Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh gia lai, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BẠCH NGUYÊN NGỌC

H
P

STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN

U

ĐA KHOA TỈNH GIA LAI, NĂM 2015

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUN NGÀNH: 60.72.03.01

Bn Ma Thuột-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BẠCH NGUYÊN NGỌC

STRESS NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

H


P

LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH GIA LAI, NĂM 2015

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

PGS.TS. Hồ Văn Hồng

TS.Trƣơng Quang Tiến

Bn Ma Thuột-2015


i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã nhận
được nhiều sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh
đạo, của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và gia đình.
- Học viên chân thành cảm ơn: Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học; Ban Giám
Hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại học, và quý Thầy Cô giáo các Bộ môn
trường Đại học Y tế công cộng; Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ y tế bệnh viện đa
khoa tỉnh Gia Lai; các anh chị bạn bè cùng lớp thạc sĩ Y tế cơng cộng khóa 17 Tây
Ngun đã tận tình chia sẽ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu tạo điều kiện thuận lợi,


H
P

đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồ Văn Hoàng và TS.
Trương Quang Tiến – Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức,
phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ học viên hoàn thành
luận văn này.

U

Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, học viên kính mong nhận được những lời chỉ dẫn ân cần của

H

các thầy giáo, cô giáo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Gia lai, tháng 9 năm 2015

Bạch Nguyên Ngọc


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

ĐTV

: Điều tra viên

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

DASS

: Thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm (Depression,
Anxiety and Stress Scale)

NGJSQ

: Thang đo các yếu tố liên quan với môi trường làm việc

H
P

và sức khỏe. (Generic Job Stress Questionaire)
NVYT

: Nhân viên y tế


SKTT

: Sức khỏe tâm thần

SRRS

: Thang đo sự tái điều chỉnh xã hội (Social Readjustment
Rating Scale)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World health Organization)

H

U


3

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................ 4
1.1. Căng thẳng (stress)....................................................................................... 4

H
P


1.2. Các dấu hiệu của stress: .............................................................................. 5
1.3. Hậu quả của stress: ...................................................................................... 6
1.4. Nguyên nhân của stress: .............................................................................. 7
1.5. Stress nghề nghiệp: ...................................................................................... 8
1.6. Ứng phó với stress:....................................................................................... 9

U

1.7. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về stress nghề nghiệp:
................................................................................................................................... 10

H

1.7.1 Nghiên cứu trên thế giới: ................................................................... 10
1.7.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam: ............................................................. 12
1.8. Giới thiệu về các thang đo sức khỏe tâm thần và bộ công cụ Dass 21 của
Lovibond: ................................................................................................................. 15
1.9. KHUNG LÝ THUYẾT: ............................................................................. 17
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 19
2.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ............................................................ 19
2.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................. 19
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................... 19


4
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: ........................................................ 19
2.5. Các biến số nghiên cứu: ............................................................................. 20
2.7. Phƣơng pháp thu thập số liệu: .................................................................. 22
2.8. Phân tích số liệu: ........................................................................................ 22

2.10. Những hạn chế trong nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số:23
Chƣơng 3 .................................................................................................................. 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 25
3.1. Các thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 25

H
P

3.1.1 Đặc điểm cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu................................... 25
3.2. Tình trạng stress của điều dƣỡng bệnh viên đa khoa tỉnh Gia Lai ....... 27
3.3. Các yếu tố về nghề nghiệp ......................................................................... 28
3.3.1. Các yếu tố về nội dung công việc ..................................................... 28

U

3.3.2 Các yếu tố về môi trƣờng làm việc ................................................... 31
3.3.3 Các yếu tố về mối quan hệ trong công việc ...................................... 33

H

3.3.4. Các yếu tố về động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp35
3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dƣỡng BVĐK
tỉnh Gia Lai .............................................................................................................. 36
3.3.1 Kết quả phân tích: một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress
của điều dƣỡng BVĐK tỉnh Gia Lai ...................................................................... 36
3.3.2. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến: một số yếu tố liên quan
đến tình trạng stress của điều dƣỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia Lai. ........ 39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN........................................................................................... 41
4.1 Mơ tả tình trạng stress của điều dƣỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia
Lai : ........................................................................................................................... 41



5
4.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dƣỡng khối lâm sàng
BVĐK tỉnh Gia Lai. ................................................................................................ 43
4.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và tình trạng stress: ......... 43
4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về nghề nghiệp và tình trạng stress:
................................................................................................................................... 44
4.2.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố về nội dung cơng việc và tình
trạng stress:.............................................................................................................. 44
4.2.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về mơi trƣờng làm việc và tình
trạng stress:.............................................................................................................. 45

H
P

4.2.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố về động viên khuyến khích và
phát triển nghề nghiệp với tình trạng stress: ....................................................... 45
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 47
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 48

U

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49
PHỤ LỤC 1: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dƣỡng
BVĐK tỉnh Gia Lai ................................................................................................. 52

H

PHỤ LỤC 2: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................... 64

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU............................. 63
PHỤ LỤC 4: BỘ CÂU HỎI TỰ ĐIỀN.................................................................. 65
PHỤ LỤC 5: BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ............................................................ 73
PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ....................................... 74


6

MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Điểm nguy cơ trầm cảm, lo âu và căng thẳng được tính như sau: 16
Bảng 2.1: Phân loại mức độ stress .................................................................. 22
Bảng 3.1. Thông tin chung về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............. 26
Bảng 3.2: Các yếu tố về nội dung công việc .................................................. 29
Bảng 3.3. Các yếu tố về môi trường làm việc ................................................ 32
Bảng 3.4. Các yếu tôt về mối quan hệ trong công việc ................................. 34

H
P

Bảng 3.5. Các yếu tố về động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp 36
Bảng 3.6. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng ...... 38
Bảng 3.7. Mơ hình hồi quy logistic tìm yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở
điều dưỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia Lai. ............................................ 41

H

U


vii


MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ stress của nhóm ĐTNC ............................................................. 27
Biểu đồ 3.2: Mức độ stress của nhóm ĐTNC .......................................................... 27

H
P

H

U


8
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hiện nay các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) ngày một gia tăng, trong
đó stress là vấn đề khá phổ biến. Stress không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể
chất, mà còn gây ra các rối loạn tâm sinh lý, hành vi, từ đó ảnh hưởng đến mọi sinh
hoạt, công việc và các mối quan hệ của cá nhân, kéo theo các tác động đến gia đình
và xã hội. Đối với ngành y tế, một số nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỷ lệ
lạm dụng thuốc, và tự tử cao hơn các ngành nghề khác và có tỷ lệ cao về stress, liên
quan đến công việc căng thẳng.

H
P

Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên khối lâm sàng là những người trực tiếp
có mặt điều trị, chăm sóc cho người bệnh từ lúc nhập viện cho đến khi ra viện, họ
thường xuyên phải đối mặt với nhiều nguy cơ nghề nghiệp như trực đêm, nguy cơ

lây nhiễm bệnh tật, nguy cơ tổn thương do các vật sắc nhọn, thái độ không tốt của
bệnh nhân và người nhà….trong môi trường làm việc với nhiều áp lực như vậy, dễ
làm cho người điều dưỡng có nguy cơ bị stress rất cao. Chính vì thế, chúng tôi tiến

U

hành đề tài:“Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, năm 2015”. Nhằm mô tả các mức độ stress và xác

H

định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress nghề nghiệp của nhân viên điều
dưỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia Lai.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mơ tả cắt ngang, có phân tích, kết hợp phương
pháp nghiên cứu định lượng. Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi tự điền với sự
tham gia của 250 điều dưỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu sử
dụng bộ công cụ chuẩn DASS 21 của Lovibond để xác định tỷ lệ stress. Số liệu
được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 2.0, sử
dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để loại bỏ yếu tố nhiễu khi tìm hiểu một số
yếu tố liên quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng viên lâm sàng của BVĐK tỉnh
Gia Lai khơng có biểu hiện stress là 74,8% và có biểu hiện stress là 25,2%. Trong
đó các mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là (10,4%, 8,8%, 6%), khơng có mức độ rất


9
nặng. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến, nghiên cứu tìm thấy 3 yếu tố liên quan
có ý nghĩa thơng kê với tình trạng stress như sau:
-


Yếu tố nội dung công việc: đối tượng là hợp đồng ngắn hạn (OR=2,81, p<0,05).

-

Yếu tố môi trường làm việc: nhiệt độ khoa phịng nơi làm việc q nóng hay q
lạnh (OR=2, p<0,05).

-

Yếu tố động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp: thu nhập không phù
hợp so với mức lao động (OR= 2,14, p<0,05).
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị như sau: Bệnh viện cần

tổ chức các đợt khám sàng lọc cho toàn cán bộ nhân viên bệnh viện. Phối hợp với
các đoàn thể của bệnh viện, tổ chức các buổi nói chuyện có sự tham gia của các

H
P

chuyên gia tâm lý. Đồng thời tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, cải tạo mơi
trường

làm

việc

,

khoa


phịng

H

U

rộng

rãi,

thống

mát.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống ngày nay trạng thái căng thẳng (stress) nghề nghiệp ngày
càng trở nên phổ biến, là một vấn đề quan trọng về sức khỏe nghề nghiệp mà nhiều
nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu. Stress do nghề nghiệp được Viện nghiên
cứu quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (NIOSH) định nghĩa là
“những phản ứng về thể chất và cảm xúc tiêu cực xảy ra khi có những địi hỏi của
công việc nhưng chưa tương xứng với năng lực hoặc nhu cầu của người làm

H
P


việc”[18]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguyên nhân và hậu quả của tình
trạng stress nghề nghiệp [9,20,21] . Các yếu tố thường được nói đến như: đặc điểm
nghề nghiệp có áp lực cao, thời gian làm việc kéo dài có nhiều nguy cơ đối với sức
khoẻ; quá nhiều công việc phải đảm nhận… Hậu quả của tình trạng stress nghề
nghiệp gây ra có thể là gia tăng các vấn đề sức khoẻ, các rối nhiễu tâm lý và rối
nhiễu hành vi là ba biểu hiện chính khi người lao động mắc phải stress trầm trọng

U

[19].

Cũng theo NIOSH nghề luật sư và điều dưỡng là những nghề dễ bị stress

H

nhiều nhất trong các nghành nghề có áp lực cao[9]. Vấn đề này đặc biệt nghiêm
trọng đối với những người làm việc trong môi trường chịu nhiều áp lực nghề nghiệp
như điều dưỡng viên tại bệnh viện. Họ phải làm việc cả ngày lẫn đêm, đối mặt với
các nguy cơ lây nhiễm, đối mặt với những phản ứng không phù hợp của người bệnh,
người nhà của người bệnh, hay đối mặt với cái chết của bệnh nhân…
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề stress của Nhân viên y tế
(NVYT) nói chung và stress nghề nghiệp của điều dưỡng nói riêng, nên kĩ năng ứng
phó của NVYT cũng như sự tư vấn, hỗ trợ của tổ chức, người quản lý về tình trạng
stress chưa được quan tâm và đầu tư thoả đáng. Có thể kể đến một số nghiên cứu
mà chúng tôi đã tham khảo như nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài, và cộng sự
(2008) về stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng tại 3 bệnh viện đa khoa
(BVĐK), BVĐK Trung ương Cần Thơ, BVĐK thành phố Cần Thơ và BVĐK Châu


2

Thành- Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ
stress khá cao (45,2%), chủ yếu là mức độ stress nhẹ và trung bình. Nghiên cứu của
tác giả Đậu Thị Tuyết (2013) xác định tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của đối
tượng cán bộ y tế khối lâm sàng ở hai BVĐK thành phố Vinh và BVĐK 115, Nghệ
An. Kết quả cho thấy tỷ lệ stress chung ở hai bệnh viện này là 20,4%. Hay nghiên
cứu mới đây của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) về stress, lo âu, trầm cảm trên đối
tượng là nhân điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng bệnh viên phụ sản- nhi Đà
Nẵng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng của
bệnh viện này bị stress là 18,1%.
Bệnh viên đa khoa tỉnh Gia Lai là bệnh viện hạng 2 theo phân loại của Bộ Y

H
P

tế, với số giường biên chế 720 giường, số giường thực kê :1011 giường và ln
trong tình trạng q tải thể hiện qua cơng suất giường bệnh 125% (năm 2014)[12].
Đi đôi với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương ngày càng cao là gia
tăng áp lực cơng việc cho NVYT trong đó phải kể đến đối tượng điều dưỡng. Đây là
lực lượng lao động chiếm phần lớn trong tổng số nhân viên bệnh viện, là những

U

người trực tiếp có mặt điều trị, chăm sóc cho người bệnh từ lúc nhập viện cho đến
khi ra viện, đặc biệt là các điều dưỡng ở khối lâm sàng họ thường xuyên phải đối
mặt với nhiều nguy cơ nghề nghiệp như trực đêm, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nguy

H

cơ tổn thương do các vật sắc nhọn, thái độ không tốt của bệnh nhân và người
nhà….trong môi trường làm việc với nhiều áp lực như vậy, làm cho người điều

dưỡng có nguy cơ bị stress rất cao.
Việc hiểu rõ tình trạng stress, kiến thức về stress nói chung và các yếu tố liên
quan với tình trạng stress nghề nghiệp ở NVYT như thế nào giúp cho người quản lý
có chiến lược cải thiện mơi trường làm việc, nâng cao năng lực ứng phó với stress,
thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
người bệnh. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Stress nghề
nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia
Lai,

năm

2015”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện đa khoa
tỉnh Gia Lai, năm 2015.
2. Xác định mối liên quan của yếu tố cơng việc với tình trạng stress nghề nghiệp của
điều dưỡng lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, năm 2015.

H
P

H

U



4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Căng thẳng (stress)
Trong tiếng Anh từ “stress” bắt nguồn từ chữ La tinh “stringi”, có nghĩa là
“ bị kéo căng ra”, được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải
chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17 từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu stress được chuyển sang
dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con
người gây ra một phản ứng căng thẳng [28].

H
P

Hiện nay “stress” là một thuật ngữ được dùng rộng rãi, tuy nhiên mỗi tác giả
sử dụng với những sắc thái khác nhau.

Theo Claude Bernard nhắc đến stress là nói về môi trường nội tại của cơ thể
(nội mô-milieu interiur). Trong khái niệm ông miêu tả về nguyên lý của sự cần bằng
động trong đó tính hằng định- một trạng thái bền vững của môi trường trong cơ thể

U

là yếu tố của sự sống cịn. Vì vậy những thay đổi hay những tác động ngoại cảnh
làm đảo lộn sự cân bằng nội tại khiến cơ thể sinh ra những phản ứng[14].
Tiếp theo đó Walter Cannon đã đặt ra thuật ngữ “sự cân bằng nội

H


môi”(homeostasis) để định nghĩa rõ nét hơn khái niệm cân bằng động của Bernard.
Ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra các yếu tố gây ra stress khơng chỉ là tác
động của lý tính mà cịn từ những tác động của cảm xúc. Qua các thí nghiệm của
mình, ơng đã chứng minh con người hay bất kỳ động vật nào khác đều có đáp ứng
“chiến đấu hay tháo chạy” khi gặp nguy hiểm[26].
Nhà khoa học người Canada Hans Selye đã mở rộng thêm những quan sát của
Cannon. Ơng theo dõi khả năng kiểm sốt q trình tiết hormôn (như cortisol) một
loại hormôn gây stress của tuyến yên thơng qua vùng vỏ của tuyến thượng
thận[13,26]. Ơng đưa ra định nghĩa: “Stress là nhịp sống ln có mặt ở bất kỳ thời
điểm nào của sự tồn tại của chúng ta. Một tác động bất kỳ tới một cơ quan nào đó
đều gây stress. Stress khơng phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược


5
lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: stress bình thường khỏe mạnh là
Unstress, stress độc hại hay tiêu cực là Dystress”[12].
Như vậy có thể xem stress như sự đáp ứng của con người trước một nhu cầu
hoặc là sự tương tác trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường xung quanh.
Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh
học và tập tính. Stress đặt con người vào q trình sắp xếp thích ứng với mơi trường
xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu đựng những tác động của
mơi trường. Nói theo cách khác, stress bình thường góp phần làm cho cơ thể thích
nghi. Nếu đáp ứng của cá nhân với stress khơng đầy đủ, khơng thích hợp và cơ thể
khơng tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối

H
P

loạn, dẫn đến những thay đổi về sinh lý, tâm lý, hành vi tạo ra những stress bệnh lý
cấp tính hoặc kéo dài[11].

1.2. Các dấu hiệu của stress:

Stress tiêu cực có thể phá vỡ cân bằng trong cuộc sống của con người làm
nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như suy kiệt, lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến chất

U

lượng cuộc sống của bản thân và xã hội.[7] Nhưng nếu nhìn nhận ở khía cạnh tích
cực, thì stress là phản ứng khơng thể thiếu ở con người, là biểu hiện đáp ứng của cá

H

nhân đối với những yếu tố tác nhân, hay tình huống trong cuộc sống con người phải
đối mặt. Stress tích cực giúp chúng ta thích nghi, hịa hợp để cùng sống chung với
stress, biến nó thành động lực giúp con người phát triển[9].
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất thường về thể chất, cảm xúc,
nhận thức và hành vi. Có thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu rối
loạn giấc ngủ cùng những biểu hiện khó chịu khác. Stress cịn đi kèm với cảm giác
bất an, giận dữ hoặc sợ hãi. Người bị stress thường có các biểu hiện thực thể( như
tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi. Biểu hiện
về cảm xúc( như cảm thấy khó chịu, dễ cấu gắt, buồn bã, chán nản, thờ ơ, khơng
thân thiện, sa sút tinh thần…Có những hành vi như lạm dụng chất kích thích( rượu,
bia, thuốc lá…) dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày( ăn uống,
giấc ngủ), mất tập trung, hay qn, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục…Nếu


6
stress kéo dài sẽ tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu
khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn và làm
tăng nguy cơ tử vong[5].

1.3. Hậu quả của stress:
Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, stress không những tác động xấu
cho cá nhân mà còn cho xã hội. Stress được xem là một trong những nguyên nhân
phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [2,5]:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền,
cáu gắt, loạn trí nhớ,...

H
P

- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,
loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…

- Các bệnh về da: như mụn sưng đỏ, phồng rộp hay bệnh Zona, da dễ bị mẫn
ngứa, phát ban, hay chàm… hay các bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó
điều trị.

U

- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày,
tiêu chảy, khơ miệng, chán ăn, ăn khơng tiêu, rối loạn chức năng đại tràng…

H

- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm…
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
- Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, chuột rút, run rẩy,
cảm giác kiến bò ở ngón tay, mí mắt…
- Tồn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm.
Tình trạng stress còn gây nên các thay đổi về hành vi mà phổ biến là việc lạm

dụng bia rượu, thuốc lá, chất gây nghiện. Điều này càng làm suy giảm đáng kể tình
trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần không ổn định dẫn tới các mối quan hệ trở
nên căng thẳng, cả trong gia đình và nơi làm việc. Nếu khơng phát hiện sớm thì
người bị stress sẽ mất dần tự tin, mất khả năng đưa ra các quyết định chính xác và
xuất hiện các hành vi bất thường. Dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè, người thân


7
xa lánh, hoặc gây ra các tổn thất, về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng của bản thân và những người xung quanh[11].
1.4. Nguyên nhân của stress:
Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn
chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra stress. Các nhà khoa học cho rằng
stress có tính chất tích tụ diễn tiến trong thời gian dài, hoặc xảy ra một cách đột ngột
quá sức chịu đựng của cá nhân. Nguyên nhân có thể xuất phát từ mơi trường bên
ngồi, cũng có thể xuất phát từ chính bên trong con người. Cùng một sự kiện tác
động nhưng mỗi người sẽ có những nhận định riêng về sự kiện đó mang tính đe dọa,
có hại hay thách thức và sẽ có các biểu hiện mức độ stress khác nhau. Sự khác biệt

H
P

đó là do ở mỗi người có q trình nhận thức diễn ra khơng như nhau. Như vậy
ngun nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan trọng và
có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ stress của mỗi cá nhân[26].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan gây ra stress như các yếu tố
thảm hoạ thiên nhiên (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt…), các yếu tố xã hội nói

U


chung (chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tắc đường…) Các yếu tố cá nhân như
(tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí cơng tác…) Các yếu tố về công việc như (nội

H

dung công việc, môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự động viên
khuyến khích và phát triển trong nghề nghiệp…) Các yếu tố gia đình như (mất
người thân, xung đột với các thành viên trong gia đình, ly thân/ly hơn…)[1,29].
Như vậy các yếu tố gây ra stress, có thể được chia theo các cấp độ các nhân,
gia đình, tổ chức đơn vị, và môi trường (tự nhiên và xã hội).Việc phân chia các yếu
tố gây stress chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, một cá nhân bị stress có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tích hợp lại. Ví dụ như một nhân viên Điều
dưỡng bị rơi vào tình trạng stress, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cô ấy bị quá
tải trong công việc. Tuy nhiên, việc q tải trong cơng việc đã có thể khơng trở
thành nguyên nhân gây stress nếu cô ấy không phải lo lắng về đứa con đang bị ốm ở
nhà. Do đó, việc xác định chính xác ngun nhân gây nên tình trạng stress của cá
nhân

không

phải



việc

đơn

giản[20].



8
1.5. Stress nghề nghiệp:
Stress nghề nghiệp được xem như thách thức mang tính tồn cầu đối với sức
khỏe của người lao động theo định nghĩa về sức khỏe của WHO, những người bị
stress cũng được xem như không khỏe mạnh, khơng có động cơ, làm việc khơng
hiệu quả và có nguy cơ bị tai nạn cao [7].
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cũng như tỷ lệ stress
nghề nghiệp ở NVYT cao hơn so với các ngành nghề khác. Stress của NVYT cịn
góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển
cơng tác, giảm sự hài lịng của người bệnh, mắc nhiều lỗi trong q trình chuẩn
đốn, điều trị và chăm sóc[25].

H
P

Một số điều kiện phổ biến liên quan đến đặc thù ngành góp phần gây ra stress
cho NVYT trong đó có đối tượng điều dưỡng.
-

Mức biên chế chưa đầy đủ.

-

Khối lượng công việc quá nhiều.

-

Thời gian làm việc kéo dài.


-

Mức độ ổn định của công việc.

-

Mức độ rõ ràng của công việc.

-

Mối quan hệ với người bệnh: thái độ của người bệnh và người nhà người bệnh,

U

H

sự mong đợi của người bệnh…
-

Tiếp xúc với các chất lây nhiễm và độc hại.

-

Sự căng thẳng khác nhau giữa các ngành nghề chăm sóc sức khỏe, thậm chí
trong cùng một ngành nghề lại tùy thuộc vào nhiệm vụ.
Tổng hợp những nghiên cứu từ tài liệu tham khảo cho thấy các yếu tố sau

đây liên quan đến tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng như [24,25,29]:
-


Nội dung công việc: khối lượng, nhịp độ, quá tải công việc, sự khơng phù hợp
cơng việc với chun mơn, tính chất ổn định của công việc…


9
-

Môi trường làm việc: cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích chật hẹp, tiếng ồn, nhiệt
độ khơng phù hợp, nguy cơ lây nhiễm bệnh, nguy cơ tổn thương do các vật sắc
nhọn…

-

Các mối quan hệ trong công việc: xung đột với đồng nghiệp, bác sĩ, thái độ
không tốt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…

-

Sự động viên khuyến khích và phát triển nghề nghiệp: chế độ chính sách đối với
cán bộ nhân viên, cơ hội đi học nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến trong nghề
nghiệp, cơng bằng trong đánh giá thành quả lao động…
Từ những nghiên cứu mới nhất cho thấy, hậu quả của stress nghề nghiệp kéo

H
P

dài là ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng
thái thực thể của người lao động như gia tăng nguy cơ cao huyết áp, các bệnh lý tim
mạch, các rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi…stress nghề nghiệp không chỉ ảnh

hưởng ở mức độ cá thể mà còn ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc, khám bệnh chữa
bệnh của cả bệnh viện[9]. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải nhận diện được các yếu
tố nguy cơ gây stress nghề nghiệp, đánh giá và đo lường được mức độ ảnh hưởng

U

của stress nghề nghiệp đến sức khỏe người lao động và đưa ra chiến lược dự phịng.
1.6. Ứng phó với stress:

H

Nhìn ở khía cạnh tích cực, tình trạng stress có thể giúp cho cá nhân chủ động
ứng phó với các tình huống hay các yếu tố tác động từ mơi trường sống của họ, từ
đó giúp cho họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức. Cách ứng phó là những
phương thức giải quyết cụ thể hơn trước một tình huống, một hồn cảnh nhất định.
Ứng phó được chia thành hai kiểu chính là tập trung vào vấn đề tìm nguyên nhân
giải quyết và cách khác là tập trung vào cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc để kiểm soát,
điều chỉnh[22].
Để có được kiến thức và kĩ năng ứng phó với các tác nhân hay tình huống
gây ra stress, Cá nhân cần học hỏi, trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, chủ động
chuẩn bị cách ứng phó, dự tính cách giải quyết vấn đề, tình huống nếu nó xảy ra.
Chấp nhận thích nghi, hịa hợp sống chung với stress sẽ biến nó thành động lực giúp
con

người

phát

triển.



10
1.7. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về stress nghề nghiệp:
1.7.1 Nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu tình trạng stress trên các nhóm
người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.
Một số nghiên cứu trên đối tƣợng không phải là NVYT nhƣ:
Nghiên cứu của Bin Abdin Edimansyah và cộng sự (2007) sử dụng thang đo
DASS 21 để đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp của 728 nam công nhân lắp ráp
ô tô trong hai nhà máy lắp ráp ô tô ở Malaysia. Kết quả tỷ lệ có dấu hiệu stress là
31,1%. Nghiên cứu đề cập đến nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng stress như tuổi

H
P

tác, trình độ học vấn, tiền lương, thời gian làm việc, hôn nhân. Nhưng ba yếu tố
được nhấn mạnh là nhịp độ công việc, an ninh việc làm và điều kiện làm việc nguy
hiểm. Đồng thời nghiên cứu đề cao cơng tác tư vấn tâm lý có vai trị quan trọng
trong việc giảm tình trạng stress[25].

Nghiên cứu của Selokar và các cộng sự (2011) sử dụng bộ câu hỏi đánh giá

U

stress nghề nghiệp của David Fontana để đánh giá mức độ căng thẳng giữa các nhân
viên cảnh sát của thành phố Wardha, Ấn Độ và tìm ra một số yếu tố liên quan. Đây
là một nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 102 cảnh sát nhân viên trong thành phố

H


Wardha. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có dấu hiệu stress là 66,7%, một số yếu
tố liên quan được tìm thấy là nhóm tuổi, tình trạng hơn nhân, học vấn và giờ làm
việc và quan hệ với đồng nghiệp[23].
Một số nghiên cứu về stress nghề nghiệp trên đối tƣợng NVYT:
Nghiên cứu của Refai Yassen Al Hussein và Ahmed Moshrif Al Mteiwty
(2006) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm,
của 250 điều dưỡng, và 250 nhân viên khác cuả các khoa ( X-quang, Xét nghiệm,
Dược, và Vật lý trị liệu) trong 7 bệnh viện của thành phố Mosul, I-rắc. Kết quả của
nghiên cứu tỷ lệ điều dưỡng bị stress, lo âu, trầm cảm lần lược là 10%; 20,8%;
16%; trong khi nhóm cịn lại có tỷ lệ là 6%; 7,6%; 7,6%. Nghiên cứu đã tiến hành
trên 2 nhóm đối tượng khác nhau và chỉ ra được sự khác biệt về tỷ lệ biểu hiện bệnh


11
giữa các nhóm, theo đó nhóm nhân viên điều dưỡng có nguy cơ mắc các vấn đề về
Sức khỏe tâm thần (SKTT) cao hơn nhóm nhân viên cịn lại. Hạn chế của nghiên
cứu là chưa phân tích được nguyên nhân dẫn đến kết luận trên và các yếu tố liên
quan đưa đến các vấn đề sức khỏe đó[24].
Nghiên cứu của Rubina Kazmi và cộng sự (2008) về stress và ảnh hưởng của
nó lên hiệu suất cơng việc trên 55 cán bộ của bệnh viện đại học Ayub, Abbottabad
cho thấy. Các yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp: Thiếu các nguồn lực, làm
việc quá tải, những mâu thuẫn trong công việc, sự hỗ trợ của cấp trên và đồng
nghiệp, mối quan hệ với người quản lý và đồng nghiệp cũng góp phần gia tăng căng
thẳng cho nhân viên y tế. Các yếu tố gây ra stress ảnh hưởng đến các nhân viên nam

H
P

nhiều hơn nữ. Nhân viên làm việc tại khoa phẫu thuật có tỷ lệ stress cao hơn so với
các khoa khác trong bệnh viện do phải tiếp xúc với khối lượng công việc với nhiều

bệnh nhân, và nhiều loại bệnh khác nhau so với các khoa khác[30].
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối sự tỷ lệ nghịch giữa stress và hiệu suất
cơng việc, bên cạnh đó nghiên cứu còn một hạn chế khi đối tượng nghiên cứu là

U

tồn bộ quần thể nhưng cỡ mẫu cịn thấp nên chưa đủ lực mẫu để có thể tìm ra nhiều
mối liên quan giữa các yếu tố với tình trạng stress.

H

Nghiên cứu của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS-21 để
đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan của 110 điều dưỡng tại một bệnh
viện Kuala Lumpur. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng bị stress là
23,6%, trong đó mức độ nhẹ là 13,6%, vừa là 5,5%, nặng là 0,9 % và rất nặng là
3,6%. Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu loại trừ tất cả các đối tượng nữ đang
mang thai và nam điều dưỡng. Trong khi phụ nữ đang mang thai có thể là người khá
nhạy cảm với stress, hay nam điều dưỡng trong một số nghiên cứu lại bị stress nhiều
hơn nữ điều dưỡng. Nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một số ít yếu tố để tìm mối liên
quan với trạng thái stress như: tuổi, tình trạng hơn nhân, khoa phịng cơng tác, tình
trạng tài chính, và thời gian làm việc. Các yếu tố này là q ít để có thể mơ tả mơi
trường làm việc của điều dưỡng. Chính vì vậy tác giả chỉ tìm thấy một yếu tố liên


12
quan duy nhất với stress có ý nghĩa thống kê là khoa/phịng cơng tác của điều dưỡng
[25].
Từ một số nghiên cứu trên thế giới ở trên cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đã
làm tốt việc mô tả tỷ lệ biểu hiện của bệnh. tỷ lệ stress nói chung của nhóm đối
tượng này thường nằm trong khoảng 20 -30%. Một số nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu

các nhóm yếu tố liên quan như nhóm yếu tố về đặc điểm cá nhân( tuổi, tình trạng
hơn nhân, trình độ học vấn). Nhóm yếu tố về cơng việc( khối lượng cơng việc, thời
gian làm việc, điều kiện nơi làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, tiền lương).
Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đưa ra cịn ít nên khi phân tích tìm mối liên
quan cho kết quả chưa đầy đủ. Phần lớn các nghiên cứu là cắt ngang nên các tác giả

H
P

cũng chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp.
Từ các nhóm yếu tố có liên quan đến tình trạng stress kể trên và thang đo DASS 21
được các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu của họ sẽ được chúng tôi dùng để
tham khảo.
1.7.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:

U

Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về stress nghề nghiệp và các yếu tố
liên quan cịn rất ít. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

H

Một số nghiên cứu trên đối tƣợng không phải là NVYT nhƣ:
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Lân và cộng sự (2010). Nghiên cứu sử
dụng thang đo DASS 21 đánh giá tình trạng stress và một số yếu tố liên quan trên
1.009 công nhân may cơng nghiệp thuộc 3 cơng ty đóng tại tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy tỷ lệ cơng nhân có biểu hiện
stress nghề nghiệp dưới nhiều mức độ khác nhau là 71%. Ở nhóm cơng nhân trẻ
dưới 31 tuổi có tỷ lệ bị stress cao hơn hẳn nhóm cơng nhân ≥ 31tuổi, cơng nhân có
tuổi nghề thấp bị stress cao hơn cơng nhân có tuổi nghề cao. Có sự khác biệt về tỷ lệ

stress nghề nghiệp ở nhóm cơng nhân làm việc ở cơng ty nước ngồi và cơng ty
trong nước, đó là cơng nhân làm việc cho cơng ty nước ngoài bị stress nhiều hơn
[4].


13
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận (2010) sử dụng thang đo DASS 42 để đánh
giá tình trạng stress trên 252 đối tượng là sinh viên y khoa Đại học y dược TP.HCM
Kết quả thu được tỷ lệ lo âu rất nặng là 7%, stress rất nặng là 4%, trầm cảm rất nặng
là 5%, lo âu nặng là 12%, stress nặng là 2% và trầm cảm nặng là 2%. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rất cao các vấn đề SKTT trong sinh viên y khoa đại học y
dược TP.HCM và sự cần thiết của các chính sách về sức khỏe tâm lý của sinh viên.
Hạn chế của nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu cụ thể được các mối liên quan để có các
khuyến nghị thiết thực hơn[14].
Một số nghiên cứu về stress nghề nghiệp trên đối tƣợng NVYT:
Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) tại huyện Nhơn

H
P

Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan
ở CBYT đang công tác tại cơ sở y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với 149 đối
tượng tham gia , kết quả cho thấy tỷ lệ stress ở nhân viên y tế khoảng 27% . Các yếu
tố liên quan đến stress bao gồm: Trình độ học vấn, tính chất cơng việc, mức độ hài
lòng, hoạt động thể lực, thời gian nghỉ ngơi khơng hợp lý, áp lực cho hạn cuối phải

U

hồn thành cơng việc, ít nhận được quan tâm của cấp trên, bị quấy rối và phân biệt
đối xử, thiếu trang thiết bị, nghiên cứu đã mở rộng đến các yếu tố cá nhân như: mối

quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm, hay tham gia các hoạt động thể lực, tuy

H

nhiên chưa tìm thấy mối quan hệ giữa trạng thái stress với các yếu tố này[7].
Nghiên cứu của các tác giả Lê Thành Tài, và cộng sự (2008) đánh giá tình
trạng stress nghề nghiệp trên đối tượng là 378 nhân viên điều dưỡng tại 3 bệnh viện.
BVĐK Trung ương Cần Thơ, BVĐK thành phố Cần Thơ và BVĐK Châu ThànhHậu Giang. Ba bệnh viện này đại diện cho ba tuyến là tuyến trung ương, tuyến tỉnhthành phố và tuyến huyện. Nghiên cứu sử dụng công cụ là bộ câu hỏi đánh giá
stress nghề nghiệp của David Fontana (The Professional Life Stress Test). Kết quả
nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ stress khá cao (45,2%), chủ yếu
là mức độ stress nhẹ và trung bình. Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ có tỷ lệ
stress cao nhất với 53,1% tiếp đến là BVĐK thành phố Cần Thơ với 33,9% và thấp
nhất là BVĐK Châu Thành - Hậu Giang với 32,5%. Kết quả đã cho thấy có sự khác


14
biệt về tỷ lệ stress giữa các điều dưỡng ở các bệnh viện thuộc ba tuyến với khuynh
hướng tuyến trên tỷ lệ stress cao hơn tuyến dưới. Các yếu tố có thể gây stress cho
nhân viên điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ ( >8
h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu
thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị
thương tích, thường gặp phản ứng của BN và người nhà BN, mâu thuẫn với đồng
nghiệp, cấp trên; thu nhập chưa thỏa đáng và cơng việc ít cơ hội thăng tiến. Hạn chế
của nghiên cứu là chứa mở rộng đến đối tượng bác sỹ trong bệnh viện, cũng là đối
tượng chịu áp lực lớn trong công việc [2].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress trên

H
P


đối tượng cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Nghiên cứu
này sử dụng thang đo DASS-21. Có 120 NVYT khối lâm sàng BV Ung Bướu Hà
Nội tham gia nghiên cứu. Kết quả thu được có 36,9% cán bộ y tế có biểu hiện stress
một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng trạng thái stress là: số buổi
trực lớn hơn hoặc bằng 4 buổi; cảm nhận công việc ít hứng thú; thường xuyên tiếp

U

xúc với hóa chất độc hại; cảm nhận thấy mối quan hệ của họ với bệnh nhân không
tốt [5].

Tác giả Đậu Thị Tuyết (2013) sử dụng bộ cơng cụ DASS-21 để xác định tình

H

trạng stress, lo âu, trầm cảm của đối tượng cán bộ y tế khối lâm sàng ở hai bệnh
viện đa khoa Vinh và bệnh viện đa khoa 115, Nghệ An. Kết quả cho thấy tỷ lệ stress
chung ở hai bệnh viện này là 20,4%. Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố liên quan
đến tình trạng stress của CBYT khối lâm sàng gồm có: mức độ hứng thú với cơng
việc, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, công bằng trong đánh giá thành quả cơng việc [6].
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong nước mà nhóm nghiên cứu tham khảo
được, giữa các đối tượng nghiên cứu có các mức độ stress khá khác nhau. Riêng với
nhóm NVYT thì tỷ lệ stress rơi vào khoảng 30-40%[2,5,6]. Đa số các nghiên cứu
trong nước sử dụng bộ công cụ DASS-21 và một số yếu tố liên quan đến stress nghề
nghiệp được nêu ra như số buổi trực lớn hơn hoặc bằng 4 buổi; cảm nhận cơng việc
ít hứng thú; thường xun tiếp xúc với hóa chất độc hại; cảm nhận thấy mối quan hệ


×