Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở người lao động tại công ty rochdale spears, tỉnh bình dương năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN LONG TỰ

H
P

THỰC TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC NGHỀ NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CƠNG TY ROCHDALE SPEARS

U

TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN LONG TỰ

THỰC TRẠNG GIẢM THÍNH LỰC NGHỀ NGHIỆP


H
P

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CƠNG TY ROCHDALE SPEARS
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH

HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ ban giám
hiệu trường Đại học Y tế công cộng, giáo viên hướng dẫn, ban lãnh đạo Phân viện Khoa
học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam, ban lãnh đạo cơng ty
Rochdale Spears, gia đình và đồng nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Y tế công cộng, ban
lãnh đạo Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam,
ban lãnh đạo công ty Rochdale Spears đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt q trình


H
P

học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn Cơ Nguyễn Ngọc Bích đã hết lịng tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và định hướng cho em trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, quý Thầy/Cô và đồng nghiệp đã động viên
em trong suốt thời gian qua.

U

Em xin chân thành cảm ơn!!!

H


ii
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: ............................................ 4
1.1.1. Tiếng ồn: ............................................................................................. 4

H
P


1.1.2. Giảm thính lực: ................................................................................... 4
1.1.3. Giảm thính lực nghề nghiệp ................................................................ 5
1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe ................................................. 5
1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động: ................. 7
1.1.2. Giảm thính lực nghề nghiệp .............................................................. 10

U

1.1.2.1. Đặc điểm ........................................................................................ 10
1.1.2.2. Biểu hiện lâm sàng ......................................................................... 11

H

1.1.2.3. Biện pháp dự phòng ....................................................................... 12
1.3. Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp: .................................................. 13
1.3.1. Thế giới: ............................................................................................ 13
1.3.2. Việt Nam: .......................................................................................... 15
1.4. Một số yếu tố liên quan đến giảm thính lực nghề nghiệp: ....................... 17
1.4.1. Yếu tố cá nhân NLĐ: ........................................................................ 17
1.4.2. Yếu tố môi trường lao động: ............................................................. 19
1.4.3. Yếu tố đơn vị sử dụng lao động: ....................................................... 20


iii
1.5. Giới thiệu sơ lược về công ty Rochdale Spears ....................................... 20
1.6. Khung lý thuyết ........................................................................................ 22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 23

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 23

H
P

2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 23
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 24
2.4.1. Cỡ mẫu thính lực và kiến thức - thái độ - thực hành ........................ 24
2.4.2. Cỡ mẫu đo tiếng ồn tại vị trí lao động .............................................. 24

U

2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 25
2.5.1. Người lao động ................................................................................. 25

H

2.5.2. Mẫu tiếng ồn ..................................................................................... 25
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 25
2.6.1. Thu thập số liệu thính lực ................................................................. 25
2.6.2. Thu thập số liệu về yếu tố liên quan thuộc nhóm yếu tố NLĐ ......... 26
2.6.3. Thu thập số liệu về tiếng ồn .............................................................. 27
2.7. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................... 28
2.8. Các khái niệm - thước đo – tiêu chuẩn đánh giá ...................................... 28
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 30
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 30


iv
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 31

3.1. Thông tin chung của ĐTNC ..................................................................... 31
3.2. Thực trạng tiếng ồn tại nhà máy .............................................................. 31
3.2.1. Cường độ tiếng ồn chung .................................................................. 31
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của ĐTNC ................................................ 33
3.3.1. Kiến thức ........................................................................................... 33
3.3.2. Thái độ .............................................................................................. 34

H
P

3.3.3. Thực hành ......................................................................................... 35
3.3.4. Kiến thức, thái độ, thực hành của NLĐ trong dự phịng GTLNN .... 35
3.4. Thực trạng thính lực của ĐTNC .............................................................. 36
3.5. Các yếu tố liên quan đến GTLNN của ĐTNC ......................................... 36

U

3.5.1. Mối liên quan giữa GTLNN với tình trạng phơi nhiễm tiếng ồn ..... 36
3.5.2. Mối liên quan giữa GTLNN với đặc điểm nhân khẩu học ............... 37

H

3.5.3. Mối liên quan giữa GTLNN với Kiến thức, thái độ, thực hành ....... 38
Chương 4 BÀN LUẬN ....................................................................................... 40
4.1. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại công ty .................................................. 40
4.2. Thực trạng GTLNN của NLĐ tại công ty ................................................ 40
4.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dự phịng GTLNN của NLĐ tại
cơng ty ................................................................................................................. 41
4.3.1. Kiến thức ........................................................................................... 41
4.3.2. Thái độ .............................................................................................. 42

4.3.3. Thực hành ......................................................................................... 43


v
4.4. Các yếu tố liên quan đến GTLNN ........................................................... 44
4.4.1. Yếu tố môi trường ............................................................................. 44
4.4.2 Yếu tố cá nhân.................................................................................... 44
4.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số dự kiến và biện pháp khắc phục ............ 46
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 47
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49

H
P

PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 67

H

U


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
ASHA

American Speech – Language – Hearing Association: Hiệp hội

Tiếng nói – Ngơn Ngữ – Thính giác Hoa Kỳ

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

ĐNN

Điếc nghề nghiệp

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GTL

Giảm thính lực

GTLNN

Giảm thính lực nghề nghiệp

NIDCD

National Institute on Deafness and Other Communication


H
P

Disorders: Viện Quốc gia về Điếc và rối loạn giao tiếp khác của
Hoa Kỳ
NIOSH

National Institute for Occupational Safety and Health: Viện An toàn

U

và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ
NLĐ

Người lao động

OSHA

Occupational Safety and Health Administration: Cục quản lý An

H

toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ
PTA

Pure Tone Audiometry: Đo thính lực đơn âm

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WHO

World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại mức độ giảm thính lực theo ASHA .................................................. 4
Bảng 1.2 Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc.............................. 8
Bảng 1.3 Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc tai ...... 9
Bảng 1.4 Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực ..................................................... 10
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá Kiến thức, thái độ, thực hành ........................................ 29
Bảng 3.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ................................................... 31
Bảng 3.2 Kết quả đo cường độ ồn tại từng bộ phận trong Công ty Rochdale Spears ... 32
Bảng 3.3 Kiến thức về bệnh điếc nghề nghiệp............................................................... 33

H
P

Bảng 3.4 Kiến thức về phòng ngừa điếc nghề nghiệp ................................................... 33
Bảng 3.5 Thái độ của người lao động về dự phòng bệnh điếc nghề nghiệp .................. 34
Bảng 3.6 Thực hành của người lao động về các biện pháp phòng ngừa điếc nghề nghiệp
........................................................................................................................................ 35
Bảng 3.7 Kiến thức, thái độ, thực hành của NLĐ trong dự phòng điếc nghề nghiệp .... 35


U

Bảng 3.8 Tình trạng thính lực của NLĐ tại cơng ty Rochdale Spears ........................... 36
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa GTLNN với tình trạng phơi nhiễm tiếng ồn ................... 36
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa GTLNN với tuổi đời ..................................................... 37

H

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa GTLNN với giới tính .................................................... 37
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa GTLNN với trình độ học vấn ........................................ 38
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa GTLNN với tuổi nghề ................................................... 38
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa GTLNN với kiến thức ................................................... 38
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa GTLNN với thái độ ....................................................... 39
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa GTLNN với thực hành .................................................. 39


viii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Giảm thính lực nghề nghiệp hay điếc nghề nghiệp là một bệnh do tiếng ồn có
cường độ cao trên mức gây hại của môi trường lao động, tác động như một vi chấn
thương âm, trong một thời gian dài, gây tổn thương không phục hồi ở cơ quan Corti tai
trong. Hiện nay, tuy vấn đề sức khỏe của người lao động ngày càng được quan tâm nhưng
tỷ lệ điếc nghề nghiệp của người lao động vẫn đứng đầu trong danh sách các bệnh nghề
nghiệp được phát hiện hàng năm và tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về giảm
thính lực nghề nghiệp trên đối tượng cơng nhân chế biến gỗ. Chính vì vậy, đề tài nghiên
cứu: “Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở người lao

H
P


động tại công ty Rochdale Spears, tỉnh Bình Dương năm 2022” được tiến hành để hiểu
rõ được tình trạng thính lực cũng như mức độ hiểu biết của người lao động về dự phịng
bệnh điếc nghề nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ cũng như nâng cao ý thức
phòng bệnh nhằm phịng tránh bệnh điếc nghề nghiệp có thể xảy ra tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 128 người lao động tham gia vào dây

U

chuyền sản xuất tại công ty bằng cách sử dụng bảng phát vấn, đo thính lực sơ bộ cho
người lao động và hồi cứu số liệu môi trường thứ cấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ ồn dao động từ 65,7 dBA đến 95,6 dBA

H

tùy từng bộ phận với 28/141 số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ 19,9%. Có
3,9% người lao động bị giảm thính lực tai phải, số người bị giảm thính lực tai trái là
1,6% và 19,6% người lao động bị giảm thính lực hai tai. Tỷ lệ giảm thính lực nghề nghiệp
ở người lao động là 9,4%. Người lao động có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về
phòng chống điếc nghề nghiệp còn thấp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 57%, 54,7% và 52,3%.
Nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa giảm thính lực nghề nghiệp với tuổi đời,
tuổi nghề, tình trạng phơi nhiễm tiếng ồn của người lao động. Cụ thể người lao động làm
việc trong mơi trường có cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép có nguy cơ bị giảm
thính lực nghề nghiệp cao hơn 9 lần so với nhóm người lao động làm việc trong mơi
trường có cường độ tiếng ồn khơng vượt tiêu chuẩn cho phép. Người lao động có tuổi


ix
đời, tuổi nghề cao hơn có nguy cơ bị giảm thính lực nghề nghiệp cao hơn so với nhóm
người lao động có tuổi đời, tuổi nghề nhỏ hơn. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa giảm

thính lực nghề nghiệp với giới tính, trình độ học vấn và kiến thức, thái độ, thực hành của
người lao động.
Nhằm giảm tỷ lệ giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động cơng ty cần tăng
cường tuyên truyền, tổ chức các lớp an toàn vệ sinh lao động để người lao động hiểu rõ
thêm về bệnh điếc nghề nghiệp cũng như cách phòng chống bệnh. Tăng cường công tác
quản lý, giám sát người lao động thực hành phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp đúng
cách.

H
P

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm thính lực nghề nghiệp (GTLNN) hay bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) là một
bệnh do tiếng ồn có cường độ cao trên mức gây hại của môi trường lao động, tác động
như một vi chấn thương âm, trong một thời gian dài, gây tổn thương không phục hồi ở
cơ quan Corti tai trong (1). Theo nhận định của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế, số NLĐ
làm việc trong các ngành nghề, cơ sở sản xuất có cường độ tiếng ồn cao chiếm tỷ lệ lớn
(khoảng 1/4 đến 1/3 tổng số NLĐ) (2) . Khi NLĐ làm việc trong mơi trường có tiếng ồn
vượt mức cho phép trong thời gian dài sẽ gây giảm thính lực (GTL) và dẫn đến GTLNN
hay bệnh ĐNN (3) .

H
P


Tại Việt Nam, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, năm 2017 có hơn 3.800 trường
hợp mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) được phát hiện, trong đó có tới 73% là bệnh ĐNN do
tiếng ồn (4) . Đến năm 2018, trong 3.535 trường hợp mắc BNN được phát hiện trên 42
tỉnh/thành phố, bệnh ĐNN vẫn giữ vị trí cao nhất với tỷ lệ 66,6% (5) . Theo nghiên cứu
“Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020” của tác giả Nguyễn

U

Thị Thu Huyền năm 2021 trên 63 cơ sở y tế của tỉnh/thành phố cho thấy số lượng NLĐ
mắc bệnh ĐNN là cao nhất với tỷ lệ 59,5% trong các BNN được phát hiện (6).
Thực tế sản xuất cho thấy tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất chế biến gỗ ở nước ta

H

thường có mức âm rất cao từ 80 -110dB (7,8) . Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho
thấy tiếng ồn trong ngành công nghiệp gỗ cũng khá cao, dao động từ 71,2 dB đến 105
dB (9–11) . Theo Pelden Wangchuk, Phuntsho Dendup (2020) cho thấy tỷ lệ giảm thính
lực nghề nghiệp (GTLNN) của cơng nhân ở Bhutan là 27,9%, cơng nhân ngành cơng
nghiệp gỗ có tỷ lệ GTLNN cao hơn các ngành khác trong nghiên cứu và tỷ lệ này gia
tăng theo độ tuổi và thời gian tiếp xúc tiếng ồn (12) . Một nghiên cứu khác của Phayong
Thepaksorn (2019) cùng đồng nghiệp cho thấy tỷ lệ GTLNN của công nhân cưa tại miền
Nam Thái Lan là 22,8% và cơng nhân cưa có nguy cơ GTLNN cao gấp 3,07 lần so với
nhân viên văn phòng (13) . Một vài nghiên cứu khác tại Việt Nam cũng cho thấy tuổi,
giới tính, tuổi nghề, trình độ học vấn và kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
bệnh ĐNN có liên quan tới GTLNN (14–16) . Hiện nay, tuy vấn đề sức khỏe của NLĐ


2
ngày càng được quan tâm nhưng tỷ lệ GTLNN của NLĐ vẫn đứng đầu trong danh sách
BNN được phát hiện hàng năm và tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về

GTLNN trên đối tượng công nhân chế biến gỗ.
GTLNN hay ĐNN là tổn thương không phục hồi và có thể dẫn tới điếc hồn tồn
Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, cản trở họ tham gia những hoạt động
xã hội vì giao tiếp kém, thiếu tự tin... Từ đó dẫn đến giảm hiệu quả cơng việc, đời sống
xã hội ngày càng thu hẹp và nếu không được giải quyết tốt, bệnh nhân điếc sẽ trở thành
gánh nặng cho xã hội. Bệnh có thể phịng ngừa được nếu NLĐ được phát hiện và can
thiệp sớm. Để thực hiện tốt điều này, NLĐ cần có kiến thức, thái độ cũng như thực hành

H
P

tốt trong việc phòng ngừa bệnh ĐNN. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà máy, xí nghiệp có vai
trị quan trọng trong việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ), kiểm soát việc
sử dụng BHLĐ cũng như các yếu tố gây ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện mức độ tiếng ồn
trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế, tổ chức khám sức khỏe và khám BNN định kỳ cho
NLĐ (1) .

U

Công ty Rochdale Spears được thành lập vào năm 2003 tại Phường Thạnh Phước,
Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương là một công ty chuyên về đồ gỗ nội thất và cũng là
ngành đặc thù có tiếng ồn cao trong quy trình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Với quy mô hơn

H

3000 cơng nhân, cơng ty đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tếxã hội trong tỉnh (17) . Để đảm bảo tốc độ phát triển và công tác lao động, NLĐ phải
làm việc liên tục và đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe đặc biệt là tiếng ồn. Chính vì vậy,
đề tài nghiên cứu: “Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở
người lao động tại công ty Rochdale Spears, tỉnh Bình Dương năm 2022” được tiến
hành để biết được tình trạng thính lực cũng như mức độ hiểu biết của NLĐ về dự phịng

bệnh ĐNN từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ cũng như nâng cao ý thức phịng bệnh
nhằm phịng tránh bệnh ĐNN có thể xảy ra tại doanh nghiệp.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao động tại công ty
Rochdale Spears, tỉnh Bình Dương năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến giảm thính lực nghề nghiệp ở người lao
động tại cơng ty Rochdale Spears, tỉnh Bình Dương năm 2022.

H
P

H

U


4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu:
1.1.1. Tiếng ồn:
Theo Công ước số 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp do ơ
nhiễm khơng khí, tiếng ồn và rung ở nơi làm việc: Tiếng ồn là chỉ mọi âm thanh có thể
dẫn đến tổn hại thính giác hoặc gây tác hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều
mặt khác (18) .
Theo Bộ y tế, tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác
nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản


H
P

trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà người ta khơng mong
muốn (1) .
1.1.2. Giảm thính lực:

Đo thính lực đơn âm được biết đến với tên Tiếng Anh là Pure Tone Audiometry
(PTA) là phép đo thính lực để xác định mức âm thanh nhỏ nhất mà một người có thể

U

nghe được. Phương pháp đo sẽ được thực hiện dọc theo các dải tần số âm thanh từ thấp
đến cao.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giảm thính lực là khi một người mà khơng có

H

khả năng nghe tốt như một người bình thường (ngưỡng nghe ở cả 2 tai ở mức 20 dB
hoặc tốt hơn) (19) .

Viện Quốc gia về Điếc và rối loạn giao tiếp khác của Hoa Kỳ (NIDCD) cũng cho
biết khi PTA tăng, khả năng nghe sẽ giảm. Một người có mức PTA từ 25 dB trở xuống
là bình thường và ngược lại, người có mức PTA lớn hơn 25 dB là giảm thính lực (20) .
Bảng 1.1 Phân loại mức độ giảm thính lực theo ASHA (21)
Mức độ

Phạm vi sức nghe (dB)


Bình thường

-10 đến 15

Rất nhẹ

16 đến 25

Nhẹ

26 đến 40


5

Mức độ

Phạm vi sức nghe (dB)

Trung bình

41 đến 55

Trung bình nặng

56 đến 70

Nặng

71 đến 90


Trầm trọng

91 trở lên

1.1.3. Giảm thính lực nghề nghiệp
Người lao động làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao với cường độ từ 85dBA
trở lên mà không dùng các dụng cụ, thiết bị bảo vệ tai, làm việc lâu dài trên 3 tháng và
hàng ngày đều phơi nhiễm với tiếng ồn này trong suốt 8h làm việc sẽ dẫn đến nguy cơ

H
P

GTLNN. Nếu phơi nhiễm với thời gian nhiều hơn, sau khoảng 7-10 năm thì sẽ dẫn đến
nguy cơ ĐNN (22) .

Giảm thính lực nghề nghiệp hay ĐNN là một bệnh do tiếng ồn có cường độ cao
trên mức gây hại của môi trường lao động, tác động như một vi chấn thương âm, trong
một thời gian dài, gây tổn thương không phục hồi ở cơ quan Corti tai trong (1) .

U

1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe

Tiếng ồn gây nhiều tác hại lên cơ thể như rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá
của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh ở hệ thần kinh với các

H

yếu tố tác hại nghề nghiệp khác.


Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol - là những chất tham gia
vào q trình điều hịa và kiểm soát các hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch.
Vì vậy tiếng ồn khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người
ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.
Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu âm lượng trên 50 dB vào ban đêm cũng
có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol. Tiếng
ồn tác động đến cơ thể qua hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm) và hệ nội tiết
(tuyến yên và tuyến thượng thận). Những tác động này kéo dài gây nên các nguy cơ như
huyết áp tăng, mỡ máu tăng, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim, tăng lượng đường


6
trong máu, ảnh hưởng các yếu tố đông máu. Từ đó gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh tim
thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn là đột quị. Tiếng ồn còn làm cho mất ngủ, suy
sụp tinh thần và thường bị căng thẳng thần kinh. Mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý dễ cáu
gắt, bực bội, trí nhớ giảm, giảm khả năng tập trung chú ý, mệt mỏi, năng suất chất lượng
công việc, học tập giảm sút, mất thăng bằng, dễ té ngã, lái xe khơng an tồn. Việc mất
ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu
cơ tim cao; nguy cơ béo phì, đái tháo đường… Tiếp xúc tiếng ồn cao và liên tục trong
quá trình làm việc có thể gây GTLNN và dẫn đến bệnh ĐNN (23) .
Tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe lớn thứ 2 sau bụi. Tiếng ồn tác

H
P

động lên con người ở 3 khía cạnh:

- Che lấp âm thanh cần nghe làm suy giảm phản xạ tự nhiên của con người với
âm thanh.


- Gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây ra bệnh tim mạch.
- Tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí và bệnh điếc khơng

U

thể phục hồi.

Nếu sống trong mơi trường có tiếng ồn q lớn thì khơng chỉ gây tâm thần mà
còn gây tổn thương đối với phần tai trong, dây thần kinh thính giác bị teo lại… Với trẻ

H

em, tiếng ồn có thể khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học từ ngữ ngay từ
những năm đầu đời (24) .

Gần đây, một nghiên cứu mới của NIOSH, có tiêu đề “ Tình trạng tim mạch, khó
khăn về thính giác và tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp trong các ngành và nghề nghiệp
của Hoa Kỳ ” đã cho thấy tình trạng tăng huyết áp và Cholesterol cao có liên quan với
tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc (25) .
Theo một nghiêm cứu của tác giả Omar Hahad và cộng sự về vấn đề ảnh hưởng
tim mạch của tiếng ồn đã chỉ ra rằng tiếng ồn do giao thơng có mối liên quan với tỷ lệ
mắc và tử vong do tim mạch cao. Cụ thể từ mức ồn 50dBA, cứ tăng mỗi 10 dBA thì tỷ
lệ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng 8% (26) .


7
Bộ Môi trường Mỹ (EPA) đã đưa ra cảnh báo mọi người khơng nên tiếp xúc với
mơi trường có độ ồn lớn hơn 70 dBA trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục để hạn chế
bệnh điếc. Ngoài ra, nếu làm việc liên tục trong mơi trường có độ ồn trên 55 dBA (ngoài

trời) và 45 dBA (trong nhà) trong thời gian dài liên tục cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức
nghe (27) .
Bộ Môi trường Đức (GFEA) cũng đã hoàn thành nhiều nghiên cứu và phát hiện
thấy mối nguy hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ, như giảm thính lực, làm tăng stress,
tăng huyết áp... Cũng theo GFEA, ngồi tiếng ồn cơng nghiệp, thì tiếng ồn về âm nhạc,
như nhạc rock, nhạc disco, hoặc các loại nhạc phát ra từ thiết bị giải trí cá nhân cũng

H
P

tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những hiện tượng thường thấy là ù tai và dần dẫn đến
mất sức nghe và thực tế có người cịn rất trẻ nhưng do nghe nhạc ở độ ồn lớn và quá lâu
nên đã bị điếc (27) .

1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong mơi trường lao động:

Mỗi nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc các quy

U

định bắt buộc thi hành hay khuyến khích thi hành.

Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (OSHA) đã đưa ra mức
giới hạn phơi nhiễm tiếng ồn cho phép trong tiêu chuẩn tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp

H

(29 CFR1910.95) là 90 dBA trong thời gian tiếp xúc trung bình là 8 giờ/ngày và cứ mỗi
khi tăng thêm 5 dBA thì thời gian tiếp xúc tiếng ồn sẽ giảm phân nữa (tương đương 95
dBA với 4 giờ/ngày…) (28) .


Năm 1972, Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (NIOSH)
đã đưa ra giới hạn phơi nhiễm tiếng ồn là 85 dBA trong thời gian tiếp xúc trung bình là
8 giờ/ngày và cứ mỗi khi tăng thêm 5 dBA thì thời gian tiếp xúc tiếng ồn sẽ giảm phân
nữa (tương đương 90 dBA với 4 giờ/ngày…). Đến năm 1998 các tiêu chí này đã được
chỉnh sửa lại, vẫn giữ mức giới hạn phơi nhiễm tiếng ồn là 85 dBA trong thời gian tiếp
xúc trung bình là 8 giờ/ngày nhưng cứ mỗi khi tăng thêm 3 dBA thì thời gian tiếp xúc
tiếng ồn giảm phân nữa (tương đương 88 dBA với 4 giờ/ngày…) (29) .


8
Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số
24:2016/BYT được ban hành kèm Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của
Bộ Y Tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho
phép tiếng ồn tai nơi làm việc. Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng
ồn tại nơi làm việc và áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá
nhân, tổ chức thực hiện quan trắc mơi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt
động gây ra tiếng ồn tại nơi làm việc tác động đến thính lực NLĐ, quy chuẩn này khơng
áp dụng cho người làm việc sử dụng tai nghe (30) .
Mức độ ồn cho phép tại vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương

H
P

đương tại mọi vi trí làm việc, đo theo đặc tính thang A. Thang A được lập ra để nhấn
mạnh vào những tần số mà tai người nhạy cảm nhất, cũng để giảm thiểu tác động của
những âm thanh có tần số rất thấp hoặc rất cao. Mức áp suất âm liên tục tại nơi làm viêc
không vượt quá 85 dBA đối với NLĐ làm việc, tiếp xúc tiếng ồn trong thời gian 8 giờ.
Thời gian tiếp xúc tiếng ồn giảm phân nữa khi mức áp suất âm tăng thêm 3 dBA và mức


U

áp suất âm cực đại không vươt quá 115 dBA trong mọi thời điểm khi làm việc.
Bảng 1.2 Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất
âm tương đương (LAeq) - dBA

8 giờ

85

H
4 giờ

88

2 giờ

91

1 giờ

94

30 phút

97


15 phút

100

7 phút

103

3 phút

106

2 phút

109

1 phút

112


9

30 giây

115

Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo
mức áp suất âm theo tần số cho phép tại các vị trí làm việc, cụ thể như sau:
Bảng 1.3 Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc tai


Vị trí lao động

Mức áp
suất âm
chung hoặc
tương
đương
khơng q
(dBA)

1. Tại vị trí làm
việc, lao động, sản
xuất trực tiếp

85

2. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
không có thơng tin
bằng điện thoại,
các phịng thí
nghiệm,
thực
nghiệm, các phịng
thiết bị máy có
nguồn ồn.

80


3. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
có thơng tin bằng
điện thoại, phịng
điều phối, phịng
lắp máy chính xác,
đánh máy chữ.
4. Các phịng chức
năng, hành chính,
kế tốn, kế hoạch.

Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số
trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)

63

125 250 500 1000 2000 4000 8000

99

92

U

H
P
86

83


80

78

76

74

82

78

75

73

71

70

94

87

70

87

79


72

68

65

63

61

59

65

83

74

68

63

60

57

55

54


H


10

Vị trí lao động

Mức áp
suất âm
chung hoặc
tương
đương
khơng q
(dBA)

Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số
trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)

63

125 250 500 1000 2000 4000 8000

5. Các phịng lao
động trí óc, nghiên
cứu thiết kế, thống
kê, lập chương
trình máy tính,
55
75 66 59 54
50

47
45
43
phịng thí nghiệm
lý thuyết và xử lý
số
liệu
thực
nghiệm.
Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm

H
P

xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho NLĐ. Việc trang bị
các dụng cụ, thiết bị bảo vệ thính giác cho NLĐ phải đạt yêu cầu như ở bảng sau:

U

Bảng 1.4 Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực
Mức áp âm (dBA)

Hiệu suất giảm ồn của trang bị
bảo vệ thính lực (dBA)

<90

10-13

H


Từ 90 đến <95

14-17

Từ 95 đến <100

18-21

Từ 100 đến <105

22-25

Từ 105 đến <110

≥26

1.1.2. Giảm thính lực nghề nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm
Giảm thính lực nghề nghiệp hay ĐNN là GTL đối xứng hai bên tai: thông thường
là xấp xỉ đối xứng. Đặc điểm này giúp chẩn đoán phân biệt với GTL do chấn thương âm
như tiếng nổ dữ dội, thường gặp ở một bên hoặc hai bên nhưng không đối xứng rõ rệt.


11
Đường biểu diễn thính lực có dạng khuyết chữ V, đỉnh ở tần số 4000 Hz, khuyết
tăng theo thời gian tiếp xúc, là một dấu hiệu đặc trưng ở đầu thời kỳ bệnh.
Điếc nghề nghiệp là GTL do tổn thương ốc tai: đây là biểu hiện của GTL tiếp âm
do tổn thương tai trong. Do đó người ta thấy đường biểu diễn thính lực đường xương và
đường khí gần trùng nhau.

Điếc nghề nghiệp không hồi phục: ĐNN là do vi chấn thương âm, là trường hợp
bệnh lý, có tổn thương thực thể tập trung ở tổ chức thần kinh nên không hồi phục. Những
tế bào lông nhạy cảm nhất bị phá hủy, các tế bào thần kinh bị thối hóa.
Điếc nghề nghiệp không tự tiến triển: khi ngừng tiếp xúc tiếng ồn, ĐNN cũng

H
P

ngừng tiến triển. Tính chất này cho phép chẩn đốn phân biệt với tính chất của điếc tuổi
già là tiến triển không ngừng (1) .
1.1.2.2. Biểu hiện lâm sàng

Giảm thính lực nghề nghiệp hay ĐNN diễn biến rất chậm, hàng chục năm và
khơng có quy luật nhất định về thời gian. Diễn biến lâm sàng chia ra làm 4 giai đoạn:

U

- Giai đoạn mệt mỏi thính giác: Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần
đến vài tháng sau khi tiếp xúc tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở hai tai
như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến. Toàn

H

thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Đo thính lực sau ngày làm việc giảm rất
giới hạn ở tần số 4000Hz, khi nghỉ ngơi thì thính lực hồi phục hoàn toàn, tần số 4000Hz
hồi phục chậm nhất.

- Giai đoạn tiềm tàng: kéo dài hàng năm (5-7 năm). Người bệnh khơng biết vì
các triệu chứng chủ quan và tồn thân qua đi, tiếng nói to ở nơi ồn ào lại nghe được rõ
nét. Người bệnh chỉ thấy trở ngại khi nghe nhạc vì nghe kém ở tần số cao. Khuyết chữ

V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50-60 dB ở 4000Hz và có thể lan rộng đến các tần số 3000Hz
và 6000Hz. Ở giai đoạn này đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và sớm. Có
thể cho nghe tiếng tích tắc đồng hồ có cường độ 30-40 dB và tần số 3000 – 4000 Hz.
- Giai đoạn tiềm tàng gần điếc hoàn toàn (cận điếc): kéo dài 10-15 năm. Đường
biểu diễn thính lực âm có khuyết chữ V, nhưng các nhánh đã mở rộng ra tới cả tần số


12
2000Hz, 1000Hz, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (5-2000Hz) có thể mất 70dB ở 4000Hz.
Tần số 8000Hz cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và khơng nghe được
tiếng nói thầm.
- Giai đoạn điếc rõ rệt: giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân ù
tai thường xun, nói chuyện khó khăn. Do thính lực khuyết chữ V lan rộng tới cả tần
số 1000Hz, 500Hz và 250Hz (1) .
1.1.2.3. Biện pháp dự phịng
Trên thế giới có nhiều biện pháp phịng chống GTLNN. Theo NIOSH có thể chia
thành 8 biện pháp cơ bản gồm giám sát tiếp xúc tiếng ồn, kỹ thuật và kiểm sốt hành

H
P

chính, đánh giá thính lực học, sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác, giáo dục và động lực,
lưu giữ hồ sơ và đánh giá chương trình, kiểm tra chương trình phịng chống mất thính
giác (31).

Tại Việt Nam cũng có nhiều biện pháp phịng chống GTLNN có thể phân thành
các biện pháp như sau:

U


Biện pháp kỹ thuật: Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, hoặc
bọc kín các máy gây ồn nhiều. Giảm tiếng ồn bằng hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ.
Bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý.

H

Biện pháp phòng hộ cá nhân: sử dụng nút tai làm bằng sáp, bằng bông, cao su
xốp chất dẻo, kim loại hoặc chụp tai, mũ chụp. Bên cạnh đó có thể sắp xếp nghỉ ngắn
xen kẽ thời gian lao động: lao động một giờ nghỉ 15 phút, hay hai giờ nghỉ 30 phút. Tại
nơi lao động, cần bố trí các phịng n tĩnh để cơng nhân có thể nghỉ ngơi. Ðối với những
người mệt mỏi thính giác hay phải lao động ở nơi có tiếng ồn cường độ q cao, có thể
điều trị bằng bố trí nghỉ ngơi trong vài ngày hoặc vài tuần (1) . Môt số quy tắc cần biết
khi sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị bảo vệ tai (32) :
- Có thể phịng ngừa GTLNN và mất thính lực bằng cách đeo nút tai hoặc bịt tai.
NLĐ nên đeo thiết bị bảo vệ tai phù hợp với mình.
- Người quản lý có trách nhiệm cung cấp miễn phí thiết bị bảo vệ tai cho nhân
viên và phải thay thế khi chúng bị hỏng.


13
- Nên đeo liên tục ngay cả khi giao tiếp trong mơi trường có tiếng ồn. Khơng
nên đeo nếu tai bị chảy mủ.
Biện pháp y tế: Đo tiếng ồn định kỳ tại khu vực sản xuất để phát hiện kịp thời
những khu vực có mức độ tiếng ồn vượt quá TCCP của Bộ Y Tế. Tiến hành giáo dục
sức khỏe cho NLĐ, cán bộ, chủ doanh nghiệp về nguyên nhân GTLNN và các dấu hiệu
sớm của bệnh ĐNN để có biện pháp xử lý kịp thời. Xây dựng ý thức tự nguyện chấp
hành những quy định về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe
cho công nhân (1) .
Tóm lại khám sức khỏe, khám phát hiện BNN định kỳ là biện pháp tốt nhất nhằm


H
P

phát hiện sớm hiện tượng GTL. Đo tiếng ồn định kỳ tại khu vực sản xuất để phát hiện
kịp thời những khu vực có mức cường độ ồn vượt quá TCCP. Giáo dục sức khỏe cho
NLĐ, cán bộ, chủ doanh nghiệp về nguyên nhân bệnh ĐNN, tầm quan trọng của các biện
pháp phòng ngừa GTLNN cũng như các dấu hiệu sớm của bệnh ĐNN để có biện pháp
xử trí kịp thời. Xây dựng ý thức tự nguyện chấp hành những quy định về an toàn lao

U

động, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe.
1.3. Thực trạng giảm thính lực nghề nghiệp:
1.3.1. Thế giới:

H

Giảm thính lực nghề nghiệp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế
giới (33,34) . Kể từ thế kỷ thứ mười tám, đã có những báo cáo ghi nhận rằng những
người thợ khai thác đồng bị mất thính giác do tiếp xúc với tiếng ồn từ búa đập vào kim
loại (35,36) .

Theo ước tính có khoảng 1,3 tỷ người bị GTLNN (35) . Trên toàn thế giới, tiếp
xúc với tiếng ồn trong quá trình làm việc là nguyên nhân gây ra 16% các trường hợp làm
mất thính lực ở người lớn và con số này dao động từ 7-21% tùy theo từng vùng (33) .
Theo NIOSH, năm 1998 Hoa Kỳ có hơn 30 triệu cơng nhân phơi nhiễm với tiếng ồn cao
tại nơi làm việc. Tại Đức, có khoảng 4-5 triệu người tương đương 12-15% lực lượng lao
động được WHO xác định là phơi nhiễm với tiếng ồn cao (37) . Các con số này cho thấy
GTLNN không trực tiếp gây ra tử vong sớm nhưng dẫn đến những gánh nặng đáng kể.



14
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng NLĐ làm việc trong lĩnh vực xây dựng,
sản xuất, khai thác mỏ, nông nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải, các ngành cơng
nghiệp và qn nhân có nguy cơ mắc ĐNN cao nhất (38–40) . OSHA ước tính rằng 1/4
số NLĐ trong các ngành công nghiệp này thường xuyên phơi nhiễm tiếng ồn ở mức 90
đến 100 dB. Bên cạnh đó NIOSH cũng có nhiều cuộc khảo sát cho thấy 1/4 NLĐ trong
các nhà máy dệt, sản xuất dầu khí, than đá, gỗ và thực phẩm bị phơi nhiễm tiếng ồn ở
mức 90 dB hoặc cao hơn (41) .
Từ năm 2006 đến 2015 tác giả Sean M. Lawson MD (2019) đã tiến hành một
nghiên cứu trên 9389 công nhân khai thác mỏ và 1076 cơng nhân khai thác dầu khí cho

H
P

thấy tỷ lệ GTLNN của NLĐ trong ngành khai thác mỏ là 24% và tỷ lệ này ở nhóm NLĐ
trong ngành khai thác dầu khí là 14% (42) .

Đề khảo sát tỷ lệ GTL ở những NLĐ tiếp xúc với tiếng ồn trong các lĩnh vực
Nông, Lâm và Ngư nghiệp tác giả Elizabeth A. Masterson PhD (2018) đã tiến hành
nghiên cứu trên 17.299 NLĐ trong 3 lĩnh vực trên từ năm 2003 đến năm 2012. Kết quả

U

cho thấy nhiều ngành có tỷ lệ GTLNN là 15% và tỷ lệ GTLNN chung cho 3 lĩnh vực là
19%. Tỷ lệ GLTNN cao nhất ở ngành Chăm sóc và Thu hoạch lâm sản với 36% và 22%
với ngành khai thác gỗ (38) .

H


Tác giả Elizabeth A. Masterson PhD (2013) đã nghiên cứu về tỷ lệ GTL của NLĐ
trong một số ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ GTLNN ở NLĐ trong các
ngành nghề này là 18%. Khi so sánh với ngành chuyển phát và đưa tin thì tỷ lệ GTLNN
của ngành khai thác mỏ và chế biến gỗ cao hơn 1,65 lần; ngành kiến trúc có tỷ lệ GTLNN
cao hơn 1,52 lần (43) .

Một nghiên cứu khác của Phayong Thepaksorn (2019) cùng đồng nghiệp cho thấy
tỷ lệ GTLNN của công nhân cưa tại miền Nam Thái Lan là 22,8%, lao động nam có
nguy cơ GTLNN cao hơn lao động nữ 2,21 lần, người trên 25 tuổi có nguy cơ GTLNN
cao hơn từ 3,51 đến 12,42 lần so với người dưới 25 tuổi và cơng nhân cưa có nguy cơ
GTLNN cao gấp 3,07 lần so với nhân viên văn phòng (13) .


×