Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone và một số yếu tố liên quan tại trung tâm y tế quận tân bình, thành phố hồ chí minh, năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐÀO THỊ THANH NGA

H
P

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ
METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

H

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐÀO THỊ THANH NGA

H
P


CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ
METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ BẢO CHÂU

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời Ban
Giám hiệu trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm
Y tế quận Tân Bình đã tạo điều kiện để em tham gia khóa học và triển khai
nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Bảo Châu đã tận tình
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa học cho em trong quá trình
thực hiện luận văn.


H
P

Cảm ơn Q thầy cơ trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội đã tận
tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học
tập. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng
HIV/AIDS cùng toàn thể cán bộ nhân viên khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng
HIV/AIDS, Trung tâm Y tế quận Tân Bình tạo điều kiện tốt nhất trong q

U

trình tơi triển khai nghiên cứu này.

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln động
viên, chia sẻ và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, giúp tôi vượt qua

H

mọi khó khăn để hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2022
Học viên

Đào Thị Thanh Nga


ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... V
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... VII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................. VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu ................................................................... 4
1.2. Tổng quan về điều trị methadone ...................................................................... 5

H
P

1.2.1. Chương trình điều trị methadone.................................................................... 5
1.2.2. Tình hình triển khai chương trình Methadone tại Việt Nam ........................... 7
1.3. Các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống ..................................................... 8
1.3.1. Một số thang đo chất lượng cuộc sống ........................................................... 8
1.3.2. Giới thiệu thang đo WHOQoL-BREF ............................................................ 9

U

1.4. Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone qua một số nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................................. 10
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................ 10

H

1.4.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 12
1.5. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người đang điều trị

methadone ............................................................................................................. 16
1.5.1. Yếu tố thuộc về cấp độ cá nhân .................................................................... 16
1.5.2. Yếu tố thuộc về cấp độ gia đình và cộng đồng ............................................. 19
1.5.3. Yếu tố thuộc về cơ sở điều trị methadone .................................................... 20
1.5.4. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ............................................................. 21
1.6. Giới thiệu sơ lược địa điểm nghiên cứu .......................................................... 22
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 24
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 26


iii

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 27
2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 27
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu........................................................ 28
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu............................................................................... 28
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 29
2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ............................................................... 31
2.5.1. Các biến số nghiên cứu định lượng .............................................................. 31
2.5.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính .................................................................. 31
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu ............................................................ 32

H
P

2.7. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 33
2.8. Sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục ....................................................... 33

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 35
3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone tại Trung

U

tâm Y tế quận Tân Bình ......................................................................................... 35
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................. 35
3.1.2. Chất lượng cuộc sống theo lĩnh vực ............................................................. 38

H

3.1.3. Chất lượng cuộc sống tổng quát ................................................................... 42
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người đang điều trị
methadone tại Trung tâm Y tế quận Tân Bình ....................................................... 43
3.2.1. Các yếu tố thuộc ở cấp độ cá nhân ............................................................... 43
3.2.2. Các yếu tố thuộc cấp độ gia đình và cộng đồng ............................................ 48
3.2.3. Yếu tố thuộc về cơ sở điều trị methadone .................................................... 50
3.4.4. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ............................................................. 54
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ..................................................................................... 56
4.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone tại Trung
tâm Y tế quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 56
4.1.1. Chất lượng cuộc sống tổng quát ................................................................... 56
4.1.2. Chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực ..................................................... 59


iv

4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người đang điều trị
methadone tại Trung tâm Y tế quận Tân Bình ....................................................... 63

4.2.1. Yếu tốc thuộc về cấp độ cá nhân .................................................................. 63
4.2.2. Yếu tố thuộc cấp độ gia đình và cộng đồng .................................................. 68
4.2.3. Yếu tố thuộc về cơ sở điều trị methadone .................................................... 71
4.4.4. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ............................................................. 74
4.3. Điểm mạnh, điểm hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 79

H
P

PHỤ LỤC.............................................................................................................. 85
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ....................................................................................... 85
Phụ lục 2: Trang thông tin và phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu ..................... 93
Phụ lục 3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện Lãnh đạo TTYT quận ..................... 96
Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện Lãnh đạo khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng

U

đồng HIV/AIDS .................................................................................................... 98
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu bác sĩ điều trị tại TTYT ............................. 100
Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu người đang điều trị methadone .................. 102

H

Phụ lục 7. Bảng biến số nghiên cứu định lượng ................................................... 104


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

CLCS

Chất lượng cuộc sống

FHI 360

Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế 360 (Family Health
International 360)

HBV

Vi rút viêm gan B (Hepatitis B virus)

HCV

Vi rút viêm gan C (Hepatitis C virus)


HIV

Vi rút suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

TTYT

Trung tâm y tế

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHOQoL

H
P

Virus)

U


Đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới (The
World Health Organization Quality of Life Assessment)

H


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các chủ đề nghiên cứu định tính ............................................................ 31
Bảng 2.2: Các tính điểm chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực (1) ................... 32
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người đang điều trị methadone (n=230) ... 35
Bảng 3.2: Một số đặc điểm tiền sử và bệnh lý của người đang điều trị methadone
(n=230) ................................................................................................................. 36
Bảng 3.3: Đặc điểm về điều trị ở người đang điều trị methadone (n=230) ............. 37
Bảng 3.4: Tự đánh giá CLCS và hài lòng về sức khỏe hiện tại của người đang điều
trị methadone (n=230) ........................................................................................... 38

H
P

Bảng 3.5: Chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe thể chất (n=230) ..................... 39
Bảng 3.6: Chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tinh thần (n=230).................... 40
Bảng 3.7: Chất lượng cuộc sống lĩnh vực mối quan hệ xã hội (n=230) .................. 40
Bảng 3.8: Chất lượng cuộc sống lĩnh vực môi trường sống (n=230) ...................... 41
Bảng 3.9: Điểm CLCS sống chung theo thang điểm WHOQoL-BREF (thang điểm

U


chuyển đổi hệ 100) của người đang điều trị methadone (n=230) ............................ 42
Bảng 3.10: Đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến CLCS ..................................... 43
Bảng 3.11: Đặc điểm về tiền sử bệnh liên quan đến CLCS .................................... 46

H

Bảng 3.12: Đặc điểm về điều trị liên quan đến CLCS ............................................ 47


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bên cạnh những chỉ số về sức khoẻ, CLCS của người đang điều trị methadone
cũng là một trong những mục tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả của chương trình
điều trị. Thực tế cho thấy tỷ lệ người điều trị methaodone tại TTYT quận Tân Bình
bỏ trị tương đối cao với hơn 10%, CLCS của họ chưa được đánh giá đầy đủ và nhiều
yếu tố ảnh hưởng chưa được tìm hiểu. Do đó nghiên cứu này được thực hiện với mục
tiêu mơ tả và phân tích một số yếu tố liên quan đến CLCS của người đang điều trị
methadone.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng. Nghiên cứu định lượng thực hiện khảo sát 230 người đang điều trị methadone

H
P

giai đoạn duy trì tại TTYT quận Tân Bình theo bộ câu hỏi cấu trúc xây dựng dựa trên
thang đo WHOQoL-BREF với 26 câu hỏi gồm 4 nhóm câu hỏi về: thể chất, tâm lý,
xã hội và môi trường. Bộ câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: 1. Rất khơng hài
lịng/Rất xấu; 2. Khơng hài lịng/Xấu, 3; Bình thường/Trung bình; 4. Hài lịng/Tốt; 5.
Rất hài lịng/Rất tốt. Tổng điểm tối đa cho mỗi lĩnh vực là 100 điểm, tổng điểm người


U

đang điều trị methadone càng cao, phản ánh CLCS tốt hơn. Nghiên cứu định tính thực
hiện 9 cuộc phỏng vấn sâu với 1 đại diện Lãnh đạo TTYT quận Tân Bình, 01 đại diện
quản lý khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng HIV/AIDS, 02 bác sĩ điều trị của phòng

H

khám Methadone và 05 người đang điều trị methadone).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng điểm CLCS của người đang điều trị
methadone thấp, trung bình là 64,63 ± 9,81 điểm, trong đó, lĩnh vực sức khỏe thể chất
là 68,31 ± 11,06 điểm, lĩnh vực sức khỏe tinh thần là 66,27 ± 11,87 điểm, lĩnh vực
mối quan hệ xã hội là 59,06 ± 13,47 điểm và lĩnh vực môi trường sống là 65,03 ±
10,50 điểm. Người không làm việc có điểm CLCS chung thấp hơn người làm nghề
tự do (p=0,004) và các nghề khác (p=0,001). Người không làm việc có điểm CLCS
về thể chất thấp hơn người làm nghề tự do (p=0,004) và các nghề khác (p=0,008). Về
tinh thần, người khơng làm việc có điểm CLCS thấp hơn người làm nghề tự do
(p=0,033) và các nghề khác (p=0,031); Mối quan hệ xã hội (p=0,009), những người
không làm việc có điểm CLCS thấp hơn người làm các nghề khác (p=0,006); về môi


viii

trường sống (p=0,006), Người khơng làm việc có điểm CLCS thấp hơn người làm
nghề tự do (p=0,009) và các nghề khác (p=0,009). Người nam có điểm CLCS mối
quan hệ xã hội cao hơn so với nữ (p=0,012). Người trên 40 tuổi có điểm CLCS mối
quan hệ xã hội thấp hơn so với người từ 40 tuổi trở xuống (p=0,040). Người đã kết
hơn có điểm CLCS tinh thần cao hơn so với người chưa kết hơn (p=0,01). Người
khơng nhiễm HIV có điểm CLCS các lĩnh vực cao hơn so với người bị nhiễm HIV

về CLCS chung (p=0,01), điểm CLCS tinh thần (p=0,013), điểm CLCS mơi trường
sống (p=0,011). Người khơng có lần xét nghiệm nước tiểu (+) nào có điểm CLCS về
thể chất, tinh thần, môi trường, xã hội và CLCS chung cao hơn so với người có ít nhất
1 lần xét nghiệm nước tiểu (+) ma túy. Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa về mặt

H
P

thống kê (p<0,001). Ngồi ra, nghiên cứu định tính cũng thấy rằng sự hỗ trợ của gia
đình, tổ chức phi chính phủ, đồng đẳng viên; các chính sách hỗ trợ của nhà nước; cải
cách quy trình; phát thuốc ngồi giờ của cơ sở điều trị methadone; phát thuốc tại nhà,
sự hỗ trợ của đồng đẳng viên, NVYT; nguồn cung ứng thuốc không bị gián đoạn; sự
hỗ trợ kinh phí của UBND thành phố, TTYT và các tổ chức phi chính phủ vẫn được

U

đảm bảo là yếu tố tích cực cần được duy trì và phát huy để cải thiện CLCS của người
đang điều trị methadone. Bên cạnh đó cần khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến
CLCS của người đang điều trị methadone như: người có điều kiện sống khó khăn,

H

tình trạng trú khơng ổn định; Sự kì thị của người xung quanh và sự tự kì thị của người
đang điều trị methadone; thiếu nhân lực; chưa có kinh nghiệm/thiếu bác tư vấn, hỗ
trợ tâm lý; chưa có khơng gian tư vấn riêng.
Qua kết quả nghiên cứu khuyến nghị cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ về
việc làm cho nhóm đối tượng điều trị methadone, truyền thông nhằm giảm sự kỳ thị
phân biệt đối xử đối với những người dễ bị tổn thương như người nhiễm HIV/AIDS,
người nghiện chất dạng thuốc phiện có ý thức cai nghiện. TTYT quận Tân Bình cần
kiện tồn nhân sự cho phịng khám methadone, bổ sung nhân sự về tư vấn hỗ trợ tâm

lý cho người đang điều trị methadone, đồng thời quan tâm đến khâu tư vấn trong
khám và điều trị methadone.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất dạng thuốc phiện (CDTP) là tên gọi chung cho nhiều chất như: những chất
tự nhiên (nhựa thuốc phiện), chất bán tổng hợp, tổng hợp (morphin, heroin,
methadon...). Nghiện CDTP bao gồm sự lệ thuộc cả về cơ thể và tâm thần. Sự lệ thuộc
tâm thần là cơ sở sinh học gây ra tái nghiện (2). Nghiện CDTP đã và đang gây ra
nhiều tác hại nghiêm trọng cho người nghiện, gia đình và xã hội (2). Theo thống kê
của UNODC (năm 2019) thì thế giới hiện nay có khoảng 275 triệu người nghiện, sử
dụng ma túy trong đó 164 triệu người sử dụng cần sa, 37 triệu người nghiện và sử
dụng ma túy tổng hợp; 18 triệu người nghiện và sử dụng heroin; 17 triệu người nghiện
ma sử dụng cocain, số còn lại nghiện và sử dụng các loại ma túy khác (3). Tại Việt

H
P

Nam, những năm gần đây tình hình sử dụng các CDTP của người dân diễn biến phức
tạp, gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, tính chất, mức độ; hiện nay, có sự thay đổi
về loại ma túy sử dụng, người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng
phổ biến, gây khó khăn trong công tác tổ chức cai nghiện (4).

Cùng với các biện pháp phịng chống tội phạm bn bán CDTP, việc tổ chức

U

điều trị nghiện, giúp cho những người nghiện ma túy có thể tái hịa nhập cộng đồng,

đặc biệt là chương trình điều trị methadone cũng được chú trọng hơn. Các nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam đã chứng minh đây là liệu pháp có tác dụng tốt trong

H

điều trị nghiện các CDTP và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm
khác như viên gan B, C, giảm tần suất việc sử dụng ma túy tiến tới ngưng sử dụng
các chất gây nghiện, giảm xung đột gia đình, sử dụng quá liều và các hoạt động phạm
tội trong nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT), tăng tỷ lệ người sau cai nghiện
có việc làm (5-7).

Bên cạnh những chỉ số về sức khoẻ, chất lượng cuộc sống (CLCS) của người
đang điều trị methadone cũng là một trong những mục tiêu đánh giá chất lượng và
hiệu quả của chương trình điều trị. Thực tế cho thấy CLCS của người đang điều trị
methadone tại Việt Nam còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ người
đang điều trị methadone có CLCS tốt sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng thấp, lần lượt
là 49,1%, 48,8% và 51,7% (5). Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Nguyễn Thị Vũ
Lệ và cộng sự (2019) cũng cho thấy điểm CLCS ở mức trung bình từ 50-75 điểm theo


2

thang điểm 0-100 (8). Ngoài ra, nhiều yếu tố liên quan đến CLCS của người đang
điều trị methadone cũng đã được đề cập qua các nghiên cứu như các yếu tố đặc điểm
của người bệnh (tuổi, giới tính, học vấn, hôn nhân, bệnh kèm, đồng nhiễm HIV, thời
gian điều trị methadone ...vv) (9-13), yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng (sự hỗ trợ
của gia đình, cộng đồng, sự kỳ thị ...) (14-16) và kể cả các yếu tố thuộc về cơ sở y tế
(17-19). Việc đánh giá và cải thiện CLCS của người đang điều trị methadone là rất
cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả chương trình điều trị Methadone (5, 11, 20).
Trong năm 2020 - 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên

thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại TPHCM, đợt dịch thứ 4 diễn ra rất phức tạp, ảnh
hưởng đến nhiều người đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như người nghiện

H
P

ma túy (21). Cùng với việc cho phép người điều trị methadone nhận thuốc thời gian
dài của thế giới, tháng 9 năm 2021 tại TPHCM đã triển khai phát thuốc methadone
tại nhà cho người đang tham gia điều trị methadone. Trong giai đoạn COVID-19, tác
giả Vũ Thị Tường Vi đã khảo sát chương trình điều trị methadone tại TPHCM. Kết
quả cho thấy từ tháng 6-10 năm 2021 có 8% người bỏ điều trị methadone Sau khi

U

triển khai việc phát thuốc tại nhà cho người nghiện, tỷ lệ người bỏ liều giảm rõ rệt,
chỉ còn 1,3% (69). Việc phát thuốc tại nhà cho người đang tham gia điều trị
methadone cũng không làm cho họ uống sai liều, kể cả người nhận thuốc 04 tuần, 03

H

tuần (68). Liệu những thay đổi về kinh tế, xã hội, chính sách về điều trị methadone
có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone trong giai
đoạn duy trì tại TTYT quận Tân Bình khơng? Những yếu tố nào liên quan đến CLCS
của họ? Để trả lời những câu hỏi này, thu thập thông tin xây dựng kế hoạch quản lý
điều trị và cải thiện chất lượng chương trình điều trị methadone trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone và một số
yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2022” được thực hiện.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone tại
TTYT quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người đang
điều trị methadone trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu
Chất dạng thuốc phiện: Chất dạng thuốc phiện là tên gọi chung cho nhiều chất
như: những chất tự nhiên (nhựa thuốc phiện), chất bán tổng hợp, tổng hợp (morphine,
heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine…) (2).
Nghiện chất dạng thuốc phiện: nghiện CDTP bao gồm sự lệ thuộc cả về cơ thể
và tâm thần. Sự lệ thuộc tâm thần là cơ sở sinh học gây ra tái nghiện (2).
Cai nghiện: là biện pháp tổng hợp, tác động về nhiều mặt như y tế, pháp luật,
giáo dục, đạo đức và một số khía cạnh khác nhằm giúp người nghiện CDTP cắt các

H

P

hội chứng nghiện, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Cai
nghiện có thể làm xuất hiện hội chứng cai nên người cai nghiện cần phải được điều
trị thích hợp (23)

Hội chứng cai nghiện CDTP: là phản ứng của cơ thể người nghiện khi cắt hoặc
giảm CDTP đang sử dụng. Các triệu chứng bao gồm các vấn đề về thể chất như mệt

U

mõi và các rối loạn về mặt tâm thần như bức rức, trầm cảm. Ngoài ra, cịn có các triệu
chứng sau: cảm giác thèm ma túy, ngạt mũi/hắt hơi, chảy nước mắt, đau cơ/chuột rút,
co cứng bụng, các rối loạn tiêu hóa như buồn nơn hoặc nôn, tiêu chảy, giãn đồng tử,

H

nổi da gà, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, ngáp, ngủ không yên (23)
Methadone: có tên thương hiệu là Dolophine, đây là một CDTP tổng hợp có
tác dụng dược lý giống với các CDTP khác nhưng không gây độc cho hệ thần kinh
trung ương, đồng thời cũng khơng gây ra các khối cảm, hưng phấn ở liều điều trị.
Methadone có thời gian bán huỷ trung bình là 24 giờ, người đang điều trị methadone
thường phải điều trị lâu dài (23).
Điều trị duy trì methadone là một liệu pháp thay thế lâu dài cho sự phụ thuộc
CDTP. Vì vậy, ngồi những mục đích làm giảm tỉ lệ sử dụng CDTP, giảm lây truyền
HIV, HVC, HBV và các bệnh lây truyền qua đường tiêm chích, giảm tỉ lệ tử vong
liên quan đến sử dụng CDTP, giảm hoạt động tội phạm thì CLCS cũng là một trong
những điểm đầu tiên, quan trọng cần đánh giá trong quá trình hiệu quả điều trị và sức
khỏe của người điều trị duy trì methadone.



5

Chất lượng cuộc sống: Theo Tổ chức Y tế thế giới, CLCS là "Nhận thức cá
nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và giá trị
trong cuộc sống của họ và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối
quan tâm của họ". Đó là một khái niệm khác nhau, bị ảnh hưởng trong một cách thức
phức tạp bởi sức khỏe thể chất của một người, trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, mối
quan hệ xã hội, niềm tin cá nhân và mối quan hệ với tính năng nổi bật của môi trường
sống (1). Định nghĩa khác theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC): “CLCS
là một khái niệm đa chiều thường bao gồm các đánh giá chủ quan về cả hai khía cạnh
tích cực và tiêu cực của cuộc sống” (24). CLCS mang tính chủ quan cao và bị tác
động bởi nhiều yếu tố nên khi đo lường cần lưu ý đến những đặc trưng của CLCS về

H
P

tính tồn diện, đa khía cạnh.
1.2. Tổng quan về điều trị methadone
1.2.1. Chương trình điều trị methadone

 Lợi ích của chương trình điều trị methadone:

Nhiều nghiên cứu báo cáo hiệu quả của chương trình điều trị duy trì Methadone

U

rằng: điều trị methadone làm giảm đáng kể việc tiêm chích ma túy, từ đó giảm khả
năng lây truyền HIV, vi rút viêm gan C (HCV), vi rút viêm gan B (HBV) và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác. Điều trị methadone làm giảm hoạt động tội phạm


H

của người lạm dụng CDTP. Methadone có bản chất cũng chỉ là một CDTP, giống
như heroin nhưng dùng methadone sẽ an tồn hơn nhiều so với uống heroin, từ đó có
thể giúp người đang điều trị methadone thốt khỏi việc sử dụng CDTP và cho họ cơ
hội việc làm, hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện. Tuy nhiên, nghiện CDTP là một
bệnh não mạn tính nên điều trị methadone là điều trị lâu dài (trong nhiều tháng hoặc
thậm chí nhiều năm) (25).
 Nguyên tắc chung:
Người nghiện phải tự nguyện đồng ý tham gia điều trị. Thử liều ở liều thấp, tăng
từ từ và duy trì liều khi đạt hiệu quả. Thời gian điều trị phụ thuộc vào cơ địa và thời
gian sử dụng thuốc của từng người, tối thiểu là 1 năm. Cá nhân tham gia điều trị sẽ
được giáo dục, tìm hiểu động lực, mức độ cam kết và sự sẵn sàng tham gia điều trị
trước khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, việc tư vấn, hỗ trợ về tâm lý xã hội cho người


6

đang điều trị methadone cũng giúp hiệu quả tốt hơn. Thông tin của người nghiện là
bảo mật, chỉ được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu hoặc
khi được sự đồng ý của người nghiện (23).
 Tư vấn, tham vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội:
Tư vấn và bỗ trợ xã hội cho người đang điều trị methadone có vai trị quan trọng
giúp người đang điều trị methadone tuân thủ điều trị thuốc, dự phòng tái nghiện,
hướng tới xây dựng lối sống lành mạnh, từng bước tái hịa nhập với gia đình và cộng
đồng. Có nhiều hình thức hỗ trợ: tư vấn từng cá nhân; tư vấn và giáo dục nhóm; tư
vấn cho gia đình người nghiện; xây dựng các nhóm hỗ trợ đồng đẳng cho người
nghiện qua mỗi thời kỳ trước, trong và sau điều trị. Người làm công tác tư vấn, tham


H
P

vấn phải được đào tạo về kỹ năng tư vấn điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone (23).
 Quy trình điều trị

Người đang điều trị methadone phải tránh dùng các loại CDTP khác như heroin,
codein, morphine hoặc thuốc phiện, vì những thuốc này kết hợp với methadone có

U

thể dẫn đến quá liều, có thể gây tử vong. Trong khi điều trị duy trì Methadone, họ cần
phải nhận thuốc và uống một lần một ngày vì tác dụng của Methadone chỉ phát huy
trong vịng trung bình 24 giờ để khơng xuất hiên triệu chứng cai. Vì vậy, để điều trị

H

nghiện có hiệu quả với methadone cần phải điều trị duy trì một khoảng thời gian dài
(25). Các giai đoạn điều trị gồm:

- Giai đoạn khởi liều (2 tuần đầu): liều khởi đầu phụ thuộc vào kết quả đánh giá
độ dung nạp CDTP của người nghiện, thường là 15-30mg.
- Giai đoạn dò liều (2 tuần sau khởi liều): cán bộ y tế điều chỉnh liều methadone
để phù hợp với từng cá nhân, tuy nhiên phải đảm bảo tổng liều tăng trong 1 tuần
không vượt quá 20mg. Cần giám sát người đang điều trị methadone trong 3-6 giờ sau
khi uống liều đầu tiên để xem xét tăng liều hoặc xử lý ngộ độc liều.
- Giai đoạn điều chỉnh liều: có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng, liều methadone sẽ
được điều chỉnh đến khi hết hội chứng cai, giảm cảm giác thèm nhớ, ngăn người đang
điều trị methadone tái sử dụng ma túy và không gây ngộ độc.



7

- Giai đoạn điều trị duy trì: liều duy trì là liều có hiệu quả và phong tỏa được
những khối cảm do sử dụng heroin, khơng cịn thèm nhớ heroin, thơng thường là
60-120mg/ngày (23).
Chương trình điều trị methadone tại TTYT quận Tân Bình hiện nay cũng được
áp dụng theo chương trình trên đây.
1.2.2. Tình hình triển khai chương trình Methadone tại Việt Nam
Chương trình điều trị methadone đã minh chứng cho thấy tính hiệu quả tại Việt
Nam sau hơn 10 năm kể từ lúc những người đầu tiên được đưa vào chương trình. Đến
năm 2014, báo cáo đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các
CDTP bằng methadone tại Hải Phòng và TP.HCM cho thấy tỷ lệ bỏ trị trung bình là

H
P

8,3 trường hợp/1.000 người mỗi tháng. Hầu hết người đang điều trị methadone có
tuân thủ điều trị methadone tốt, nên số lượng người sử dụng CDTP bất hợp pháp giảm
đáng kể, tần suất tiêm chích heroin của người đang điều trị methadone tái nghiện
cũng giảm mạnh, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm cũng giảm. Người đang điều trị
methadone có hoạt động tình dục sau khi sử dụng heroin giảm, tỷ lệ người đang điều

U

trị methadone sử dụng bao cao su tăng. Tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần của người đang điều trị methadone cải thiện đáng kể, cụ thể là tỷ lệ người đang
điều trị methadone gặp tác dụng phụ của methadone và có khả năng từ các điều trị


H

khác (ví dụ ARV và Lao) là 46,3%. Chỉ 4,4% người đang điều trị methadone báo cáo
bị lo âu sau hai năm điều trị, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với báo cáo gần 79% khi
bắt đầu uống thuốc. CLCS của người đang điều trị methadone tăng lên đáng kể, đặc
biệt là ở người đã điều trị ở liều duy trì. Người đang điều trị methadone có việc làm
tăng lên và duy trì mặc dù có 40% khơng làm việc tồn thời gian. Cơng việc của
người đang điều trị methadone chủ yếu là buôn bán, phụ giúp việc trong gia đình. Chỉ
cịn 1,3% người đang điều trị methadone tham gia vào các hoạt động phạm tội, giảm
đáng kể so với thời điểm bắt đầu điều trị là 40% (5).
Năm 2015 có 43/63 tỉnh thành triển khai điều trị nghiện CDTP bằng methadone
với 161 cơ sở điều trị cho 29,278 người (26). Tính đến tháng 01 năm 2016, tồn quốc
đã có 57/61 tỉnh thành có cơ sở điều trị methadone với 44,078 người đang điều trị,
tương đương 54,39% chỉ tiêu Chính phủ đề ra, trong đó Lai Châu, Long An, Vĩnh


8

Long, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng và Đồng Tháp là các tỉnh đã thực hiện vượt mức
kế hoạch (26).
Từ 160.000 người đang điều trị methadone từ năm 2008, hiện nay chỉ còn
khoảng 52.000 người đang được điều trị trong chương trình. Sau 10 năm triển khai
dịch vụ điều trị Methadone đã chứng minh được những cho thấy sự thành công của
liệu pháp điều trị và sự phù hợp với bối cảnh của Việt Nam (27, 28).
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã bùng phát tại Việt Nam với diễn biến
phức tạp đã tác động tiêu cực rất lớn đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội
và y tế (21), gây khó khăn trong cơng tác quản lý điều trị methadone cho người nghiện
chất. Đặc biệt trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/04/2021) – đợt dịch bùng phát mạnh

H

P

mẽ tại các tỉnh thành phía Nam với số ca mắc và tử vong rất cao, tính đến ngày
04/10/2021, tổng số ca mắc tại Việt Nam trong đợt dịch thứ 4 là 811.109, TP,HCM
là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước với 400.003 trường hợp (29). Do đó, từ
năm 2021, Bộ Y tế phê duyệt người cai nghiện được cấp thuốc methadone để mang
về nhà sử dụng trong nhiều ngày, sáng kiến được hỗ trợ triển khai bởi UNODC và

U

UNAIDS. Sáng kiến này giúp trao quyền cho người sử dụng ma túy và hạn chế rào
cản cho những người đang điều trị methadone không thể tiếp tục duy trì điều trị.
Ngồi ra, việc này giúp hạn chế người đang điều trị methadone đến nhận thuốc mỗi

H

ngày, đóng góp vào cơng tác dự phịng COVID-19 (28).
1.3. Các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống
1.3.1. Một số thang đo chất lượng cuộc sống
Trên thế giới có nhiều bộ cơng cụ để đánh giá CLCS và được chia làm 2 nhóm
chính: cơng cụ tổng qt và công cụ chuyên biệt cho một bệnh lý. Các công cụ chun
biệt được đánh giá là có độ chính xác và độ nhạy cao đối với CLCS của từng đối
tượng mắc các bệnh lý được chẩn đoán khác nhau. Mặc dù, các bộ công cụ tổng quát
không đánh giá được một cách chính xác nhất có thể cho từng bệnh lý khác nhau
nhưng các bộ công cụ tổng quát được thiết kế để đánh giá trên nhiều khía cạnh khác
nhau có liên quan đến sức khỏe, đánh giá một cách tồn diện. Nhờ đó, các bộ cơng
cụ tổng qt có thể sử dụng để đánh giá CLCS trên nhiều đối tượng mắc các bệnh lý
khác nhau.



9

Bộ công cụ tổng quát được sử dụng đo lường cho những lĩnh vực chất lượng
cuộc sống thích hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau: khỏe mạnh, bệnh lý
cấp tính, bệnh lý mạn tính (30-33). Bao gồm các công cụ như: WHOQoL-100,
WHOQoL-BREF, MOS-SF-36, QWB-SA, MOS-SF-20, FQS, EQ-5D, EQ-VAS,
SF-36, SF-12, SIP-136, PAMIE, NPH,… Trong đó, các cơng cụ thường được sử dụng
trong các nghiên cứu đánh giá CLCS của người đang điều trị methadone như:
WHOQoL-BREF, SF-36, SF-12, EQ-5D,… (34).
1.3.2. Giới thiệu thang đo WHOQoL-BREF
Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống WHOQoL-BREF được phát triển từ
năm 1991 dựa trên bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống WHOQoL-100 của Tổ

H
P

chức Y tế thế giới. Bộ công cụ WHOQoL-100, cho phép đánh giá chi tiết từng khía
cạnh liên quan đến CLCS nhưng lại khá nhiều câu hỏi và không phù hợp trong một
số trường hợp nhất định. Bộ công cụ WHOQoL-BREF được đánh giá là một phiên
bản ngắn hơn so với phiên bản gốc, thuận tiện hơn cho việc sử dụng trong các nghiên
cứu lớn hoặc thử nghiệm lâm sàng. Bộ công cụ WHOQoL-BREF bao gồm 26 câu

U

hỏi, đánh giá trên 4 khía cạnh của CLCS: sức khỏe thể chất (7 câu), sức khỏe tinh
thần (6 câu), quan hệ xã hội (3 câu), môi trường sống (8 câu) và 2 câu nhận thức
chung về chất lượng cuộc sống và sức khỏe của đối tượng (1). Hiện nay, bộ công cụ

H


WHOQoL-BREF đã được dịch và áp dụng ở nhiều quốc gia, trên nhiều đối tượng
khác nhau.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá tính tin cậy và tính giá trị của bộ công
cụ WHOQoL-BREF trên nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có người đang điều trị
methadone. Nghiên cứu tại Malaysia trên người đang điều trị methadone cho thấy hệ
số Cronbach’s alpha qua 4 lĩnh vực của thang đo WHOQoL-BREF từ 0,64-0,80 (35).
Tại Trung Quốc, nghiên cứu xác định tính tin cậy của bộ cơng cụ WHOQoL-BREF
trên người đang điều trị methadone giai đoạn duy trì cũng cho thấy hệ số Cronbach’s
alpha của 4 lĩnh vực nằm trong khoảng 0,777 - 0,838 (36).
Tại Việt Nam, nghiên cứu về CLCS của người đang điều trị methadone tại Hải
Phòng và TP. HCM của Trần Xuân Bách cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của bộ
công cụ WHOQoL-BREF (bản dịch tiếng Việt) trên 4 lĩnh vực là từ 0,61 - 0,82 (7).


10

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Mai tại phịng khám Methadone quận 6, TP.HCM
cho thấy Cronbach’s alpha của bộ công cụ (bản dịch tiếng Việt) trên từng lĩnh vực
đều cao: sức khỏe thể chất là 0,8; sức khỏe tinh thần là 0,7; mối quan hệ xã hội là 0,6;
môi trường sống là 0,8 và toàn bộ bộ câu hỏi đạt 0,9 (37). Theo quy ước, hệ số tin
cậy Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được và có nhân tố tốt. Trong đó,
thang đo có α ≥ 0,9 là thang đo nhân tố rất tốt. Do đó, bản dịch được sử dụng trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Mai được sử dụng tại quận 6 là rất tốt.
Từ phân tích trên đây, cho thấy bộ cơng cụ WHOQoL-BREF có tính tin cậy và
tính giá trị, phù hợp trên đối tượng người đang điều trị methadone tại Việt Nam. Do
đó, nghiên cứu này sử dụng bộ cơng cụ WHOQoL-BREF (phiên bản dịch tiếng Việt)

H
P


để khảo sát CLCS của người đang điều trị methadone tại TTYT quận Tân Bình.
1.4. Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone qua một số nghiên
cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới

Năm 2022, nghiên cứu của Sun Tun và cộng sự khảo sát điểm CLCS của 210

U

người đang điều trị methadone tại Myanmar thông qua thang đo WHOQoL-BREF.
Các bước để kiểm tra và làm sạch dữ liệu cũng như tính tốn điểm số từng lĩnh vực
cho WHOQOL-BREF gồm 04 bước. Bước 1, kiểm tra tất cả 26 mục từ bài đánh giá

H

có phạm vi từ 1–5 theo thang đo Likert. Bước 2, chuyển 03 mục tiêu cực thành câu
hỏi có khung tích cực phù hợp. Bước 3, Tính tốn điểm từng lĩnh vực từ các câu hỏi
liên quan đến lĩnh vực khảo sát. Bước 4, Chuyển đổi điểm thành thang điểm 0–100.
Sau quá trình xử lý số liệu, nghiên cứu báo cáo điểm CLCS dựa trên 04 lĩnh vực được
khảo sát là 60,82 ± 12,126 điểm (7-88 điểm), trong đó cao nhất là tinh thần với 63,11
± 15,4 điểm, tiếp đến là các lĩnh vực còn lại với điểm gần tương đương nhau. Lĩnh
vực môi trường với 60,41 ± 13,46 điểm, thể chất với 60,09 ± 12,85 điểm và thấp nhất
là quan hệ xã hội với 59,87 ± 18,75 điểm (38).
Nghiên cứu của Talebi M và cs (2017) sử dụng thang đo WHOQoL-BREF để
khảo sát CLCS của 296 người đang điều trị methadone tại các phòng khám
methadone, thành phố Mashhad, tỉnh Khorasan Razavi, Iran. Người tham gia đã trải
qua quá trình điều trị methadone trung bình là 14,3 ± 10,3 tháng. Liều methadone



11

trung bình để điều trị thay thế trong suốt liệu trình là 55 ± 15 mg. Điều trị duy trì bằng
methadone đã cải thiện đáng kể CLCS lĩnh vực xã hội theo thang đo WHOQoLBREF, chất lượng cuộc sống được nâng cao trong suốt và sau khi điều trị bằng
methadone, tuy nhiên, mặc dù có cải thiện rất đáng kể, nhưng điểm CLCS của người
đang điều trị methadone còn rất thấp. Cụ thể, sau 3 tháng điều trị, CLCS của họ như
sau: lĩnh vực sức khỏe thể chất 20,43 ± 0,64 điểm, lĩnh vực sức khỏe tinh thần 19,68
± 0,55 điểm, lĩnh vực mối quan hệ xã hội 8,8 ± 0,377 điểm, lĩnh vực môi trường sống
25,18 ± 0,89 điểm và tổng điểm theo thang đo là 74,09 ± 1,95 điểm. Sau 6 tháng,
CLCS các lĩnh vực trên lần lượt là 20,73 ± 0,5 điểm, 19,65 ± 0,49 điểm, 9,88 ± 0,365
điểm. Sau 12 tháng, điểm CLCS các lĩnh vực trên lần lượt là 21,07 ± 0,29 điểm, 19,75

H
P

± 0,26, 9,95 ± 0,2 điểm, 25,77 ± 0,43 điểm và tổng điểm CLCS là 76,55 ± 0,99 điểm
(39).

Nghiên cứu của Teoh Bing Fei, J. và cs (năm 2016) trên 92 người đang điều trị
methadone tại TTYT Trường Đại học Malaya, Malaysia. Kết quả cho thấy điểm
CLCS của người đang điều trị liều methadone duy trì từ 2 năm trở lên theo thang đo

U

WHOQoL-BREF như sau: điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất 25,17 ± 4,26 điểm,
lĩnh vực sức khỏe tinh thần 21,61 ± 3,36 điểm, lĩnh vực mối quan hệ xã hội 10,54 ±
2,45 điểm và lĩnh vực môi trường sống chỉ 7,14 ± 1,49 điểm (40).

H


Theo báo cáo của UNODC tại Ấn Độ (2014), điểm CLCS của 4 lĩnh vực theo
cơng cụ WHOQoL-BREF có xu hướng tăng dần: điểm CLCS trung bình về lĩnh vực
sức khỏe thể chất từ 37,39 điểm lúc bắt đầu điều trị tăng lên 75,33 điểm sau 12 tháng
điều trị; lĩnh vực sức khỏe tinh thần từ 38,49 điểm đã tăng lên 77,10 điểm sau 12
tháng điều trị; lĩnh vực mối quan hệ xã hội từ 47,01 điểm tăng lên 74,23 điểm sau 12
tháng điều trị và lĩnh vực môi trường sống từ 44,46 điểm tăng lên 73,32 điểm sau 12
thang điều trị. Điểm trung bình CLCS của 4 lĩnh vực đều tăng đáng kể khi điều trị
duy trì methadone đến tháng thứ 3 và duy trì hoặc tăng nhẹ khơng đáng kể ở các tháng
tiếp theo (41).
Nghiên cứu của Ying-Chun Chou và cs năm 2013 trên 553 người phụ thuộc
heroin điều trị methadone tại 4 bệnh viện ở miền bắc Đài Loan, kết quả cho thấy điểm
WHOQoL-BREF tại thời điểm ban đầu (trước khi điều trị), điểm trung bình cao nhất


12

thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất (58,53 ± 15,51 điểm), tiếp đến là lĩnh vực mối quan
hệ xã hội (54,71 ± 18,13 điểm), lĩnh vực môi trường sống (52,92 ± 16,97 điểm) và
điểm trung bình thấp nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe tinh thần (49,89 ± 16,64 điểm).
Tương tự như vậy, tại thời điểm 6 tháng, điểm trung bình cao nhất là trong lĩnh vực
sức khỏe thể chất (60,13 ± 14,68 điểm), tiếp đến là lĩnh vực mối quan hệ xã hội (55,77
± 17,05 điểm), lĩnh vực môi trường sống (55,42 ± 16,20 điểm) và thấp nhất là trong
lĩnh vực tâm lý (53,19 ± 17,15 điểm) (42).
Nghiên cứu của Nizam Baharom và cs (2012) trên 12 người đang điều trị
methadone tại 2 cơ sở điều trị methadone là Tampin và Gemas của Malaysia cho thấy
điểm CLCS theo thang đo WHOQoL-BREF ở cả 4 lĩnh vực đã cải thiện nhiều sau 6

H
P


tháng điều trị so với trước điều trị methadone, tuy nhiên đểm CLCS của người đang
điều trị methadone đang ở mức thấp. Cụ thể, điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất
sau 6 tháng điều trị là 65,01 ± 11,83 điểm, điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần là
65,72 ± 13,33 điểm, lĩnh vực mối quan hệ xã hội là 60,41 ± 19,02 điểm và lĩnh vực
môi trường sống là 65,39 ± 12,63 điểm (35).

U

Nghiên cứu của Lashkaripour Kobra và cộng sự (2012) sử dụng thang đo
WHOQoL-BREF để đo lường CLCS của 83 người đang điều trị methadone tại bệnh
viện đại học Zahedan (Iran) và các thời điểm ban đầu và sau điều trị 1 tháng, 2 tháng,

H

3 tháng. Kết quả cho thấy, điểm CLCS đã cải thiện hẳn sau điều trị so với trước điều
trị. Cụ thể, tại thời điểm trước điều trị, điểm CLCS trung bình các lĩnh vực như sau:
lĩnh vực sức khỏe thể chất 75,15 ± 10,72 điểm, lĩnh vực sức khỏe tinh thần 71,66 ±
10,38 điểm, lĩnh vực mối quan hệ xã hội 24,81 ± 8,13 điểm và lĩnh vực môi trường
sống 86,79 ± 13,58 điểm, tổng điểm CLCS trung bình là 258,4 ± 23,68 điểm. Tại thời
điểm 3 tháng, điểm CLCS như sau: lĩnh vực sức khỏe thể chất 86,21 ± 12,85 điểm,
lĩnh vực sức khỏe tinh thần 70,07 ± 15,62 điểm, lĩnh vực mối quan hệ xã hội 38,70 ±
9,44 điểm và lĩnh vực môi trường sống 93,20 ± 22,81 điểm, tổng điểm CLCS 287,6
± 54,9 điểm (11).
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và cs (2020) trên 912 người nghiện CDTP
được điều trị tại 5 trung tâm Methadone tại Hà Nội, kết quả cho thấy phần lớn nhóm


13


đối tượng tham gia nghiên cứu đánh giá không kém cũng khơng tốt về chất lượng
cuộc sống nói chung (62,8%). Tỷ lệ người tham gia hài lòng về sức khỏe là 44,3%.
Điểm số CLCS trung bình của các lĩnh vực xếp từ cao đến thấp lần lượt là sức khỏe
thể chất, sức khỏe tinh thần, môi trường sống và mối quan hệ xã hội với điểm số
tương ứng là 73,56 điểm, 64,16 điểm, 62,14 điểm và 56,17 điểm. Người đang điều
trị methadone có khả năng hịa nhập xã hội tương đối tốt và có khả năng lao động để
ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội, cũng cải thiện CLCS (43).
Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Nguyễn Thị Vũ Lệ (2019) thơng qua việc
tìm kiếm dữ liệu từ Pubmed và thư viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tiêu chuẩn lựa
chọn là các nghiên cứu sử dụng thang đo WHOQoL-BREF, điểm CLCS chủ yếu từ

H
P

50-75 điểm theo thang điểm tham chiếu từ 0-100 điểm. CLCS lĩnh vực sức khỏe thể
chất có điểm cao nhất (trung bình là 62,72 điểm). CLCS lĩnh vực mối quan hệ xã hội
có điểm thấp nhất, trung bình là 58,19 điểm. Nhìn chung CLCS ở người điều trị duy
trì methadone chỉ ở mức trung bình (8).

Nghiên cứu của Võ Thị Việt Phương (2019) trên 373 người đang điều trị

U

methadone tại tỉnh Long An, kết quả cho thấy điểm CLCS trung bình theo thang đo
WHOQoL-BREF là 66,1 ± 6,6 điểm. Trong đó, CLCS lĩnh vực mơi trường sống có
điểm cao nhất (70,9 ± 11,5 điểm) và lĩnh vực mối quan hệ xã hội có điểm thấp nhất

H

(61,1 ± 13,5 điểm). Người đang điều trị methadone có cơng việc ổn định, thu nhập

cao có điểm CLCS cao hơn, sự hỗ trợ của người thân, nhất là vợ/chồng có tác động
lớn nhất đến CLCS của người đang điều trị methadone (14).
Nghiên cứu của Trịnh Thị Kim Thảo trên 182 người đang điều trị trong giai
đoạn duy trì tại cơ sở Methadone quận Gò Vấp cho thấy đa số bệnh nhân là nam giới
(95,6%); trung bình 35 tuổi (độ lệch chuẩn = 6,3 ); 57,1% bệnh nhân chưa học hết
cấp 2 và 36,8% đang thất nghiệp. Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao
nhất trong lĩnh vực môi trường sống là 67,3 ± 10,3 và thấp nhất trong lĩnh vực quan
hệ xã hội là 47,0 ± 17,5, dựa trên thang điểm 100. Điều trị các bệnh kèm theo và sự
gắn kết của gia đình là những yếu tố quan trọng nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân. Đồng thời, cũng cần có những chính sách hỗ trợ việc làm phù
hợp trên những bệnh nhân này (44).


14

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến (2018) tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội,
cho kết quả điểm CLCS theo thang đo WHOQoL-BREF cao nhất ở lĩnh vực sức khỏe
thể chất (với 70,2 ± 9,63 điểm), thấp nhất ở lĩnh vực mối quan hệ xã hội (với 62,9 ±
1,07 điểm). Người đang điều trị methadone sống cùng người thân/ bạn tình (p<0,01)
và có việc làm (p<0,05) có điểm số CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần cao hơn. Thời
gian điều trị methadone dài hơn cũng giúp cải thiện CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh
thần, mối quan hệ xã hội, môi trường (p<0,05). Tuy nhiên, người đang điều trị
methadone bị HIV có CLCS ở lĩnh vực mối quan hệ xã hội thấp hơn (p<0,05). Người
đang điều trị methadone có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với ma túy từ 2
lần trở lên trong giai đoạn duy trì có điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần và mối

H
P

quan hệ xã hội thấp hơn ở nhóm người khác (45).


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm và cs (2017) với thiết kế theo dõi dọc
trên 244 người đang điều trị methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc từ tháng 10/2014
đến 12/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 12 tháng điều trị, chất lượng cuộc
sống gồm lĩnh vực sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và môi trường có sự cải thiện

U

đáng kể sau 12 tháng điều trị: Điểm CLCS lĩnh vực sức khoẻ thể chất của đối tượng
tăng từ 60,0 lên 63,1 sau điều trị, điểm mối quan hệ xã hội cũng tăng từ 50,3 lên 53,7
(p<0,05) (46).

H

Theo nghiên cứu của Trần Đặng Thúy Vi (2016) tại phịng khám Methadone
quận 4, TP. Hồ Chí Minh, bộ cơng cụ WHOQoL-BREF được sử dụng để đo lường
CLCS của người đang điều trị methadone. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng việc làm với CLCS lĩnh vực sức khỏe thể
chất và CLCS tổng quát, giữa bệnh đi kèm với CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần, viêm gan B với 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần,
quan hệ xã hội, môi trường sống và CLCS tổng quát, Những người đang mắc các
bệnh khác: viêm phổi, suy thận, tim, tiểu đường có điểm CLCS lĩnh vực thể chất và
môi trường sống thấp hơn so với những người khơng mắc các bệnh đó, tình trạng mắc
bệnh cùng nhau với điểm số CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất, mối quan hệ xã hội và
CLCS tổng quát (47).


15

Năm 2015, Trần Minh Hoàng và cs thực hiện nghiên cứu trên 320 người đang

điều trị methadone trên 24 tháng tại 03 cơ sở điều trị methadone ở Hải Phòng. CLCS
được đánh giá trên thang đo WHOQoL-BREF, kết quả cho thấy điều trị methadone
cũng giúp cải thiện CLCS theo thời gian, ngoại trừ CLCS về sức khỏe tinh thần và
môi trường sống giảm ở những người có thời gian điều trị methadone dài trên 48
tháng. CLCS về thể chất ở những người có cơng việc ổn định, thu nhập cao cao hơn
người có thu nhập thấp, cơng việc khơng ổn định và người khơng có việc làm. Người
đang điều trị methadone có thu nhập cao đồng thời cũng có CLCS về môi trường
sống tốt hơn (48).
Năm 2014, Lê Thị Thanh Xuân thực hiện nghiên cứu trên 301 người bắt đầu

H
P

điều trị methadone tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái (49). Kết quả cho thấy đa số
người đang điều trị methadone tự đánh giá CLCS tại thời điểm nghiên cứu từ trung
bình đến rất tốt, trong đó có 73,1% là trung bình, 20,6% đánh giá tốt và rất tốt là
2,3%. Điểm CLCS trung bình là 76,1/100, cao nhất là điểm về lĩnh vực môi trường
(69,1 điểm) và thấp nhất về lĩnh vực sức khỏe tinh thần (59,8 điểm).

U

Tại Việt Nam, năm 2012, tác giả Trần Xuân Bách và cộng sự nghiên cứu trên
370 người đang điều trị methadone chỉ ra điểm CLCS sau điều trị đều tăng so với
trước điều trị ở cả 4 lĩnh vực (7). Cùng trong năm, nghiên cứu của FHI 360 sử dụng

H

thang đo WHOQoL-BREF cho thấy CLCS của người đang điều trị methadone thay
đổi rõ rệt trong 3 tháng đầu kể từ khi bắt đầu điều trị (5). Tỷ lệ người đang điều trị
methadone có CLCS tốt sau 6 tháng là 49,1%, sau 12 tháng là 48,8% và sau 24 tháng

là 51,7%, có trên 3% người có CLCS rất tốt. Tác giả Phạm Đức Mạnh và Lê Thị
Hương (năm 2014) cũng sử dụng thang đo WHOQoL-BREF với kết quả được báo
cáo là 22,9% người đang điều trị methadone tự báo cáo CLCS tốt, trong đó tỷ lệ tốt
là 20,6% và rất tốt là 2,3%. Tỷ lệ này thấp hơn ở nghiên cứu của FHI. Điểm CLCS
chung của người đang điều trị methadone là 76,1/100 điểm với khía cạnh mơi trường
sống đạt điểm cao nhất (69,1 điểm), CLCS khía cạnh sức khỏe tinh thần có điểm thấp
nhất với 59,8 điểm (50). Kết quả tương tự cũng được báo cáo ở các nghiên cứu khác
trên thế giới và tại Việt Nam, CLCS của người đang điều trị methadone và gia đình


×