Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố nam định, tỉnh nam định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM THỊ TH HỒ

H
P

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN
LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM THỊ TH HỒ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG

H
P



QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

U

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Xuân Viết

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng chức năng, cùng các thầy giáo, cô giáo
bộ môn của Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành chương trình học.
Với lịng kính trọng và biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Giáo viên
hướng dẫn, người đã trực tiếp và tận tính dạy bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nam Định; Trung tâm Y tế thành
phố và và 25 trạm y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, đã tận tình giúp đỡ tơi trong


H
P

q trình học tập và thu thập số liệu để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Cám ơn các học viên lớp Thạc sỹ Quản lý bệnh viện khóa 12-1B đã đoàn kết cùng
nhau học tập trong suốt 2 năm học vừa qua.

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã ln
khích lệ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

U

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

H

Nam Định, ngày 27 tháng 4 năm 2022
Học viên

Phạm Thị Thuý Hoà


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4

1.1. Chuyển đổi số y tế ................................................................................................... 4
1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh ................................................... 7
1.3. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 15
1.4. Khung lý thuyết ..................................................................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 19

H
P

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 19
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 20

U

2.6. Các biến số và chủ đề nghiên cứu.......................................................................... 21
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 21
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................................... 22

H

2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ..................................................................... 22
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................................. 24
3.2. Thực trạng khám, chữa bệnh của các trạm y tế ..................................................... 25
3.3. Thực trạng sử dụng chức năng quản lý khám, chữa bệnh trong Hệ thống thông tin
tại các trạm y tế ............................................................................................................. 26
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin tại các trạm y

tế trên địa bàn TP. Nam Định ....................................................................................... 32
Chương 4.BÀN LUẬN................................................................................................ 43
4.1. Thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại các trạm
y tế trên địa bàn thành phố Nam Định năm 2021 ......................................................... 43


iii

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin tại các trạm y
tế trên địa bàn thành phố Nam Định năm 2021 ............................................................ 46
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................... 52
5.1. Thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh tại các trạm
y tế trên địa bàn thành phố Nam Định năm 2021 ......................................................... 52
5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh
tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Nam Định năm 2021 ..................................... 52
CHƯƠNG 6. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 54
6.1. Đối với Sở Y tế ...................................................................................................... 54
6.2. Đối với Trung tâm Y tế .......................................................................................... 54

H
P

6.3. Đối với trạm y tế .................................................................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 60
Phụ lục 1. Bảng biến số của nghiên cứu ....................................................................... 60
Phụ lục 2. Bảng trống thu thập thông tin về hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin
tại các trạm y tế ............................................................................................................ 66

U


Phụ lục 3. Bảng trống thu thập thông tin về số lượt khám, chữa bệnh trong 6 tháng đầu
năm 2021 tại 25 trạm y tế ............................................................................................. 67
Phụ lục 4. Hướng dẫn thảo luận nhóm Trạm trưởng Trạm y tế.................................... 68

H

Phụ lục 5. Hướng dẫn thảo luận nhóm nhân viên y tế sử dụng hệ thống quản lý thông tin
để quản lý khám, chữa bệnh tại trạm y tế ..................................................................... 70
Phụ lục 6. Hướng dẫn thảo luận nhóm nhân viên y tế phụ trách công nghệ thông tin tại
các trạm y tế .................................................................................................................. 72
Phụ lục 7. Phiếu phát vấn ............................................................................................. 74


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CĐHA:

Chẩn đốn hình ảnh


CLS:

Cận lâm sàng

CNTT:

Cơng nghệ thơng tin

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

KCB:

Khám chữa bệnh

HTTT:

Hệ thống thông tin

NVYT:

Nhân viên y tế

TYT:

Trạm Y tế

TTYT:


Trung tâm Y tế

XN:

Xét nghiệm

H

U

H
P


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2.

Số lượt khám, chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2021 tại các trạm y tế

Bảng 3.3.

Thực trạng sử dụng chức năng quản lý khám, chữa bệnh

Bảng 3.4.


Thực trạng về trang thiết bị công nghệ thông tin tại các trạm y tế

Bảng 3.5

Nhân lực công nghệ thông tin tại các trạm y tế

Bảng 3.6

Tần suất nhân viên y tế được đào tạo, tập huấn

H
P

H

U


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Sự sẵn sàng sử dụng của máy tính

Biểu đồ 3.2.

Đánh giá của nhân viên y tế về lợi ích của hệ thống thơng tin trong
quản lý khám, chữa bệnh


Biểu đồ 3.3.

Thái độ của nhân viên y tế về việc sử dụng hệ thống thông tin quản
lý khám chữa bệnh tại trạm y tế

Biểu đồ 3.4.

Thái độ của nhân viên y tế đối với thiết kế hệ thống thông tin quản lý
khám chữa bệnh tại trạm y tế

Biểu đồ 3.5.

Đánh giá của nhân viên y tế về nội dung đào tạo

H
P

H

U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý khám, chữa
bệnh tại các Trạm Y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm 2021”
được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng sử dụng hệ thống thông tin trong
quản lý khám chữa bệnh tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam

Định năm 2021 và (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng hệ thống thông
tin của Nhân viên y tế trong quản lý khám chữa bệnh tại các trạm y tế trên địa bàn thành
phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm 2021. Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng và định tính với đối tượng nghiêm cứu là 129 nhân viên y tế tại 25 trạm y tế
trên địa bàn thành phố Nam Định và toàn bộ báo cáo thống kê liên quan; tiến hành 03
cuộc thảo luận nhóm với 18 đối tượng nghiên cứu.

H
P

Kết quả nghiên cứu hệ thống thông tintrong quản lý khám, chữa bệnh đã được triển
khai tại các trạm y tế tuy nhiên còn hạn chế: Tất cả các trạm y tế đã có nhân viên y tế
kiêm nhiệm phụ trách cơng nghệ thơng tin tại trạm tuy nhiên trình độ cịn hạn chế, Hạ
tầng cơng nghệ thơng tin cơ bản để triển khai hệ thống thông tin quản lý khám, chữa
bệnh, tuy nhiên còn cũ và tốc độ xử lý chậm, chỉ 4/10 chức năng của hệ thống thông tin

U

quản lý khám, chữa bệnh được thường xuyên sử dụng trong đó các bác sĩ chỉ thường
xuyên sử dụng 2/10 chức năng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng hệ thống thông tin tại các trạm y

H

tế là các lớp tập huấn, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân viên y tế về tần suất
và nội dung; nhân viên y tế có thái độ tích cực nhưng chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích
của hệ thống. Về chính sách, chưa có bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ áp dụng
cơng nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin dành riêng cho các trạm y tế được
luật pháp hoá; Trung tâm Y tế, Trạm y tế chưa có Kế hoạch tăng cường ứng dụng và

chưa có kế hoạch giám sát thường quy và việc hỗ trợ từ các bên còn hạn chế và thụ
động.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, cụ thể: Đề xuất duy trì
các lớp đào tạo, tập huấn thường xuyên và theo chuyên đề chuyên sâu và xây dựng đầy
đủ các tài liệu hướng dẫn bằng video clip để nhân viên y tế dễ tiếp cận và sử dụng. Xây
dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại các trạm y tế. Nghiên cứu, ban hành cơ chế,
chính sách thu hút nhân lực có trình độ cơng nghệ thơng tin, khen thưởng; xây dựng tài


viii

liệu sử dụng từ góc độ người sử dụng; xây dựng quy trình chung về sử dụng cơng nghệ
thơng tin tại trạm y tế.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạng lưới Y tế cơ sở là nền tảng của hệ thống y tế quốc gia với nhiệm vụ cung
ứng các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến huyện và
xã; đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ tồn dân,
bảo đảm mọi người dân đều có thể sử dụng các dịch vụ dự phịng, nâng cao sức khoẻ,
điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng, hiệu quả cho người

dân đồng thời khơng phải đối mặt với các khó khăn về tài chính (Error! Hyperlink
reference not valid.). Để đạt được mục tiêu này, tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ

sở là một trong những nội dung quan trọng được đầu tư của ngành Y tế Việt Nam với
mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong cung ứng các dịch vụ khám, chữa

H
P

bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân tại tuyến huyện, xã (Error!
Hyperlink reference not valid., Error! Hyperlink reference not valid.). Cùng với xu

hướng chuyển đổi số ngành y tế, hệ thống thông tin y tế điện tử là giải pháp để cải
thiện những hạn chế, bất cập của việc sử dụng hồ sơ giấy và nâng cao hiệu quả quản
lý khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế (8).

U

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm Y tế là một trong
các giải pháp đồng bộ của Bộ Y tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới
y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế tuyến xã theo nguyên lý y học gia đình (Error!

H

Hyperlink reference not valid., Error! Hyperlink reference not valid., Error!
Hyperlink reference not valid.). Việc triển khai ứng dụng CNTT và các hệ thống quản

lý tại các TYT tuyến xã đã được triển khai từ những năm 2016, tuy nhiên thực trạng
qua nhiều năm triển khai, các TYT đang phải sử dụng nhiều phần mềm đơn lẻ, có thể
do nhiều nhà cung cấp khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng và liên thông,

kết nối dữ liệu. Đặc biệt trong công tác quản lý khám, chữa bệnh, các dữ liệu sức
khoẻ của người dân còn rời rạc, chưa được quản lý xuyên suốt quá trình từ khi sinh
ra đến khi mất đi gây khó khăn trong việc chăm sóc điều trị người dân hiệu quả. Bên
cạnh đó, các thông tin dữ liệu về sức khoẻ của người dân chưa đủ kết nối, liên thông
giữa các cơ sở khám, chữa bệnh dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân
và các cơ sở y tế .


2

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý đầy đủ và liên
tục thông tin sức khoẻ của người dân; hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cung cấp các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khi sử dụng một phần mềm duy nhất với đầy đủ các tính
năng nghiệp vụ, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020
quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường,
thị trấn để thống nhất triển khai. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai
về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh tại các
trạm y tế nói chung và thực trạng sử dụng hệ thống thông tin y tế của các Nhân viên
y tế tại trạm y tế nói riêng và hiệu quả của việc sử dụng Hệ thống thông tin trong việc
nâng cao hiệu suất công việc của Nhân viên y tế.

H
P

Tại tỉnh Nam Định, từ năm 2016, Sở Y tế tỉnh đã ban hành văn bản số
556/SYT-KHTH ngày 13/11/2021 về việc thực hiện Kế hoạch ứng dụng Công nghệ
thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế đối với các cơ
sở khám, chữa bệnh trong tỉnh. Theo báo cáo của Sở Y tế, 25/25 TYT trên địa bàn
thành phố đã sử dụng HTTT VNPT-HMIS do Tập đồn viễn thơng VNPT Nam Định


U

cung cấp quản lý KCB tại đơn vị và liên thông, gửi dữ liệu lên cổng Giám định BHXH
phục vụ thanh tốn chi phí KCB BHYT. Tuy nhiên, trình độ công nghệ thông tin của
các NVYT cũng như cơ sở hạ tầng cơ sở cịn hạn chế khiến cơng tác sử dụng Hệ

H

thống thông tin trong quản lý tại các trạm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Cho đến
nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện tại tỉnh và
thành phố Nam Định, do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử
dụng Hệ thống thông tin tại các Trạm Y tế trên địa bàn thành phố Nam Định,
tỉnh Nam Định năm 2021” với mong muốn nghiên cứu sẽ cung cấp được những
thông tin khách quan, khoa học góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng cơng nghệ
thơng tin tại các Trạm Y tế nói chung và trên địa bàn thành phố Nam Định nói riêng.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin trong quản lý khám chữa bệnh
tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công Hệ thống thông tin trong
quản lý khám chữa bệnh tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định năm 2021.

H
P

H


U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chuyển đổi số y tế
1.1.1. Chuyển đổi số y tế
Từ cuối thế kỷ 18, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với phát
minh của động cơ hơi nước và sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng cơng lần thứ 2 diễn
ra vào đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của điện lực và sản xuất hàng loạt. Giai đoạn
những năm 1970 với thiết bị điện tử, máy tính và internet cùng sản xuất tự động là
khởi đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (Error! Hyperlink reference not
valid.).

H
P

“Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hố, điện khí hoá và tự động hoá, là máy
thay lao động chân tay, và cuộc cách mạng lần thứ tư là thông minh hố, là máy thay
lao động trí óc.” Hiện tại, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu từ những
năm 2010 là một xu thế mới với nhiều đột phá và cộng hưởng của cơng nghệ số hố
đã thực hiện một nền sản xuất mới với chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện

U

và cốt lõi (Error! Hyperlink reference not valid.). Công nghệ số tiêu biểu và nhiều đột
phá trong thập niên vừa qua bao gồm điện toán đám mây cloud computing), Internet

vạn vật (Internet of things), công nghệ chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data)

H

và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt là AI) (Error! Hyperlink reference
not valid.).

Theo Giáo sư Hồ Tú Bảo, Công nghệ số là các công cụ điện tử, hệ thống, thiết
bị, HTTT và tài nguyên để tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu số”; “Chuyển đổi số là q
trình thay đổi tổng thể và tồn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách
làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số” (Error!
Hyperlink reference not valid.). Như vậy, Chuyển đổi số là ứng dụng hay công nghệ

số, cơng nghệ thơng tin một cách tổng thể và tồn diện trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống của các cá nhân và tổ chức, bao gồm cả lĩnh vực y tế. Hay nói cách khác,
chuyển đổi số Y tế chính là việc khai thác các ứng dụng cơng nghệ số, công nghệ
thông tin để thay đổi và cải thiện tích cực tồn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức
khoẻ, cụ thể:


5

+ Tác động đến cách thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ
của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, hướng đến cách thức lãnh đạo, quản lý cơng
việc và ra quyết định chính xác, kịp thời, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số.
+ Tác động trực tiếp đến việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ phương thức
truyền thống sang phương thức dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh
việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi.
+ Tác động tới cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và
người lao động trong ngành y tế, chuyển đổi phương thức làm việc từ mơi trường

truyền thống sang mơi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.
1.1.2. Chuyển đổi số trong ngành Y tế tại Việt Nam

H
P

Phát triển chăm sóc sức khoẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt
Nam và việc áp dụng các giải pháp y tế kỹ thuật số đang có nhiều ưu thế và cơ hội
phát triển. Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện và phát
triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe tồn diện cho người dân. Chính phủ và Bộ Y
tế đã xây dựng, hồn chỉnh các nội dung về thể chế, môi trường pháp lý triển khai

U

CNTT; hạ tầng nền tảng CNTT, Chính phủ điện tử; ứng dụng CNTT trong ngành Y
tế để từng bước chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức tồn tại trong quá trình chuyển đổi số y

H

tế ở Việt Nam. Người bệnh ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề trong q trình
chăm sóc sức khỏe từ khả năng tiếp cận dịch vụ, chất lượng, cho đến trải nghiệm
chăm sóc tổng thể. Năm 2018 tại Việt Nam, cứ 1.000 người thì có 2,9 giường bệnh
và 0,8 bác sĩ; ít hơn so với mức trung bình của OECD là 4,7 giường bệnh và 3,3 bác
sĩ; ngoài ra 65% dân số Việt Nam sống ở nơng thơn có xu hướng di chuyển đến thành
thị để được chăm sóc sức khoẻ; các bệnh viện công, nhất là các bệnh viện lớn tại các
thành phố lớn đều ghi nhận tình trạng quá tải (12).
Bên cạnh đó, Q trình số hóa tại các cơ sở KCB ở Việt Nam hiện nay còn rời
rạc, nhỏ lẻ và chủ yếu được thực hiện ở các bệnh viện công tuyến trung ương và các

bệnh viện tư nhân ở các đơ thị loại I. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở có
khả năng tài chính và kỹ thuật hạn chế và mức độ sẵn sàng chấp nhận ứng dụng y tế
số thấp hơn (13). Các dữ liệu về hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, thiết bị và dụng cụ y


6

tế, Hệ thống thơng tin khám chữa bệnh, phịng thí nghiệm cịn rời rạc, việc chia sẻ,
kết nối thơng tin cịn hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2021
phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” (Error! Hyperlink reference not valid.), trong đó, y tế là một trong 8 lĩnh vực
được ưu tiên chuyển đổi số giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã Bộ Y tế
đã ban hành Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 về Chương trình chuyển
đổi số y tế đến năm 2025, với tầm nhìn đến năm 2030 sẽ ứng dụng CNTT tổng thể
và toàn diện trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành Y tế, hình thành nền y tế
số với các nội dung về quản trị y tế thơng minh, phịng bệnh thơng minh và KCB

H
P

thơng minh. Các mục tiêu đến năm 2025 là: (1) Phát triển chính phủ số trong y tế,
duy trì phát triển xã hội trong y tế, (2) Duy trì các chỉ tiêu trong phịng và chăm sóc
sức khỏe và (3) chuyển đổi số trong khám chữa bệnh; mục tiêu đến năm 2030 sẽ tiếp
tục duy trì bền vững các mục tiêu đã đạt được đến năm 2025 và phấn đấu đạt các mục
tiêu về Chính phủ số trong y tế; Duy trì phát triển xã hội số trong y tế theo các chỉ

U

tiêu đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025 và Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa

bệnh. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Bộ Y tế đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm để triển khai, bao gồm:

H

- Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số;
- Phát triển chính phủ số trong ngành Y tế;
- Phát triển kinh tế số trong ngành y tế;
- Phát triển xã hội số trong ngành y tế;
- Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trong ngành y tế bao gồm Chuyển
đổi số trong bệnh viện và chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phịng
bệnh, góp phần thực hiện thành cơng chương trình sức khỏe Việt Nam bao gồm các
giải pháp phát triển, triển khai các hệ thống, ứng dụng, HTTT trong lĩnh vực y tế dự
phòng, hỗ trợ/cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh và quản lý trạm
Y tế xã đáp ứng các quy định tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý
trạm y tế xã, phường, thị trấn.


7

1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh
1.2.1. Trên thế giới
Với các thành tựu CNTT trong thời đại hiện nay, ứng dụng CNTT và truyền
thông trong y tế hay y tế điện tử đã được nghiên cứu, ứng dụng ngày càng nhiều tại
cả những nước phát triển và đang phát triển từ những năm 2000. Nhiều cuộc khảo
sát, nghiên cứu đã cơng nhận những đã đóng góp cải tiến rõ rệt của y tế điện tử trong
việc thực hiện các giải pháp nâng cao sức khỏe cộng đồng và chất lượng dịch vụ y tế
lấy người dân làm trung tâm đại, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ tồn dân, bảo


H
P

đảm mọi người dân đều có thể sử dụng các dịch vụ dự phòng, nâng cao sức khoẻ,
điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng, hiệu quả, đồng thời
khơng phải đối mặt với các khó khăn về tài chính (15, 16) (17).

Một trong các ứng dụng của công nghệ thông tin trong y tế nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về thông tin y tế chất lượng cao và quản lý các thơng tin đó là sử

U

dụng các hệ thống thông tin điện tử trong các cơ sở y tế. Tại nhiều cơ sở y tế đặc biệt
tại tuyến y tế cơ sở nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm
KCB, hệ thống thơng tin bệnh viện là sự kết hợp của nhiều phân hệ chức năng; hệ

H

thống quản lý thông tin này không chỉ là một chương trình riêng biệt, mà thường sẽ
tích hợp với các chương trình quản lý chăm sóc sức khỏe khác, trong đó quản lý
khám, chữa bệnh chỉ là một trong số các phân hệ của hệ thống, bên cạnh các chức
năng như hồ sơ khám chữa bệnh, quản lý tiêm chủng, quản trị nhân sự, tài chính,
trang thiêt bị để tạo thành một hệ thống, HTTT quản lý thơng tin duy nhất tại cơ sở
y tế đó (18).
Hầu hết các nghiên cứu trong vòng 10 năm trở lại đây đều mô tả thực trạng và
đánh giá mức độ sử dụng HTTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh thông qua HTTT quản
lý khám, chữa bệnh hay Hệ thống thông tin trong bệnh viện do sau nhiều năm triển
khai, việc sử dụng HTTT đã gắn liền với ứng dụng CNTT, không đơn thuần là sử
dụng các công cụ như máy tính, trang web, … để quản lý thơng tin, chia sẻ dữ liệu.



8

* Chức năng quản lý khám, chữa bệnh của Hệ thống thông tin quản lý y
tế
Theo báo cáo Viện Y học Hoa Kỳ về các chức năng chính của hệ thống thông
tin y tế năm 2003, các chức năng hệ thống thơng tin y tế được nhóm thành tám chức
năng cốt lõi sau (19):
• • Thơng tin và Dữ liệu về Sức khỏe: quản lý và cung cấp các dữ liệu quan
trọng cho người sử dụng để đưa ra quyết định, chẩn đoán lâm sàng, dị ứng thuốc, tiền
sử bệnh tật, … nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân.
• Quản lý kết quả: Tất cả các kết quả xét nghiệm hiện tại và lịch sử khám chữa

H
P

bệnh của người bệnh được số hoá để dễ tiếp cận, kịp thời và chính xác hơn; bao gồm:
các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, …

• Nhập/Quản lý các chỉ định: hỗ trợ hoàn thành các nhiệm vụ lâm sàng như đặt
hàng kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm trong phịng thí nghiệm, chẩn đốn hình ảnh
hoặc tư vấn giúp cải thiện quy trình làm việc và an tồn cho bệnh nhân;

U

• Hỗ trợ ra quyết định: hỗ trợ người dùng thực hiện các nhiệm vụ ra quyết định
lâm sàng như xác định chẩn đoán của bệnh nhân hoặc kê thuốc theo đơn bằng các
cảnh báo và nhắc nhở lâm sàng;

H


• Kết nối và chia sẻ dữ liệu: có thể kết nối, chia sẻ thông tin y tế với các cơ sở
dữ liệu, các hệ thống tích hợp trong và giữa các cơ sở y tế.
• Hỗ trợ bệnh nhân: các chức năng giúp bệnh nhân có thể truy cập và tham
khảo hồ sơ bệnh nhân của mình; truyền thơng, giáo dục sức khoẻ, khám chữa bệnh
từ xa.

• Quy trình quản trị: Truy cập vào các chức năng tiếp đón, sắp xếp giường
bệnh, nhập viện, xếp lịch thăm khám để hỗ trợ dịch vụ quản lý và bệnh nhân.
• Báo cáo: Kết xuất các báo cáo theo yêu cầu và quy định.
* Lợi ích của chức năng quản lý khám, chữa bệnh hệ thống quản lý thông
tin y tế
Ứng dụng CNTT trong y tế không chỉ đơn thuần chỉ là áp dụng công nghệ vào
y tế. Trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và KCB nói riêng,


9

ứng dụng của CNTT tập trung nhiều vào việc hỗ trợ các NVYT đưa ra các quyết định,
chỉ định lâm sàng phù hợp và tốt hơn; các cơ sở y tế nâng cao chất lượng KCB; người
dân có thể tự đánh giá và đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn về sức khỏe của mình
và quản lý KCB ngày càng đáp ứng được các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân và cộng đồng (20).
Bên cạnh đó, Lewis và cộng sự theo nghiên cứu năm 2012 cũng công nhận hệ
thống này đã hỗ trợ ra quyết định, cải thiện chi phí, nâng cao hiệu lực và hiệu quả
dịch vụ KCB cho người dân tại tuyến cơ sở bệnh nhằm giải quyết các thách thức
trong việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, giá cả hợp lý đồng thời người dân có
thể dễ dàng tiếp cận tại các nước có thu nhập thấp và trung bình (17, 21-23).

H

P

Tại Mỹ, một số cơ sở y tế được công nhận dẫn đầu về chất lượng KCB với
hiệu quả điều trị cao tại thành phố Salt Lake, Indianapolis và Boston đều có một hệ
thống thơng tin hỗ trợ cơng tác KCB cung cấp khả năng truy cập gần như ngay lập
tức vào cơ sở dữ liệu, bao gồm hầu hết tất cả các kết quả KCB của cả bệnh nhân nội
trú và ngoại trú, dữ liệu có tính tích hợp cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết

U

định lâm sàng, nâng cao chất lượng KCB (24).

* Sử dụng Hệ thống thông tin y tế trong quản lý khám, chữa bệnh
Các nghiên cứu khác nhau về việc sử dụng các hình thức hệ thống thơng tin y

H

tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã được triển khai dưới góc độ đánh giá của nhân
viên y tế về tỷ lệ sử dụng hệ thống, tỷ lệ sử dụng các chức năng cốt lõi của hệ thống
và mức độ hài lòng của NVYT khi sử dụng hệ thống.
Nghiên cứu của Hallvard Lærum và cộng sự (2004) đã xem xét việc sử dụng
các chức năng của hệ thống tại 19 bệnh viện khác nhau và chỉ ra có sự khác biệt giữa
nhóm bác sĩ, điều dưỡng và thư ký y khoa và mức độ sử dụng còn hạn chế khi chỉ có
2 trong số 7 chức năng được sử dụng thường xuyên: tra cứu thông tin sức khoẻ cụ thể
từ bệnh án/hồ sơ sức khỏe người bệnh, nhận các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng (25).
Một nghiên cứu tương tự khác được thực hiện ở Ả rập xê út (26) cũng chỉ ra
việc sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý khám chữa bệnh còn thấp; 54,9% bác
sĩ chưa bao giờ sử dụng nhiều hơn 1 trong tổng số 10 chức năng của hệ thống.



10

Để đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý khám, chữa
bệnh và sự hài lòng của người dùng tại năm bệnh viện ở Ethiopia, Binyam Tilahun
đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang vào năm 2015 về tỷ lệ sử dụng hệ thống của
toàn bộ NVYT nói chung và tần suất sử dụng các chức năng hệ thống giữa các nhóm
NVYT bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên và mức độ hài lòng của NVYT (27,
28). Kết quả cho thấy việc sử dụng hệ thống cịn thấp, chỉ 2 chức năng về tìm kiếm
thông tin người bệnh và tạo hồ sơ bệnh án của người bệnh được thường xuyên sử
dụng. Ngoài ra, NVYT thường chưa hồn tồn hài lịng với hệ thống yếu tố đào tạo,
hỗ trợ và kỹ thuật.
1.2.2. Tại Việt Nam

H
P

Hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã
Nghiên cứu vào năm 2020 của Shaaban (13) cho thấy các chính sách khuyến
khích chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ y tế trên thế giới ra đời nhằm thực hiện
ba mục đích chính: (1) trao quyền cho bệnh nhân, (2) nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh và (3) giảm chi phí tăng hiệu quả hoạt động. Các lĩnh vực đáng chú ý của chuyển

U

đổi số Việt Nam hiện nay bao gồm telehealth, telemedicine, hệ thống quản lý thông
tin, các thiết bị cá nhân và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data).
Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại y tế cơ sở, xây dựng

H


hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã thống nhất theo quyết định số 3532/QĐ-BYT
ngày 12/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế là một trong các thành tựu về ứng dụng
CNTT y tế nổi bật tại Việt Nam trong thời gian qua.
Việc triển khai ứng dụng CNTT và các hệ thống quản lý tại các TYT tuyến
xã đã được triển khai từ những năm 2016, tuy nhiên thực trạng qua nhiều năm triển
khai, các TYT đang phải sử dụng nhiều phần mềm đơn lẻ, có thể do nhiều nhà cung
cấp khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng và liên thông, kết nối dữ liệu.
Đặc biệt trong công tác quản lý khám, chữa bệnh, các dữ liệu sức khoẻ của người dân
còn rời rạc, chưa được quản lý xuyên suốt quá trình từ khi sinh ra đến khi mất đi gây
khó khăn trong việc chăm sóc điều trị người dân hiệu quả. Bên cạnh đó, các thơng tin
dữ liệu về sức khoẻ của người dân chưa đủ kết nối, liên thông giữa các cơ sở khám,
chữa bệnh dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân và các cơ sở y tế.


11

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý đầy đủ và liên
tục thông tin sức khoẻ của người dân; hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cung cấp các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khi sử dụng một phần mềm duy nhất với đầy đủ các tính
năng nghiệp vụ, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020
quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường,
thị trấn để thống nhất triển khai.
Theo đó, việc hệ thống thơng tin quản lý TYT tuyến xã được xây dựng và triển
khai theo nguyên tắc:
a) Xây dựng và triển khai Hệ thống phải có tính tổng thể, thống nhất. Các
thông tin được trao đổi và sử dụng lại ở các phân hệ khác nhau, tránh việc một thông

H
P


tin phải nhập nhiều lần;

b) Các phân hệ và chức năng quy định tại quyết định này là yêu cầu tối thiểu
trong Hệ thống thông tin quản lý Trạm Y tế xã, phường, thị trấn;

c) Thiết kế Hệ thống mang tính mở, các tài liệu phân tích, thiết kế phải đầy đủ,
chi tiết, thuận tiện cho việc bảo hành, bảo trì và nâng cấp. Giao diện người dùng cần

U

được thiết kế khoa học, hợp lý, tạo thuận lợi, dễ dàng cho người sử dụng.
d) Hệ thống phải tuân theo các tiêu chuẩn cơng nghệ thơng tin và an tồn thông
tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế ban hành;

H

đ) Bảo đảm kết nối, liên thông dữ liệu với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
của các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam
thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế (V20);
e) Hệ thống phải cập nhật đầy đủ các biểu mẫu, báo cáo thống kê mới theo quy
định của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng có liên quan.
Thực trạng sử dụng Hệ thống thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh
tại trạm y tế tuyến xã
Việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở khám, chữa bệnh đã được triển khai từ
sớm khi máy tính và mạng internet dần trở nên phổ biến. Tại các bệnh viện, việc ứng
dụng CNTT trong quản lý KCB đã được triển khai với HTTT quản lý thông tin bệnh
viện. HTTT quản lý này tại các bệnh viện bắt đầu với việc số hố các thơng tin cơ
bản phục vụ công tác quản lý KCB như nhân sự, thuốc, kinh phí, hồ sơ bệnh án, …



12

thông qua việc liên kết dữ liệu với các hệ thống LIS, HIS, RIS/PACS; từ đó phát
triển bệnh án điện tử hướng tới bệnh viện thông minh. Theo thống kê về công tác ứng
dụng CNTT trong quản lý KCB tại các bệnh viện vào năm 2014, có 70% các bệnh
viện tuyến huyện, tỉnh đã triển khai và đối với tuyến trung ương là 100% và đến năm
2020, tất cả các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý
bệnh viện (Error! Hyperlink reference not valid.).
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong quản lý KCB đã
được triển khai nghiên cứu chủ yếu tại các bệnh viện về triển khai bệnh án điện tử,
đánh giá mức độ ứng dụng CNTT theo Bộ tiêu chí do Bộ Y tế ban hành tại Thơng tư
54/2017/TT-BYT. Tuy nhiên đối với tuyến y tế cơ sở, cụ thể là tại các TYT, ứng dụng

H
P

CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh chưa được khắc hoạ rõ nét và chưa có nhiều
nghiên cứu được triển khai nhằm đưa ra thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý
KCB tại TYT và đặc biệt thực trạng về HTTT quản lý KCB tại trạm. Việc đánh giá
mức độ sử dụng HTTT và sử dụng thông tin HTTT quản lý khám, chữa bệnh tại
tuyến này cũng chưa có nghiên cứu được thực hiện. Bên cạnh đó, việc đánh giá mức

U

độ sử dụng HTTT nói chung và HTTT nói riêng tại các TYT tuyến xã chưa có bộ tiêu
chí hay quy định cụ thể có tính pháp lý để làm căn cứ đánh giá.

Trong thời gian đầu triển khai việc tin học hố cơng tác quản lý KCB, các TYT

H


sử dụng nhiều HTTT đơn lẻ của các đơn vị cung cấp khác nhau, công tác quản trị,
thống kê báo cáo nặng nề và cơ sở dữ liệu dân cư rời rạc, chưa được liên kết giữa các
cơ sở y tế, các HTTT và chưa xuyên suốt. Theo thống kê của Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh vào năm 2016, chỉ có 14/93 bệnh viện có HTTT quản lý bệnh viện với đầy đủ
10 chức năng, 10 bệnh viện chưa có HTTT. Đồng thời, 92% (294 TYT) trong tổng
số TYT trên địa bàn khơng có HTTT quản lý khám, chữa bệnh; HTTT, cơ sở dữ liệu
và định dạng dữ liệu không đồng nhất giữa các đơn vị (Error! Hyperlink reference
not valid.).

Năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành Đề án triển khai ứng dụng CNTT tại TYT xã,
phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020 (Error! Hyperlink reference not valid.), tạo
tiền đề cho việc xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý duy nhất tại TYT
xã, phường, thị trấn với các yêu cầu, quy định về hạ tầng kỹ thuật; nhân lực triển khai;


13

các chức năng của phần mềmkỹ thuật, phân hệ và chức năng được quy định Quyết
định số 3532/QĐ-BYT ngày 12 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế; ban hành
danh mục chuẩn định dạng dữ liệu kết nối liên thông y tế cơ sở với Nền tảng quản lý
thông tin y tế cơ sở V20 (Quyết định 198/QĐ-BYT ngày 13/01/2021) giúp các TYT
không bị quá tải về số lượng các HTTT đang triển khai và dễ dàng quản lý, khai thác
hiệu quả các dữ liệu phục vụ hoạt động của TYT (11, 25).
* Về hạ tầng và kỹ thuật cơng nghệ thơng tin
- Có đủ máy trạm và các thiết bị đi kèm với cấu hình phù hợp (đủ công suất,
hiệu năng, tốc độ xử lý truy xuất dữ liệu) đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động y
tế trên môi trường mạng;

H

P

- Hệ thống mạng (mạng viễn thông, mạng internet, mạng nội bộ, các kết nối
khác) được thiết kế, triển khai phù hợp, có băng thơng đáp ứng mục đích sử dụng đối
với các hoạt động y tế trên môi trường mạng;

- Các thiết bị khác (đầu đọc Barcode, Camera,…) theo yêu cầu của Hệ thống.
* Về nhân lực phụ trách CNTT

U

Đào tạo, bố trí tối thiểu 01 (một) cán bộ phụ trách có khả năng vận hành, duy
trì ổn định phần mềm và kết nối, triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin tại Trạm.

H

* Về các chức năng của hệ thống

Chức năng quản lý khám, chữa bệnh được quy định bao gồm:
- Lập phiếu đăng ký khám bệnh: Hệ thống cho phép ghi nhận thơng tin hành
chính của người bệnh (mã người bệnh, họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp,...);
- Quản lý người bệnh ngoại trú, lưu trú (nếu có): Quản lý thông tin từng lần
khám bệnh, gồm: ngày đăng ký khám, bác sỹ khám, từng loại bệnh, các biện pháp xử
lý, lập và in đơn thuốc;
- Quản lý đơn thuốc: Thông tin kê đơn thuốc theo quy định, tìm kiếm thơng
tin đơn thuốc, cập nhật thông tin đơn thuốc cho từng người bệnh, in đơn thuốc;
Khuyến khích có chức năng kiểm tra tương tác thuốc;
- Quản lý các dịch vụ y tế khác do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn cung cấp;
- Quản lý tình trạng của người bệnh, chuyển tuyến trên, liên thông cấp cứu trực



14

tuyến với tuyến trên, tử vong;
- Quản lý chi phí và in chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
- Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ
gia đình;
- Quản lý khám sức khỏe cộng đồng;
- Quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;
- Trích xuất tự động dữ liệu khám chữa bệnh thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT)
sang Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT của cơ quan Bảo
hiểm xã hội và Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe và các Hệ thống khác theo quy định
của Bộ Y tế;

H
P

- Ghi nhận và theo dõi dữ liệu kiểm tra hàng ngày của bệnh nhân mãn tính
(huyết áp, tiểu đường, gút, …);

- Khuyến khích kết nối với các thiết bị y tế (IoT) đo sinh hiệu và truyền dữ liệu
tự động;

- Khuyến khích cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dùng như đọc mã vạch trên

U

thẻ BHYT, thanh tốn điện tử, tích hợp thẻ thông minh, …


1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Hệ thống thông tin trong
quản lý khám, chữa bệnh

H

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thông tin bao gồm: yếu tố
nhân lực, yếu tố môi trường triển khai (8, 34).
Yếu tố con người: là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng
đến việc điều hành và triển khai hệ thông thơng tin quản lý ở mọi cấp, mọi hình thức.
Để triển khai có hiệu quả cần có số lượng nhân lực cần thiết, có trình độ CNTT thơng
tin cơ bản và được đào tạo, tập huấn bài bản. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm
(Error! Hyperlink reference not valid.) về hệ thống thông tin tiêm chủng tại các
TYT trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2017 và của Đỗ Thanh Tùng (Error! Hyperlink
reference not valid.) về HTTT quản lý KCB tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang nhận
thấy việc vận hành hệ thống khơng phụ thuộc và địi hỏi NVYT phải có trình độ
chun mơn cao như bác sĩ mà là yếu tố về trình độ về tin học và kỹ năng sử dụng
các HTTT. Đào tạo, giáo dục cũng được nhận định là một trong các yếu tố quan trọng


15

trong việc thúc đầy sử dụng và nâng cao hiệu quả triển khai hệ thống (35).
Ngoài ra, các yếu tố về thái độ, đánh giá của NVYT về lợi ích của việc triển
khai HTTT và mức độ tự tin khi sử dụng và mục đích sử dụng đều ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình sử dụng và hiệu suất của hệ thống (13, 8).
Các nghiên cứu chỉ ra ngay cả một hệ thống có cơng nghệ tốt cũng có thể bị
đào thải nếu người sử dụng khơng có thái độ tích cực với hệ thống. Theo nghiên cứu
của, việc triển khai một hệ thống thơng tin cịn hạn chế do các NVYT không sẵn sàng
tiếp tục sử dụng hệ thống. Mặc dù hầu hết NVYT đều nhận thức được lợi ích của hệ
thống có thể giảm tải gánh nặng của tài liệu giấy và hỗ trợ truy xuất thông tin sức

khoẻ của người dân nhanh chóng, thuận tiện; tuy nhiên NVYT cũng dễ thất vọng khi

H
P

hệ thống không đáp ứng được mong đợi của họ và khó tiếp cận (33).
Yếu tố mơi trường triển khai: Các yếu tố về chính sách, sự quan tâm, giám
sát của các nhà quản lý và kinh phí triển khai cũng có ảnh hưởng lớn tới việc triển
khai và mức độ sử dụng hệ thống .

Đối với việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ sở KCB, BYT đã ban

U

hành Thông tư số 54/TT-BYT với bộ tiêu chí đánh gía mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên bộ tiêu chí này chưa và khơng áp dụng được cho
cơ sở KCB cấp xã, phường.

H

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Dũng năm 2021 (Error! Hyperlink reference
not valid.) chỉ ra việc ứng dụng CNTT trong quản lý KCB tại bệnh viện được triển
khai thuận lợi có một phần rất lớn đóng góp của sự ủng hộ triển khai của cấp quản lý
từ UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh khi là một trong ba bệnh viện thuộc dự án
bệnh viện thông minh của tỉnh này. Đồng thời, sự đồng thuận trong việc chỉ đạo sát
sao của các lãnh đạo đơn vị thể hiện sự quyết tâm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số,
đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
1.3. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Trạm Y tế tuyến xã trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Thành phố Nam Định là trung tâm văn hố, chính trị, xã hội của tỉnh Nam

Định và được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh bào năm 2011 với tổng số
237.239 người dân đang cư trú và sinh sống tại 25 xã, phường (22 xã và 3 phường).


×