Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Xây dựng tổng quan tài liệu về thực trạng và một số chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng prôtêin – năng lượng cho trẻ em dưới 5 tuổi tại việt nam và các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.54 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn của tôi, là thạc sỹ Lê Thị Kim Ánh và thạc
sỹ Nguyễn Thanh Hà. Không những các cô đã hỗ trợ tôi những tài liệu cần thiết, mà
cũng đã rất nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến chuyên môn quý báu
cho bài luận của tôi.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ phòng Đào tạo Đại
học và các cán bộ thư viện trường Đại học Y tế công cộng, đặc biệt là chị Bùi Thị
Ngọc Oanh, đã rất nhiệt tình giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình tìm kiếm tài liệu hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới những người bạn đồng khoá đã cung
cấp cho tôi các tài liệu và thông tin bổ ích liên quan đến đề tài khoá luận tốt nghiệp
của tôi.
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACC/SCN Uỷ ban thường trực Dinh dưỡng Liên hợp quốc
BINP Dự án lồng ghép chăm sóc dinh dưỡng của Băngladesh.
CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
DALYs Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật
GHI Chỉ số đói toàn cầu
ICDS Chương trình Các dịch vụ lồng ghép phát triển trẻ
IFPRI Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế.
NCHS Quần thể tham khảo chuẩn
OFFP Chương trình đổi dầu lấy lương thực
SD Độ lệch chuẩn
SDD Suy dinh dưỡng
TCTK Tổng cục thống kê Việt Nam
TNP Chương trình mục tiêu dinh dưỡng
UNCEF Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc
VAC Mô hình Vườn – Ao- Chuồng
VDD Viện dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam)


WB Ngân hàng thế giới
WHO Tổ chức Y tế thế giới
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
iii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực trong những năm gần đây, tình
hình SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang là một vấn đề y tế công cộng rất phổ
biến tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam [1] [18] [46] [51]. Báo
cáo lần thứ 4 về tình hình dinh dưỡng toàn cầu năm 2000 [13] của ACC/SCN/IFPRI
cho thấy có khoảng 30 triệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi hậu quả của SDD bào thai
và có khoảng 185 triệu trẻ dưới 5 tuổi (34%) bị SDD (thể thấp còi- stunting) tại các
quốc gia đang phát triển, cao nhất tại khu vực Tây Phi (48%) và Trung Nam Á
(44%). Qua từng năm, mặc dù các số liệu đã chỉ ra tình hình SDD có giảm, nhưng
vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Cụ thể, theo báo cáo của WHO và UNICEF [52]
[56], năm 2002 vẫn còn khoảng 182 triệu trẻ bị SDD (chiều cao theo tuổi). Theo
ACC/SCN/IFPRI, trong Báo cáo lần thứ 5 về tình hình dinh dưỡng toàn cầu năm
2005 [14], còn khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi (32%) bị SDD (thể thấp còi) tại các
quốc gia đang phát triển. Hậu quả của SDD để lại là rất nặng nề [1] [5] [36]. SDD là
nguyên nhân gây ra 2,1 triệu ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 21% tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu) và 91 triệu DALYs (chiếm 21% DALYs trẻ dưới
5 tuổi toàn cầu) [46]. SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng
học hành của trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành cũng như nguy cơ mắc
một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh tim mạch, đái tháo đường [1]
[36]. Những trẻ bị SDD sẽ kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi,
và tăng nguy cơ tử vong [5] [46].
Ở nước ta, tỷ lệ SDD đang có xu hướng giảm nhanh. Mặc dù vậy, tình trạng

SDD của trẻ với những hậu quả xã hội to lớn vẫn đang là vấn đề hết sức cấp bách
cần giải quyết. Năm 2000, theo số liệu điều tra MICS (TCTK) [2], tỷ lệ SDD toàn
quốc là 33,8%; giảm xuống còn dưới 30% tính đến năm 2002. Năm 2008, tỷ lệ
SDD tính chung chỉ còn 20%, nhưng SDD thể thấp còi vẫn còn rất cao: 32,6% [58]
[59]. Những nguyên nhân dẫn đến SDD rất đa dạng [1] [35]. Các nguyên nhân trực
tiếp là: SDD bào thai, an ninh lương thực, nhiễm khuẩn. Nguyên nhân sâu xa bao
gồm sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn về về nước sạch, vệ
sinh môi trường, nhà ở. Và một nguyên nhân gốc rễ không thể không nhắc đến, đó
1
là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả sự mất
bình đẳng về kinh tế [1] [5] [21].
Mục tiêu của bài viết này tập trung trình bày tổng quan thực trạng SDD tại
Việt nam và các quốc gia đang phát triển, đồng thời trình bày mô hình nguyên nhân
- hậu quả của SDD trẻ dưới 5 tuổi. SDD gồm 2 loại: SDD prôtêin – năng lượng
(Protein-Energy Malnutrition: PEM) và SDD do thiếu vi chất. Trong 2 loại, SDD
prôtêin – năng lượng chiếm chủ yếu trong các trường hợp SDD hiện nay [35] [56]
và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cá nhân và xã hội. Vì vậy tổng quan này tập
trung chủ yếu vào SDD prôtêin – năng lượng. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày
những chương trình can thiệp phòng chống SDD prôtêin – năng lượng cho trẻ dưới
5 tuổi đã được triển khai tại Việt Nam và các nước đang phát triển; các mặt mạnh -
yếu của những chương trình này, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết
vấn đề được tốt hơn.
2
PHẦN 2: MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU CHUNG
Xây dựng tổng quan tài liệu về thực trạng và một số chương trình can thiệp
phòng chống suy dinh dưỡng prôtêin – năng lượng cho trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt
Nam và các nước đang phát triển.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Trình bày tổng quan thực trạng SDD prôtêin - năng lượng trẻ em dưới 5

tuổi tại Việt Nam và các nước đang phát triển, giai đoạn năm 2000-2008.
2. Trình bày tổng quan mô hình nguyên nhân - hậu quả của SDD prôtêin –
năng lượng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam và các nước đang phát triển.
3. Trình bày một số chương trình can thiệp phòng chống SDD prôtêin – năng
lượng cho trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam và các nước đang phát triển.
4. Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của các can thiệp nhằm
giảm tỷ lệ SDD trẻ em Việt Nam.
3
PHẦN 3: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN TÀI LIỆU
Các tài liệu được sử dụng cho bài viết tổng quan này chủ yếu là những
nghiên cứu và các báo cáo có nội dung tập trung vào thực trạng và/hoặc các giải
pháp can thiệp phòng chống SDD của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam và các nước đang
phát triển. Các tài liệu có thể được xuất bản trong nước và quốc tế, được công bố
trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây. Sở dĩ, thời gian công bố được lựa
chọn như vậy vì năm 2000 là năm Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu dinh dưỡng
quốc gia giai đoạn 2000-2010, đồng thời cũng là năm VDD và TCTK tiến hành
Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc lần II, các số liệu đảm bảo tính chính xác, tổng
quan và cập nhật hơn.
Các tài liệu phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, ưu tiên các tài
liệu được công bố dạng toàn văn (full text), chỉ sử dụng các tài liệu tóm tắt
(abstract) trong trường hợp không tiếp cận được tài liệu toàn văn. Các tài liệu phải
đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, được xuất bản, công bố bởi các cơ quan uy tín: các
viện dinh dưỡng, các cơ quan nghiên cứu về sức khoẻ trẻ em, các trường đại học
chuyên ngành liên quan, các tạp chí khoa học.
II. NGUỒN THU THẬP CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu được tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu là HINARI, PUBMED. Một
nguồn tìm kiếm tài liệu tin cậy khác là các tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực liên quan
như: Bộ y tế, Viện dinh dưỡng, trường Đại học Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội,
IFPRI, Savethechildren UK, UNICEF, WHO. Bên cạnh đó, các tạp chí khoa học uy

tín như: Tạp chí Y tế công cộng, Asia pacific journal of clinic nutrition,
International Jounrnal of Epedimiology, The Lancet, Journal of Nutrition cũng là
những nguồn thu thập tài liệu tham khảo chính.
Sau khi tìm được tài liệu phù hợp, người viết sẽ tiếp tục thu thập các tài liệu
có tại danh mục tài liệu tham khảo của các nguồn trên (nếu cần thiết) để tìm hiểu
đầy đủ và toàn diện hơn về vấn đề SDD trẻ em dưới 5 tuổi.
Các từ khoá (key words) được sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu:
Tiếng Việt: Suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng protein năng lượng, SDD thể nhẹ cân,
4
SDD thể còi cọc, SDD thể gầy còm, trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi,
tình hình dinh dưỡng/ suy dinh dưỡng, can thiệp suy dinh dưỡng, các nước đang
phát triển.
Tiếng Anh: Malnutrition, underweight, stunting, wasting, PEM (Protein -
energy malnutrition), children under 5, malnutrition of under 5 children,
nutrition/malnutrition stituation, malnutrition intervention, developing countries.
III. QUY TRÌNH TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trước hết, tiến hành đọc tổng quát các tài liệu, nắm bắt sơ lược mục đích
cũng như các ý chính của tài liệu có đề cập đến tình trạng SDD, các giải pháp
can thiệp phòng chống SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam và các nước đang
phát triển.
Tiếp theo, các thông tin được tổng hợp và phân loại phù hợp thành từng mục:
thực trạng trẻ SDD, nguyên nhân và hậu quả của SDD ở trẻ dưới 5 tuổi, các chương
trình can thiệp phòng chống SDD. Việc các thông tin được tổng hợp và phân loại cụ
thể như vậy sẽ đảm bảo tính sử dụng thuận tiện và tránh bỏ sót tài liệu trong quá
trình viết tổng quan cũng như trong quá trình trích dẫn tài liệu tham khảo. Các tài
liệu được sử dụng và ghi chú cụ thể nguồn trích dẫn tài liệu – theo đúng quy định
trích dẫn tài liệu tham khảo hiện hành của Bộ giáo dục.
Cuối cùng, rà soát lại các tài liệu một cách chi tiết để bổ sung những thông
tin, số liệu đang còn thiếu hoặc đang còn phân vân. Sau đó, sẽ sử dụng các thông tin
này cho viết hoàn chỉnh tổng quan.

IV. THÔNG SỐ VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu về tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi phong phú, đầy đủ và cập
nhật. Các tài liệu tham khảo được sử dụng đều là những tài liệu được công bố từ
năm 2000 trở lại đây, trong đó có 36 tài liệu (58%) được công bố từ năm 2005.
Tổng số tài liệu tham khảo là 62 tài liệu, trong đó số tài liệu tiếng Việt là 15
(chiếm 24%), tài liệu tiếng Anh là 47 (chiếm 76%).
Các tài liệu thu thập được gồm có 4 tổng quan, 9 sách, 19 báo cáo và 30
nghiên cứu toàn văn.
5
PHẦN IV- NỘI DUNG TỔNG QUAN
I. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ “SUY DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI
5 TUỔI”
1. Định nghĩa
Thuật từ Suy dinh dưỡng protein-năng lượng ở trẻ em do Jellife nêu lên
lần đầu vào năm 1959 [1] [5]. Theo ông, các thể bệnh SDD protein-năng lượng
đều có liên quan tới khẩu phần ăn thiếu protein và thiếu năng lượng ở các mức
độ khác nhau.
Theo WHO, UNICEF [52] [56], SDD là hậu quả để lại do việc thiếu hụt
lượng dinh dưỡng cần được cung cấp vào hoặc do những yếu tố bệnh tật tác động
đến quá trình tiêu hoá của cơ thể. Hiện đây là định nghĩa thường được sử dụng nhất
trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
SDD protein-năng lượng (Protein-Energy Malnutrition: PEM) là loại thiếu
dinh dưỡng quan trọng, khó có bệnh nào có thể so sánh được về ý nghĩa sức khoẻ
cộng đồng. Mặc dù gọi là SDD protein-năng lượng nhưng đây không chỉ là tình
trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường thiếu kết hợp nhiều chất dinh
dưỡng khác, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng [1] [39].
2. Phân loại
Hiện có nhiều cách phân loại SDD, phổ biến nhất là phân loại SDD theo lâm
sàng và phân loại SDD trên cộng đồng.
2.1 Trên lâm sàng

Phân loại SDD theo lâm sàng là cách phân loại khá kinh điển, gồm các thể
SDD nặng sau: SDD thể teo đét (Marasmus) và SDD thể phù (Kwashiorkor) [1].
Đây là 2 thể SDD nặng, hiện nay ít gặp, do đó cũng ít có ý nghĩa trên cộng đồng
[58].
2.2 Trên cộng đồng
Để xác định tình trạng SDD, chủ yếu người ta dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc
(cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao) [1] [39].
Trước đây, có nhiều cách khác nhau để phân loại SDD: cách phân loại của
Gomez (1956), của Jelliffe (1966), Waterlow (1977). Các cách phân loại này nói chung
6
khá đơn giản, dễ hiểu, tuy nhiên hạn chế là không phân biệt được thiếu dinh dưỡng mới
xảy ra hay xảy ra đã lâu và không thể áp dụng để so sánh tỷ lệ SDD các nước với nhau
được do không có một quần thể mẫu để tham khảo chung cho tất cả các nước.
Đến năm 1981, WHO chính thức khuyến nghị sử dụng giới hạn từ -2SD đến
+2SD để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em [1] [5] [39], với cách tính:
Quần thể tham khảo được sử dụng là quần thể tham khảo chuẩn NCHS
(National Center for Health Statistic) [5] [52]. Cho tới nay, đây là thang phân loại
được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới khuyến
cáo sử dụng quần thể tham khảo mới của Tổ chức y tế thế giới [1] (vì đây là quần
thể đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới). Tại Việt
Nam, Bộ Y tế cũng đang khuyến cáo sử dụng quần thể tham khảo mới này và hiện
quần thể này đã được nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng áp dụng.
Thang phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao theo các chỉ số như sau [1]:
2.2.1 Cân nặng theo tuổi
Những trẻ có cân nặng/tuổi từ điểm ngưỡng -2SD trở lên được coi là bình thường.
SDD chia ra các mức độ sau: SDD độ 1: từ dưới -2SD đến -3SD
SDD độ 2: từ dưới -3SD đến -4SD
SDD độ 3: từ dưới -4SD
Những trẻ có cân nặng theo tuổi thấp được coi là thể nhẹ cân. Nhẹ cân chỉ là
một đặc tính chung của SDD nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể đó là SDD mới

xảy ra hay đã tích luỹ từ lâu. Mặc dù vậy, việc theo dõi cân nặng là việc tương đối
dễ thực hiện ở cộng đồng hơn cả, do đó tỷ lệ cân nặng theo tuổi thấp thường được
sử dụng rộng rãi để tính tỷ lệ chung của SDD.
2.2.2 Chiều cao theo tuổi
Những trẻ có chiều cao/tuổi từ điểm ngưỡng -2SD trở lên được coi là bình thường.
SDD chia ra các mức độ sau: SDD độ 1: Từ -2SD đến -3SD
SDD độ 2: Dưới -3SD
7
Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham khảo
SD score =
Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo
SDD dựa vào chiều cao so với tuổi, còn được gọi là SDD thể còi cọc hoặc
thể thấp còi (stunting - tức là SDD trường diễn), phản ánh sự chậm tăng trưởng do
điều kiện dinh dưỡng và sức khoẻ không hợp lý.
2.2.3 Cân nặng theo chiều cao
Những trẻ có cân nặng/chiều cao thấp so với điểm ngưỡng -2SD được coi
là SDD. SDD dựa vào cân nặng theo chiều cao, còn được gọi là SDD thể gầy
còm (wasting - tức là SDD cấp tính), phản ánh tình trạng hiện nay đang thiếu
dinh dưỡng.
Cách phân loại như trên rất có ý nghĩa trong việc phân biệt thiếu dinh dưỡng
mới xảy ra gần đây hay đã lâu, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp can thiệp phù
hợp và hiệu quả.
II. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG SDD TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM
1. Tại các nước đang phát triển
Nhìn chung, tỷ lệ SDD tại các nước đang phát triển còn ở mức cao và có sự
khác biệt giữa các châu lục, khu vực, các nước và sự khác nhau thể hiện ngay trong
mỗi quốc gia [44] [51]. Trong đó, Châu Phi và Châu Á nổi lên như những châu lục
có mức SDD đáng báo động [14] [15] [51] với tỷ lệ trẻ bị SDD thấp còi năm 2005
lên đến 40% (Châu Phi) và 31% (Châu Á). Nếu tính chung cho tất cả các quốc gia

đang phát triển trên toàn thế giới, khoảng 32% trẻ em dưới 5 tuổi (178 triệu) bị
SDD thấp còi trong đó cao nhất là khu vực Trung Phi (50%) và Tây Phi (42%). Với
74 triệu trẻ bị SDD thấp còi, khu vực Trung Nam châu Á trở thành khu vực có số
trẻ bị SDD thấp còi cao nhất toàn cầu. Xét về SDD thể gầy còm, tỷ lệ trẻ SDD gầy
còm tại các nước đang phát triển là 10% (55 triệu trẻ), và Trung Nam Á vẫn là khu
vực có tỷ lệ (16%) và số lượng trẻ (29 triệu) SDD gầy còm cao nhất. Khoảng cách
về phát triển kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia là một lý do thuyết phục giải
thích cho sự khác biệt này. Bên cạnh đó, năng lực đảm bảo an ninh lương thực, tính
tiếp cận với các dịch vụ y tế, và mối quan tâm của xã hội cho công tác phòng chống
SDD cũng là những nguyên nhân lý giải cho tình trạng này tại các quốc gia châu
Phi và châu Á [14] [51].
8
Bảng 1: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD tại các châu lục (2005) [56]
Số trẻ
dưới 5
tuổi
(triệu)
Số trẻ dưới
5 tuổi bị
SDD thấp
còi (triệu)
Tỷ lệ
SDD
còi cọc
Số trẻ dưới
5 tuổi bị
SDD gầy
còm
(triệu)
Tỷ lệ

SDD
gầy còm
Châu Phi 142 57 40% 5,6 4%
Châu Á 357 112 31% 13,4 3,7%
Khu vực Mỹ Latinh 57 9 16% 0,3 0,6%
Tất cả các nước đang
phát triển
556 178 32% 19,3 3,5%
Tỷ lệ SDD tại châu Phi là cao hơn, nhưng số lượng trẻ bị SDD lại tập trung
nhiều nhất ở khu vực Châu Á – châu lục đông dân nhất thế giới[39] [56], với số trẻ
dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi lên đến 112 triệu trẻ, chiếm 63% trong tổng số trẻ bị
SDD tại các nước đang phát triển. Tại Ấn Độ, quốc gia châu Á đông dân thứ 2 thế
giới, tỷ lệ SDD thấp còi là 44% [41]. Với gần 60 triệu trẻ bị SDD trường diễn, Ấn
Độ hiện là quốc gia có số trẻ SDD cao nhất toàn cầu (chiếm 34% trong tổng số)
[41] [56].
Những quốc gia hay xảy ra khủng hoảng lương thực thì thường có tỷ lệ SDD
cao [15] [51]. Các cuộc khủng hoảng lương thực do mất mùa và khủng hoảng kinh
tế đẩy nhiều nước và nhiều khu vực tại châu Phi và châu Á vào nạn đói triền miên
[51]. Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đang có xu hướng gia tăng tại hầu hết các quốc
gia khu vực châu Phi [15]. Theo tổ chức Nông lương quốc tế, số người có nguy cơ
thiếu lương thực đang tăng lên mỗi năm, và năm 2003 là 798 triệu người [14]. An
ninh lương thực là yếu tố quan trọng tác động tới tỷ lệ SDD trẻ em, đặc biệt là SDD
thể gầy còm.
Tại Niger, quốc gia nằm ở phía Tây châu Phi, SDD hiện đang là một vấn đề
y tế công cộng trầm trọng với tỉ lệ SDD năm 2000 ở trẻ dưới 5 tuổi thể còi cọc là
40%, thể gầy còm là 13,6% [48]. Cũng vậy, tại Ethiopia [23], một quốc gia nằm ở
khu vực cận Sahara, SDD hiện vẫn đang là một thách thức cho chính quyền
Ethiopia và các tổ chức nhân đạo quốc tế với tỷ lệ SDD thấp còi lên đến 51,5%, tức
9
là cứ 2 trẻ thì có một trẻ bị SDD. So sánh với Niger, tỷ lệ SDD gầy còm (SDD cấp

tính) tại Ethiopia là thấp hơn, khoảng 9%. Thường xuyên xảy ra khủng hoảng lương
thực chính là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ SDD gầy còm cao như vậy tại
Niger [17] [29]. Năm 2005, cả đất nước Niger đã phải đối mặt với một cuộc đại
khủng hoảng lương thực, đã có khoảng 3 triệu người nằm trong mức báo động về
thiếu hụt lương thực trầm trọng [54]. Nghiên cứu của CDC, tiến hành sau cuộc
khủng hoảng này, tháng 10-2005 tại Niger, tỷ lệ SDD các thể đều tăng vọt [23].
Hơn 50% trẻ từ 6-59 tháng bị SDD trường diễn (stunting), trong đó tỷ lệ SDD
trường diễn của trẻ từ 6-35 tháng (54,9%) cao hơn hẳn so với độ tuổi từ 36-59 tháng
(43,5%) [23] [54]. Trong độ tuổi 6-35 tháng, tính riêng thể gầy còm (tức hiện tại
đang thiếu dinh dưỡng) tỷ lệ lên đến 22,4% - là mức vô cùng trầm trọng. Tỷ lệ này
giảm xuống còn khoảng 17,5% (2007) [29] [48], nhưng vẫn còn rất cao và nằm trên
mức báo động của WHO.
Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia châu Phi đều thất bại trong công tác
phòng chống SDD. Sự hạ thấp tỷ lệ SDD một cách đều đặn tại một vài quốc gia như
Ghana, Angola đã ghi nhận nỗ lực của các nước này trong việc phòng ngừa SDD trẻ
em [14] [15].
SDD đang có xu hướng chuyển dịch từ châu Á sang châu Phi [14] [54]. Biểu
đồ 1 chỉ ra tỷ lệ SDD năm 1995 tại châu Phi (36,1%) là thấp hơn so với châu Á
(38,8%). Tuy nhiên, đến năm 2000, tỷ lệ SDD tại châu Phi đã cao hơn 0,8% so với
châu Á (35,2% so với 34,4%). Năm 2005, sự khác biệt này đã thực sự rõ ràng khi tỷ
lệ SDD tại châu Á chỉ còn 31%, trong khi tỷ lệ này tại châu Phi lên đến 40%.
10
Biểu đồ 1: Xu hướng chuyển dịch SDD thể thấp còi giữa châu Á và châu Phi [14]
SDD thấp còi đang có xu hướng tiếp tục giảm tại các nước đang phát triển.
[14] [56]. Theo ước tính của UNICEF, tỷ lệ này sẽ giảm từ 34% năm 2000 xuống
còn 16,3% vào năm 2020. Tuy nhiên, sự suy giảm này là không giống nhau giữa các
khu vực. Ước tính, các khu vực như châu Á, Mỹ Latinh và Caribbean, cả tỷ lệ và số
lượng trẻ SDD thấp còi sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, tại
châu Phi, tỷ lệ SDD thấp còi sẽ chỉ có thể giảm nhẹ khoảng 4%, từ 35% năm 2000
xuống còn 31% năm 2020. Tỷ lệ này đã tính đến cả sự gia tăng số trẻ em tại châu

Phi trong vòng 20 năm (44 triệu năm 2000 lên 48 triệu năm 2020).
Sự khác biệt về tỷ lệ SDD trẻ nhỏ giữa nông thôn và thành thị là khá rõ nét
[39] [46]. Cameroon, một quốc gia châu Phi, tỷ lệ trẻ bị SDD ở nông thôn là cao
hơn và có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ trẻ SDD tại thành thị [47] (35% so với 25%,
p<0,001). Tại Ấn Độ, tỷ lệ trẻ bị SDD ở khu vực nông thôn (50%) cao hơn hẳn so
với trẻ ở khu vực thành thị (38%) [62]. Tương tự, tại Băngladesh, tỷ lệ SDD trẻ nhỏ
11
khu vực nông thôn (57%) cao hơn so với khu vực thành thị (47%) [31]. Khu vực
nông thôn của các nước đang phát triển thường canh tác nông nghiệp lạc hậu, giáo
dục và kinh tế kém phát triển hơn so với khu vực thành thị là những nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt này.
Tỷ lệ SDD khác nhau giữa bé trai và bé gái là có ý nghĩa thống kê [14]. Tại
những quốc gia mà bất bình đẳng giới là sâu sắc, các bé gái ít có điều kiện được tiếp
cận với các dịch vụ y tế và ít được đảm bảo đầy đủ lương thực hơn so với bé trai.
Các nghiên cứu tại Ấn Độ chỉ ra, tỷ lệ trẻ gái SDD cao hơn so với trẻ trai (48,9% so
với 45,5%) với p<0,001 [41]. Sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ Bangladesh [34]
là có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ SDD ở trẻ nữ là 36,1% và ở trẻ nam là 29.9%. Tuy
nhiên, một nghiên cứu tại Bắc Triều Tiên [33] lại cho kết quả ngược lại: tỷ lệ SDD
bé trai (40,2%) cao hơn so với tỷ lệ SDD bé gái (38,5%). Đây cũng là kết quả tương
tự tại Cameroon với tỷ lệ SDD bé trai là 32%, SDD bé gái là 28%[47].
Sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa các nhóm tháng tuổi xảy ra ở hầu hết các
nước đang phát triển [14] [39]. Tại cả châu Á và châu Phi, tỷ lệ SDD cao nhất rơi
vào nhóm 6-24 tháng tuổi, và tỷ lệ SDD của nhóm tuổi 24-59 tháng thường phải
chịu hậu quả tích luỹ từ tỷ lệ SDD nhóm tuổi 6-24 tháng tuổi. Không còn được bú
sữa mẹ hoàn toàn, chuyển sang ăn bổ sung với nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn, và dễ
bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn sau 6 tháng tuổi làm cho tỷ lệ SDD của trẻ ở lứa
tuổi này thường cao nhất. Tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại Bắc
Triều Tiên là cao nhất trong các nhóm tuổi (42%). Tương tự, tỷ lệ SDD tại
Afganishtan cũng cao nhất ở nhóm 6-24 tháng tuổi, lên đến 54%. Định hướng các
can thiệp phòng chống SDD vào nhóm tuổi này là hết sức cần thiết.

2. Thực trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Ở nước ta, từ thập kỷ 80 về trước, các thể SDD nặng như Kwashiorkor,
Marasmus khá phổ biến, gặp nhiều cả trong bệnh viện và trong cộng đồng [1] [5].
Mấy năm gần đây, các thể này đã trở nên hiếm gặp, hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và
thể vừa, biểu hiện là trẻ chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi. Cùng với sự tăng trưởng vững
12
vàng về kinh tế, Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng
chống SDD [1] [6] [58]. Năm 2002, tỷ lệ SDD trẻ em toàn quốc là 30,3%, đã giảm
được 22% so với thập kỷ 80 (52,5%), đến năm 2008 còn 19,9% song vẫn còn xếp ở
mức rất cao theo phân loại của WHO [1] [8] [59]. Từ năm 1995 trở về trước, mức
giảm SDD trung bình là 0,6%/năm, từ 1995 trở lại đây, mức giảm là 1,5-2%/năm, là
một mức giảm nhanh so với một số nước trong khu vực [1] [58]. Có được những
bước tiến quan trọng này là nhờ sự phát triển ổn định của nền kinh tế, sự đảm bảo
an ninh lương thực ở cả cấp quốc gia và cấp hộ gia đình, cũng như sự chú trọng của
toàn xã hội đối với công tác phòng chống SDD.
Tỷ lệ SDD ở cả 3 thể đều giảm. Biểu đồ 2 (trang bên) chỉ rõ, năm 2000, tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi thấp) là 33,8% trong đó SDD độ I chiếm 27,8%, độ
II chiếm 5,4% và SDD độ nặng (độ III) còn 0,6% [1] [8]. Năm 2008, tỷ lệ này hiện
chỉ còn khoảng 19,9% [58]. Tỷ lệ SDD thể gầy còm năm 2000 (cân nặng/chiều cao
thấp) là 8,6%, giảm xuống còn dưới 5% năm 2008. Tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều
cao/tuổi thấp) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 56,5% năm 1990 xuống còn 36,5%
năm 2000, giảm khoảng 20% trong vòng một thập kỷ và cũng có xu hướng giảm
nhanh hơn ở độ SDD nặng hơn như đối với SDD thể nhẹ cân [60]. Năm 2008, tỷ lệ
này còn 32,6%, tuy vậy hiện vẫn là một mức cao theo tiêu chuẩn đánh giá của
WHO. Tỷ lệ SDD có thể giảm nhanh và mạnh như vậy ở cả 3 thể chính là nhờ sự
tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và việc đảm bảo an ninh lương thực tốt. Nâng
cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề phòng chống SDD,
cũng như việc thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống SDD quốc gia cũng là
yếu tố đã góp phần thành công làm giảm tỷ lệ SDD trẻ.
13

Biểu đồ 2: Diễn biến SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 1985 đến 2008, Việt Nam.[60]
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD khác nhau theo lứa tuổi [2] [7] [8]. Các nghiên
cứu đã chỉ ra, tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dưới 6 tháng là thấp nhất đối với cả 3 thể (thể
nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm), sau đó tăng nhanh và thời kỳ trẻ 6-24 tháng [2]
[7] [58] là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn (xem phụ lục 6) do đây là thời kỳ
trẻ cai sữa, ăn sam- có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn hấp thụ được của trẻ và
cũng là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Sức miễn dịch tự nhiên giảm, dễ
mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là những lý do dẫn đến
tỷ lệ SDD tại nhóm 6-24 tháng tuổi cao. Do đó biện pháp phòng chống SDD nên tập
trung tác động vào giai đoạn này [60]. Không có sự khác biệt đáng kể về SDD giữa
trẻ nam và trẻ nữ [2] [8].
Phân bố SDD trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam không đồng đều giữa khu vực thành
thị và khu vực nông thôn [2] [8]. Các vùng nông thôn, đặc biệt thuộc các khu vực
miền Trung, và miền núi, Tây Nguyên [5] [8], có tỷ lệ SDD cao hơn hẳn so với các
vùng và các đô thị khác; trong khi đó tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
SDD dao động từ 12-15%, đặc biệt có những phường nội thành tỷ lệ SDD đã giảm
14
xuống dưới 10% [59]. Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch
vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực
nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỷ lệ SDD giảm,
nhưng vẫn còn cao tại các vùng núi, nông thôn trong khi tại các thành phố, khu đô
thị có xu hướng tăng tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi cũng khác nhau theo vùng sinh thái [2] [7] [8]. So
sánh kết quả từ cuộc khảo sát dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 với báo cáo tình hình
dinh dưỡng toàn quốc năm 2007, những vùng có tỷ lệ SDD cao nhất vẫn là: Tây
Nguyên (40,4%), Bắc Trung Bộ (35,2%) và Tây Bắc (34,9%). Đây hiện vẫn là
những vùng nghèo, còn nhiều khó khăn, mùa màng thường xuyên chịu tác động
nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt. Nhìn chung, ở Nam Bộ tỷ lệ SDD trẻ em thấp hơn so
với các vùng khác (16,3%) nhưng vẫn còn ở mức cao.


Biểu đồ 3: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân theo vùng sinh thái, Việt Nam, 2007
15
3. Mô hình nguyên nhân - hậu quả của SDD trẻ dưới 5 tuổi.
Hình 1: Mô hình nguyên nhân - hậu quả SDD của UNICEF [52]
16
Hậu quả tức thời: tử vong,
tàn tật
Hậu quả lâu dài: phát triển thể
lực và trí tuệ ở lứa tuổi trưởng
thành, năng lực sản xuất, khả
năng sinh sản, các bệnh mạn tính
Hậu quả
Nguyên
nhân
trực tiếp
Nguyên
nhân
tiềm tàng
Nguyên
nhân gốc
rễ
Bệnh tật
An ninh thực phẩm
hộ gia đình
Chăm sóc bà mẹ
và trẻ em
Môi trường
sức khoẻ
Nguồn lực cho an
ninh lương thực

- Sản xuất thực
phẩm
- Thu nhập
- Qùa
Nguồn lực cho chăm sóc
- Kiểm soát nguồn lực và
tự quyết của người chăm
sóc trẻ
- Tình trạng sức khoẻ thể
chất và tinh thần của người
chăm sóc trẻ
- Kiến thức và niềm tin của
người chăm sóc trẻ.
Nguồn lực cho y tế
- Cung cấp nước sạch
- Vệ sinh đầy đủ
- Có chăm sóc y tế
- An toàn môi trường
ĐÓI NGHÈO
- Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh tế
- Môi trường văn hoá - xã hội
- Các nguồn tiềm năng (Môi trường, công
nghệ, con người)
Tình trạng SDD trẻ em
Khẩu phần ăn
của trẻ em
Mô hình cho thấy nguyên nhân của SDD là đa ngành, có mối quan hệ chặt chẽ
với vấn đề y tế, lương thực-thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình [1]
[17] [32] [36]. Mô hình chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản,
nguyên nhân sâu xa và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác.

Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng
(tình trạng nghèo đói) và mắc các bệnh nhiễm khuẩn [1] [44]. Trẻ em lứa tuổi từ 0-5
là đối tượng bị SDD cao nhất [1] [22] bởi vì cơ thể ở giai đoạn này phát triển nhanh,
nhu cầu dinh dưỡng rất cao và không được ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Người ta thường cho rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ thường hay
dẫn đến thiếu protein, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây lại cho thấy khẩu phần ăn
của trẻ thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu protein mới ở mức đe
doạ [1] [18].
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian bị SDD
và thể loại SDD [1] [7] [17]. Các quan niệm dinh dưỡng sai lầm của người mẹ hoặc
gia đình trong vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung
là những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị SDD. Trẻ không được
bú sữa mẹ, hoặc bú chai nhưng số lượng sữa không đủ, dụng cụ bú sữa không đảm
bảo vệ sinh đều có thể dẫn đến SDD. Khi cho ăn bổ sung muộn, như ở một số nước
châu Phi, các trường hợp SDD nặng thường xảy ra vào năm thứ 2 [15]. Cho ăn bổ
sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá muộn, số lượng không đủ và năng
lượng, protein trong khẩu phần ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD.
Các bệnh truyền nhiễm làm tăng nguy cơ trẻ mắc SDD [1] [22]. Những trẻ có
HIV thường bị tiêu chảy, và kéo theo đó là SDD [51]. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến
SDD do rối loạn tiêu hoá, và ngược lại SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng
giảm. Do đó, tỷ lệ SDD có thể dao động theo mùa và thường cao trong những mùa
có các bệnh nhiễm khuẩn lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét) [5].
Những trẻ đã bị kém phát triển trong thời kỳ bào thai (SDD bào thai), có nguy cơ
cao bị SDD sớm trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời [12] [21]. Tình trạng
kém phát triển của trẻ biểu hiện qua cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi thấp, xảy
ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, từ khi mới sinh đến khi trẻ được 2 năm [35].
17
Nguyên nhân sâu xa (tiềm tàng) của SDD do sự bất cập trong dịch vụ chăm
sóc bà mẹ, trẻ em, kiến thức của người chăm sóc trẻ, các vấn đề nước sạch, vệ sinh
môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh [39] [46].

Tỷ lệ SDD ở trẻ có mối quan hệ mật thiết với trình độ giáo dục và tình trạng
SDD cấp tính của người mẹ [39] [47] [50]. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi
những người phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc dinh dưỡng tốt
hơn (WB, 2000) [23]. Bà mẹ bị SDD cấp tính thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng
sơ sinh thấp [51]. Tại Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng có mối quan hệ
mật thiết với trình độ học vấn của người mẹ (p<0.01). Những người mẹ học hết cấp
III thì tình trạng dinh dưỡng của con tốt hơn so với con của những người mẹ học hết
cấp I. [6] [7]. Những người mẹ có học vấn cao hơn thì thường có kiến thức tốt hơn
về chăm sóc trẻ, dễ nhận biết các dấu hiệu SDD của trẻ hơn và thường có thu nhập
khá hơn.
Nguyên nhân gốc rễ (cơ bản) của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các
mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế [46]. Trong quá trình
phát triển kinh tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày
càng gia tăng, tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc [29]. Tổng điều tra dinh dưỡng
Việt Nam (2000) đã chỉ ra yếu tố kinh tố góp phần quan trọng liên quan đến dinh
dưỡng [2]. Nhìn chung các hộ gia dình phải dành từ 40-60% kinh phí chi tiêu để
dùng cho ăn uống, tỷ lệ cao nhất là ở vùng Tây Bắc và các xã nghèo (64%). Chi tiêu
cho ăn uống càng nhiều thì các khoản chi tiêu cho chăm sóc y tế, giáo dục và các
nhu cầu khác sẽ giảm đi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống và việc chăm lo
cho con cái.
Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế trong thời gian này làm cho việc đảm bảo an
ninh lương thực và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, dinh dưỡng tại các nước
đang phát triển càng trở nên khó khăn [51].
Hậu quả do SDD để lại là rất nặng nề, cả trên góc độ cá nhân và xã hội
[1] [5]. SDD thể vừa và nhẹ thường gặp và có ý nghĩa sức khoẻ quan trọng nhất vì
ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Trẻ
có cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy và viêm phổi [1]
18
[39]. SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hành của
trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành [1]. SDD ở giai đoạn sớm, đặc biệt là

trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người (xem phụ lục
7). Hậu quả của SDD có thể kéo dài qua nhiều thế hệ [1] [42]. Phụ nữ đã từng bị
SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn
lên trở thành bà mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng
sơ sinh thấp [51]. Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bị SDD ngay trong
năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn so với bình thường
và khó có khả năng phát triển bình thường. Những trẻ thấp còi và nhẹ cân sẽ
thường sẽ trở thành những người trưởng thành có tầm vóc nhỏ bé, năng lực sản
xuất kém hơn so với người bình thường [5] [46]. Bên cạnh đó, các bệnh mạn tính
như: tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá ở người trưởng thành có thể
có nguồn gốc từ SDD bào thai [46] [57].
SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ước tính mỗi
năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và 21% DALYs (91 triệu
DALYs) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do SDD; đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh
nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [33]. Nghiên cứu kinh điển của Chen và cộng sự ở
Bangladesh trên trẻ em 15-26 tháng trong vòng 2 năm đã cho thấy có mối liên quan
mật thiết giữa các chỉ số nhân trắc và tỷ lệ tử vong [37]. Tại Niger, SDD là nguyên
nhân trực tiếp lý giải cho khoảng 50% tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, nghĩa là
mỗi năm khoảng 77000 trẻ dưới 5 tuổi tại Niger có nguy cơ tử vong rất cao do SDD
[44] [50]. Sự phân bổ tỷ lệ tử vong không đều giữa các vùng miền [13], trong đó
khu vực Trung Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất, với chỉ riêng Ấn Độ đã có đến 600.000
ca tử vong trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm, chiếm đến 24,6 triệu DALYs [36] [38].
Theo tính toán của WB, đối với nước ta, các bệnh SDD đã làm giảm khoảng
2,4% mức gia tăng GDP hàng năm nếu chỉ đơn thuần tính đến lý do làm giảm năng
suất lao động [58]. Nếu tính cả đến giảm sút về tri thức do thiếu dinh dưỡng trong
thời kỳ thơ ấu hoặc do chi phí cho chăm sóc nuôi nấng, thì riêng SDD thể thấp còi
đã làm giảm 5% GDP hàng năm [58]. Những thiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu là
vì năng suất lao động kém ở người trưởng thành do đã bị SDD.
19
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CAN THIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG SDD

TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
1. Một số giải pháp được triển khai tại các quốc gia đang phát triển.
Kinh nghiệm và thực tiễn đã chỉ ra rằng, SDD hoàn toàn có thể phòng tránh
được hoặc kiểm soát được [13] [15]. Hiện nay, các giải pháp phòng chống SDD
toàn cầu tập trung vào 3 nhóm giải pháp [30] [51]: tăng lượng dinh dưỡng ăn vào,
bổ sung vi chất và giảm gánh nặng bệnh tật.
- Nhóm giải pháp thứ 1: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào (cả chất lượng và số
lượng), bao gồm các hoạt động: bổ sung năng lượng và prôtêin cho phụ nữ mang
thai, các chiến lược giáo dục và nâng cao nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện chất
lượng cho ăn bổ sung.
Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, đặc biệt tập trung vào các bà mẹ có
chỉ số khối cơ thể thấp, tỏ ra rất có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ sinh con nhẹ
cân. Tại Gambia, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai có tác dụng giảm nguy
cơ sinh con nhẹ cân tới 32% [30].
Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ [30].
Chiến dịch truyền thông quốc gia nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu tại Honduras đã cho các kết khả quan: tăng từ 48% lên 70% đối với
trẻ 1 tháng tuổi, từ 24% lên 31% với trẻ 4 tháng tuổi, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ nhưng
lại không cải thiện sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ [30]. Các nghiên
cứu đã chỉ ra các chương trình nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả rất lớn làm tăng tỷ lệ
trẻ sống sót, nhưng chỉ làm giảm không đáng kể tỷ lệ SDD thấp còi [57].
- Nhóm giải pháp thứ 2: Bổ sung vi chất (vitamin và các khoáng chất), bao
gồm các hoạt động: chiến lược bổ sung sắt, acid folic, vitamin A, canci cho phụ nữ
mang thai; bổ sung muối iốt, vitamin A và kẽm cho trẻ. Các giải pháp này được
thực hiện thông qua các chiến dịch bổ sung vi chất, hoặc bằng các sản phẩm đã bổ
sung vi chất và khoáng (muối iốt, nước mắm bổ sung kẽm, nấu bằng nồi sắt).
Nhóm giải pháp này được nhiều nước nhìn nhận như là giải pháp lâu dài để
phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và SDD prôtêin-năng lượng. Người ta đã cho
vitamin A vào đường (Trung Mỹ), dầu ăn (Philippine, Indonesia), mỳ ăn liền, thức
ăn nhanh (Thái Lan) và cho kết quả khả quan [1] [14].

20
- Nhóm giải pháp thứ 3: Giảm gánh nặng bệnh tật, bao gồm các hoạt động
tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm như nâng cao thói quen rửa tay đúng
cách, vệ sinh nơi ở và các chiến lược nhằm làm giảm gánh nặng bênh tật do sốt rét
đối với phụ nữ có thai.
Lượng giá chung cho loại hình can thiệp cải thiện dinh dưỡng và giảm các
bệnh truyền nhiễm, lại có hiệu quả làm giảm 36% tỷ lệ trẻ bị SDD thấp còi [30]
[57]. Vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay đúng cách có thể giảm 30% nguy cơ mắc
tiêu chảy, gián tiếp giảm nguy cơ SDD. Như vậy, tiến hành song song nhiều biện
pháp can thiệp mới có thể góp phần giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ SDD của trẻ.
Bằng việc cải thiện một số chỉ số liên quan, tỷ lệ SDD sẽ được hạ thấp đáng kể
[35]. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách lương thực quốc tế đã tính toán các
biến số có liên quan tới các nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân tiềm tàng của SDD
[35], nếu được cải thiện sẽ tác động tới việc giảm tỷ lệ SDD như sau:
Bảng 2: So sánh mức tác động của các biến số để hạ thấp đi 1% SDD
Biến số Mức tăng để hạ SDD đi 1%
% dân số có nước sạch 13,1
% phụ nữ học hết trung học 4,6
Kcal khẩu phần BQĐN* 59
GDP đầu người (USD) ** 23
* Ở các nước mà năng lượng khẩu phần bình quân đầu người hiện đang dưới
2300Kcal
** Ở các nước mà GDP bình quân đầu người hiện đang dưới 800 USD/năm
Các vấn đề cụ thể và thiết yếu tác động vào các nguyên nhân tiềm tàng của
SDD gồm: đảm bảo an ninh lương thực; cải thiện tình trạng học vấn và sức khoẻ
phụ nữ; mở rộng hệ thống nhà trẻ; cải thiện cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường được tiến hành tại nhiều các quốc gia [16] [32]. Philippin, Bắc Triều Tiên và
Cameroon [28] [33] [47], ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng
đang rất chú trọng đến cải thiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch cho
người dân. Tại các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Irắc thường có các chương trình

trao đổi hoặc viện trợ lương thực của cộng đồng quốc tế, nhằm kịp thời cung cấp
21
lương thực cứu đói cho người dân sở tại.
Tại Irắc, chương trình đổi dầu lấy lương thực (OFFP) và chương trình mục
tiêu dinh dưỡng (TNP) đã góp phần làm giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi xuống còn
30% (2002) [51] [53]. Các chương trình này đã tập trung vào các hoạt động cung
cấp lương thực cho người dân, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, tăng số lượng các cơ sở y tế, tăng độ bao phủ sử dụng nước
sạch và hỗ trợ phát triển trồng trọt.
Nhìn chung, SDD thể thấp còi rất khó cải thiện sau 36 tháng tuổi, vì vậy rất
cần tập trung can thiệp vào phụ nữ có thai và trẻ dưới 36 tháng tuổi [57]. Một
chương trình can thiệp lớn tại Haiti [51] chỉ rõ, chiến lược phòng ngừa SDD dựa
vào truyền thông thay đổi hành vi và bổ sung lương thực cho tất cả trẻ từ 6-23 tháng
tuổi làm giảm rõ rệt số trẻ bị SDD, hiệu quả hơn là chỉ tập trung cung cấp lương
thực cho những trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Đối tượng can thiệp cũng rất khác nhau
tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào tình hình SDD cũng như nguồn lực cho phép tại mỗi
quốc gia đó [30].
Tại mỗi quốc gia, các can thiệp đều nhằm xây dựng và đẩy mạnh hoạt động
giáo dục với đích đến cuối cùng là làm thay đổi được hành vi chăm sóc dinh dưỡng
của các gia đình [20] [35] [37] [45]. Dự án lồng ghép dinh dưỡng (BINP) trị giá 60
triệu USD của Bangladesh [49] diễn ra từ 1996 đến 2000, với mục tiêu giảm tỷ lệ
SDD trẻ thông qua việc nâng cao thực hành chăm sóc, mặc dù không hoàn toàn đạt
được mục tiêu như đã đề ra (giảm tỷ lệ SDD xuống dưới 40%), nhưng cũng đã góp
phần giảm tỷ lệ SDD trẻ xuống dưới 45%. Dự án đã tập trung cải thiện thực hành
chăm sóc dinh dưỡng thông qua giáo dục để tăng cường nhận thức của cá nhân, hộ
gia đình và xã hội.
Một chương trình toàn diện hơn, chương trình ICDS [41] [42] tại Ấn Độ tiến
hành từ năm 1975, với sự hỗ trợ của UNICEF, là một chương trình can thiệp dinh
dưỡng lớn nhất của Ấn Độ với độ bao phủ tác động ở mọi khía cạnh nhằm phòng
chống SDD (đào tạo nhân viên y tế, xây dựng hệ thống giám sát, cải thiện vệ sinh

môi trường, nước sạch, giáo dục cộng đồng, cải thiện trình độ học vấn và sức khoẻ
của phụ nữ, cung cấp lương thực, trang thiết bị và vốn). Tuy nhiên chương trình này
22

×