Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sở thích sinh con trai và một số yếu tố liên quan ở những cặp vợ chồng sinh con năm 2021 tại thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG KIỀU GIANG

H
P

SỞ THÍCH SINH CON TRAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG SINH CON NĂM 2021

U

TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG KIỀU GIANG

H
P


SỞ THÍCH SINH CON TRAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG SINH CON NĂM 2021
TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, phòng
Quản lý Đào tạo, các thầy cô trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Bùi Thị Thu Hà đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa học cho tôi trong q trình thực hiện luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Ba Đồn, cùng mười sáu
trạm y tế xã, phường đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình phỏng vấn và thu thập
thông tin để triển khai nghiên cứu này.


H
P

Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln động viên, giúp
đỡ và khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Bình, tháng 10 năm 2022

H

U

Hoàng Kiều Giang


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cao đẳng

ĐH

Đại học

DS - KHHGĐ


Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

LTQĐTD

Lây truyền qua đƣờng tình dục

MCBGT

Mất cân bằng giới tính

MCBGTKS

Mất cân bằng giới tính khi sinh

PVS

Phỏng vấn sâu

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TC

Trung cấp


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TLN

Thảo luận nhóm

U

Tỷ số giới tính

TSGT

Tỷ số giới tính khi sinh

TSGTKS
UNFPA
WHO

H
P

H

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

Tổ chức Y tế Thế giới


iii

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

H
P

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chƣơng 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.........................................................................................4
1.1.1. Giới tính ............................................................................................................4

U

1.1.2. Giới....................................................................................................................4
1.1.3. Tỷ số giới tính ...................................................................................................4
1.1.4. Tỷ số giới tính khi sinh .....................................................................................5


H

1.1.5. Mất cân bằng giới tính khi sinh .........................................................................5
1.2. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM ...........................................................................................................6
1.2.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của thế giới và châu Á .................6
1.2.2. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam ...............................9
1.3. HỆ QUẢ CỦA MẤT CÂN BẰNG GIỚI TINH KHI SINH .............................14
1.3.1. Đối với gia đình: .............................................................................................14
1.3.2. Đối với xã hội ..................................................................................................15
1.4. SỞ THÍCH SINH CON TRAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN .....................15
1.4.1. Các quan niệm, chuẩn mực xã hội và phong tục tập quán ..............................16
1.4.2. Áp lực gia đình, xã hội, các chính sách Nhà nƣớc ..........................................19


iv

1.4.3. Sự sẵn có và tiếp cận dễ dàng các dịch vụ xác định, lựa chọn giới tính thai nhi
...................................................................................................................................20
1.5. TÓM TẮT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................21
1.6. KHUNG LÝ THUYẾT ......................................................................................22
Chƣơng 2 ...................................................................................................................24
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................24
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................24
2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................24
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .....................................................................................24
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................24

H
P


2.1.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................24
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .....................................................................................24
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................24
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24

U

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................25
2.4. CỠ MẪU ............................................................................................................25

H

2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................25
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................26
2.5. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU .........................................................................26
2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................26
2.5.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................27
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................27
2.6.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng....................................................27
2.6.1.1. Công cụ thu thập số liệu: .............................................................................27
2.6.1.2. Phương pháp thu thập thông tin: .................................................................28
2.6.2. Phƣơng pháp thu thập thơng tin định tính .......................................................29
2.6.2.1. Cơng cụ thu thập thơng tin ...........................................................................29
2.6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................29


v


2.7. CÁC CHỦ ĐỀ, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................29
2.7.1. Biến nghiên cứu định lƣợng ............................................................................29
2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính ...........................................................................29
2.8. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ .....................................................................30
2.8.1. Tiêu chuẩn về kinh tế gia đình ........................................................................30
2.8.2. Hiểu biết về mất cân bằng giới tính khi sinh ..................................................31
2.8.2.1. Hiểu biết của các bà mẹ về nguyên nhân gây ra MCBGTKS ......................31
2.8.2.2. Đánh giá hiểu biết về hậu quả do MCBGTKS .............................................32
2.8.3. Mức độ thích sinh con trai ..............................................................................32
2.9. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................33

H
P

2.9.1. Đối với số liệu định lƣợng ..............................................................................33
2.9.2. Đối với số liệu định tính ..................................................................................33
2.10. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................................33
Chƣơng 3 ...................................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................35

U

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................35
3.1.1. Đặc điểm chung của ngƣời vợ ........................................................................35
3.1.2. Đặc điểm chung của ngƣời chồng ...................................................................37

H

3.2. THƠNG TIN SINH SẢN VÀ HỒN CẢNH GIA ĐÌNH ................................38

3.3. QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN, CHUẨN MỰC CỦA XÃ HỘI VỀ VIỆC
SINH CON TRAI ......................................................................................................42
3.5. ÁP DỤNG DỊCH VỤ, KỸ THUẬT Y HỌC ĐỂ SINH CON TRAI VÀ XÁC
ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI ..................................................................................53
3.6. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ THÍCH SINH CON TRAI CỦA ..58
3.7. MƠ HÌNH LOGISTIC ĐA BIẾN KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỞ THÍCH SINH CON TRAI .........................................................................65
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................68
4.1. THỰC TRẠNG SỞ THÍCH SINH CON TRAI CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG
...................................................................................................................................68


vi

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞ THÍCH SINH CON TRAI CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG ............................................................................................72
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.......................................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88
PHỤ LỤC ..................................................................................................................94

H
P

H

U



vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam thời kỳ 2001-2020 .............................10
Bảng 1.2. Tỷ số giới tính khi sinh phân theo vùng địa lý thời kỳ 2015-2020 ..........11
Bảng 1.3. Tỷ số giới tính khi sinh phân theo thành thị nông thôn ............................12
Bảng 1.4. Tỷ số giới tính theo lần sinh ở Hàn Quốc, Acmenia, Trung Quốc ...........13
và Việt Nam, 2000-2009 (37) ...................................................................................13
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về nhân khẩu học và nghề nghiệp của ngƣời vợ ...........35
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về nhân khẩu học và nghề nghiệp của ngƣời chồng......37
Bảng 3.3. Số con hiện có của ĐTNC (n=420) ..........................................................38

H
P

Bảng 3.4. Số con gái hiện có của ĐTNC ..................................................................39
Bảng 3.5. Giới tính ngƣời con nhỏ nhất của ĐTNC .................................................40
Bảng 3.6. Thứ tự lần sinh gần nhất của ĐTNC .........................................................40
Bảng 3.7. Tình trạng kinh tế gia đình của ĐTNC .....................................................40
Bảng 3.8. Tình trạng sống chung trong gia đình của ĐTNC ....................................40

U

Bảng 3.9. Ngƣời quyết định những việc lớn trong gia đình .....................................41
Bảng 3.10. Thơng tin về mất cân bằng giới tính hay mất cân bằng giới tính khi sinh
...................................................................................................................................42

H


Bảng 3.11. Quan điểm về giới của ngƣời vợ ............................................................43
Bảng 3.12. Mức độ thích sinh con trai của các cặp vợ chồng...................................44
Bảng 3.13. Mức độ thích sinh con trai của các cặp vợ chồng theo số con trai hiện
có...............................................................................................................................47
Bảng 3.14. Mong muốn giới tính trẻ trong lần sinh vừa rồi .....................................45
Bảng 3.15. Lý do thích sinh con trai của vợ và chồng (n=420) ................................46
Bảng 3.16. Dự định của các cặp vợ chồng đã có 2 con nhƣng chƣa sinh đƣợc con
trai..............................................................................................................................48
Bảng 3.17. Áp lực của ngƣời vợ khi chƣa sinh con trai (n=153) ..............................50
Bảng 3.18. Áp lực của ngƣời chồng khi chƣa sinh con trai (n=153) ........................52
Bảng 3.19. Áp dụng các phƣơng pháp để sinh đƣợc con trai theo ý muốn ..............53
Bảng 3.20. Phƣơng pháp đã áp dụng để mong muốn sinh đƣợc con trai (n=196) ...53


viii

Bảng 3.21. Sử dụng dịch vụ, kỹ thuật để xác định giới tính thai nhi trƣớc sinh ......54
Bảng 3.22. Dịch vụ, kỹ thuật xác định giới tính thai nhi trƣớc sinh (n=412) ...........54
Bảng 3.23. Nơi xác định giới tính thai nhi (n=412) ..................................................55
Bảng 3.24. Sự thuận lợi để đi đến các cơ sở y tế xác định giới tính thai nhi (n=412)
...................................................................................................................................56
Bảng 3.25. Chi phí sử dụng dịch vụ xác định giới tính thai nhi trƣớc sinh (n=412) 56
Bảng 3.26. Cách giải quyết của các cặp vợ chồng nếu biết giới tính thai nhi khơng
nhƣ mong muốn (n=412) ..........................................................................................57
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa đặc điểm của ngƣời vợ và sở thích sinh con trai .....58
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa đặc điểm của ngƣời chồng và sở thích sinh con trai

H
P


...................................................................................................................................59
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa số con hiện có và sở thích sinh con trai ..................60
của các cặp vợ chồng ................................................................................................60
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa hoàn cảnh gia đình và sở thích sinh con trai của ....61
các cặp vợ chồng .......................................................................................................61

U

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hiểu biết về mất cân bằng giới tính khi sinh ...........62
và sở thích sinh con trai của các cặp vợ chồng .........................................................62
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa quan điểm về giới và sở thích sinh con trai.............63

H

của các cặp vợ chồng ................................................................................................63
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa áp lực phải chịu và sở thích sinh con trai của .........63
các cặp vợ chồng (n=153) .........................................................................................63
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa áp dụng các phƣơng pháp để sinh đƣợc con ...........64
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ xác định giới tính thai nhi .............65
trƣớc sinh và sở thích sinh con trai của các cặp vợ chồng ........................................65
Bảng 3.36. Kết quả mơ hình hồi quy logistic đa biến kiểm định các yếu tố liên quan
đến sở thích sinh con trai...........................................................................................66


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2019 ....22
Biểu đồ 3.1. Số con trai hiện có của ĐTNC .............................................................39
Biểu đồ 3.2. Thứ bậc của ngƣời chồng trong gia đình ..............................................41

Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ..................42
Biểu đồ 3.4. Hiểu biết về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh ..........................43

H
P

H

U


x

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại Quảng Bình, tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức báo động. Thực tế cho
thấy sở thích sinh con trai của các cặp vợ chồng đang là vấn đề đáng quan tâm và nó
tác động đến sự mất cân bằng giới tính sinh học. Để tìm hiểu phần nào lý do vì sao
các cặp vợ chồng có sở thích sinh con trai, tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Sở thích
sinh con trai và một số yếu tố liên quan ở những cặp vợ chồng sinh con năm 2021
tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”. Với hai mục tiêu: (1) Mơ tả sở thích sinh con
trai ở những cặp vợ chồng và (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến sở thích sinh
con trai ở những cặp vợ chồng đã sinh con trong năm 2021 tại thị xã Ba Đồn, tỉnh
Quảng Bình.

H
P

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lƣợng và
nghiên cứu định tính. Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng là 420 cặp vợ chồng đã sinh
con trong năm 2021. Nghiên cứu định tính thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu với đối

tƣợng là các cặp vợ chồng, bố/mẹ chồng, bố/mẹ vợ và một cuộc thảo luận nhóm các
cán bộ dân số xã, phƣờng tại địa phƣờng. Mức độ thích sinh con trai đƣợc đo lƣờng

U

bằng thang đo Likert có 5 mức: rất khơng thích, khơng thích, trung bình, thích, rất
thích. Tính điểm mức độ thích con trai riêng cho vợ và chồng, sau đó tính điểm
trung bình chung của vợ và chồng và đƣợc sử dụng để tính mối liên quan chung về

H

sở thích con trai. Mức độ thích sinh con trai chung đƣợc chia làm hai mức “Có
thích” và “Bình thƣờng” dựa vào điểm trung bình chung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 63,8% ngƣời vợ cho biết họ có sở thích sinh
con trai, có 81% ngƣời chồng cho biết họ có sở thích sinh con trai và có 64,5% các
cặp vợ chồng cho biết họ có sở thích sinh con trai. Những cặp vợ chồng chƣa có
con trai có sở thích sinh con trai cao hơn những cặp vợ chồng đã có con trai. Một số
yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai ở những cặp vợ chồng đƣợc phát hiện
trong nghiên cứu bao gồm: Nhóm những cặp vợ chồng có 2 con có sở thích sinh
con trai cao hơn 23,2 lần so với những cặp vợ chồng có 1 con (OR=23,2; 95% CI:
1,5-368,5; p=0,026). Nhóm những cặp vợ chồng có ngƣời chồng là con trai duy
nhất có sở thích sinh con trai cao hơn 5,6 lần so với nhóm có chồng là con trai út
(OR=5,6; 95% CI: 2,0-15,4; p=0,001). Nhóm những cặp vợ chồng có chồng là


xi

ngƣời quyết định việc lớn trong gia đình có sở thích sinh con trai cao hơn 17,4 lần
so với nhóm 2 vợ chồng cùng bàn bạc (OR=17,4; 95% CI:7,9 - 38,3; p<0,001).
Nhóm những cặp vợ chồng cho biết chi phí mỗi lần sử dụng dịch vụ xác định giới

tính là rẻ có sở thích sinh con trai cao hơn 2,2 lần so với nhóm cho biết chi phí bình
thƣờng (OR=2,2; 95% CI: 1,04-4,8; p=0,039).
Từ kết quả nghiên cứu tôi đƣa ra khuyến nghị: cần tăng cƣờng công tác tuyên
truyền, tƣ vấn, vận động tại địa phƣơng, cung cấp những thông tin về bình đẳng
giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hậu quả của mất cân bằng giới
tính khi sinh cho các đối tƣợng tiền hơn nhân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ và hƣớng đến những đối tƣợng khác nhƣ: đảng viên, cán bộ công chức, bố/mẹ

H
P

chồng, bố/mẹ vợ, vị thành niên,... để làm giảm áp lực cộng đồng đối với sở thích
sinh con trai, từ đó dần dần thay đổi suy nghĩ và hành vi sinh sản của các cặp vợ
chồng.

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới tính có vai trị quyết định cân bằng sinh thái của cộng đồng trong các mối
liên hệ xã hội và kinh tế. Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ
cấu giới tính của một quần thể dân số, trong đó giới tính khi sinh đƣợc các nhà nhân
khẩu học quan tâm nhiều nhất. Tỷ số này thông thƣờng là 104-106 bé trai/100 bé
gái. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này lệch khỏi mức sinh học bình
thƣờng đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác nhau đến sự
cân bằng tự nhiên này (1).

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) năm 2020, Việt Nam là một trong

H
P

những nƣớc đang phát triển, đông dân cƣ, hiện đang đƣợc xếp thứ 15 trên thế giới
và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á với dân số 97,58 triệu ngƣời. Dân số Việt Nam
đang gia tăng kèm theo một số biến động, trong đó vấn đề mất cân bằng giới tính
khi sinh đang là vấn đề quan tâm của xã hội. Tình trạng lựa chọn giới tính có thể
nhìn nhận trực tiếp qua tỷ số giới tính khi sinh, tỷ số này của Việt Nam hiện cao thứ
ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ (2,3). Cũng theo thống kê hiện tại

U

năm 2021, Việt Nam đang là một trong bốn quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao
nhất trên Thế giới, sau Azerbaijan, Trung Quốc và Ấn Độ (4).

Tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam bắt đầu đƣợc ghi

H

nhận vào năm 2004 và từ năm 2005 đã gia tăng một cách nhanh chóng. Theo Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ số này ở ngƣỡng 111,5 bé trai/ 100 bé gái,
tuy có giảm so với năm 2018 (114,8 bé trai/100 bé gái) nhƣng vẫn ở mức cao. Theo
báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 là
112,1 bé trai/ 100 bé gái, ƣớc tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh
gái (2,3,5).
Mất cân bằng giới tính khi sinh phản ánh tình trạng phân biệt đối xử với phụ
nữ và bé gái ngay từ trƣớc khi đƣợc sinh ra. Mất cân bằng giới tính khi sinh chịu
ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ tâm lý yêu thích con trai có nguồn gốc sâu xa từ

văn hóa truyền thống Nho giáo và chế độ gia đình phụ hệ, cùng những chuẩn mực
xã hội đề cao giá trị của con trai hơn giá trị của con gái; khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ xác định và lựa chọn giới tính thai nhi; tác động của mức sinh giảm với số
con trung bình giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ


2

vào năm 2019 (1,6,7).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh này chính là sở thích sinh con trai đã có nguồn gốc sâu xa trong tƣ tƣởng của
ngƣời Việt Nam chúng ta. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong những năm tới,
bất bình đẳng giới sẽ càng gia tăng và sẽ gây nên những bất ổn về xã hội nhƣ nhiều
thanh niên sẽ khơng có khả năng kết hơn, các tệ nạn xã hội sẽ gia tăng, nguy cơ bạo
lực về giới (5).
Năm 2010, nghiên cứu của Khuất Thu Hồng về sở thích sinh con trai ở các
cặp vợ chồng đƣa ra kết quả, chế độ phụ hệ củng cố và làm tăng tâm lý ƣa thích con
trai, áp lực vừa có ít con vừa phải có con trai dẫn đến việc lựa chọn giới tính, góp
phần làm tăng bất bình đẳng giới trong xã hội (8).

H
P

Năm 2013, Trần Thị Xuân Thúy nghiên cứu về sở thích sinh con trai tại tỉnh
Quảng Ngãi. Kết quả cho biết có 74,4% phụ nữ thích sinh con trai, trong đó ngun
nhân chủ yếu thích sinh con trai là muốn có đầy đủ cả con trai và con gái. Sở thích
sinh con trai của phụ nữ có mối liên quan đến số con trai hiện có của họ. Tỷ lệ thích
sinh con trai ở nhóm những phụ nữ sống chung với gia đình nội, ngoại cũng cao

U


hơn so với nhóm phụ nữ sống riêng (9).

Năm 2014, nghiên cứu của Phan Đình Nhân về sở thích sinh con trai của các
cặp vợ chồng ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cho kết quả, có 89,7% cặp vợ

H

chồng có sở thích sinh con trai và ngun nhân chủ yếu là vì họ muốn có ngƣời nối
dõi. Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm có áp lực cộng đồng có sở thích sinh con trai
chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm khơng chịu áp lực cộng đồng (10).
Tại Quảng Bình, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh những năm qua đang ở mức
báo động: năm 2016 là 115 bé trai/100 bé gái, năm 2017 là 127 bé trai/100 bé gái,
năm 2018 là 110 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 111 bé trai/100 bé gái. Một số
huyện trong tỉnh đang ở mức báo động nhƣ huyện Quảng Ninh 115/100, thị xã Ba
Đồn 119/100, thành phố Đồng Hới 120 /100, huyện Minh Hóa 120/100. Thực tế
trên cho thấy sở thích sinh con trai của các cặp vợ chồng đang là vấn đề đáng quan
tâm và nó tác động đến sự mất cân bằng giới tính sinh học (11,12).
Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao các cặp vợ chồng có sở thích sinh con trai?, tơi
tiến hành thực hiện đề tài: “Sở thích sinh con trai và một số yếu tố liên quan ở
những cặp vợ chồng sinh con năm 2021 tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mơ tả sở thích sinh con trai ở những cặp vợ chồng đã sinh con trong năm
2021 tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sở thích sinh con trai ở những cặp vợ

chồng đã sinh con trong năm 2021 tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

H
P

H

U


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Giới tính
Giới tính là một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh học, chỉ sự khác biệt
giữa hai cá thể nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới
quá trình sinh đẻ và di truyền nòi giống. Đối với mỗi con ngƣời, giới tính là đặc
trƣng khơng thay đổi (trừ một số ngoại lệ) (13). Thực tế giới tính đƣợc quyết định

H
P

ngay trong q trình thụ thai. Sau đó trong q trình phát triển của thai nhi, các biểu
hiện về sự khác biệt này dần đƣợc hình thành. Dù ở mức độ chƣa hồn chỉnh song
có thể nói khi cịn trong bụng mẹ, thai nhi đã mang đặc điểm giới tính của mình.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật hiện đại nhƣ siêu âm hay chọc dị màng ối, ngƣời ta có thể
biết đƣợc giới tính của thai nhi từ rất sớm. Siêu âm sẽ giúp nhìn thấy hình ảnh cấu

tạo cơ quan sinh dục của thai nhi từ khoản sau tuần thứ 14 của thai kỳ. Thủ thuật chọc

U

dò màng ối và phân tích các chỉ số sinh học giúp xác định đƣợc các cấu trúc di truyền
quy định giới tính của thai nhi ngay từ những tuần đầu mang thai (14).
1.1.2. Giới

H

Khái niệm giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Với những
khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, xã hội có những quy định, chuẩn mực
thích hợp đối với nam giới và phụ nữ. Các đặc trƣng giới khơng bất biến, nó có thể
thay đổi trong quan niệm và nhận thức của xã hội (13).
1.1.3. Tỷ số giới tính
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ số giới tính đƣợc xác định là số bé trai
đƣợc sinh ra trên 100 bé gái, là một chỉ số nhân khẩu học (6). Chỉ số này thể hiện cơ
cấu giới tính của một quần thể dân số nhƣng lại nói lên nhiều điều về bình đẳng
giới, những thách thức và trở ngại mà những nhà hoạch định chính sách dân số, xã
hội sẽ gặp phải (1).
Theo quy luật sinh sản tự nhiên, khi thống kê trên một cộng đồng dân cƣ thì tỷ


5

số giới tính khi sinh thƣờng giao động trong khoảng 104-106 bé trai/100 bé gái (6).
1.1.4. Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (SBR): là số trẻ trai sinh ra so với 100 trẻ gái trong
một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm tại một quốc gia, một vùng
hay một tỉnh.

Số liệu này có thể thu thập từ 3 nguồn :một là thống kê số sinh từ các cuộc
điều tra, từ sổ sách, biểu mẫu ghi chép của cán bộ dân số cơ sở ; hai là thống kê số
sinh tại cơ sở y tế; ba là thống kê từ việc khai sinh cho trẻ mới sinh tại cơ quan tƣ
pháp. Tuy nhiên có rất nhiều sai sót trong việc thống kê có thể xảy ra, ví dụ nhƣ
mức chết trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hƣởng đến các số liệu kê khai vì nhiều gia đình

H
P

khơng muốn kê khai hay đề cập đến đứa con đƣợc sinh ra nhƣng sau đó khơng may
mắn lại chết; số liệu tổng hợp tại cơ sở y tế có thể trùng lặp do bà mẹ có hồ sơ quản
lý thai nghén tại một cơ sở y tế (trạm y tế) nhƣng lại sinh con tại một cơ sở y tế
khác (bệnh viện huyện ...) (6,15).
1.1.5. Mất cân bằng giới tính khi sinh

U

Mất cân bằng giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp
hơn ngƣỡng bình thƣờng so với 100 trẻ gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra
khi tỷ số giới tính trẻ trai khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ gái
(6).

H

Một số biện pháp phổ biến đã đƣợc nhiều cặp vợ chồng áp dụng nhƣ thực hiện chế
độ dinh dƣỡng, thuốc bổ, tính ngày rụng trứng để thụ thai với mong muốn giới tính
thai nhi sẽ là nam, siêu âm xác định sớm giới tính thai nhi và nạo phá thai nếu nhƣ
thai nhi có giới tính khơng mong muốn. Để nghiên cứu chi tiết hơn hiện trạng và sự
thay đổi tỷ số giới tính khi sinh, ngƣời ta quan tâm đến các thơng tin về giới tính
của trẻ em theo thứ tự sinh và số con trai và con gái đã sinh trƣớc đó. Nhìn chung

nƣớc ta, tỷ số giới tính khi sinh của trẻ đầu lịng khá cao và ở tất cả các thời kỳ, nó
đều cao hơn giá trị trung bình, tỷ số giới tính khi sinh của những đứa con thứ hai
đều có giá trị thấp nhất, sau đó giá trị này tăng dần theo lần sinh thứ 3 và thứ 4 (16).


6

1.2. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của thế giới và châu Á
Tính đến năm 2021, có 3,970 tỷ nam giới trên thế giới, chiếm 50,42% dân số
thế giới. Dân số nữ trên thế giới ƣớc tính là 3,905 tỷ, chiếm 49,58% dân số thế giới.
Tỷ số giới tính trên thế giới năm 2021 là 101,68 nam/100 nữ. Đa số các quốc gia và
khu vực trên thế giới có nhiều nữ hơn nam. Nhƣng hai quốc gia đông dân nhất là
Trung Quốc và Ấn Độ lại có tỷ lệ nam giới cao hơn. Do đó, có nhiều nam giới hơn
nữ giới trên thế giới. Nếu loại trừ dân số của Trung Quốc và Ấn Độ, số nữ giới
nhiều hơn nam giới ở các nƣớc còn lại trên thế giới. (17). Theo thống kê, Qatar có

H
P

tỷ số giới tính cao nhất, với 3 nam/nữ, tiếp theo là Các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập
Thống nhất với 222 nam/100 nữ. Oman xếp hạng ba cũng vậy, có gần 2 nam/nữ. Ba
nƣớc trên cùng với Bahrain, Maldives và Kuwait là những quốc gia có tỷ lệ nam
trên nữ trên 150. Và trong danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ nam / nữ cao nhất có tám
quốc gia thuộc châu Á và hai quốc gia thuộc châu Phi (4).

Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới tính năm 2021 là 107 trẻ trai/ 100 trẻ gái.

U


Tỷ số này ở các quốc gia cũng dao động từ 101 đến 112 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Bốn
quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất trên Thế giới là Azerbaijan (112/100),
Trung Quốc (111/100), Ấn Độ và Việt Nam (110/100). Và điều đáng nói là cả bốn

H

quốc gia này đều thuộc châu Á (4,17).

Trung Quốc: Mất cân bằng giới tính khi sinh của Trung Quốc lần đầu tiên
đƣợc quan sát thấy bất thƣờng vào năm 1982 (108,47) và tăng nhanh lên mức cao
nhất 121,18 năm 2004. Sau đó dao động quanh khoảng 120. Kể từ năm 2009,
MCBGTKS giảm chậm, từ 120,56 năm 2008 xuống còn 113 vào năm 2020 (18,19).
Dự báo đến 2025, TSGT của dân số có thể xuống mức 103,3 và 2050 cịn 100,9.
Hiện nay, TSGTKS của Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất thế giới và chƣa có điểm
dừng (20).
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc, ban đầu là một vấn đề ở một
số tỉnh, sau đó đã lan rộng phủ sóng tồn quốc, từ nơng thơn đến thành thị. Trong số
32 tỉnh của Trung Quốc có 19 tỉnh có TSGTKS ở mức bình thƣờng vào năm 1982
và đến năm 2015 chỉ còn 1 tỉnh (19).


7

Ở Trung Quốc, TSGTKS ở các nhóm dân cƣ bị ảnh hƣởng sẽ tăng theo thứ tự
sinh, do cha mẹ phản ứng với việc khơng sinh con trai trƣớc đó. Năm 1982,
TSGTKS ở trẻ thứ nhất và thứ hai ở mức bình thƣờng, nhƣng đối với con thứ ba trở
lên đã lên tới 127, cao hơn nhiều so với bình thƣờng. Đến năm 1990, TSGTKS ở trẻ
thứ hai và từ ba con trở lên đã lệch và năm 2010, ngay cả TSGTKS ở trẻ thứ nhất
cũng bất thƣờng. Năm 2015, TSGTKS của các lứa tuổi đã giảm đáng kể, TSGTKS

của trẻ đầu tiên tuy vẫn ở mức cao nhƣng đã giảm xuống dƣới 110. Tỷ số giới tính
của trẻ thứ hai giảm mạnh nhất.
Theo nghiên cứu năm 2021 ở Trung Quốc của Jiang và cộng sự, nỗ lực sinh con
trai là một chiến lƣợc hợp lý để ứng phó với tình trạng suy giảm mức sinh đối với các

H
P

cặp vợ chồng sống theo chế độ phụ hệ, nam giới. Trong bối cảnh chế độ sinh hạn chế,
các cặp vợ chồng thích nghi bằng cách xác định giới tính thai nhi và lựa chọn giới
tính để thực hiện sở thích sinh con trai của họ. Sự cấp bách do mức sinh của gia đình
giảm, tâm lý ƣa thích con trai và sự sẵn có của cơng nghệ lựa chọn giới tính là ba điều
kiện tiên quyết không thể thiếu, cùng xác định sự xuất hiện của TSGTKS và mức độ

U

sai lệch của TSGTKS. Thêm vào đó, việc báo cáo quá thấp về tỷ lệ sinh của trẻ em
gái đã làm tăng sự mất cân bằng này trong các số liệu thống kê (19).
Ấn Độ: Từ năm 1981 đến 2001, TSGTKS đã gia tăng đều đặn ở Ấn Độ, tăng

H

trầm trọng ở giai đoạn 1991-2001, lên đến 113,6; một vài nơi lên đến 130,0; giai
đoạn 1991-2001, TSGT chung của Ấn Độ ở mức 106,0 - 108,0; TSGT của nhóm trẻ
0-4 tuổi từ 105-107. TSGTKS ở nhiều địa phƣơng dao động từ 114,0-120,0. Giai
đoạn 2004 - 2006, TSGTKS của Ấn Độ 112,1; đến 2007-2009 còn ở mức 110,4
(21,22). Tỷ lệ này năm 2020 và nửa đầu năm 2021 là 110/100 (23).
Theo nghiên cứu của Singh và cộng sự trên 553.461 ca sinh từ năm 2005 đến
năm 2016 ở Ấn Độ cho thấy, TSGTKS liên quan đến thứ tự sinh, giới tính của trẻ,
số con trai và con gái mong muốn và khả năng sinh sản. TSGTKS nhìn chung tăng

cùng với sự gia tăng theo thứ tự sinh, dao động từ 107,5 đối với lần sinh 1 đến
112,3 đối với lần sinh 3 trở lên. TSGTKS khi khơng có anh chị em nam cịn sống là
111,4, cao hơn nhiều so với mức bình thƣờng về mặt sinh học và khác biệt đáng kể
so với TSGTKS khi có anh chị em nam cịn sống (105,8). TSGTKS cũng khác nhau


8

đáng kể giữa các bà mẹ mong muốn có số con trai và con gái bằng nhau hoặc nhiều
con gái hơn con trai (103,3) và các bà mẹ mong muốn có nhiều con trai hơn con gái
(130,4). Cũng trong nghiên cứu cho biết, TSGTKS nằm trong giới hạn bình thƣờng
khi mức sinh ở cộng đồng trên 2,8 con / phụ nữ (103,7). Tỷ lệ này tăng lên 111,9 ở
các bà mẹ ở các cộng đồng có mức sinh trung bình là 1 con/phụ nữ (24).
Tỷ số giới tính khi sinh thay đổi theo đặc điểm kinh tế xã hội: TSGTKS tăng
khi trình độ học vấn của bà mẹ tăng; tỷ lệ này thấp hơn đáng kể ở những bà mẹ
không đi học so với những bà mẹ đã hoàn thành chƣơng trình trung học cơ
sở. TSGTKS thay đổi đáng kể theo mức độ giàu có của hộ gia đình, với sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghèo nhất (105,8) và nhóm giàu nhất (116) (24).

H
P

Tỷ số giới tính khi sinh khác nhau ở các vùng, miền: TSGTKS ở khu vực
thành thị (111,4) cao hơn ở khu vực nông thôn (108,8). Xét theo vùng địa lý,
TSGTKS cao nhất ở miền Bắc (116,0) và thấp nhất ở miền Đông Bắc
(105,8). TSGTKS cũng tăng ở miền Tây (111,4) và miền Trung (109,2) (24).
Hàn Quốc: Hàn Quốc khơng có chính sách KHHGĐ khắc nghiệt nhƣ ở Trung

U


Quốc nhƣng TSGTKS cũng bắt đầu tăng từ những năm 1980 do sự phổ biến của
công nghệ y học và tỷ suất sinh giảm; đỉnh điểm vào đầu những năm 1990, đạt mốc
116,6/100 và sau đó giảm dần; TSGTKS của Hàn Quốc tăng là hậu quả của việc sử

H

dụng các kỹ thuật chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi và chịu tác động lớn của
thứ tự con sinh ra. Đầu thế kỷ 21, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu các quốc gia có TSGTKS
cao (111,0 vào năm 2003, đứng thứ 2 thế giới) và đi đầu trong việc hoàn thành thời
kỳ quá độ. Đến năm 2007, tỷ số này đã quay trở về mức 107,0, hạ xuống bậc 20;
năm 2010, đạt gần mức bình thƣờng là 106,9, tiệm cận ngƣỡng chuẩn sinh học (25–
27). Và đến thời điểm hiện tại, TSGTKS tại Hàn Quốc đã đạt ngƣỡng sinh học 105.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thành công trong việc giải quyết MCBGTKS, đƣợc
quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã phải mất gần 20 năm với những giải
pháp hết sức quyết liệt (4).
Theo nghiên cứu mới nhất năm 2021 của Chao, Guilmoto và cộng sự, nhóm
nghiên cứu đã đƣa ra các dự báo TSGTKS xác suất từ năm 2021 đến năm 2100 dựa
trên các kịch bản chuyển đổi tỷ số giới tính khác nhau và đánh giá tác động của


9

chúng đối với tình trạng thiếu hụt trẻ em gái ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia
dựa trên cơ sở dữ liệu TSGTKS toàn diện với 3,26 tỷ hồ sơ sinh. Các dự báo
TSGTKS trong kịch bản tham khảo thứ nhất (S1) giả định sự chuyển đổi TSGTKS
chỉ cho các quốc gia đã có bằng chứng thống kê mạnh mẽ về gia tăng TSGTKS và
kịch bản khắc nghiệt hơn (S2) giả định sự chuyển đổi tỷ số giới tính xảy ra ở cả
những quốc gia có nguy cơ gia tăng TSGTKS. Kết quả, theo kịch bản S1, dự báo sẽ
thiếu hụt 5,7 triệu trẻ em gái vào năm 2100. Các quốc gia bị ảnh hƣởng sẽ là những
quốc gia đã bị mất cân bằng TSGTKS trong quá khứ, chẳng hạn nhƣ Trung Quốc và

Ấn Độ. Nếu tất cả các quốc gia có nguy cơ gia tăng TSGTKS đều trải qua q trình
chuyển đổi tỷ số giới tính nhƣ trong kịch bản S2, thì số trẻ em gái thiếu hụt trong

H
P

năm 2100 sẽ tăng lên 22,1 triệu, với sự đóng góp đáng kế của khu vực châu phi cận
Sahara (28).

1.2.2. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam
Theo UNFPA năm 2020, Việt Nam là một trong những nƣớc đang phát triển,

U

đông dân cƣ, hiện đang đƣợc xếp thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông
Nam Á với dân số 97,58 triệu ngƣời. Dân số Việt Nam đang gia tăng kèm theo một
số biến động, trong đó vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề quan

H

tâm của xã hội. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện cao thứ ba trên thế giới,
chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ (2,3).


10

Bảng 1.1. Tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam thời kỳ 2001-2020
Đơn vị tính: (Số bé trai/100 bé gái)
Năm


TSGTKS

Năm

TSGTKS

2001

109

2011

111,9

2002

107

2012

112,3

2003

104

2013

113,8


2004

108

2014

112,2

2005

106

2015

112,8

2006

109,8

2016

112,2

2007

111,6

2017


112,1

2008

112

2018

114,8

2009

110

2019

111,5

2010

111,2

2020

112,1

U

H
P


(Nguồn: Tổng cục Thống kê – Niên giám thống kê 2020)(2)

H

Khác với các quốc gia trong khu vực xuất hiện tình trạng MCBGTKS từ năm
1980, Việt Nam ghi nhận MCBGTKS muộn, từ năm 2004 nhƣng có tốc độ gia tăng
nhanh chóng. Theo Tổng Điều tra dân số và nhà ở, tỷ số giới tính khi sinh vẫn cịn ở
mức sinh học vào năm 2000 là 106,2 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái, nhƣng đến năm
2008 tỷ số này đã tăng lên 112 và lên đến 114,8 vào năm 2018. Tỷ số giới tính khi sinh
dƣờng nhƣ đã tăng chậm lại trong những 2019-2020 những vẫn ở mức cao (1–3,5).
Các nghiên cứu về tình TSGTKS gần đây tại các vùng miền trên cả nƣớc cũng
cho thấy tỷ số này luôn ở mức báo động mất cân bằng. Tỷ số này theo nghiên cứu
của Hoàng Thị Phƣơng Lan năm 2011 tại thành phố Huế là 109,5/100 (29);
108,8/100 năm 2012 theo nghiên cứu của Lê Văn Tài tại Long An (30), 112/100
năm 2012 tại Đồng Nai theo nghiên cứu của Nguyễn Bình Phƣơng Khanh (31),


11

109/100 năm 2013 tại Quảng Ngãi theo nghiên cứu của Trần Thị Xuân Thúy (20);
và 114/100 năm 2015 tại Quảng Bình theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Lệ (32)
Bảng 1.2. Tỷ số giới tính khi sinh phân theo vùng địa lý thời kỳ 2015-2020
Đơn vị tính: (Số bé trai/100 bé gái)
Năm

2015

2017


2018

2019

2020

112,8

112,1

114,8

111,5

112,1

Đồng bằng sơng Hồng

120,7

116,2

108,6

115,5

113,6

Trung du và miền núi phía Bắc


114,3

117,8

116,6

114,2

112,7

Cả nƣớc

H
P

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

U

Đồng bằng sông Cửu Long

112,2

106,4

113,8

109,4


111,2

104,2

102,9

111,0

108,6

106,0

114,2

109,0

128,0

111,0

109,8

103,7

116,5

113,5

106,9


115,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê – Niên giám thống kê 2020) (2)
Các vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh. Tỷ số

H

giới tính khi sinh gia tăng nhanh nhất đƣợc ghi nhận tại vùng Đồng bằng Sông
Hồng. Bảy tỉnh của miền Bắc Việt Nam có tỷ số giới tính khi sinh với hơn 115 bé
trai trên 100 bé gái, trong đó có ba tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh trên 125 bé trai
(Hƣng Yên, Hải Dƣơng, và Bắc Ninh), thậm chí cịn cao hơn so với những khu vực
có tỷ số giới tính khi sinh biến dạng nhất trên thế giới. Tỷ số giới tính khi sinh ở ba
vùng gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun và Đồng bằng sơng Cửu
Long xấp xỉ ngƣỡng bình thƣờng là 106 bé trai trong năm 2019 (5).


12

Bảng 1.3. Tỷ số giới tính khi sinh phân theo thành thị nơng thơn
Đơn vị tính: (Số bé trai/100 bé gái) (2)
Thành thị

Nông Thôn

Năm 2010

108,9

112,0


Năm 2011

114,2

111,1

Năm 2012

116,8

110,4

Năm 2013

110,3

115,5

Năm 2014

109,9

113,2

Năm 2015

114,8

111,9


Năm 2016

110,4

113,0

Năm 2017

114,4

111,1

Năm 2018

118,0

113,4

Năm 2019

110,8

111,8

Năm 2020

109,8

113,2


H
P

(Nguồn: Tổng cục Thống kê – Niên giám thống kê 2020) (2)

U

Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở cả thành thị và nông thơn, nhiều vùng
địa lý; một số vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao liên tục qua nhiều cuộc điều tra;
một số tỉnh tỷ số giới tính khi sinh đã ở mức rất cao. Tính chung trong cả nƣớc, mất

H

cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở cả khu vực nơng thơn và thành thị, có sự khác
biệt về tỷ số giới tính khi sinh giữa hai khu vực này. Tuy nhiên, những sự khác biệt
này từ trƣớc tới nay thƣờng không rõ rệt và ổn định (33).
Theo kết quả nghiên cứu của Dƣơng Quốc Trọng, ở thành thị tỷ số giới tính
khi sinh cao ngay từ lần sinh đầu, trong khi đó ở nơng thơn chỉ xuất hiện từ lần sinh
thứ hai trở đi và càng tăng cao ở lần sinh thứ ba trở lên (34,35).
Kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2011 cho thấy tỷ số giới tính khi
sinh qua các lần sinh ở Việt nam nhƣ sau: lần sinh thứ nhất 109.7, lần sinh thứ hai
111.9, lần sinh thứ ba 119.7. Nhƣ vậy, ngay từ lần sinh thứ nhất, đã xảy ra mất cân
bằng giới tính khi sinh ở mức khá cao và TSGTKS 119.7 cho lần sinh thứ ba trở lên
cao hơn hẳn các lần sinh trƣớc. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về nhân khẩu học cho


×