Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.69 KB, 9 trang )

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trương Công Hiếu(1), Trần Thị Mai Liên(1), Nguyễn Thị Phương Thảo(1),
Lương Thị Bích Trang(1), Diệp Thị Bích Trâm(2), Nguyễn Văn Hòa(3)
(1)

Sinh viên lớp YHDP5 – ĐH Y Dược Huế

(2)

Sinh viên lớp Y6 – ĐH Y Dược Huế

(3)

Giảng viên Bộ môn Dịch tễ học, Khoa YTCC, ĐH Y Dược Huế

I. TÓM TẮT
Hoàn cảnh và mục đích: Sức khỏe sinh sản đang là một vấn đề trở nên cấp thiết đối
với xã hội nói chung và sức khỏe con người nói riêng, trong đó một khía cạnh hết sức
quan trọng là sức khỏe sinh sản vị thành niên. Trong những năm qua, nhiều chương
trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên đã được triển khai nhưng kết quả đạt
được vẫn chưa như mong muốn. Qua đó cho thấy đây là một trong những thách thức
nghiêm trọng đối với những nhà hoạch định chiến lược phát triển. Từ đó, chúng tôi tiến
hành thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản vị thành
niên của học sinh Trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Phương pháp nghiên
cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1434 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ công cụ được thiết kế bao gồm các câu hỏi về kiến thức, thái
độ, hành vi liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Phân tích hồi quy
tuyến tính xác định yếu tố liên quan. Kết quả: 13,0% có kiến thức tốt; 67,0% có thái độ
tốt và 73,2% có hành vi tốt về về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Có mối liên quan có ý


nghĩa thống kê giữa: kiến thức và khu vực,dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn của mẹ;
thái độ và giới tính; hành vi và khu vực, giới tính, thái độ. Kết luận: Đa phần các em có
kiến thức chưa đầy đủ về sức khỏe sinh sản (87,0%), vì vậy cần tăng cường các chương
trình, chính sách và phương tiện truyền thông để giúp cho các em nhận thức đầy đủ hơn.
Từ khóa: KAB, sức khỏe sinh sản, vị thành niên, học sinh trung học phổ thông
II. SUMMARY
Backgrounds and Aims: Reproductive health is an issue becoming imperative for society in
generally and human health in particularly, in which a very important aspect is reproductive
health of adolescents. Through the years, many programs of reproductive health care for
adolescents have been implemented but the results are still low. This indicates that this is one of


the serious challenges to the development strategy. Stemming from the above reasons, we
conducted to implement the study: “Knowledge, attitudes and behaviors about reproductive
health of adolescents of high school students at the Thua Thien Hue province. Methods: A
cross-sectional survey on 1434 high school students in the province of Thua Thien Hue. A
structured interview included questions about knowledge, attitudes and behaviors (KAB) of
adolescents in relation to reproductive health care. A linear regression model was used for
exploring the potential factors and controlling confounding. Results: 13.0% have good
knowledge, 67.0% have good attitudes and 73.2% have good behaviors. There were significant
relationships between knowledge and region, ethnic, religion, mother’s education level;
attitudes and gender; behaviors and region, gender, attitudes. Conclusions: The most of student
have knowledge is not fully about health productive (87.0%). Therefore, need to strengthen the
program, policy and media to help them fully aware. Key words: KAB, reproductive health,
adolescents, high school students.
III. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe sinh sản đang là một vấn đề trở nên cấp thiết đối với xã hội nói chung và sức
khỏe con người nói riêng, trong đó một khía cạnh hết sức quan trọng là sức khỏe sinh
sản vị thành niên. Ở lứa tuổi này cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt tâm sinh lý
cùng với kiến thức, thái độ và hành vi chưa đúng về sức khỏe sinh sản có thể dẫn tới

nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế-xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái vị thành niên cao.
Ở các nước đang phát triển số ca nạo phá thai không an toàn trong độ tuổi từ 15-19 là
khoảng 3 triệu ca (2008) [10]. Tại Việt Nam năm 2012 có 11,2% vị thành niên quan hệ
tình dục nhưng chỉ 33,9% sử dụng biện pháp tránh thai và tỉ lệ nạo phá thai vẫn còn cao
so với thế giới (20%) [1] [2] [3]. Riêng tại thành phố Huế, theo một nghiên cứu tại
trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng năm 2014 cho thấy: 74,1% học sinh các kiến
thức chung chưa tốt về sức khỏe sinh sản [4]. Từ những lý do trên cũng như để có bằng
chứng khoa học quan trọng làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương trình
liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng và Việt Nam nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi về
sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh Trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên
Huế” với hai mục tiêu:


1. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh
Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên của học
sinh Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các trường Trung học phổ thông tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành 3 khu vực: khu vực 1 (KV1: thuộc vùng dân tộc
và miền núi; vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 theo quy
định hiện hành); Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT: các địa phương không thuộc KV1,
KV2, KV3); khu vực 2 (KV2: thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, huyện ngoại thành của
thành phố trực thuộc trung ương trừ các xã thuộc KV1).

Tại mỗi khu vực lập danh sách các trường Trung học phổ thông, cụ thể KV1 có 10
trường, KV2-NT có 11 trường, KV2 có 17 trường. Sau đó chọn ngẫu nhiên 2 trường ở
mỗi khu vực, mỗi trường chọn ngẫu nhiên 2 lớp từ mỗi khối 10,11,12 và đưa tất cả học
sinh trong mỗi lớp vào mẫu nghiên cứu. Cỡ mẫu cuối cùng là 1434 học sinh.
3.3. Thu thập và phân tích số liệu
Thu thập số liệu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn (đã được điều tra thử) để các em học sinh
tự điền.
Kiến thức: đánh giá theo điểm số được cho ở mỗi ý của câu hỏi dựa trên trọng số từng
ý. Kết quả đánh giá cho từng câu dựa trên tổng số điểm đạt được của từng câu. Kết quả
ở phần kiến thức chung tốt khi đạt từ 2/3 tổng số điểm (39 điểm); còn lại là chưa tốt.
Thái độ: chấm điểm dựa theo thang điểm Likert 5 mức độ. Kết quả thái độ chung tốt
khi số điểm đạt được trên 2/3 tổng số điểm (55 điểm), còn lại chưa tốt. Hành vi: đánh
giá theo điểm số được cho ở mỗi câu. Kết quả đánh giá chung cho hành vi tốt khi đạt từ
2/3 tổng số điểm (6 điểm).
3.4. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 11.5, kết quả được mô tả bằng bảng phân phối
tần suất, tỷ lệ; phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan.


3.5. Đạo đức trong nghiên cứu: Được sự đồng ý của Ban giám hiệu cũng như các em
học sinh THPT thì chúng tôi phát phiếu phỏng vấn. Mọi thông tin thu thập được sẽ
được giữ bí mật và sử dụng cho duy nhất mục đích nghiên cứu.
V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1.Đặc điểm chung
Học sinh chủ yếu thuộc dân tộc Kinh (97,1%); tỷ lệ nam giới và nữ giới lần lượt là 41,2%,
58,8%; không theo tôn giáo nào chiếm tỷ lệ cao nhất 56,8%. Phần lớn học sinh có nhiều hơn
2 anh, chị, em trong gia đình và hơn 1/3 là con đầu. Chủ yếu gia đình có kinh tế trung bìnhkhá (85,5%). Đa số cha, mẹ có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên lần lượt là
37,1%, 31,4%. Có sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm nghề của cha mẹ học sinh,
trong đó tỷ lệ cha làm nông-lâm-ngư nghiệp cao nhất 46,1% và tỷ lệ mẹ làm nghề buôn bán
34,9%. Mẹ là người thường xuyên ở nhà hơn cha (78,0%). Về tình trạng hôn nhân của cha
mẹ: 93,0% đang sống cùng nhau. Các em chủ yếu sống với cả cha và mẹ (86,9%).

4.2. Kiến thức về sức khỏe sinh sản
4.2.1. Kiến thức về dấu hiệu dậy thì, nội dung sức khỏe sinh sản, khả năng mang
thai, biện pháp tránh thai, tác hại nạo phá thai và nơi phá thai an toàn
Bảng 1: Kiến thức về dấu hiệu dậy thì, nội dung sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai,
biện pháp tránh thai, tác hại nạo phá thai và nơi phá thai an toàn
Kiến thức
Hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì
Hiểu biết về nội dung sức khỏe sinh sản
Nguyên nhân gây ra có thai
Thời điểm dễ có thai khi quan hệ tình
dục
Dấu hiệu có thai
Biện pháp tránh thai

Biến chứng nạo phá thai

Cơ sở nạo phá thai an toàn

Tốt
Chưa tốt
Tốt
Chưa tốt
Biết đúng
Không biết
Biết đúng
Không biết
Biết ≥ 5 dấu hiệu
Biết < 5 dấu hiệu
Biết ≥4 biện pháp
Biết <4 biện pháp

Biết ≥ 5 biến
chứng
Biết < 5 biến
chứng
Tốt
Chưa tốt

n
483
951
470
964
983
451
467
967
429
1005
268
1166

%
33,7
66,3
32,8
67,2
68,5
31,5
32,6
67,4

29,9
70,1
18,7
81,3

390

27,2

1044

72,8

714
720

49,8
50,2


Hiểu biết tốt về các dấu hiệu tuổi dậy thì chỉ có 33,7%. Kết quả này thấp hơn nghiên
cứu của Nguyễn Thị Tuyền năm 2014 (43,7%) [4]. Có 42,1% học sinh không chia sẻ
với ai khi có các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Vì vậy, cần đẩy mạnh thay đổi nhận thức,
đặc biệt là cha mẹ nên quan tâm hơn để các em chủ động tâm sự về các vấn đề này. Có
68,5% hiểu biết đúng về nguyên nhân có thai, nhưng chỉ 32,6% hiểu biết đúng về thời
điểm có thai. Kết quả nghiên cứu về thời điểm dễ thụ thai cao hơn kết quả của Bộ Y tế
(27,8%) và cũng cao hơn trong báo cáo điều tra ban đầu chương trình RHIYA VN
(29,3%) [5] [6]. Qua đó, cho thấy vẫn cần trang bị những kiến thức cho các em, đặc biệt
là nữ vì nếu không biết hoặc biết sai về nguyên nhân và thời điểm có thai sẽ vô cùng
khó khăn trong việc phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Phần lớn các học sinh kể được các biện pháp tránh thai (BPTT) (73,8%) và bao cao su
được nhắc đến nhiều nhất (88,8%). Trong số kể được có 18,7% biết 3 biện pháp trở lên.
Tỷ lệ này thấp hơn kết quả Nguyễn Thị Tuyền năm 2014 [4]. Sự khác biệt này có thể do
cách khảo sát thông tin của chúng tôi khác với nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng câu
hỏi tự điền và khảo sát trên toàn tỉnh thay vì câu hỏi có nhiều sự lựa chọn và chỉ khảo
sát tại một trường. Ngoài ra, còn có 72,8% có kiến thức chưa đầy đủ về sự nguy hiểm
của nạo phá thai.
4.2.2. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Bảng 2: Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Kiến thức
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dấu hiệu các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục
Biện pháp phòng tránh các bệnh lây
truyền qua đường tình dục
Dấu hiệu cho biết một người nhiễm
HIV
Các đường lây nhiễm HIV/AIDS

Biết ≥ 5 bệnh
Biết < 5 bệnh
Biết ≥ 2 dấu hiệu
Biết < 2 dấu hiệu

n
160
1274
300
1134


%
11,2
88,8
20.9
79,1

Biết ≥ 2 biện pháp
Biết < 2 biện pháp

749
685

52,2
47,8

Biết ≥ 2 dấu hiệu
Biết < 2 dấu hiệu

897
537

62,6
37,4

Tốt
1032
72
Chưa tốt
402
28

Cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS
Biết ≥ 2 biện pháp
902
62,9
Biết < 2 biện pháp
532
37,1
Chỉ có 11,2% biết từ 5 bệnh lây truyền qua đường tình dục trở lên, trong đó HIV/AIDS
chiếm tỷ lệ cao nhất (91,6%). Bên cạnh đó, tỷ lệ hiểu biết về các dấu hiệu khi nhiễm
bệnh còn thấp (20,9%), tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Tuyền [4]. Mặc dù tỷ


lệ biết về các bệnh và dấu hiệu của bệnh thấp nhưng khi được hỏi đến biện pháp phòng
tránh thì tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt tương đối cao (52,2%). Có 62,6% biết về dấu
hiệu HIV/AIDS và biết đúng về các đường lây truyền, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao
cho rằng HIV lây qua bắt tay, ôm hôn người mắc bệnh (8,7%), muỗi đốt (28,0%). Do
đó, cần phải tác động vào nhóm có hiểu biết chưa đúng để tránh sự kỳ thị đối với những
người nhiễm HIV.
Kiến thức chung tốt về vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) rất thấp chỉ chiếm 13,0%, so
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyền tại thành phố Huế năm 2014 thì kết quả của
chúng tôi thấp hơn (25,9%) [4]. Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch giữa ba khu vực
nghiên cứu (KV1: 12,1%, KV2-NT: 5,8%, KV2: 21,0%). Điều này cho thấy mặc dù các
phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về vấn đề này như sách báo
(63,7%); đài, tivi, internet (62,7%) và nhà trường (59,8%) nhưng sự tiếp thu hay nghe
nhìn của học sinh vẫn còn ở mức chưa cao và hầu hết thiếu hụt kiến thức về SKSS.
Đồng thời hiệu quả của chương trình này giữa 3 khu vực có sự khác nhau vì vậy cần mở
rộng gói dịch vụ sức khỏe thân thiện, kết hợp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cho vị
thành niên một cách toàn diện để đạt hiệu quả cao nhất.
4.2.Thái độ về sức khỏe sinh sản.
Phần lớn các em có thái độ tích cực trong vấn đề SKSS (67,0%), điều đó thể hiện qua

những vấn đề sau đây:
Về QHTD trước hôn nhân, đa số có thái độ không đồng ý (51,6%), tuy nhiên vẫn có
một tỷ lệ nhỏ (21,7%) đồng ý với các lý do được trình bày theo mức độ đồng ý như sau:
Biểu đồ 1: Mức độ đồng ý với vấn đề QHTD trước hôn nhân
Có đến 2/3 không đồng ý QHTD trước hôn nhân “với người mình thích”, “người mình
quen”, “để sinh con cái là chủ yếu” hay là “để thắt chặt thêm tình yêu” và 2/3 khác chỉ đồng
ý khi đã kết hôn. Qua đó cho thấy, dù ở tuổi vị thành niên nhưng các em đã có cách nhìn
đúng đắn về vấn đề này.
Về xem phim ảnh có nội dung tình dục, tỷ lệ thái độ đúng khá thấp (17,0%), kết quả này
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyền [4]. Có 61,2% học sinh nghĩ rằng trinh tiết là
rất quan trọng, còn 17,7% không có ý kiến, thậm chí cho rằng không quan trọng. Điều này
có thể được lý giải: quan điểm phương Đông là coi trọng trinh tiết người phụ nữ, nên phần
lớn các em nghĩ đây là một vấn đề quan trọng là điều hợp lý, mặt khác gần đây chúng ta


chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà nền văn hóa này lại có cái nhìn cởi mở về tình
dục nên một bộ phận nhỏ cho rằng trinh tiết không còn là điều quan trọng [7].
4.3 Hành vi về sức khỏe sinh sản
Bảng 3: Hành vi về sức khỏe sinh sản
Hành vi
n
%
Đã có người yêu
445
30,9
Đã QHTD
47
3,3
Có sử dụng BPTT
25

53,2
Chia sẻ về dấu hiệu tuổi dậy thì
830
57,9
Có 445/1434 học sinh có người yêu, trong đó nam có người yêu nhiều hơn nữ là 8,2. Kết quả về
hành vi có người yêu cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường năm 2014, nó phần nào phản
ánh tình trạng yêu sớm của học sinh hiện nay [8]. Trong 47 (3,3%) học sinh đã QHTD thì có 32
(68,1%) học sinh nam và 15 (31,9%) học sinh nữ; tuổi có người yêu trung bình là 14,74±2,57; tuổi
QHTD lần đầu tiên trung bình là 14,32 ± 3,22. Hiện nay, QHTD trước hôn nhân là vấn đề đáng
được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển bởi nó ngày càng
tăng, tuổi QHTD lần đầu tiên ngày càng trẻ. Theo số liệu của các nước phát triển thì khoảng 40-50%
thiếu nữ đã có QHTD lần đầu tiên ở tuổi 17; Philippin và Thái Lan là 50-70% [9].
Trong 47 học sinh đã QHTD thì có 61,7% sử dụng BPTT, biện pháp được sử dụng nhiểu nhất
là bao cao su (92,0%). Bên cạnh đó còn 38,3% không sử dụng với các lí do: không biết mua ở
đâu (45,0%), xấu hổ không dám mua (45,0%). Kết quả về việc không sử dụng các BPTT của
chúng tôi cao gần gấp đôi so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (18,2%) [6]. Vì vậy,
cần tăng cường việc giáo dục tuyên truyền tác hại của QHTD trước hôn nhân và mang thai
ngoài ý muốn cũng như nâng cao khả năng tiếp cận của học sinh với các điểm cung cấp
BPTT.
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng.
4.3.1. Ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố liên quan với kiến thức
Bảng 4: Phân tích đa biến tuyến tính về ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố liên
quan với kiến thức SKSS (n=1434)
Yếu tố
Hệ số hồi quy (β)
Ý nghĩa thống kê (p)
Khu vực
0,039
0,002
Dân tộc

-0,109
0,042
Tôn giáo
- 0,040
0,017
TĐHV mẹ
0,114
0,000
Điểm kiến thức SKSS = - 0,116 + 0,039 (khu vực) – 0,109 (dân tộc) – 0,040 (tôn giáo)
+ 0,114 (TĐHV mẹ).


Khu vực, dân tộc, tôn giáo và TĐHV mẹ là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức SKSS của
đối tượng (p<0,05). Điều này chứng tỏ khi xét riêng lẻ từng vấn đề thì các yếu tố có thể
ảnh hưởng khác nhau hoặc không ảnh hưởng đến kiến thức SKSS, nhưng chúng có thể
phối hợp với nhau và cùng ảnh hưởng đến kiến thức của đối tượng.
4.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan với thái độ
Bảng 5: Phân tích đa biến tuyến tính về ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố liên
quan với thái độ SKSS (n=1434)
Yếu tố
Hệ số hồi quy (β)
Giới tính
- 0,208
Điểm thái độ SKSS = 1,429 – 0,208 (giới tính)

Ý nghĩa thống kê (p)
0,000

Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ SKSS của học sinh (p<0,05)
4.3.3. Ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố liên quan với hành vi

Bảng 6: Phân tích đa biến tuyến tính về ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố liên
quan với hành vi SKSS (n=1434)
Yếu tố
Hệ số hồi quy (β)
Ý nghĩa thống kê (p)
Khu vực
- 0,044
0,004
Giới tính
- 0,354
0,000
Thái độ
0,104
0,000
Điểm hành vi SKSS = 2,003 – 0,044 (khu vực) – 0,354 (giới tính) + 0,104 (thái độ)
Khu vực và giới tính cũng như thái độ là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi SKSS của học
sinh (p<0,05). Điều này chứng tỏ khi xét riêng lẻ từng vấn đề thì các yếu tố có thể ảnh
hưởng khác nhau hoặc không ảnh hưởng đến hành vi SKSS, nhưng chúng có thể phối
hợp với nhau và cùng ảnh hưởng đến vấn đề. Như vậy, khi tác động can thiệp vào hành
vi, chúng ta không nên xem xét riêng rẽ từng vấn đề mà phải xem xét tổng thể các yếu
tố liên quan, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp có hiệu quả.
VI. KẾT LUẬN
5.1. Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản
- 13,0% học sinh có kiến thức tốt
- 67,0% học sinh có thái độ tốt
- 73,2% học sinh có hành vi tốt
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản
- Khu vực, dân tộc, tôn giáo cùng phối hợp với trình độ học vấn của mẹ ảnh hưởng đến
kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh.
- Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ SKSS của học sinh.



- Khu vực và giới tính cùng phối hợp với nhau ảnh hưởng đến hành vi về sức khỏe sinh
sản của học sinh.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009), Báo động tình trạng tuổi vị thành niên có thai, Hướng dẫn quốc gia về các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr.15-25
2. Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện
công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2010 và triển khai nhiệm vụ 2011, tr 3-4.
3. Bộ Y Tế (2009), Cẩm nang về truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên/thanh niên, số 5, tr 7-8.
4. Nguyễn Thị Tuyền (2014), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản
của học sinh trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng, thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp
Bác Y học Dự phòng, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Bộ Y tế (2005), Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội tr
42,52.
6. Liên minh Châu Âu/ Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2005), Báo cáo điều tra ban đầu chương
trình RHIYA VN, Hà Nội, tr 28,43,72-74.
7. Bùi Thị Hồng Thái, “Thái độ xã hội với trinh tiết của người phụ nữ-nhìn từ góc độ giới”
8. Nguyễn Văn Trường. (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ,
hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên,
Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y khoa – Đại học Thái Nguyên.
9. Tạp chí Dân số & phát triển (4/2003), Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thanh thiếu
niên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tr 37.
10. WHO (2011), Guideing prevent early pregnancy and low outputs in the reproductive
health of adolescents in developing countries, WHO, Geneva




×