Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng quản lý điều trị bệnh nhân hiv tại phòng khám ngoại trú, trung tâm y tế huyện sóc sơn, hà nội giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THU TRANG

H
P

MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV
TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THU TRANG

H
P

MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV


TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC
SƠN, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHAN THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tơi vơ cùng cảm ơn Ban giám hiệu,
Phịng đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, xây dựng nền móng cho tơi hồn thành chương trình
học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hương và ThS Đồn Thị
Thùy Dương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, định hướng cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu.
Tơi cũng rất cảm ơn Sở Y tế Hà Nội, Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện

H
P


Sóc Sơn đã cho tơi có cơ hội học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ và hồn thành
khóa học này.

Xin đặc biệt cảm ơn các anh chị đang công tác tại VAAC, CDC Hà Nội,
Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ để
tơi thực hiện, triển khai và hoàn thành nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

U

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người
bạn đã ln ở bên cạnh động viên, khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành bài luận văn này.

H

Sóc Sơn, ngày tháng năm 2020


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vi
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .................................................4
1.2. Thực trạng quản lýđiều trị bệnh nhân HIV....................................................8
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến thực trạng quản lý điều trị người nhiễm
HIV 10


H
P

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý điều trị người nhiễm HIV tại
phịng khám ngoại trú............................................................................................11
1.5. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ....................................................15
1.6. Khung lý thuyết ...........................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19

U

2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................19
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .....................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................19

H

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................20
2.6. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................21
2.7. Biến số và chủ đề nghiên cứu ........................................................................21
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện hoạt động quản lý điều trị đối với người
nhiễm HIV sử dụng trong nghiên cứu...................................................................23
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................23
2.10. Các biện pháp khắc phục sai số đã được triển khai .....................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................25
3.2. Thực trạng công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV .................................26
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV .....30



iii

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 39
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................39
4.2.Thực trạng quản lý điều trị người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú, trung
tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .........................................................39
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị người nhiễm HIV tại Phòng
khám ngoại trú, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn ...................................................43
4.4. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu ..............................................................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 55

H
P

PHỤ LỤC 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ......................................... 59
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS .... 60
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ Y TẾ
TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS .................................... 62

U

PHỤ LỤC 4: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÒNG KHÁM ...................................................................... 64
PHỤ LỤC 5: TRANG THÔNG TIN CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU


H

MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI
PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI,
GIAI ĐOẠN 2017-2019 ........................................................................................... 68
PHỤ LỤC 6: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA PHỎNG VẤN MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ
QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HIV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ,
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2017-2019 ....... 70


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSĐT

Cơ sở điều trị


DVYT

Dịch vụ y tế

PAC

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

PKNT

Phòng khám ngoại trú

QLĐT

Quản lý điều trị

H
P

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

H

U



v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng ............................................................................. 25
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................ 26
Bảng 3.2. Số lượng người nhiễm HIV được quản lý điều trị theo từng năm............ 26
Bảng 3.3: Thông tin về điều trị chung của đối tượng nghiên cứu ............................ 27
Biểu đồ 3.2. Thông tin về thẻ BHYT của đối tượng nghiên cứu .............................. 27
Bảng 3.4. Đặc điểm đồng nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội của người nhiễm HIV
tại thời điểm khi đưa vào điều trị giai đoạn 2017-2019 ............................................ 28
Bảng 3.5. Tình hình xét nghiệm tải lượng virus của đối tượng ................................ 28
Bảng 3.6. Tình trạng tuân thủ điều trị của người bệnh ............................................. 29

H
P

Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý điều trị người nhiễm HIV ............ 30

H

U


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, tình hình dịch HIV/AIDS trên toàn cầu và tại
Việt Nam đã được khống chế. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nhu cầu điều trị thuốc

kháng virus ARV cho những bệnh nhân nhiễm HIV lại giảm. Trong bối cảnh chấm
dứt hoàn toàn các nguồn tài trợ cho các hoạt động chăm sóc, điều trị người nhiễm
HIV của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Sóc Sơn từ tháng 04/2019, thì việc cơ cấu
lại nhân sự thực hiện nhiệm vụ, chi trả lương, phụ cấp, đầu tư trang thiết bị, quy
định lại chức năng nhiệm vụ đảm bảo quản lý điều trị (QLĐT) người nhiễm HIV
cho PKNT đang là những khó khăn cần giải quyết đặt ra cho Trung tâm. Việc đánh
giá thực trạng QLĐT ngoại trú người nhiễm HIV tại TTYT Sóc Sơn năm 2017-

H
P

2019 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến
thực trạng này là cần thiết để đưa ra các giải pháp tiếp cận phù hợp nhằm đảm bảo
và duy trì hiệu quả chương trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại TTYT
huyện Sóc Sơn.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực

U

trạng quản lý điều trị người nhiễm HIV tại PKNT, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn
năm 2017-2019 và (2) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý
điều trị người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn,
năm 2017-2019.

H

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020, sử dụng
thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng. Đối tượng nghiên
cứu định lượng gồm 142 hồ sơ bệnh án của người nhiễm HIV đang quản lý và sổ

theo dõi, báo cáo tại PKNT. Đối tượng nghiên cứu định tính là 16 người được chọn
ngẫu nhiên có chủ đích. Trong phạm vi nghiên cứu này, các nội dung về QLĐT chỉ
tập trung đánh giá một số kết quả chính mà chưa đánh giá hết tồn bộ nội dung thực
hiện về QLĐT người nhiễm HIV theo quy định tại Thông tư 28 (không đánh giá về
cấu phần tư vấn và thực hiện tuân thủ điều trị).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số người nhiễm HIV đang QLĐT tại
PKNT TTYT huyện Sóc Sơn là 142 người. Khơng có người nhiễm HIV tử vong, bỏ
trị, không theo dõi được trong 3 năm qua. 100% đối tượng nghiên cứu được khám


vii

bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội có phát
sinh trong q trình QLĐT. Tỷ lệ người nhiễm HIV được đánh giá là tuân thủ điều
trị tăng dần qua các năm, trong đó đến năm 2019 đã đạt 100%. Tỷ lệ bệnh nhân
được thực hiện các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng và phác đồ thuốc người
bệnh sử dụng định kỳ hàng năm mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức tương đối thấp
(từ 14,8% đến 24,6%). Tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế về QLĐT người
nhiễm HIV thì có 4/6 nội dung QLĐT người nhiễm HIV được đánh giá là “Đạt”.
Hai nội dung: Miễn dịch (xét nghiệm CD4) và Theo dõi đáp ứng lâm sàng (xét
nghiệm khác định kỳ hàng năm theo chỉ định của bác sỹ) được đánh giá là “Chưa
đạt”.

H
P

Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLĐT người nhiễm HIV gồm: Yếu tố
tạo điều kiện thuận lợi là yếu tố thuộc về công tác quản lý điều hành; Yếu tố gây
khó khăn là yếu tố thuộc về bản thân người nhiễm HIV; Yếu tố thuộc về PKNT vừa
là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng đồng thời là yếu tố gây cản trở cho

công tác QLĐT người nhiễm HIV.

U

Khuyến nghị: Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cần phân cơng 01 điều dưỡng
chuyên trách làm việc tại PKNT. Hoàn thiện hợp đồng thực hiện chuyển gửi dịch vụ
xét nghiệm miễn dịch CD4 và xét nghiệm tải lượng vi rút HIV chuyển gửi lên tuyến

H

trên. Tăng cường truyền thông, tư vấn người nhiễm HIV tuân thủ các chỉ định của
bác sĩ. Người có thẻ BHYT tự nguyện hộ gia đình tiếp tục mua thẻ BHYT trước khi
hết hạn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tình hình dịch HIV/AIDS trên toàn cầu và tại Việt
Nam đã được khống chế. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nhu cầu điều trị thuốc kháng
virus ARV cho những bệnh nhân nhiễm HIV lại giảm. Điều trị ARV là điều trị suốt
đời và địi hỏi bệnh nhân cần có sự tn thủ điều trị cao.
Tính đến hết tháng 8/2018, ở Việt Nam số người nhiễm HIV xấp xỉ 250.000
người, trong đó hơn 11.000 ca nhiễm mới và có 124.800 người tham gia điều trị
ARV. Trong đó những người nhiễm được nhận thuốc ARV tại 433 cơ sở điều trị
cấp thuốc ARV thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ năm 2013, các
hoạt động chăm sóc, điều trị bệnh cho bệnh nhân mắc HIV tại Việt Nam chuyển từ

H
P


nguồn viện trợ của nước ngoài sang sử dụng bằng nguồn bảo hiểm y tế (BHYT).
Đồng thời chính phủ Việt Nam cũng nhận định đây sẽ là nguồn tài chính bền vững
cho bệnh nhân điều trị HIV/AIDS. Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản nhằm kiện
toàn cơ sở điều trị để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông qua BHYT của
bệnh nhân HIV/AIDS [23]. Từ tháng 10/2018 trở về trước, khái niệm được sử dụng

U

là công tác quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và được thực hiện theo quy
định tại Thông tư 32/2013/TT-BYT, bao gồm các nội dung về quản lý, theo dõi điều
trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV, bao gồm: đối tượng tiếp nhận,

H

quy trình tiếp nhận, đánh giá tình trạng sức khoẻ và quản lý, theo dõi điều trị bằng
thuốc kháng HIV. Hiện nay, công tác quản lý điều trị (QLĐT) người nhiễm HIV
của các cơ sở y tế, cơ sở điều trị thuốc kháng HIV thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Y tế tại Thông tư 28/2018/TT-BYT [30], cụ thể bao gồm các nội dung về QLĐT
người nhiễm HIV đăng ký điều trị lần đầu, khám lại, chuyển tuyến và quản lý điều
trị người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế. Việc QLĐT tốt người nhiễm HIV
góp phần điều trị tốt cho người bệnh, đồng thời kiểm sốt tốt số lượng người mắc,
từ đó góp phần giảm dần tỷ lệ người nhiễm HIV mới trong cộng đồng, tiến tới loại
trừ dịch.
Theo báo cáo của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (PAC) thành phố Hà
Nội năm 2017 đến năm 2019, số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên địa bàn Hà
Nội tăng từ 19.000 trường hợp nhiễm lên đến hơn 20.000 trường hợp. Tỷ lệ nhiễm


2


HIV/AIDS trên 100.000 dân của toàn thành phố Hà Nội là 254 người. Có 30/30
quận, huyện, thị xã, 554/584 (94,9%) xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm
HIV[22].
Phòng khám ngoại trú điều trị ARV của huyện Sóc Sơn là đơn vị trực thuộc
của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Sóc Sơn, được đặt tại Trạm y tế (TYT) thị trấn,
mượn cơ sở vật chất của TYT. Số trường hợp bệnh nhân từng điều trị tại phòng
khám còn sống từ năm 2016-2019 là 161 trường hợp trên địa bàn toàn huyện.Từ
trước đến cuối tháng 3/2019, phòng khám sử dụng thuốc từ dự án VAAC US.CDC.
Từ tháng 04/2019, nhà tài trợ khơng cấp kinh phí tài trợ cho các hoạt động

H
P

QLĐT cho người nhiễm HIV tại Hà Nội, trong đó có TTYT huyện Sóc Sơn. Việc
cơ cấu lại nhân sự thực hiện nhiệm vụ, chi trả lương, phụ cấp, đầu tư trang thiết bị,
quy định lại chức năng nhiệm vụ đảm bảo quản lý điều trị người nhiễm HIV khám
lại cho PKNT đang là những khó khăn cần giải quyết đặt ra cho Trung tâm.
Năm 2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 28/2018/TT – BYT thay thế

U

Thông tư số 32/2013/TT-BYT về hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm
HIV và người phơi nhiễm với HIV, trong đó bổ sung nội dung QLĐT người nhiễm
khám lại và cụ thể hơn các nội dung quản lý mà cơ sở y tế cần thực hiện. Việc đánh

H

giá thực trạng quản lý điều trị ngoại trú người nhiễm HIV tại TTYT Sóc Sơn giai
đoạn 2017-2019 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế và xác định những yếu tố ảnh

hưởng đến thực trạng này là cần thiết để đưa ra các giải pháp tiếp cận phù hợp nhằm
đảm bảo và duy trì hiệu quả chương trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV khám
lại tại TTYT huyện Sóc Sơn.Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Một số kết
quả về quản lý điều trị người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú, Trung tâm
y tế huyện Sóc Sơn, Hà Nội, giai đoạn 2017-2019”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý điều trị người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại
trú Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Hà Nội, giai đoạn 2017-2019.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý điều trị người
nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Hà Nội, giai
đoạn 2017-2019.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu


1.1.1. Một số khái niệm chung về HIV
HIV (viết tắt Tiếng Anh: Human Immunodeficienci Virus) là virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn
dịch của cơ thể và làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân gây
bệnh dẫn đến chết người [9]
ARV là Antiretrovirus- Thuốc kháng retrovirus: là loại thuốc tổng hợp dùng
để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Thuốc ARV không tiêu diệt được HIV mà chỉ
ức chế virus nhân lên. Nhằm phục hồi hệ thống miễn dịch, làm giảm tỷ lệ mắc và tử

H
P

vong do HIV gây ra, cải thiện chất lượng cuộc sống, dự phòng lây truyền HIV[9]
1.1.2. Khái niệm phòng khám ngoại trú

Phòng khám ngoại trú (PKNT) là nơi cung cấp dịch vụ y tế cho người nhiễm
HIV/AIDS. Trong đó có tư vấn các vấn đề liên quan đến dự phịng lây truyền HIV,
chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; Thăm khám, chẩn đoán đánh giá giai đoạn

U

lâm sàng và miễn dịch cho người nhiễm HIV; Dự phòng và điều trị bệnh nhiễm
trùng cơ hội ở người nhiễm HIV [20]. Các PKNT hiện nay được thiết lập từ trung
ương đến quận/huyện. PKNT tuyến huyện hiện nay là tuyến thấp nhất thực hiện

H

việc điều trị bằng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS[20].
PKNT hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách của quốc gia và kinh phí do các

tổ chức quốc tế tài trợ, chủ yếu là thuốc ARV, các thuốc nhiễm trùng cơ hội và các
dịch vụ xét nghiệm khác. Hiện nay, nguồn kinh phí tài trợ từ quốc tế ngày càng
giảm dần, trong khi đó kinh phí trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu về chăm sóc
và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, điều này có thể làm giảm chất lượng dịch vụ
cung cấp cho bệnh nhân HIV/AIDS tại các PKNT.
1.1.3. Một số khái niệm về quản lý điều trị người nhiễm HIV
Quản lý điều trị: Là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều
khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết khắc phục một vấn đề sức
khỏe, thường là sau khi chẩn đoán [30].


5

Quản lý điều trị người nhiễm HIV: Là quá trình quản lý điều trị đối với
người nhiễm HIV đăng ký điều trị lần đầu, khám lại, chuyển tuyến và quản lý điều
trị người phơi nhiễm với HIV theo hướng dẫn của Thông tư 28/2018/TT – BYT
được áp dụng tại các cơ sở điều trị thuốc kháng HIV, cơ sở y tế cấp phát thuốc
kháng HIV cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan. Q trình này bao gồm các nội dung cụ thể theo từng
loại đối tượng về quy trình thực hiện: kiểm tra thơng tin, khám bệnh, chuẩn đoán,
kê đơn và cấp thuốc kháng HIV, hẹn khám lại, tư vấn, hoàn thiện bệnh án, chuyển
tuyến và theo dõi chuyển tuyến…. [30].
Các thuật ngữ dưới đây được trích từ Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01

H
P

tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS và Thơng tư 03/2015/TT-BYT về việc Quy định chế độ báo cáo
cơng tác phịng, chống HIV/AIDS, những chỉ số báo cáo quản lý và theo dõi người

bệnh HIV/AIDS [3], [29].

Điều trị ARV: là điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus. Đây là biện

U

pháp tối ưu, kiểm sốt tối đa và lâu dài q trình nhân lên của HIV trong cơ thể,
đồng thời giúp người bệnh phục hồi các chức năng miễn dịch. Người được chẩn
đoán nhiễm HIV cần được điều trị sớm, ngay khi đủ tiêu chuẩn và dùng phối hợp ít

H

nhất 3 loại thuốc ARV nhằm ngăn chặn khả năng nhân lên của HIV, giảm số lượng
HIV trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch. Hiện nay, tất cả người nhiễm
HIV đều được điều trị ARV không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 hay giai đoạn
lâm sàng. Điều trị ARV là điều trị liên tục, suốt đời, đảm bảo người bệnh tuân thủ
điều trị (uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định) và được theo dõi
trong suốt quá trình điều trị (tái khám hằng tháng, chỉ định các xét nghiệm theo dõi
định kỳ).
Duy trì chăm sóc HIV: Là sự tham gia liên tục trong một gói các dịch vụ từ
chẩn đốn, dự phịng, điều trị, hỗ trợ và chăm sóc cho người nhiễm HIV. Duy trì
chăm sóc HIV được tính từ thời điểm tham gia chăm sóc ban đầu, khi một người có
xét nghiệm HIV dương tính được giới thiệu thành cơng tới cơ sở chăm sóc và điều


6

trị HIV/AIDS, đánh giá đủ tiêu chuẩn điều trị ARV, bắt đầu điều trị ARV và duy trì
chăm sóc ARV suốt đời.
Bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV (hay “Đăng ký điều trị lần đầu”): Là

bệnh nhân trong các trường hợp:
- Bệnh nhân chưa bao giờ điều trị ARV;
- Bệnh nhân đã từng điều trị ARV ở các cơ sở y tế tư nhân (chưa bao giờ được
điều trị trong các chương trình của nhà nước);
- Bệnh nhân đã từng được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
hoặc điều trị sau phơi nhiễm nghề nghiệp (nhưng chưa bao giờ được điều trị ARV
lâu dài);

H
P

- Bệnh nhân đã từng điều trị ARV trước đó chuyển tới cơ sở mà khơng có hồ
sơ bệnh án và phiếu chuyển bệnh nhân (tình trạng điều trị ARV trước đó khơng rõ
ràng).

Điều trị lại: Là bệnh nhân quay lại điều trị ARV sau một thời gian bỏ trị.
Chuyển tới: Là bệnh nhân HIV đang điều trị ARV chuyển tới CSĐT để tiếp

U

tục điều trị, có phiếu chuyển bệnh nhân theo thơng tư 32/2013/TT-BYT của Bộ Y tế
ngày 17/10/2013 về hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người
phơi nhiễm với HIV (bệnh nhân không dừng việc điều trị ARV tại thời điểm chuyển
tới), ký hiệu CT.

H

Chuyển đi: Là chuyển gửi bệnh nhân HIV từ CSĐT đang được theo dõi sang
một cơ sở khác để tiếp tục điều trị ARV (bệnh nhân không dừng việc điều trị ARV
tại thời điểm chuyển đi), ký hiệu CĐ.

Tử vong: Bệnh nhân tử vong sau khi bắt đầu điều trị ARV và được ghi nhận
vào bệnh án.
Không theo dõi được (hay bỏ điều trị): Một bệnh nhân được định nghĩa là
“không theo dõi được” nếu sau 90 ngày tính từ cuộc hẹn/nhận thuốc trước đó mà
bệnh nhân vẫn khơng quay lại phịng khám hay phịng nhận thuốc, đồng thời khơng
có thơng tin để phân loại bệnh nhân vào một trong các nhóm khác của điểm kết thúc
như “tử vong” hoặc “chuyển đi”.


7

Duy trì điều trị ARV: Là bệnh nhân vẫn cịn sống và được điều trị ARV tính
đến thời điểm thu thập.
Phác đồ ARV bậc 1 (Phác đồ ưu tiên):Là phác đồ ARV được chỉ định cho
tất cả người nhiễm HIV bắt đầu điều trị ARV.
Phác đồ ARV bậc 2 (Phác đồ thay thế):Là phác đồ ARV được chỉ định khi
bệnh nhân có thất bại điều trị với phác đồ ARV bậc 1
Chuyển phác đồ:Là chuyển từ phác đồ ARV bậc 1 (Phác đồ ưu tiên) sang các
phác đồ ARV bậc 2 (Phác đồ thay thế)khác.
Cơ sở điều trị HIV: Cơ sở y tế điều trị điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng
virus (còn gọi tắt là CSĐT) là nơi cung cấp các dịch vụ y tế cho người nhiễm

H
P

HIV/AIDS [30]. Trong đó, có dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến dự phịng lây
truyền HIV, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; Thăm khám, chẩn đoán đánh
giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch cho người nhiễm HIV; Dự phòng và điều trị
bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV; Điều trị ARV cho người nhiễm HIV;
Giới thiệu chuyển tuyến, chuyển tiếp người bệnh đến các CSĐT hoặc cơ sở khám


U

bệnh, chữa bệnh cần thiết khác; Phối hợp với các đơn vị thực hiện chăm sóc tại nhà
và cộng đồng trong việc hỗ trợ tuân thủ điều trị của người bệnh, theo dõi tác dụng
phụ của thuốc và biến chứng của bệnh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công

H

tác quản lý và theo dõi bệnh lâu dài. CSĐT là nơi lưu giữ hồ sơ, bệnh án của người
nhiễm HIV khi tham gia chương trình chăm sóc điều trị, thực hiện các biểu mẫu báo
cáo và sổ ghi chép về điều trị HIV/AIDS.
1.1.4. Nội dung quản lý điều trị người nhiễm HIV
Hoạt động của các cơ sở y tế có điều trị thuốc kháng HIV hiện nay thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT, quy
định việc quản lý điều trị người nhiễm HIV đăng ký điều trị lần đầu, khám lại,
chuyển tuyến và quản lý điều trị người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế [30].
Trong đó, cơ sở y tế cần thực hiện các nội dung hoạt động quản lý điều trị đối với
người nhiễm HIV theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
gồm:
- Khám bệnh, tư vấn và lập hồ sơ quản lý


8

- Theo dõi đáp ứng lâm sàng trong mỗi lần tái khám: Cân nặng, giai đoạn lâm
sàng, sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới, tái phát
- Theo dõi đáp ứng miễn dịch: Theo dõi sự thay đổi của số lượng tế bào CD4,
được thực hiện khi người bệnh không tiếp cận được với xét nghiệm tải lượng HIV
thường quy, và/hoặc khi người bệnh điều trị ARV chưa ổn định.

- Theo dõi đáp ứng về virus học: Thực hiện thông qua việc theo dõi thường
quy tải lượng HIV
- Đánh giá tuân thủ điều trị của người nhiễm định kỳ
- Chẩn đoán bệnh lý kèm theo và xử trí theo quy định: Được quy định tại
chương III của Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
1.2.

H
P

Thực trạng quản lýđiều trị bệnh nhân HIV

1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam

Tính đến hết năm 2016, số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới là 36,7
triệu người, số trường hợp mới phát hiện trong năm 2016 là 1,8 triệu ngườivà có
xấp xỉ 1 triệu người tử vonng do AIDS [25]. Đến tháng 6/2017, có khoảng 2,9 triệu

U

người nhiễm HIV đang được điều trị ARV, tăng từ 17,1 triệu người năm 2017 và
7,7 triệu người năm 2010 [24].

Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến hết ngày 30/9/2017, số trường

H

hợp nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống ở nước ta là 208.371 trường hợp, tuy nhiên số
lượng đối tượng được quản lý chỉ đạt 80% tổng số người nhiễm. So với số liệu được
báo cáo năm 2016, số ca nhiễm mới HIV giảm 1,1%, giảm 39% số bệnh nhân AIDS

và giảm 15% số ca tử vong do HIV/AIDS[5].
Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2017, có 122.439 bệnh nhân ARV được điều
trị, tăng gần 6.000 người so với cuối năm 2016. Trong số bệnh nhân đang điều trị có
77.285 người được làm xét nghiệm tải lượng HIV, trong đó 93,7% người có tải
lượng HIV dưới ngưỡng ức chế [5].

1.2.2. Điều trị ARV tại Việt Nam
Hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng đã được
khởi động từ năm 1996, khi đó phạm vi chương trình điều trị ARV mới chỉ tập
trung tại tuyến Trung ương [7]. Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu mở rộng việc sử


9

dụng thuốc ARV để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS [17]. Kinh phí trong cơng tác
quản lý điều trị cũng như cấp phát thuốc cho người bệnh được tài trợ từ các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ [6].
Chương trình điều trị ARV ở Việt Nam đã được mở rộng rất nhanh chóng.
Tính đến hết tháng 12 năm 2017, điều trị ARV được triển khai tất cả 63 tỉnh/thành
phố, với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc
điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, đã
điều trị cho 122.439 bệnh nhân. Triển khai phát thuốc tại TYT xã cho 10499 bệnh
nhân. Đến năm 2017 đã điều trị cho khoảng 124.000 bệnh nhân [4].
Theo hướng dẫn mới nhất tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017

H
P

của Bộ Y tế, người nhiễm HIV phải được đưa vào điều trị ARV ngay sau khi phát
hiện nhiễm HIV [3]. Bằng việc thực hiện mở rộng điều trị ARV và dành mục tiêu

90-90-90 (90% số người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV, 90% số người
được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV
có tải lượng virus HIV thấp dưới ngưỡng ức chế) Việt Nam dự kiến đến năm 2020

U

sẽ có khoảng 195.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV [13].

Nhà nước triển khai chuyển giao và kiện toàn các cơ sở điều trị ARV trên
toàn quốc tiến tới kê đơn điều trị ARV bằng thuốc bảo hiểm y tế từ tháng 01 năm

H

2018. Cho đến hết tháng 6 năm 2018, có 271 phịng khám điều trị ngoại trú đã ký
hợp đồng bảo hiểm y tế (chiếm 67,5%), trong đó 151 phịng khám điều trị ngoại trú
đã tiến hành thanh toán các dịch vụ, thuốc liên quan điều trị ARV cho bệnh nhân.
Tính đến thời điểm đó, 130 phịng khám điều trị ngoại trú chưa ký hợp đồng bảo
hiểm y tế, trong đó có 43 phịng khám tại trung tâm y tế huyện 1 chức năng, 20
phòng khám tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 25 phòng khám tại trung tâm y
tế huyện 2 chức năng, 17 phòng khám tai bệnh viện huyện, 19 phòng khám tại bệnh
viện tỉnh. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng gia tăng ở các tỉnh,
mức trung bình cả nước có 64% bệnh nhân đang điều trị ARVcos thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, các tỉnh đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
để bảo đảm thực hiện chủ trương của Thủ tướng chính phủ đảm bảo 100% bệnh
nhân có thẻ bảo hiểm y tế [4].


10

Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS. HIV

được điều trị bằng thuốc ARV nhằm ức chế sự nhân lên của virus, từ đó kéo dài
cuộc sống của người mắc bệnh.
1.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến thực trạng quản lý điều trị người
nhiễm HIV
Nghiên cứu của Hoàng Thị Nhiên năm 2017 chỉ ra: tỷ lệ bệnh nhân duy trì

điều trị ARV sau 12 tháng bắt đầu điều trị trong năm 2015 tại các CSĐT có quy
trình KCB HIV/AIDS lồng ghép quy trình KCB chung, ký hợp đồng bổ sung KCB
HIV/AIDS qua BHYT và chưa thanh toán KCB HIV/AIDS qua BHYT cao hơn so
với các CSĐT khơng có điều kiện như trên [28].

H
P

Nghiên cứu của Tống Thị Linh An năm 2018 về thực trạng thất bại điều trị
ARV về virus học ở bệnh nhân HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan về dịch vụ y
tế tại một số tỉnh thành phố, năm 2016 -2017 chỉ ra: Các phòng khám đã được cung
cấp dịch vụ qua BHYT có nguy cơ thất bại điều trị cao gấp 12,95 lần các phòng
khám chưa ký được cung cấp dịch vụ qua BHYT. Nhiều cán bộ y tế cho rằng, việc

U

cung cấp các dịch vụ điều trị HIV qua BHYT phải tuân thủ các thủ tục khám chữa
bệnh. Trước đây do các dịch vụ miễn phí, người bệnh đi thẳng vào cơ sở điều trị.
Tuy nhiên, sau khi kiện tồn, người bệnh cần tn thủ các quy trình BHYT nên điều

H


nảy có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị. Bên cạnh dó, việc khám chữa bệnh
qua BHYT cũng làm dấy lên quan ngại của người nhiễm lo sợ bị bộc lộ danh tính
ngồi các nhân viên y tế mà họ vẫn đang điều trị hiện nay. Và điều này có thể ảnh
hưởng đến tuân thủ điều trị, làm gia tăng thất bại điều trị [26].
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người đang điều trị ARV ngoại trú về
chất lượng dịch vụ tư vấn và điều trị tại trung tâm y tế quận Đống Đa Hà Nội năm
2009 của tác giả Vũ Thị Hồng Ngọc cho thấy: điểm trung bình hài lịng là 3,87
điểm và tỷ lệ chưa hài lòng là 20%. Nghiên cứu chưa tìm ra mối liên quan giữa
tuổi, giới, trình độ học vấn với sự hài lòng của người bệnh [34].
Nghiên cứu năm 2012 của tác giả Trần Xuân Bách tiến hành đánh giá sự hài
lòng của người bệnh với việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong việc phân cấp
sử dụng dịch vụ tại Việt Nam trên 1016 bệnh nhân tại 7 bệnh viện và trung tâm y


11

tế ở 3 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, người bệnh được hỏi hồn tồn hài lịng với chất lượng dịch
vụ y tế tổng thể. Trong phân tích kết quả đa biến, có sự liên quan giữa sự hài lịng
với đối tượng giới tính nữ, tuổi cao, đã kết hơn hoặc sống với bạn tình. Sự kém hài
lịng của người bệnh được tìm thấy ở những bệnh nhân có điều kiện kinh tế ổn
định, số lượng CD4 cao và ở nhóm người sử dụng ma túy [33].
Nghiên cứu mơ tả sự hài lịng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại một
phòng khám ngoại trú HIV/AIDS tại Hà Nội giai đoạn 2013-2015 của tác giả Lê
Thị Hường thực hiện trên 925 bệnh nhân tại 4 phòng khám ngoại trú trên địa bàn
Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình 10 cấu phần sự hài lịng của

H
P


bệnh nhân là 9,57 điểm. Cấu phần ít được sự hài lòng nhất là Chất lượng chung
của dịch vụ y tế (9,45 điểm); Sự phối hợp giữa các khoa phòng và nhân viên y tế
(9,47 điểm). Sự hài lòng của người bệnh phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, những
người có điều kiện kinh tế khá hơn ít hài lòng về chất lượng, mong muốn chất
lượng phải tốt hơn nữa.Sự hài lòng phụ thuộc vào thời gian điều trị ARV. Bệnh

U

nhân hài lòng nhất là được nhận thuốc ARV miễn phí[10].
1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác quản lý điều trị người nhiễm HIV tại
phòng khám ngoại trú

H

Qua quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu xác định được một số yếu tố ảnh
hưởng đến công tác QLĐT người nhiễm HIV dựa trên các quy định về QLĐT người
nhiễm HIV của Bộ Y tế, và cây vấn đề của một số nghiên cứu trước đây. Cụ thể,
các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý điều trị người nhiễm HIV tại phòng khám
ngoại trú trong phạm vi nghiên cứu này được xem xét bao gồm: Các yếu tố thuộc về
quản lý điều hành (quy trình quản lý điều trị, ngân sách cho HIV, thực trạng cung
ứng thuốc), yếu tố tiền đề (thuộc về người nhiễm HIV, bao gồm yếu tố nhân khẩu
học, việc chấp nhận tuân thủ điều trị, tham gia BHYT và sự hỗ trợ của gia đình) và
yếu tố thuộc về PKNT (nhân sự, cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị, quy định về cải
tiến chất lượng QLĐT người nhiễm theo BHYT).,
1.4.1. Các yếu tố thuộc về quản lý điều hành
* Quy trình quản lý điều trị người nhiễm HIV



12

Trước năm 2018, việc quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người
phơi nhiễm với HIV được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2013/TTBYT của Bộ Y tế đối với các cơ sở điều trị. Trong đó có PKNT. Tuy nhiên, do có
những thay đổi về chính sách cũng như sự rút đi của các nhà tài trợ trong các dự án,
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BYT để thay thế Thông tư số
32/2013/TT-BYT, trong đó sự thay đổi lớn nhất là quy định về việc được cấp thuốc
kháng HIV cho các đối tượng thông qua BHYT. Hiện nay, ngành y tế vẫn đang nỗ
lực đẩy nhanh việc thanh toán thuốc ARV qua bảo hiểm y tế, chỉ đạo các địa
phương mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời tích cực
huy động các nguồn viện trợ quốc tế cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS. Trong

H
P

thời gian tới sẽ được tăng phân bổ ngân sách Nhà nước cho việc mua thuốc ARV để
duy trì và mở rộng điều trị HIV/AIDS, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho bảo hiểm y tế
vì hầu hết người nhiễm HIV là người nghèo, giúp họ tiếp cận điều trị, cải thiện sức
khỏe, góp phần trực tiếp vào an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước.

U

* Ngân sách cho chương trình phịng chống HIV

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), điều trị ARV vừa mang lại sức khỏe,
giảm tử vong cho người nhiễm HIV. Điều trị ARV là điều trị liên tục, suốt đời, việc

H


điều trị ARV gián đoạn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng HIV kháng thuốc
và bùng phát dịch HIV kháng thuốc. Tuy nhiên, nước ta đã trở thành quốc gia có
thu nhập trung bình nên các nguồn viện trợ nước ngồi cho phịng, chống
HIV/AIDS đang cắt giảm mạnh. Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa
Kỳ về Phịng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) đã cơng bố năm 2017 sẽ cắt 40% tiền
thuốc ARV và năm 2018 sẽ cắt toàn bộ thuốc ARV viện trợ cho Việt Nam. Trong
khi đó, cam kết viện trợ hiện tại của Quỹ Tồn cầu cho Việt Nam chỉ còn đến tháng
12.2017. Từ năm 2018 trở đi, Quỹ Tồn cầu chưa có cam kết hỗ trợ[25].
* Thực trạng cung ứng thuốc ARV
Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% số người nhiễm HIV
trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đốn
nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV; 90% số người điều trị ARV có tải lượng virus


13

HIV thấp dưới ngưỡng ức chế) mà Việt Nam đã cam kết với Liên hợp quốc, cần
nhanh chóng mở rộng điều trị ARV, đến năm 2020 tối thiểu phải điều trị cho
khoảng 170.000 người nhiễm HIV/AIDS, chiếm 90% số người nhiễm HIV cịn
sống được quản lý… Như vậy, nếu khơng đủ kinh phí, Bộ Y tế sẽ rất khó khăn
trong việc bảo đảm đủ thuốc ARV điều trị cho người bệnh, tình trạng bỏ điều trị và
tỷ lệ HIV kháng thuốc sẽ gia tăng, khả năng dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại là có
thể xảy ra [12].
1.4.2. Các yếu tố thuộc về phòng khám ngoại trú
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLĐT người nhiễm HIV,
yếu tố thuộc về phía PKNT bao gồm nhân sự, cơ sở vật chất và quy định về cải tiến

H
P


chất lượng QLĐT người nhiễm theo BHYT.

Về nhân sự tại PKNT, số lượng người làm việc và áp lực công việc là yếu tố
có tác động tương đối lớn đến cơng tác QLĐT người nhiễm HIV. Việc có đủ nhân
lực và cơng việc có ít áp lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi, ngược lại sẽ gây ra những
khó khăn nhất định cho công tác QLĐT người nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu của

U

Nguyễn Hoàng Long và cộng sự về áp dụng bộ chỉ số khối lượng cơng việc tính
nhu cầu nhân lực (WISN) tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phịng chống HIV/AIDS
của Hải Phịng năm 2014 chỉ ra: Khơng có áp lực về cơng việc liên quan đến dịch

H

vụ HIV đối với tất cả các hạng mục nhân sự tại 12 PKNT, ngoại trừ hạng mục Dược
sỹ ở một bệnh viện có số lượng bệnh nhân lớn [29]. Tuy nhiên, động lực làm việc
của nhân viên PKNT có nhiều yếu tố liên quan theo nghiên cứu của Phạm Nguyên
Hà năm 2018 về đánh giá sự hài lịng trong cơng việc của các cán bộ quản lý hoạt
động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam như: cơ sở điều trị HIV/AIDS q đơng
hoặc thiếu nhân viên, hay sự hài lịng của nhân viên phòng khám với chế độ đãi
ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến, sự phản hồi tích cực của cấp trên và động viên
khen thưởng, sự kỳ thị từ xã hội, gia đình và đồng nghiệp với những người bị HIV,
dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng và giảm động lực trong cơng việc của nhân viên [25].
Khía cạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc tại PKNT cũng là yếu tố có ảnh
hưởng đến cơng tác QLĐT người nhiễm HIV. Trong quá trình theo dõi, quản lý và
điều trị cho người nhiễm HIV, nếu PKNT có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo tính riêng tư


14


và thuận lợi cho người bệnh di chuyển thì hiệu quả QLĐT sẽ được nâng lên. Như khi
đánh giá sự hài lòng của người đang điều trị ARV ngoại trú về chất lượng dịch vụ tư
vấn và điều trị tại Trung tâm y tế quận Đống Đa Hà Nội năm 2009 của tác giả Vũ
Thị Hồng Ngọc cho thấy: tỷ lệ người bệnh chưa hài lịng là 20%, trong đó người
bệnh khơng hài lịng nhất với cơ sở vật chất của phịng khám trong q trình được
QLĐT. Ngồi ra khía cạnh giao tiếp và giúp đỡ của nhân viên y tế, với 3/6 mục có
điểm trung bình hài lịng nhỏ hơn 4 cho thấy người đang điều trị ARV cũng chưa
thật sự hài lòng. [34] .
1.4.3. Các yếu tố thuộc về cá nhân người nhiễm HIV
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLĐT người nhiễm

H
P

HIV, yếu tố từ phía cá nhân người nhiễm HIV bao gồm khía cạnh về nhân khẩu
học, việc chấp nhận tuân thủ điều trị, sự tham gia BHYT và sự hỗ trợ từ phía gia
đình.

Khía cạnh nhân khẩu học có ảnh hưởng đến công tác QLĐT người nhiễm
HIV bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người nhiễm HIV.

U

Kết quả nghiên cứu năm 2012 của tác giả Trần Xuân Bách tiến hành đánh giá sự
hài lòng của người bệnh với việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong việc phân
cấp sử dụng dịch vụ tại Việt Nam trên 1.016 bệnh nhân tại 7 bệnh viện và trung

H


tâm y tế ở 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minhcho thấy,
người bệnh được hỏi hồn tồn hài lịng với chất lượng dịch vụ y tế tổng thể.
Trong phân tích kết quả đa biến, có sự liên quan giữa sự hài lịng với đối tượng
giới tính nữ, tuổi cao, đã kết hôn hoặc sống với bạn tình. Sự kém hài lịng của
người bệnh được tìm thấy ở những bệnh nhân có điều kiện kinh tế ổn định, số
lượng CD4 cao và ở nhóm người sử dụng ma túy [33].
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của người nhiễm HIV đang được QLĐT là
yếu tố có ảnh hưởng đến công tác QLĐT tại PKNT. Kết quả nghiên cứu mơ tả sự
hài lịng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại một PKNT HIV/AIDS tại Hà Nội
giai đoạn 2013-2015 của tác giả Lê Thị Hường thực hiện trên 925 bệnh nhân tại 4
PKNT trên địa bàn Hà Nội cho thấy sự hài lòng của người bệnh phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, những người có điều kiện kinh tế khá hơn ít hài lịng về chất


15

lượng, mong muốn chất lượng phải tốt hơn nữa. Bệnh nhân hài lịng nhất là được
nhận thuốc ARV miễn phí[10].
1.5.

Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện

Phổ n (Thái Ngun), phía Đơng Bắc giáp huyện Hiệp Hồ (Bắc Giang), phía
Đơng Nam giáp huyện n Phong (Bắc Ninh), phía Nam giáp huyện Đơng Anh,
phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Diện tích Sóc Sơn là
306,5 km2, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (3.559 ha) và đất lâm
nghiệp (4.557 ha). Tồn huyện có 25 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khu vực. Dân
số của huyện trên 32 vạn người. Trong đó dân cư khu vực thành thị là 5.113. Tổng


H
P

số hộ gia đình là 77.629, trong đó số hộ nghèo là 1.878 (chiếm 2,42% tổng số hộ),
hộ cận nghèo là 4.848 (chiếm 6,25% tổng số hộ). Sóc Sơn là đầu mối giao thơng
quan trọng ở phía bắc của Thủ đơ Hà Nội với nhiều tuyến đường giao thơng quan
trọng, đặc biệt có Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn,
quan trọng của quốc gia [16].

U

Về định hướng phát triển ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trung tâm
y tế Sóc Sơn sẽ được xây dựng thành 1 trong 5 cụm trung tâm y tế chuyên sâu hoặc
những tổ hợp nghiên cứu, khám chữa bệnh của Thành phố. Về cơng tác bao phủ

H

BHYT tồn dân, thực hiện Công văn số 5578/SYT-NVY ngày 27/11/2015 của Sở Y
tế Hà Nội về việc tham gia Đại lý thu BHYT tại các quận, huyện, thị xã [11] ngày
3/12/2015, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn ban hành Cơng văn số 1186/TTYT để
triển khai Đại lý thu BHYT tại các Trạm Y tế xã, Thị trấn trên địa bàn toàn huyện
[19].

Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp y tế, chịu sự chỉ đạo toàn
diện của Sở Y tế và quản lý nhà nước trên địa bàn của UBND huyện có tư cách
pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc theo quy định của nhà
nước. Trung tâm Y tế được thành lập theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày
19/9/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội[18]. Hiện nay cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Y tế Sóc Sơn gồm 3 phịng, 05 khoa chuyên môn, 04 PKĐK khu vực
và 26 Trạm Y tế xã, thị trấn[14].



16

Phịng khám ngoại trú ARV huyện Sóc Sơn là một phòng khám đơn nguyên
thuộc sự hoạt động và chỉ đạo của TTYT huyện Sóc Sơn. Phịng khám được đặt tại
TYT thị trấn Sóc Sơn, mượn cơ sở vật chất của TYT. Phòng khám là cơ sở điều trị
ARV cho người nhiễm HIV trong địa bàn huyện và một số địa bàn lân cận. Trước
đây, phòng khám do dự án LIVE-GAP và sau này là dự án VAAC-US CDC tài trợ.
Đến năm 2019, do sự chuyển đổi mơ hình hoạt động, phịng khám chuyển về do
TTYT huyện Sóc Sơn quản lý. Nhân sự sau khi kiện tồn chỉ cịn 01 bác sỹ, và 01
dược sỹ cấp phát thuốc ARV kiêm tư vấn cho bệnh nhân, còn các hoạt động vẫn giữ
nguyên như cũ.
Trước năm 2016, 100% tài sản, trang thiết bị, tiền lương cho nhân viên để

H
P

đảm bảo các hoạt động chăm sóc, điều trị, thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội, ...
được nhà tài trợ cung cấp. Từ năm 2017 - 2018, nhà tài trợ chấm dứt cung cấp các
thuốc nhiễm trùng cơ hội, người nhiễm HIV chuyển sang nhận thuốc nhiễm trùng
cơ hội từ BHYT hoặc tự chi trả nếu khơng có thẻ BHYT. Năm 2019 là năm chấm
dứt hồn tồn tài trợ cho các hoạt động chăm sóc điều trị người nhiễm HIV tại

U

phòng khám. Hoạt động phòng khám được chuyển giao cho TTYT huyện Sóc Sơn
kiện tồn và tổ chức thực hiện. Tài sản, trang thiết bị của phòng khám tạm thời vẫn
sử dụng như trước.Hầu hết người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT.


H

Tính đến thời điểm tháng 1/2019, phòng khám quản lý và điều trị thuốc ARV cho
142 bệnh nhân nhiễm HIV sinh sống trên địa bàn huyện. Phòng khám ngoại trú chịu
trách nhiệm khám, cấp phát thuốc ARV cho bệnh nhân HIV [15].
1.6.

Khung lý thuyết

Khung lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này này được xây dựng dựa
trên các quy định về QLĐT người nhiễm HIV của Bộ Y tế [30] và cây vấn đề của
một số nghiên cứu trước đây [10], [34], cụ thể trong nghiên cứu này có 3 nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến QLĐT người nhiễm HIV tại phịng khám ngoại trú TTYT huyện
Sóc Sơn giai đoạn 2017-2019. Ba nhóm yếu tố ảnh hưởng bao gồm Yếu tố thuộc về
quản lý điều hành, Yếu tố tiền đề (thuộc về người nhiễm HIV) và Yếu tố thuộc về
PKNT. Về quản lý điều hành bao gồm các khía cạnh như quy trình quản lý, điều trị,
ngân sách cho HIV và thực trạng cung ứng thuốc ARV. Về yếu tố tiền đề bao gồm


×