Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 124 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Nguyễn Thị Hƣờng




STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC





HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Nguyễn Thị Hƣờng



STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Tâm lý học STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2014



NGUYỄN THỊ HƢỜNG













LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất với PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc
– người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã luôn quan tâm, chỉ
bảo, truyền đạt tri thức và góp ý cho tôi nhiều ý tưởng hay, hướng nghiên cứu mới để
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo các công ty cùng toàn thể 200
người lao động thuộc các công ty liên quan máy tính , máy in,, máy văn phòng, trên địa
bàn quận Thanh Xuân, Quận Cầu Giấy, Quận Hai Bà Trưng… thuộc thành phố Hà Nội,
đã nhiệt tình hỗ trợ, tham gia khảo sát và trả lời phỏng vấn của tôi, để tôi có những số

liệu trung thực, khách quan nhất phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo,
Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý học và tập thể lớp cao học K12 Tâm lý, trường
Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, truyền đạt tri thức quý báu giúp tôi thực hiện luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Tác giả



NGUYỄN THỊ HƢỜNG







BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ĐH : Đại học
ĐTB : Điểm trung bình
NVKD: Nhân viên kinh doanh
NVKT: Nhân viên kỹ thuật
SĐH : Sau đại học
SNN : Stress nghề nghiệp
THPT : Trung học phổ thông



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cách tính điểm thang đo DASS 42 [47] 47
Bảng 2.2: Đặc điểm chung của khách thể nghiên cứu 48
Bảng 2.3: Đặc điểm công việc và số năm công tác 49
Bảng 3.1: Bảng tự đánh giá mức độ nhận thức về stress 51
Bảng 3.2 Nhận thức về stress nghề nghiệp của người lao động 52
Bảng 3.3 Nhận thức về phương thức ứng phó với stress nghề nghiệp 53
Bảng 3.4: Biểu hiện SNN về mặt nhận thức, cảm xúc 54
Bảng 3.5: Biểu hiện SNN về mặt hành vi, ứng xử 57
Bảng 3.6: Tự đánh giá về mức độ stress (%) 59
Bảng 3.7: Tự đánh giá mức độ SNN của người lao động 60
Bảng 3.8: Mức độ SNN theo phiếu trắc nghiệm DASS 42 61
Bảng 3.9. Nhóm nguyên nhân bản chất công việc: 63
Bảng 3.10. Nhóm nguyên nhân từ môi trường lao động 63
Bảng 3.11.Nhóm nguyên nhân từ bản thân người lao động 63
Bảng 3.12: Phương thức ứng phó với SNN 65
Bảng 3.13 : Một số phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề (%) 66
Bảng 3.14: Các phương thức tập trung vào cảm xúc 68
Bảng 3.14: Biện pháp phòng ngừa SNN 71
Bảng 3.15: Các phương thức phòng ngừa SNN 72
Bảng 3.16 Những gì doanh nghiệp cần làm để giảm SNN 76
Bảng 3.17: Tỷ lệ có SNN giữa nam và nữ (theo DASS 42): 78
Bảng 3.18: Tỷ lệ có SNN giữa nam và nữ (theo sự tự đánh giá): 80
Bảng 3.19. Biểu hiện nhận thức, cảm xúc (tính theo %) 81
Bảng 3.20. Hành vi, ứng xử khi có SNN (tính theo %) 83
Bảng 3.21. Các phương thức lựa chọn ứng phó SNN (tính theo %) 84
Bảng 3.22: Tỷ lệ % mức độ SNN và học vấn (theo DASS) 85

Bảng 3.23: Tự đánh giá về SNN 85
Bảng 3.24: Các phương thức ứng phó và học vấn (%) 86
Bảng 3.25: Tỷ lệ % mức độ SNN và thâm niên công tác (theo DASS) 88
Bảng 3.26: Các phương thức ứng phó và thâm niên công tác (%) 89



DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1: Biểu hiện nhận thức, cảm xúc của SNN (theo số lượng) 56
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ của “trút giận lên người thân” và sự lựa chọn của nghiệm thể 58
Biểu đồ 3.3: Mức SNN theo thang DASS 62
Biểu đồ 3.4: Giới tính và kết quả thang DASS (42) (theo số lượng). 79




1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ STRESS NGHỀ NGHIỆP
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về stress nghề nghiệp trong nước và trên thế giới
6
1.1.1. Những nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở nước ngoài 6
1.1.2. Những nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở Việt Nam 10
1.2. Các khái niệm then chốt 14
1.2.1. Stress 14
1.2.2. Stress nghề nghiệp 18
1.2.3. Ứng phó với stress nghề nghiệp 22

1.3. Những biểu hiện stress nghề nghiệp 26
1.3.1. Biểu hiện về nhận thức: 30
1.3.2. Biểu hiện về cảm xúc: 27
1.3.3. Biểu hiện về hành vi ứng xử. 28
1.4. Các yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp 29
1.4.1. Yếu tố bên ngoài 29
1.4.2. Yếu tố bên trong và mối quan hệ với stress nghề nghiệp 34
1.5. Các phƣơng thức ứng phó với stress nghề nghiệp 36
1.6. Các phƣơng thức phòng ngừa stress nghề nghiệp 39
Chƣơng II TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
44
2.1. Các giai đoạn nghiên cứu 44
2.1.1. Nghiên cứu về mặt lý luận 44
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn 44
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản 44
2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi 44


2
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 46
2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm bằng thang đo DASS 42 47
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu 47
2.2.6. Sơ lược về một vài số liệu chung của khách thể nghiên cứu 48

Chƣơng
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Thực trạng stress nghề nghiệp của ngƣời lao động 51
3.1.1 Nhận thức về stress và stress nghề nghiệp 51
3.1.2. Biểu hiện stress nghề nghiệp về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi 54

3.1.3. Mức độ stress nghề nghiệp 59
3.1.4. Yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp 62
3.2. Ứng phó với stress nghề nghiệp 65
3.3. Phƣơng thức phòng ngừa stress nghề nghiệp 71
3.4. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và một số biến cố định 78
3.4.1. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và giới tính 78
3.4.2 Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và học vấn 85
3.4.3 Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và thâm niên công tác 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
KẾT LUẬN 92
KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC




3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Stress nảy sinh trong cuộc sống thường ngày, xã hội càng phát triển thì
càng có nhiều dạng stress khác nhau. Cuộc sống của mỗi người dù ít hay
nhiều cũng sẽ trải qua những stress nhất định. Và ở mỗi công việc mà hàng ngày
chúng ta làm cũng sẽ có những thách thức riêng của chúng. Xét ở một góc độ
nào đó, chúng ta có thể nói mỗi ngành nghề có những đặc thù stress riêng
biệt của nó. Vì nghề nào cũng có những yếu tố, những tác động vào suy nghĩ,
cơ thể, vào hành vi của chúng ta, ít nhiều các điều ấy cũng làm chúng ta phải
suy nghĩ, phải băn khoăn. Và khi những yếu tố ấy tác động vào ta vượt qua
ngưỡng chịu đựng của ta, sẽ gây nên những hậu quả nặng nề về tâm lý.
Năm 2011 là năm được báo động về suy thoái kinh tế, kéo theo hậu

quả trải dài cùng những năm sau đó, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế chung đó. Chính những khó khăn về kinh tế
như thế ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người lao động, và của nhiều
doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Theo ước tính
của nhiều chương trình nghiên cứu, thì từ đầu năm 2011 đến 2013, có đến hơn
48.089 doanh nghiệp tư nhân phá sản, giải thể. Vậy sự suy thoái kinh tế đó có
phải là nguyên nhân tạo ra nhiều áp lực hơn với người lao động hay không?
Stress của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành
Phố Hà Nội diễn ra ở mức độ nào, và những người lao động ấy đã biết các
phương thức ứng phó với những stress mà họ đang gặp hàng ngày, hàng giờ hay
chưa?
Stress là vấn đề đã được nghiên cứu từ rất lâu trong các ngành Sinh lý
học, Y học và cả Tâm lý học, nhưng những công trình nghiên cứu về stress
nghề nghiệp ở Việt Nam vẫn còn chưa nhiều, điểm qua có những công trình
nghiên cứu trong ngành dệt may, trong ngành điều dưỡng, trong trường học,
nghiên cứu stress nghề nghiệp với cán bộ quản lý… Luận văn này sẽ nghiên cứu
thực trạng stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó có thể đưa ra một kết quả về stress


4
trong các doanh nghiệp tư nhân, xem xét xem đâu là yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ stress của họ, để một phần nào đó đưa ra những kiến nghị giúp các doanh
nghiệp tư nhân có thể có biện pháp ổn định tâm lý nhân viên, cán bộ của
chính doanh nghiệp mình, giúp phần tạo nên bầu không khí tâm lý thoải mái, để
người lao động yên tâm làm việc, và tránh được những căng thẳng không cần
thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng stress nghề nghiệp của người lao động trong
các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó có thể đề xuất

phương thức phòng ngừa stress nghề nghiệp hiệu quả.
3. Đối
tƣợng
nghiên cứu
Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân
trên địa bàn thành phố Hà Nội, và các phương thức mà họ đã thử sử dụng để ứng
phó với stress nghề nghiệp.
4. Khách thể nghiên cứu
200 lao động của 20 doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Khánh thể nghiên cứu bao gồm quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám
đốc, trợ lý giám đốc ), có cả những người trong thành viên then chốt (trưởng
phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật, kế toán trưởng ), và những người lao
động dưới quyền trưởng phòng (kinh doanh, kế toán, nhân viên bán hàng, nhân
viên kỹ thuật…).
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đa phần những người lao động trên địa bàn Hà Nội trong các doanh
nghiệp tư nhân (liên quan máy in, máy tính, máy văn phòng) đều bị stress nghề
nghiệp ở các mức độ khác nhau. Họ nhận biết được các stress nghề nghiệp mà
mình đang gặp phải, nhưng đa phần họ chưa biết các phương thức ứng phó với
tình trạng stress của mình như thế nào cho hiệu quả nhất.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về stress, stress nghề nghiệp
- Làm rõ thực trạng stress nghề nghiệp và phương thức mà người lao
động đã lựa chọn để ứng phó và phòng ngừa những stress đó, cụ thể:


5
+ Đánh giá thực trạng stress nghề nghiệp của người lao động (nhận thức,
nguyên nhân, biểu hiện, mức độ stress).
+ Tìm hiểu các mà phương thức họ đã lựa chọn để ứng phó với stress

+ Tìm hiểu xem sự khác nhau trong lựa chọn các phương thức ứng phó
với stress của từng nhóm đối tượng (nam và nữ; học vấn; thâm niên công tác…)
+ Đề xuất phương thức phòng ngừa stress.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên 200 người lao động thuộc các doanh nghiệp làm trong
lĩnh vực máy tính, máy in, máy văn phòng thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu
Giấy, Hai Bà Trưng…. trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghĩa là chỉ nghiên cứu
trên những lao động trong nhóm ngành nghề máy tính, máy in, máy văn phòng,
mà không nghiên cứu trên các ngành nghề khác.
Đề tài chỉ nghiên cứu khía cạnh distress và những ảnh hưởng tiêu cực của
nó đến những người lao động trong ngành máy tính, máy in, máy văn phòng.
8. Phƣơng
pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.


6
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về stress nghề nghiệp trong nƣớc và trên thế
giới
1.1.1. Những nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở nƣớc ngoài
Từ rất xa xưa, stress đã là một đối tượng được nghiên cứu, khi ấy, stress
được xem như thủ phạm gây ra bệnh tật ở con người về mặt tinh thần, cảm xúc.
Và bệnh do rối loạn tinh thần, rối loạn cảm xúc cũng đã được quan tâm rất cao.

Dù khi ấy chưa chính thức có khái niệm stress như ngày nay. Trong cuốn sách
“Hoàng đế nội kinh tố vấn” đã nêu rõ rằng bệnh tật có ba nguyên nhân gây ra, đó
là: thứ nhất do tác nhân bên ngoài (khí hậu, thời tiết, môi trường…), thứ hai do
tác nhân bên trong (bệnh tật, và do cảm xúc gây ra), thứ ba do tác nhân không
phải bên trong, cũng không phải bên ngoài (tai nạn, chấn thương, do ăn nhầm
phải chất độc…). Ở đây, rõ ràng chúng ta nhận thấy, yếu tố tâm lý (cảm xúc) đã
được chú ý nghiên cứu. Và khi con người bị bệnh do cảm xúc gây ra, cũng có
thể hiểu đó là một dạng stress. Nên chúng ta nói rằng, dù chưa chính thức ra đời
với tên gọi stress, nhưng từ rất xa xưa, các nhà y học cổ đại đã mơ hồ đề cập đến
một yếu tố có thể gây bệnh cho con người về mặt tinh thần, đó là yếu tố cảm
xúc. Và yếu tố ấy chính là stress tâm lý của ngày nay [dẫn theo 14].
Hay đến các nhà y học cổ truyền Tây Tạng từ xưa đã biết đến trạng thái
căng thẳng, rối loạn về tinh thần của con người và lý giải: trong cơ thể con người
tồn tại ba nhân tố lớn đó là “long” (khí động học), “xích ba” (nhiệt động học) và
“bồi căn” (thủy động học). Các nhà y học này nói rằng, trong điều kiện bình
thường, ba nhân tố này sẽ nương tựa, chế ước nhau, duy trì và điều phối cân
bằng cho nhau, tuy nhiên, một trong ba nhân tố này nếu vượt quá giới hạn sẽ gây
bệnh. Chẳng hạn, nếu dòng chảy của “khí” bị xáo trộn, các cơ bắp sẽ căng lên,
khi “nhiệt” quá nhiều, con người ta sẽ dẫn đến dễ cáu gắt, nóng nảy, khi “nước”
mất cân bằng, trầm cảm sẽ gia tăng và gây cảm giác mệt mỏi. Ở đây, theo các
nhà y học cổ truyền Tây Tạng, chính những mệt mỏi về mặt tâm lý như vậy là
những stress tái diễn trên con người, và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng


7
đến cuộc sống mỗi người. Vì những stress tái diễn như thế ảnh hưởng đến chính
sự “bình thường” đang diễn ra ở cuộc sống mỗi cá nhân. Những stress ấy có mặt
và làm “đảo lộn” những cái bình thường đấy, và sự đảo lộn ấy gây ra bệnh cho
con người [dẫn theo 2].
Cũng giống như các nhà khoa học, y học của Trung Quốc cổ đại, Kapil ở

Ấn Độ (700 năm TCN) cũng lý giải ba nguồn gốc của những bệnh tật về tinh
thần con người đó là do các nguyên nhân: do thiên nhiên, do xã hội và do bản
thân (mặt cảm xúc, tín ngưỡng, quan điểm, lòng tin…). Thì chính những cái bản
thân ở đây là yếu tố tâm lý. Đó là stress, những căng thẳng được con người cảm
nhận. Như vậy, yếu tố stress không chỉ được nghiên cứu sớm ở Trung Quốc, mà
còn được nghiên cứu ở Ấn độ, dù nó chưa chính thức ra đời với tên gọi “stress”
như hiện nay.
Các nhà stress học hiện đại đã và đang kế thừa, phát huy những quan điểm
truyền thống về stress đó. Tác giả Cllaude Benard (1859) cho rằng “những thay
đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ
và làm cân bằng” những thay đổi đó [dẫn theo 2]. Điều này có nghĩa rằng,
những tác nhân của môi trường bên ngoài dù như thế nào, nếu như chưa vượt
quá khả năng chịu đựng của cá nhân, chưa làm mất đi sự cân bằng vốn có trong
cá nhân, thì những tác nhân ấy không thể gây ra bệnh lý với cá nhân đó được. Ở
đây, chúng ta thấy Cllaude Benard đã đề cập đến cả yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài, cùng mối quan hệ của chúng trong việc gây nên những rối loạn cũng
như bệnh tật ở con người. Stress chỉ được hình thành khi những nhân tố xảy đến
vượt quá sự chống đỡ của cơ thể con người mà thôi, khi cá nhân đón nhận những
tác nhân ấy bình thường, cảm thấy rất tự nhiên, thì sẽ không thể hình thành stress
tiêu cực, và không thể gây ra những bệnh tật ở con người được. Theo tác giả này,
sự “bình thường” ở cá nhân sẽ vẫn diễn ra nếu như những tác nhân không làm
“xáo trộn” những gì là vốn có của cá nhân đó.
Năm 1927, Walter Cannon đã mô tả khái quát một phản ứng đối với sự đe
dọa, mà ông gọi là phản ứng “chống hoặc chạy”, mỗi khi các loài vật đối mặt


8
với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạy trốn. Trong cả hai tình
huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp thở, tăng hoạt động cơ bắp.
Thị lực và thính lực được hoạt động tốt hơn để tăng cường hiệu quả. Theo ông,

đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi sinh vật
có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ môi trường bên ngoài [dẫn
theo 9].
Cũng theo tác giả người Mỹ W.B Cannon (1932), ông lại đưa ra thuật ngữ
“cân bằng nội môi” để mô tả những trạng thái phức hợp cân bằng sinh lý mà ông
nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ các chất có trong máu như: nước, natri
đường, đạm, mỡ… trên cơ sở tự điều tiết của hệ thần kinh và lõi thượng thận.
Cùng năm đó, I.P. Pavlov cũng đã nêu ra đặc trưng của khái niệm này “ cơ thể là
một hệ thống tự điều chỉnh”. Và do vậy, con người có thể tự hoàn thiện bản thân,
tự cân bằng khi va phải những tác nhân của bên ngoài, hay những kích thích của
môi trường tạo ra. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, các yếu tố tâm lý cá nhân
(nhận thức, thái độ, cảm xúc) của cá nhân trước các tình huống gây stress có ảnh
hưởng rất lớn đến việc cá nhân đó vượt qua stress như thế nào. Những yếu tố
tâm lý ấy giữ vai trò chủ đạo trong việc “đánh giá” xem cá nhân có đang rơi vào
trạng thái stress hay là không.
Hans Selye (1936) đã kế thừa kết quả nghiên cứu của Claude Bernard và
W.B Cannon khi nhận thấy những phản ứng không đặc hiệu của cơ thể và gọi nó
với cái tên “stress”. Thuật ngữ này đầu tiên được dùng nhiều thiên về bệnh lý,
nên nó được hiểu là “hội chứng”, sau đó được hiểu là “hội chứng thích nghi
chung” (viết tắt là GSA). Ông nhận thấy rằng, trước những tác nhân kích thích
khác nhau, trước những yếu tố bất lợi khác nhau, bên cạnh những phản ứng đặc
trưng, cơ thể luôn có những phản ứng chung nhất, và đó cũng có thể coi là
những đáp trả của con người với những tác nhân mà con người tiếp nhận từ môi
trường [dẫn theo 1, tr.242]
Một điểm giống nhau trong lý thuyết của Selye và Cannon là sự xuất hiện
đáp ứng “chống hoặc chạy”, và tùy thuộc vào sự nhận biết của chủ thể về các


9
kích thích có hại, và việc diễn giải các kích thích này là có tính đe dọa hoặc có

hại với chủ thể hay không.
Năm 1972, viện sỹ V.V. Parin đã đưa ra nhận xét: “Khái niệm stress của
H.Selye đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Nói
một cách tổng quát, học thuyết của nhà bác học Canada nổi tiếng H.Selye có thể
coi là hệ thống luận điểm cơ bản, nền móng cho sự phát triển của khoa học y học
hiện đại” [dẫn theo 2]. V.I.Rôgiơđêvenxxcaia (1980) và cộng sự qua các thực
nghiệm đã nhận xét rằng: khả năng làm việc giảm sút khi có stress do mệt mỏi
nảy sinh ở những người có hệ thần kinh yếu hơn là nảy sinh ở những người có
hệ thần kinh mạnh. Nhưng tác giả cũng cho rằng, khả năng làm việc có stress
không phụ thuộc một cách tuyệt đối vào độ mạnh của hệ thần kinh [dẫn theo
10]. Ở đây, tác giả cũng cho chúng ta thấy rằng, yếu tố cá nhân “sức khỏe của hệ
thần kinh” quyết định nhiều đến việc cá nhân ấy tiếp nhận stress và xử lý nó như
thế nào. Nếu một người có hệ thần kinh yếu, cộng thêm tính cách hay lo lắng bất
an, thì có lẽ, một tác động rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trầm trọng đến suy
nghĩ, tư duy của người đó. Tóm lại rằng, yếu tố này có thể là stress với cá nhân
này, nhưng lại là “không có gì” với cá nhân kia. Ở đây, khi đánh giá xem đó có
phải là stress hay không, chúng ta cũng cần đề cập đến yếu tố cá nhân (yếu tố
tâm lý, yếu tố hệ thần kinh, khí chất, tính cách…). Vì cũng còn tùy hoàn cảnh,
điều kiện của mỗi cá nhân, điều kiện của stress đến ở thời điểm nào, tùy vào
những yếu tố ấy, mới có thể quyết định cá nhân có bị stress hay là không.
Nghiên cứu dưới góc độ Tâm lý học là phương hướng nghiên cứu hiện
đại. Nếu như trước đây, các tài liệu công bố về stress đa phần nghiên cứu mối
liên hệ của stress và sinh lý, y học, cũng như các biểu hiện sinh lý của người
bệnh khi có stress, thì ngày càng có nhiều công trình hơn nghiên cứu về stress
dưới góc độ tâm lý học. Đó là các công trình nghiên cứu stress dưới góc nhìn của
tâm lý học lao động, của tâm lý học xã hội, của tâm lý học kỹ thuật… Tác giả
L.A Kitaepxmưx (1983) đã thống kê được có trên 1000 tài liệu được công bố là


10

các sách báo khoa học nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học xuất bản bằng
tiếng Anh và tiếng Đức từ năm 1976- 1980 [dẫn theo 2].
Vào những năm 1970- 1980, nhiều nhà nghiên cứu đã công bố các
chương trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra mối liên hệ giữa sự thay đổi
cuộc sống và đau ốm. Điển hình cho những nghiên cứu này là nghiên cứu của
Thomas Homes và Richard Rahe (1967), họ đã thiết kế một thang đo mức độ
stress đi kèm với sự kiện thường gắn với cuộc sống hàng ngày gọi là thang đo sự
kiện cuộc sống ( SRE: schedule of recent events- gồm 43 sự kiện) để tìm ra tình
huống nào trong cuộc sống có khả năng gây stress nhiều nhất. Ngoài ra, cuộc
nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận, càng tích lũy nhiều khủng khoảng trong
cuộc sống, con người càng dễ bị đau ốm trong khoảng thời gian nào đó.
Tâm lý học lao động cũng đã để tâm, nghiên cứu sâu đến khía cạnh stress
và stress trong công việc. Có thể khẳng định rằng có mối liên quan mật thiết giữa
các yếu tố môi trường (tiếng ồn, ánh sáng,…), yếu tố xã hội (mức lương, bầu
không khí tâm lý ), yếu tố mô hình sản xuất (sự tập trung, sự lặp lại của hành vi,
áp lực…) với stress. Những yếu tố trong lao động sản xuất có liên quan đến mức
độ stress của người lao động ở trong chính môi trường ấy. Đôi khi một hành vi,
mô hình sản xuất được lặp lại đều đều, lặp lại quá nhiều lần cũng gây stress cho
cá nhân, đôi khi nhân tố diễn biến quá đột ngột cũng gây cho con người những
stress nhất định. Mối quan hệ “con người- máy móc- môi trường” đã và đang
được quan tâm, để từ đó rút ra những cách giảm đi sự mệt mỏi cho con người.
1.1.2. Những nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã chú ý nghiên cứu nhiều đến stress
dưới nhiều góc độ: Tâm lý học, Quân sự, Y học, Sinh lý học, hoặc Sinh lý học y
học, Tâm lý học hết hợp.
Trong lĩnh vực nghề nghiệp, quân sự, tác giả Tô Như Khuê đã nghiên cứu
khá sâu sắc về lĩnh vực này, những nghiên cứu của ông có thể chia làm hai giai
đoạn lớn: Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1967 đến năm 1975, nghiên cứu của ông và
cộng sự là sự căng thẳng cảm xúc của các chiến sĩ thuộc các binh chủng đặc biệt



11
của quân đội trong hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Những nghiên cứu
này đã đóng góp nhiều vào việc tuyển chọn, huấn luyện bộ đội phục vụ chiến
đấu. Giai đoạn thứ hai: từ sau năm 1975 đến năm 1995, tác giả đã có nhiều công
trình tiếp theo nghiên cứu về stress và các biện pháp phòng chống stress, đã
được công bố trong các đề tài cấp nhà nước như 480 702- 03 (1983- 1986), đề tài
KX 07 06, KX 07 15, KX 07 07 (1991- 1995). Những nghiên cứu này có giá trị
rất lớn về mặt quân sự, từ đó, chúng ta nhìn nhận đúng hơn về các stress mà các
chiến sỹ gặp phải, qua đó có các biện pháp khắc phục tốt nhất.
Tác giả Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “stress
trong thời đại văn minh” đã cảnh báo với tất cả mọi người đang sống trong xã
hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả ghê gớm của nó. Từ đó để mỗi người
có cách điều chỉnh lối sống của mình cho phù hợp, để đương đầu với stress một
cách tối ưu và hiệu quả nhất. Xã hội càng văn minh, càng hiện đại, thì ngày càng
có nhiều những nguy cơ stress hơn xảy đến với cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì
vậy, việc phòng ngừa là rất quan trọng [dẫn theo 35].
Có những nghiên cứu của stress trong lĩnh vực quản lý (Nguyễn Thành
Khải 2001), có thể nói luận án này viết rất đầy đủ, nghiên cứu mức độ, biểu hiện,
nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới stress và thực trạng sử dụng các
phương pháp làm giảm stress ở cán bộ quản lý [20].
Có những nghiên cứu về stress trên các bệnh nhân: phản ứng stress của
người bệnh ung thư máu với bệnh (Triệu Thị Biển, 2012). Nghiên cứu này chỉ
rõ, phản ứng stress ở bệnh nhân ung thư máu diễn ra phức tạp, và các phản ứng
stress không bị chi phối bởi giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn [2].
Giáo trình “Tâm thần học và tâm lý học y học” của Học viện Quân y có
nói nhiều đến stress và mối liên hệ với ung thư. Cuốn sách này khẳng định:
Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý và
sinh lý. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng
mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách khác,

phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi [12].


12
Nếu đáp ứng của cá nhân với các nhân tố gây stress không đầy đủ, không
thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới, thì những chức năng
của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lí cơ thể, tâm lí, hành vi
sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài. Nhiều người
cho rằng, stress là một chứng bệnh gắn liền với nền văn minh hiện đại, bị chi
phối bởi sự cạnh tranh và những mối nguy hại [12].
Có những nghiên cứu stress nghề nghiệp: Trong lĩnh vực may mặc, trong
lĩnh vực y tế ….Tất cả những nghiên cứu ấy đều góp phần vào việc giúp con
người ngăn ngừa, đẩy lùi stress tiêu cực, để có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên,
chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về stress trên những người lao động làm
việc trong lĩnh vực máy tính máy in. Những NVKT (chuyên đổ mực máy in, sửa
máy tính) hàng ngày phải gặp gỡ khách hàng, phải đi rất nhiều và phải tiếp xúc
nhiều với máy móc…, những nhân viên bán hàng, những người quản lý của các
doanh nghiệp phân phối máy in, máy tính… Hướng nghiên cứu của luận văn sẽ
tập trung vào nghiên cứu xem trên những người lao động làm việc trong lĩnh vực
chuyên máy tính máy in có tồn tại stress hay không khi hàng ngày, hàng giờ, họ
phải đối mặt với vô số những khó khăn trong công việc hàng ngày.
Là mảng đề tài cũng khá được quan tâm, và điểm qua chúng ta cũng thấy
có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, ở nhiều ngành nghề khác nhau.
Nghiên cứu sức khoẻ tâm thần và các stress ở công nhân ngành may mặc /
Lã Thị Bưởi; 2006. Đã nêu khá rõ stress nghề nghiệp và những stress mà những
công nhân may đã và đang gặp phải. Nghiên cứu này chỉ rõ sự mệt mỏi của tâm
lý con người khi ở trong guồng quay “máy- người- hệ thống”. Nghiên cứu này
nghiên cứu trên 1066 công nhân may mặc nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe
tâm thần và các căng thẳng (stress) nghề nghiệp, xác định các yếu tố nguy cơ
gây stress [dẫn theo 4].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ về Stress trong hoạt động nghề
nghiệp ở cán bộ y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sỹ
tâm lý học (Đại học sư phạm Hà Nội 2010). Luận văn này nghiên cứu trên 195


13
nhân viên, cán bộ y tế, từ đó chỉ ra thực trạng stress nghề nghiệp, mức độ, biểu
hiện, các cách ứng phó của các nhân viên y tế khi họ rơi vào tình trạng stress.
Luận văn cũng nhấn mạnh rằng, stress nghề nghiệp để lại hậu quả tiêu cực,
nhưng cũng có những tác động tích cực đến người cán bộ y tế. Nguyên nhân dẫn
đến stress nghề nghiệp ở cán bộ y tế chủ yếu là nguyên nhân do điều kiện, môi
trường làm việc, điều kiện phát triển nghề nghiệp và cơ cấu, tổ chức của cơ
quan, đơn vị [dẫn theo 37].
Nghiên cứu: “Stress trong công việc của điện thoại viên tại tổng đài chăm
sóc khách hàng của VTC” năm 2012 của Nguyễn Thị Thanh cũng đã nêu rõ ràng
rằng những stress nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến công việc của mỗi cá
nhân [dẫn theo 35].
Nguyễn Bạch Ngọc, “stress nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần của người
vận hành”, nghiên cứu 84 nam công nhân vận hành công trình ngầm, tuổi từ 22-
43, thâm niên công tác từ 1- 15 năm. Các thử nghiệm đối với công nhân đã được
đo ba lần trong 1 ca sáng, vào ba thời điểm: trước khi vào ca, trước khi nghỉ ăn
trưa, và trước khi tan ca. Kết quả test Zung và Beck của 41 sinh viên được dùng
để làm chứng. Tuy nhiên, đề tài này cũng mới chỉ nghiên cứu công nhân làm
việc ở công trình ngầm [dẫn theo 43].
Đào Thị Duy Duyên với nghiên cứu “vấn đề stress của công nhân ở một
số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” (luận
văn thạc sỹ), đã nghiên cứu trên 400 công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận, Tân
Tạo, Vĩnh Lộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã đi
khá rõ về mức độ hiểu biết stress ở công nhận, nhận thức của họ, các mức độ
stress ở công nhân. Kết quả cũng co rằng, đa số công nhân chưa có hiểu biết đầy

đủ về stress, stress ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ [7].
Theo khảo sát của công ty Hoffmann- La Roche về tình hình stress ở Việt
Nam khi nghiên cứu trên 834 người, thì cho thấy, tỷ lệ bị stress ở nam giới là 51 %,
còn ở nữ giới là 63%, tỷ lệ mắc stress trung bình là 52% [dẫn theo 8].


14
Trong tất cả những nghiên cứu trên đây, các tác giả cũng chỉ ra rằng: có
mối liên hệ giữa stress và giới tính, stress và thời gian/ thâm niên làm việc, stress
và vị trí làm việc, stress và trình độ học vấn… Và ở mỗi ngành nghề khác nhau
đều có những stress đặc thù của mình.
Trong ngành phân phối, sửa chữa máy tính máy in, những người lao động,
cũng có những stress riêng của họ, vậy thực trạng stress của họ như thế nào, họ
có bị stress nghề nghiệp hay không, và phương thức ứng phó của họ với SNN ra
sao. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu để làm rõ điều này.
1.2. Các khái niệm then chốt
Để thuận lợi cho nghiên cứu, chúng tôi đi tìm hiểu ba khái niệm chính:
stress, stress nghề nghiệp, ứng phó với stress nghề nghiệp.
1.2.1. Stress
Stress trong tiếng Anh có nghĩa là nhấn mạnh. Thuật ngữ stress trong vật
lý học là để chỉ “sức nén” mà vật liệu phải chịu [dẫn theo 21, tr.18]
Tổng thể nói chung những sự rối loạn tâm sinh lý xảy ra đột ngột do nhiều
nguyên nhân khác nhau [sốc, xúc động mạnh, lao lực quá sức, vv], (trang 1346_
cuốn Từ điển Tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học, 2007.) Như vậy,
theo cách hiểu này, stress đồng nghĩa với những “rối loạn tâm sinh lý”, mà
những rối loạn ấy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến.
Theo Từ điển Tâm lý học (tiếng Nga) của V.P.Dintrenko và B.G.
Mesiriakova, NXB Giáo Dục. M 1996 đã đưa ra một đình nghĩa về stress:
“stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt
động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như

trong những điều kiện đặc biệt”[ dẫn theo 21, tr.19]. Định nghĩa này nêu rõ bản
chất của stress dưới góc độ tâm lý học, đó là “sự căng thẳng về tâm lý”, và cũng
nêu được nguyên nhân của những căng thẳng ấy là những “điều kiện phức tạp,
khó khăn” của cuộc sống mà con người gặp phải. Cái khó khăn ở đây cũng được
hiểu là “cá nhân cảm thấy khó khăn”, chứ không có cái khó khăn chung chung
gây ra stress được. Vì đôi khi cùng một hoàn cảnh, nhưng tác động ấy là bất lợi
với một người, nhưng lại có thể là có lợi với người khác.


15
Theo J.Delay “stress là một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra của cơ thể bị
bắt buộc phải điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một
tình huống đe dọa”. Theo cách hiểu của tác giả này, stress chỉ xuất hiện khi cá
nhân cảm thấy tình huống mình gặp phải là “có tính chất đe dọa” mà thôi, stress
được cá nhân nhận định và cảm nhận, chỉ khi những yếu tố xảy đến là có tính chất
đe dọa hay nguy hiểm với cá nhân, lúc đó stress mới xuất hiện.
Theo Gatchel & Baum (1983), “stress là một tiến trình mà bằng cách đó
con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý được nhận thức là
sự đe dọa hoặc thách thức”. Theo định nghĩa này, stress chỉ xuất hiện khi cá
nhận nhận thức rằng những tác động xảy đến với mình là có tính chất đe dọa
hoặc thách thức.
Theo R.S. Lazarus (1966), “stress như một quá trình tương giao giữa con
người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường là có
tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng
thích ứng của mình”.Nói cách khác, theo Lazarus, “stress là trạng thái hay cảm
xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên
ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt quá nguồn lực cá nhân và
xã hội mà họ có thể huy động được”[ dẫn theo 8], [dẫn theo 7]. Theo định nghĩa
này, ta có thể hiểu, stress là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm trí, nên nó xuất
hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc (nó có chứa yêu cầu cao với

cá nhân hay không, nó có đe dọa chủ thể không… liệu bản thân có ứng phó được
không, những yêu cầu này có đe dọa không Một sự kiện chỉ gây stress khi mà
cá nhân nhận định sự kiện đó là có hại, và thiếu đi các phương tiện để ứng phó).
Theo H.Selye:“Stress là một trạng thái được thể hiện trong một hội
chứng bao gồm tất cả các biến đổi không đặc hiệu trong một hệ thống sinh học”
[dẫn theo 21, tr.17]. Về sau, những công trình nghiên cứu cuối đời của ông chỉ
ra rằng stress luôn luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không thể
có cách thoát khỏi hoàn toàn được stress. Bởi đó là điều kiện luôn hiện hữu trong


16
cuộc sống này. Chúng ta có thể thoát khỏi stress khi và chỉ khi “chúng ta chết”,
nên chúng ta không cần tránh nó.
Theo bác sỹ Đặng Phương Kiệt: “Stress là một trạng thái thức tỉnh theo đó,
cơ thể đáp ứng với những đòi hỏi” [dẫn theo 21]. Theo khái niệm này, ta có thể
hiểu stress đó là sự đáp ứng của cơ thể trước những đòi hỏi từ bên ngoài đối với cá
nhân đó. Và sự đáp ứng, sự đáp trả của cơ thể đó, được gọi là phản ứng stress.
Theo Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn: “Stress là
những xúc cảm nảy sinh trong tình huống nguy hiểm, hẫng hụt hay trong những
tình huống phải chịu sự nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những
điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [dẫn theo 41].
Theo như định nghĩa này, chúng ta nhận thấy vai trò cơ bản của cảm xúc trong
việc quyết định các phản ứng stress sẽ diễn ra như thế nào. Bởi lẽ dù yếu tố ấy
có đột ngột, có nhanh chóng, hay trọng yếu, nhưng nó sẽ không trở thành yếu tố
gây stress nếu như nó không là những “cảm xúc” được nảy sinh dựa trên những
tình huống đó. Định nghĩa này đã nhấn mạnh vào mặt quan trọng của tâm lý con
người khi ứng phó với các tình huống gây stress, đó là mặt cảm xúc của con
người. Và chúng ta có thể hiểu là chính các cảm xúc nảy sinh khi gặp “tình
huống gây stress” sẽ là cái quyết định cá nhân đó ứng phó với stress như thế nào,
ứng phó theo cách tiêu cực, hay tích cực, chủ động hay bị động.

Theo Tô Như Khuê: “stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc
hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong
các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò
quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về
tác nhân đó”[ dẫn theo 2, 38]. Định nghĩa nêu rõ hai yếu: thái độ và nhận thức
của con người sẽ là nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất quyết định rằng, ở
tình huống đó, cá nhân có rơi vào trạng thái stress hay không. Nên cũng không
khó để nhận ra điều đó trong cuộc sống. Đôi khi, cùng một tình huống như nhau,
có người bị stress, có người lại cảm thấy bình thường, và không có gì phải “căng
thẳng cả”. Nên chúng ta nói, ở đây, tác giả đã để cập đúng và đủ ở yếu tố tâm lý,


17
yếu tố cá nhân của con người và vai trò quyết định của nó trong cách con người
sẽ hành xử với những tác nhân mà con người gặp phải là như thế nào.
Theo các tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh
Phúc, “khái niệm stress vừa để chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của
cơ thể trước các tác nhân đó” [37]. Trong khái nệm này, stress vừa được xem
như yếu tố nguyên nhân, nhưng nó cũng được xem như là một yếu tố phản ứng.
Stress vừa là cái châm ngòi, vừa là cái biểu hiện để tạo nên một chuỗi phản ứng
tâm lý nơi con người.
Với các tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, và Trần Thị Lộc, thì
stress được hiểu là “một trạng thái thể hiện của cơ thể với những triệu chứng
đặc thù, bao gồm tất cả những biến đổi không đặc hiệu xảy ra trong phạm vi một
hệ thống sinh học” [15]. Định nghĩa này mới chỉ hiểu stress dưới góc độ sinh
học, mà chưa đề cập đến góc độ tâm lý của stress.
Từ những quan niệm khác nhau của các tác giả nêu trên, chúng tôi thấy
khái niệm về stress của tác giả R.S. Lazarus (1966) là hợp lý hơn cả, nên chúng
tôi lấy khái niệm của tác giả này làm khái niệm chính cho đề tài của mình:
“stress như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó

chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi
chủ thể phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình” Những yếu tố
tác động vào chúng ta hàng ngày, hàng giờ thì có rất nhiều, nhưng chỉ những yếu
tố “có tính đe dọa, hay có hại” với chúng ta, thì nó mới tạo thành tác nhân gây
stress cho chủ thể. Đồng nghĩa với việc đó, stress chỉ xuất hiện khi trước các tình
huống đó, cá nhân “nhận định/ đánh giá” được rằng những tác nhân ấy, tình
huống ấy là có tính chất đe dọa, nguy hại. Chính những đánh giá, nhận định này
giúp cá nhân tìm ra phương thức ứng phó tốt nhất với những yếu tố gây stress
mà mình gặp phải. Nên chúng ta không khó hiểu khi mà cùng một tình huống
như nhau, nhưng với một số người lại bị stress, còn một số thì cảm thấy “bình
thường” mà thôi.


18
1.2.2. Stress nghề nghiệp
Theo Đào Thị Oanh, sự thích ứng của con người với môi trường lao động
hay với những yêu cầu của hệ thống, và sự thích ứng của hệ thống với con người
cũng là những yếu tố gây nên sự mệt mỏi của con người trong quá trình lao
động. Hơn nữa, sự mệt mỏi của con người bị gây ra bởi các thuộc tính của công
việc, đó là tính đơn điệu, sức làm việc, các giờ giải lao…, sự phù hợp nghề
nghiệp… Tất cả các yếu tố ấy cũng có thể là nhân tố gây nên stress ở con người
trong quá trình lao động của họ hay không [32].
Sau khi đã xem xét các định nghĩa về SNN Tác giả Terry Beehr và John
Newman (1978) đã kết luận rằng: SNN là sự tương tác giữa các điều kiện lao
động với những nét đặc trưng của người công nhân làm thay đổi các chức năng
bình thường về tâm lý hoặc sinh lý, hoặc cả hai. Định nghĩa này giúp cải thiện
được hiệu suất: điều này quan trọng với cả phía doanh nghiệp và những người
làm công. Như vậy, SNN có thể được định nghĩa là những đòi hỏi của lao động
vượt quá năng lực ứng phó của người công nhân[dẫn theo 45],[ dẫn theo 46].
Như vậy, trong định nghĩa này, SNN chỉ xảy ra khi những điều kiện lao động nơi

cá nhân đó lao động làm cho khả năng ứng phó của cá nhân bị thất bại, tức là
khả năng ứng phó là điều kiện cuối cùng xét xem có xảy ra SNN với cá nhân hay
không, dù điều kiện, yếu tố lao động có xảy ra như thế nào, nhưng nếu cá nhân
đó ứng phó tốt, và coi đó là sự bình thường, thì sẽ không có SNN xảy ra. Đây
cũng là mấu chốt cho việc giải thích vì sao cùng trong một môi trường làm việc,
có người có SNN, có người không.
Dựa trên định nghĩa về stress, chúng tôi định nghĩa stress nghề nghiệp:
“Stress nghề nghiệp như một quá trình tương giao giữa con người và môi
trường nghề nghiệp, trong đó chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường nghề
nghiệp là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng sử dụng
các tiềm năng thích ứng của mình”. Đôi khi, cùng với những nhân tố khác xung
quanh mình, cộng thêm những yếu tố nơi làm việc sẽ làm bộc phát stress nghề
nghiệp ở cá nhân, nên đôi khi, stress nghề nghiệp không chỉ có căn nguyên từ
môi trường làm việc, mà nó có thể có căn nguyên từ chính chủ thể, và từ yếu tố

×