Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan về quan hệ tình dục tại một trường thpt quận đống đa hà nội, năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian phấn đấu rèn luyện và học tập nghiên cứu, đến nay tơi đã
hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ “ Kiến thức, thái độ, hành vi và một
số yếu tố liên quan về quan hệ tình dục tại một trường THPT quận Đống Đa-Hà
Nội, năm 2011”. Có được kết quả này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới: Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo của trường đại
học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành chương trình
đào tạo và luận văn tốt nghiệp.

H
P

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Đống Đa, thầy cô và
các em học sinh trong trường đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Vũ Thị
Hồng Lan- cơ giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành bản luận văn này.
Nhân dịp này tơi xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp cùng khóa học,
các cơ quan đơn vị, cá nhân và những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều

U

kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa học tốt đẹp.

H

Xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Đỗ Thị Vân Anh



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................5
1.1.

Một số khái niệm ...........................................................................................5

1.1.1.

Vị thành niên .................................................................................................5

1.1.2.

Sức khỏe sinh sản. .........................................................................................6

1.1.3.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên ....................................................................6

1.1.4.

Tình dục .........................................................................................................7

1.1.5.

Sức khỏe tình dục .........................................................................................9


1.1.6.

Tình dục an tồn ............................................................................................9

1.1.7.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục ...........................................................10

1.1.8.

Có thai và các biện pháp tránh thai .............................................................11

1.1.9.

Phá thai ........................................................................................................12

1.2.

Tổng quan nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của VTN trên

H
P

U

H

thế giới .........................................................................................................13
1.2.1.


Kiến thức .....................................................................................................13

1.2.2.

Thái độ .........................................................................................................14

1.2.3.

Hành vi ........................................................................................................15

1.3.

Tổng quan nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của VTN ở Việt Nam.......16

1.2.1.

Kiến thức .....................................................................................................16

1.2.2.

Thái độ .........................................................................................................18

1.2.3.

Thực hành ....................................................................................................19

1.4.

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi của VTN về quan hệ
tình dục ........................................................................................................21


1.5.

Một số văn bản chính sách liên quan đến SKSS của vị thành niên và


thanh niên Việt Nam. ..................................................................................22
1.6.

Một số đặc điểm về trường THPT Đống Đa. ..............................................23

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................25

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................25

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................25

2.4.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................25

2.5.


Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................26

2.6.

Phân tích số liệu ..........................................................................................26

2.7.

Các biến số được sử dụng trong nghiên cứu ...............................................27

2.8.

Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 32

2.8.1.

Một số khái niệm .........................................................................................32

2.8.2.

Tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................................32

2.9.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...............................................................35

2.10.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ..................36


H
P

U

2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu ..............................................................................36
2.10.2. Sai số ...........................................................................................................36

H

2.10.3. Biện pháp khắc phục sai số .........................................................................37
PHẦN III KẾT QUẢ............................................................................................................................. 38
3.1.

Thông tin chung ..........................................................................................38

3.2.

Kiến thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục ..40

3.2.1.

Kiến thức về tình dục an tồn ......................................................................40

3.2.2.

Kiến thức về BLTQĐTD .............................................................................41

3.2.3.


Kiến thức về biện pháp tránh thai ...............................................................42

3.2.4.

Kiến thức về có thai và nạo phá thai ...........................................................43

3.2.5.

Đánh giá chung kiến thức của học sinh về QHTD ......................................44

3.3.

Thái độ của học sinh về tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục và nạo phá thai ......................................................................................46

3.3.1.

Thái độ của học sinh về tình dục tuổi học trị .............................................46


3.3.2.

Thái độ của học sinh với các BLTQĐTD ...................................................47

3.3.3.

Thái độ của học sinh về có thai và nạo phá thai .........................................48

3.3.4.


Đánh giá chung thái độ học sinh về quan hệ tình dục. ................................48

3.4.

Hành vi trong quan hệ tình dục ...................................................................50

3.5.

Tiếp cận và chia sẻ nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản ..........................53

3.6.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về QHTD ............57

3.6.1.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về quan hệ tình dục ........................57

3.6.2.

Một số yếu tố liên quan đến thái độ ............................................................59

3.6.3.

Một số yếu tố liên quan đến hành vi ...........................................................63

H
P

CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................................................. 66

4.1.

Kiến thức, thái độ, hành vi về quan hệ tình dục. .........................................66

4.1.1.

Kiến thức .....................................................................................................66

4.1.2.

Thái độ .........................................................................................................69

4.1.3.

Hành vi ........................................................................................................70

4.2.

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về quan hệ tình dục. ...71

4.3.

Một số bàn luận về phương pháp nghiên cứu. ............................................72

U

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN .....................................................................................73

H


5.1.

Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về quan hệ tình dục .................73

5.1.1.

Kiến thức .....................................................................................................73

5.1.2.

Thái độ .........................................................................................................73

5.1.3

Hành vi ........................................................................................................73

5.2

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về QHTD. .......74

5.2.1.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ........................................................74

5.2.2.

Một số yếu tố liên quan đến thái độ ............................................................74

5.2.3.


Một số yếu tố liên quan đến hành vi ...........................................................74

CHƢƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................75
6.1.

Tài liệu truyền thông cho đối tượng vị thành niên ......................................75

6.2.

Đối với gia đình ...........................................................................................75

6.3.

Đối với nhà trường ......................................................................................76


6.4.

Đối với các nhà hoạch định chính sách .......................................................76

6.5.

Đối với học sinh ..........................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 78
Tiếng Việt.................................................................................................................................................... 78
Tiếng Anh ................................................................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 83
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHÁT VẤN NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ QHTD VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

CỦA HỌC SINH THPT...................................................................................................... 92

H
P

PHỤ LỤC 3: KHUNG LÝ THUYẾT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC
SINH THPT ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ................................................................................ 108

H

U


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

VTN

Vị thành niên

QHTD

Quan hệ tình dục

BLTQĐTD


Bệnh lây truyền qua đường tình dục

NPT

Nạo phá thai

BPTT

Biện pháp tránh thai

THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

TN

Thanh niên

SAVY

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam

BCS
KHHGĐ

H


U

H
P

Bao cao su

Kế hoạch hóa gia đình


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................. 38

Bảng 3.2

: Kiến thức của học sinh về tình dục an tồn ...................................... 40

Bảng 3.3

: Kiến thức của học sinh về các BLTQĐTD ....................................... 41

Bảng 3.4

: Kiến thức của học sinh về thời điểm có thể có thai .......................... 43

Bảng 3.5


: Đánh giá tổng điểm kiến thức của học sinh về QHTD ..................... 46

Bảng 3.6

: Đánh giá chung thái độ của học sinh về QHTD ............................... 50

Bảng 3.7

: Hành vi của học sinh trong quan hệ tình dục .................................... 50

Bảng 3.8

: Tác động của bạn bè lên hành vi QHTD ........................................... 51

Bảng 3.9

: Hành vi trong lần QHTD đầu tiên ..................................................... 52

Bảng 3.10

: Nguồn thông tin và nhu cầu thông tin về SKSS ............................... 53

Bảng 3.11

: Đánh giá về tính phù hợp của chương trình giáo dục giới tính và

H
P


U

sức khỏe sinh sản trong trường học .................................................... 56
Bảng 3.12

: Phân tích đơi biến một số yếu tố liên quan đến kiến thức ................ 57

Bảng 3.13

: Mơ hình hồi quy logistic dự đoán những yếu tố liên quan đến

H

kiến thức về QHTD của học sinh ........................................................ 58
Bảng 3.14

: Phân tích đơi biến một số yếu tố liên quan đến thái độ .................... 60

Bảng 3.15

: Mơ hình hồi quy logistic dự đoán những yếu tố liên quan đến
thái độ về QHTD ở học sinh. .............................................................. 61

Bảng 3.16

: Phân tích đơi biến một số yếu tố liên quan đến hành vi ................... 63

Bảng 3.17

: Mơ hình hồi quy logistic dự đốn những yếu tố liên quan đến

hành vi QHTD ở học sinh. .................................................................. 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

: Học sinh biết tên các BLTQĐTD và cách phòng tránh ................. 41

Biểu đồ 3.2

: Học sinh biết tên và cách sử dụng BPTT ....................................... 42

Biểu đồ 3.3

: Học sinh biết về hậu quả của nạo phá thai ..................................... 44

Biểu đồ 3.4

: Phân bố tổng điểm kiến thức.......................................................... 45

Biểu đồ 3.5

: Thái độ của học sinh với một số quan điểm về tình dục ................ 46

Biểu đồ 3.6

: Thái độ của học sinh với một số quan điểm về các BLTQĐTD .... 47

Biểu đồ 3.7


: Thái độ của học sinh với một số quan điểm về việc có thai và

H
P

nạo phá thai ở tuổi học trò ................................................................ 48
Biểu đồ 3.8

: Phân bố điểm thái độ ...................................................................... 49

Biểu đồ 3.9

: Người học sinh thường chia sẻ băn khoăn về vấn đề giới tính và
SKSS ................................................................................................ 54

Biểu đồ 3.10

: Sự quan tâm của bố mẹ về những vấn đề giới tính và SKSS với học sinh ... 54

Biểu đồ 3.11

:Chủ đề bố mẹ nói chuyện với học sinh. .......................................... 55

Biểu đồ 3.12

: Nơi xem phim/đọc truyện/xem hình ảnh khiêu dâm...................... 55

H

U



TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Cùng với sự gia tăng dân số chóng mặt của Việt Nam trong những năm gần đây thì
số trẻ vị thành niên (VTN) cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, cùng với nền kinh tế mở
cửa, nhiều lối sống, nền văn hoá đã gia nhập vào nước ta làm ảnh hưởng khơng ít tới
quan niệm, thái độ của lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng và chi phối bởi những cái mới này.
Tư tưởng của VTN về vấn đề quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân đã bớt
khắt khe hơn trước, trong khi kiến thức và sự tiếp cận của các em về sức khoẻ sinh
sản (SKSS) cịn hạn chế. Do đó hàng loạt các vấn đề liên quan tới QHTD ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe của học sinh đã gia tăng nhanh chóng, điển hình là số ca nạo

H
P

phá thai (NPT) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD).
Hà Nội là thủ đô của đất nước, là nơi đầu tiên chịu tác động mạnh mẽ của các nền
văn hóa và lối sống du nhập. Tỷ lệ học sinh THPT có người u và có quan hệ tình dục
đang là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện tại trường
THPT Đống Đa, là ngơi trường có bề dày giảng dạy 50 năm. Qua tìm hiểu thơng tin

U

chung tại trường thì tỷ lệ học sinh hiểu biết về tình dục an tồn, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục cịn thấp. Có học sinh nữ năm ngối phải nghỉ học vì có thai.
Vậy một vấn đề được đặt ra là thực trạng hiểu biết của học sinh trường THPT

H

Đống Đa về quan hệ tình dục, thái độ của các em như thế nào về vấn đề này? Và

thực trạng QHTD ra sao ở các em?

Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, hành vi về quan hệ tình dục và một số yếu tố
liên quan tại một trường THPT quận Đống Đa, Hà Nội năm 2011” được thực hiện
với các mục tiêu:

1. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về quan hệ tình dục của học sinh tại
trường THPT Đống Đa, Hà Nội năm 2011
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi về quan hệ
tình dục của học sinh tại trường THPT Đống Đa, Hà Nội năm 2011.
Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp định
lượng thông qua chọn mẫu cụm với học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Đống Đa,
sử dụng phiếu phát vấn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 8/2011.


Các thơng tin định lượng thu thập trong q trình nghiên cứu được xử lý bằng
các phần mềm thống kê (Epi data, SPSS) nhằm đưa ra những kết luận phù hợp cho
mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra kiến thức của học sinh về SKSS còn nhiều hạn chế.
89,2% học sinh hiểu đúng về TDAT, 4/5 học sinh hiểu đúng về các BLQĐTD. Đa số học
sinh biết tên 1 BPTT tuy nhiên rất ít học sinh biết cách sử dụng 1 BPTT (26,6%). Chỉ có
20,2% học sinh biết đúng thời điểm có thể có thai trong chu kỳ kinh nguyệt. Đa số học
sinh có thái độ đồng tình với quan điểm tích cực và phản đối với quan điểm tiêu cực. Học
sinh có thái độ ủng hộ quan điểm truyền thống, đề cao trinh tiết của người phụ nữ (73,9%);
70,7% phản đối với quan điểm có thể QHTD ở tuổi học trò khi cả 2 cùng đồng ý. Có thái

H
P

độ đúng mực của học sinh (74,9%) đồng ý với việc QHTD có thể ảnh hưởng đến kết quả

học tập. Đối với quan điểm các BLTQĐTD và có thai, nạo phá thai, gần 1/3 học sinh cịn
có thái độ phân vân. Tỷ lệ học sinh có QHTD là 4,9%. Tuổi trung bình có QHTD lần đầu
tiên là 16,08. Đa số học sinh có QHTD lần đầu tiên với người yêu.

Học lực và việc bố mẹ chủ động chia sẻ với học sinh về SKSS có mối liên

U

quan với kiến thức của học sinh về QHTD. Tuổi, giới tính, từng xem phim/hình
ảnh/đọc truyện khiêu dâm có liên quan với thái độ học sinh về QHTD. Xem
phim/hình ảnh/đọc truyện khiêu dâm có liên quan với hành vi QHTD của học sinh.

H

Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị: tài liệu truyền thông cho đối tượng thanh
thiếu niên cần tập trung vào cơ chế thụ thai, cách sử dụng các biện pháp tránh thai,
thời điểm có thể có thai trong chu kỳ kinh nguyệt, chú trọng nâng cao kĩ năng
truyền thông cho các phụ huynh, các bậc cha mẹ cần chủ động cung cấp thơng tin
cho con về tình dục an tồn và giám sát một cách tế nhị việc sử dụng internet của
các em. Đối với nhà trường cần thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú cho
học sinh. Những giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy về SKSS cần nâng cao kiến
thức, kỹ năng truyền đạt, trao đổi và chia sẻ với học sinh nội dung một cách linh
hoạt, phù hợp với lứa tuổi các em. Các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm tới
các chương trình truyền thơng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với
lứa tuổi VTN, có các giải pháp quản lý nhằm hạn chế học sinh, VTN tiếp xúc với
các văn hóa phẩm khiêu dâm.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên tại nhiều nước đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Hoạt động tình dục của vị thành niên đến sớm và nhiều hơn so với
trước kia tùy thuộc vào từng quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Ở các nước phát triển
như Newzealand có 49% vị thành niên (15-19 tuổi) đã có quan hệ tình dục trước hôn
nhân, ở Mỹ là 46% và ở Thụy Điển là 54,2% nam vị thành niên đã có quan hệ tình dục
[43].Tại Indonesia, theo Cơ quan kế hoạch quốc gia đã đưa ra thông báo hơn 1 nửa số

H
P

thanh thiếu niên ở Jakarta đã tham gia vào quan hệ tình dục trước hôn nhân (51 trong
100 thanh thiếu niên) [50].

Nghiên cứu được tiến hành trong 21 trường phổ thông ở Thái Lan, đã chỉ ra có
1/3 nam học sinh lớp 12 đã từng có quan hệ tình dục và tuổi quan hệ tình dục lần đầu
tiên là ở nam 16 tuổi, 18 tuổi ở nữ [39].

Dân số hiện nay của Việt Nam là 86 triệu người (đến 0 giờ ngày 1/4/2009 là

U

86.024.600 người) và trong đó có khoảng hơn 16 triệu vị thành niên [33].
Cùng với sự đổi mới về kinh tế, văn hoá xã hội đặc biệt là sự gia nhập của lối

H

sống phương Tây ảnh hưởng rất lớn tới thái độ, hành vi của vị thành niên làm họ
đang phải đối mặt với rất nhiếu vấn đề sức khoẻ của chính mình. Họ dễ gặp phải

các vấn đề như có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS .

Cũng như nhiều quốc gia khác trên Thế giới và trong khu vực, xu hướng có
QHTD trong tuổi vị thành niên ở Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng. Do lối
sống thay đổi, sự gia nhập của nhiều nguồn thông tin và văn hóa khác nhau nên
quan niệm về QHTD trước hôn nhân của đối tượng VTN/TN cũng thay đổi đặc biệt
là VTN/ TN nam. Có tới 41% nam và 22% nữ chấp nhận QHTD trước nếu đôi nam
nữ sẽ cưới nhau [7].
Vấn đề quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề nóng bỏng được xã
hội quan tâm. Điều tra trên 3.169 học sinh phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh


2
cho thấy tỷ lệ học sinh có người yêu với lớp 10 là 19,2%; lớp 11 là 34,66% và tới
cuối cấp là 50%. Học sinh cấp III trong nghiên cứu này đã có quan hệ tình dục với
tỷ lệ 8,17%, tỷ lệ này ở nam cao gấp 2,6 lần so với nữ [34].
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì kiến thức của vị thành niên về QHTD nói riêng và
SKSS nói chung còn nhiều hạn chế. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh
niên Việt Nam năm 2009 (SAVY 2) thì đối với những câu hỏi đơn giản như "Liệu
một bạn gái có thể mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên khơng?" cũng chỉ có
71% (nam 67% và nữ 74%) trả lời là "có". Đối với câu "Nếu khơng muốn mang
thai, người ta nên làm gì?" chỉ với những phương án trả lời đơn giản là (1) sử dụng

H
P

các biện pháp tránh thai, (2) không quan hệ tình dục, (3) biện pháp khác, và (9)
khơng biết, cũng chỉ có 82% thanh niên (83% nam và 81% nữ) chọn "sử dụng các
biện pháp tránh thai". Tỷ lệ phần trăm nam nữ thanh niên trả lời đúng câu hỏi về thời

điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh của phụ nữ là khá thấp. Ở SAVY 2, chỉ có 13% (7%
nam và 18% nữ) trả lời đúng câu hỏi này (thời điểm "giữa hai kỳ kinh") [32].
Với nghiên cứu trên vị thành niên và thanh niên tại Chí Linh, Hải Dương năm

U

2007 của Lê Cự Linh và cộng sự cũng cho thấy chỉ có 41,6% ở nam và 50,4% ở nữ
biết cách phịng ngừa BLTQĐTD [23].

H

Vì thế nên đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc như mang thai, nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên, vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và tâm lý của các em ở
độ tuổi này.

Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba
nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20%
thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em chỉ mới 12 tuổi [20].
Khuất Thu Hồng và cộng sự đã điều tra trên 259 phụ nữ chưa chồng tới nạo
hút thai ở 1 số bệnh viện tại Hà Nội thì có 37,5% thuộc độ tuổi từ 15-19 [10].
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn trường THPT Đống Đa vì qua tìm hiểu
thơng tin chung tại trường thì thấy tỷ lệ hiểu biết của các em về quan hệ tình dục an
tồn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cịn thấp, có em còn chưa hiểu chưa


3
đúng về các BPTT. Đặc biệt hơn, khi nói chuyện với thầy Hiệu phó và cơ giáo dạy
văn thì được biết năm ngối cũng có tình trạng có học sinh nữ phải nghỉ học vì có
thai, thầy cơ cũng biết về giáo dục giới tính và SKSS là cần thiết trong trường học
nhưng không được đào tạo chuyên sâu. Trong khi đó, lứa tuổi học sinh PTTH là

giai đoạn hồn thiện tính cách và nhân cách, là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè,
môi trường xung quanh do đó dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến QHTD. Vậy các
em hiểu biết như thế nào về QHTD? Thái độ, hành vi của các em với vấn đề này ra
sao? Và nguyên nhân nào dẫn tới hành vi quan hệ tình dục ở lứa tuổi PTTH?
Nghiên cứu này muốn phần nào trả lời những câu hỏi trên nhằm đưa ra các

H
P

khuyến nghị để hỗ trợ các tổ chức xã hội, ban ngành, nhà trường, gia đình có kế
hoạch cụ thể để tạo ra môi trường học tập lành mạnh cho các em, giảm thiểu các tác
động xấu của QHTD tuổi vị thành niên/thanh niên.

H

U


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về quan hệ tình dục của học sinh trường

THPT Đống Đa, Hà Nội năm 2011.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về quan

hệ tình dục của học sinh trường THPT Đống Đa, Hà Nội năm 2011.

H

P

H

U


5

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vị thành niên
Theo tổ chức y tế thế giới, Vị thành niên là những người trong độ tuổi 10-19,
đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh về mặt thể chất và hoàn thiện bộ máy sinh
sản, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách. Cũng theo WHO, thanh

H
P

niên là những người ở độ tuổi từ 15-24 tuổi và những người trẻ tuổi là những người
ở độ tuổi từ 10-24 tuổi [6], [16].

Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm 1996 Vụ Bảo vệ sức khỏe bà
mẹ, trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ y tế đã đưa ra đề nghị xếp tuổi của
VTN thành hai nhóm tuổi: nhóm 1 từ 10 đến 14 tuổi, nhóm 2 từ 15 đến 19 tuổi.

U


Vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ nhất, cả về trí
tụê và thể lực, giai đoạn này của kém tốc độ phát triển của bào thai và những tháng
đầu của trẻ em mà thôi. Tuổi VTN thường có những hành vi, những thử nghiệm

H

biểu hiện sự hào phóng, phù phiếm hoặc có nguy cơ gây hại cho bản thân và xã hội.
VTN thích thử sức mình, thích tự khẳng định mình và thốt ly sự kiểm sốt của bố
mẹ hoặc người lớn tuổi. Đơi khi cũng dễ bị tiêm nhiễm những hành vi, cách ứng xử
lệch chuẩn hoặc vi phạm pháp luật bởi sự lôi kéo của bạn bè. Đây cũng là lứa tuổi
đang phát triển và định hình nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành
vững chắc, quan điểm sống chưa rõ ràng mà đặc trưng cơ bản là mâu thuẫn tâm lý
giữa một bên là tính chất q độ khơng còn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người
lớn và một bên là “ý thức bản thân” phát triển mạnh mẽ, có ý nghĩ cho mình đã là
người lớn và địi hỏi được đối xử như người lớn.
Giai đoạn hình thành và phát triển VTN chịu tác động rất lớn bởi những yếu tố
kinh tế, văn hóa xã hội đặc trưng. Cho nên chăm lo tốt về sức khỏe, định hướng tố


6
cả về tư tưởng, tinh thần, giúp đỡ tiếp cận và thực hành những giá trị chuẩn mực,
đúng đắn của xã hội cho lứa tuổi này rất cần thiết.
1.1.2. Sức khỏe sinh sản.
Sức khỏe là tình trạng phát triển hài hịa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và
khả năng hịa nhập cộng đồng, chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật, ốm đau
hoạc khơng tàn phế. Từ đó, sức khỏe sinh sản theo định nghĩa của WHO-là một
trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thần chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng có
bệnh tật trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và
quá trình sinh sản [9], [16], [30]. Như thế SKSS cũng có thể hiểu là mọi người có


H
P

thể có cuộc sống tình dục an tồn, hài lịng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết
định có sinh con hay khơng, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con.
Chương trình hành động của Hội nghị Cairo cũng đã đề cập đến nội dung cơ
bản của chăm sóc SKSS là:

-Tư vấn, giáo dục, truyền thơng và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả và chấp

U

nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới.

- Chú trọng sức khỏe VTN ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục và
sinh sản.

H

- Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, bao gồm cả
chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau đẻ.
- Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh
LTQĐTD.

- Điều trị vơ sinh.
- Xử trí các vấn đề sức khỏe phụ nữ như các bệnh phụ khoa, giáo dục tình dục
học cho cả nam và nữ, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình
dục và sinh sản…[30].
1.1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là những nội dung về sức khỏe sinh sản liên

quan đến lứa tuổi vị thành niên, bao gồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là đối với vị


7
thành niên gái. Những hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe khi có thai, biến đổi của
cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này của mỗi con người, phát triển hiểu
biết về tình dục học và sức khỏe tình dục là những mặt quan trọng của SKSS trong
suốt đời người. Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi VTN hiện cịn là những bất
cập như tình u, quan hệ tình dục, phịng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổi
VTN, viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao
gồm cả HIV/AIDS [30] .
Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển cũng thu hút sự chú ý đến những nhu
cầu về sức khỏe sinh sản của vị thành niên đã và đang bị các dịch vụ sức khỏe sinh

H
P

sản hiện hành ở phần lớn các nước bỏ quên. Chương trình hành động của Hội nghị
tuyên bố rất rõ ràng rằng cần phải cung cấp rộng rãi các thông tin và dịch vụ cho vị
thành niên để giúp họ hiểu được các nhu cầu tình dục của bản thân và bảo vệ họ
trước nguy cơ có thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể
dẫn đến nguy cơ vô sinh.

U

Làm mẹ khi ở tuổi vị thành niên thì người mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn rất
nhiều so với mức bình thường và tăng rủi ro đau ốm/bệnh tật và tử vong cho con cái
họ. Ở nhiều nước, vị thành niên bị ép buộc hoặc bị thúc bách phải có hoạt động tình

H


dục. Phụ nữ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghèo, là nhóm dễ gặp rủi ro nhất. Vị
thành niên (cả trai và gái) sớm bắt đầu quan hệ tình dục càng dễ gặp nguy cơ lây
nhiễm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục kể cả HIV/AIDS, bởi họ thường
khơng được ai chỉ bảo cách tự bảo vệ mình như thế nào [3].
1.1.4. Tình dục

Tình dục khơng chỉ là quan hệ xác thịt như những cư dân cổ xưa ở thời kỳ đồ
đá, tình dục ngụ ý tình yêu và ân ái, là nền tảng của hơn nhân và gia đình, nó lan tỏa
sang các lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Thuật ngữ “sexuality” trong tiếng
Việt có hai nghĩa là tính dục và tình dục.
Tính dục là khía cạnh mang tính nhân văn chứ khơng đơn giản là ám chỉ khả
năng của con người trong quan hệ tình dục. Như vậy, tính dục biểu hiện tính văn


8
hóa và xã hội rộng hơn tình dục, vì tình dục chỉ là quan hệ thể xác giữa hai cá nhân.
Tình dục thuộc về phương tiện văn hóa cụ thể, do vậy những định nghĩa và ngơn
ngữ có thể khác nhau từ văn hóa này sang văn hóa khác và từ cộng đồng này sang
cộng đồng khác. Nó quan trọng đối với những người thiết kế chương trình và người
cung cấp dịch vụ trong thăm dò và hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ này ở ngay
trong chính cộng đồng, ngơn ngữ và văn hóa của họ.
Tính dục của con người bao gồm sự hiểu biết về tình dục, sự tin tưởng, thái
độ, giá trị và hành vi của từng cá nhân. Nó bao gồm cả giải phẫu học, sinh lý học và
sinh hóa học của hệ thống phản ứng tình dục, về tính đồng nhất, sự định hướng, vai

H
P

trị và nhân cách, sự suy nghĩ, tình cảm và mối quan hệ. Sự biểu hiện của tính dục

được chi phối bởi sự quan tâm đến đạo đức, tâm hồn, văn hóa và lương tâm [6].
Định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cái nhìn tồn diện về tình dục.
Tình dục trong định nghĩa này là một khía cạnh trung tâm trong đời sống con người, nó
bao phủ dục tính, giới tính, nhân dạng và vai trị giới, khuynh hướng tình dục, sự luyến

U

ái, khối lạc, quan hệ riêng tư và sự sinh sản. Tình dục được trải nghiệm và thể hiện
thông qua suy nghĩ, tưởng tượng, ham muốn, quan niệm, thái độ, giá trị, hành vi, thực

H

hành, vai trò và các mối quan hệ. Trong khi tình dục có thể bao gồm tất cả các chiều
cạnh trên, không phải mọi chiếu cạnh đều được trải nghiệm và thể hiện. Tình dục chịu
ảnh hưởng của sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế, chính trị,
văn hóa, đạo đức, luật pháp, lịch sử, tín ngưỡng và tinh thần [19].
Tình dục là một mặt của nhân cách, thể hiện tất cả cảm xúc, thái độ và hành vi
giới tính của một con người. Tình dục có thể là tình cảm hoặc/và các hoạt động sinh
lý. Tình dục có tính chất tự nhiên và lành mạnh. Đó là thể hiện của cảm xúc (tình
yêu) hoặc sự cuốn hút rất mạnh mẽ về sinh lý (tình dục).
Tình dục thường nảy sinh giữa hai người khác giới, nhưng hãn hữu có thể giữa
hai người cùng giới. Biểu hiện bên ngồi dễ thấy của tình dục là muốn ở bên nhau,
vuốt ve, mơn trớn, hơn hít và giao hợp.


9
Những người cịn ở tuổi vị thành niên đã có quan hệ tình dục có thể vì nhiều lý
do khác nhau: do q tị mị, do áp lực từ phía người yêu (chủ yếu là nam), do thấy
bạn bè cùng lứa đã có quan hệ tình dục. Nhiều người có quyết định chờ đến khi kết
hôn. Điều quan trọng mà lớp trẻ cần biết là họ có thể nói “khơng” trước đòi hỏi của

đối tác về QHTD. Còn nếu họ muốn nói “có” thì họ cần hiểu thấu đáo và cân nhắc
những hậu quả có thể xảy ra [3].
Xét trên khía cạnh sinh học, tình dục là sự phát triển tất yếu và là nhu cầu sinh
lý tự nhiên của con người khi bước vào tuổi dậy thì và là một phần bản năng duy trì
nịi giống. Trong tuổi dậy thì, sự phát dục khơng chỉ kích thích các bạn trẻ quan tâm

H
P

đến bạn khác giới, mà làm cho các bạn trẻ luôn sống trong sự khát khao, mong đợi
muốn biết những điều mới lạ, kì diệu của bạn khác giới [16]

Dậy thì sớm và kết hơn muộn đã kéo dài khoảng thời gian giữa trưởng thành
về thể chất và sinh dục (dậy thì) và tuổi lập gia đình, trung bình thời gian này là
khoảng 8-10 năm. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khiến hoạt động tình dục

U

sớm có điều kiện xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên [24].
1.1.5. Sức khỏe tình dục

Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa, sức khỏe tình dục như là “Sự hòa hợp

H

thành một hệ thống nhất từ nhiều mặt của cơ thể, cảm xúc, tri thức và xã hội của
cuộc sống tình dục theo chiều hướng tích cực và làm tốt thêm, nhằm nâng cao nhân
cách, giao tiếp và tình u. Mỗi người có quyền tiếp nhận thơng tin về tình dục và
quan tâm đến mối quan hệ tình dục khối cảm cũng như sự sinh sản” [6].
1.1.6. Tình dục an tồn

Ở nữ giới nhu cầu tình dục thoạt đầu ít cấp bách và nảy sinh chậm hơn nam.
Nữ thường thích vuốt ve, âu yếm. Điều đó làm tăng sự đòi hỏi sinh lý của nữ. Tuy
nhiên nhu cầu tình dục của nữ bền bỉ hơn nam và khơng kém phần nồng nhiệt, sâu
xa. Nữ thường bị động trong quan hệ tình dục. Vì gánh chịu những hậu quả trực
tiếp, nặng nề, nữ thường đắn đo, do dự, giữ gìn nhiều hơn. Tuy nhiên nữ dễ nhượng
bộ và nhiều khi khơng tránh khỏi hậu quả ngồi ý muốn [16].


10
Một mối quan hệ tình dục lành mạnh, an tồn là dựa trên sự chia sẻ giá trị và
có năm đặc tính: đó là sự đồng ý, khơng lợi dụng, chân thật, mang lại niềm khoái
lạc cho nhau và được bảo vệ chống lại sự có thai ngồi ý muốn và bệnh lây truyền
qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS [6].
Theo Tài liệu tập huấn cho giáo viên các trường phổ thông về giáo dục dân số,
SKSS vị thành niên thì quan hệ tình dục an tồn là nghệ thuật cùng lúc có 2 u
cầu: hưởng thụ tình dục mà vẫn tránh được hậu quả xấu. Muốn được thế phải tránh
cho tinh dịch nam hoặc dịch âm đạo của nữ xâm nhập vào cơ thể mình. Có 2 cách
để đạt được yêu cầu trên: một là không giao hợp mà vẫn đạt khối cảm bằng cách

H
P

vuốt ve, hơn hít, xoa bóp…hai là sử dụng bao cao su. Nhờ 2 biện pháp đó, khơng
những tránh được có thai ngồi ý muốn mà còn phòng tránh các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS [3].

1.1.7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây chủ yếu bằng cách tiếp xúc


U

trực tiếp với thân thể, đặc biệt là qua sinh hoạt tình dục. Bệnh có thể lây truyền giữa nam
với nam, nữ với nữ, nhưng chủ yếu gặp ở những người QHTD khác giới. Vì vậy nguyên

H

tắc điều trị là điều trị cho cả hai người vợ và chồng hoặc bạn tình [6].
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm các bệnh lây lan qua quan hệ
tình dục do các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus hay loại đơn bào) gây
ra. Các BLTQĐTD thường gặp là bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh viêm âm đạo do
trùng roi, viêm âm đạo do nấm, nhiễm Chlamydia sinh dục, bệnh hạ cam và viêm
gan B, nhiễm HIV/AIDS…
Các tác nhân gây các BLTQĐTD có thể gây tổn thương ở một hoặc nhiều hệ
thống các cơ quan của cơ thể. Như lậu cầu khuẩn gây viêm niệu đạo nên đôi khi đi
tiểu sẽ bị đái buốt, có mủ chảy từ trong niệu đạo…
Một trong những điều cần làm là phải phòng và điều trị tốt những bệnh lây
truyền qua đường tình dục vì chúng là cơ hội để lây nhiễm HIV/AIDS [16], [24].


11
Nguyên tắc cơ bản để phòng các BLTQĐTD là tránh tiếp xúc với dịch của cơ
thể đã nhiễm khuẩn (tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, máu) và tránh tiếp xúc với
dịch của cơ thể đã nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập qua âm đạo,
niệu đạo và miệng. Để không bị mắc các BLTQĐTD, cần thực hành tình dục an
tồn và lành mạnh [4].
1.1.8. Có thai và các biện pháp tránh thai
a. Có thai
Khi nam giới đưa dương vật cương cứng vào trong âm đạo của nữ giới, hàng
trăm triệu con tinh trùng sẽ trào theo tinh dịch ở dương vật vào đáy âm đạo. Tinh


H
P

trùng được phóng ra sẽ bơi từ âm đạo vào tử cung, lên ống dẫn trứng để tìm trứng.
Nếu ở ống trứng có một trứng đã chín có thể xảy ra thụ tinh. Mặc dù có hàng trăm,
hàng triệu tinh trùng được phóng ra nhưng chỉ có một tinh trùng có khả năng thụ
tinh cho trứng. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng vào làm tổ
trong lớp niêm mạc tử cung, nơi bào thai sẽ lớn lên. Nếu trứng khơng được thụ tinh

U

thì kinh nguyệt sẽ xảy ra bình thường.

Nữ giới đã có trứng chín thì có thể có thai nếu như có quan hệ tình dục với
nam giới, kể cả ngay lần đầu tiên [3].

H

b. Các biện pháp phòng tránh thai

Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm
ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường áp dụng là thuốc, hóa
chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản
tinh trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai. BPTT
giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình [6].
Hiện có rất nhiều biện pháp tránh thai như dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc
viên tránh thai, thuốc cấy tránh thai, triệt sản nam và nữ, thuốc diệt tinh trùng, tính
vịng kinh, xuất tinh ngồi âm đạo… Tuy nhiên chỉ có một vài phương pháp tránh
thai phù hợp với vị thành niên như thuốc uống tránh thai, bao cao su, viên tránh thai

khẩn cấp [16], [24].


12
Thuốc uống tránh thai kết hợp là biện pháp tránh thai tạm thời chứa 2 loại
hormone estrogen và progestin làm khơng phóng nỗn, làm đặc niêm dịch cổ tử
cung, làm cho tinh trùng khơng gặp được nỗn, ngăn cản khơng cho trứng đã thụ
tinh làm được tổ trong buồn tử cung. Nếu dùng đúng cách và liên tục, hiệu quả
tránh thai lên tới 97-99%, nhưng khơng giúp phịng tránh các BLTQĐTD. Viên
uống tránh thai thường thích hợp với vị thành niên ngay cả khi họ khơng giao hợp là
vì vị thành niên thường hay đau bụng kinh nhiều hơn phụ nữ thường, dùng thuốc
hàng ngày đúng cách thường ít đau bụng và kinh nguyệt đều hơn.
Bao cao su cho nam giới hoạt động theo nguyên tắc màng ngăn, ngăn cản

H
P

không cho tinh trùng di chuyển vào âm đạo, do đó không xảy ra hiện tượng thụ thai.
Bao cao su là biện pháp tránh thai có hiệu quả, an tồn, rẻ tiền, đồng thời là một
biện pháp phòng HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiều trung
tâm y tế và dân số phát miễn phí bao cao su hoặc bán với giá rẻ.

Viên uống tránh thai khẩn cấp là biện pháp tình thế dùng sau khi giao hợp

U

khơng dùng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai gặp sự cố. Tác
dụng của chủ yếu của thuốc là ức chế rụng trứng hoặc ngăn cản việc làm tổ của
trứng đã thụ tinh. Thuốc có tác dụng tới 98%, hiệu quả của viên tránh thai khẩn cấp


H

ít nhất là 75%, uống càng sớm kết quả càng cao. Tuy nhiên, không bao giờ được
dùng thường xuyên như các BPTT thơng thường vì hiệu quả thấp hơn và tác dụng
phụ, khó chịu lại nhiều hơn.

Phương pháp tránh thai bằng tính vịng kinh là phương pháp khơng khun
dùng cho vị thành niên vì vị thành niên thường kinh nguyệt chưa đều, bạn tình của họ
chưa chắc muốn phối hợp với họ để thực hiện phương pháp này, quan hệ bạn tình khi
còn trẻ tuổi chưa đủ ổn định, hoặc chưa đủ trách nhiệm và ý thức để phát triển sự hợp
tác và tin cậy cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả phương pháp này [16].
1.1.9. Phá thai
Phá thai là biện pháp dùng thuốc và các biện pháp y học để phá bỏ bào thai
còn trong bụng mẹ. Phá thai để lại hậu quả rất nghiêm trọng đặc biệt là tuổi vị thành


13
niên. Nguy cơ tai biến sau phá thai cao hơn do VTN khơng có kinh nghiệm trong
việc nhận định tình hình có thai của mình, thường cố lùi thời điểm phá thai, làm thai
to hơn. Tai biến do nạo phá thai có thể là nhiễm trùng, chấn thương trong quá trình
nạo phá thai, như thủng tử cung, băng huyết. Tai biến lâu dài có thể dẫn đến nguy
cơ có thai ngồi tử cung, nhiễm khuẩn đường sinh dục mãn tính và vô sinh [6].
1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của VTN trên thế giới
1.2.1. Kiến thức
Theo báo cáo của UNFPA ở một số nước như Bangladesk, Ấn Độ,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, SriLanka, Philippin…cho thấy kiến

H
P


thức của VTN về SKSS và tình dục là rất thấp.

Ở Campuchia chỉ 3/5 VTN nghe nói về BLTQĐTD, trong đó những người
tuổi từ 16-20 có kiến thức tốt hơn VTN từ 11-16 tuổi (45% và 25%). Nguy cơ lây
truyền các BLTQĐTD được VTN/TN kể nhiều nhất là QHTD với người bán dâm,
sau đó đến dùng chung bơm kim tiêm (67%), truyền máu (40%)…Có tới 85-100%

U

VTN/TN đã nghe về HIV/AIDS thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
(95,3%), từ bạn bè (39,8%), nhân viên y tế (32,4%), từ giáo viên chỉ có 8,5%.

H

Kiến thức về BPTT sử dụng từ cao (ở Maylaysia) đến rất thấp (Bangladesk,
Srilanka, Trung Quốc và Việt Nam). VTN/TN nam giới sử dụng BPTT chủ yếu là bao
cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, trong khi đó VTN/TN nữ lại là thuốc tránh thai. Tuy
nhiên, tỷ lệ biết sử dụng các BPTT trong số các VTN/TN cực kì thấp, chỉ từ 1-37%. Tỷ
lệ biết sử dụng thấp, đồng thời khơng biết tìm kiếm các BPTT ở đâu, cách phòng chống
như thế nào đã thúc đẩy nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn [51].
Một cuộc khảo sát trong 1 trường Đại học ở Trung Quốc với 1813 sinh viên từ
17-26 tuổi đã cho kết quả: 18% sinh viên không biết tên 1 BLTQĐTD, 38% khơng
kể tên được bất kỳ 1 cách phịng tránh BLTQĐTD nào [53].
Tại Iran, trong một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về SKSS trong
1385 nam giới từ 15-18 tuổi ở Tehran, có 17% nam giới có kiến thức đúng về thời


14
điểm có thể có thai trong chu kỳ kinh nguyệt, 42% VTN biết sử dụng BCS có thể
tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục [46].

Theo một báo cáo của Yasmeen Sabeeh Qazi tại hội nghị Mumbai, Ấn Độ
năm 2000, trong 1 nghiên cứu ở Parkistan trong 310 VTN/TN có 32% nam và 15%
nữ chưa hề nghe tới 1 BPTT nào. Đây là 1 vấn đề rất cần lưu ý vì VNT/TN nữ là
đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc mang thai lại có kiến thức khơng tốt
gấp đôi nam giới về BPTT. Biết cách sử dụng của BPTT bao gồm cả thuốc và bao
cao su ở VTN/TN cực kỳ thấp, chỉ có 5% ở cả nam và nữ [48].
1.2.2. Thái độ

H
P

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói về thái độ của vị thành niên/thanh
niên về tình dục và sức khỏe sinh sản. Về thái độ quan hệ tình dục trước hơn nhân
bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nền văn hóa khác nhau. Các nước phương Tây thường
có quan niệm cởi mở về tình dục và họ cho rằng tình dục là cách đề cập mang tính
tâm lý, xã hội, gắn tình dục với khối cảm. Cịn ở các nước Đơng Á và Đông Nam

U

Á do chịu ảnh hưởng nhiều của đạo phật và nho giáo nên coi tình dục là bản năng
thấp kém của con người, không dám bàn luận.

Thái độ của VTN/TN về quan hệ tình dục trong 1 nghiên cứu của Mohammadi

H

và các cộng sự tại Tehran, Iran có 55% nam VTN đồng ý khơng nên có quan hệ
tình dục trước hơn nhân [46].

Trong khi đó tại Trung Quốc, 1 cuộc khảo sát về thái độ của VTN/TN bỏ học

chưa kết hơn tại Trung Quốc đã chỉ ra có khoảng 60% VTN/TN có thái độ đồng ý
với việc quan hệ tình dục trước hơn nhân, nếu họ u nhau hoặc nếu muốn. Chỉ có
7-8% VTN/TN khơng đồng ý QHTD trước hơn nhân vì theo họ ở tuổi của mình nếu
có QHTD trước hôn nhân sẽ bị trừng phạt [52].
Tại Skilankan, một nghiên cứu của Kilinga Tudor Silva và Stephen Schensul
đã tìm ra sự khác biệt giữa thái độ giữa VTN/TN nam và nữ về quan điểm mất trinh
trước khi kết hơn là 1 việc vơ cùng nguy hiểm, có 76% nữ đồng tình với quan điểm
này trong khi ở nam là 67%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Cũng


15
trong nghiên cứu này, cùng với quan điểm có thể chấp nhận QHTD nếu không phá
bỏ trinh tiết của 1 cơ gái thì có tới 46% VTN/TN nam đồng ý, trong khi ở VTN/TN
nữ chỉ có 14% [48].
1.2.3. Hành vi
Ngày nay, quan hệ tình dục và tình dục khơng an toàn ở vị thành niên đang gia
tăng ở nhiều quốc gia. Theo kết quả điều tra nghiên cứu trường hợp của WHO ở các
nước đang phát triển đã chỉ ra những số liệu đáng để quan tâm. Như ở Hàn Quốc, có
tới 24% nam và 11% nữ trong trường cấp 2 đã có quan hệ tình dục. Trong số những
VTN có quan hệ tình dục, với đa số VTN nữ người QHTD đầu tiên là bạn trai,

H
P

người mà họ nghĩ sẽ đi đến hôn nhân, ngược lại với VTN nam, 1 điều rất đáng lo
lắng, đa số người QHTD đầu tiên của VTN nam là gái mại dâm, hoặc bạn tình bất
chợt. Ở Hàn Quốc, Thái Lan và Nepal hơn ½ nam giới đã quan hệ tình dục với gái
mại dâm. Một số lớn, VTN nam có mối quan hệ bạn tình đa dạng. 70% sinh viên nam
ở Hàn Quốc và 30% VTN/TN nam giới ở Thái Lan có nhiều hơn 2 bạn tình [40].


U

Ở Thái Lan, hoạt động tình dục ở nam giới phổ biến hơn ở nữ. Trong 1 nghiên
cứu ở 21 trường phổ thông cả trường tư và cơng lập, có 1/3 nam học sinh lớp 12 đã
từng có quan hệ tình dục. Một nghiên cứu khác trong trường học, 2/3 nam VTN

H

chưa kết hôn, tuổi từ 15-24 đã từng có QHTD [39]. Tuổi trung bình có quan hệ tình
dục lần đầu tiên trong các nghiên cứu đều chỉ là 18 tuổi ở nữ và 16 tuổi ở nam.
Nghiên cứu trường hợp của UNFPA tại Philippin cũng đã chỉ ra rằng quan hệ
tình dục ở VTN phần lớn là khơng an tồn, 90% nam VTN có quan hệ tình dục
khơng an tồn, 78% có QHTD với gái mại dâm không được bảo vệ [45].
Bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng trong cộng đồng nói
chung và trong nhóm tuổi VTN nói riêng. Từ năm 1991 đến năm 2000, tỷ lệ bệnh
nhân mắc các BLTQĐTD từ 12446 lên tới 28541, và từ 394 lên 976 vị thành niên ở
Hồng Kơng [41].
Quan hệ tình dục trước hôn nhân gia tăng kéo thai đến tỷ lệ nạo phá thai cũng
gia tăng nhanh chóng trong độ tuổi VTN. Ở một số quốc gia tại Châu Á như


×