Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm hivaids và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tại huyện đức hòa tỉnh long an, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ TRUNG HIẾU

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG
NHĨM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY
TẠI HUYỆN ĐỨC HỊA TỈNH LONG AN, NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Long An - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ TRUNG HIẾU

H
P


KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG
NHĨM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY
TẠI HUYỆN ĐỨC HỊA TỈNH LONG AN NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SỐ CHUN NGÀNH: 60.72.03.01

PGS. TS VŨ THỊ HỒNG LAN

Long An - 2015


i

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Dịch tễ học HIV/AIDS .....................................................................................4
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ................................................................................9
1.3. Thực trạng nhóm NCMT được quản lí tại Long An ......................................17
1.4. Các hoạt động truyền thông, thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại tác
động trên nhóm đối tượng NCMT tại Long An năm 2013 ............................18
1.5. Một số nghiên cứu về HIV/AIDS liên quan đến đối tượng NCMT ...............20


H
P

1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu ..................................................25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 29
2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................29
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................29
2.3 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................29

U

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................29
2.5 Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................31
2.6 Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................33

H

2.7 Các biến số trong nghiên cứu ..........................................................................33
2.8 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu .................................................................35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 36
3.1 Đặc tính dân số – xã hội nhóm nam NCMT, huyện Đức Hịa năm 2015 .......36
3.2 Kiến thức về HIV/AIDS nhóm nam NCMT, huyện Đức Hòa năm 2015 .......37
3.3 Thực hành phòng lây nhiễm HIV của nhóm nam NCMT, huyện Đức Hịa
năm 2015 ........................................................................................................44
3.4 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm
HIV/AIDS.......................................................................................................51
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN...................................................................................... 57
4.1 Đặc tính dân số - xã hội của nhóm nam NCMT .............................................57
4.2 Các nguồn thơng tin về phịng lây nhiễm HIV/AIDS .....................................57



ii
4.3 Kiến thức về HIV/AIDS nhóm nam NCMT ...................................................58
4.4 Tiếp cận dịch vụ cung cấp BKT và BCS miễn phí trong tháng ......................60
4.5 Thực hành phòng lây nhiễm HIV của nhóm nam NCMT...............................61
4.6 Các yếu tố liên quan đến kiến thức .................................................................64
4.7 Các yếu tố liên quan đến thực hành phịng lây nhiễm HIV ............................65
4.8 Mơ hình hồi qui đa biến (cuối cùng) xác định một số yếu tố liên quan đến
thực hành phòng lây nhiễm HIV của ĐTNC ..................................................68
4.9 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................68
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ...................................................................................... 70
5.1 Kiến thức về HIV ............................................................................................70

H
P

5.2 Thực hành về dự phòng lây nhiễm HIV ..........................................................70
5.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm HIV ..71
CHƢƠNG 6. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 1

H

U


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS


Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

CTV

Cộng tác viên dự án

ĐĐV

Đồng đẳng viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HIV

Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(Human Immunodeficiency Virus)

MSM


H
P

Nam quan hệ tình dục đồng giới
(Men who have sex with men)

MMT

Điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone
(Methadone Maintenance Treatment)

NCMT

Nghiện chích ma túy

PNBD

Phụ nữ bán dâm

QHTD

Quan hệ tình dục

STI

Nhiễm trùng qua đường tình dục

U


H

(Sexually transmitted Insfection)
TCMT

Tiêm chích ma túy

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TTVĐĐ

Tuyên truyền viên đồng đẳng

TTYT

Trung tâm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UNAIDS

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS

(United Nations Program on HIV/AIDS)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Tỷ lệ hiện mắc HIV và mắc mới theo khu vực, năm 2013 ........................ 11
Bảng 1. 2: Kết quả giám sát trọng điểm từ 2006-2013 ...............................................15
Bảng 1. 3: Tình hình NCMT tại Long An đến tháng 12/2013 ....................................18
Bảng 2. 1: Định nghĩa các biến số ...............................................................................33
Bảng 3.1: Đặc tính dân số – xã hội nhóm nam NCMT, huyện Đức Hòa năm 2015...36
Bảng 3.2: Các nguồn thơng tin về phịng lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm nam
NCMT, huyện Đức Hòa năm 2015 .....................................................................37
Bảng 3.3: Kiến thức dự phịng lây nhiễm HIV/AIDS nhóm nam NCMT, huyện Đức
Hịa năm 2015 .....................................................................................................38

H
P

Bảng 3.4: Tiếp cận dịch vụ cung cấp BKT và BCS miễn phí trong 1 tháng của nhóm
nam NCMT, huyện Đức Hòa năm 2015 ............................................................. 40
Bảng 3.5: Kiến thức về STI của nhóm nam NCMT, huyện Đức Hịa ........................ 41
Bảng 3.6: Kiến thức về cơ sở điều trị Methadone nhóm nam NCMT, huyện Đức Hịa
năm 2015 .............................................................................................................42


U

Bảng 3.7: Đặc tính sử dụng lại BKT của nhóm nam NCMT tại huyện Đức Hịa năm
2015 .....................................................................................................................44
Bảng 3.8: Đặc tính liên quan đến hành vi TCMT của nhóm nam NCMT ..................45

H

Bảng 3.9: Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với các bạn tình trong 12 tháng qua của
nhóm nam NCMT ............................................................................................... 46
Bảng 3.10: Hành vi QHTD và sử dụng BCS của nhóm nam NCMT ......................... 47
Bảng 3.11: Thực hành xử trí khi mắc STI của nhóm nam NCMT ............................. 47
Bảng 3.12: Thực hành xét nghiệm HIV của nhóm nam NCMT .................................48
Bảng 3.13: Thực hành điều trị MMT của nhóm nam NCMT .....................................49
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa kiến thức chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và
các đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm nam NCMT ...................................51
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và
các đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm nam NCMT ...................................52


v
Bảng 3.16: Mối liên hệ giữa kiến thức chung và thực hành chung về phịng lây nhiễm
HIV/AIDS của nhóm nam NCMT tại Đức Hòa năm 2015 .................................53
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và
các yếu tố liên quan đến hành vi TCMT ............................................................. 54
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và
các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD ............................................................. 55
Bảng 3.19: Mơ hình hồi qui đa biến xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành
phịng lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm nam NCMT huyện Đức Hịa, 2015 .........56


DANH MỤC HÌNH

H
P

Biểu đồ 1: Số ca mới mắc HIV qua các năm (1993-2013) .........................................15
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về đường lây nhiễm HIV nhóm nam NCMT, huyện Đức Hòa
năm 2015. ............................................................................................................38
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về nơi tư vấn xét nghiệm HIV nhóm nam NCMT, huyện Đức
Hòa năm 2015 .....................................................................................................39

U

Biểu đồ 3.3: Kiến thức về HIV/AIDS của nam NCMT, huyện Đức Hòa năm 2015 ..43
Biểu đồ 3.4: Thực hành QHTD an tồn của nhóm nam NCMT .................................45
Biểu đồ 3.5: Lí do khơng điều trị MMT của nhóm nam NCMT ................................ 50

H

Biểu đồ 3.6: Thực hành chung của nhóm nam NCMT ...............................................50


vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Dịch HIV hiện vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của toàn cầu và tác
động đến mọi tầng lớp xã hội. Qua kết quả giám sát trọng điểm năm 2014, tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT tại Long An tăng đột biến tron năm 2014. Trong
đó, Đức Hịa là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT tăng cao
nhất tỉnh, lên đến 36,5%. Ngồi ra, tại địa phương chưa có một khảo sát nào tiến
hành đánh giá trên nhóm đối tượng này, vì lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện

nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS và
các yếu tố liên quan của nhóm nam NCMT tại huyện Đức Hịa.
Đây là một nghiên cứu cắt ngang tiến hành thu thập số liệu trên 319 đối tượng

H
P

nam NCMT tại Đức Hòa, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015. Điều tra viên dưới sự
hướng dẫn của người dẫn đường và bản đồ điểm nóng, sẽ tiếp cận đối tượng tại các
điểm tiêm chích hoặc gần đó, thu thập thơng tin tất cả các đối tượng gặp tại tụ điểm
và có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn.
Thu được 269 phiếu trả lời hợp lệ, kết quả như sau: tỷ lệ đối tượng có kiến

U

thức chung đạt là 67,7%, trong đó 90% có kiến thức về đường lây đạt, 76,6% có kiến
thức về dự phịng, đối tượng có kiến thức về STI, và nơi TVXN đạt lần lượt là 36,4%
và 64,9%, đặc biệt kiến thức về cơ sở điều trị MMT đạt khá cao, 90,6%. Thực hành

H

chung về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS đạt là 50,2%. Tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa kiến thức chung về HIV về các yếu tố: trình độ học vấn, tình
trạng hơn nhân và thu nhập bình qn trong 1 tháng. Kết quả phân tích hồi quy đa
biến tìm thấy sự khác biệt giữa thực hành chung với trình độ học vấn, tình trạng hơn
nhân, tần suất tiêm chích, số lượng bạn tình và nhận được BKT miễn phí trong tháng.
Từ kết quả trên, tác giả xin đưa ra khuyến nghị như sau: tiếp tục duy trì mạng
lưới ĐĐV nhằm đưa thơng tin về HIV/AIDS và các chương trình can thiệp giảm tác
hại đến gần với đối tượng, nội dung truyền thông cần được chọn lọc, lồng ghép giữa
những kiến thức cũ, cập nhật kiến thức mới phù hợp với tình hình, cải thiện và nâng

cao chất lượng của các dịch vụ như TVXN và MMT tạo sự tin tưởng của khách hàng
nhằm thu hút ở mức tối đa các đối tượng NCMT tìm đến các dịch vụ này.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) [38] và Tổ chức Y
tế Thế giới, trong năm 2013 đã phát hiện 2,1 triệu người nhiễm mới, 1,5 triệu người
chết do AIDS, nâng tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS cịn sống trên tồn cầu lên
35 triệu người [39].
Châu Á, Thái Bình Dương là khu vực có số người nhiễm HIV cao thứ 2 thế
giới với 4,8 triệu người, chỉ xếp sau khu vực châu Phi vùng cận Sahara (24,7 triệu
người) [37]. Dịch HIV/AIDS trong khu vực vẫn tập trung vào các nhóm nhạy cảm, đặc
biệt là 3 nhóm: nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), nhóm nam nghiện chích
ma túy (NCMT) và nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD). Trong đó, nhóm nam NCMT vẫn
chiếm chủ yếu. Ước tính trong năm 2013, khu vực Châu Á có khoảng 3-4 triệu người
TCMT, và tỷ lệ nhiễm HIV trong quần thể này là khá cao, điển hình trong đó có
Indonesia là 36,4%, 27,2% ở Pakistan [37]. Việt Nam là 1 trong 5 nước có số người
nhiễm HIV cao nhất khu vực Châu Á, với 260.000 người mắc, xếp sau Ấn Độ (2,1
triệu người), Trung Quốc (780.000 người), Indonesia (610.000 người) và Thái Lan
(450.000 người) [37].

H
P

U

Bên cạnh quan hệ tình dục (QHTD) khơng an tồn thì dùng chung bơm kim
tiêm (BKT) là hành vi chính làm tăng nguy cơ lây lan HIV trong quần thể nam NCMT.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Phúc trên đối tượng nam NCMT tại Đồng Nai
[15], đã tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến TCMT và tỷ lệ hiện
nhiễm HIV, cụ thể, những đối tượng nam NCMT có thời gian tiêm chích trên 5 năm và
tiêm chích hơn 1 lần/ngày sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những đối tượng khác.

H

Tính đến 30/11/2013, tồn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78%
xã/phường, gần 98% quận/ huyện và 63/63 tỉnh/ thành phố [8]. Hiện nay, người nhiễm
HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng, đường máu có
xu hướng giảm nhưng tỷ lệ người nhiễm HIV là người NCMT vẫn chiếm chủ yếu. Kết
quả giám sát phát hiện năm 2014, tỷ lệ người nhiễm HIV là người NCMT vẫn chiếm
đa số với 39,2%, (tăng nhẹ so với cùng kì), nhóm tình dục khác giới là 18%, cịn lại là
các nhóm khác.
Long An giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia, 2 địa bàn có tỷ
lệ nhiễm HIV cao trong nước và trong khu vực, đặc biệt là trên nhóm nam NCMT. Sự
giao lưu qua lại với các vùng miền, kèm theo đó là sự di biến động của nhóm đối tượng


2

này dẫn đến tình trạng khó khăn trong quản lí đối tượng, đồng thời cũng gây khó khăn
trong việc kiểm sốt tình hình dịch HIV trên nhóm này. Trong đó huyện Đức Hịa, nơi
giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, là địa phương ảnh hưởng nhiều nhất.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT tại Long An tăng đột biến từ
7,5% năm 2013 lên 17,8% năm 2014 [23]. Tỷ lệ này cao hơn gấp 1,73 lần so với số
liệu trên tồn quốc năm 2013 (10,3%) [11]. Đức Hịa là địa phương có tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nam NCMT cao nhất tỉnh, lên đến 36,5%, cao gấp 2,04 so với tỷ lệ
nhiễm chung của tỉnh, mặc dù số lượng nam NCMT tăng không đáng kể so với năm
2013 (319 đối tượng năm 2014 so với 311 đối tượng năm 2013), điều này chỉ ra

rằng dịch HIV trong quần thể nam NCMT tại huyện Đức Hòa đang tiềm ẩn nguy cơ
bùng phát nếu khơng có những can thiệp kịp thời và hiệu quả. Đây là tình trạng

H
P

đáng báo động cho các ban ngành có liên quan trong cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS tại tỉnh Long An nói chung và huyện Đức Hịa nói riêng.
Qua thời gian dài triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác
hại và các dịch vụ hỗ trợ tập trung vào các nhóm nguy cơ cao trên, trong đó, chủ
yếu là đối tượng NCMT, ngồi những số liệu báo cáo thì chỉ có duy nhất một cuộc
điều tra “tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can thiệp giảm hại

U

phịng lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 4 tỉnh khu vực phía nam, năm
2012” trong đó có Long An, được tiến hành một cách quy mơ và đi sâu vào đánh giá
trên nhóm đối tượng nam NCMT và PNBD, ngồi ra, chưa có một nghiên cứu nào
khác tiến hành đánh giá thực trạng về kiến thức và thực hành phịng lây nhiễm
HIV/AIDS của nhóm nam NCMT tại huyện Đức Hòa.

H

Câu hỏi đặt ra là: tỷ lệ đối tượng nam NCMT có kiến thức và thực hành
phịng lây nhiễm HIV/AIDS là bao nhiêu? Và những yếu tố ảnh hưởng đến thực
hành của đối tượng là gì? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nam NCMT
và các yếu tố liên quan tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2015”. Kết quả của
nghiên cứu sẽ giúp trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Long An, cũng như các ban
ngành liên quan có thêm bộ dữ liệu mới về đối tượng nam NCMT tại địa bàn, từ đó

có cơ sở nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thơng, can thiệp trên
nhóm đối tượng này, cũng như có thể đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp cho việc
lập kế hoạch và quản lý các chương trình phịng, chống HIV/AIDS ngày một hiệu
quả hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
[1]. Mô tả kiến thức và thực hành về phịng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm
nam nghiện chích ma túy tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2015 .
[2]. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tiêm chích ma
túy và QHTD an tồn trong nhóm nam nghiện chích ma túy

H
P

H

U


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học HIV/AIDS
1.1.1. Một số khái niệm
Nghiện ma túy: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này [16].
Hành vi nguy cơ cao: là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục

khơng an tồn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm
HIV [17] .
Đối tượng nguy cơ cao: là những người thực hiện những hành vi nguy cơ

H
P

cao, cụ thể là người NCMT, PNBD, nam quan hệ tình dục đồng giới.
Phơi nhiễm với HIV: là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV.

Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ
thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác

U

nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin
cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp

H

phòng, chống HIV/AIDS.

Giám sát trọng điểm HIV/AIDS là việc thu thập thông tin thông qua xét
nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để
theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho
việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng,
chống HIV/AIDS.
Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thơng tin
cần thiết về phịng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm

giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phịng
lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.


5

Đồng đẳng viên (tuyên truyền viên đồng đẳng) là những người tự nguyện tập
hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ
những người có cùng cảnh ngộ [17].
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV: bao
gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch,
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can
thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an tồn
để phịng ngừa lây nhiễm HIV [17].
HIV/AIDS
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được

H
P

hiểu như sau [5]:

HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang
con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

U

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống

miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh và dẫn đến chết người.

H

Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy
giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn
như sau:
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV
gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể khơng cịn khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn
đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy


6

thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong
khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
1.1.2. Các đường lây và cách phịng ngừa
1.1.2.1 Virus HIV lây truyền qua đường máu
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây truyền HIV qua đường máu gồm:
Truyền máu không được sàng lọc HIV trước khi truyền hoặc máu được sàng
lọc vào giai đoạn cửa sổ nên không phát hiện được HIV trong máu [2].
Người nhiễm sử dụng các dụng cụ xun chích qua da khơng được vơ khuẩn
như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Đặc


H
P

biệt là người nghiện ma túy có hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm.
Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết
thương hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh
hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các

U

biện pháp sau:

Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như
kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.

H

Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh
nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện
tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
1.1.2.2 Đường tình dục
Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường khơng
thể nhìn thấy được. Thơng qua các vết xước HIV có trong tinh dịch hoặc dịch âm
đạo sẽ xâm nhập vào cơ thể. Những đối tượng có hành vi giao hợp nhiều xây xước
như giao hợp qua đường hậu môn (MSM) sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Trong
quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.
Đặc biệt hơn, những người mắc các bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có
viêm lt như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục



7

lần so với người khác. Bên cạnh đó, càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng
bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV khơng có biểu hiện gì khác người bình
thường, chỉ có thể phát hiện thơng qua việc xét nghiệm HIV tại các cơ sở. Xác suất
lây HIV qua một lần giao hợp là 0,1 - 1% [3].
Cách phòng ngừa: để phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục,
chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng
hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất và biết chắc rằng bạn tình này
khơng nhiễm HIV; đồng thời, việc sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ
đầu và trong suốt thời gian giao hợp được cho là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng
lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

H
P

HIV và STI

Theo các tài liệu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ
(USAIDS) tại Hội nghị Quốc tế lần thứ XIX về HIV/AIDS (diễn ra tại Washington,
Mỹ, tháng 7/2012) thì những người mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục (STI) thường có nguy cơ bị nhiễm HIV (sau khi có phơi nhiễm vi rút này)

U

cao gấp 2 – 5 lần so với những người cũng có phơi nhiễm với HIV nhưng khơng
mắc STI nào [6].

H


Bên cạnh đó, các báo cáo nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa HIV và
STI đều chỉ ra rằng, các hành vi của con người dẫn đến bị mắc STI và nhiễm HIV
đều tương tự nhau, ví dụ quan hệ tình dục mà khơng dùng bao cao su; thường xun
thay đổi bạn tình, hoặc có hơn 01 bạn tình trong cùng một thời gian…. Mặt khác,
STI cịn gây tổn thương da và niêm mạc (như Giang mai, Mụn giộp sinh dục, Hạ
cam…), tạo ra “cửa ngõ” cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Tính nguy hiểm
của các STI không chỉ là làm cho người mắc chúng dễ bị nhiễm HIV hơn, mà còn
làm cho những người đã mắc HIV dễ làm lây truyền HIV sang người khác hơn, qua
dịch sinh dục của họ.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy được mối liên quan của
STI và HIV, cụ thể là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Phúc trên đối tượng
NCMT tại Đồng Nai năm 2010 đã tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về STI với


8

tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này [15]. Do vậy, một trong những khuyến cáo
của nghiên cứu này là trong các hoạt động dự phịng, các thơng điệp truyền thơng
phịng, chống HIV cần hướng sự tập trung vào cộng đồng có tỷ lệ mắc STI cao như
người NCMT, PNBD, đặc biệt là việc đẩy mạnh các hoạt động cung cấp bao cao su,
tư vấn xét nghiệm HIV.
1.1.2.3 Truyền từ mẹ sang con
Chúng ta đều biết rằng, một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền
từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi
chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú. Theo số liệu của Cục Phòng, chống
HIV/AIDS khả năng phụ nữ nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con rơi vào

H
P


khoảng 20 - 30% [4]. Đặc biệt hơn những phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị
biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.

Để phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con, mỗi nữ thanh niên trong độ
tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cần được trang bị một số kiến thức về HIV như sau:
nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV của phụ nữ để áp dụng các biện pháp dự phòng, thực

U

hiện các hành vi an tồn; trước khi kết hơn hoặc quyết định có thai nên đi xét
nghiệm HIV để được tư vấn và hướng dẫn cách phòng tránh HIV hiệu quả; đặc biệt,
nếu đã phát hiện bị nhiễm HIV, tốt nhất khơng nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá

H

thai sớm. Nếu vẫn quyết định sanh con, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn
sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền
HIV từ người mẹ sang người con.
Ngoài ba phương thức lây truyền nêu trên thì chưa có bằng chứng cho sự lây
truyền nào khác do HIV không lây truyền một cách dễ dàng. HIV không lây qua
đường hô hấp như ho, hắt hơi, không lây truyền qua tiếp xúc sinh hoạt thông thường
ở nơi công cộng như nơi làm việc, trường học, rạp hát, bể bơi, nơi chơi thể thao;
không lây truyền qua bắt tay, ôm hôn, sử dụng điện thoại nơi công cộng, mặc chung
quần áo, dùng chung các dụng cụ ăn uống như cốc chén; muỗi đốt không lây truyền
được HIV.


9


1.1.3. Người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV
Người người tiêm chích ma túy là 1 trong 3 đối tượng nhạy cảm với HIV
hàng đầu cùng với PNBD và MSM, do đặc tính sử dụng ma túy dẫn đến một số
hành vi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này như: dùng chung bơm,
kim tiêm khơng khử trùng là con đường lây HIV từ người này sang người khác phổ
biến nhất và nhanh nhất. Bởi HIV có thể sống trong giọt máu ở kim tiêm đến 7
ngày; ngồi ra thì dùng chung ống thuốc gây nghiện cũng có thể bị lây nhiễm, bới
máu dính ở bơm, kim tiêm có thể vào ống thuốc sau mỗi lần lấy thuốc; song song
với đó là hành vi QHTD khơng an tồn vì người nghiện chích ma túy thường mất
khả năng điều chỉnh hành vi, nên thường QHTD với nhiều người và khơng sử dụng

H
P

các biện pháp an tồn…nên cịn dễ bị lây nhiễm qua con đường tình dục, “mật độ”
người nhiễm HIV trong nhóm người chích ma túy cao nên xác suất họ gặp nhau
trong tiêm chích là rất lớn; mặc khác người nghiện vốn đã suy yếu do độc chất gây
nghiện, nếu nhiễm HIV dễ sinh ra các bệnh nguy hiểm, đưa nhanh đến giai đoạn
AIDs; đặc biệt hơn là tình trạng lây nhiễm HIV cho người khác và tình trạng bội

U

nhiễm HIV hoặc các bệnh nhiễm khác làm cho tình trạng nhiễm HIV nhanh chóng
trở nên tồi tệ hơn.

1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS

H

1.2.1. Dịch HIVAIDS trên thế giới


AIDS đang là một thảm họa toàn cầu của thế kỷ 21, bởi vì từ trường hợp phát
hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1981 cho tới nay nó đã trở thành đại dịch, tác động
nặng nề lên các mặt kinh tế, xã hội, văn hố, chính trị, sức khoẻ, và tâm thần của
lồi người trên khắp thế giới.
Theo ước tính mới nhất của UNAIDS năm 2013: trên thế giới có khoảng 35
triệu người nhiễm HIV, tăng từ 29,8 triệu trong năm 2001, đây là kết quả của quá
trình lây nhiễm mới HIV, những người nhiễm HIV còn sống, và quá trình tăng
trưởng dân số nói chung; có 1,5 triệu người chết vì AIDS, giảm 35% kể từ năm
2005, số ca tử vong giảm nguyên nhân một phần do điều trị bằng thuốc kháng virus
(ARV) mở rộng có hiệu quả. Tuy nhiên, HIV hiện vẫn là một trong những nguyên


10

nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và nguyên nhân số một gây tử vong ở
các quốc gia châu Phi; tỷ lệ nhiễm mới HIV trên toàn cầu đã giảm 38% kể từ năm
2001. Mặc dù vậy, chỉ tính riêng trong năm 2013, đã có khoảng 2,1 triệu ca nhiễm
mới, với khoảng 6.000 ca nhiễm mới mỗi ngày; 3,2 triệu trẻ em nhiễm HIV,
240.000 ca nhiễm mới, và 190.000 trẻ chết vì AIDS ; tỷ lệ nhiễm toàn cầu (người ở
độ tuổi 15-49) đã gia tăng từ năm 2001 và là 0,8% trong năm 2013 [36, 38].
HIV hiện vẫn lây truyền qua 3 con đường chính: đường máu, đường tình dục
và từ mẹ truyền sang con. Tại hầu hết các quốc gia, MSM, người NCMT và PNBD
vẫn là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Hầu hết các ca nhiễm
mới được truyền qua đường tình dục khác giới. Khi so sánh với tỷ lệ nhiễm trên dân

H
P

số nói chung thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV được đánh giá là cao hơn 19 lần ở những

người nam có quan hệ tình dục đồng giới, cao hơn 28 lần trong nhóm tiêm chích ma
túy, và cao hơn 12 lần trong số gái mại dâm [36, 38];

Trên Thế giới có khoảng 50% người nhiễm HIV là nữ giới, HIV là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và là nguyên nhân dẫn

U

đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt trong dịch vụ, dễ bị tổn thương do bạo lực tình
dục gia tăng ở nhóm phụ nữ nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ trẻ, tại một số khu vực
thuộc tiểu vùng Sahara, châu Phi, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nữ giới cao gấp 2 lần

H

nam giới; trong nhóm tuổi thanh thiếu niên (tuổi từ 15-24) chiếm khoảng 33% số ca
nhiễm HIV mới trong số những người trên 15 tuổi.


11

Bảng 1. 1: Tỷ lệ hiện mắc HIV và mắc mới theo khu vực, năm 2013 [36]
Tổng số (% nhiễm
trên thế giới)

Khu vực
Toàn cầu

Số ca mắc
mới


Tỷ lệ mắc
mới

35,0 triệu (100%)

2,1 triệu

0,8%

24,7 triệu (71%)

1,5 triệu

4,7%

Châu Á, Thái Bình Dương

4,8 triệu (14%)

350.000

0,2%

Tây, Trung Âu Và Bắc Mỹ

2,3 triệu (7%)

88.000

0,3%


Châu Mỹ La Tinh

1,6 triệu (5%)

94.000

0,4%

Đông Âu và Trung Á

1,1 triệu (3%)

110.000

0,6%

Caribbean

250.000 (<1%)

12.000

1,1%

Trung Đông và Bắc Phi

230.000 (<1%)

25.000


0,1%

Châu phi-Cận Sahara

H
P

Bảng số liệu vầ tỷ lệ hiện nhiễm HIV và mới mắc theo khu vực năm 2013,

U

chỉ ra rằng:

Khu vực Châu Phi cận Sahara: là khu vực ảnh hưởng nặng nhất, có đến

H

71% số người nhiễm HIV nhưng chỉ có khoảng 13% dân số thế giới [34]. Hầu hết
trẻ em bị nhiễm HIV sống ở khu vực này (91%) [36, 38]. Nam Phi là quốc gia có
số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới (6,2 triệu), trong khi đó Swaziland có tỷ
lệ nhiễm cao nhất thế giới (27,4%).
Mỹ Latinh và Caribbean: ước tính có khoảng 1,9 triệu người nhiễm HIV,
trong đó có 106.000 ca nhiễm mới trong năm 2013, tỷ lệ nhiễm HIV ở người trưởng
thành (15 – 49 tuổi) là 1,1%, tỷ lệ này cao thứ 2 thế giới sau khu vực châu Phi cận
Sahara. Trong khu vực, Bahamas có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong khu vực (3,2%),
Brazil là quốc gia có số người nhiễm nhiều nhất (730.000) [36].
Đông Âu và Trung Á. Ước tính có khoảng 1,1 triệu người đang sống chung
với HIV ở khu vực này, trong đó có 110.000 ca nhiễm mới trong năm 2013. Dịch
HIV ở khhu vực này chủ yếu là do tiêm chích ma túy. Liên bang Nga và Ukraine là



12

2 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất, chiếm 85% số người nhiễm HIV trong khu vực
[36].
Châu Á Thái Bình Dƣơng: ước tính 4,8 triệu người đang sống chung với
HIV. Khu vực này cũng là nơi có hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới - Trung
Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, chỉ một tỷ lệ nhỏ người nhiễm thì ước tình số lượng đã lên
đến hàng triệu người [34].
1.2.2. Dịch HIVAIDS ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình nhiễm HIV
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết 30/11/2013, số trường hợp báo cáo

H
P

hiện nhiễm HIV là 216.254 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có
68.977 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc là 248 người trên
100.000 dân, địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước vẫn
là tỉnh Điện Biên (1029), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (682). Trong 11 tháng
đầu năm 2013, cả nước phát hiện mới 11.567 trường hợp nhiễm mới HIV, trong đó
5.493 bệnh nhân AIDS; báo cáo có 2.097 người tử vong do AIDS [9].

U

Phân bố dịch HIV, theo địa bàn: tính đến 30/11/2013, tồn quốc đã phát hiện
người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành

H


phố, dịch HIV tiếp tục lan rộng về địa bàn. Năm 2013 tăng thêm 3 huyện và 47 số
xã/phường mới phát hiện có người nhiễm HIV; phân bố người nhiễm HIV theo
giới: nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%; phân bố theo nhóm tuổi: chủ yếu
tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi chiếm khoảng 79% số người nhiễm HIV, tuy
vậy, tỷ trọng người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi đang có xu hướng tăng dần,
đến hết năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm tuổi 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất với 44,6% và trong năm 2013 tỷ lệ này là 45,1% trong khi tỷ lệ người nhiễm
HIV trong nhóm 20-29 tuổi có xu hướng giảm; phân bố theo đường lây truyền: tỷ lệ
người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng,
lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được
phát hiện báo cáo trong năm 2013 cho thấy: số người lây truyền qua đường tình
dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45% tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua đường


13

máu chiếm 42,4% giảm khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012 ; tỷ lệ người nhiễm
HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%.
Kết quả giám sát phát hiện năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV là người
nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hướng giảm dần từ 2008 đến
2012, tuy nhiên trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là
người nghiện chích ma túy có tăng nhẹ, chiếm 39,2% năm 2013 so với 37,7% năm
2012, đối tượng tình dục khác giới có xu hướng giảm, từ 24,7% năm 2012 cịn 18%
năm 2013. Các nhóm cịn lại chiếm một tỷ lệ thấp [9].
1.1.2.2 Chiều hướng lây truyền trong các nhóm quần thể
Nhóm nghiện chích ma túy: kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm HIV trong

H
P


năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu
hướng giảm, năm 2012 tỷ lệ này là 10,3% giảm 1,3% so với năm 2012 (giảm
11,6%). Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy đều giảm, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các khu vực, tỷ lệ này cao nhất ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là 14,9% và thấp nhất là khu vực Duyên Hải Miền

U

Trung 3,8% [9]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tập trung cao ở
các tỉnh ở khu vực ở Miền núi Phía Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Tp. Hồ Chí Minh.

H

Nhóm phụ nữ bán dâm: Theo kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm năm 2013,
tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD là 2,6% (giảm 0,1% so với năm 2012). Tỷ
lệ này có sự khác nhau ở các khu vực, trong đó cao nhất là các tỉnh đồng bằng bắc
bộ tỷ lệ này chiếm 4,9%, kế đến là các tỉnh miền đông nam bộ là 2,8%, và thấp
nhất là khu vực tây nguyên 0,4%. Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD
cao là thành phố Hà Nội (22%), Sơn La 6%, Vĩnh Long 5,33%, Lạng Sơn 5,29%,
Hồ Chí Minh 5,19%. Phân tích chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm PNBD qua các
năm cho thấy, từ năm 1994 đến 2002, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD tăng lên
nhanh chóng từ 0,6% năm 1994 lên tới 5,9% năm 2012 [9]. Trong giai đoạn 2002
đến 2010, tỷ lệ có sự biến động không ổn định, tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, tỷ
lệ này có xu hướng giảm dần.


14

Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM): qua kết quả giám sát

trọng điểm năm 2012 cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM là 2,3%
(thấp hơn so với năm 2011). Tỷ lệ này cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh (7,3%), tiếp đến
là Hà Nội (6,5%), Sóc Trăng (2%). Tuy nhiên, trong năm 2013, thực hiện giám sát
trọng điểm nhóm MSM ở 16 tỉnh, kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm MSM là 3,9% (tăng hơn 1,7 lần so với năm 2012) [9].
1.2.3. Dịch HIVAIDS tại Long An
1.1.3.1 Tình hình dịch HIV, diễn biến và xu hướng
Năm 2013, toàn tỉnh đã phát hiện 238 trường hợp nhiễm HIV mới, 59

H
P

chuyển AIDS và 30 tử vong do AIDS.

Cả tỉnh hiện có 15/15 huyện, thị, thành phố với 186/192 xã, phường, thị
trấn phát hiện người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 96,9% [1]. Từ ca nhiễm HIV đầu
tiên được phát hiện tháng 8/1993, đến tháng 12 năm 2013 tồn tỉnh có 3.994
người nhiễm HIV, 2.389 chuyển AIDS, 1.304 ca tử vong, số bệnh nhân cịn sống
đang quản lý là 1.201 bệnh nhân, trong đó 1.046 bệnh nhân hiện sống ở địa

U

phương. Đối với các Trường, Trại đóng trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2013 cịn
quản lý 155 người nhiễm HIV, trong đó ở Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục lao

H

động xã hội có 60 bệnh nhân/466 học viên và Trại giam Thạnh Hòa có 95 bệnh
nhân.


Dịch HIV trong tỉnh phát hiện cao trong giai đoạn (2001-2004) trung bình
300-500 ca mỗi năm, giai đoạn (2005-2012) tình hình dịch ổn định trung bình
180-280 ca mỗi năm, tuy nhiên từ năm 2009 -2012 dịch có xu hướng tăng đều và
liên tục, đến năm 2013 dịch lại có xu hướng giảm.


15

486
500
420

358

400
270

243

236

300

238

259

245

307


273

238

188
200
100

95
41

0
1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011

2012

2013

Biểu đồ 1: Số ca mới mắc HIV qua các năm (1993-2013)

H
P

Tại Long An số người nhiễm HIV cao đều tập trung tại 4 huyện giáp ranh
thành phố Hồ Chí Minh gồm Đức Hòa (599 ca), Bến Lức (531 ca), Cần Giuộc (425
ca) và Cần Đước (220 ca), ngoài ra 2 huyện, thành phố nằm dọc trục quốc lộ 1A đi
về các tỉnh Tây Nam bộ số người nhiễm HIV cũng khá cao, TP Tân An (358 ca) và
Thủ Thừa (166 ca) [1].

U

Bảng 1. 2: Kết quả giám sát trọng điểm từ 2006-2013
Đối tƣợng xét
nghiệm


2006

Nhóm NCMT tại
cộng đồng
Phụ nữ bán dâm
Thanh niên khám sơ
tuyển NVQS
Công nhân lao động

H

2007

Phụ nữ mang thai

0,24

0,87

Tỷ lệ nhiễm HIV

2008

2009

2010

2011

2012


2013

24,6

16,02

13,08

16,6

17,5

16,6

14

7,5

0,46

2,02

1,9

2,32

0,6

0,6


2,5

2,0

0

0,13

0

0

0

0,5

0,125

0,12

0,25

0,5

0

0

0,34


0

0

0,13

0

0

0,25

Kết quả xét nghiệm 8 năm (2006-2013) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV các nhóm đối
tượng diễn biến như sau:
Dịch HIV trong nhóm nam NCMT nhìn chung ổn định trong giai đoạn từ
20007 – 2011, tỷ lệ nhiễm trong khoảng 16%-17%, và trong 2 năm trở lại đây do có


16

các hoạt động can thiệp trên nhóm đối tượng này nên tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, từ
16,6% năm 2011 còn 7,5% năm 2013.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD năm 2006 là 0,46% nhưng năm 2012 là
2,5% (tăng hơn gấp 5 lần), năm 2012 là năm đầu tiên phát hiện tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm PNBD ở tỉnh cao nhất trong 7 năm (2006-2012). Năm 2013, tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm PNBD giảm 0,5% so với năm 2012 tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cịn
cao.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai năm từ 2008-2013 đều dưới
0,5%, riêng 2 năm (2010-2011) và 2013 không phát hiện thai phụ nhiễm HIV qua

giám sát trọng điểm, nhưng qua xét nghiệm giám sát phát hiện (2011-2013) mỗi

H
P

năm phát hiện trên 30 thai phụ nhiễm HIV.

1.1.3.2 Kết quả điều tra hành vi của các nhóm đối tượng tại địa phương
Kết quả điều tra bản đồ điểm nóng và điều tra hành vi đối với nhóm nhạy
cảm với HIV (NCMT, PNBD) tiến hành ở tỉnh vào tháng 9/2012 cho kết quả như
sau [29]:

U

Nhóm nghiện chích ma túy

Độ tuổi của người nghiện chích đa số dưới 29 tuổi chiếm 85%, trong đó dưới

H

20 tuổi chiếm 16,9%. Tỷ lệ người sử dụng ma túy trên 3 năm chiếm 59,4%, tỷ lệ sử
dụng BKT mới trong lần chích đầu tiên chiếm 76,2%, tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm
(BKT) mới trong 1 tháng qua chiếm 83,8%. Loại chất gây nghiện được sử dụng phổ
biến nhất là heroin 96,2% và ma túy đá 28,8%. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ sử dụng
bao cao su (BCS) thường xun trong quan hệ tình dục cịn thấp, tỷ lệ sử dụng BCS
thường xuyên với vợ chiếm 29,6%, với gái mại dâm 40,4% và với bạn tình bất chợt
32,4%.
Tỷ lệ người nghiện ma túy biết phòng xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT)
chiếm 62,5% và đã từng được xét nghiệm HIV chỉ chiếm 48,8%.



17

Qua kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm 8 năm (2006-2013) tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích giảm đều và liên tục hàng năm từ 24,6% (2006) giảm
còn 7,5% (2013).
Nhóm phụ nữ bán dâm
Độ tuổi của PNBD từ 20- 29 tuổi chiếm 73%, số năm hành nghề trên 2 năm
chiếm 68%, tỷ lệ PNBD NCMT chiếm 4,7%. Qua điều tra cho thấy hầu hết PNBD
ở Long An chọn các cơ sở dịch vụ giải trí để hành nghề chiếm tỷ lệ 90%.
Tỷ lệ PNBD nhận được BCS trong 6 tháng qua chiếm 52,7%, tuy nhiên sử
dụng BCS thường xun trong quan hệ tình dục cịn thấp, tỷ lệ sử dụng BCS thường
xuyên với khách làng chơi trong 1 tháng qua chỉ chiếm 28,7%, với người yêu/chồng

H
P

chiếm 10%.

Tỷ lệ PNBD biết phòng xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) chiếm 65,3% và
đã từng được xét nghiệm HIV chỉ chiếm 44%, khám và điều trị STIs chỉ có 26,7%
Tỷ lệ có kiến thức đúng về HIV/AIDS chiếm 53,3% (thấp hơn người nghiện chích
10,5%).

U

Qua kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm 7 năm (2006-2013) tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm PNBD năm 2012 tăng đột biến 2,5%, năm 2013 giảm còn 2%. Tỷ

H


lệ nhiễm HIV trên nhóm PNBD năm 2012-2013 ở Long An được xem là cao nhất
trong thời gian 10 năm qua.

1.3. Thực trạng nhóm NCMT đƣợc quản lí tại Long An
Theo số liệu tổng hợp của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và
Trung tâm Y tế 15 huyện, thị, thành phố của tỉnh Long An, tính đến cuối năm 2013,
cả tỉnh có 14/15 huyện, thành phố (ngoại trừ Mộc Hóa) với 110/192 xã, phường
phát hiện 1.426 người nghiện chích ma túy (NCMT) , các huyện có người NCMT
cao nhất là Đức Hòa (329), Cần Giuộc (230), Bến Lức (219).


×