Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Bước đầu xây dựng danh mục tương tác thuốc và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tại các phòng khám nội bệnh viện đa khoa vĩnh long năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN HỒNG ANH

H
P

BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG DANH MỤC TƢƠNG TÁC THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI CÁC
PHÕNG KHÁM NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
VĨNH LONG NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN HỒNG ANH

H
P


BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG DANH MỤC TƢƠNG TÁC THUỐC
VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TẠI CÁC
PHÕNG KHÁM NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
VĨNH LONG NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH HIỀN TRUNG

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đã khơng thể hồn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức Trước tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng
và lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Huỳnh Hiền Trung và Ths. Bùi Thị Mỹ Anh đã hướng
dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Những
nhận xét và đánh giá của Thầy Cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn
đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối
với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu
chuyên môn sau này.

H

P

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Q Thầy Cơ Phịng đào tạo sau Đại
học - trường đại học Y tế Công cộng, đã tận tình giảng dạy trong quá trình học
cũng như quá trình làm luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn quý Thầy Cơ trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giúp đỡ trong
quá trình học cũng như thực hiện nghiên cứu.

U

Tôi xin cảm Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long và tập thể nhân viên
tại Bệnh viện, nơi tôi đang công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp
đỡ để tơi hồn thành luận văn này.

H

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt
thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ii

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

iv

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

v

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu

4

1.2. Khái niệm về Tƣơng tác thuốc

5


H
P

1.3. Các quy định về kê đơn thuốc tại Việt Nam

10

1.4. Thực trạng xây dựng và áp dụng danh mục tƣơng tác thuốc trên thế giới
và tại Việt Nam

14

1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tƣơng tác thuốc

18

1.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

22

U

1.7. Khung lý thuyết

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

H


26
28
28

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

28

2.3. Thiết kế nghiên cứu

28

2.4. Cỡ mẫu

28

2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu

29

2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu

30

2.7. Biến số nghiên cứu

33

2.8. Tiêu chí đánh giá


34

2.9. Xử lý và phân tích số liệu

35

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

35

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

36

3.1. Kết quả xây dựng danh mục tƣơng tác thuốc cần chú ý có ý nghĩa lâm
sàng

36


ii

3.2. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc tại các phòng khám nội bệnh viện đa khoa Vĩnh
Long năm 2020.

41

3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng danh mục thuốc tƣơng tác tại phòng
khám nội - bệnh viện đa khoa Vĩnh Long
Chƣơng 4. BÀN LUẬN


45
54

4.1. Xây dựng, áp dụng danh mục tƣơng tác thuốc tại phòng khám nội - Bệnh
viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2020.

54

4.2. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc tại các phòng khám nội bệnh viện đa khoa Vĩnh
Long năm 2020

55

4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng của danh mục thuốc tƣơng tác

57

H
P

KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

69
71
72

Phụ lục 1: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng danh mục tƣơng tác thuốc


77

Phụ lục 2: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện

79

U

Phụ lục 3: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Khoa Dƣợc

81

Phụ lục 4: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Khoa Khám

83

Phụ lục 5: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Bác sỹ điều trị và Dƣợc sỹ dƣợc lâm sàng

85

Phụ lục 6: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu

87

Phụ lục 7: Danh mục thuốc điều trị ngoại trú Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

88

H


Phụ lục 8. Biến số trong nghiên cứu

102


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAP

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì (the American Academy
of Pediatrics

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)

ADE

Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event)

BYT

Bộ Y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa


CDC

Trung tâm kiểm soát và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kì
(Centers for Disease Control and Prevention)

H
P

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DMT

Danh mục thuốc

PVS

Phỏng vấn sâu

TTT

Tƣơng tác thuốc

SDI

Stockley’s Drug Interactions Pocket Companion

SD


Độ lệch chuẩn (Standard Derivative)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (The World Health Organization)

H

U


iv

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các quy định về kê đơn thuốc tại Việt Nam

10

Bảng 2.1: Quy ƣớc mức độ đánh giá tƣơng tác thuốc (4)

34

Bảng 3.1: Danh mục các cặp tƣơng tác thuốc cần chú ý có ý nghĩa lâm sàng

36

Bảng 3.2: Thơng tin của đối tƣợng đƣợc khảo sát


41

Bảng 3.3: Nhóm thuốc chỉ định trọng 1 đơn thuốc

42

Bảng 3.4: Đặc điểm đơn thuốc có tƣơng tác

44

H
P

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ xây dựng danh mục tƣơng tác thuốc và đánh giá tỷ lệ tƣơng tác
thuốc

H

U

31


v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Xây dựng và đánh giá hiệu quả danh mục tƣơng tác nhằm giảm các tƣơng tác
bất lợi có thể xảy ra trong q trình kê đơn thuốc. Tại phòng khám Nội của Bệnh

viện đa khoa Vĩnh Long xảy ra nhiều tƣơng tác thuốc bất lợi đặc biệt nhóm bệnh
tim mạch, nghiên cứu thực hiện nhằm xây dựng, áp dụng danh mục tƣơng tác thuốc
và mô tả một số yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình kê đơn thuốc sau khi sử dụng danh
mục tƣơng tác thuốc tại các phòng khám nội - Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, năm
2020.

H
P

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa nghiên cứu định lƣợng và
định tính. Trong đó nghiên cứu định lƣợng khảo sát n=260 đơn thuốc sau khi áp
dụng danh mục tƣơng tác thuốc. Nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu các đối tƣợng
có liên quan trong nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu từ 269 hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh

U

viện đƣợc đƣa vào phần mềm tra cứu tƣơng tác thuốc Medscape.com và Drugs.Com
đã kiểm tra và chọn lọc đƣợc 23 cặp tƣơng tác thuốc- thuốc thƣờng gặp có ý nghĩa
lâm sàng. Đặc điểm đơn thuốc sau khi áp dụng danh mục tƣơng tác trong đó nhóm

H

thuốc đƣợc chỉ định trong 1 đơn thuốc chủ yếu là 2 nhóm thuốc tim mạch 67,7% và
tiêu hóa 60,4%. Số lƣợng thuốc đƣợc sử dụng trung bình trong kê đơn: 4,55 ±
1,917. Đơn đơn xảy ra phổ biến từ 1 tƣơng tác thuốc 25,8% và 2 tƣơng tác thuốc
10,8%. Số đơn thuốc xảy ra từ 3 là 5,8% và lớn hơn 3 tƣơng là 1,9%. Tƣơng tác xảy
ra ở mức độ nghiêm trọng, thay thế thuốc khác 11,3% và có chống chỉ định 2,6%.
Một số yếu tố ảnh hƣởng, đối tƣợng ngƣời bệnh đa số là ngƣời cao tuổi mắc

nhiều bệnh kèm theo số lƣợng thuốc điều trị nhiều tăng nguy cơ xảy ra tƣơng tác.
Kinh nghiệm và thâm niên của bác sỹ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của một
đơn thuốc. Thiếu đội ngũ dƣợc lâm sàng, làm giảm khả năng phát hiện tƣơng tác
thuốc nguy hiểm. Tình trạng q tải khơng thƣờng xun, tuy nhiên ở một số thời
điểm vẫn xảy ra tình trạng quá tải. Danh mục tƣơng tác trên văn bản, gây khó khăn
cho việc tra cứu, bệnh viện chỉ có phần mềm kê đơn thuốc nhƣng chƣa có tích hợp


vi

cảnh báo tƣơng tác thuốc. Tập huấn đào tạo chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, cảnh
báo tƣơng tác thuốc bất lợi chủ yếu trên các cuộc họp chuyên môn, chƣa tập huấn
cụ thể cho từng bác sỹ. Cơng tác bình đơn thuốc chƣa thực hiện tốt, cịn mang tính
hình thức, chƣa mang lại hiện. Vì vậy, việc hồn thiện danh mục tƣơng tác thuốc
trong danh mục thuốc của bệnh viện góp phần làm giảm tƣơng tác thuốc, từ cơ sở
đó phát triển danh mục tƣơng tác thuốc điện tử nhằm sử dụng hiệu quả trong kê đơn
thuốc của bệnh viện.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tƣơng tác thuốc là vấn đề thƣờng gặp trong thực hành lâm sàng và là một

trong những nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi của thuốc, bao gồm các phản
ứng có hại hoặc xuất hiện độc tính trong q trình sử dụng, dẫn đến thất bại điều trị,
thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân (1), (2). Theo “Sách tƣơng tác thuốc và
chú ý khi chỉ định” thì tỷ lệ các phản ứng có hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc
sẽ tăng theo cấp số nhân. Một thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở
bệnh nhân dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhƣng tỷ lệ này sẽ là 40% khi dùng phối
hợp 16-20 loại (3). Để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử trí tƣơng tác thuốc, các

H
P

bác sĩ và dƣợc sĩ thƣờng phải tra cứu thông tin trong các cơ sở dữ liệu (CSDL) khác
nhau nhƣ sách tham khảo, phần mềm, tra cứu trực tuyến, tuy nhiên việc này trong
thực tế cịn gặp nhiều khó khăn.

Các CSDL về tƣơng tác thuốc thƣờng không đồng nhất trong việc liệt kê
tƣơng tác và nhận định mức độ nghiêm trọng của các tƣơng tác, khiến cán bộ y tế

U

mất nhiều thời gian tra cứu các CSDL khác nhau, không phù hợp với thực tế vốn
yêu cầu xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Mặt khác, trong nhiều trƣờng hợp các
CSDL còn đƣa ra “cảnh báo giả”, nghĩa là cảnh báo về những tƣơng tác thuốc

H

khơng có ý nghĩa trên lâm sàng. Nếu những “cảnh báo giả” xuất hiện quá nhiều, các
bác sĩ có xu hƣớng bỏ qua cảnh báo đƣợc đƣa ra và điều này trở nên nguy hiểm nếu
họ bỏ qua cả những cảnh báo về tƣơng tác nghiêm trọng. Để giảm thiểu những khó
khăn trên và ngăn ngừa các tƣơng tác thuốc bất lợi nghiêm trọng xảy ra trên lâm

sàng, việc tra cứu CSDL nên đƣợc kết hợp với hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc của
Dƣợc sĩ lâm sàng (4).
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả hoạt động tƣ vấn của
dƣợc sĩ lâm sàng trong giảm thiểu tƣơng tác thuốc. Tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh
Long, thông qua hoạt động giám sát sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú hàng
tháng đã phát hiện nhiều đơn thuốc có xảy ra tƣơng tác thuốc trong đơn và tỷ lệ đơn
thuốc có tƣơng tác thuốc ngày càng tăng do phối hợp nhiều thuốc. Vì vậy, việc xây
dựng một danh mục tƣơng tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh


2

viện Đa khoa Vĩnh Long là rất cần thiết với bác sĩ kê đơn thuốc trong điều trị ngoại
trú.
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long là bệnh viện đa khoa hạng II có quy mơ lớn
tại Vĩnh Long với mơ hình bệnh tật đa dạng và luôn tiếp nhận số lƣợng lớn bệnh
nhân trên địa bàn tỉnh điều trị không thành công ở các bệnh viện tuyến dƣới hoặc cơ
sở điều trị tƣ nhân chuyển đến. Với số lƣợng khám chữa bệnh lớn nhƣ hiện nay sẽ
không tránh khỏi những sai sót và bất cập trong việc kê đơn sử dụng thuốc. Chính
vì vậy, cơng tác giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý mang lại hiệu quả điều
trị cao tiết kiệm chi phí cho ngƣời bệnh, ngân sách nhà nƣớc… Do đó, tƣơng tác
thuốc ln là vấn đề đƣợc quan tâm trong điều trị, là một trong những nhiệm vụ

H
P

quan trọng góp phần tăng cƣờng kiểm sốt tƣơng tác thuốc bất lợi nâng cao chất
lƣợng dịch vụ y tế, hiệu quả sử dụng chi phí Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện. Câu hỏi
đặt ra: “Hiệu quả của việc xây dựng danh mục tƣơng tác thuốc tại phòng khám nội
khoa của bệnh viện nhƣ thế nào? Yếu tố ảnh hƣởng là gì?”


Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Bước đầu

U

xây dựng danh mục tương tác thuốc và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tại các
phòng khám nội bệnh viện đa khoa Vĩnh Long năm 2020”

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng và áp dụng danh mục tƣơng tác thuốc tại phòng khám nội - Bệnh
viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới tƣơng tác thuốc trong kê đơn thuốc
tại các phòng khám nội - Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, năm 2020

H
P

H

U


4

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn là: “thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần
đơn thuốc thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành”
(5).
Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu
sử dụng không theo đúng chỉ định của ngƣời kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính

H
P

mạng, sức khỏe (5).
1.1.2. Khái niệm về ADR

Một phản ứng có hại của thuốc (ADR) là: “Phản ứng có hại của thuốc là
phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người
để phịng bệnh, chẩn đốn hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh

U

lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm
dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu”(6).

Phản ứng có hại của thuốc có thể dự đốn đƣợc (nghĩa là có thể kiểm sốt, có

H

thể tránh đƣợc hoặc khơng) hoặc khơng thể dự đốn đƣợc; nó có thể xảy ra thƣờng
xun hoặc không thƣờng xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của

nó có thể nghiêm trọng hoặc khơng nghiêm trọng. Việc phát hiện nhanh những phản
ứng có hại phụ thuộc vào thời gian xử trí và cơng tác tổ chức hệ thống Cảnh giác
Dƣợc (6).

Nghiên cứu về ADR là mối quan tâm của lĩnh vực đƣợc gọi là cảnh giác
dược . Một sự kiện thuốc bất lợi (ADE) đề cập đến bất kỳ thƣơng tích nào xảy ra tại
thời điểm sử dụng thuốc, cho dù nó có đƣợc xác định là ngun nhân gây thƣơng
tích hay khơng. ADR là một loại ADE đặc biệt trong đó mối quan hệ nhân quả có
thể đƣợc hiển thị. ADR chỉ là một loại tác hại liên quan đến thuốc, vì tác hại cũng
có thể đƣợc gây ra bằng cách bỏ qua để dùng thuốc đƣợc chỉ định (7).


5

1.1.3. Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Kê đơn là một khâu quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc. Theo Quy
chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp
phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc (8).
Nguyên tắc kê đơn thuốc ngoại trú
1. Chỉ đƣợc kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ƣu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:

H
P

a) Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hƣớng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc cơng nhận; Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị

của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tƣ số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Y tế quy định về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trƣờng

U

hợp chƣa có hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

b) Tờ hƣớng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã đƣợc phép lƣu hành.
c) Dƣợc thƣ quốc gia của Việt Nam;

H

5. Không đƣợc kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6
Luật dƣợc, cụ thể:

a) Các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chƣa đƣợc phép lƣu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm (9).
1.1.2. Khái niệm về Tƣơng tác thuốc
1.1.2.1. Khái niệm
Tƣơng tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử dụng
đồng thời với thuốc khác, dƣợc liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm “tƣơng tác thuốc” chỉ đề cập đến
tƣơng tác thuốc - thuốc, là hiện tƣợng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều


6


thuốc. Kết quả là làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một trong các thuốc
đó (1), (10), (11).
Tƣơng tác có thể gây hại, nhƣ warfarin làm chảy máu ồ ạt khi phối hợp với
phenylbutazon (1). Liều thấp cimetidin cũng có thể làm tăng nồng độ theophylin
trong huyết tƣơng tới mức gây ngộ độc (co giật). Isoniazid (INH) làm tăng nồng độ
phenytoin trong huyết tƣơng tới ngƣỡng gây độc. Tƣơng tác thuốc có khi làm giảm
hiệu lực thuốc. Uống các tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng thuốc kháng acid
hoặc chế phẩm của sữa sẽ tạo phức hợp và mất tác dụng kháng khuẩn(1).
Tƣơng tác thuốc đôi lúc mang lại lợi ích đáng kể, nhƣ phối hợp thuốc hạ
huyết áp với thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp (1).

H
P

Tƣơng tác thuốc có thể vừa lợi vừa hại (con dao 2 lƣỡi), ví dụ kết hợp
rifampicin với isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi), nhƣng dễ gây viêm gan
(có hại) (1).

Nhìn chung, thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tƣơng tác
thuốc để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ hoặc để giải độc thuốc.

U

Tuy nhiên, trong thực tế điều trị có những tình huống thầy thuốc không
lƣờng trƣớc đƣợc tƣơng tác thuốc: cùng một thuốc, cùng một mức liều điều trị
nhƣng khi phối hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất tác dụng; ngƣợc lại khi phối

H

hợp với thuốc kia, lại xảy ra ngộ độc. Kết quả là gây nguy hiểm cho bệnh nhân,

giảm hiệu quả điều trị và có thể ảnh hƣởng tới các kết quả xét nghiệm khác (3),
(12).

Chính vì vậy, cơng việc phát hiện, kiểm sốt và xử trí tình trạng tƣơng tác thuốc
trong kê đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng tăng hiệu quả trong quá trình điều trị
cho ngƣời bệnh.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của tương tác thuốc
Tƣơng tác thuốc là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến thất bại điều trị hoặc
làm tăng khả năng xuất hiện các ADR ở mức độ nặng. Một nghiên cứu tiến hành
trên cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện đƣợc của Cơ quan Quản lý Dƣợc phẩm
và Thiết bị y tế của Croatia đã cho thấy 7,8% số ADR đƣợc báo cáo có liên quan
đến tƣơng tác thuốc. Một tổng quan hệ thống thực hiện năm 2007 đã chỉ ra rằng


7

tƣơng tác thuốc là nguyên nhân của 0,054% trƣờng hợp cấp cứu, 0,57% trƣờng hợp
nhập viện và 0,12% trƣờng hợp tái nhập viện. Trên bệnh nhân cao tuổi, tƣơng tác
thuốc là nguyên nhân dẫn đến 4,8% các trƣờng hợp nhập viện. Cùng với các hậu
quả trong điều trị, tƣơng tác thuốc còn gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế cho cả
bệnh nhân và các hãng dƣợc phẩm. Tƣơng tác thuốc là một trong các nguyên nhân
làm tăng chi phí và kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân. Đối với các hãng sản
xuất dƣợc phẩm, tƣơng tác thuốc gây thiệt hại lớn tài chính và tiêu tốn thời gian nếu
một thuốc bị rút khỏi thị trƣờng do liên quan đến tƣơng tác thuốc (12), (13).
1.1.2.3. Phân loại tương tác
Các tƣơng tác thuốc đƣợc chia làm 2 loại theo cơ chế xảy ra tƣơng tác:

H
P


- Tương tác dược lực học:

Đây là loại tƣơng tác thể hiện tại receptor hoặc trên cùng hƣớng tác dụng của
một hệ thống sinh lý. Kết quả của phối hợp thuốc có thể dẫn đến tăng hiệu quả hoặc
độc tính (hiệp đồng) hoặc ngƣợc lại, giảm tác dụng (đối kháng).
- Tương tác dược động học

U

Tƣơng tác xảy ra trong quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của
thuốc; hậu quả làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc trong máu dẫn đến quá liều hoặc
ngƣợc lại giảm hiệu quả điều trị. Nguy hiểm thƣờng xảy ra khi phối hợp những

H

thuốc có độc tính cao hoặc có chỉ số điều trị hẹp, vì nồng độ thuốc chỉ thay đổi ít có
thể đã dẫn đến những hậu quả có hại rõ rệt trên lâm sàng. Tƣơng tác loại này khó
đốn trƣớc vì khơng liên quan đến tác dụng dƣợc lý.
Tƣơng tác theo cơ chế dƣợc động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn trong
vịng tuần hồn của thuốc:

- Tương tác dược động học trong giai đoạn hấp thu
Tƣơng tác thuốc làm thay đổi quá trình hấp thu thuốc theo một số cơ chế nhƣ
thay đổi pH dạ dày, thay đổi nhu động tiêu hóa, tạo phức khó hấp thu giữa hai
thuốc, do cản trở cơ học tạo lớp ngăn tiếp xúc với niêm mạc dạ dày (1), (10).
- Tương tác dược động học trong giai đoạn phân bố
Tƣơng tác thuốc xảy ra khi một thuốc đẩy thuốc khác ra khỏi protein liên kết
gây tăng nồng độ thuốc tự do, dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính.



8

Tƣơng tác này đặc biệt có ý nghĩa với thuốc có tỉ lệ gắn vào protein huyết tƣơng cao
(trên 90%) và có phạm vi điều trị hẹp nhƣ: thuốc chống đông máu loại kháng
vitamin K, sulfamid hạ đƣờng huyết, thuốc chống ung thƣ, đặc biệt là methotrexat
(2).
- Tương tác dược động học trong giai đoạn chuyển hóa
Tƣơng tác thuốc xảy ra khi phối hợp các thuốc chuyển hóa thuốc chủ yếu
diễn ra ở gan với thành phần tham gia chuyển hóa là hệ enzym cytocrom P450 ở
gan (CYP450). Hiện tƣợng cảm ứng hoặc ức chế enzym gan làm thay đổi chuyển
hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng dƣợc lý và độc tính của thuốc (1).
Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai đƣờng uống, nếu bị lao dùng thêm

H
P

rifampicin, hoặc bị động kinh dùng thêm phenytoin, có thể sẽ bị “vỡ kế hoạch” do
estrogen trong thuốc tránh thai bị giảm hiệu quả vì bị chuyển hóa nhanh, hàm lƣợng
trở nên thấp (1).

- Tương tác dược động học trong giai đoạn thải trừ

Các thuốc bị ảnh hƣởng nhiều bởi tƣơng tác này là những thuốc bài xuất chủ

U

yếu qua thận ở dạng cịn hoạt tính. Tƣơng tác thuốc làm thay đổi quá trình thải trừ
thuốc qua thận theo cơ chế nhƣ thay đổi pH nƣớc tiểu, cạnh tranh chất mang với các
thuốc thải trừ qua ống thận(1).


H

Dùng probenecid sẽ làm chậm thải trừ penicilin, thiazid làm giảm thải trừ
acid uric nên có thể gây nên bệnh gout (1).
1.2. Phần mềm kiểm tra tƣơng tác thuốc
Các phần mềm tra cứu tƣơng tác thuốc ra đời với ƣu điểm nổi bật nhƣ cho
phép phát hiện và đƣa ra những thông tin về tƣơng tác thuốc một cách đầy đủ và
nhanh chóng, hỗ trợ khả năng tra cứu, phân loại dƣợc phẩm, thông tin về ảnh hƣởng
của thuốc đối với các kết quả xét nghiệm… nên có tính linh hoạt cao, đáp ứng đƣợc
những thay đổi liên tục trong điều trị. Vì vậy áp dụng phần mềm duyệt tƣơng tác
thuốc trong điều trị sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho mỗi cơ sở y tế.
1.2.1 Sơ lƣợc về Drugs.com và cơ sở dữ liệu Drug interaction:
Drugs.com là một cơ sở dữ liệu lớn chứa thơng tin nhiều loại thuốc đƣợc tìm
thấy ở gần 185 quốc gia trên thế giới, chứa hơn 40.000 tên thuốc tại cả thị trƣờng


9

trong và ngoài nƣớc Mỹ. Drug interactions là một trong những ứng dụng của
website này. Nó hồn tồn miễn phí và có thể dễ dàng đăng ký tài khoản để sử dụng
hoặc sử dụng mà không cần đăng ký (14).
Cơ sở dữ liệu trong Drug interaction phát triển bởi công ty Cerner
Multum (gọi tắt là Multum). Cơ sở dữ liệu của Multum đƣợc lấy từ những nguồn
nhƣ Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kì (Centers for Disease
Control and Prevention - CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (the World Health
Organization - WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì (the American Academy
of Pediatrics – AAP). Đây là một nguồn tài nguyên thông tin đƣợc thiết kế để giúp
các nhân viên y tế trong việc chăm sóc bệnh nhân của họ và cung cấp cho ngƣời

H

P

dùng các thông tin thuốc cụ thể.

Đây là cơ sở dữ liệu thƣờng đƣợc dùng tra cứu tƣơng tác thuốc đƣợc khuyến
cáo sử dụng. Nghiên cứu về tƣơng tác thuốc có sử dụng Drugs.com nhƣ Trần
Quang Thịnh tại Bệnh viện Bƣu Điện, Nghiên cứu của Hồng Kim Huyền và Ngơ
Chí Dũng khảo sát đánh giá một số phần mềm tra cứu tƣơng tác thuốc online đây là

U

trang web có nguồn dữ liệu lớn và đƣợc sử dụng bởi Cục quản lý dƣợc phẩm và
thực phẩm Hoa Kỳ (14).

Tra cứu Drugs.com có ƣu điểm là thao tác đơn giản, dễ thực hiện, cho kết

H

quả nhanh, có giải thích cơ chế của mỗi tƣơng tác thuốc, mức độ tƣơng tác (nghiêm
trọng, trung bình, nhẹ) và trong một số trƣờng hợp, có thể cung cấp các khuyến cáo
để quản lý tƣơng tác.

1.2.2. Sơ lƣợc về Medscape.com và cơ sở dữ liệu
Medscape.com là phần mềm hỗ trợ tra cứu trực tuyến kiểm tra tƣơng
tác thuốc của hàng chục ngàn tƣơng tác giữa thuốc thƣơng hiệu và thuốc generic,
thuốc không kê đơn khác nhau trong việc điều trị cùng một loại bệnh, các phản hồi
của các bệnh nhân đã từng điều trị. Với hơn 8000 các chuyên mục hoàn thiện về
Bệnh, các rối loạn,... đƣợc viết bởi các chuyên gia, đầy đủ cho các chuyên khoa.
Kết quả cho thấy, về mức độ tiện lợi, các phần mềm đều đáp ứng đƣợc đa số
các tiêu chuẩn đề ra (có nhiều cửa sổ, phím tắt; nhập đƣợc cả tên hoạt chất, biệt

dƣợc, tên viết tắt; có thể thay đổi thành phần đơn khi tra cứu…) với sai khác không


10

đáng kể. Về khả năng quản lý tƣơng tác, cả 2 phần mềm đều có khả năng phát hiện
3 loại tƣơng tác chính là thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn, thuốc - đồ uống và đều đƣa
ra cơ chế của tƣơng tác cũng nhƣ hƣớng xử trí. Số điểm đạt đƣợc ở các phần mềm
tƣơng tự nhau, khoảng 6-7/13 tiêu chí. Về khả năng phát hiện tƣơng tác, khơng có
phần mềm nào đạt điểm tối đa (= 1). Từ đó, đề tài đƣa ra đề xuất là cần phải nhanh
chóng xây dựng phần mềm hỗ trợ kê đơn thuốc của Việt Nam dựa trên những kinh
nghiệm và ƣu điểm của các phần mềm đã có với cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và
phù hợp với hồn cảnh Việt Nam (14).
1.3. Các quy định về kê đơn thuốc tại Việt Nam
Bảng 1.1: Các quy định về kê đơn thuốc tại Việt Nam
Thời gian
10/6/2012

H
P

Nội dung liên quan đến công tác

Tên văn bản

quản lý kê đơn thuốc

Thông tƣ số

Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dƣợc sĩ làm


22/2012/TT-

công tác dƣợc lâm sàng

BYT quy định

- Yêu cầu về trình độ tối thiểu là dƣợc sĩ đại học.

U

tổ chức và hoạt
động của khoa
Dƣợc bệnh viện

H

- Chức trách, nhiệm vụ:

+ Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh
viện, triển khai mạng lƣới theo dõi, giám sát, báo
cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và
công tác cảnh giác dƣợc.
+ Tƣ vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho
Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và ngƣời
bệnh.
+ Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê
đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
+ Hƣớng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc

trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính tốn hiệu
chỉnh liều đối với ngƣời bệnh cần điều chỉnh


11

liều; đƣợc quyền xem xét thay thế thuốc (nếu
phát hiện thấy có tƣơng tác trong kê đơn, kê đơn
cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dƣợc
hết) bằng thuốc tƣơng đƣơng đồng thời thông tin
lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc
thay thế thuốc.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dƣỡng
nghiệp vụ.
20/12/2012 Thông tƣ
31/2012/TT-

-Thông tƣ 31/2012/TT-BYT Bộ trƣởng Bộ Y tế

BYT hƣớng dẫn

ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn hoạt động dƣợc

hoạt động dƣợc

lâm sàng trong bệnh viện ngày 20 tháng 12 năm

lâm sàng trong

2012.


H
P

bệnh viện
08/08/2013 Thông tƣ số

Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng

U

21/2013/TTBYT quy định
về tổ chức và

H

hoạt động của

Hội đồng Thuốc

thuốc trong bệnh viện

Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh
mục thuốc bệnh viện;
- Lựa chọn các hƣớng dẫn điều trị (các phác đồ

và điều trị trong

điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục


bệnh viện

thuốc;
- Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc
ra khỏi danh mục thuốc bệnh viện;(15)

04/3/2016

Quyết định số

Thành lập nhóm quản lý sử dụng kháng sinh

772/QĐ-BYT

- HĐT và ĐT tƣ vấn cho lãnh đạo bệnh viện ra

Hƣớng dẫn thực

quyết định thành lập nhóm quản lý sử dụng

hiện quản lý sử

kháng sinh (QLSDKS) tại bệnh viện và phân

dụng kháng sinh

công nhiệm vụ cho từng thành viên, quy định vai



12

trong bệnh viện

trò và sự hỗ trợ qua lại của các thành viên trong
nhóm quản lý sử dụng kháng sinh(16)

06/4/2016

Luật Dƣợc số:

Đơn thuốc là căn cứ để bán thuốc, cấp phát

105/2016/QH13

thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc, sử dụng
thuốc và hƣớng dẫn sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh.
Nội dung hoạt động dược lâm sàng
- Tƣ vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng

H
P

thuốc.

- Thông tin, hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho ngƣời
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, ngƣời sử dụng

thuốc và cộng đồng.

- Tham gia xây dựng quy trình, hƣớng dẫn

U

chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và
giám sát việc thực hiện các quy trình này.

H

29/12/2017 Thơng tƣ

- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên
quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu
quả(5).
Nguyên tắc kê đơn thuốc

52/2017/TT-

- Chỉ đƣợc kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả

BYT quy định

khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

đơn thuốc và


- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và

việc kê đơn

mức độ bệnh.

thuốc hóa dƣợc,

- Việc kê đơn thuốc phải đạt đƣợc mục tiêu an

sinh phẩm trong

toàn, hợp lý và hiệu quả. Ƣu tiên kê đơn thuốc


13

điều trị ngoại trú dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
Không được kê vào đơn thuốc:
- Không đƣợc kê vào đơn thuốc: đƣợc mục tiêu
an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ƣu tiên kê đơn t
- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phịng
bệnh, chữa bệnh;
- Các thuốc chƣa đƣợc phép lƣu hành hợp pháp
tại Việt Nam,
- Thực phẩm chức năng;
- Mỹ phẩm (17).
19/4/2018

H

P

Văn bản hợp

Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc

nhất số

- Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền

07/2018/VBHN- sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc
ngƣời bệnh đã dùng trƣớc khi nhập viện trong

BYT

vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của ngƣời

U

bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo
quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc

H

hoặc ngừng sử dụng thuốc.

- Thuốc chỉ định cho ngƣời bệnh cần bảo đảm
các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với chẩn đốn và diễn biến bệnh;
+ Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa ngƣời

bệnh;
+ Phù hợp với tuổi và cân nặng;
+ Phù hợp với hƣớng dẫn điều trị (nếu có);
+ Khơng lạm dụng thuốc.
- Cách ghi chỉ định thuốc(18)

22/8/2018

Thông tƣ

Thông tƣ 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của

18/2018/TT-

Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành Thông tƣ sửa đổi,


14

bổ sung một số Điều của Thông tƣ số

BYT

52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017
quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dƣợc,
sinh phẩm trong Điều trị ngoại trú.
1.4. Thực trạng xây dựng và áp dụng danh mục tƣơng tác thuốc trên thế giới
và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Một nghiên cứu của Remesh và các cộng sự đƣợc thực năm 2013 nghiên cứu

cắt ngang trong 2 tháng năm 2012 tại các khoa Phẫu thuật, Chỉnh hình, Tai Mũi

H
P

Họng, Mắt, Nội và Nhi của một bệnh viện ở Ấn Độ cho thấy số thuốc trung bình
đƣợc kê đơn cho 1 bệnh nhân là: 4,1
cho một bệnh nhân 1,5

2,9, số kháng sinh trung bình đƣợc kê đơn

0,89, kháng sinh chiếm 36,8% số thuốc đƣợc kê đơn, tỷ lệ

bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh là 46%, kháng sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất
thuộc nhóm Beta-lactam (60,2%), có 60% kháng sinh đƣợc dùng theo đƣờng tiêm

U

(19).

Lara Magro và cộng sự (2012) Tƣơng tác thuốc là một vấn đề thƣờng xảy ra
trên lâm sàng. Tần suất xảy ra tƣơng tác và hậu quả của tƣơng tác thuốc xảy ra rất

H

khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào đối tƣợng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú, bệnh
nhân ngoại trú, bệnh nhân đƣợc chăm sóc tại gia đình, bệnh nhân trẻ tuổi hay bệnh
nhân cao tuổi ), phụ thuộc vào phƣơng pháp nghiên cứu (tiến cứu hay hồi cứu), loại
tƣơng tác đƣợc ghi nhận (bất kỳ tƣơng tác nào hay chỉ tƣơng tác gây ra ADR). Các
nghiên cứu khác nhau, sử dụng các công cụ phát hiện tƣơng tác thuốc khác nhau,

trên các đối tƣợng khác nhau, cho kết quả đơn thuốc có tƣơng tác thuốc bất lợi
“tiềm tàng” rất cao (dao động từ 35-60%) (11).
Baxter Karen và cộng sự (2010) đã chỉ ra các cặp tƣơng tác thuốc bất lợi
“tiềm tàng” (Potential Adverse Drug Interaction): > 2500 cặp; tuy nhiên không phải
lúc nào chúng cũng biểu hiện hậu quả hoặc thực tế phát hiện trên lâm sàng (20).
Một nghiên cứu hồi cứu trên 520 bệnh nhân tại Bệnh Viện Đại Học Y
Ljubljana (Slovenia) năm 2010 nhận thấy tƣơng tác thuốc bất lợi “tiềm tàng” lên


15

đến 51% trong các đơn thuốc bệnh nhân đang dùng (đánh giá tại thời điểm nhập
viện), 63% trong đơn thuốc ra viện; trong đó tƣơng tác thuốc đƣợc phần mềm xếp
vào loại “Major” - tƣơng tác thuốc nghiêm trọng tƣơng ứng là 13% và 18%. Tuy
nhiên, trong số các trƣờng hợp đơn thuốc nhập viện có tƣơng tác thuốc “tiềm tàng”,
chỉ có 2,4% bệnh nhân có lý do nhập viện liên quan đến tƣơng tác thuốc (21).
Tƣơng tác thuốc cũng là nguyên nhân liên quan đến các ADR. Ngƣời cao
tuổi nhập viện do ADR liên quan tới tƣơng tác thuốc với tỷ lệ đến 14,7% (22). Tại
Italia, một nghiên cứu trên 45.315 ADR, 21,7% có thể đƣợc giải thích liên quan đến
tƣơng tác thuốc (23).
Phân tích dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại trung tâm cảnh giác dƣợc

H
P

Canada, trong 1.193 báo cáo ADR trên bệnh nhi, có 1% liên quan đến tƣơng tác
thuốc. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 433 BN >60 tuổi tại một trung tâm chăm
sóc sức khỏe ban đầu (Brazil) trong thời gian từ 11/2010 đến 11/201 1, kết quả: Tỷ
lệ tƣơng tác thuốc gây ADR: 6% (n=30). Trong đó các thuốc thƣờng gặp TTT:
warfarin (37 %), acetylsalicylic acid (17 %), digoxin (17 %), spironolacton (17 %).


U

Một số ADR do tƣơng tác thuốc đƣợc kể đến nhƣ xuất huyết tiêu hóa (37%), tăng
kali máu (17%), bệnh lý cơ (13%) (24).

Nghiên cứu năm 2019 của tác giả Tayane Oliveira Dos Santos nghiên cứu ƣớc

H

tính tỷ lệ tƣơng tác thuốc và các yếu tố liên quan ở ngƣời lớn tuổi đƣợc theo dõi
trong dịch vụ quản lý thuốc tồn diện tại Chăm sóc Ban đầu. Kết quả nghiên cứu
trong đó, độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 70,2

7,8 tuổi; 52,2% từ 60

đến 69 tuổi và 61,3% là nữ. Trong số ngƣời lớn tuổi, 94,5% sử dụng hai loại thuốc
trở lên (điều kiện để xảy ra tƣơng tác thuốc - thuốc). Tỷ lệ tƣơng tác thuốc theo tiêu
chí của Beers là 4,9%. Sau khi phân tích đa biến, các bệnh về hệ thần kinh trung
ƣơng, rối loạn nhịp tim, số lƣợng thuốc và giới tính nữ có liên quan tích cực đến
tƣơng tác thuốc. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc theo Dumbreck là 27,2%. Sau khi phân tích
đa biến, số lƣợng thuốc, sự hiện diện của suy tim và chỉ số bệnh đi kèm Charlson
lớn hơn 1 là những tình trạng có liên quan tích cực đến tƣơng tác thuốc. Phƣơng
pháp tiếp cận tổng thể và cá nhân hóa đƣợc sử dụng trong các dịch vụ quản lý thuốc


16

toàn diện cho bệnh nhân lớn tuổi là quan trọng, xem xét tỷ lệ tƣơng tác thuốc và nhu
cầu giảm thiểu các tác dụng phụ (25).

Nghiên cứu năm 2018 của tác giả SMM Meslin năm 2018 nghiên cứu cảnh
báo tƣơng tác thuốc đƣợc thực hiện trong hệ thống máy tính của bệnh viện nhập
đơn đặt hàng của nhà cung cấp (CPOE) với đánh giá hạn chế. Điều này làm tăng
nguy cơ ngƣời kê đơn gặp quá nhiều cảnh báo không liên quan, dẫn đến mệt mỏi
khi cảnh báo. Trong nghiên cứu này, chúng tơi nhằm mục đích đánh giá mức độ phù
hợp lâm sàng của các cảnh báo trƣớc khi thực hiện trong CPOE bằng cách sử dụng
hai cách tiếp cận phổ biến: bản tóm tắt và đánh giá của hội đồng chuyên gia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy không có sự thống nhất giữa các bản trích yếu trong việc

H
P

phân loại mức độ nghiêm trọng của DDI (α của Krippendorff: 0,03; khoảng tin cậy
95%: -0,07 đến 0,14). Chỉ 10% cảnh báo DDI đƣợc xếp vào loại nghiêm trọng trong
tất cả các bản tóm tắt. Mặt khác, hội đồng đã đạt đƣợc sự đồng thuận về 12 trong số
13 cảnh báo đã đƣợc đƣa ra cho họ về việc liệu chúng có nên đƣợc đƣa vào CPOE
hay khơng. Việc sử dụng một nhóm chuyên gia và cho phép họ thảo luận quan điểm

U

của mình một cách cởi mở có khả năng dẫn đến sự nhất trí cao về những cảnh báo
nào nên đƣợc đƣa vào hệ thống CPOE. Trình bày các cảnh báo trong bối cảnh các
trƣờng hợp bệnh nhân cho phép các tham luận viên xác định các điều kiện mà các

H

cảnh báo có liên quan về mặt lâm sàng. Sự thống nhất khơng tốt giữa các bản trích
yếu cho thấy rằng phƣơng pháp luận này có thể khơng lý tƣởng để đánh giá các
cảnh báo DDI. Thực hiện đánh giá trƣớc khi thực hiện các cảnh báo DDI trƣớc khi
chúng đƣợc kích hoạt tạo cơ hội giảm thiểu nguy cơ mệt mỏi khi cảnh báo trƣớc khi

ngƣời kê đơn tiếp xúc với cảnh báo dƣơng tính giả (26).
1.4.2. Tại Việt Nam
Theo Trần Nhân Thắng, Cẩn Tuyết Nga (2012) nghiên cứu 100 bệnh án của
bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch- Bệnh Viện Bạch Mai từ 1/2007 đến
hết tháng 6/2007. Bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Phát hiện tƣơng tác
thuốc bằng các phần mềm: MIMs Interactive 2001 và Drug Interaction Facts 1998.
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh án có tƣơng tác thuốc (TTT) ở các cấp độ gặp phải
trong thực hành lâm sàng tại Viện Tim mạch là tƣơng đối cao (80-91%). Tỷ lệ TTT


×