Tải bản đầy đủ (.pdf) (351 trang)

Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường y và xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình cử nhân y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.55 MB, 351 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGA

H
P

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CƠNG CỤ
HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

U

CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

H

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



NGUYỄN THỊ NGA

H
P

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Y VÀ XÂY DỰNG CƠNG CỤ
HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

U

H

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. KIM BẢO GIANG
2. PGS.TS. NGUYỄN THANH HÀ

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học YTCC Hà Nội

đã cho phép tôi được tham dự khố học Nghiên cứu sinh khóa 9 của Trường, tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi học tập và hồn thành luận án. Tơi xin chân
thành cám ơn các Thầy, Cô trường Đại học Y tế công cộng đã luôn quan tâm,
dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc trong thời
gian học tập tại trường, đã góp ý cho tơi những kiến thức vô cùng quý báu về

H
P

phương pháp và nội dung khoa học, giúp cho tơi hồn thiện luận án.
Đặc biệt, với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Kim
Bảo Giang, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà là những người trực tiếp hướng dẫn khoa
học đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại tri
thức quý báu thiết thực cho tôi, hỗ trợ tơi hồn thành luận án. Tơi xin chân thành
cảm ơn GS.TS Nguyễn Hữu Tú, GS.TS Bùi Thu Hà - những người đã hỗ trợ tôi

U

rất nhiều trong quá trình cơng tác và học nghiên cứu sinh. Xin cảm ơn các lãnh
đạo nơi tôi làm việc đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành luận
án này. Cảm ơn Ban quản lý dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế”

H

giai đoạn 2010-2015 của Bộ Y tế đã hỗ trợ kinh phí học tập cho tôi. Cảm ơn các
Hội đồng khoa học đã phản biện, góp ý giúp tơi hồn thành nội dung luận án. Tôi
luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên hết lịng của gia đình, chồng, con, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, cho tôi nghị lực để học tập và hoàn thành luận án này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự chỉ dẫn của Thầy, Cô, các nhà khoa học, các đồng

nghiệp và bạn bè thân thiết.
Hà Nội, 12 ngày 12 tháng năm 2017
Nguyễn Thị Nga


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số
trường y và xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử
nhân y tế cơng cộng” có sử dụng một phần số liệu trong đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu thực trạng hệ thống Đảm bảo chất lượng tại các trường đại
học y và đề xuất giải pháp” với sự cho phép của chủ nhiệm đề tài. Tôi xin
cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn
toàn trung thực, chính xác và ghi rõ nguồn gốc. Tơi xin hoàn toàn chịu trách

H
P

nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

H

U

Nguyễn Thị Nga



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ABET

APQN

AQAN

AUN

AUQA
BGDĐT
CACMS

Nội dung
Accreditation Board for Engineering and Technology – Hội
đồng Kiểm định ngành Công nghệ và Kỹ thuật
Asia-Pacific Quality Network – Mạng lưới chất lượng Châu Á –
Thái Bình Dương
Asean Quality Assurance Network – Mạng lưới ĐBCL khu vực
Đông Nam Á
Asean Universities Network – Mạng lưới các trường Đại học
Australian Universities Quality Agency – Cơ quan chất lượng
của các trường Đại học Úc
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Committee on the Accreditation of Canadian Medical Schools -


U

Ủy ban kiểm định các trường Y khoa Canada

CSVC

Cơ sở vật chất

CTCT&HSSV

H

CTĐT
ĐBCL
ĐBCLGD
ĐTĐH
ENQA

H
P

Đơng Nam Á.

Cơng tác chính trị và Học sinh sinh viên
Chương trình đào tạo
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng giáo dục
Đào tạo Đại học
European Association for Quality Assurance in Higher

Education – Hiệp hội ĐBCL trong giáo dục đại học châu Âu

GDĐH

Giáo dục Đại học

HCTH

Hành chính tổng hợp

HTQT

Hợp tác quốc tế

INQAAHE

International Network for Quality Assurance Agencies in


iv

Chữ viết tắt

Nội dung
Higher Education – Mạng lưới quốc tế các tổ chức Đảm bảo
chất lượng trong giáo dục đại học

KĐCL

Kiểm định chất lượng


KTKĐCLGD

Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

LCME

MUA

NAAC

Liaison Committee on Medical Education – Uỷ ban liên lạc về
giáo dục y học
The Ministry of University Affairs – Bộ Công tác Đại học Thái
Lan

H
P

National Assessment and Accreditation Council – Hội đồng
Kiểm định Quốc gia Ấn Độ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ


Office for National Educational Standards and Quality
ONESQA

U

Assessment – Cục tiêu chuẩn giáo dục và đánh giá chất lượng
quốc gia Thái lan.

QAA
TCCB
TCKT
TCYTTG
WFME
YTCC

Quality Assurance Agency for Higher Education – Tổ chức

H

Đảm bảo chất lượng giáo dục Anh quốc.
Tổ chức cán bộ

Tài chính kế tốn
Tổ chức Y tế thế giới
World Federation for Medical Education – Liên đoàn giáo dục
y khoa thế giới
Y tế công cộng

YHDP & YTCC Y học dự phịng và Y tế cơng cộng



v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1:

Đặc điểm chung của các tổ chức Đảm bảo chất lượng quốc gia ở
Đông Á và Thái Bình Dương. .......................................................... 10

Bảng 1-2:

Tổng hợp các tiêu chuẩn của một số tổ chức .................................... 24

Bảng 1-3:

Danh sách các trường trong nghiên cứu............................................ 39

Bảng 3-1:

Tên và năm thành lập đơn vị Đảm bảo chất lượng các trường ......... 55

Bảng 3-2:

Thông tin chung về các cán bộ của đơn vị Đảm bảo chất lượng ...... 56

Bảng 3-3:

Thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Đảm bảo chất

H

P

lượng tại các trường .......................................................................... 57
Bảng 3-4:

Các hoạt động đã thực hiện liên quan đến đánh giá chất lượng ....... 58

Bảng 3-5:

Các hoạt động theo dõi chất lượng đã được thực hiện tại các trường59

Bảng 3-6:

Các hoạt động về xây dựng biểu mẫu, công cụ đã thực hiện tại các
trường ................................................................................................ 60

Bảng 3-7:

Hiểu biết về vai trò của đơn vị Đảm bảo chất lượng trong Nhà trường.. 61

Bảng 3-8:

Hiểu biết về nhiệm vụ của đơn vị Đảm bảo chất lượng trong Nhà

U

trường ................................................................................................ 61
Bảng 3-9:

H


Kinh nghiệm tham gia các hoạt động Đảm bảo chất lươ ̣ng của cán
bộ đảm bảo chất lượng ...................................................................... 62

Bảng 3-10: Kinh nghiệm tham gia các hoạt động Tự đánh giá của cán bộ Đảm
bảo chất lượng ................................................................................... 63
Bảng 3-11: Các quy định về hoạt động tổ chức và quản lý cán bộ của các trường65
Bảng 3-12: Các công cụ quản lý hồ sơ sinh viên hiện đang sử dụng .................. 66
Bảng 3-13: Nhận định về sự đầy đủ của các loại văn bản ................................... 67
Bảng 3-14: Tình hình luân chuyển văn bản của các trường ................................ 68
Bảng 3-15: Thơng tin về cơ sở xây dựng chương trình đào tạo của các trường .. 69
Bảng 3-16: Các hoạt động Đảm bảo chất lượng trong Hợp tác quốc tế của các
trường ................................................................................................ 74


vi

Bảng 3-17: Tổng hợp nhận định của đối tượng được phỏng vấn về các minh
chứng gợi ý trong bản Hướng dẫn tự đánh giá (theo từng trường) ... 79
Bảng 3-18: Tổng hợp nhận định của đối tượng được phỏng vấn về các chỉ số gợi
ý trong bản Hướng dẫn tự đánh giá (theo từng trường) .................... 80
Bảng 3-19: Phiếu phản hồi môn học (trước khi đánh giá) ................................... 86
Bảng 3-20: Hệ số Cronbach Alpha của bộ câu hỏi .............................................. 87
Bảng 3-21: Các câu hỏi của phiếu phản hồi môn học (sau khi đánh giá) ............ 88
Bảng 3-22: Phiếu phản hồi thực hành (trước khi đánh giá) ................................. 89
Bảng 3-23: Hệ số Cronbach Alpha của bộ câu hỏi .............................................. 90

H
P


Bảng 3-24: Hệ số tải nhân tố của các câu hỏi ...................................................... 90
Bảng 3-25: Các câu hỏi của phiếu phản hồi thực hành (sau khi đánh giá) .......... 91
Bảng 3-26: Các câu hỏi của phiếu phản hồi Bài giảng lý thuyết (trước khi đánh
giá)..................................................................................................... 92
Bảng 3-27: Hệ số Cronbach Alpha của bộ câu hỏi .............................................. 92
Bảng 3-28: Hệ số tải nhân tố của các câu hỏi ...................................................... 93

U

Bảng 3-29: Các câu hỏi của phiếu phản hồi Bài giảng lý thuyết (sau khi đánh
giá)..................................................................................................... 94

H

Bảng 3-30: Các chủ đề của phiếu phản hồi cán bộ, nhân viên (trước khi đánh
giá)..................................................................................................... 95
Bảng 3-31: Hệ số Cronbach Alpha của bộ câu hỏi .............................................. 96
Bảng 3-32: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố.................................................... 97
Bảng 3-33: Các chủ đề của Phiếu phản hồi cán bộ, nhân viên (sau khi đánh giá) ...... 98

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3-1.

Tỷ lệ cán bộ được đào tạo, tập huấn và tham gia nghiên cứu về
Đảm bảo chất lượng ........................................................................ 64

Biểu đồ 3-2:

Hệ số tải nhân tố của các câu hỏi .................................................... 87



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1:

Mơ hình ĐBCL cấp chương trình của AUN ....................................... 18

Hình 1-2:

Mơ hình ĐBCL chương trình đào tạo theo CDIO .............................. 19

Hin
̀ h 1-3:

Mơ hình đánh giá chương trình của QAAC ........................................ 20

Hình 1-4:

Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................ 38

Hin
̀ h 2-1:

Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 42

H
P

H


U


viii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 4
1.2. Tổng quan đảm bảo chất lượng giáo dục trên Thế giới và ở Việt Nam ......... 6
1.2.1 Đảm bảo chất lượng giáo dục một số nước trên Thế giới........................ 6
1.2.2 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam ................................ 11
1.2.3 Các mạng lưới Đảm bảo chất lượng trên thế giới và khu vực ............... 13

H
P

1.2.4 Đảm bảo chất lượng giáo dục Y khoa trên Thế giới .............................. 15
1.3. Tổng quan về đánh giá chương trình đào tạo trên Thế giới và ở Việt Nam. 18
1.3.1 Mơ hình Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo .............................. 18
1.3.2 Đánh giá chương trình đào tạo trên thế giới .......................................... 21
1.3.3 Đánh giá chương trình đào tạo ở Việt Nam ........................................... 26

U

1.3.4 Đánh giá chương trình đào tạo Y khoa trên Thế giới và ở Việt Nam.... 28
1.4. Các công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo ....................................... 32
1.5. Xây dựng công cụ thu thập thông tin phản hồi phục vụ cho đánh giá ......... 33


H

1.5.1 Qui trình xây dựng công cụ thu thập thông tin ...................................... 33
1.5.2 Đánh giá công cụ thu thập thông tin ...................................................... 34
1.6. Một số nghiên cứu về đánh giá chương trình đào tạo .................................. 35
1.6.1 Nghiên cứu trong nước .......................................................................... 35
1.6.2 Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 37
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 38
1.8. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 41
2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu thực trạng ............................................................. 42
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 42
2.1.2 Thời gian, địa điểm ................................................................................ 42


ix

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 43
2.1.4 Cỡ mẫu, chọn mẫu ................................................................................. 43
2.1.5 Biến số - chỉ số nghiên cứu .................................................................... 43
2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 44
2.1.7 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 45
2.2. Giai đoạn 2: Xây dựng và đánh giá một số công cụ hỗ trợ đánh giá chương
trình đào tạo cử nhân y tế công cộng ........................................................... 45
2.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế cơng cộng .. 45
2.2.2 Xây dựng và đánh giá 04 phiếu phản hồi hỗ trợ cho đánh giá chương

H
P


trình đào tạo cử nhân y tế công cộng ..................................................... 48
2.3. Sai số và khống chế sai số ............................................................................ 53
2.4. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ..................................................................................................... 55
3.1. Thực trạng về hệ thống đảm bảo chất lượng của một số trường đại học Y có
đào tạo cử nhân Y tế cơng cộng ................................................................... 55

U

3.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị đảm bảo chất lượng .. 55
3.1.2 Thực trạng các hoạt động đảm bảo chất lượng đã triển khai ................. 58

H

3.1.3 Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ đơn vị Đảm bảo chất lượng về các
hoạt động Đảm bảo chất lượng.............................................................. 61
3.1.4 Đảm bảo chất lượng trong các mảng hoạt động của nhà trường ........... 64
3.2. Công cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng ...... 78
3.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá ........................................................................... 78
3.2.2 Xây dựng và đánh giá các phiếu phản hồi ............................................. 86
3.2.3 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của phiếu phản hồi mơn học ........... 86
3.2.4 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của phiếu phản hồi thực hành ......... 89
3.2.5 Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị phiếu phản hồi Bài giảng lý thuyết 92
3.2.6 Độ tin cậy và tính giá trị phiếu phản hồi của cán bộ, nhân viên về các
hoạt động của Nhà trường ..................................................................... 95


x


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................................. 99
4.1. Thực trạng về hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường Y có đào tạo
cử nhân Y tế cơng cộng................................................................................ 99
4.1.1 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong tổ chức, quản lý cán bộ, sinh
viên và hành chính ............................................................................... 100
4.1.2 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo đại học ...... 103
4.1.3 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong Nghiên cứu khoa học ......... 105
4.1.4 Các hoạt động Đảm bảo chất lượng trong Hợp tác quốc tế ................. 107

H
P

4.1.5 Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong quản lý tài chính ................ 110
4.2. Bộ cơng cụ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng .......... 112
4.2.1 Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế cơng cộng 112
4.2.2 Các phiếu phản hồi ............................................................................... 115

U

4.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................... 119
4.3.1 Nghiên cứu thực trạng .......................................................................... 119
4.3.2 Cơng cụ hỗ trợ đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng120

H

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 123
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................ 125
CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 126
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi mà việc xã hội hóa, tồn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục
được phát triển nhanh chóng và đặc biệt là việc tự chủ của các cơ sở giáo dục đại
học đang từng bước được áp dụng rộng rãi thì vấn đề đảm bảo chất lượng là vô
cùng cấp thiết. Đảm bảo chấ t lươ ̣ng là quá trình thường xuyên kiểm tra, giám sát,
bảo đảm, duy trì và cải thiện chất lượng [23]. Theo đinh
̣ nghiã của Tổ chức Giáo
du ̣c đa ̣i ho ̣c ở Anh đã đươ ̣c Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) chấ p nhâ ̣n, đảm bảo
chấ t lươ ̣ng là sử du ̣ng tấ t cả các hê ̣ thố ng, nguồ n lực và thông tin để duy trì và
nâng cao chấ t lươ ̣ng và chuẩ n mực trong da ̣y ho ̣c, nghiên cứu và khả năng ho ̣c tâ ̣p
của người học. Hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng thông thường bao gồ m hai phần:
Đảm bảo chất lượng bên trong và Đảm bảo chất lượng bên ngoài [125].

H
P

Đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động quan trọng và thường
xuyên trong các trường đại học, là “một quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp
các dữ liệu nhằm liên tục cải tiến chương trình đào tạo”[67], là “sự thu thập cẩn
thận các thông tin về một chương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương
trình để ra các quyết định cần thiết đối với chương trình” [103]. Ở nhiều nước trên

U


thế giới, đánh giá chương trình là một phần khơng thể thiếu trong q trình kiểm
định nhà trường và cơng nhận chương trình đào tạo. Ở Hoa Kỳ hay Canada, cùng
với kiểm định chất lượng nhà trường, hầu hết các chương trình đào tạo đều được

H

kiểm định để đảm bảo rằng nhà trường có thể đào tạo nguồn nhân lực có các kiến
thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức đáp ứng chuẩn nghề nghiệp do các hiệp hội
kiểm định nghề nghiệp đề ra và đáp ứng các yêu cầu của các ngành nghề trong xã
hội. Trong quá trình kiểm định chương trình, các hoạt động và tiến trình đánh giá
chương trình đóng vai trị quan trọng, cung cấp các bằng chứng cần thiết cho việc
kiểm định [48]. Liên đoàn giáo dục Y khoa thế giới (WFME) nhận định “đánh giá
chương trình giáo dục Y khoa” có vai trị rất quan trọng trong kiểm định giáo dục
Y khoa [121].
Ở Châu Âu, người ta thường chú trọng đến cơ chế kiể m đinh
̣ chấ t lươ ̣ng
cấp chương trình đào tạo, còn cơng việc đánh giá các cơ sở đào tạo dành cho cơ
quan nhà nước, tiêu biểu cho mơ hình này là ở Hà Lan [23]. Tại khu vực Đông
Nam Á, mạng lưới các trường đại học trong khu vực (AUN) cũng có bộ tiêu chuẩn


2
đánh giá chương trình riêng và bắt đầu thực hiện đánh giá chất lượng các chương
trình giáo dục từ năm 2007 [23].
Trong bố i cảnh chung về Đảm bảo chấ t lươ ̣ng Giáo du ̣c ở Viê ̣t Nam, hê ̣
thố ng Đảm bảo chấ t lươ ̣ng trong hầ u hế t các trường Đa ̣i ho ̣c Y vừa mới đươ ̣c hin
̀ h
thành. Hê ̣ thố ng này còn chưa đươ ̣c kiê ̣n toàn, nhân sự hiê ̣n còn thiế u về số lươ ̣ng,
yế u về chấ t lươ ̣ng la ̣i kiêm nhiê ̣m nhiề u; cơ sở vâ ̣t chấ t còn thiế u, chưa có nguồ n
kinh phí ổ n đinh

̣ dành cho hoa ̣t đô ̣ng này. Bô ̣ Y tế mới chỉ ban hành các tiêu chí
đánh giá chấ t lươṇ g và hướng dẫn thực hiê ̣n đánh giá chấ t lươ ̣ng ta ̣i các trường
Cao đẳ ng và Trung ho ̣c Y tế [13] và năm 2014 ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng [9]. Các tiêu chuẩ n đánh giá chấ t
lươ ̣ng Giáo du ̣c đă ̣c thù của ngành Y cho bâ ̣c đa ̣i ho ̣c còn chưa đươ ̣c xây dựng và

H
P

ban hành [21]. Trong khi đó, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y
tế đang là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập
khu vực và quốc tế là bắt buộc khi Chính phủ nước ta đã ký Thỏa thuận khung
cơng nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực Y tế.
Theo đó, các nước thành viên cam kết thực hiện, tiến tới cho phép cơng dân của

U

các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp được hành nghề Y ở các
nước thành viên. Vì vậy, nhu cầu chuẩn hóa hệ thống đào tạo, chuẩn hóa trình độ
đào tạo là hết sức cấp thiết. Hiện nay, đào tạo cử nhân y tế công cộng được thực

H

hiện tại một số trường đại học y như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y
Dược Thái Bình, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y - Đại học Tây
Nguyên, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Thăng Long,… với chỉ tiêu đào tạo hàng
năm từ 30 - 100 sinh viên. Riêng với trường Đại học Y tế cơng cộng có qui mơ
đào tạo hàng năm 170 sinh viên. Cho đến hết năm 2015, chưa có trường nào trong
cả nước tiến hành đánh giá chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng, hướng

dẫn đánh giá chương trình đào tạo này cũng chưa được xây dựng và phổ biến.

Hoạt động đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo cịn khá mới với các trường
nên việc xây dựng hướng dẫn đánh giá và công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá thực
sự cần thiết. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:


3

MỤC TIÊU:
1. Mô tả thực trạng hệ thống Đảm bảo chất lượng ở một số trường y có
đào tạo cử nhân y tế công cộng năm 2013.
2. Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá một số công cụ hỗ trợ đánh giá
chương trình đào tạo cử nhân y tế cơng cộng.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm

Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu
cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu
cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù
hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội [46].
Chất lượng giáo dục trường đại họclà sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề
ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp

H
P

với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và cả nước[11].

Kiể m đi ̣nh chấ t lượng giáo dục trường đại học là hoạt động đánh giá mức độ
đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do BGDĐT quy định đối với
từng trình độ đào tạo [4].

U

Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là hoạt động đánh giá và cơng
nhận mức độ chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [8].

H

Kiểm toán chất lượng là quá trình kiểm tra việc thực hiện các qui trình, các
hoạt động thực tế so với kế hoạch và mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra [112].
Tự đánh giá là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo
cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,

nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác làm cơ sở để trường tiến
hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn
đã quy định [4].
Tự đánh giá chương trình đào tạo là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét,
nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề


5
liên quan khác thuộc chương trình đào tạo để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh
các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [8].
Đánh giá ngồi là q trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia không
thuộc trường được đánh giá, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định mức độ trường đáp ứng các tiêu
chuẩn quy định [4].
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học là mức độ yêu cầu
và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục [11].

H
P

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo
dục đại học là mức độ yêu cầu về những nội dung và điều kiện mà chương trình
đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [46].
Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục
đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của
mỗi tiêu chuẩn [46].


U

Minh chứng là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định mức độ đạt
được của tiêu chí [8].

H

Chỉ số (cịn gọi là chỉ số thực hiện) là tập hợp các thông tin cụ thể và đáng tin
cậy, được đo đếm chính xác, được thiết kế nhằm phục vụ cho mục đích giải trình
với cơ quan bên ngồi về tình trạng nhà trường và những kết quả đạt được [38].
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn
đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong
cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào
tạo; bản mơ tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học;
phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học;
đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động
hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả
đầu ra [46].


6
Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể
bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được
sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở
vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học
thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó [46].
Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một
trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với
ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời

lượng đối với ngành học và mỗi học phần [8].

H
P

1.2. Tổng quan đảm bảo chất lượng giáo dục trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Đảm bảo chất lượng giáo dục một số nước trên Thế giới
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trên thế giới
như là một công cụ nhằm duy trì các chuẩn mực và cải thiện chất lượng. Tùy
thuộc vào văn hóa và tình hình kinh tế xã hội của mỗi nước mà ĐBCL được thực
hiện theo nhiều cách khác nhau và theo các cấp độ khác nhau [41].

U

Việc ĐBCL được nhận thức và thực hiện rất khác nhau giữa các quốc gia.
Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, ĐBCL là một qui trình đánh giá một cơ sở đào tạo hay một

H

chương trình nhằm xác định xem các tiêu chuẩn về giáo dục Đại học, học thuật
hay nguồn lực có đảm bảo khơng [72]. ĐBCL ở Úc lại bao gồm các chính sách,
thái độ, hành động và qui trình cần thiết. Ở Anh, ĐBCL là một công cụ mà qua
đó, cơ sở giáo dục đại học đảm bảo rằng các điều kiện dành cho người học đã đạt
tiêu chuẩn do nhà trường hay các cơ quan có thẩm quyền đề ra [72]. Các nước
như Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha tập trung vấn đề ĐBCL vào các chương
trình đào tạo, vì thế họ rất chú trọng vào đánh giá chương trình. Trong khi đó,
Pháp thực hiện cả đánh giá chương trình và cơ sở đào tạo [78].
Việc ĐBCL ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không giống nhau. Ở
Thái Lan, ĐBCL được thể hiện qua hệ thống kiểm tra chất lượng nhà trường, đánh
giá chất lượng bên ngồi và kiểm định cơng nhận [68]. Ở Indonesia, ĐBCL được xác

định thông qua kiểm tra nội bộ các chương trình học, các qui định của chính phủ, cơ


7
chế thị trường và kiểm định công nhận [113]. Hầu hết các cơ quan ĐBCL quốc gia ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều do Nhà nước thành lập, được Nhà nước cấp
kinh phí và chủ yếu là để thực hiện nhiệm vụ kiểm định [96].
Ở Hoa Kỳ
ĐBCL là một q trình được hoạch định có hệ thống dùng để đánh giá các
trường đại học hoặc đánh giá chương trình giáo dục nhằm xác định cơ sở giáo dục
đạt chuẩn. Các trường đại học ở Hoa Kỳ phần lớn kết hợp quá trình tự điều chỉnh
với hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định chuyên ngành (phi chính phủ)
và các hiệp hội kiểm định vùng. Các tổ chức kiểm định chuyên ngành sẽ kiểm

H
P

định chương trình, còn các hiệp hội kiểm định vùng chịu trách nhiệm kiểm định
các cơ sở đào tạo. Quá trình kiểm định của Hoa Kỳ đề cập đến đo lường các chỉ
số thực hiện, tự đánh giá và đánh giá ngoài [39], [74].

Tóm lại, hê ̣ thớ ng ĐBCL và KĐCL của Hoa Kỳ là hê ̣ thố ng tự chủ và phản
ảnh nề n văn hóa My.̃ Những đă ̣c trưng có thể thấ y ở KĐCL tại Hoa Kỳ là: Phi
chính phủ, trung thực và tự nguyê ̣n.

U

Ở Hà Lan

Ở Hà Lan, việc kiểm định chủ yếu tập trung vào kiểm định chương trình. Tất


H

cả các chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học đều phải được kiểm định
và được công nhận bởi Tổ chức kiểm định của Hà Lan và Flander (NVAO Accreditation Organisation of the Netherlands and Flanders). Các chương trình
được cơng nhận sẽ được liệt kê trong danh bạ của Trung tâm đăng ký các Chương
trình Giáo dục Đại học (CROHO - Central Register of Higher Education
Programmes). Những chương trình này mới được chính phủ hỗ trợ tài chính và
được kiểm định lại với chu kỳ 6 năm [85].
Ở Úc
ĐBCL ở Úc bao gồm các chính sách, thái độ, hành động và quy trình cần
thiết để đảm bảo rằng chất lượng đang được duy trì và nâng cao. Năm 2000, Cơ
quan chất lượng của các trường đại học Úc (AUQA - Australian Universities
Quality Agency) được thành lập nhằm kiểm tra các hoạt động chất lượng của các


8
trường đại học một cách độc lập. Đây là một đơn vị hoạt động như một cơ quan
quốc gia có tính độc lập nhằm giám sát, kiểm tốn và báo cáo về hoạt động ĐBCL
của các trường đại học Úc. Mục tiêu chính của AUQA là củng cố lịng tin của
công chúng và thị trường quốc tế về chất lượng của các trường đại học Úc. Từ khi
thành lập AUQA, cách tiếp cận cơ bản nhằm đánh giá chất lượng của các trường
đại học vẫn là hệ thống kiểm soát bên trong của các trường kết hợp với việc kiểm
toán ngồi. Thêm vào đó, có một cơ quan quốc gia riêng chịu trách nhiệm về việc
kiểm tốn độc lập ngồi các hệ thống bên trong của nhà trường. Việc kiểm tốn
ngồi bắt đầu từ năm 2001 [39].

H
P


Ở Anh

Tổ chức ĐBCLGD Anh quốc (Quality Assurance Agency for Higher
Education - QAA) [105] được thành lập năm 1997 để thực hiện thống nhất các quy
trình ĐBCL bên ngồi cho giáo dục đại học. QAA là một tổ chức độc lập, không
phụ thuộc vào Chính phủ và là tổ chức đại diện cho các trường đa ̣i ho ̣c và cao
đẳ ng trên toàn Vương Quốc Anh. QAA có các đă ̣c điể m: (i) Các trường đa ̣i ho ̣c và

U

cao đẳ ng chịu trách nhiệm quản lý các tiêu chuẩn học thuật và bằng cấp của mình.
QAA sẽ thẩm định xem các trường đã thực hiện trách nhiệm của mình đến đâu và

H

xem xét hiệu quả của các quá trình thực hiện; (ii) Các trường đa ̣i ho ̣c của Anh là
các đơn vị hồn tồn tự chủ và khơng do Nhà nước sở hữu hoặc quản lý, có tư
cách pháp nhân, có thể có các cơng ty bên trong và một số được quốc hội phê
chuẩn thành lập. Tính tự chủ của các trường đa ̣i học ở Anh khá cao so với các
trường đại học ở các nước khác; (iii) Các trường cao đẳ ng khơng có quyền cấp
bằng sẽ thực hiện mọi yêu cầu của trường đại học có quyền cấp bằng để đảm bảo
danh tiếng, tiêu chuẩn chương trình và bằng cấp của trường được cấp bằng. Kiểm
tốn cơ sở đào tạo là một quá trình dựa trên bằng chứng được thực hiện thông qua
đánh giá đồng cấp. Nó là một phần của Khung đảm bảo chất lượng được thiết lập
năm 2002 sau khi chính phủ Anh thay đổi cách tiếp cận đối với đảm bảo chất
lượng bên ngoài: lấy người học làm trung tâm [104].


9
Ở Thái Lan

ĐBCL được thực hiện qua hệ thống kiểm tra chất lượng nhà trường, kiểm
tốn chất lượng bên ngồi và kiểm định công nhận. Về cơ cấu tổ chức, hoạt động
ĐBCL được chia thành hai mảng độc lập nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau: ĐBCL
bên trong do Bộ Công tác Đại học (The Ministry of University Affairs - MUA)
quản lý, cịn ĐBCL bên ngồi do Cục tiêu chuẩn giáo dục và đánh giá chất lượng
quốc gia (Office for National Educational Standards and Quality Assessment ONESQA) quản lý [76]. Chức năng của Cục tiêu chuẩn giáo dục và đánh giá chất
lượng quốc gia bao gồm tham quan trường, cung cấp thông tin cho trường và Bộ

H
P

Công tác đại học, viết báo cáo đánh giá, giám sát chất lượng đào tạo của các
trường. Trong khi đó, chức năng của Bộ Công tác đại học là đẩy mạnh phong trào
chất lượng trong toàn quốc, cụ thể là tổ chức xây dựng hệ thống ĐBCL hoạt động
thường xuyên ở các trường, hỗ trợ các trường/khoa, nghiên cứu về ĐBCL quốc tế,
xã hội hố cơng tác ĐBCL, liên kết các trường - ONESQA - các tổ chức ĐBCL
quốc tế. Đồng thời, Bộ Công tác đại học ở Thái Lan yêu cầu các trường đại học

U

phải có một hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học và cung cấp cho các trường
đại học các hướng dẫn với các lĩnh vực chuyên môn mà các trường đại học phải

H

phát triển tại mỗi trường, bao gồm: sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch; giảng dạy và học
tập; các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên; nghiên cứu; dịch vụ giáo dục
phục vụ xã hội; giữ gìn văn hố và nghệ thuật; quản lý hành chính; ngân sách; đảm
bảo và nâng cao chất lượng. Hệ thống ĐBCL của từng trường đại học phải thường
xuyên cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn được yêu cầu [39], [76].

Hầu hết hệ thống ĐBCL của các trường đại học cơng lập ở Thái Lan dựa
trên mơ hình “Đầu vào - Quá trình - Đầu ra”, tập trung vào việc dạy và học. Trong
hệ thống ĐBCL của Thái Lan, trường đại học phải thành lập đơn vị ĐBCL, có
dẫn chứng bằng tài liệu, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống. Hệ thống
ĐBCL và đánh giá trường đại học ở Thái Lan bao gồm các đánh giá trong và đánh
giá ngoài. Các trường đại học chịu trách nhiệm với đánh giá trong, bao gồm việc
chuẩn bị tài liệu, bằng chứng, các trang bị cần thiết cho các cơ quan đánh giá


10
ngoài. Nhằm đảm bảo chất lượng hệ thống giáo dục bên trong mỗi trường đại học,
Thái Lan áp dụng các cơ chế kiểm tra và kiểm toán chất lượng. Theo Luật giáo
dục Thái Lan năm 1999 (sửa đổi 2002), tất cả các cơ sở giáo dục đại học phải thực
hiện đánh giá ngoài theo chu kỳ năm năm một lần và trường nào đạt được các tiêu
chí chất lượng sẽ được cấp giấy chứng nhận [76].
Bảng sau đây mô tả các đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc
gia ở Đơng Á và Thái Bình Dương [20].

Bảng 1-1: Đặc điểm chung của các tổ chức Đảm bảo chất lượng quốc gia ở
Đơng Á và Thái Bình Dương.

H
P

x

Hồng Kông
Ấn Độ
Indonesia
Nhật Bản


1990 x
1994 x
1994 x

JUAA
Hàn Quốc
NIAD
Malaysia
Mông Cổ
New Zealand
Philippines

1947
1982
2000
1996
2000
1994

x
x
xx
x

AACCUP 1987 x
PAASCU 1957
1999 x
Thailand


x

x
x
x

x
U
U
x

x
x
xx
x

x

x
x

x
x
x
x
x

U

x


x

U
x

x

x

x

x
x
x
x

x

x

x

x
x
x
x

x
x

x

U - Tình trạng độc lập chưa được khẳng định

x

Trong các đợt đánh giá
ngoài

x

của quốc tế
Tại cơ quan kiểm định

x

Khác

Đánh giá

x

x
x
x

x

kinh phí


x

x

x
x

ĐBCL

Kiểm tốn

Có đại diện của nhà
nước tham gia

x

Nguồn cấp Sự tham gia

Các trường đại học

x

H

Cấp tỉnh 2000

Tổ chức độc lập

Tổ chức các trường đại
học


U

2000 x

Loại hình

Nhà nước

Úc
Trung Quốc

Do nhà nước thành lập

Năm thành lập

Thành lập và điều hành

Kiểm định

.

x
x

x
x

x



11
Nhìn chung, thời gian hình thành phát triển tổ chức ĐBCL khá khác nhau ở
mỗi quốc gia, có nơi thành lập từ năm những năm 1940s, 1950s như Nhật Bản,
Philipines; nhiều nước thành lập vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 như
Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… với loại hình ĐBCL chủ yếu
là kiểm định. Nguồn kinh phí chủ yếu là từ chính phủ và từ các trường đại học.
1.2.2 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học có thể chia ra 2
giai đoạn khá rõ rệt [52]:
Giai đoạn trước 2002: Chất lượng đồng nghĩa với tuyển chọn khắt khe

H
P

đầu vào và đảm bảo nguồn lực

Giáo dục đại học Việt Nam cho đến giữa thập niên 1980 vẫn cơ bản là giáo
dục “tinh hoa”. Vì vậy, trong giai đoạn này vấn đề chất lượng giáo dục đại học hầu
như không được đặt ra, khi trọng tâm của quá trình đào tạo là sinh viên vốn đã
được xem là xuất sắc, được chọn lọc cẩn thận ngay từ đầu vào với tỷ lệ sàng lọc
khắt khe.

U

Thời kỳ này, ĐBCL được thực hiện bằng phương pháp “kiểm soát chất lượng”.
Năm 1986 đánh dấu sự bắt đầu của công cuộc đổi mới giáo dục đại học tại

H


Việt Nam. Từ đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổi mới giáo dục
đại học là tăng cường “khả năng cung ứng” của các cơ sở giáo dục, mở rộng tối đa
cơ hội tiếp cận cho người học. Để đạt mục tiêu này, trong vòng hai thập niên kể từ
năm 1986, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để đạt được mục tiêu nói trên và
kết quả là số lượng người học cũng như các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
đã tăng lên một cách đột biến[5], cụ thể: trong vòng 22 năm, từ năm 1987 đến
2009, số sinh viên tăng 13 lần, số trường đại học, cao đẳng tăng 3,7 lần nhưng số
giảng viên chỉ tăng 3 lần (Theo Báo cáo của Bộ giáo dục Đào tạo 2009).
Sự gia tăng về quy mô và số lượng địi hỏi phải có hai điều kiện cơ bản là sự
gia tăng tương ứng về nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất) đi kèm với năng lực
lãnh đạo và quản lý phù hợp với quy mơ mới để có thể duy trì - chứ chưa nói đến
việc cải thiện chất lượng của giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong vòng hai thập niên


12
đó, giáo dục đại học của Việt Nam chỉ chú trọng đến việc tăng cường nguồn lực
(chủ yếu thông qua học phí do người học đóng góp và kinh phí cấp từ ngân sách
nhà nước), mà chưa quan tâm đúng mức đến vai trò quan trọng của cơ chế và năng
lực lãnh đạo và quản lý của tồn hệ thống.
Chính vì quan điểm chưa phù hợp này mà sau ba thập niên đổi mới với tỷ lệ
ngân sách dành cho giáo dục tăng lên đều đặn, chất lượng giáo dục đã khơng
những khơng tăng lên mà cịn giảm sút. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống
giáo dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức

H
P

giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với
nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;

chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực
chất. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt cịn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu

U

quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật
chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

H

khăn (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng) [27]. Tình trạng này cho thấy việc cần
thiết phải áp dụng những phương pháp quản lý mới để đảm bảo và nâng cao chất
lượng giáo dục đại học.

Từ 2002 đến nay: Chất lượng nghĩa là đáp ứng tiêu chuẩn
Trước thực tiễn yêu cầu của đổi mới giáo dục và theo xu hướng thế giới, đầu
năm 2002, Bộ GDĐT đã thành lập Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo thuô ̣c Vụ
Đại học (nay là Vụ Giáo dục đại học). Năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục (Cục KTKĐCLGD) đã được thành lập theo Nghị định số
85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ [16]. Việc thành lập Cục
KTKĐCLGD đã đánh dấu một thời kỳ mới của sự phát triển hệ thống đảm bảo
chất lượng Giáo dục ở Việt Nam.


13
Cục KTKĐCLGD là đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành về công tác khảo thí và đánh giá chất lượng giáo dục trong

phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công về khảo thí và kiểm định chất lượng
giáo dục. Cục có nhiệm vụ giúp bộ trưởng chỉ đạo về việc đánh giá chất lượng
giáo dục; chủ trì đề xuất chủ trương và biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học và trung cấp chuyên nghiệp, đề xuất công nhận các cơ sở giáo dục và chương
trình đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục chỉ đạo
xây dựng hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cả nước.
Tương tự như nhiều nước khác, việc xây dựng một hệ thống Đảm bảo và

H
P

Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở cấp quốc gia có ý nghĩ hết sức quan
trọng trong việc duy trì các chuẩn mực và không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục đại học ở Việt Nam.

Đối với các trường đại học, đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng và hiệu
quả tương xứng với các điều kiện hiện có của nhà trường, đảm bảo sinh viên tốt
nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

U

Việc phát triển hệ thống Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học nói chung và
kiểm định chất lượng đại học nói riêng ở Việt Nam bao gồm các việc phát triển hệ

H

thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng đại học, xây
dựng mơ hình phát triển và triển khai thực hiện, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế, đây là
một cơng việc cịn non trẻ nên cần có những bước đi ban đầu thật vững chãi.
1.2.3 Các mạng lưới Đảm bảo chất lượng trên thế giới và khu vực

Các tổ chức Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trên toàn thế giới hợp tác bằng
cách phát triển một mạng lưới ở cả cấp độ khu vực lẫn quốc tế. Trong những năm
qua, nhiều cơ quan Đảm bảo chất lượng đã hình thành mạng lưới theo các khu vực
địa lý hoặc theo các đặc tính riêng như ĐBCL cho giáo dục đại học, về năng lực
ĐBCL: (1) Mạng lưới quốc tế các tổ chức Đảm bảo chất lượng trong giáo dục
đại học (International Network for Quality Assurance Agencies in Higher
Education - INQAAHE) được thành lập năm 1991 [87], hiện là ma ̣ng lưới của hơn
200 tổ chức ĐBCL giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới. Điể m nổ i bâ ̣t là các tổ


×