theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, mục tiêu và phương
pháp điều trị chung của bệnh nhân ĐTĐ trưởng thành không mang thai cụ thể như
sau [16]:

U

Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành
không mang thai

Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao mạch
lúc đói trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương mao
mạch sau 1-2h
Huyết áp

H

Lipid máu

Chỉ số
<7%
80-130mg/dL (4.4- 7.2 mmol/L)

< 180mg/dL (10.0mmol/L)

Tâm thu <140mmHg, tâm trương <90mmHg
Nếu có biến chứng thận: Huyết áp <130/8580mmHg
LDL cholesterol <100mg/dL (2.6 mmol/L), nếu
chưa có biến chứng tim mạch
LDL cholesterol < 150mg/dL (1,7 mmol/L)
Triglycerides < 150 mg/dL (1,0 mmol/L) ở
nam và > 50mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ


6

Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị Đái tháo đường týp 2
Giảm cân nếu thừa cân + dinh dưỡng + luyện tập +/- Metformin
Luyện
tập, dinh
dưỡng

Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
Metformin nếu chưa dùng hoặc metformin + nhóm thuốc khác

theo
khuyến

Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
Metformin + 2 thuốc nhóm khác

cáo
Sau 3 tháng khơng đạt mục tiêu HbA1c


H
P

Thuốc viên+ insulin tiêm nhiều lần +/- thuốc không phải insulin

1.1.5. Biến chứng của bệnh Đái tháo đường:
• Biến chứng cấp tính

U

Các biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn ĐTĐ muộn, điều trị
khơng thích hợp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính. Trong đó Nhiễm toan ceton là một
biến chứng cấp tính xảy ra ở bệnh nhân quản lý đường huyết kém cả hai thể đái tháo

H

đường týp 1 và týp 2 nhưng thường gặp ở đái tháo đường týp 1 hơn. Bệnh xảy ra ở
người đã được chẩn đoán đái tháo đường hoặc chưa được chẩn đoán đái tháo đường
trước đó [4]. Trong khi đó biến chứng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu thường gặp ở
đái tháo đường týp 2, bệnh nhân nhiều tuổi thường có biểu hiện uống nhiều, đái
nhiều, khát. Hơn 50 % bệnh nhân chưa được chẩn đốn đái tháo đường trước
đó.Đây là biến chứng nặng, nếu khơng chẩn đốn sớm và điều trị tích cực, bệnh
nhân có thể tử vong nhanh chóng. Tăng acid lactic là biến chứng cấp tính thường gặp
người cao tuổi, dùng nhóm thuốc metfomin. Chẩn đốn tăng acid lactic khi Nồng độ
lactate trong máu > 5,0mEq/lít và pH< 7,35. Hạ đường huyết chẩn đoán hạ đường
huyết khi đường huyết < 3,39 mmol/l [4].


7


• Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây cũng
là nguyên nhân tăng chi phí gánh nặng bệnh tật và góp phần giảm CLCS của bệnh
nhân ĐTĐ. Việc phòng ngừa các biến chứng mạn tính là một trong mục tiêu điều trị
ĐTĐ. Các biến chứng mạn tính phổ biến gồm:
Biến chứng mắt: là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, bao
gồm đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.
Biến chứng thận- tiết niệu: Trong đó bệnh lý mạch máu cầu thận là biến chứng
nặng nề và là nguyên nhân chính ở bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo. Đây cũng là
biến chứng thường gặp, việc điều trị chủ yếu phải chạy thận nhân tạo. Bên cạnh đó

H
P

các biến chứng nhiễm trùng tiết niệu cũng có thể gặp, cụ thể như: Viêm thận bể
thận, Áp xe quanh thận, Viêm hoại tử ống thận [16].

Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường là biến chứng gây tàn phế chủ yếu ở bệnh
nhân đái tháo đường. Có sự phối hợp giữa bệnh lý thần kinh và bệnh lý mạch máu
đái tháo đường. Tại Việt Nam, tổn thương bàn chân thường lan rộng và xuất hiện

U

sớm do bệnh lý bàn chân thường phối hợp với bệnh lý mạch máu, bệnh lý thần kinh
và nhiễm trùng [4, 17].

Biến chứng hệ thần kinh do đái tháo đường là biến chứng rất đa dạng, khiến

H


tổn thương các dây thần kinh như tổn thương thần kinh vận động, tổn thương dây
thần kinh sọ, tổn thương dây thần kinh tự động do đái tháo đường. Bên cạnh đó biến
chứng hệ thần kinh cịn gây nên huyết áp tư thế, biến chứng thần kinh ngoại vi do
đái tháo đường, nhịp tim nhanh, giảm tiết dịch, hội chứng dạ dày rỗng, rối loạn tiêu
hóa, liệt bàng quang, rối loạn cương dương [4].
Bệnh lý mạch máu do đái tháo đường bao gồm bệnh lý mạch máu nhỏ và bệnh
lý mạch máu lớn. Các biến chứng mạch máu nhỏ biểu hiện chủ yếu là dày màng cơ
bản của mao mạch dẫn tới bệnh lý thận, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường. Đây
cũng là nguyên nhân gây tim to và suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường.Bệnh lý
mạch máu lớn chủ yếu gây nên tình trạng sơ vữa mạch gây hẹp và tắc mạch. Một số
bệnh lý mạch máu lớn có thể kể đến như xơ vữa mạch cảnh, tắc mạch chi gây hoại


8

tử, nhồi máu cơ tim do hẹp mạch vành, bệnh lý cơ tim ở người đái tháo đường,
viêm xương [4].
Bên cạnh đó, ĐTĐ cịn gây nên các biến chứng khác như bệnh lý da do đái
tháo đường (bao gồm nấm da, thiếu máu, khô da, da mỏng…), bệnh lý xương khớp
do ĐTĐ (như bệnh Dupuytren, bàn chân Charcot, khớp vai, khớp háng, mất xương
được đo bằng hấp thụ proton, thấy giảm 10- 20% trọng lượng xương) [4].
1.2.

Dịch tễ học Đái tháo đường

1.2.1.

Tình hình bệnh Đái tháo đường trên Thế giới


Các nghiên cứu, điều tra về bệnh ĐTĐ được thực hiện trên phạm vi toàn cầu
đều chỉ ra rằng: tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ gia tăng nhanh chóng trong những

H
P

năm qua. Đái tháo đường týp 2 thực sự trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu,
đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và chiến lược phát triển của các quốc gia.Nghiêm
trọng hơn, bệnh không chỉ trở thành gánh nặng sức khỏe cho người dân mà còn là
gánh nặng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Số người mắc bệnh ĐTĐ tăng
xấp xỉ gấp 4 lần trong 3 thập kỷ qua, từ 108 triệu người năm 1980 lên 422 triệu

U

người vào năm 2014 [31]. Báo cáo mới nhất năm 2017 của IDF, khoảng 425 triệu
người trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người bị
ĐTĐ, đến năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu người (tăng 48%), tương đương cứ

H

10 người có 1 người bị ĐTĐ. Trong đó, độ tuổi từ 20-64 có 327 triệu người mắc
(năm 2017), dự báo tăng lên tới 438 triệu người (năm 2045) [37]. Tỷ lệ mắc bệnh ở
người trưởng thành trên 18 tuổi đã tăng gần gấp đôi, từ 4,7% năm 1980 lên 8,5%
trong năm 2014 [59]. Có sự chênh lệch tỷ lệ mắc ĐTĐ theo giới tính, năm 2017, có
203,9 triệu phụ nữ (chiếm 8,4% nữ) trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ, thấp hơn so với
221 triệu nam giới (chiếm 9,1%).
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cụ
thể, trong năm 2012, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp cướp đi mạng
sống của 1,5 triệu người trên toàn thế giới tuổi, con số này đã tăng lên 1,6 triệu ca
tử vong năm 2015 (trong tổng số 40 triệu ca tử vong do bệnh không truyền nhiễm –

chiếm tỷ lệ 4%) [61]. Không những vậy, khoảng 2,2 triệu ca tử vong do tim mạch
và bệnh khác có liên quan đến việc nồng độ glucose trong máu vượt mức cho phép,


9

trong đó 43% số ca tử vong này ở độ tuổi dưới 70 tuổi. Nồng độ glucose trong máu
cao là nguyên nhân gây tử vong của 7% nam giới trong độ tuổi 20-69, và 8% nữ
giới trong độ tuổi 20-69 [59]. Tạp chí khoa học PLoS cũng dự báo vào năm 2030,
ĐTĐ trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ bảy, tăng 4 bậc so với năm 2002 (ĐTĐ
là nguyên nhân gây tử vong thứ 11 năm 2002). Người trưởng thành mắc ĐTĐ có
nguy cơ đau tim và đội quỵ gấp 2 lần so với người không mắc ĐTĐ [76]. Việc lưu
lượng máu bị giảm và tổn thương thần kinh ở bàn chân làm tăng nguy cơ loét chân,
gây nhiễm trùng và có thể phải cắt bỏ chân. Một biến chứng đáng lưu tâm khác là
bệnh võng mạc đái tháo đường, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên
tồn thế giới. Từ năm 1990-2010, có tới 2,6% người mất thị lực do bệnh ĐTĐ [71].

H
P

ĐTĐ týp 1 chủ yếu gặp phải ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi, với tốc độ gia tăng ổn
định ở mức 3%/ năm. Khoảng 586.000 trẻ em dưới 15 tuổi mắc ĐTĐ týp 1, con số
này đạt 1.106.200 trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 20 tuổi. Số lượng trẻ mắc ĐTĐ
týp 1 tập trung lớn tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm gần 50% số trẻ dưới 20
tuổi mắc ĐTĐ týp 1 [63].

U

Trong khi đó, ĐTĐ týp 2 cịn có xu hướng nguy hiểm hơn. Đây khơng chỉ là
vấn đề thường gặp của người trung và cao niên trước đây, mà cịn đang được trẻ hóa

ở các đối tượng trẻ em và thanh niên. Lối sống công nghiệp, thức ăn nhanh dẫn tới

H

tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động đang đe dọa tới sức khỏe của người trẻ
tuổi. Rất có thể, ĐTĐ týp 2 ở người trẻ tuổi đang có nguy cơ trở thành một vấn đề y
tế cơng cộng tồn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Tại các
nước đang phát triển, khoảng từ 87% - 91% số ca mắc ĐTĐ được chẩn đoán thuộc
ĐTĐ týp 2 từ 7% - 12% týp 1 và từ 1% - 3% thuộc loại khác. ĐTĐ týp 1 chủ yếu ở
lứa tuổi trẻ em và vị thành niên. Trong khi đó, chưa có một nghiên cứu cụ thể nhằm
đánh giá tỷ lệ giữa các loại ĐTĐ tại các quốc gia thu nhập thấp – trung bình [37].
Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ mắc ĐTĐ tại các khu vực khác nhau trên thế giới,
theo cơ cấu dân số và mức thu nhập giữa các quốc gia, vùng miền.


10

180

400
377

160

158.8
350

140

300

250

100

82

80

200

166

60

58

38.7

40

150
45.9

120.3 100
26

15.9

20


21.3

3.3

0

50

29.3

H
P

Bắc Phi &
Châu Phi
Châu Âu
Trung Phi

Bắc Mỹ & Nam Mỹ
Vùng
& Trung
Caribbean
Mỹ

9.5

0

Nam Á


Tây Thái
Bình
Dương

Số người mắc bệnh

15.9

38.7

58

45.9

26

82

158.8

Số ca tử vong

0.3

0.3

0.5

0.3


0.2

1.1

1.3

Chi phí y tế

3.3

21.3

166

377

29.3

9.5

120.3

Biểu đồ 1.1. So sánh số người mắc ĐTĐ, số ca tử vong và chi phí y tế dành
cho ĐTĐ của các khu vực trên thế giới.

U

Từ biểu đồ 1.1 ta thấy, khu vực Châu Á (Nam Á và Tây Thái Bình Dương) –
nơi tập trung chủ yếu các quốc gia đang phát triển có số người mắc ĐTĐ cao nhất
thế giới; tuy nhiên, tỷ lệ mắc ĐTĐ chuẩn hóa theo tuổi tại Bắc Mỹ và vùng


H

Caribbean xếp thứ hạng cao nhất (tỷ lệ mắc 11%) [66].
Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là 3 nước có số người mắc ĐTĐ đứng đầu thế
giới (Bảng 1.2). Nhiều nghiên cứu đều cho thấy 2/3 số ca mắc ĐTĐ thuộc các quốc
gia thu nhập thấp – trung bình và số ca mắc ĐTĐ týp 2 có xu thế gia tăng nhanh
hơn so với các quốc gia thu nhập cao. Điều này có thể được giải thích là do sự đơ
thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự thay đổi về nếp sống, sinh hoạt và ăn uống
của người dân. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là
yếu tố nguy cơ cho các bệnh thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh
đái tháo đường phát triển. Năm 2014, thống kê cứ 3 người trưởng thành thì có 1
người bị thừa cân,và trong 10 người lại có 1 người béo phì. Đơ thị hóa tồn cầu vẫn
là ngun nhân chủ yếu gây nên sự chênh lệch số người mắc ĐTĐ tại thành thị

Tỷ USD

Triệu người

120


11

(279,9 triệu người – năm 2017) so với nông thôn (145,7 triệu người – năm 2017) và
số người mắc ĐTĐ tại thành thị sẽ còn tăng lên (khoảng 472,6 triệu người – năm
2045); tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ năm 2017 của người dân sống tại thành thị (10,2%) cao
hơn so với người dân tại nơng thơn (6,9%) [37].
Bên cạnh đó, Châu Phi là khu vực có số ca mắc ĐTĐ ít nhất trên thế giới, khu
vực này phát triển kinh tế chậm, tình trạng suy dinh dưỡng, tỷ lệ thừa cân, béo phì

khơng cao,gánh nặng bệnh tật tại khu vực này chủ yếu là do bệnh truyền nhiễm.
Bảng 1.2. 10 quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ (độ tuổi 20-79) cao nhất năm
2017 và ước tính năm 2045
Đơn vị: triệu người

Năm 2017
STT
Số người mắc
Quốc gia
ĐTĐ
1
Trung Quốc
114,4
2
Ấn Độ
72,9
3
Hoa Kỳ
30,2
4
Brazil
12,5
5
Mexico
12,0
6
Indonesia
10,3
7
Liên Bang Nga

8,5
8
Ai Cập
8,2
9
Đức
7,5
10
Pakistan
7,5

U

H
P

H

Năm 2045
Số người mắc
Quốc gia
ĐTĐ
Ấn Độ
134,3
Trung Quốc
119,8
Hoa Kỳ
35,6
Mexico
21,8

Brazil
20,3
Ai Cập
16,7
Indonesia
16,7
Pakistan
16,1
Bangladesh
13,7
Thổ Nhĩ Kỳ
11,2

Không chỉ gây nên gánh nặng bệnh tật, tử vong sớm, chất lượng cuộc sống
thấp, ĐTĐ còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế cho người bệnh, gia đình, rộng
hơn là cả quốc gia. IDF đã ước tính chi phí chăm sóc y tế của người bệnh ĐTĐ
trong 10 năm trên toàn cầu, từ 232 tỷ USD (năm 2007) lên 727 tỷ USD (năm 2017).
Bắc Mỹ và vùng Caribbean đứng đầu danh sách chi tiêu y tế cho bệnh ĐTĐ trên
đầu người, với 8.396 USD/ người/ năm; tiếp theo là Châu Âu (3.132 USD/ người/
năm), thấp nhất tại Châu Phi (444 USD/ người/ năm). Điều này là dễ hiểu do người
dân quyết định chi trả chi phí y tế dựa vào thu nhập, cơ sở vật chất y tế, trang thiết
bị y tế, giá thành khám chữa bệnh…; các yếu tố này hồn tồn có sự chênh lệch
giữa các nền kinh tế khác nhau [37].


12

1.2.2.

Tình hình mắc Đái tháo đường ở Việt Nam


Việt Nam khơng nằm ngoại lệ trong bối cảnh ĐTĐ tồn cầu. Trong khoảng 2
thập niên vừa qua cũng có sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ. Vào
những năm đầu 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ ĐTĐ ở một số thành phố lớn là Hà Nội,
Huế và TP. Hồ Chí Minh chỉ vào khoảng 1 – 2,5%. Năm 1991, dựa vào tiêu chuẩn
xác định bệnh của WHO, năm 1985, tác giả Phan Sỹ Quốc và cộng sự thực hiện
nghiên cứu trên 4912 đối tượng trên 15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội, kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2%; trong đó tỷ lệ
ĐTĐ nội thành là 1,44%, con số này ở khu vực ngoại thành 0,63% [13]. Năm 1993,
nghiên cứu của Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh trên

H
P

4416 người từ 15 tuổi trở lên cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở khu vực này là
2,52% [18].

Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ tại Việt Nam theo quy
chuẩn quốc tế, Bệnh viện Nội tiết TƯ đã tiến hành điều tra ĐTĐ tại 4 thành phố
lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; lứa tuổi điều tra từ

U

30-64 tuổi. Kết quả, tỷ lệ ĐTĐ là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%;
trong đó 64,9% người mắc bệnh ĐTĐ khơng được chẩn đốn và hướng dẫn điều trị
[2]. Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết TƯ tiến hành nghiên cứu ở một số vùng sinh thái

H

cho thấy, tỷ lệ ĐTĐ ở độ tuổi này là 4,4% ở thành phố, 2,7% ở vùng đồng bằng,

2,2% ở vùng trung du-ven biển, và 2,1% ở vùng miền núi [3]. Điều tra quốc gia
năm 2008 cho kết quả tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,7%
dân số, riêng ở khu vực thành phố và các khu công nghiệp tỷ lệ mắc bệnh chiếm
khoảng từ 7,0% đến 10% [1].

Điều tra l ập bản đồ dịch tễ học ĐTĐ tồn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nợi
tiết Trung ương thực hiện , tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30 – 69 là 5,4%, vùng có tỷ lệ ĐTĐ
thấp nhất là Tây Nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là Tây Nam Bộ
(7,2%). Tỷ lệ mắc bệnh phản ảnh khá rõ tốc độ phát triển kinh tế và đời sống của
người dân các vùng kinh tế khác nhau. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ
ĐTĐ tăng rất nhanh . Sau 10 năm, từ 2002 đến 2012, tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng trên gấp
đôi, từ 2,7% lên 5,4%, tăng nhanh hơn so với tốc độ của thế giới (trải qua 15 năm


13

mới tăng gấp đôi). Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm ở nước ta, tỷ
lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao (là
63,6%) so với năm 2002 (64%) [12].
Năm 2017, Bộ Y tế thống kê Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc
đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu
người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường. Tại Việt Nam, có 31,1% người đái
tháo đường (nhóm 18 - 69 tuổi) được chẩn đốn, trong khi có tới 69,9% người đái
tháo đường chưa được chẩn đoán. Bên cạnh đó, đái tháo đường được quản lý tại cơ
sở y tế mới chỉ 28,9% trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới
nhất năm 2015 là 71,1%. Tức là 5/10 người mắc đái tháo đường không biết mình

H
P


mắc bệnh (khoảng 1,8 triệu dân). Gánh nặng đái tháo đường tại Việt Nam sẽ tăng
nhanh đến năm 2040; theo đó, 1 trong 7 người trưởng thành ở Việt Nam mắc tiền
đái tháo đường hoặc đái tháo thường. Sẽ có khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa
nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe [17].

Hiện nay, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên là yếu

U

tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ týp 2. Bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều.
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy nhận thức chung của cộng đồng về bệnh ĐTĐ
còn thấp, bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh ở tất cả các khu vực, không chỉ ở các khu

H

công nghiệp, thành phố mà còn tăng mạnh cả ở miền núi, trung du. Xu hướng gia
tăng và dần chiếm ưu thế của các bệnh không truyền nhiễm trong cơ cấu gánh nặng
bệnh tật và tử vong cũng được khẳng định trong các số liệu đánh giá gánh nặng
bệnh tật và tử vong. Biểu đồ 1.2 cho thấy từ năm 1990, vượt qua các bệnh truyền
nhiễm, bệnh không truyền nhiễm đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gánh nặng
bệnh tật tính theo số năm sống mất đi sau khi hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật
(DALY) tại Việt Nam. Gánh nặng do các bệnh không truyền nhiễm đã tăng từ
45,5% năm 1990 lên 58,7% vào năm 2000, năm 2010 lên thành 60,1% và con số
này tăng lên là 66,2% vào năm 2012 [57].


×