Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tổng quan tài liệu về các biểu hiện, hội chứng của hậu covid ở trẻ em và vị thành niên, so sánh với một số hội chứng khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THU THẢO

H
P

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC BIỂU HIỆN, HỘI CHỨNG CỦA HẬU
COVID Ở TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN, SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỘI
CHỨNG KHÁC

U

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

H

Y TẾ CƠNG CỘNG

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



PHẠM THU THẢO

H
P

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC BIỂU HIỆN, HỘI CHỨNG CỦA
HẬU COVID Ở TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN, SO SÁNH VỚI MỘT
SỐ HỘI CHỨNG KHÁC

U

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

H

Y TẾ CƠNG CỘNG

Hướng dẫn khoa học: ThS. PHẠM QUỲNH ANH

HÀ NỘI, 2022


Trước tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm
ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Quản lý đào tạo Đại học, các
phịng, ban, khoa, bộ mơn cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Y tế cơng
cộng đã ln tận tình giảng dạy, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
q trình học tập ngành Y tế cơng cộng hệ Cử nhân chính quy tại trường.
Em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS. Phạm Quỳnh Anh


H
P

- Người đã ln sẵn sàng, nhiệt tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện tổng quan y văn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng đã đọc, góp ý, định hướng
giúp em hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp.

U

Cuối cùng, với tất cả tình cảm yêu thương chân thành, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ
em về tinh thần, vật chất và công sức để em có thể hồn thành tốt nhất khố luận này./.

H

Sinh viên

Phạm Thu Thảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDC ........................................ Centers for Disease Control and
Prevention
COVID-19 .............................. Coronavirus Disease 2019
CR/CS ..................................... Case report/Case series
CRP ......................................... C Reactive Protein
ERS ......................................... Erythrocyte Sedimentation Rate

IL-6 ......................................... Interleukin 6

H
P

KD ........................................... Kawasaki Disease

KLD ........................................ Kawasaki-like Disease
MA .......................................... Meta-analysis

MIS-C ..................................... Multisystem inflammatory syndrome in
children

PCT ......................................... Procalcitonin

U

PICUs...................................... Pediatric Intensive Care Units
RT-PCR .................................. Reverse Transcriptase Polimerase

H

Chain Reaction

SARS-CoV-2 .......................... Severe Acute Respiratory Syndrome
Coronavirus 2

SR ............................................ Systematic review
TE............................................ Trẻ em
VTN ........................................ Vị thành niên

WHO ....................................... World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU .................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về Virus SARS-CoV-2 ................................................................4
1.1.2. Khái niệm về "Hậu COVID" ở trẻ em và vị thành niên .....................................4
1.1.3. Khái niệm về Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em..........................................5
1.2. Tình hình Đại dịch COVID-19 trên Thế giới ...................................................8

H
P

1.3. Tình hình “Hậu COVID” trên Thế giới & tại Việt Nam ................................10
1.4. Quy mô và phạm vi của tổng quan...............................................................11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................12
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................12
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ tài liệu vào tổng quan ....................12

U

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................12
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................12
2.3. Nguồn và loại tài liệu sử dụng trong nghiên cứu ...........................................13

H


2.3.1. Nguồn tài liệu ..............................................................................................13
2.3.2. Loại tài liệu ..................................................................................................14
2.4. Chiến lược tìm kiếm và quản lý tài liệu cho nghiên cứu tổng quan ..........17
2.5. Quy trình và các bước tổng quan tài liệu............................................................18
2.5.1. Phương pháp tổng quan sử dụng .................................................................18
2.5.2. Các giai đoạn rà sốt ...................................................................................18
2.6. Trích xuất thơng tin ..........................................................................................18
2.7. Tổng hợp, phân tích và trình bày kết quả .......................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG QUAN ....................................................................20
3.1. Hậu COVID ở trẻ em và vị thành niên ..............................................................21
3.1.1. Tỷ lệ mắc hậu COVID và một số biểu hiện Hậu COVID ở trẻ em và vị thành
niên.........................................................................................................................21
3.1.2. Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ............................................................23


3.1.3. Diễn biến, tiên lượng, quản lý các rối loạn “Hậu COVID” ..............................25
3.2. So sánh biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của Hội chứng viêm đa hệ thống (MISC) và một số hội chứng khác ở trẻ em và vị thành niên .............................................26
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.........................................................................................72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77

H
P

H

U



DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1: Tỷ lệ hiện mắc của một số triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc Hậu COVID
...................................................................................................................................22
Bảng 2: Dữ liệu tóm tắt từ các tài liệu sử dụng trong tổng quan ..............................31

Hình 1. Các ca nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong do COVID-19 đầu tiên [2] .............9
Hình 2. Báo cáo động trên GIS về mức độ báo động khu vực của COVID-19 ..........9

H
P

Hình 3. Mức chứng cứ tương đối tương ứng của các loại nghiên cứu .....................15
Hình 4. Giao diện search engine của PubMed và HINARI ..................................17
Hình 5. Quy trình rà sốt tài liệu ...............................................................................18
Hình 6. Lưu đồ PRISMA sàng lọc, lựa chọn từ các cơ sở dữ liệu [16] ...................20
Hình 7. Mốc thời gian tương đối của MIS-C và HẬU COVID ................................24

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh COVID-19 gây ra do chủng mới của coronavirus (SARS-CoV-2) được
phát hiện ở Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 10/2019 và đã nhanh chóng
lây lan ra toàn cầu. Từ ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới cơng bố COVID-19
là đại dịch tồn cầu [1;2]. Đại dịch COVID-19 trong thời gian qua đã nhanh chóng lan
rộng khắp hành tinh và không chỉ gây ra những cuộc khủng hoảng về y tế mà còn gây ra

khủng hoảng đối với kinh tế và xã hội, tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất
[3].
SARS-CoV-2 lây lan qua giọt bắn, các hạt chất lỏng trong khơng khí và tiếp xúc

H
P

gần với người bị nhiễm bệnh [2]. Virus có khả năng lây nhiễm rất cao với nhiều tỷ lệ tử
vong cao hơn so với cúm theo mùa [3].

Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 23/1/2020 và các
ca bệnh siêu lây nhiễm cũng được phát hiện trong cộng đồng ngay trong những
ngày đầu của làn sóng dịch thứ nhất. Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt của
Việt Nam và tích hợp các nguồn lực từ nhiều lĩnh vực bao gồm y tế, giáo dục,

U

truyền thơng, giao thơng vận tải và quốc phịng đã hạn chế sự lây lan của dịch
bệnh ở trong nước [1] [2].

H

Sau hơn 2 năm tác động và ảnh hưởng, với các nỗ lực, các giám sát dịch tễ ghi
nhận xu hướng diễn biến tích cực cho phép chúng ta kỳ vọng vào một sự kiểm soát
các kết cục nghiêm trọng của đại dịch thì với sự xuất hiện gần đây, "Hậu COVID"
được cho là một làn sóng mới làm bối cảnh đại dịch thêm phức tạp. Trên thực tế
cho thấy có rất nhiều các nghiên cứu về Hậu COVID ở người lớn song nhiều
nghiên cứu cũng nhận định rằng giai đoạn cấp của COVID trên trẻ em và vị thành
niên diễn biến thuận lợi, khơng có biến chứng nặng song diễn biến ở các giai
đoạn sau đó thực sự đáng quan ngại. Theo ghi nhận, cho tới thời điểm hiện tại,

thông tin về Hậu COVID trên đối tượng trẻ em và vị thành niên trên các cơ sở
dữ liệu trong y văn ít hơn nhiều so với có ở người lớn. Mặt khác các thông tin về
vấn đề này tại một quốc gia có thể chưa nhiều, khơng đầy đủ và toàn diện (nhất
là trong giai đoạn đầu, khi những vấn đề về COVID-19 mới đang lắng xuống
trong một thời gian chưa lâu), những vấn đề về Hậu COVID dù đã được nói đến


2

song các thông tin từ các kết quả nghiên cứu theo dõi theo thời gian thực sự chưa
có nhiều. Đối với tình trạng Hậu COVID, ghi nhận một hội chứng biểu hiện trên
nhiều hệ thống cơ quan của trẻ được gọi tên “Hội chứng viêm đa hệ thống của
trẻ (MIS-C)”. Các tài liệu cho thấy giữa MIS-C và "Hậu COVID" có một sự giao
cắt và chồng lấp lên nhau về mốc thời gian. Theo định nghĩa mới, Hậu COVID
được tính bắt đầu sau 12 tuần (3 tháng) tuy nhiên các biểu hiện từ trước đó kéo
dài qua các mốc thời gian trên có thể là hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C - một
rối loạn "Hậu COVID" được mô tả sớm hơn.
Với mục đích tổng hợp những kiến thức cụ thể và toàn diện (đã và đang

H
P

xác lập) về Hậu COVID trên nhóm trẻ em và vị thành niên là tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu dưới hình thức một
tổng quan (tổng quan tài liệu) với tiêu đề “Tổng quan tài liệu về các biểu hiện,
hội chứng của hậu Covid ở trẻ em và vị thành niên, so sánh với một số hội chứng
khác” nhằm mô tả (dưới dạng các thông tin tổng hợp) đồng thời nhận xét và bàn
luận về các nội dung có liên quan trên nhóm đối tượng này.

H


U


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả một số biểu hiện hậu COVID ở trẻ em và vị thành niên.
2. So sánh các đặc điểm của Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) và một số
hội chứng hậu COVID khác ở trẻ em và vị thành niên.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về Virus SARS-CoV-2
Virus corona (Coronavirus) gây hội chứng hô hấp cấp nặng năm 2019 được
gọi là SARS-CoV-2 (để phân biệt với virus SARS-CoV là Coronavirus gây hội chứng
hô hấp nặng năm 2002). Hội chứng hô hấp cấp nặng gây ra do SARS-CoV-2 còn gọi
là COVID-19 với ca bệnh đầu tiên được xác định vào tháng 12 năm 2019 ở thành phố
Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Biểu hiện của COVID-19 rất đa dạng
song thường có một số triệu chứng hay gặp gồm sốt, ho, đau đầu, mệt, khó thở, mất khứu


H
P

giác và mất vị giác [3-5].

1.1.2. Khái niệm về "Hậu COVID" ở trẻ em và vị thành niên

Để thống nhất và có thể trao đổi thông tin nghiên cứu về “Hậu COVID” trên đối
tượng trẻ em và người trẻ (children and young people, CYP), một định nghĩa tiến hành
với phương pháp xây dựng tương tự như với định nghĩa về “Hậu COVID” ở người
lớn (quy trình Delphi trực tuyến 3 bước trước hội nghị đồng thuận chuyên gia).

U

Định nghĩa thống nhất cho nghiên cứu về “Hậu COVID” ở trẻ em và vị thành niên
được đối chiếu phù hợp với định nghĩa về ca bệnh lâm sàng của Tổ chức Y tế thế

H

giới, được phát biểu như sau: “Hậu COVID xuất hiện ở người trẻ với tiền sử nhiễm
SARS-CoV-2 có ít nhất một triệu chứng thực thể kéo dài trong khoảng thời gian tối
thiểu là 12 tuần sau lần test đầu tiên mà không thế giải thích bằng một chẩn đốn
chính đáng khác thay thế. Các triệu chứng có ảnh hưởng lên chức năng hàng ngày,
có thể tiếp tục hoặc hình thành mới sau nhiễm SARS-CoV-2 và có thể dao động hay
tái lại theo thời gian. Test COVID-19 trong định nghĩa này có thể là test kháng
nguyên, test kháng thể hay xét nghiệm PCR [11].
(Post-COVID-19 condition occurs in young people with a history of confirmed
SARS-CoV-2 infection, with one or more persisting physical symptoms for a minimum
duration of 12 weeks after initial testing that cannot be explained by an alternative

diagnosis. The symptoms have an impact on everyday functioning, may continue or
develop after COVID-19 infection, and may fluctuate or relapse over time)
- World Health Organization


5

1.1.3. Khái niệm về Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em
CDC Hoa Kỳ định nghĩa MIS-C khi đáp ứng đồng thời 4 tiêu chí dưới đây:[50]
1.

Trẻ < 21 tuổi

2.

Có biểu hiện sốt*, và bằng chứng về các chỉ dấu sinh học viêm**, và

bằng chứng về bệnh nghiêm trọng lâm sàng cần nhập vtìnhiện có liên quan
đến trên 2 hệ cơ quan (tim, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da liễu hoặc thần
kinh); VÀ
3.

Khơng có chẩn đốn chính đáng khác thay thế; VÀ

4.

Dương tính nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại hoặc gần đây, như được chỉ

H
P


ra bằng xét nghiệm RT-PCR, xét nghiệm huyết thanh học hoặc kháng nguyên;
hoặc tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19
trong vòng 4 tuần trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
(*) Sốt >38.0°C trong ≥24 giờ hoặc tình trạng sốt chủ quan kéo dài ≥24 giờ
(**) Bao gồm, nhưng không giới hạn ở một hoặc nhiều các chỉ số sau: CRP ở mức
cao, tốc độ lắng hồng cầu (ESR), fibrinogen, chỉ số Procalcitonin, d-dimer, ferritin,

U

axit lactic dehydrogenase (LDH) hoặc interleukin 6 (IL- 6), bạch cầu trung ở mức
cao, tế bào lympho giảm và lượng albumin thấp

H

(CDC case definition

All 4 criteria must be met:
1. Age <21 years

2. Clinical presentation consistent with MIS-C, including all of the following:




Fever:


Documented fever >38.0°C (100.4°F) for ≥24 hours OR




Report of subjective fever lasting ≥24 hours

Laboratory evidence of inflammation


Including, but not limited to, any of the following:
o

Elevated CRP

o

Elevated ESR

o

Elevated fibrinogen

o

Elevated procalcitonin


6



o


Elevated D-dimer

o

Elevated ferritin

o

Elevated LDH

o

Elevated IL-6 level

o

Neutrophilia

o

Lymphocytopenia

o

Hypoalbuminemia

Multisystem involvement



2 or more organ systems involved:
o

H
P

Cardiovascular (eg, shock, elevated troponin, elevated BNP,
abnormal echocardiogram, arrhythmia)

o

Respiratory (eg, pneumonia, ARDS, pulmonary embolism)

o

Renal (eg, AKI, kidney failure)

o

Neurologic (eg, seizure, stroke, aseptic meningitis)

o

Hematologic (eg, coagulopathy)

o

Gastrointestinal (eg, abdominal pain, vomiting, diarrhea,

U


elevated liver enzymes, ileus, gastrointestinal bleeding)
o


H

Dermatologic (eg, erythroderma, mucositis, other rash)

Severe illness requiring hospitalization

3. No alternative plausible diagnoses

4. Recent or current SARS-CoV-2 infection or exposure


Any of the following:


Positive SARS-CoV-2 RT-PCR



Positive serology



Positive antigen test




COVID-19 exposure within the 4 weeks prior to the onset of
symptoms)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa MIS-C khi đáp ứng đồng thời 6 tiêu
chí dưới đây [50]
1.

Tuổi 0 - 19


7

2.

Sốt ≥3 ngày

3.

Các dấu hiệu của tổn thương đa hệ thống (tối thiểu là 2):

▪ Phát ban, viêm củng mạc khơng hóa mủ hai bên, hoặc các dấu hiệu viêm da-niêm
mạc (miệng, bàn tay, bàn chân)
▪ Huyết áp thấp hay sốc
▪ Rối loạn chức năng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, hoặc các bất thường mạch vành
(bao gồm các phát hiện trên siêu âm tim hay tăng troponin/BNP)
▪ Bằng chứng rối loạn đông máu (PT hay aPTT kéo dài; tăng D-dimer)
▪ Các triệu chứng tiêu hóa (tiêu chảy, nơn, hoặc đau bụng)

H

P

4.

Tăng các chỉ số viêm (ví dụ, máu lắng, CRP, hoặc procalcitonin)

5.

Khơng có ngun nhân viêm vi sinh vật khác, bao gồm vi nhiễm trùng

máu do vi khuẩn và các hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu
6.

Bằng chứng nhiễm trùng SARS-CoV-2

(Bất kỳ trong 4 căn cứ sau):
▪ SARS-CoV-2 RT-PCR dương tính

U

▪ Xét nghiệm huyết thanh viêm
▪ Test kháng nguyên

H

▪ Tiếp xúc với người mắc COVID-19
(WHO case definition

All 6 criteria must be met:
1. Age 0 to 19 years


2. Fever for ≥3 days

3. Clinical signs of multisystem involvement (at least 2 of the following):


Rash, bilateral nonpurulent conjunctivitis, or mucocutaneous inflammation
signs (oral, hands, or feet)



Hypotension or shock



Cardiac dysfunction, pericarditis, valvulitis, or coronary abnormalities
(including echocardiographic findings or elevated troponin/BNP)



Evidence of coagulopathy (prolonged PT or PTT; elevated D-dimer)



Acute gastrointestinal symptoms (diarrhea, vomiting, or abdominal pain)


8

4. Elevated markers of inflammation (eg, ESR, CRP, or procalcitonin)

5. No other obvious microbial cause of inflammation, including bacterial sepsis
and staphylococcal/streptococcal toxic shock syndromes
6. Evidence of SARS-CoV-2 infection


Any of the following:


Positive SARS-CoV-2 RT-PCR



Positive serology



Positive antigen test



Contact with an individual with COVID-19)

H
P

Các trường hợp khác:
1)

Một số người có thể có tất cả hoặc một số tiêu chí của bệnh Kawasaki,


nhưng họ sẽ được báo cáo khi họ có đầy đủ biểu hiện như trong định nghĩa ca
bệnh MIS-C.
2)

Xem xét MIS-C trong bất kỳ ca tử vong nào ở trẻ em có bằng chứng

nhiễm SARS-CoV-2.

U

Theo ghi nhận, cho đến nay, trẻ được chẩn đoán mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MISC) khi có đồng thời 6 tiêu chí theo thang đo của CDC hoặc đồng thời 4 tiêu chí của WHO.

H

Do đó trong khn khổ của tổng quan này, chúng tơi sử dụng cả 2 thang đo để đánh giá
MIS-C ở trẻ

1.2. Tình hình Đại dịch COVID-19 trên Thế giới
Từ những ca bệnh đầu tiên của một bệnh dịch được xác định và theo dõi,
COVID-19 lây lan nhanh chóng và lan ra toàn cầu. Ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ
chức Y tế thế giới cơng bố COVID-19 là tình trạng Y tế công cộng khẩn cấp quốc
tế (Public Health Emergency of International Concern – PHEIC).


9

Hình 1. Các ca nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong do COVID-19 đầu tiên [2]
Tới ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới công bố COVID-19 là đại
dịch. Cho tới ngày 27 tháng 4 năm 2022, đại dịch COVID-19 đã có hơn 511 triệu ca mắc
với trên 6,2 triệu ca tử vong. Số liệu tử vong thực tế được ước tính lớn gấp nhiều lần số

liệu báo cáo trên [6] – đưa đại dịch COVID-19 trở thành một trong các đại dịch gây tử
vong lớn nhất trong lịch sử.

H
P

U

Hình 2. Báo cáo động trên GIS về mức độ báo động khu vực của COVID-19

H

Sau hơn hai năm tác động và ảnh hưởng, hiện tại đại dịch COVID-19 gần như
đang ở trong tầm kiểm soát tại các châu lục và các quốc gia. Trong số các biến thể đáng
quan tâm (variant of interest, VOI) và các biến thể đáng lo ngại (variant of concern, VOC),
Omicron (xác định từ cuối tháng 11/2021 tại Nam Phi) hiện đang được xác định là biến
chủng lưu hành phổ biến nhất trên toàn cầu, chiếm 99,5% các mẫu giải trình tự [7].
Với rất nhiều các nỗ lực thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và triển khai tiêm chủng
các vắc-xin phòng COVID-19 (với hiệu quả bảo vệ cao về các diễn biến nặng và tử vong
được chứng minh) tại hầu khắp các quốc gia, thế giới đã chứng kiến một sự giảm thiểu rõ
rệt về tỷ lệ các ca mắc diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong. Hiệu quả bảo vệ chéo của các chiến
lược tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 với biến chủng Omicron đang lưu hành
hiện tại đã được xác nhận. Đồng thời hiệu quả bảo vệ liên biến thể với các biến chủng
có thể xuất hiện và lưu hành trong tương lai cũng được kỳ vọng [8].


10

Các làn sóng liên tục của đại dịch đã gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội, sức
khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, báo cáo cập nhật theo tuần của Tổ chức Y tế

thế giới ghi nhận xu hướng giảm về số ca mắc mới và tử vong theo tuần từ tất cả các khu
vực trên thế giới. Diễn biến thuận lợi này đã ghi nhận vai trị to lớn của các vắc-xin có
hiệu quả bảo vệ đã được triển khai [8].
1.3. Tình hình “Hậu COVID” trên Thế giới & tại Việt Nam
Trong khi các giám sát dịch tễ ghi nhận xu hướng diễn biến tích cực cho phép kỳ
vọng vào một sự kiểm soát các kết cục nghiêm trọng của đại dịch, tình trạng biểu
hiện triệu chứng kéo dài (hay xuất hiện mới) trên các đối tượng có tiền sử nghi nhiễm

H
P

SARS-CoV-2 hay thực sự nhiễm bệnh (được khẳng định) được ghi nhận từ thời gian
đầu của đại dịch đang dần nổi lên và trở thành vấn đề đáng quan tâm. Qua nhiều
nghiên cứu, tổng kết, báo cáo cho thấy tình trạng phổ biến này có biểu hiện rất đa
dạng, được mơ tả dưới nhiều tên gọi với các định nghĩa khơng đồng nhất, khó cho
việc so sánh và theo dõi. Để thuận tiện cho các nghiên cứu, báo cáo và trao đổi
thông tin, Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất một định nghĩa chung cho các rối

U

loạn "Hậu COVID" (tình trạng sau nhiễm COVID-19), "COVID kéo dài" [9].
Ở trẻ em và vị thành niên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn cấp,

H

nguy cơ mắc COVID-19 với biểu hiện nặng, nguy kịch hoặc có diễn biến chuyển nặng
thấp hơn so với ở người lớn. Các nghiên cứu cũng đã ghi nhận một tỷ lệ “Hậu COVID”
thấp hơn trên nhóm trẻ em và vị thành niên nhiễm SARS-CoV-2 hay mắc COVID-19 (so
với nhóm tuổi người lớn) [10]. Ngồi khó khăn liên quan tới định nghĩa và xác định các
tình trạng bệnh [11], thách thức lớn nữa đối với các nghiên cứu về “Hậu COVID” trên trẻ

em là việc phân biệt các biểu hiện kéo dài liên quan tới mắc COVID-19 (trước đó) hoặc
đơn thuần do các tác động ảnh hưởng mạnh liên quan tới đại dịch [10;12-14]. Cho tới hiện
tại, trong khi đã có rất nhiều các nghiên cứu và báo cáo về các rối loạn Hậu COVID trên
người lớn, còn tương đối ít các nghiên cứu về tình trạng này trên đối tượng trẻ em và vị
thành niên [15].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh sau mắc Covid
xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng
cuộc sống. Hiện cũng có một số các cơ sở y tế cũng tiến hành triển khai thăm khám đối


11

với các trường hợp Hậu COVID. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu về tình trạng này
rất ít tại Việt Nam, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em.
1.4. Quy mô và phạm vi của tổng quan
Các thông tin về Hậu COVID trên đối tượng trẻ em và vị thành niên trên các cơ
sở dữ liệu trong y văn ít hơn nhiều so với các thông tin về Hậu COVID trên người lớn.
Mặt khác các thông tin về vấn đề này tại một quốc gia có thể chưa nhiều, khơng đầy đủ
và tồn diện (nhất là trong giai đoạn đầu, khi những vấn đề về COVID-19 mới đang lắng
xuống trong một thời gian chưa lâu), những vấn đề về Hậu COVID dù đã được nói đến
song các thơng tin từ các kết quả nghiên cứu theo dõi theo thời gian thực sự chưa có nhiều.

H
P

Với những lý do trên, trong tổng quan tài liệu này chúng tôi lấy vào trong nghiên cứu
của mình tư liệu dưới dạng các bài báo khoa học (về Hậu COVID trên đối tượng trẻ em
và vị thành niên) công bố trong y văn khoa học từ tất cả các nước. Với xác định ban đầu
về quy mô như trên, hiện tại trong y văn đã có một lượng lớn các nghiên cứu nói cũng như
cũng đã có các nghiên cứu tổng hợp dưới dạng tổng quan hệ thống. Để có được cái nhìn

tổng thể và toàn diện trong phạm vi của một nghiên cứu tổng quan, khía cạnh y tế cơng

U

cộng, chúng tơi khơng đặt giới hạn cho các tư liệu khoa học đầu vào.

Mặc dù có mục tiêu là đưa ra được các thông tin tổng hợp về các biểu hiện

H

Hậu COVID trên trẻ em và vị thành niên song tổng quan tài liệu này của chúng tôi
hướng chủ yếu tới các nội dung thuộc các khía cạnh y tế cơng cộng nên cũng sẽ khơng
đề cập đến hay phân tích vào các nội dung chuyên sâu của chuyên môn y khoa (như
chẩn đoán, điều trị).


12

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng tổng quan mô tả (Narrative Review).
Tổng quan mô tả là q trình thu thập, tóm tắt, tổng hợp các tài liệu và báo
cáo nghiên cứu về cùng một chủ đề, từ đó đưa ra các giải thích và kết dựa trên kinh
nghiệm của nghiên cứu viên, các lý thuyết và mơ hình đã có sẵn.
Tổng quan tài liệu được tiến hành trong nghiên cứu này tổng hợp các tài liệu đầu
vào tìm kiếm và lựa chọn từ y văn thuộc các lĩnh vực Khoa học sức khoẻ và Khoa học Y
sinh, cụ thể từ các cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ mục lớn với các cơng cụ tìm kiếm

H
P


hiệu quả như MEDLINE, PubMed, Google Scholar, HINARI - nơi tập hợp hầu hết
các tạp chí khoa học uy tín. Do các nghiên cứu về chủ đề này hiện còn tương đối ít,
chúng tơi lấy vào nghiên cứu tổng quan của mình các nghiên cứu thuộc nhiều thiết
kế khác nhau.

2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ tài liệu vào tổng quan
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

U

Các tài liệu được lựa chọn từ ba cơ sở dữ liệu lớn xác định, bao gồm Medline (gồm
cả PubMed), Google Scholar, HINARI; với các tổ hợp từ khoá Children, Adolescents,

H

Teenagers, Long COVID, Chronic COVID, Post-COVID-19 cho phép xác định được
các bài báo có nội dung phù hợp về Hậu COVID trên đối tượng trẻ em và vị thành niên.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Trước hết, loại trừ các tài liệu hay bài báo:
(1) Đăng trên các tạp chí được xếp vào danh mục các tạp chí săn mồi (predatory
journals) hay khơng được bình duyệt (peer-reviewed) (đặc biệt trên Google Scholar);
(2) Các tài liệu hay bài báo không thực sự là các tài liệu học thuật;
(3) Các bài báo mà định nghĩa về tình trạng Hậu COVID khác với định nghĩa
thống nhất chung của Tổ chức Y tế thế giới về "Hậu COVID" (cả trước và sau mốc
thời gian mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa thống nhất);
(4) Các bài báo có nội dung khơng thực sự phù hợp với nội dung tổng quan;
(5) Các bài báo có thiết kế và kết quả không đáp ứng các yêu cầu đối với loại
nghiên cứu;



13

(6) Các bài báo trùng lặp do cùng có trên các cơ sở dữ liệu trên (loại trực tiếp
từ phần mềm quản lý tài liệu tham khảo Reference Manager);
(7) Các bài khơng tìm được bài tồn văn.
2.3. Nguồn và loại tài liệu sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Nguồn tài liệu
Tổng quan tài liệu này sử dụng các tài liệu nghiên cứu công bố và quản lý trên
một số cơ sở dữ liệu lớn lĩnh vực Khoa học sự sống (Life Sciences), Khoa học y sinh
(Biomedical Sciences) và Khoa học sức khoẻ (Health Sciences) bao gồm Y khoa, Y học
dự phòng, Y tế công cộng. Phần lớn các tài liệu được chọn và sử dụng trong nghiên cứu

H
P

này của chúng tôi thuộc các cơ sở dữ liệu học thuật trực tuyến quan trọng gồm Medline
(gồm cả PubMed), Google Scholar, HINARI.

MEDLINE (Medical Literature Analysis and Retrieval System Online) là một
cơ sở dữ liệu lớn và quan trọng với các thông tin nghiên cứu tham khảo từ các bài
báo khoa học thuộc các lĩnh vực Y học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Y tế công cộng,
Y tế, Dược học, Nha khoa, Thú y. Cơ sở dữ liệu này cũng hàm chứa y văn nghiên cứu

U

trong các lĩnh vực Sinh học, Hoá sinh, Lý sinh, Vi sinh và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Được biên mục và quản lý bởi Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (National Library of


H

Medicine, NLM), MEDLINE sẵn sàng, được cung cấp trực tuyến và sử dụng miễn
phí, có thể tìm kiếm trực tiếp từ internet, qua PubMed hoặc qua hệ thống đăng nhập
của Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học quốc gia của Thư viện Y học quốc gia
Hoa kỳ.

PubMed là cơng cụ tìm kiếm trên mạng thơng tin tồn cầu giúp truy cập miễn
phí các tài liệu tham khảo với các phần tóm tắt (abstracts) và cả một số bài toàn văn.
Thư viện quốc gia Hoa Kỳ tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ quản lý cơ sở dữ liệu như
một phần của hệ thống đăng nhập và truy cập thông tin khoa học. Việc PubMed chính
thức đi vào hoạt động (1997) đã mở ra kỷ nguyên các thông tin trên cơ sở dữ liệu lớn
MEDLINE có thể được tìm kiếm và sử dụng miễn phí tại nhà, tại văn phịng từ bất
cứ nơi nào trên trái đất có kết nối internet.
Google Scholar là một cơng cụ tìm kiếm và biên mục các tài liệu toàn văn hoặc
các siêu dữ liệu thuộc nhiều định dạng khác nhau trên một dải rộng các lĩnh vực khoa


14

học. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2004, chỉ mục của Google Scholar
bao gồm sách và các tạp chí học thuật trực tuyến có bình duyệt, các báo cáo tại các
hội thảo, luận văn và luận án, các bản thảo và tóm tắt của các bài báo khoa học, các
báo cáo kỹ thuật, y văn, biên bản học thuật và các sáng chế. Để có thể hiển thị trên
chỉ mục của Google Scholar, các nội dung học thuật cần đáp ứng một số tiêu chí
cụ thể. Tuy vậy, Google Scholar cũng bị chỉ trích là khơng thẩm tra, xem xét chặt
chẽ và hiệu đính các bài báo cũng như vẫn để một số tạp chí 'săn mồi' (predatory
journals) trong chỉ mục. Trong dự án hợp tác với Google, các bộ sưu tập của thư viện
của Đại học Michigan cũng như của nhiều thư viện khác đã được Google quét để các


H
P

thư viện có thể lưu trữ dưới dạng các sách điện tử (Google Books) đồng thời Google
Scholar giữ lại các bản sao số hoá để sử dụng chúng để tạo thư viện số HathiTrust.
HINARI được Tổ chức Y tế thế giới và các nhà xuất bản khoa học lớn xây
dựng, cung cấp công cụ đăng nhập và truy cập vào cơ sở dữ liệu nghiên cứu lĩnh vực
khoa học sức khoẻ nhằm giúp các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận các bộ sưu
tập về chuyên môn Y tế và các công bố khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học y sinh. Có tới

U

15 nghìn tạp chí điện tử và có tới 60 nghìn sách điện tử mà các cơ sở đào tạo và
chuyên mơn từ trên 100 quốc gia có thể truy cập trực tuyến. HINARI là một phần của

H

chương trình lớn Nghiên cứu vì sự sống (Research4Life) - tên gọi chung cho 5
chương trình: Hinari (lĩnh vực Y tế), AGORA (lĩnh vực Nông nghiệp), OARE
(lĩnh vực Môi trường), ARDI (lĩnh vực khoa học và công nghệ ứng dụng), GOALI
(lĩnh vực Luật và Tư pháp). Research4Life cung cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp
sự truy cập trực tuyến miễn phí hay với mức phí thấp vào các tài liệu khoa học được
bình duyệt. HINARI và các chương trình nhánh khác của Research4Life được đánh giá
lại lần thứ hai năm 2010 trong đó các nhà xuất bản khoa học lớn đã cam kết tiếp tục
hoạt động theo định hướng xác định từ trước ít nhất tới năm 2025.
2.3.2. Loại tài liệu
Nghiên cứu tổng quan này của chúng tôi lấy đầu vào từ nhiều loại nghiên cứu
bao gồm các tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã có. Các nghiên cứu này có đầu vào
đa dạng gồm các nghiên cứu có thiết kế thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs),
các nghiên cứu quan sát phân tích về các tác nhân tác động (nghiên cứu thuần tập



15

và bệnh chứng), các nghiên cứu mô tả cắt ngang, các nghiên cứu ca bệnh/chùm ca bệnh
và một số dạng bài viết khoa học khác.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống (systematic review) là nghiên cứu tóm lược
tổng hợp một cách hệ thống y văn nghiên cứu về một chủ đề cụ thể nào đó. Nghiên
cứu này thơng qua một số tiêu chí cụ thể lượng giá và đánh giá các kết quả nghiên
cứu đã công bố trên một vấn đề cụ thể. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống điển hình
sẽ hình thành một bản mơ tả về một số kết quả khái quát thứ cấp chính rút ra từ các
nghiên cứu thành phần.
Nghiên cứu phân tích gộp (meta-analysis) là nghiên cứu sử dụng các phương

H
P

pháp định lượng kết hợp các kết quả của các nghiên cứu độc lập đã công bố trong y
văn để tạo ra các nhận xét tóm tắt và kết luận tổng hợp thường có ý nghĩa cao hơn so
với các nghiên cứu thành phần đơn lẻ.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial) là thử
nghiệm mà các đối tượng được phân bố ngẫu nhiên vào 2 hoặc nhiều nhóm. Có nhiều
phương pháp khác nhau để ngẫu nhiên hoá các đối tượng vào các nhóm.

U

H

Hình 3. Mức chứng cứ tương đối tương ứng của các loại nghiên cứu



16

Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng (controlled clinical trial) là thử
nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả của một loại thuốc hoặc một phương pháp điều trị với
một thuốc hoặc một phương pháp điều trị khác. Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng có đối
chứng, điều trị khác là một giả dược (placebo) hay một thuốc khơng có hoạt tính và được
xem như thuốc hay điều trị "chứng"
Nghiên cứu thuần tập (cohort study) là nghiên cứu trong đó có các nhóm đối
tượng ở trong các tình trạng khác nhau, chịu các tác động khác nhau hoặc nhận các
điều trị khác nhau và được theo dõi theo thời gian và so sánh với nhau.
Nghiên cứu bệnh chứng (case control study) là nghiên cứu dịch tễ học quan sát

H
P

trong đó có nhóm đối tượng ở trong một tình trạng (mà nghiên cứu quan tâm) và một
nhóm chứng phù hợp khơng có tình trạng trên (để so sánh, đối chiếu). Vai trò của một
tác nhân đối với bệnh được xem xét bằng cách so sánh nhóm bệnh và nhóm khơng
bệnh về tần suất hoặc mức độ hiện diện của tác nhân (khi tác nhân là một yếu tố
định lượng).

Nghiên cứu mô tả cắt ngang (cross-sectional study) là một loại nghiên cứu quan

U

sát đưa tới phân tích các dữ liệu từ một quần thể hoặc một nhóm nhỏ (mẫu) đại diện tại
một thời điểm cụ thể—dữ liệu 'cắt ngang'. Các nghiên cứu cắt ngang là những nghiên


H

cứu mô tả (khác với các nghiên cứu dọc cũng như khác với các nghiên cứu thực nghiệm.
Khác với các nghiên cứu bệnh chứng, các nghiên cứu cắt ngang có thể được sử dụng để
mơ tả khơng chỉ các tỷ suất chênh (odds ratio, OR) mà cịn có thể mô tả các nguy cơ tuyệt
đối (absolute risks, AR) và các nguy cơ tương đối (relative risks, RR) từ các tỷ lệ mắc
(prevalences).

Nghiên cứu chùm ca bệnh (Case series) là các báo cáo về nhóm hay chùm ca
bệnh thường được mô tả với thông tin chi tiết về các ca bệnh - thông tin nhân khẩu học,
thông tin về chẩn đoán, điều trị, đáp ứng với điều trị, theo dõi sau điều trị.
Nghiên cứu ca bệnh (Case study) là một mơ tả về một tình huống trên một đối
tượng bệnh hoặc một nhóm nhỏ đối tượng được xem như đại diện cho một nhóm lớn
hơn với những điểm ghi nhận rất khác biệt.
Bài viết xã luận (Editorial) là bài viết gồm các nội dung thể hiện quan điểm,
niềm tin và chính sách của người biên tập hay nhà xuất bản một tạp chí, thường về


17

các vấn đề thời sự có ý nghĩa khoa học hay y học đối với cộng đồng y khoa hay xã
hội rộng lớn.
Quan điểm hay bình luận chuyên gia (Expert opinion or commentary) là
quan điểm hay bình luận trình bày với sự tự tin song không được chứng minh thông
qua kiến thức hay các bằng chứng cụ thể.
2.4. Chiến lược tìm kiếm và quản lý tài liệu cho nghiên cứu tổng quan
Phần lớn các tài liệu được lựa chọn và sử dụng trong tổng quan này của chúng
tơi được tìm kiếm từ ba cơ sở dữ liệu lớn trực tuyến quan trọng gồm Medline (gồm
cả PubMed), Google Scholar, HINARI.


H
P

U

H

Hình 4. Giao diện search engine của PubMed và HINARI
Các từ khoá được sử dụng trong tìm kiếm trên các Search Engine của PubMed,
Google Scholar và HINARI tổ hợp chập 2 của các từ/cụm từ thuộc hai nhóm: Nhóm
1 gồm các từ: Children, Adolescents, Teenagers; nhóm 2 gồm các cụm từ Long
COVID, Chronic COVID, Post-COVID-19.
Chiến lược tìm kiếm bao gồm các cụm từ khóa bao phủ các nội dung cơ bản
của mục tiêu tìm kiếm, bao gồm “Trẻ em, vị thành niên” (Children Adolescents,
Teenagers) VÀ (AND) “Hậu COVID” (Long COVID, Chronic COVID, PostCOVID-19).
Các tài liệu này được quản lý trên phần mềm Reference Manager, phiên bản 12.0.


18

2.5. Quy trình và các bước tổng quan tài liệu
2.5.1. Phương pháp tổng quan sử dụng
Cho tới hiện tại, còn tương đối ít các thơng tin tổng hợp kết quả nghiên cứu để
có thể hình dung một cách tổng thể về tình trạng Hậu COVID ở trẻ em và vị thành
niên. Trong nghiên cứu này, với cách tiếp cận PRISMA cho phép lựa chọn các kết quả
nghiên cứu phù hợp thuộc nhiều thể loại khác nhau công bố trên các tạp chí khoa học và
được biên mục trên một số cơ sở dữ liệu lớn, chúng tôi tiến hành mô tả (dưới dạng các
thông tin tổng hợp) đồng thời nhận xét và bình luận về các biểu hiện Hậu COVID trên
nhóm đối tượng này.


H
P

2.5.2. Các giai đoạn rà sốt

U

H

Hình 5. Quy trình rà sốt tài liệu

Biểu đồ PRISMA được sử dụng để ghi nhận lại tồn bộ q trình lựa chọn nghiên
cứu vào tổng quan.
2.6. Trích xuất thơng tin
Bảng trích xuất thông tin được xây dựng sẵn dựa trên các tiêu chí bao gồm các
thơng tin chung về nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Các thông
tin được trích xuất bao gồm:
-

Tác giả

-

Năm xuất bản

-

Đối tượng đích



×