Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.27 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT 21
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển
Đầu những năm 1965, trước những thắng lợi to lớn của cách mạng miền
Nam, chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ đã thất bại. Chúng không
ngừng đánh phá miền Bắc bằng không quân, tập trung chủ yếu vào các căn cứ
quân sự và các cơ sở quốc phòng. Trước tình hình đó, Bộ Quốc Phòng đã quyết
định tách phân xưởng Bộ lửa A3 thuộc nhà máy Z2 để thành lập phân xưởng Bộ
lửa Cục quân giới, đặt tại địa bàn xã Minh Tiến- Đoan Hùng- Phú Thọ.
Ngày 07/09/1966 theo quyết đinh số 740/QĐ5 Phân xưởng mang tên Nhà
máy Z4 (Đơn vị 9316) trực thuộc Tổng cục Hậu cần- Bộ Quốc Phòng. Ngày
đầu thành lập nhà máy có:
Diện tích: 50ha
Quân số: 400 người ( trong đó có 19 kỹ sư, 19 trung cấp, 32 cán bộ quản lý)
Nhiệm vụ: Sản xuất nụ xuỳ, bộ lửa và vũ khí cho quân đội.
Đến năm 1970, nhà máy chuyển địa điểm về xã Phú Hộ- Phù Ninh- Phú
Thọ và đổi tên thành Nhà máy Z121(Đơn vị 34068) trực thuộc Tổng Cục Kỹ
thuật- Bộ quốc phòng. Khi đó Nhà máy có:
Diện tích: 150 ha
Quân số: 1560 người
Nhiệm vụ: Sản xuất bộ lửa, kíp nổ và các loại vũ khí phục vụ cho chiến đấu.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi và chiến tranh biên
giới kết thúc, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng phục vụ chiến đấu giảm
xuống, chủ yếu là sản xuất để dự trữ chiến lược. Đó cũng là thời điểm Nhà máy
gặp không ít khó khăn do sự thay đổi của cơ chế chính sách của Đảng và Nhà
nước, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa. Song chính điều đó đã tạo ra thời cơ và vận hội
mới cho Nhà máy; đó chính là khai thác các sản phẩm quốc phòng phục vụ cho
chiến đấu vào phục vụ sản xuất, cụ thể là công nghiệp khai thác than, khai thác


đá công nghiệp…Chính điều đó đã tạo ra một bước ngoặt làm thay đổi lớn trong
lịch sử phát triển của Nhà máy.
Ngày 13/07/1993 theo quyết định số 06/TTG của Thủ tướng Chính Phủ,
Nhà máy Z121 đổi tên thành Công ty hoá chất 21, thuộc Tổng Cục Công nghiệp
quốc phòng- Bộ Quốc Phòng. Khi đó, Công ty có:
Vốn pháp định: 8,677 tỷ đồng
Nhiệm vụ: Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, thuốc nổ công
nghiệp, phụ kiện nổ và pháo hoa.
Được thực hiện chế độ hạch toán Công ty.
Được dùng con dấu riêng theo tên gọi để quan hệ công tác.
Được ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác bên ngoài theo sự phân cấp
quản lý của Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng- Bộ quốc phòng.
Công ty có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật
trong phạm vi quyền hạn của mình.
Trụ sở chính đặt tại : Xã Phú Hộ- Phù Ninh- Phú Thọ.
Văn phòng đại diện: Số 469 Đường Nguyễn Văn Cừ- Gia Lâm- Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: CHEMYCOL COMPANY N
0
21
Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 40 năm dưới sự lãnh đạo của Bộ
Quốc Phòng và trực tiếp là Tổng Cục Hậu Cần, Tổng Cục kỹ thuật, Tổng cục
Công nghiệp Quốc phòng sau này, quy mô của Công ty không ngừng phát triển
cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Đến nay có thể nói Công ty đã
trưởng thành và lớn mạnh, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, trở thành
đơn vị lớn mạnh nhất trong Tổng cục Công nghiêp- Bộ Quốc Phòng.
Công ty hoá chất 21 đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều huân huy
chương, cùng với hằng trăm bằng khen, cờ thi đua các loại, hai cá nhân và bốn
phân xưởng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Từ một nhà máy với hơn 400 công nhân, máy móp thiết bị cũ kỹ thô sơ, lạc
hậu, cơ ngơi nhà xưởng còn tạm bợ, mặt hàng sản xuất còn đơn lẻ ( chủ yếu là hàng

quốc phòng phục vụ cho quân đội như: Bộ lửa, lựu cầu….). Đến nay Công ty hoá
chất 21 đã phát triển vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu. Quân số của Công ty đã
lên tới hơn 2000 ngươì, cơ sở hạ tầng được xây dựng mới có quy hoạch, tổng thể
khang trang sạch đẹp. Máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại, tự động và bán tự
động, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; kết cấu sản xuất
theo dây chuyền khép kín; điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ
rệt, hạn chế được nhiều tai nạn, nâng cao năng xuất lao động, đồng thời nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Về phía sản
phẩm, bên cạnh các sản phẩm quốc phòng truyền thống, Công ty đã đầu tư lắp đặt
các dây chuyền chế tạo nhiều sản phẩm mới chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao,
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật,
Pháp…Đó là các sản phẩm như: Dây nổ chịu nước, kíp vi sai các loại, pháo hoa các
loại, đạn săn, đạn thể thao…
Mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, bám sát nhu cầu thị trường, nghiên
cứu chế tạo sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao năng suất lao động, thử nghiệm ứng dụng các vật tư thay thế góp phần làm
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đó là
định hướng có tính chiến lược của tập thể lãnh đạo Công ty hoá chất 21.
2. Chức năng và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
- Sản xuất các sản phẩm quốc phòng theo kế hoạch của Bộ Quốc Phòng
và đơn đặt hàng của Cục quân khí.
BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CỤC CNQP
CÔNG TY XNK GANET
CÁC DN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
CÔNG TY HOÁ CHẤT 21
- Nghiên cứu chế thử các loại vũ khí theo nhiệm vụ được giao.
- Sản xuất thuốc nổ công nghiệp, phu kiện nổ phục vụ cho khai thác than,
khai thác đất đá công nghiệp.
- Sản xuất pháo hoa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
- Cơ cấu tổ chức của Công ty
3. Mối quan hệ với các cấp chủ quản
Công ty hoá chấ t 21 là đơn vị chủ quản cấp 3 của Bộ quốc phòng, chịu
sự quản lý trực tiếp của các đơn vị cấp trên mà cơ quan chủ quản là Tổng cục
công nghiệp quốc phòng - Bộ quốc phòng.
Ngoài mối quan hệ trực tiếp với Tổng cục công nghiệp quốc phòng - Bộ
quốc phòng, Công ty còn có các mối quan hệ khác. Mối quan hệ đó thể hiện
trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ của Công ty với các cấp chủ quản
Công ty hoá chất 21 chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc Phòng. Giám đốc Công ty phải chịu trách
nhiệm trước Tổng cục về việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện
đầy đủ mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc Phòng giao. Ngoài ra Công ty cũng có
những mối quan hệ khác nhau về kinh tế với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
PHÓ GIÁM ĐỐC PGĐ. CHÍNH TRỊ- HẬU CẦN PGĐ. KINH DOANH
Ban an toàn
P.NCPTSX
P. Tài vụ
P. công nghệ
P.Kiểm nghiệm
P. Kế hoạch
P. TCLĐ
P.cơ điện
P. Tiêu thụ
P.Hành chính-hâuh cần
P. Chính trị
V.thư- Hậu cần

Đội cảnh vệ
Trường mầm non
Ban quân y
P.Vât tư
PX sản xuất vật liệu XD
PX. Xây dựng
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Giám đốc XN1 Giám đốc XN2 Giám đốc XN3 Giám đốc XN4
PGĐ XN1
Ban KT-NV
PGĐ XN2
Ban KT- NV
PGĐ XN3
Ban KT-NV
PGĐ XN4
Ban KT- NV
PxA4 BL-LPPx A5 Tđen-dccPx A7 TGNPx A8 Hạt lửaPx A10 Ống nổPx A1 Cơ điệnPx A2 hòm hộpPx A3 dập vỏ ONPx A15 Cơ điệnPx A16 AD-1Px A17 pháo hoa
2.2. Mô hình tổ chức cơ cấu hoạt động của toàn Công ty
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty hoá chất 21
- Sản phẩm quốc phòng: Nụ xuỳ, Bộ lửa. lựu cầu….
- Sản phẩm kinh tế: Thuốc nổ công nghiệp AD-1, dây cháy chậm,
dây nổ các loại, kíp nổ các loại, đạn săn, đạn thể thao, pháo hoa các
loại…
2. Đặc điểm về tài sản
TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây đã được đầu tư mua sắm,
sửa chưã và xây dựng mới, song về cơ bản vẫn còn lạc hậu về công nghệ và
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu TSCĐ của Công ty

Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005
Nguyên giá TSCĐ 91.155.214.742 97.145.155.242
I TSCĐ hữu hình 86.084.770.086 92.074.710.586
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 30.966.796.498 33.619.438.395
2 Máy móc thiết bị 42.378.241.013 45.385.477.084
3 Phương tiện vận tải, thiết bị
truyền dẫn
12.759.575 13.069.825.107
II TSCĐ vô hình 5.070.444.656 5.070.444.656
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của Công ty hoá chất 21
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy năm 2005 TSCĐ hữu hình chiến tỷ lệ 94.8%;
trong đó, nhà cửa vật kiến trúc chiếm 34,1%, máy móc thiết bị chiếm 46,7%,
phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn chiếm 14%. TSCĐ vô hình chiếm 5,2%.
Với kết cấu này ta thấy máy móc thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng thấp chứng
tỏ máy móc thiết bị còn tương đối lạc hậu, công nghệ chưa cao. Điều đó cho
thấy mức độ đầu tư cho máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ chưa nhiều.
Bảng 2.2: Hiện trạng về TSCĐ của Công ty
Đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005
I Nguyên giá TSCĐ
1 Số đầu năm 84.769.845.326 91.155.214.742
2 Số tăng trong năm 8.818.163.736 7.395.126.500
3 Số giảm trong năm 2.432.794.320 1.405.186.000
4 Số cuối năm 91.155.214.742 97.145.155.242
II Hao mòn TSCĐ
1 Số đầu năm 46.327.837.726 50.028.017.690
2 Số tăng trong năm 4.825.975.118 5.436.577.180
3 Số giảm trong năm 1.126.793.154 1.080.326.154
4 Số cuối năm 50.028.017.690 54.384.268.716

III Giá trị còn lại của TSCĐ 41.127.197.052 42.760.886.526
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của Công ty hoá chất 21
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ của Công ty được tính theo phương
pháp bình quân đều theo thời gian sử dụng. TSCĐ được phân theo nhóm: Nhóm
sử dụng 5 năm, nhóm 10 năm, nhóm 25 năm để tính khấu hao.
Từ bảng 2.3, ta thấy TSCĐ của Công ty về nguyên giá đã khấu hao quá
nửa. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, giá trị hao mòn luỹ kế chiếm 54,9%
nguyên giá TSCĐ; đến cuối năm 2005 giá trị hao mòn luỹ kế chiếm 56%. Điều
đó càng chứng tỏ mức độ đầu tư vào TSCĐ còn thấp.
Do yêu cầu về sản lượng tăng cao nên trong các năm gần đây hầu hết
TSCĐ của Công ty đều được sử dụng hết công suất về cường độ và thời gian và
được thể hiện trên bảng thống kê giờ hoạt động của máy móc thiết bị trong năm.
Do yêu cầu của sản xuất nên TSCĐ ít được duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa lớn
theo quy định mà chủ yếu được sửa chữa nhỏ thường xuyên để kịp thời phục vụ
sản xuất.
3. Đặc điểm về lao động
Do đặc điểm sản xuất riêng của ngành, công nhân sản xuất trực tiếp của
Công ty phải thường xuyên tiếp xúc với những hoá chất độc hại và cả những
chất có khả năng cháy nổ cao, vì thế, mức độ rủi ro là rất lớn. Để đáp ứng được
yêu cầu về an toàn lao động, toàn bộ lao động trong Công ty trước khi bước vào
khu sản xuất đều được đào tạo khắt khe về các quy trình an toàn lao động và
phải có trình độ tay nghề nhất định. Điều dễ thấy là chỉ có những lao động có
trình độ tay nghề cao mới được làm ở những khâu sản xuất quan trọng, yêu cầu
sự cẩn thận, chính xác tuyệt đối. Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động
của Công ty đang dần được trẻ hoá. Lao động được tuyển vào Công ty trước tiên
được xét theo chế độ gia đình công nhân( mỗi gia đình có tối đa 2 lao động
thuộc diện biên chế). Ngoài số lao động được tuyển theo diện biên chế, Công ty
còn phải sử dụng thêm lao động hợp đồng theo từng năm hoặc lao động thời vụ;
vì thế quân số lao động của Công ty thường xuyên có sự thay đổi. Đó cũng là
một điều khó khăn trong công tác quản lý lao động.

4. Đặc điểm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ
4.1.Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty
Là đơn vị sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn nên hình thức tổ
chức sản xuất của Công ty là chuyên môn hoá theo từng bộ phận, các khâu của
quá trình sản xuất.
- Bố trí mặt bằng công nghệ: Mặt bằng sản xuất được bố trí hợp lý phù
hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm, hạn chế tối thiểu tổn hao về chi phí vận
chuyển, tổn hao nhiệt lượng và đảm bảo an toàn về sự cách ly giữa các chặng
công nghệ, đảm bảo thoáng mát và an toàn trong sản xuất nhằm phòng chống
cháy nổ.
- Tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá đến
từng xí nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất gắn liền với các công đoạn,các khâu của
quá trình sản xuất. Do đó công tác quản lý và tổ chức sản xuất dễ dàng, chất
lượng sản phẩm luôn ổn định, năng xuất lao động cao, người công nhân có điều
kiện rèn luyện và phát huy tay nghề.
4.2. Kết cấu sản xuất của Công ty
Bộ phận sản xuất của Công ty gồm 4 xí nghiệp thành viên được biên chế
theo chức năng nhiệm vụ và mặt hàng sản xuất.
a) Xí nghiệp sản xuất sản phẩm quốc phòng
Nhiệm vụ chuyên sản xuất, nghiên cứu, chế thử các sản phẩm quốc
phòng theo kế hoạch của Công ty. Biên chế thành hai phân xưởng sản xuất
chính
- Phân xưởng bộ lửa: Chuyên sản xuất, nghiên cứu chế thử các sản phẩm
bộ lửa, nụ xuỳ liều mồi cho quốc phòng.
- Phân xưởng thuốc đen: chuyên sản xuất chế tạo các loại thuốc cháy
phục vụ cho quốc phòng.
b) Xí nghiệp sản xuất phụ kiện nổ
Chuyên sản xuất các loại kíp nổ, hạt nổ, phục vụ cho quốc phòng và công
nghiệp khai thác than, khai thác đất đá. Biên chế thành 3 phân xưởng sản xuất
chính:

- Phân xưởng sản xuất thuốc nổ: chuyên sản xuất thuốc mồi nổ hoá hợp
và thuốc mồi nổ hỗn hợp để cung cấp cho phân xưởng nhồi nén kíp nổ và phân
xưởng chế tạo hạt mồi nổ.
- Phân xưởng chế tạo mồi nổ: Chuyên chế tạo các loại mồi nổ để lắp ghép
cho các loại các mồi nổ.
- Phân xưởng chế tạo kíp nổ: Chuyên nhồi nén, lắp ghép, bảo quản các
loại kíp nổ.
c) Xí nghiệp cơ điện
Chuyên chế tạo các loại dụng cụ, hòm hộp bảo quản, vỏ sản phẩm và
cung cấp, bảo đảm nhiệt, điện, nước, sửa chữa cho toàn Công ty.
Biên chế thành 3 phân xưởng:
- Phân xưởng cơ điện: Chuyên sản xuất nhiệt, điện, nước cung cấp cho
sản xuất và sinh hoạt hàng ngày trong toàn Công ty. Sửa chữa cơ điện trong
toàn Công ty .
- Phân xưởng chế tạo vỏ hòm hộp: Chuyên chế tạo các loại vỏ sản phẩm,
hòm hộp bảo quản sản phẩm trong toàn Công ty.
- Phân xưởng dụng cụ: Chuyên sản xuất các loại dụng cụ như khuôn mẫu để
gia công chế tạo sản phẩm, các dụng cụ đo, kiểm tra sản phẩm cho toàn Công ty.
d) Xí nghiệp sản xuất thuốc nổ - Pháo hoa
Chuyên sản xuất các loại thuốc nổ công nghiệp và pháo hoa theo kế
hoạch của Công ty. Biên chế thành hai phân xưởng chính:
- Phân xưởng sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
- Phân xưởng sản xuất pháo hoa.
4.3. Hoạt động tiêu thụ
a) Hệ thống kênh phân phối
Hiện nay hệ thống phân phối của Công ty chưa được thiết lập mà chủ yếu
sản phẩm sản xuất của Công ty được cung cấp cho các Công ty có chức năng
chuyên phân phối sản phẩm trong toàn quốc và nước ngoài như: Công ty hoá
chất mỏ, Công ty GAET..
b) Hoạt động xúc tiến bán hàng

Đồng thời để khuyến khích hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như để giữ
được các mối quan hệ mật thiết với khách hàng, Công ty đã áp dụng các hình
thức sau:
- Hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển đối với mặt hàng vật liệu nổ và phụ
kiện nổ. Cụ thể là:
Đối với khách hàng khu vực phía Bắc: Công ty hỗ trợ 70% chi phí vận
chuyển.
Đối với khách hàng khu vực miền Trung: Công ty hỗ trợ 50% chi phí vận
chuyển.
Đối với khách hàng khu vực miền Nam: Công ty hỗ trợ 40% chi phí vận
chuyển.
- Để duy trì mối quan hệ mật thiết đối với các Công ty tiêu thụ sản phẩm cuả
mình Công ty áp dụng chính sách hàng đổi hàng. Ví dụ: Công ty Vật tư hoá chất
mỏ mua thuốc nổ và phụ kiện nổ của Công ty hoá chất 21, ngược lại Công ty
hoá chất 21 mua nguyên liệu là các hoá chất cơ bản của Công ty hoá chất mỏ.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng tại hai miền Nam,
Bắc vào quý 3 hàng năm, thông qua đó Công ty trực tiếp đưa ra các thông tin về
chất lượng, mẫu mã, chủng loạ, giá cả về sản phẩm cũng như phương thức thanh
toán của Công ty. Từ đó cũng rút ra được các nhược điểm của sản phẩm cũng
như điểm yếu của Công ty để kịp thời có hướng điều chỉnh. Thông qua hội nghị
khách hàng còn mở ra cơ hội cho Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường
về sản phẩm cũng như định hướng đầu tư đúng hướng.
c) Các đối thủ cạnh tranh của Công ty hoá chất 21
Về mặt hàng thuốc nổ: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là các
đơn vị bạn trong Tổng cục CNQP như: Công ty cơ khí hoá chất 13, Công ty hoá
chất 31, Công ty hoá chất 14…và hàng của Trung Quốc nhập khẩu. Về mặt hàng
naỳ hiện nay Công ty đang có thế mạnh nhờ công nghệ hiện đại nên chất lượng
sản phẩm tốt và luôn giữ được uy tín với khách hàng.
Về mặt hàng pháo hoa: Thị trường trong nước hiện nay Công ty chưa có đối thủ
nên luôn ổn định và phát triển đều đặn về doanh số. Thị trường nước ngoài đối

thủ cạnh tranh chủ yếu là sản phẩm của Trung Quốc, Indonêxia và Thái Lan.
Điểm mạnh của sản phẩm các nước trên là phong phú về chủng loại, mẫu mã,
mầu sắc song điểm yếu của họ là độ an toàn không cao, song đó lại chính là
điểm mạnh về sản phẩm của Công ty nên được khách hàng Nhật, Mỹ ưa chuộng.
d) Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được phân theo đặc tính của
sản phẩm và chia thành 3 thị trường chính.
Sơ đồ 4.1: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty hoá chất 21
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY
1. Tình hình quản lý lao động tại Công ty
1.1. Cơ cấu lao động
Trong những năm qua Công ty hoá chất 21 luôn chú trọng đến việc phát
triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu về lao động cho sản xuất. Công ty đã
đầu tư đào taọ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho
Công ty hoá chất 21
Sản phẩm pháo hoaSản phẩm thuốc nổ,
phụ kiện nổ
Sản phẩm quốc
phòng
Nước
ngoài
Trong
nước
Công
ty
xuất
nhập
khẩu
GAET

Công
ty hoá
chất
mỏ
Các
đơn vị
trong
quân
đội
Cục
quân
khí -
BQP
Nhật
Bản
Mỹ
Các
Công
ty khai
thác
công
trình
Tổng
công
ty địa
chất
cán bộ công nhân viên, đầu tư về trang thiết bị, môi trường, điều kiện làm việc
tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực của mình. Bên cạnh đó,
Công ty có chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động
viên người lao động hăng say làm việc. Trong những năm gần đây đội ngũ

CBCNVC của Công ty đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, để có được
cơ cấu về lao động như hiện nay Công ty đã gặp không ít khó khăn trong các
khâu sắp xếp, tổ chức, đào tạo và phân công lao động.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo tính chất công việc
TT
Đối tượng đối tạo
Đơn
vị
Năm
2003
Năm 2004 Năm
2005
1
Đại học người 11 18 26
Trong đó: - quản lý 4 6 5
- kỹ thuật 7 12 21
2 Cao đẳng ,, 2 0 0
3 Trung cấp ,, 0 02 02
4 CNKT ,, 257 309 405
Trong đó: - đào tạo mới ,, 42 63 206
- nâng cao ,, 215 246 199
Cộng ,, 270 329 433
Qua bảng ta thấy tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty trong 3 năm
qua đã có giảm song vẫn còn cao. Lao động gián tiếp năm 2003 là 308
người, chiếm 13,7 tổng số lao động trong Công ty. Trong đó:
Số lao động phục vụ cao năm 2005 có 125 người chiếm 5,6% tổng
số lao động của Công ty.
Tỷ lệ lao động quản lý kỹ thuật có chiều hướng giảm, năm 2005 la
183 người chiếm 8,2% tổng số lao động.
Bảng 1.2: Phân loại lao động theo đối tượng

T
Đối tượng lao
động
Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng Người
1.85
6
1.94
0
2.245
1 Sỹ quan ,, 176 211
354
Tỷ lệ % 9,5 11
15,8
2 Biên chế cũ
Ngườ
i
862 825
684
Tỷ lệ % 46,4 42,5
30,5
3
Hợp đồng không
xác định thời hạn
Ngườ
i
686 810
860
Tỷ lệ Tỷ T Tỷ lệ % 37 41,7
38,2

4
Hợp đồng ngắn hạn
từ 1-3 năm
Ngườ
i
132 94
347
Tỷ lệ % 7,1 4,8
15,5
Qua bảng ta thấy, số lao động là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tăng
cao trong 3 năm qua. Năm 2003ó 176 người đến năm 2005 đã lên tới 354 người,
tăng 178 người. Đây chính là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo, điều hành mọi hoạt
động của Công ty, bao gồm: Lãnh đạo chỉ huy, cán bộ quản lý kỹ thuật, công
nhân lành nghề.
Trong 3 năm qua lực lượng lao động của Công ty đã tăng đáng kể về cả
số lượng và chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu về lao động Công ty đã tuyển dụng
nhiều lao động hợp đồng ngắn hạn có thời hạn từ 1đến 3 năm. Trong thời gian
này số lao động đó cũng được học tập, rèn luyện làm việc và định hướng phát
triển lâu dài.
Bảng 1.3: Phân loại theo trình độ lao động
T
T
Trình độ Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng số lao động Người 1.856 1.940 2.245
1 Đại học và trên đại học ,, 163 188 220
Trên đại học ,, 01 02 02
Đại học ,, 162 186 218

×