Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hành vi tình dục không an toàn của nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên quan tại thành phố cần thơ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÝ ANH HUY

HÀNH VI TÌNH DỤC KHƠNG AN TỒN

H
P

CỦA NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÝ ANH HUY

HÀNH VI TÌNH DỤC KHƠNG AN TỒN


H
P

CỦA NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

PGS. TS. DƯƠNG MINH ĐỨC
TS. BS. TRẦN NGỌC QUẾ

HÀ NỘI, 2022


i

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v

TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4

H
P

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ................................................4
1.2. Khái niệm chung về nam quan hệ tình dục đồng giới .........................................5
1.3. Hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới .................7
1.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình

U

dục đồng giới .............................................................................................................10
1.5. Giới thiệu tóm tắt nghiên cứu và bộ số liệu thứ cấp điều tra giám sát trọng điểm
HIV lồng ghép hành vi ..............................................................................................18

H

1.6. Khung lý thuyết ..................................................................................................21
Chương 2 ...................................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................22
2.1. Mô tả bộ số liệu gốc ...........................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn.....................................................23
Chương 3 ...................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................28
3.1. Mơ tả thực trạng hành vi tình dục khơng an toàn của MSM tại thành phố Cần
Thơ năm 2021 ...........................................................................................................28

3.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn của MSM tại thành
phố Cần Thơ năm 2021 .............................................................................................33
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................45


ii

BÀN LUẬN ..............................................................................................................45
KẾT LUẬN ...............................................................................................................63
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65
Phụ lục 1 ....................................................................................................................71
CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................................71
Phụ lục 2 ....................................................................................................................74
Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng .............................................................................74
Phụ lục 3 ....................................................................................................................82
Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cơng tác phịng, chống HIV tại CDC ....82

H
P

Phụ lục 4 ....................................................................................................................84
Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng nhóm đồng đẳng viên MSM ...............................84
Phụ lục 5 ....................................................................................................................86
Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ...........................86
Phụ lục 6 ....................................................................................................................88

U

Kết quả chọn mẫu nhóm MSM .................................................................................88

Phụ lục 7 ....................................................................................................................91
Danh sách tụ điểm được lựa chọn .............................................................................91

H

Phụ lục 8 ....................................................................................................................94
Kế hoạch tiến độ thực hiện nghiên cứu .....................................................................94
Phụ lục 9 ....................................................................................................................95
Đơn xin phép sử dụng số liệu thứ cấp .......................................................................95
Phụ lục 10 ..................................................................................................................96
Giấy chứng nhận chấp thuận của hội đồng đạo đức cơ sở của nghiên cứu gốc .......96


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS :

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm vi rút HIV

ARV:

Antiretroviral - Thuốc kháng HIV

BCS :

Bao cao su

CBO:


Tổ chức dựa vào cộng đồng

CDC:

Centers for Disease Control - Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật

Chemsex:

Sử dụng chất khi quan hệ tình dục

ĐĐV:

Đồng đẳng viên

ĐTNC :

Đối tượng nghiên cứu

HIV :

Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

HSS+:

HIV sentinel surveillance plus, refer to HIV integrated bio-behavioral

H
P


surveillance - Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi
IBBS:

Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học

MSM:

Men who have sex with men - Nam quan hệ tình dục đồng giới

MXH:

Mạng xã hội

NCMT:

Nghiện chích ma túy

PrEP:

Pre-Exposure Prophylaxis - Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

PNBD:

Phụ nữ bán dâm

PVS:

Phỏng vấn sâu

QHTD :


Quan hệ tình dục

STIs :

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thơng

UNAIDS :

Joint United Nations Programme on HIV/AIDS - Chương trình phối

U

H

hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
WHO :

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của nam quan hệ tình dục đồng giới ................28
Bảng 3.2. Các hành vi nguy cơ đã từng có và kết quả xét nghiệm HIV/giang mai của
nam quan hệ tình dục đồng giới ................................................................................29
Bảng 3.3. Loại chất gây nghiện/chất kích thích nhóm nam quan hệ tình dục đồng
giới đã từng sử dụng ..................................................................................................30
Bảng 3.4. Các chất kích thích hoặc tăng hưng phấn ở nam quan hệ tình dục đồng
giới đã từng sử dụng ngay trước hoặc trong khi quan hệ tình dục qua đường hậu
mơn ............................................................................................................................31

H
P

Bảng 3.5. Các ứng dụng hẹn hị/mạng xã hội nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
sử dụng trong 1 tháng qua .........................................................................................31
Bảng 3.6. Tiếp cận dịch vụ về chương trình HIV của nam quan hệ tình dục đồng
giới.............................................................................................................................32
Bảng 3.7. Các khó khăn, gián đoạn trong tiếp cận sử dụng các dịch vụ HIV trong

U

dịch COVID-19 của nam quan hệ tình dục đồng giới ..............................................32
Bảng 3.8. Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với hành vi tình dục khơng an
tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới .................................................................34

H

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hành vi nguy cơ đã từng có với hành vi tình dục
khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới ..................................................35

Bảng 3.10. Liên quan giữa yếu tố tiếp cận các chương trình HIV đến hành vi tình
dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới ...........................................41


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Hành vi tình dục khơng an tồn của MSM (n=224) ............................33

H
P

H

U


vi

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Quan hệ tình dục khơng an tồn ở nam quan hệ tình dục đồng giới là nguyên
nhân dẫn đến lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm đe dọa
đối với sức khỏe con người và cộng đồng. Tại thành phố Cần Thơ tỷ lệ hiện nhiễm
HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng nhanh, năm 2015 là 8,0%,
đến năm 2020 là 23,0%. Tỷ lệ nhiễm giang mai của nam quan hệ tình dục đồng giới
cũng tăng từ 6,3% (2018) lên 22,0% (2020) do liên quan đến hành vi tình dục
khơng an tồn như quan hệ tình dục qua đường hậu mơn khơng sử dụng bao cao su.
Nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các khuyến nghị, can thiệp kịp thời để làm

H

P

giảm hành vi tình dục khơng an tồn ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Cần Thơ,
chúng tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hành vi tình dục khơng an
tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên quan tại thành
phố Cần Thơ năm 2021” là thực sự cần thiết. Phân tích 224 đối tượng nam quan
hệ tình dục đồng giới bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ nam quan hệ tình

U

dục đồng giới có hành vi tình dục khơng an tồn là 64,7%. Một số yếu tố liên quan
đến hành vi tình dục khơng an tồn ở nam quan hệ tình dục đồng giới là trình độ
học vấn thấp (OR 2,1, KTC95%:1,01-4,43); có quan hệ tình dục tập thể (OR 2,8,

H

KTC95%:1,02-7,66); có sử dụng chất kích thích/chất gây nghiện (OR 2,
KTC95%:1,11-3,78); có hành vi tìm kiếm bạn tình qua mạng xã hội (OR 1,8,
KTC95%:1,01-3,31). Ngồi ra, cịn có một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình
dục khơng an tồn ở nam quan hệ tình dục đồng giới như gia đình, bạn bè, bạn tình,
tiếp cận các dịch vụ HIV và ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khuyến nghị: Trong
thời gian tới cần tập trung truyền thơng trực tiếp trên nhóm tuổi từ 16-25 kiến thức
về giới tính, tình dục an tồn, kiến thức về HIV; mở rộng mơ hình truyền thơng trên
các ứng dụng mạng xã hội dành riêng cho nam quan hệ tình dục đồng giới; tăng
cường phân phát bao cao su, chất bơi trơn miễn phí; tổ chức các buổi tọa đàm, giới
thiệu người đồng tính, song tính và chuyển giới giúp gia đình, xã hội hiểu biết, chấp
nhận và khơng kỳ thị với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới khơng an tồn ở nhóm nam quan hệ tình
dục đồng giới (MSM) là nguyên nhân dẫn đến lây truyền HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STIs) làm đe dọa đối với sức khỏe con người và cộng
đồng (1). Mặc dù, đã có nhiều giải pháp được được đưa ra để kiểm soát và khống
chế nhưng việc lây truyền qua đường quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục
khơng dùng bao cao su (BCS) vẫn là chủ yếu. Nhiều năm qua tỷ lệ nhiễm HIV/STIs
trong nhóm nguy cơ cao là phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam nghiện chích ma túy
(NCMT) đang giảm nhưng nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng rất nhanh (2)
do liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn như quan hệ tình dục qua đường

H
P

hậu mơn khơng sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục tập thể, quan hệ tình dục với
nhiều bạn tình, quan hệ tình dục có sử dụng chất kích thích/gây nghiện (3).
Tại Việt Nam, năm 2019 có hơn 200.000 người nhiễm HIV cịn sống, trong
đó nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 47% trong tổng số người nhiễm HIV phát
hiện mới trong năm 2019 (4). Qua số liệu giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành

U

vi (HSS+) thực hiện ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Cần Thơ tỷ lệ hiện nhiễm
HIV tăng nhanh: năm 2015 là 8,0%, năm 2017 là 22,7% và năm 2020 là 23,0%. Tỷ
lệ nhiễm giang mai tăng từ 6,3% (2018), 19,3% (2019) và 22,0% (2020); tỷ lệ sử

H

dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất qua đường hậu mơn với bạn

tình nam chiếm 70,0% (2018) và 67,0% (2020); tỷ lệ quan hệ tình dục tập thể tăng
từ 4,0 % năm 2018 lên 6,7% năm 2020; tỷ lệ nhận bao cao su miễn phí trong vịng
6 tháng qua giảm từ 59,4% (2018) xuống 44,7% (2020); tỷ lệ nhận chất bơi trơn
miễn phí trong 6 tháng qua giảm 56,5% năm 2018 xuống 42,7% năm 2020 (5).
Một số yếu tố liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn ở nam quan hệ
tình dục đồng giới như việc sử dụng các chất ma túy, chất kích thích, tiếp cận sử
dụng dịch vụ chương trình dự phịng HIV, quan hệ tình dục tập thể, số bạn tình, tìm
kiếm bạn tình trên mạng xã hội (MXH)…(3). Nghiên cứu tại Hà Nội (2014) cho
thấy nam quan hệ tình dục đồng giới tìm bạn tình trên mạng internet có hành vi tình
dục khơng an tồn cao hơn gần 5 lần đối với các nam quan hệ tình dục đồng giới
cịn lại; MSM khơng được tư vấn về an tồn tình dục trong một năm qua thì nguy


2

cơ quan hệ tình dục khơng an tồn cao gấp 2,0 lần so với nam quan hệ tình dục
đồng giới được tư vấn (6).
Cần Thơ là một trong số tỉnh/thành phố trọng điểm về nhiễm HIV của cả
nước, nên nhiều năm nay được chọn triển khai giám sát trọng điểm HIV lồng ghép
hành vi ở các nhóm nguy cơ cao (phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy và nam
quan hệ tình dục đồng giới) dưới sự hỗ trợ từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y
tế. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021, Cần Thơ đã triển khai thực hiện và hoàn
thành thu thập số liệu giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi ở nam quan hệ
tình dục đồng giới, đây là bộ dữ liệu có tương đối đầy đủ và đảm bảo chất lượng,
nhưng hiện tại số liệu chỉ đo lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV/giang mai và chiều hướng

H
P

dịch, theo dõi hành vi và độ bao phủ các dịch vụ dự phòng, nhưng chưa phân tích

sâu về hành vi tình dục khơng an tồn và các yếu tố tác động đến hành vi này dẫn
đến việc lây nhiễm HIV/STIs ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Từ những thực
trạng trên và được sự chấp thuận của Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(CDC) thành phố Cần Thơ về việc sử dụng bộ số liệu giám sát trọng điểm HIV lồng

U

ghép hành vi năm 2021 ở nam quan hệ tình dục đồng giới chúng tơi tiến hành phân
tích bộ số liệu gốc để tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra khuyến nghị nhằm can
thiệp kịp thời về thực trạng hành vi tình dục khơng an tồn ở nam quan hệ tình dục

H

đồng giới tại Cần Thơ, do đó chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hành vi tình
dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên
quan tại thành phố Cần Thơ năm 2021”. Nghiên cứu giúp chúng ta xây dựng kế
hoạch và các biện pháp dự phịng phù hợp, có hiệu quả nhằm giảm các hành vi tình
dục khơng an tồn và giảm lây nhiễm HIV/STIs ở nam quan hệ tình dục đồng giới.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục
đồng giới tại thành phố Cần Thơ năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn của
nam quan hệ tình dục đồng giới tại thành phố Cần Thơ năm 2021.

H
P


H

U


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
Hành vi quan hệ tình dục khơng an tồn là việc quan hệ tình dục giữa một
người với một bạn tình có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qu đường tình
dục mà khơng có các biện pháp bảo vệ (7).
Không thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là việc
khơng sử dụng bao cao su từ khi bắt đầu đến khi kết thúc ở tất cả các lần quan hệ
tình dục (8).

H
P

Hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm HIV là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV
như quan hệ tình dục khơng an tồn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi
khác dễ làm lây nhiễm HIV (9).

Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi (HSS+) là việc thu thập
thơng tin liên tục, có hệ thống các câu hỏi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các

U


nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV để theo dõi tỷ lệ và
chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế
hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống
HIV/AIDS (10).

H

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được viết tắt của cụm từ PreExposure Prophylaxis, có nghĩa là điều trị dự phịng trước phơi nhiễm. PrEP giúp
phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc
tác sinh học (enzim) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao vi rút mới. PrEP là
sự kết hợp của 2 loại dược phẩm thuốc kháng vi rút HIV (ARV) là Tenofovir
disoproxil fumarate (TDF) 300 mg và Emtricitabine (FTC) 200 mg trong một viên
nén với liều dùng mỗi ngày một viên (11). PrEP rất an tồn, khơng có tác dụng phụ
chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu,
như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Một số người có thể
chóng mặt hoặc đau đầu. Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hay
vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP. Đặc biệt,


5

phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai
và cho con bú (11).
Nhóm nguy cơ cao là nhóm người có khả năng phơi nhiễm hay lây truyền
HIV cao hơn. Trong hầu hết trường hợp, nhóm MSM, người chuyển giới, người
tiêm chích, người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ là những nhóm có nguy
cơ phơi nhiễm HIV cao hơn những nhóm khác (11).
Sử dụng chất khi quan hệ tình dục (Chemsex) là cụm từ chỉ việc sử dụng
có chủ ý các chất hóa học thường là các chất ma túy kích thích trong hoạt động tình
dục, chủ yếu ở nhóm MSM nhằm tăng sự tự tin trong quan hệ tình dục, tăng khối

cảm tình dục, có thể quan hệ tình dục với thời gian dài hơn và với nhiều bạn tình

H
P

hơn. Các chất được sử dụng ngay trước hoặc trong lúc quan hệ tình dục (12).
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng
người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và
trao đổi thơng tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân,
diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các

U

hình thức dịch vụ tương tự khác.. Một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như
Facebook, Zalo, Youtube, Instagram,...(13).

1.2. Khái niệm chung về nam quan hệ tình dục đồng giới

H

1.2.1. Định nghĩa nam quan hệ tình dục đồng giới
Thuật ngữ “Nam có quan hệ tình dục đồng giới - MSM” được định nghĩa là
những nam giới có quan hệ tình dục với nam giới hay có trải nghiệm về hấp dẫn
tình dục với người nam cùng giới khác. Thuật ngữ này mô tả một hiện tượng thuộc
về hành vi hơn là một nhóm người cụ thể. Cụm từ này thường được dùng nhiều hơn
trong khung cảnh liên quan đến HIV, mơ tả một hành vi có nguy cơ hơn là mơ tả
khuynh hướng tình dục của cá nhân. Những người nam có quan hệ tình dục đồng
giới khơng chỉ bao gồm những người tự nhận là người đồng tính (gay) và người
lưỡng tính (bi-sexual), mà cịn bao gồm cả những người đàn ơng tự nhận là dị tính
(heterosexual) nhưng có quan hệ tình dục cùng giới (14). Một số người nam có

quan hệ tình dục với nam nhưng lại trong mối quan hệ tình cảm hay hơn nhân với


6

người nữ. Có người nam bán dâm cho nam giới, mặc dù xu hướng tính dục của họ
khơng thấy hấp dẫn với nam giới (15).
1.2.2. Phân loại nam quan hệ tình dục đồng giới
Có thể phân loại MSM theo nhiều cách dưới đây:
- Theo đặc tính tình dục (đồng tính nam (gay), đồng tính (homosexual), tình
dục khác giới (Heterosexual); tình dục cả hai giới (Bisexual), chuyển đổi giới tính
hoặc những khái niệm tương tự mà không quan tâm đến hành vi tình dục (14);
- Theo cơng khai của bản thân về đặc tính tình dục (cơng khai là đồng tính
nam hoặc chưa cơng khai) (14);
- Theo bạn tình của đối tượng (14);

H
P

- Theo các lý do nguyên nhân dẫn đến việc chọn lựa bạn tình (ý thích tự
nhiên của bản thân, bị cưỡng ép, ép bức hoặc bị áp lực, được thúc đẩy làm mại dâm,
do hoàn cảnh, hoặc chỉ là vui chơi, phải sống trong nơi toàn nam giới) (14);
- Theo vai trị trong việc quan hệ tình dục cụ thể (cho, nhận, cả hai, khơng có
vai trị, tình dục bằng đường miệng, thủ dâm cùng nhau hoặc hành động khác) (14);

U

- Theo đặc tính hành vi có liên quan đến giới tính (nam/nữ, tính nam hoặc
tính nữ, trang phục giống nữ hoặc trang phục theo giới tính đang mang) (14).
Theo khoa học, không thể chọn lựa khuynh hướng tình dục mà nó chịu tác


H

động phức tạp bởi các yếu tố bẩm sinh và mơi trường. Rất khó để có thể thay đổi
được khuynh hướng tình dục, kể cả khi người đó muốn dùng ý chí, chưa có bằng
chứng khoa học nào khẳng định được điều này. Một số người do những áp lực xã
hội cố tỏ ra là đã thay đổi khuynh hướng tình dục của mình nhưng trong thực tế thì
họ khơng thể làm được điều đó.
Nhận dạng tình dục (Sexual identity) là: Ý thức của mỗi người tự nhìn nhận
về khuynh hướng tình dục của mình bị hấp dẫn bởi người cùng giới, người khác
giới hay cả hai giới trên cơ sở trải nghiệm, cảm giác, suy nghĩ của chính họ chứ
khơng dựa trên cơ sở giới hay giới tính của bạn tình. Một người có thể tự coi mình
là dị tính, hoặc đồng tính, hoặc lưỡng tính (8).


7

1.3. Hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới
1.3.1. Khái niệm hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục
đồng giới
Hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới là hành
vi khơng thường xuyên sử dụng bao cao su từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khi quan
hệ tình dục qua đường hậu mơn với bạn tình nam (16).
Vậy hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục đồng giới
trong đề tài nghiên cứu này là hành vi không thường xuyên sử dụng bao cao su tất
cả các lần khi quan hệ tình dục qua đường hậu mơn với bạn tình nam trong vịng
một tháng qua.

H
P


1.3.2. Thực trạng hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục
đồng giới

Nhiều nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân khiến cộng đồng ở nhóm
MSM đối mặt với việc bị mắc HIV cao như không biết về HIV, mắc STIs, kỳ thị về
đồng tính, miễn cưỡng đến các cơ sở y tế và hành vi quan hệ tình dục mà khơng sử

U

dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su, chất bôi trơn hoặc PrEP) (14, 17). Tại các
quốc gia có nền thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ QHTD khơng sử dụng BCS lần
gần đây nhất được ghi nhận trên MSM dao động từ 27 - 78% (18).

H

Thực trạng này cũng xảy ra tại các quốc gia có thu nhập cao, theo nghiên cứu
nối tiếp từ năm 2012 - 2016 tại Thẩm Dương, Trung Quốc trên 1.036 MSM và được
chẩn đoán 16,2% nhiễm HIV (19). Tỷ lệ MSM quan hệ qua đường hậu môn không
dùng BCS trong năm qua tăng từ 42,1% (2012) lên 63,4% (2016); 61,9% trong tổng
số MSM dương tính với HIV có quan hệ qua đường hậu môn không dùng BCS
(19). Hơn thế nữa qua một điều tra cũng cho thấy hành vi không sử dụng BCS khi
QHTD ở MSM được phát hiện có liên quan đến nhiều yếu tố như số bạn tình nam
(20); xu hướng tính dục, thường gặp ở người song tính hơn đồng tính (21), tình
trạng bất lợi về tâm lý (20), gặp khó khăn tài chính (20), sử dụng ma túy tại các câu
lạc bộ (20), cảm xúc tình dục (22). Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng các
chất ma túy trong MSM, chủ yếu là sử dụng methamphetamine với việc không sử
dụng BCS khi QHTD được đặc biệt quan tâm (21).



8

Tại Việt Nam, các khảo sát online cho thấy có 45% MSM không sử dụng
BCS khi quan hệ qua đường hậu mơn lần gần đây nhất và 36% ít nhất một lần
không sử dụng BCS trong ba tháng qua (23). Nghiên cứu của Lê Quang Sơn (2014)
về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM tại tỉnh Vĩnh Phúc cho
thấy có 67,6% MSM có QHTD trong một tháng qua, trong đó tỷ lệ sử dụng BCS
trong tất cả các lần QHTD chỉ đạt 49,5% (22). Tại Tiền Giang, nghiên cứu của
Huỳnh Thị Tố Trinh (2020) với tỷ lệ không sử dụng BCS khi quan hệ với bạn tình
nam qua đường hậu mơn lần gần đây là 64,1% (24). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của
Dương Phương Hiếu (2020) tại Thái Ngun thì tỷ lệ khơng sử dụng BCS khi
QHTD với bạn tình qua đường hậu mơn chỉ 37,5% (23). Nghiên cứu của Đinh Công

H
P

Thức (2017) tại Cần Thơ về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV có 10,7% MSM khơng
bao giờ sử dụng BCS với bạn tình khi QHTD trong một tháng qua (25). Kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Thông và cộng sự (2020) về đánh giá mơ
hình can thiệp phịng, chống HIV/STI trên nhóm MSM tại thành phố Cần Thơ với
tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu mơn với bạn tình nam trước và sau

U

can thiệp kết quả không thay đổi nhiều là 53,1% và 54,3% (26).

Qua kết quả HSS+ hằng năm tại Cần Thơ tỷ lệ sử dụng BCS trong lần
QHTD gần nhất qua đường hậu mơn với bạn tình nam chiếm 70,0% (2018) và

H


67,0% (2020) (5); tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS ở tất cả các lần QHTD qua
đường hậu mơn với bạn tình nam trong một tháng qua chiếm 44,1% (2018), 54,5%
(2019) và 48,2% (2020) (5).

1.3.3. Hậu quả của hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ tình dục
đồng giới

Trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ MSM nhiễm HIV/STIs tăng ở các quốc gia
có thu nhập cao, cho thấy sự gia tăng các hành vi có nguy cơ tình dục (27). Nhiều
nghiên cứu dịch tễ học và tâm lý xã hội đã phát hiện ra rằng các yếu tố hành vi nguy
cơ quan trọng đối với việc lây truyền HIV/STIs như QHTD qua đường hậu mơn
khơng dùng BCS với bạn tình và QHTD tập thể (27).
Đối với hành vi tình dục qua đường hậu môn không sử dụng BCS nguy cơ
lây HIV cao cho người “nhận” và cũng rất nguy hiểm với người “cho” (28). Tỷ lệ


9

lây nhiễm HIV cho người “nhận” trong quan hệ qua đường hậu môn cao gấp 18 lần
so với quan hệ qua đường âm đạo do cấu trúc niêm mạc hậu môn không giống niêm
mạc đường âm đạo, khả năng trầy xước khi quan hệ qua đường này cao hơn (28).
Gần 40 năm sau mô tả ban đầu về sự lây nhiễm HIV ở MSM tại Hoa Kỳ, toàn cầu
phải đối mặt với dịch HIV tái phát và mới được ghi nhận ở nhóm MSM (8). Tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trung bình ước tính ở nhóm MSM dao động từ 5% ở Đông Nam Á
đến 12,6% ở Đông và Nam Phi (8). Năm 2019, MSM chiếm 30% số ca mới phát
hiện mắc HIV hằng năm ở Châu Á - Thái Bình Dương, 40% Khu vực Mỹ Latinh và
22% Khu vực Đông Âu (8). Trên tồn cầu, lây nhiễm HIV ở nhóm MSM cao hơn
26 lần so với dân số chung (8). Theo số liệu của tổ chức Chương trình phối hợp của


H
P

Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS - Joint United Nations Programme on
HIV/AIDS) năm 2018, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM ở Phnom Penh,
Campuchia là 2,4%; ở Ấn Độ là 2,7%; Bangkok, Thái Lan lên tới 11,4% và Việt
Nam là 10,8% (29).

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health

U

Organization) năm 2016, ước tính khoảng 376 triệu người bị nhiễm STIs phổ biến
gồm: Giang mai, Lậu, Chlamydia (30). Nếu khơng được điều trị tích cực, một số
bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như

H

bệnh viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, thai lưu, gây vô sinh (30).
Tỷ lệ mắc STIs khác nhau tùy theo từng khu vực và giới tính, khu vực Tây Thái
Bình Dương và Đơng Nam Á được ghi nhận có số ca mắc STIs cao nhất trên thế
giới với 142 triệu người, kế đến là Mỹ La Tinh với 64 triệu người mắc (30). Xét về
gốc độ thế giới, giang mai vẫn là một bệnh nhiễm trùng phổ biến đặc biệt ở nhóm
MSM (30). Năm 2019, 11 trong 25 nước báo cáo tỷ lệ nhiễm giang mai trung bình
11,8% (từ 5,2% đến 19,6%) ở MSM (31); trong đó, 7 nước có tỷ lệ hiện nhiễm cao
hơn 10% (31). Bệnh giang mai khơng được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng
nghiêm trọng, ở 25% người nhiễm bệnh không được chẩn đốn, điều trị khơng kịp
thời sẽ đe dọa tính mạng và làm tăng khả năng mắc HIV (31).
Dịch HIV tại Việt Nam ảnh hưởng đến các nhóm dân số khác nhau tại nhiều
địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở 3 nhóm nguy cơ cao là



10

NCMT, PNBD và MSM (32). Đến ngày 31/12/2020, cả nước có 215.220 người
nhiễm HIV hiện đang cịn sống và 108.719 người nhiễm HIV tử vong (33). Phát
hiện mới trong năm là 12.200 trường hợp mắc HIV, tập trung nhiều ở độ tuổi 16-29
(45%) và 30-39 (31%) và lây truyền chủ yếu là QHTD chiếm đến 75,8% (33).
Nhiễm HIV trên nhóm PNBD và NCMT có chiều hướng giảm qua điều tra giám sát
trọng điểm HIV lồng ghép hành vi hằng năm (33), tuy nhiên tỷ lệ này trên nhóm
MSM có xu hướng tăng lên rất nhanh từ 5,1% năm 2015, 10,8% năm 2018 và
13,25% năm 2020 (33). Điều này cho thấy nhóm nguy cơ chính lây nhiễm mới HIV
ở Việt Nam trong thời gian tới là MSM, tập trung là MSM trẻ tuổi (33).
Báo cáo giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) vòng 2

H
P

(2009-2010) tỷ lệ hiện nhiễm STIs trong nhóm MSM duy trì ở mức cao (32). Cứ
mỗi 5 MSM tại thành phố Hồ Chí Minh thì có một người nhiễm một trong các bệnh
STIs sau: giang mai, lậu trực tràng, lậu sinh dục, Chlamydia trực tràng hoặc
Chlamydia sinh dục, tỷ lệ MSM tại thành phố Hồ Chí Minh nhiễm STIs năm 2009
là 21,5% (32). Nhiễm STIs ở MSM tại Hà Nội có giảm nhưng tỷ lệ hiện nhiễm vẫn

U

trên 10% năm 2009 (32). Tại Hà Nội, nghiên cứu ở nhóm MSM cho thấy tỷ lệ
nhiễm STIs là 39,5% (34). Trong đó, tỷ lệ nhiễm các bệnh giang mai, lậu,
chlamydia lần lượt là 21,0%; 14,7% và 16,7% đã cho thấy STIs vẫn tiếp tục là mối


H

đe dọa lớn đến sức khỏe tình dục đối với MSM (34).
1.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan hệ
tình dục đồng giới

1.4.1. Yếu tố cá nhân

1.4.1.1. Nhân khẩu học

Khi phân tích sự liên quan giữa hành vi tình dục và các yếu tố nền của đối
tượng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với: tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp và khả năng tài chính (35). Một cuộc khảo sát cắt ngang đã được triển
khai ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Quảng Tây Trung Quốc trên nhóm MSM ở
thành thị và nơng thơn cho thấy độ tuổi trung bình của cả hai nhóm là 27 tuổi (35).
Số người tự báo cáo sử dụng BCS khi quan hệ tình dục qua đường hậu mơn trong 6
tháng qua là 57,9% (35). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của MSM ở nông thôn


11

thấp hơn MSM thành thị (50,9% so với 59,8%, p=0,008) (35). Các kỹ năng hành vi,
dịch vụ can thiệp dự phịng HIV/AIDS và mức tài chính có ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực trực tiếp đến việc dùng BCS của MSM (35).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Dương Phương Hiếu và cộng sự tại thành phố
Thái Nguyên (2020) ở MSM cho kết quả trung bình độ tuổi của đối tượng nghiên
cứu (ĐTNC) là 25 tuổi (23), số tuổi ở lần QHTD đầu tiên là 18,7 tuổi (23). Có mối
liên quan giữa hành vi không sử dụng BCS khi QHTD với tình trạng hơn nhân của
ĐTNC (p <0,05), nhóm đối tượng chưa có gia đình có hành vi khơng sử dụng BCS
cao hơn nhóm đã từng kết hơn (23). Yếu tố nghề nghiệp, tuổi lần đầu QHTD vẫn

chưa thấy có sự liên quan (23). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thiên (2019) tìm

H
P

thấy mối liên quan giữa hành vi tình dục an tồn với tuổi, nghề nghiệp; tuổi trung
bình của đối tượng là 26 tuổi (36) và những nhóm nghề dễ bị lợi dụng như bán
hàng, kinh doanh, nhân viên phục vụ, mại dâm có khả năng xảy ra hành vi QHTD
khơng được bảo vệ cao hơn các nhóm nghề khác (36).

1.4.1.2. Hành vi nguy cơ dẫn đến hành vi tình dục khơng an tồn của nam quan

U

hệ tình dục đồng giới

Quan hệ tình dục nhận tiền: Tại các thành phố lớn, hoạt động quan hệ tình
dục nhận tiền thường phổ biến, là yếu tố nguy cơ thúc đẩy hành vi tình dục khơng

H

an tồn ở nhóm lao động tình dục (37). Việc sử dụng quan hệ tình dục để đổi lấy
tiền và hiện vật khiến người lao động tình dục rơi vào thế bị động và họ khó có khả
năng đàm phán thành công trong việc sử dụng các biện pháp an toàn trong khi
QHTD (37). Tại Nam Florida nghiên cứu thực hiện trên nhóm MSM và nhóm nam
QHTD lưỡng tính có sử dụng chất gây nghiện đã cho thấy có 34,1% ĐTNC từng có
hành vi trao đổi tình dục (mua và bán) (37). Nhóm nam quan hệ tình dục lưỡng tính
tham gia trao đổi tình dục nhiều hơn nhóm MSM (37). Bên cạnh đó, đa số các
MSM ở 2 nhóm đều báo cáo có thực hiện hành vi tình dục khơng an tồn với bạn
tình trong 3 tháng qua lần lượt là 59,4% và 53,5% (37). Khi tìm hiểu mối liên quan

giữa hành vi tình dục khơng an tồn và hành vi trao đổi tình dục ở nhóm nam
QHTD lưỡng giới cho thấy nhóm có hành vi trao đổi tình dục có hành vi tình dục
qua đường hậu mơn khơng được bảo vệ cao gấp 2,7 lần so với nhóm còn lại (37).


12

Một cuộc khảo sát trên ứng dụng mạng xã hội địa lý tại Paris trên 580 MSM về giao
dịch tình dục và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs đã cho kết quả có 14% đối
tượng tham gia báo cáo việc họ có tham gia vào giao dịch tình dục (38). Tìm hiểu
kỹ hơn về giao dịch tình dục và hành vi không sử dụng BCS khi quan hệ qua đường
hậu mơn ở MSM, trong số MSM có giao dịch tình dục có đến 63% khơng sử dụng
BCS (38) và nhóm MSM khơng thực hiện giao dịch tỷ lệ này là 48,1% sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu với p<0,01 (38).
Quan hệ tình dục tập thể: là một nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiễm HIV và
STIs ở những MSM. Một vài nghiên cứu về quan hệ tình dục tập thể có liên quan
đến việc sử dụng BCS thấp hơn khi QHTD qua đường hậu mơn so với QHTD một

H
P

bạn tình trong nhóm MSM âm tính với HIV từ năm 2009 đến 2012 (27). Quan hệ
tình dục khơng dùng BCS thường xuất hiện ở nhóm quan hệ tình dục một bạn tình
thường xuyên hơn so với QHTD tập thể (OR=3,64, 95% CI:2,57-5,16) tuy nhiên sự
khác biệt này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (27).

Sử dụng chất kích thích/gây nghiện: Trong những năm gần đây, tại Việt

U


Nam một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra được hành vi tình dục khơng an tồn cũng
liên quan đến các loại ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác nhau và nó
đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại (21). Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga

H

được thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, 75,7% quan hệ
tình dục qua đường hậu môn không dùng BCS trong ba tháng qua, 23,2% cho biết
có tham gia bán dâm trong ba tháng qua, quan hệ tình dục tập thể trong một năm
qua là 21,1% (21); 14,3% đã sử dụng methamphetamine để QHTD trong ba tháng
gần đây (21) và MSM dùng Poppers trong hoặc trước q trình quan hệ tình dục
cũng có nguy cơ QHTD không sử dụng BCS cao gấp 1,2 lần so với những MSM
khơng sử dụng (21). MSM có sử dụng rượu bia cũng là chất kích thích thường được
quan tâm khi thực hiện về mối liên quan đến tình dục khơng an tồn (21). Kết quả
điều tra nghiên cứu tại các tỉnh phía nam (2016) về hành vi tình dục an tồn và tình
trạng sử dụng rượu bia, methamphetamine, dung mơi trên nhóm đồng tính nam và
chuyển giới nữ cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng rượu bia và
methamphetamine khi quan hệ tình dục (21), 89,2% đối tượng có sử dụng rượu bia


13

và 90,6% đối tượng sử dụng methamphetamine đều không thực hiện hành vi tình
dục an tồn (21), những người sử dụng rượu bia có nguy cơ thực hiện những hành
vi tình dục khơng an tồn gấp 2,5 lần và sử dụng methamphetamine là 3,3 lần so với
nhóm khơng sử dụng rượu, bia và methamphetamine, với p<0,001 (21).
Sử dụng chất khi quan hệ tình dục (Chemsex): Bên cạnh đó, việc sử dụng
các chất kích thích trước và trong khi QHTD ở nhóm MSM ngày càng phổ biến
(39), lý giải cho vấn đề này là do tác động dược lý ma túy tổng hợp như chất làm ảo
giác, gây kích thích, thuốc lắc, amphetamines, methamphetamine, cocaine và các

chất khác như rượu bia làm ức chế thần kinh khiến giảm đau khi quan hệ, đồng thời
làm mất kiểm sốt hành vi tình dục khiến hành vi tình dục khơng an tồn tăng cao

H
P

(39). Dưới góc nhìn xã hội, việc sử dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân
gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tình dục như sử dụng thêm các chất ma túy bất hợp
pháp, mại dâm và đặc biệt là góp phần trong việc tăng yếu tố mắc HIV/STIs (39).
Say thuốc ảnh hưởng đến việc đàm phán và sử dụng BCS một cách chính xác của cá
nhân (39). Trên thực tế, MSM cho biết họ có dùng ma túy trong một hồn cảnh tình

U

dục đặc biệt để bản thân khơng nghĩ đến việc có thể bị mắc HIV (39). Ở MSM, việc
sử dụng chất kích thích hay gây nghiện được báo cáo có liên quan đến việc lây
nhiễm HIV ngẫu nhiên và người khai có sử dụng chất kích thích, gây hưng phấn khi

H

QHTD có nhiều khả năng có các hành vi tình dục khơng được bảo vệ (39). Một
nghiên cứu của Melendez Torres về sử dụng các chất và các hành vi không sử dụng
bao cao su ở MSM cho thấy có mối liên quan giữa hành vi dùng các chất kích thích
và hành vi khơng sử dụng BCS khi quan hệ tình dục qua đường hậu mơn, việc sử
dụng chất dạng ma túy đá tăng nguy cơ QHTD khơng dùng BCS gấp 3,18 lần
(p<0,05) (40), ngồi ra có mối quan hệ giữa việc sử dụng chất khác với hành vi tình
dục khơng an tồn như thuốc điều trị rối loạn cương dương làm tăng nguy cơ tình
dục khơng an tồn gấp 2,23 lần (40).
Số lượng bạn tình: Tại Mỹ Latinh và Ca-ri-bê tại 2 bang Miami và Florida
Hoa Kỳ, điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ qua đường hậu môn

của MSM không sử dụng biện pháp bảo vệ cho thấy yếu tố số lượng bạn tình có tác
động đến việc sử dụng BCS của đối tượng nghiên cứu (20), số lượng càng nhiều


14

càng có khả năng khơng sử dụng biện pháp an tồn cao gấp 1,01 lần (p=0,044; CI
1,01-1,02) (20).
Tìm kiếm bạn tình trên mạng xã hội: Sự phát triển của khoa học công nghệ
đã thúc đẩy sử dụng internet một cách rộng rãi và nơi đây dần chuyển thành công
cụ, phương tiện thuận lợi để các đối tượng MSM tìm kiếm bạn tình (41). Mơi
trường trực tuyến cung cấp cho MSM một địa điểm thay thế trong đó nam giới có
thể xây dựng các kết nối xã hội và giao lưu, tìm người tình mới (41). MSM hẹn hị
và tìm bạn trên trang online thường khơng chung thủy một bạn tình (41). Việc sử
dụng internet đã được các chuyên gia y tế cộng đồng ở Hoa Kỳ và các nhà nghiên
cứu xác định như một cơ chế tiềm năng để tạo điều kiện cho việc lây truyền STIs

H
P

bao gồm cả HIV (41). Báo cáo của Benotsch cho thấy những người tham gia đã gặp
bạn tình qua internet có nhiều khả năng giao hợp qua đường hậu môn không được
bảo vệ trong 6 tháng trước (66%) so với nam giới không gặp bạn tình theo cách này
(52%), χ2 (1, N = 557)=10,23, p=0,001 (41). Ngoài ra, qua nghiên cứu cũng cho
thấy những MSM có tình trạng HIV dương tính thường sử dụng ứng dụng mạng xã

U

hội tìm bạn có cùng tình trạng để thực hiện hành vi không sử dụng BCS khi QHTD
qua đường hậu môn (41). Một nghiên cứu của Titia Heijman về mối liên quan giữa

việc hẹn hò online và hành vi nguy cơ cao trên đối tượng MSM tại Amsterdam đã

H

cho thấy kết quả đáng lo ngại khi tác giả tìm thấy mối liên quan giữa hẹn hị online
và hành vi tình dục qua đường hậu mơn khơng được bảo vệ khi nhóm hẹn hị online
có khả năng xảy ra tình dục khơng an tồn cao hơn 1,36 lần nhóm hẹn hị truyền
thống với p<0,05 (42).

Tình trạng nhiễm HIV/giang mai: Một nghiên cứu của MSM tại Hoa Kỳ về
sử dụng BCS cho thấy có tăng hành vi quan hệ tình dục khơng sử dụng BCS ở lần
gần nhất (43), tăng từ 34% (2005) lên 45% (2014) (p<0,001) ở những MSM có tình
trạng HIV dương tính (43). Ngun nhân có thể đến từ việc đang uống thuốc ARV
của đối tượng, tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn chưa tìm thấy sự khác biệt đáng
kể giữa hành vi QHTD không an tồn với sử dụng thuốc ARV ở MSM dương tính
HIV (43). Trong nhóm MSM âm tính với HIV khơng dùng BCS khi QHTD, quan
hệ qua đường hậu môn lần cuối tăng từ 29% năm 2005 lên 41% năm 2014


15

(p<0,001) (43). Về kết quả HIV dương tính của bạn tình được nghiên cứu và được
báo cáo có mối liên quan đáng kể đến hành vi tình dục khơng an tồn, bạn tình đã
biết rõ tình trạng khơng bị mắc HIV thì hành vi tình dục khơng an tồn gấp 7,14 lần
và đối với bạn tình chưa biết rõ tình kết quả HIV thì hành vi này chỉ gấp 3,03 lần
đối với nhóm cịn lại (39). Nghiên cứu của Nguyễn Minh Lộc (2014) cho thấy,
MSM âm tính với giang mai thì có hành vi tình dục khơng an tồn cao hơn 2,5 lần
so với nhóm cịn lại (6).
1.4.2. Yếu tố gia đình, bạn bè và bạn tình
1.4.2.1. Gia đình

Nghiên cứu định tính của tác giả Phạm Thu Hoa cho thấy những chuẩn mực

H
P

giá trị truyền thống trong gia đình cũng khiến những người đồng tính bị phân biệt
đối xử (44). Cũng vì yêu thương nên những người trong gia đình thường dùng mọi
cách để ngăn cấm khi biết con mình có quan hệ đồng giới: từ khun bảo, ngọt ngào
tình cảm đến những biện pháp mạnh mẽ như cấm ra ngoài, đánh đập, đưa con đến
bệnh viện chữa bệnh, thậm chí sử dụng đơng tây y kết hợp với cúng bái chỉ với

U

mong muốn thay đổi giới tính cho con (44).

Họ thường cho rằng đồng tính là trái với tự nhiên, trái với thuần phong mỹ
tục, trái với luân thường đạo lý. Hệ quả là, họ luôn thận trọng trong các mối quan hệ

H

khiến bản thân sống khép kín, thu mình hoặc khơng sống thật với chính mình,
khơng dám bộc lộ khuynh hướng tình dục đích thực của mình mà phải sống một
cuộc sống hai mặt (44). Họ bỏ nhà đi vì khơng khí gia đình ngột ngạt hoặc do cha
mẹ không chấp nhận dễ bị rơi vào môi trường đường phố, công viên với nhiều cạm
bẫy như sử dụng chất gây nghiện, mại dâm, quan hệ nhiều người, trộm cắp, nguy cơ
mắc HIV/STIs (44).
Nghiên cứu định tính về MSM ở Bosnia và Herzegovina (2021) phỏng vấn
sâu (PVS) 12 người tham gia từ 16 đến 45 tuổi, việc bộc lộ giới tính có thể làm gia
tăng bạo lực gia đình được mơ tả rất kịch tính và có sự thù địch của cha mẹ, nhất là
người cha khi biết con trai là MSM (45). Sau những phản ứng khủng khiếp phải mất

một thời gian, cảm xúc của các gia đình mới ngi ngoai và trở lại bình thường sau
khoảng thời gian dài (45).


16

1.4.2.2. Bạn bè
Tại Philippines nghiên cứu PVS trên 30 đối tượng MSM và phụ nữ chuyển
giới những người tham gia đã mơ tả bạn bè như những tác nhân có ảnh hưởng đến
họ như tác động họ sử dụng chất có cồn, ma túy, QHTD khơng BCS (46). Trong khi
hầu hết những người tham gia cho biết họ sẵn sàng thảo luận về BCS với bạn bè,
một số ít bày tỏ do dự khi thảo luận về BCS do quan điểm kỳ thị xã hội về BCS và
tình dục an toàn (46). Những MSM được phỏng vấn ở Bosnia và Herzegovina nói
về những cách làm quen thuộc của họ liên quan đến việc gặp gỡ những người bạn
MSM khác và có một sự kỳ thị đồng tính ở trong nhóm MSM, họ có rất ít khả năng
gặp gỡ những người bạn mới có xu hướng tình dục giống nhau (45). Những người

H
P

tham gia thường nói rằng các mối QHTD thực tế những người bạn không quen biết
đi quá nhanh và sự thay đổi thường xuyên của đối tác đặt ra một vấn đề nghiêm
trọng (45).
1.4.2.3. Bạn tình

Năm 2021, nghiên cứu định tính nhóm MSM được phỏng vấn cho rằng cần

U

dành sự quan tâm đặc biệt cho những MSM trẻ, những người ở vị trí cấp dưới trong

mối QHTD với các bạn tình lớn tuổi (45). Họ khơng dám u cầu sử dụng BCS, dù
biết việc này ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ lây nhiễm cao HIV/STIs. Họ

H

sợ rằng việc khăng khăng sử dụng BCS sẽ khiến bạn tình tức giận và dẫn đến từ
chối QHTD (45). Thêm vào đó một yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng BCS của bạn
tình là QHTD có sử dụng ma túy và bia rượu, họ giải thích rằng việc sử dụng các
chất kích thích giúp họ có cảm giác dũng cảm để vượt qua những cảm giác sợ hãi,
cũng như sự kỳ thị xã hội (45).

Một nghiên cứu được thực hiện ở Uganda (2013) về tìm hiểu các rào cản của
việc sử dụng BCS bằng phương pháp phỏng vấn sâu, các MSM cho biết tin tưởng
vào bạn tình nên khơng cần sử dụng các biện pháp bảo vệ khi QHTD với nam vì họ
nghĩ rằng chỉ QHTD với nữ mới lây nhiễm HIV, một số MSM nghe bạn tình nói
BCS khơng ngăn chặn được HIV (47). Ngồi ra, việc khơng mạnh dạn từ chối việc
QHTD không sử dụng BCS, tin tưởng bạn tình, mặc dù một số MSM đã yêu cầu sử


17

dụng BCS để đảm bảo an tồn, nhưng bạn tình không đồng ý và đễ giữ mối quan hệ
nên họ đã đồng ý không sử dụng BCS để QHTD với bạn tình (47).
1.4.3. Yếu tố mơi trường, xã hội
1.4.3.1. Tiếp cận dịch vụ chương trình HIV
Việc tiếp cận với BCS nhanh chóng và kịp thời có sự ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng BCS của những người QHTD qua đường hậu môn (48). Sự vừa vặn và
cảm giác của BCS là một mối quan tâm đặc biệt đối với một số nam giới (48). Khi
cảm thấy BCS quá chật hoặc quá lỏng, hoặc quá ngắn hoặc quá dài, họ không thoải
mái và sẽ từ chối dùng khi QHTD (48). Một nghiên cứu định tính ở MSM từ 40 tuổi

trở lên, nhiều người báo cáo rằng “khả năng duy trì sự cương dương bị giảm sút khi

H
P

họ già đi và họ nhận thấy rằng BCS làm giảm khả năng của họ” (48). Sử dụng BCS
làm rối loạn cương dương không những dẫn đến thái độ tiêu cực mà còn gây ra sự
xấu hổ và hiện tượng này đã được chứng minh là làm gia tăng sự xuất hiện của các
hành vi tình dục khơng an tồn (48).

Tại Ghana (2017) triển khai nghiên cứu định tính trên MSM cũng cho biết

U

một lý do chính cho việc BCS ít được sử dụng vì cho rằng BCS làm mất đi niềm vui
của tình dục, giảm cảm giác hoặc cảm thấy "Không tự nhiên" (49); mặc dù đa số họ
hiểu được tầm quan trọng của BCS đối với việc phòng chống HIV, nhưng sự bất

H

tiện, khó chịu và khơng thoải mái của BCS làm họ không muốn sử dụng (49). Một
kết quả nghiên cứu ở Hà Nội (2014) cho biết khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê (p>0,05) về hành vi tình dục khơng an tồn giữa những MSM có nhận
BCS, chất bơi trơn miễn phí hay tư vấn về QHTD an tồn và nhóm cịn lại (6).
Năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP như là một phần của chiến
lược dự phịng HIV tồn diện bao gồm cả việc sử dụng BCS (50). Đối tượng sử
dụng PrEP là những người có nguy cơ cao, MSM là một trong những nhóm được
WHO khuyến cáo dùng để tự bảo vệ bản thân cũng như bạn tình trước phơi nhiễm
(50). Các chuyên gia về HIV đồng ý rằng điều trị PrEP là một biện pháp bổ sung có
giá trị cho dự phịng HIV, tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ

giữa PrEP, giảm sử dụng BCS và các bệnh STIs (50). Người sử dụng PrEP hay
không quan tâm hoặc bỏ qua các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không sử


×