Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện phổi hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ VÂN

H
P

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ VÂN

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

H
P



CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI NĂM 2020

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HƯNG

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Chọn đề tài nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của
người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện phổi Hà Nội
năm 2020” là một lĩnh vực vơ cùng mới mẻ và đó là sự thử thách của tôi. Tuy nhiên
dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của 02 hướng dẫn khoa học cùng các thầy cô
giáo trong những lần xây dựng ý tưởng, bảo vệ đề cương luận văn, thông qua Hội
đồng đạo đức, bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã giúp cho tôi xây dựng được đề cương
luận văn, luận văn đạt yêu cầu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến họ, và đặc
biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Hưng và Ths Nguyễn
Thị Kim Ngân đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn giúp cho tơi thực hiện và hồn


H
P

thành luận văn của mình.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình tại Bệnh viện Phổi Hà
Nội, tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Ths Phạm Hữu Thường cũng như các bác
sĩ, điều dưỡng của phòng khám tư vấn hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính tại khoa Khám bệnh đã ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi thu thập được số liệu

U

nghiên cứu đạt hiệu quả.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng quản lý đào tạo sau đại học - Trường Đại
học Y tế công cộng đã luôn theo sát, nhắc nhở, cung cấp thông tin, hỗ trợ giúp cho

H

tơi thực hiện và hồn thành luận văn tốt nhất.
Đặc biệt hơn nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung
Ương PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, cũng như toàn thể đồng nghiệp khoa Vi sinh và
Labo lao chuẩn quốc gia đã ủng hộ và tạo điều kiện cho tơi tham gia khóa học thạc
sĩ Y tế công cộng này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, người thân đã ln ủng hộ, tạo
điều kiện và động viên tơi để tơi có thể học tập và hồn thành luận văn của mình.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khơng tránh những thiếu
sót, do vậy tơi rất mong nhận được các ý kiến đóng từ các thầy cơ giáo, bạn bè,
đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BMI

Chỉ số khối cơ thể

BHYT

Bảo hiểm y tế

CAT

Bộ câu hỏi đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD Assessment test)

CI

Khoảng tin cậy

CLCS

Chất lượng cuộc sống


CLCSLQSK

Chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

FEV1

Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên

H
P

(Forced Expiratory Volume in One Second)
FVC

Dung tích sống gắng sức (Force vital capacity)

GOLD

Sáng kiến tồn cầu cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

U


(Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)
HSBA

Hồ sơ bệnh án

HGĐ

Hộ gia đình

NNNB

Người nhà người bệnh

NB

Người bệnh

PVS

Phỏng vấn sâu

PVTT

Phỏng vấn trực tiếp

SD

Độ lệch chuẩn


SGRQ

Bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô hấp Saint George

H

(Saint George's Respiratory Questionnaire)
SGRQ-C

Bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô hấp Saint George dành
cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

TB

Trung bình

TGNC

Tham gia nghiên cứu


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
1.1.Các khái niệm dùng trong nghiên cứu ..................................................................4
1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..........................................................................4
1.1.2. Chất lượng cuộc sống .......................................................................................6
1.2.Chất lượng cuộc sống của người bệnh BPTNMT...............................................11

1.3.Những yếu tố liên quan với CLCS của người bệnh BPTNMT ...........................16
1.3.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ........................................................................26

H
P

1.4.Khung lý thuyết ...................................................................................................27
CHƯƠNG 2-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................29
2.1.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................29
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................29
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................29
2.4. Cỡ mẫu................................................................................................................29

U

2.5.Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................30
2.6.Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ...........................................................31

H

2.7.Các biến số nghiên cứu .......................................................................................33
2.8.Cách tính điểm chất lượng cuộc sống .................................................................34
2.9.Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................35
2.10.Đạo đức của nghiên cứu ....................................................................................35
CHƯƠNG 3 -KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................36
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................................37
3.2. Chất lượng cuộc sống đo lường bằng bộ công cụ SGRQ-C...............................41
3.3. Mối liên quan giữa CLCS với các yếu tố đặc điểm cá nhân, đặc điểm lâm sàng
và hỗ trợ từ phía gia đình, y tế, xã hội .....................................................................45
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN .....................................................................................53

4.1.Điểm chất lượng cuộc sống đo bằng cộ công cụ SGRQ-C .................................53


iv

4.2.Mối liên quan giữa CLCS với các đặc điểm cá nhân, đặc điểm lâm sàng và sự hỗ
trợ từ phía gia đình/y tế/ xã hội .................................................................................54
4.3.Phạm vi ứng dụng các kết quả nghiên cứu .........................................................68
4.4.Một số hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................72

H
P

H

U


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................37
Bảng 3.2. Một số đặc điểm cá nhân của người bệnh BPTNMT ...............................37
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh BPNTMT ........................................39
Bảng 3.4. Hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội, y tế cho người bệnh BPTNMT...............41
Bảng 3.5.Đặc điểm về tần xuất xuất hiện ho, có đờm, khó thở, khị khè .................41
Bảng 3.6.Một số đặc điểm khác của khó thở, khị khè, cảm giác khỏe khoắn .........41
Bảng 3.7.Các hoạt động làm người bệnh mệt và hết hơi ..........................................42

Bảng 3.8.Hoạt động bị ảnh hưởng khi mắc BPTNMT .............................................42

H
P

Bảng 3.9.Mức độ gây phiền phức của bệnh phổi cho người bệnh BPTNMT ..........43
Bảng 3.10.Tác động của các triệu chứng của BPTNMT ..........................................43
Bảng 3.11.Mức độ cản trở của BPTNMT tới người bệnh ........................................44
Bảng 3.12.Điểm CLCS của người bệnh BPTNMT ..................................................44
Bảng 3.13.Điểm CLCS của người bệnh BPTNMT theo tuổi, giới, nơi cư trú .........44

U

Bảng 3.14. Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới CLCS trong cấu phần
triệu chứng của người bệnh BPTNMT .....................................................................45
Bảng 3.15. Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới CLCS trong cấu phần

H

hoạt động của người bệnh BPTNMT ........................................................................47
Bảng 3.16. Mơ hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan tới CLCS trong
cấu phần tác động của người bệnh BPTNMT ...........................................................48
Bảng 3.17. Mơ hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan với CLCS chung
của người bệnh BPTNMT .........................................................................................51


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu chất lượng cuộc sống

(CLCS) và một số yếu tố liên quan của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2020.
Nghiên cứu cắt ngang phân tích, tích hợp định lượng và định tính, thực hiện
trên 234 người bệnh BPTNMT điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Phổi Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 02-05/2020 bằng bộ câu hỏi đánh giá
triệu chứng hô hấp Saint George dành cho người bệnh BPTNMT (SGRQ-C). Tất cả
các bệnh nhân khi tới khoa khám bệnh trong khoảng thời gian đó được khám và

H
P

chẩn đốn xác định là BPTNMT, đáp ứng tiêu chí chọn mẫu được mời tham gia
nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, tự điền bộ SGRQ-C và hồ sơ
bệnh án của họ cũng được tiếp cận. Nghiên cứu định tính sử dụng hình thức chọn
mẫu chủ đích và ngẫu nhiên hệ thống để thực hiện phỏng vấn sâu.
Kết quả nghiên cứu trên 234 người bệnh BPNTMT đưa ra điểm SGRQ-C

U

chung là 46,2±17,8 và theo ba cấu phần triệu chứng, hoạt động, tác động lần lượt là
50,7± 19,0; 46,6±16,8; 44,0±22,8. Bộ công cụ SGRQ-C được thiết kế thang điểm từ
0 đến 100 điểm, điểm càng cao thì chứng tỏ người bệnh càng bị tác động của bệnh

H

BPTNMT nên tình trạng sức khỏe càng kém hay CLCS càng thấp. Kết quả của
nghiên cứu đã cho thấy quần thể người bệnh có CLCS trung bình so với phát hiện
của các nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố có mối liên quan với CLCS và tác động

nhiều là trạng thái làm việc, tập thể dục, mức độ tắc nghẽn, số năm mắc bệnh
BPTNMT, tiền sử nhập viện điều trị bệnh BPTNMT, sử dụng liệu pháp oxi tại nhà,
có các triệu chứng của mũi, chăm sóc thể chất từ gia đình và được hỗ trợ tâm lý của
nhân viên y tế. Trong các yếu tố này thì có yếu tố nhận được chăm sóc thể chất từ
gia đình và trạng thái làm việc là có mối liên quan nghịch, nhóm người bệnh nhận
được chăm sóc thì có CLCS thấp hơn nhóm khơng nhận được chăm sóc, nhóm
người bệnh khơng đi làm có CLCS thấp hơn nhóm đang đi làm.
Từ các phát hiện, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao


vii

CLCS cho người bệnh BPTNMT tới người bệnh, người nhà người bệnh, bác sĩ điều
trị và bệnh viện Phổi Hà Nội cần có các giải pháp để người bệnh duy trì chế độ tập
thể dục phù hợp, có chế độ dinh dưỡng tốt để có BMI từ 18,5 kg/m2 trở lên, phòng
đợt cấp theo chỉ dẫn của thầy thuốc để hạn chế tối đa xuất hiện đợt cấp và phải nhập
viện điều trị. Phòng và tránh các tác nhân gây ra các triệu chứng của mũi, quan tâm
nhiều hơn đến những người bệnh mắc bệnh BPTNMT nhiều năm. Tuân thủ điều trị
tốt để mức độ tắc nghẽn của BPTNMT không nặng lên nhằm phòng tránh việc phải
sử dụng liệu pháp oxi tại nhà, kêu gọi các nguồn hỗ trợ kinh phí cho q trình điều
trị của người bệnh.

H
P

H

U



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh phổ biến, có thể
phịng và điều trị được, đặc trưng của bệnh là tình trạng giới hạn lưu thơng khí thở
ra dai dẳng, tiến triển nặng dần, và khơng hồi phục hồn tồn, liên quan đến q
trình viêm bất thường của phổi, phế quản với khí và các hạt độc hại (1)Cho tới nay
BPTNMT vẫn đang là một thách thức lớn trong phòng ngừa và điều trị (2), với tỷ lệ
mắc và tử vong ngày càng gia tăng khơng chỉ trên thế giới mà cịn tại Việt Nam.
Trên toàn thế giới từ năm 1990 đến 2010 tăng 126,2 triệu từ 40 tuổi (3). Tại Việt
Nam, điều tra dịch tễ tồn quốc (2010) cơng bố tỷ lệ mắc BPTNMT từ 40 tuổi là

H
P

4,2% (4), đến năm 2014 một nghiên cứu đưa ra tỷ lệ mắc BPTNMT của người
trưởng thành ở phía bắc (Hà Nội) là 7,1% (5). Tỷ lệ mắc BPTNMT có xu hướng gia
tăng do sự tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở
các nước phát triển (6). Tử vong do BPTNMT trên thế giới từ năm 1990 đến 2015
tăng 1,6% (7), năm 2016 là khoảng 3,1 triệu người, ước tính năm 2030 là 4,5 triệu

U

người (6). BPTNMT được dự đoán sẽ là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong trên
toàn thế giới (8).

BPTNMT làm suy giảm chức năng hô hấp, gây ảnh hưởng tới thể chất và

H


tinh thần của người bệnh, thiệt hại về kinh tế của bản thân và gia đình, cuối cùng
làm giảm CLCS của người bệnh. Hơn nữa, BPTNMT là bệnh phổ biến, chưa có
phương pháp điều trị khỏi hồn tồn nên ảnh hưởng của bệnh BPTNMT là vô cùng
lớn. Do vậy một trong những mục tiêu thiết yếu trong chăm sóc và điều trị cho
người bệnh mắc BPTNMT là giữ gìn và nâng cao CLCS. Đánh giá CLCS đo lường
ảnh hưởng ở các khía cạnh thể chất, tinh thần và xã hội của người bệnh bởi các yếu
tố về đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, nơi cư trú..), đặc điểm lâm sàng (giai đoạn
tắc nghẽn, số năm mắc bệnh, đợt cấp, bệnh đồng mắc…) và sự hỗ trợ từ gia đình, y
tế, xã hội cho người bệnh, từ đó giúp cho bác sĩ nhận định được tình trạng sức khỏe
chính xác giúp lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn, đưa ra
được các giải pháp nhằm nâng cao CLCS cho người bệnh.
Đánh giá CLCS của người bệnh BPTNMT đã từng được sử dụng thông qua


2

trên 20 bộ cơng cụ,trong đó bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô hấp Saint George
dành cho người bệnh BPTNMT (SGRQ-C) được đánh giá phù hợp nhất vì đánh giá
được tồn diện các khía cạnh của CLCS và định lượng sự thay đổi về tình trạng sức
khỏe của người bệnh BPTNMT trong quá trình điều trị, đã được xác nhận trong
nhiều nghiên cứu lâm sàng.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đánh giá CLCS và các yếu tố liên quan
của người bệnh BPTNMT, cịn tại Việt Nam thì chưa có nhiều, đặc biệt rất ít nghiên
cứu sử dụng bộ SGRQ/SGRQ-C. Tại Hà Nội chỉ có một nghiên cứu đánh giá đã
được thực hiện tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2017. Nghiên cứu “Chất lượng
cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều

H
P


trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2020” là thiết yếu để cung cấp các
thông tin cần thiết mang lại lợi ích khơng những cho người bệnh mà còn cho Bệnh
viện Phổi Hà Nội để mục đích cuối cùng là nâng cao CLCS cho người bệnh
BPTNMT.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm
2020.

H
P

H

U


4


1. CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.1.1.1. Khái niệm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hơ hấp phổ biến có thể
phịng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới
hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang
thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá,
thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ơ nhiễm khơng khí và khói chất đốt cũng là yếu

H
P

tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm
nặng thêm tình trạng bệnh (1, 9). BPTNMT là một bệnh mạn tính của phổi nhưng
kèm theo rối loạn toàn thân và bệnh lý phối hợp (10).

Trong danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh
và thanh toán bảo hiểm y tế, BPTNMT có mã J44 (11).

U

1.1.1.2. Triệu chứng BPTNMT

Ở giai đoạn sớm của BPTNMT hầu như người bệnh khơng có triệu chứng
lâm sàng kể cả các dấu hiệu trên Xquang phổi. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có

H


các triệu chứng điển hình như ho, khạc đờm, khó thở. Ho là triệu chứng đầu tiên,
có thể có kèm đờm, nếu đờm mủ là một trong các dấu hiệu báo hiệu đợt cấp (1).
Khó thở lúc đầu chỉ xuất hiện khi gắng sức, lâu dần theo thời gian thì khó thở cả
khi nghỉ ngơi và xuất hiện liên tục, nặng hơn khi nhiễm trùng đường hơ hấp. Khạc
đờm là dấu hiện có tính chất đặc trưng của BPTNMT (12). Tùy vào mức độ triệu
chứng cơ năng khác nhau, tùy vào từng bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau
như đau tức ngực, chán ăn, lo âu, sút cân, rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ, suy
giảm trí nhớ, rối loạn tình dục (13).

1.1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ
Những yếu tố có tính chất vật chủ như di truyền, tăng phản ứng đường thở hay
phát triển phổi khơng bình thường trong giai đoạn sơ sinh, còn nhỏ (9). Hen phế


5

quản cũng là yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến sự phát triển của BPTNMT (1, 12).
Những yếu tố có tính chất phơi nhiễm dẫn tới mắc BPTNMT như hút thuốc lá, tiếp
xúc với khơng khí ơ nhiễm hay các chất hóa học, khí, bụi nghề nghiệp. Ngồi ra
cịn một số yếu tố cũng góp phần phát triển BPTNMT như nhiễm trùng, dinh
dưỡng, tuổi, giới tính, vàình trạng kinh tế xã hội (12).

1.1.1.4. Chẩn đoán
Chẩn đoán BPTNMT dựa trên tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây
bệnh và khám lâm sàng gồm: (1) Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi; (2) Tiền sử
hút thuốc lá/lào (thường là 10 bao/năm trở lên), tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,
nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi… và tăng tính phản ứng đường thở; (3) Các

H
P


triệu chứng ho, khác đờm, khó thở đặc trưng của BPTNMT; (4) FEV1/FVC < 70%
sau test phục hồi phế quản, đây là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định (1).
2.

Theo GOLD 2018, mức độ tắc nghẽn đường thở được chia làm 04

giai đoạn tương ứng với các trị số FEV1 ở các khoảng sau (6):

Giai đoạn GOLD Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản

U

Giai đoạn 1

FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết

Giai đoạn 2
Giai đoạn 3

50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết

Giai đoạn 4

FEV1 < 30% trị số lý thuyết

H

1.1.1.6. Tình hình mắc BPTNMT trên thế giới và Việt Nam

Tỷ lệ mắc BPTNMT tăng theo thời gian. Năm 2010, ước tính trên tồn thế
giới có 384 triệu người từ 30 tuổi mắc BPTNMT chiếm 11,7% (tăng 156,7 triệu
người so với năm 1990), trong đó Đơng Nam Á là khu vực có tỷ lệ thấp nhất với
9,7%. Tính trên quần thể dân số từ 40 tuổi, số lượng người mắc BPTNMT trong
năm 1990 và 2010 lần lượt là 166,6 triệu người và 292,8 triệu người (3). Tỷ lệ
mắc BNPTNMT vẫn tiếp tục gia tăng do sự tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở các nước
đang phát triển và sự già hóa dân số ở các nước phát triển (6). Số lượng và tỷ lệ
mắc thực tế công bố từ các nghiên cứu dịch tễ rất khác nhau do khác nhau về độ
tuổi của quần thể nghiên cứu, đặc trưng theo vùng miền. Tại Tây Ban Nha, Marc


6

Miravitlles và cộng sự (2009), tỷ lệ lưu hành BPTNMT trong độ tuổi 40-80 là
10,2%(14). Theo Sarah và cộng sự (2014), nghiên cứu thực hiện tại 12 quốc thuộc
châu Âu, Á, và Mỹ đã đưa ra tỷ lệ hiện mắc BPTNMT dao động từ 7% đến 12%,
(15). Lym và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu tại 9 quốc gia Châu Á Thái
Bình Dương đã đưa ra tỷ lệ lưu hành BPTNMT là 6,2% (16). Tại Hà Lan, Natalie
Terzikhan (2015) đã công bốtỷ lệ mắc BPTNMT sau khi kết thúc nghiên cứu tăng
8,9% so với lúc bắt đầu triển khai là 4,7% (17). Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ
lực để xác định tỷ lệ mắc BPTNMT (18). Năm 2010, kết quả từ cuộc điều tra dịch
tễ BPTNMT toàn quốc đưa ra tỷ lệ mắc trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi là
4,2%, và có sự khác nhau về giới tính (nam: 7,1%; nữ: 1,9%,), và vùng miền

H
P

(miền Bắc: 5,7%, miền Trung: 4,6%, miền Nam: 1,9%) (4). Hoàng Thị Lâm và
cộng sự (2014) đưa ra tỷ lệ lưu hành BPTNMT của người trưởng thành ở phía bắc
7,1% (nam: 10,9%, nữ: 3,9%) (5). Một nghiên cứu tiến hành trên quần thể người

từ 40 tuổi không hút thuốc lá bởi Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2015) đã đưa ra
tỷ lệ mắc BPTNMT là 8,1%, ta có thể suy luận tỷ lệ mắc BPTNMT trên cộng

U

đồng chung còn cao hơn nhiều. Năm 2019, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra nhận định,
tỷ lệ người mắc BPTNMT vẫn có xu hướng gia tăng (19). Thực tế, tỷ lệ mắc
BPTNMT trên thế giới đặc biệt ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều do bỏ sót chưa

H

được chẩn đốn vì năng lực chẩn đốn chưa đáp ứng, nhiều trường hợp chẩn đốn
khơng được ghi nhận.

Gánh nặng của BPTNMT vẫn đang là một thách thức lớn trong phòng ngừa
và điều trị. Tỷ lệ tử vong trên tồn thế giới cũng có xu hướng gia tăng theo thời
gian: năm 2010 có khoảng 3 triệu người tử vong; từ năm 1990 đến năm 2015 tăng
1,6% (7), năm 2016 là khoảng 3,1 triệu người; ước tính năm 2030 và 2040 lần
lượt là 4,5 triệu người (6), và 6,7 triệu người và là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử
vong (8).
1.1.2. Chất lượng cuộc sống

1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuốc sống là một khái niệm rộng, được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, y học, triết học, tâm lý học... Thuật ngữ này bắt


7

đầu được sử dụng vào những năm 1920 (20). Trong y học, khái niệm CLCS đã bắt

đầu xuất hiện từ những năm 1960, được sử dụng phổ biến từ những năm 1970
(21-25). Trong giai đoạn này CLCS được đánh giá ở các khía cạnh hài lịng và
hạnh phúc (26, 27).
Theo thời gian, CLCS có nhiều hướng tiếp cận để đưa ra khái niệm. Điểm
chung của các khái niệm đã được đưa ra là vẫn đề cập về sự hài lòng và hạnh
phúc. Hörnquist JO (1982) tiếp cận từ đánh giá mức độ cần thiết và sự hài lòng về
thể chất, tâm lý, xã hội, hoạt động, vật chất và cấu trúc (28); Gotay (1992) tiếp
cận qua đánh giá thể hiện sự hạnh phúc và sự hài lòng; Paul W. Jones (1995) đo
lường tác động của bệnh tật đến cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc (29); CLCS

H
P

được đánh giá toàn diện hơn khi Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra vào năm 1997:
“CLCS là nhận thức của một cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối
cảnh văn hóa, và hệ thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những
mục tiêu những mong muốn, những chuẩn mực, và những mối quan tâm. Đó là
một khái niệm rộng, đa chiều phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức

U

khoẻ thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và
môi trường sống của mỗi cá nhân” (2, 30, 31). CLCS đã được đánh giá ở bốn khía
cạnh là sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi trường

H

sống. Chúng ta có thể nhận thấy khái niệm về sức khỏe là một trong những nguồn
gốc của khái niệm CLCS mà của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra vào năm 1947
(32). Sức khỏe là một trong các yếu tố khi đánh giá CLCS. Bowling (2005),

CLCS được tiếp cận từ nhu cầu, hạnh phúc và sự mong đợi của cá nhân (33).
Peasgood (2014) tiếp cận từ khía sự hài lòng, sự mong muốn và sự hài lòng của
cuộc sống (34).
Một phạm trù nhỏ hơn về CLCS thấy xuất hiện trong y văn là chất lượng
cuộc sống liên quan tới sức khỏe (CLCSLQSK). Cụm từ này bắt đầu xuất hiện
vào giữa những năm 1980 (21). Bài báo của tác giả Torrance, năm 1987 là một
trong số các bài báo đầu tiên đưa ra khái niệm CLCSLQSK. CLCS là một khái
niệm kết hợp tất cả các yếu tố mà tác động đến cá nhân, còn CLCSLQSK là liên
quan tới tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật (35). Trong thời kì đó, nhiều nhà


8

nghiên cứu đã đánh đồng 2 khái niệm và CLCS và CLCSLQSK như nhau (21).
Theo Carol (2005) CLCSLQSK cũng là một khái niệm đa chiều có liên quan đến
tác động của bệnh và phương pháp điều trị và kết hợp những lĩnh vực liên quan
tới thể chất, tinh thần và cảm xúc, và hoạt động xã hội (20, 36), là những khía
cạnh mà khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra. Milad (2016) khẳng định
CLCSLQSK không khác biệt hoàn toàn so với CLCS mà chỉ phù hợp hơn khi sử
dụng để tự đánh giá tình trạng sức khỏe (37).

1.1.1.2. Các bộ công cụ đánh giá CLCS cho người bệnh BPTNMT
a) Các bộ công cụ đánh giá CLCS của người BPTNMT
CLCS của người bệnh BPTNMT đã từng được đo lường bằng các bộ công cụ

H
P

khác nhau. Saskia và cộng sự (2013), đã thực hiện nghiên cứu hệ thống phân tích
từ 77 nghiên cứu có chất lượng liên quan tới đánh giá CLCS của người bệnh

BPTNMT đánh giá các bộ cơng cụ sử dụng trong chăm sóc và nghiên cứu để đo
lường CLCS của người bệnh BPTNMT đã tổng kết được là có 10 bộ cơng cụ sử
dụng đánh giá chung cho nhiều bệnh (SF-36, SF12, DartmCoop, SIP, NHP,

U

WHOQOLBREF, QWBSA, Hyland Scale, MYMOP, EQ-5D) và 13 bộ cộng cụ
được thiết kế sử dụng chuyên biệt cho BPTNMT (CRQ, SGRQ và SGRQ-C,
AQ20/30, AQ20/R, CAT, CCQ, MRF-28, SIR, LAS/VAS-8, VSRQ, RQLQ,

H

LCOPD, McGill COPDTrong các bộ câu hỏi chuyên biệt, hầu hết các công cụ
được thiết kế để người bệnh tự điền, chỉ có bộ VSRQ là phải phỏng vấn. Thời gian
cần để thu thập thông tin cho mỗi loại bộ cơng cụ ít nhất là từ 1-3 phút (AQ20/30,
AQ20/R, CAT, CCQ, LAS/VAS-8, VSRQ), nhiều nhất là 15-25 phút (CRQ) và
trung bình là 10-15 phút. Nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến cáo là nên sử dụng
các bộ công cụ chuyên biệt để đánh giá CLCS của người bệnh BPTNMT như
CAT, SGRQ (38). Bộ câu hỏi đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CAT được
thiết kế đơn giảngồm 8 câu hỏi, bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng,
mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0 -5, tổng điểm từ 0 -> 40 (1). Thang đo SGRQ
gồm 50 câu hỏi chia thành 3 phần triệu chứng, hoạt động và tác động. Khi so sánh
CAT và SGRQ thì thấy CAT được thiết kế ngắn gọn và dễ sử dụng (39), tuy nhiên
lại không đánh giá được triệu chứng khị khè và đặc biệt là khơng đánh giá được


9

tác động của các yếu tố cuộc sống hàng ngày như thang điểm SGRQ (38).
Cho tới nay kể từ sau khi bài báo của Sashia ban hành, vẫn có nhiều nghiên

cứu ở nhiều nước khác nhau trên thế giới so sánh các bộ công cụ khác nhau khi
đánh giá CLCS với các khía cạnh khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sử dụng
bộ công cụ SGRQ như Wacker (2016) (40), Hyun Lee (2017), (41), Ana Folch
(2018) (42). Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã khuyến cáo sử dụngcác bộ công cụ đánh giá
CLCS như CAT, SGRQ để sử dụng trong q trình chẩn đốn và điều trị
BPTNMT (1).. Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã đánh giá CLCS của người bệnh
BPTNMT bằng các bộ công cụ mà Bộ Y tế khuyến cáo như Thùy Linh (2011) với
CAT (43),Tố Trân (2014) (44), và Tuyết Nhung (2018) (45) với SGRQ, và Thanh

H
P

Hà (2019) với SGRQ-C (46).

Từ những tổng hợp trên cho thấy, trên thế giới cũng như Việt Nam, xu
hướng sử dụng bộ công cụ SGRQ đặc biệt là SGRQ-C để đánh giá CLCS của
người bệnh BPTNMT ngày càng nhiều và đã khẳng định sự phù hợp, tính giá trị
khi sử dụng. Bộ câu hỏi đã được cập nhật nhiều lần để phù hợp hơn.

U

b) Bộ công cụ chuyên biệt SGRQ-C

SGRQ-C là bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô hấp Saint George để đo
lường tình trạng suy giảm sức khỏe của BPTNMT được phát triển từ bộ SGRQ,

H

đã được đánh giá và khẳng định phù hợp năm 2007 bởi Makiko Meguro và cộng
sự (47). Cho đến nay, bộ công cụ này đã được cập nhật 3 lần so với phiên bản đầu

tiên năm 2005 (năm 2008, 2012 và 2016). .
SGRQ-C gồm 40 câu hỏi chia làm 3 khía cạnh là triệu chứng (7 câu hỏi),
hoạt động (13 câu hỏi) và tác động (20 câu hỏi) (48, 49). Khía cạnh triệu chứng đo
lường tần xuất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hơ hấp như ho, khó
thở, khị khè, khạc đờm hay cảm giác bị đè nặng, cảm giác dễ chịu. Khía cạnh
hoạt động đánh giá các hoạt động gây ra khó thở hoặc hạn chế thở cho người bệnh
như tắm rửa, thay quần áo, đi bộ, đi bộ lên cầu thang/đồi. Khía cạnh thứ 3 nói về
sự tác động là ảnh hưởng của bệnh làm cho người bệnh đau, mệt, khó thở khi nói
hoặc cúi khum, rối loạn giấc ngủ, dễ bị kiệt sức, cảm thấy ngượng ngùng xấu hổ
nơi cơng cộng, cảm giác khơng an tồn khi ra khỏi nhà hoặc tập thể dục, gây ảnh


10

hưởng tới người xung quanh và gây hạn chế các hoạt động hàng ngày. Các khía
cạnh đó được bao trùm trong khái niệm CLCS mà Jone-tác giả bộ công cụ này đã
đề cập năm 1995 đó là CLCS bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể
chất, trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội và niềm tin cá
nhân (29). Khi phân tích trong định nghĩa về CLCS của Tổ chức Y tế thế giới thì
cả ba khía cạnh này đều được bao hàm trong đó: sức khỏe thể chất thể hiện ở đau,
mệt, khó thở, kiệt sức, hay sự hạn chế các hoạt động thể chất… ; sức khỏe tâm lý
thể hiện ở cảm giác ngượng ngùng xấu hổ hay không an tồn, sợ hãi…; mối quan
hệ xã hội và mơi trường sống thể hiện ở sự gây phiền, ảnh hưởng tới người xung
quanh…Và cũng được thể trong khung khái niệm PROMIS (50), khía cạnh triệu

H
P

chứng thuộc phần sức khỏe thể chất, khía cạnh tác động thuộc phần sức khỏe tâm
thần, và các hoạt động thuộc phần sức khỏe xã hội.


Thông tin được thu thập bằng cách người bệnh tự đọc và trả lời nhưng có
nhân viên y tế/ điều tra viên (am hiểu bộ câu hỏi) ở đó để tư vấn khi cần, hoặc
nhân viên y tế/ điều tra viên đọc to để người bệnh đưa ra câu trả lời (48), cần 10

U

phút để hoàn thiện bộ câu hỏi.

Lượng giá bộ câu hỏi bằng cách tính điểm, thang điểm được tính từ 0 đến
100. Điểm SGRQ-C càng cao, càng thể hiện người BPNTMT có CLCS càng thấp

H

và ngược lại vì theo thiết kế bộ câu hỏi người bệnh càng có triệu chứng nặng thì
điểm càng cao, điểm 0 có nghĩa là khơng có triệu chứng hoặc khơng bị ảnh hưởng
của BPTNMT tới người bệnh. Và có thể suy luận so sánh điểm số với nghiên cứu
sử dụng bộ SGRQ bằng các phép tính chuyển đổi (48). Theo tài liệu Sáng kiến
tồn cầu cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo
khi điểm SGRQ từ 25 điểm trở lên thì người bệnh nên được điều trị thường xuyên
(51).
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu với thiết kế khác nhau đã sử dụng
bộ câu hỏi này để đánh giá CLCS của người bệnh BPTNMT và các vấn đề liên
quan. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu sử dụng như Jones (2011)
đánh giá CLCS của người bệnh BPTNMT mức độ nghiêm trọng (52); Mohammed
(2012) đánh giá CLCS của người bệnh BPTNMT tại Ai Cập (53); Hyun lee


11


(2017) thực hiện nghiên cứu thuần tập đánh giá tác động của triệu chứng và bệnh
phối hợp tại Hàn Quốc (41); Ved Prakash Ghilley (2018) thực hiện nghiên cứu cắt
ngang tại Ấn Độ (54); Malik Shanawaz Ahmed (2019), với thiết kế nghiên cứu cắt
ngang thực hiện tại cộng đồng ở Ấn Độ (55). Shorouk Mohsen (2019) đã sử dụng
bộ câu hỏi này để đánh giá mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và CLCS (56). Tại
Việt Nam, chỉ tìm thấy nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2019), thực hiện
nghiên cứu cắt ngang trên người bệnh BPTNMT điều trị ngoại trú để đánh giá yếu
tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và đã chuẩn hóa bộ công cụ
này và nghiên cứu cũng khẳng định bộ công cụ phù hợp khi đánh giá CLCS của
người bệnh BPTNMT tại Việt Nam (46).
1.2.

H
P

Chất lượng cuộc sống của người bệnh BPTNMT

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về CLCS của người BPTNMT sử dụng bộ
câu hỏi SGRQ, SGRQ-C. Các nghiên cứu đa số đánh giá ở người bệnh BPTNMT
giai đoạn ổn định. Vì ở giai đoạn này, CLCS của người BPTNMT được phản ánh
chính xác tác động của BPTNMT. CLCS của người bệnh BPTNMT được phản ánh

U

qua điểm số SGRQ/SGRQ-C. Điểm SGRQ/SGRQ-C càng cao cho thấy CLCS càng
bị suy giảm hay mức độ ảnh hưởng của bệnh BPTNMT cho người bệnh càng nhiều.
Điểm SGRQ/SGRQ-C tìm thấy từ các nghiên cứu về CLCS của người BPTNMT

H


khác nhau ở đối tượng người bệnh và quốc gia.
Tại Iran, Abolhassan và cộng sự (2006) triển khai nghiên cứu ca bệnh với 80
người bệnh BPTNMT (đến khám ở mọi lứa tuổi, và tất cả các giai đoạn bệnh) để
đánh giá CLCS và sự ảnh hưởng của các biến gây nhiễu đã đưa ra điểm SGRQ
trung bình CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 58,31±
16,14; 63,09±19,5; 76,35±17,65 và 46,41±17,79. Điểm trung bình SGRQ của
CLCS chung trong từng nhóm giai đoạn GOLD 1, 2, 3, và 4 lần lượt là 50,3± 16,4,
60,7±11,8, 62,0±12 (57).
Tại Tây Ban Nha, Eva Balcells và cộng sự (2010) đã triển khai nghiên cứu
cắt ngang từ 01/2004-3/2006 với 342 người bệnh BPTNMT mọi lứa tuổi tới viện
khám lần đầu tiên do đợt cấp đã đưa ra điểm SGRQ trung bình CLCS chung, triệu
chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 36,5± 17,8; 48,5±17,6; 47,2±24,5 và


12

26,5±18,6 (58).
Tại Đức, Petra Menn và cộng sự (2010), nghiên cứu trên 117 người bệnh
BPTNMT từ 45-88 tuổi ở giai đoạn 3 và 4 thấy điểm SGRQ trung bình của CLCS
chung và ở cấu phần triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 70 ± 12, 75±17,
85±12 và 59±16 (59).
Một nghiên cứu dịch tễ cắt ngang thực hiện chung từ 7 quốc gia gồm Bỉ,
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh bởi P.W. Jones và cộng sự (2010) với
cỡ mẫu 1817 người bệnh BPTNMT từ 40-80 tuổi đã đưa ra điểm CLCS chung,
triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 44,7± 19,4, 61,4± 21,9, 55,8± 21,9
và 33,0± 20,7 (52).

H
P


Tại Ai Cập, Mohammed và cộng sự (2012) từ nghiên cứu cắt ngang trên 40
người bệnh BPTNMT không bị đợt cấp, các bệnh về ngực và tim mạch đưa ra

điểm SGRQ-C trung bình CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần
lượt là 36,3± 7,8, 54,2± 11,9, 55,4± 15,5 và 18± 2,7 (53).

Tại Pháp, Denis và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu thuần tập từ 2004-

U

2009 với 274 người bệnh BPTNMT để tìm mối liên quan giữa CLCS với các triệu
chứng của mũi (tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi và giảm khứu giác) đã đưa ra điểm
SGRQ trung bình CLCS chung, triệu chứng, hoạt động, tác động của nhóm khơng

H

có triệu chứng của mũi là 42 (29-56), 50 ( 36-63), 60 (41-73) 30 (18 – 47) cịn
trong nhóm có một trong 3 triệu chứng của mũi nêu trên là 51 (34-64), 57 (43-70),
66 (48-86), 37 (20-55) (60). Trong nghiên cứu của Chantal (2014) thì điểm SGRQC triệu chứng, hoạt động, tác động và CLCS chung ở nam giới lần lượt là 62,1;
55,9; 34,3; 45,4 và so với ở nữ là 65,1; 60,8; 38,8; 50,6 (61).
Tại Trung Quốc, Liang Lirong (2014), thực hiện nghiên cứu trên 491 người
bệnh BPTNMT giai đoạn ổn định với mục đích tương tự nghiên cứu của Chantal
để tìm hiểu các yếu tố liên quan làm giảm CLCS của người bệnh BPTNMT, thấy
điểm SGRQ giảm sau một năm theo dõi, sự thay đổi lớn nhất ở điểm triệu chứng
(61,3±18,5 so với 54,5±20,4), tiếp theo là tác động (35,2±22,1 so với 30,1±22,0),
và cuối cùng là điểm CLCS chung (45,6±18,6 so với 42,2±19,0), cịn trong điểm
hoạt động thì khơng có sự thay đổi (62).


13


Tại Brazil và Chile, Nívia L.Nonato (2015) đã tiến hành nghiên cứu cắt
ngang với cỡ mẫu là 253 người bệnh ngoại trú đã đưa ra điểm SGRQ của CLCS

chung, triệu chứng, hoạt động, tác động của người Brazil lần lượt là 52,0±
19,2, 54,2± 22,7, 66,2± 19,8 và 44,6± 22,9 và của người Chile là 53,2± 19,1, 47,1±
19,6, 68,6± 21,7 và 46,2± 22,1 (63). Nghiên cứu của Francisco Alessandro (2020)
khi triển khai nghiên cứu cắt ngang từ năm 2014-2016 trên người bệnh ngoại trú ở
giai đoạn ổn định từ 40-80 tuổi thì SGRQ của CLCS chung, triệu chứng, hoạt

động, tác động của người Brazil lần lượt là 51,7± 16,0, 45,4± 21,1, 64,4± 20,9
và 43,7± 19,8 (64).
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Aydanur Ekici và cộng sự (2015) với mục đích đánh giá tác

H
P

động của giãn phế quản với CLCS của người bệnh BPTNMT đã tiến hành nghiên
cứu cắt ngang trên 62 bệnh nhân nhập viện nhưng khơng có các dấu hiệu của đợt
cấp tính BPTNMT thấy điểm trung bình SGRQ của CLCS chung, triệu chứng, hoạt
động và tác động ở nhóm người khơng bị giản phế quản lần lượt là 32,6 ± 20,2,
43,1 ± 22,8, 45,2 ± 28,5, 22.3 ± 18,8 và ở nhóm người bị giãn phế quản là 41,1 ±

U

20,8, 49,2 ± 21,1, 54,4 ± 21,4, 31,2 ± 21,6 (65).

Tại Slovakia, Lucia và cộng sự (2015) triển khai nghiên cứu cắt ngang từ
09/2011 – 03/2012 để đánh giá tác động của triệu chứng tới CLCS của 80 người


H

bệnh BPTNMT từ 40-80 tuổi bằng sử dụng bộ SF-36 và SGRQ đã đưa ra điểm
điểm trung bình SGRQ CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt
là 57,8 ± 22,1, 53,8 ± 20,6, 66,79 ± 18,6, 53,86 ± 21,18 (66).
Tại Hàn Quốc, Jung Yeon Lee và cộng sự (2016) sau khi thực hiện nghiên
cứu thuần tập tại 45 cơ sở y tế từ những người bệnh BPTNMT từ 40 tuổi lần đầu
tiên đến khám từ năm 2011-2014 thấy điểm SGRQ-C của CLCS chung, triệu
chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 34,8 ± 19,6, 44,2 ± 20,9, 46,0 ± 27,3, 25.7
± 23,3. (67). Nghiên cứu cắt ngang của Sang Hee Lee (2018) thực hiện trên 160
người cao tuổi từ 65 tuổi mắc BPTNMT ở giai đoạn ổn định để đánh giá mối liên
quan giữa mức độ hoạt động thể chất với CLCS thì thấy điểm SGRQ của CLCS
chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 38,5 ± 20,1, 35,7 ± 21,2, 57,1


14

± 25,3, 28,7 ± 21,7. (68). Một nghiên cứu nhánh khác của Sang Hee Lee (2019) sử
dụng thiết kế cắt ngang thực hiện trên 148 người bệnh nam mắc BPTNMT thể ổn
định đưa ra điểm SGRQ của CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần
lượt 29,9± 18,0, 33,3 ± 21,0, 45,1 ± 24,5, 20,1 ± 18,3 (69).
Tại Nhật Bản, Mariko Morishita-Katsu và cộng sự (2016) từ nghiên cứu cắt
ngang trên 109 người bệnh ngoại trú mắc BPTNMT trên 50 tuổi đã đưa ra điểm
SGRQ của CLCS chung ở nhóm người bệnh giai đoạn GOLD 1, 2, 3 và 4 lần lượt
là 27,3 ± 17,3, 32,8 ± 18,8, 48,0 ± 15,4 và 57,9 ± 16,0 (70).
Tại Hungary, Csaba Papp và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu cắt ngang
ở 74 người bệnh BPTNMT điều trị ngoại trú (không bị đợt cấp, khơng có các khối

H
P


u) đã đưa ra SGRQ của CLCS chung 41,1± 21,0, triệu chứng 32,7 (13,6 – 58,3),
hoạt động 57,3 (47,2-72,1) và tác động 29,6 (15,4 – 49,8) (71).

Tại Bồ Đào Nha, Joanna và cộng sự (2018), nghiên cứu cắt ngang trên 100
người bệnh mắc BPTNMT ít nhất 6 tháng tìm thấy điểm SGRQ trung bình CLCS
chung, hoạt động, tác động lần lượt ở nữ là 50,3 ± 23,2, 55,1 ± 20,8, 45,6 ± 15,0,

U

46,5 ± 26,3 so với nhóm nam là 50,0 ± 25,4, 60,0 ± 22,9, 49,6 ± 19,0, 45,4 ± 28,9;
(72).

Tại Ai Cập, Taghreed và cộng sự (2019), một nghiên cứu cắt ngang thực

H

hiện đa trung tâm từ 01/2016 – 01/2018 với 200 người bệnh BPTNMT giai đoạn
ổn định đã đưa ra CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt là 61,8
± 18,6, 65,4 ± 17,4, 68,9 ± 21,4, 56,5 ± 20,0 (73).
Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Seema Aziyakath Shavro và cộng sự (2012) thực
hiện trên 58 người bệnh BPTNMT từ 40 tuổi lần lượt đến khám ngoại trú đồng ý
tham gia nghiên cứu thấy điểm SGRQ của CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và
tác động lần lượt là 46,7 ± 21,6, 41,6 ± 21,0, 62,6 ± 24,6, 39,2 ± 23,5 (74). Nghiên
cứu của Amit M. Shah và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu cắt ngang với 60
người bệnh BPTNMT không ở giai đoạn đợt cấp, suy hô hấp cấp tính hay mắc các
bệnh về ngực và tim thì điểm SGRQ-C của CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và
tác động lần lượt là 68,2 ± 18,3, 58,0 ± 18,5, 79,3 ± 25,1, 65,1 ± 20,1(75).
Tại Việt Nam, Nguyễn Trần Tố Trân (2014) thực hiện nghiên cứu tìm hiểu



15

CLCS của người cao tuổi từ 60 tuổi mắc BPTNMT đến khám tại bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM, đưa ra điểm SGRQ của CLCS chung trung bình là
27,7±19,2 (44). Võ Thị Tuyết Nhung và cộng sự (2018) triển khai nghiên cứu ở
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trên bệnh nhân BPTNMT mức độ nặng đã đưa ra
điểm SGRQ trung bình CLCS chung, triệu chứng, hoạt động và tác động lần lượt
là 52,9± 22,3, 55,4± 21,2, 64,0± 27,4 và 45,7± 24,8 (45). Nguyễn Thanh Hà (2019)
đã triển khai nghiên cứu tại Đơn vị Quản lý bệnh phổi Mạn tính, Bệnh viện Phổi
Trung Ương thấy điểm SGRQ-C trung bình của CLCS chung, triệu chứng, hoạt
động và tác động lần lượt là 48,6± 21,1, 54,9± 20,4, 63,3± 28,5 và 38,2± 20,2 (46).
Từ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về ngưỡng điểm SGRQ ≥ 25 điểm

H
P

cho điều trị BPTNMT (51), và thang đo SGRQ-C được thiết kế từ 0-100 điểm,
chúng ta có thể phân loại CLCS theo 4 mức độ: CLCS cao khi điểm SGRQ-C từ 025, CLCS trung bình khi điểm SGRQ-C từ 26-50, CLCS thấp khi điểm SGRQ-C từ
51 - 75 điểm, CLCS rất thấp khi điểm SGRQ-C từ 76 điểm.

Bảng tổng hợp đánh CLCS của người BPTNMT của các nghiên cứu
Mức độ đánh
giá CLCS
Triệu chứng

U

CLCS thấp


CLCS trung bình

Nguyễn Thanh Hà, Võ Seema

H

Thị

Tuyết

Abolhassan,
Taghreed,

CLCS cao

Aziyakath

Nhung, Shavro, Jung Yeon

Chantal, Lee, Eva Balcells,
Osman,

Bosley.
Hoạt động

Nguyễn Thanh Hà, Võ Jung Yeon Lee, Eva
Thị

Tuyết


Abolhassan,

Nhung, Balcells,
Chantal,

Seema Aziyakath Shavro,
Nívia

L.Nonato,

Taghreed, Amit
Tác động

Taghreed, Amit

Nguyễn Thanh Hà, Jung

Yeon


16



Thị

Tuyết Lee

Nhung, Abolhassan,
Eva


Balcells,

Chantal,
Nívia

Shavro,
L.Nonato,

Osman
CLCS chung

Võ Thị Tuyết Nhung, P.W. Jones, Nguyễn
Nívia Thanh

Abolhassan,
L.Nonato,

Hà,

Taghreed, Balcells,

Osman, Kalpana Sharma

Jung

Eva

Chantal,


Yeon

Lee,

H
P
Shavro,

Mariko

Morishita

1.3. Những yếu tố liên quan với CLCS của người bệnh BPTNMT
1.3.1.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm cá nhân của người bệnh BPTNMT
Tuổi

U

Một trong những tiêu chuẩn chẩn đốn xác định mắc BPTNMT là người
bệnh có tuổi từ 40. Nên khi tìm hiểu các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh
BPTNMT thì tuổi là một trong những yếu tố hàng đầu mà các nhà nghiên cứu quan

H

tâm đánh giá. Mối liên quan giữa tuổi và CLCS tìm thấy ở các nghiên cứu rất khác
nhau, và khác nhau ở CLCS chung, và từng cấu phần triệu chứng, hoạt động, tác
động.

Mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tất cả các cấu phần SGRQ/SGRQ-C đã
được tìm thấy trong một số ít nghiên cứu. Nghiên cứu của Joanna (2018) phát hiện

điểm SGRQ trong nhóm người dưới 60 tuổi thấp hơn nhiều so với nhóm người từ
60 tuổi, sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê ở cả phần CLCS chung (p < 0,001),
triệu chứng (p < 0,05), hoạt động (p < 0,001) và tác động (p < 0,001) (72). Nghiên
cứu của Malik Shanawaz Ahmed (2019) thực hiện tại cộng đồng thấy tuổi càng tăng
thì CLCS càng giảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong ở phần CLCS chung (p
= 0,002), triệu chứng (p<0,001), hoạt động (p = 0,04) và tác động (p < 0,001) (55).
Nghiên cứu của Võ Thị Tuyết Nhung (2018) thì lại thấy điểm SGRQ giữa các nhóm


×