Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị arv và một số yếu tố liên quan đến người bị nhiễm hivaids đang điều trị tại phòng khám ngoại trú quận ba đình hà nội, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ THỊ THẢNH

H
P

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM
HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI
TRÚ QUẬN BA ĐÌNH HÀ NỘI NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: YTCC: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ THỊ THẢNH

H
P



THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM
HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
QUẬN BA ĐÌNH HÀ NỘI NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: YTCC: 60.72.03.01

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ DUY CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, bạn bè và của các đơn vị.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư – Tiến sỹ
Đỗ Duy Cường và Thạc sỹ Nguyễn Thị Nga, người Thầy, người Cô đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bán Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và
các phòng ban, đặc biệt phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Y tế


H
P

công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của phịng
khám ngoại trú quận Ba Đình, Hà Nội. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn các anh/chị
là đối tượng nghiên cứu tại phịng khám đã tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành

U

tốt nghiên cứu của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã đóng góp nhiều ý kiến q báu để
tơi hồn thành luận văn.

H

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 4

1.1. Đại cương về bệnh HIV/AIDS ............................................................................ 4
1. 2. Điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS ........................................................ 6
1.3. Chương trình điều trị ARV .............................................................................. 12

H
P

1.4. Nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị ARV trên thế giới và tại Việt Nam 14
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của các bệnh nhân mắc
HIV/AIDS ................................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 27

U

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 27
2.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................... 27

H

2.5. Tiếp cận đối tượng nhiên cứu ............................................................................ 28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 29
2.7. Biến số ................................................................................................................ 31
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................................... 31
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 31
2.10. Tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
3.1


Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................... 33

3.2

Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ............. 41

3.3

Mối liên quan giữa TTĐT ARV của ĐTNC và một số yếu tố liên quan....... 44

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58


iii

KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67

H
P

H

U


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ARV

Anti-retrovirals - Thuốc kháng retrovirus

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

PKNT

Phòng khám ngoại trú

TTYT

Trung tâm Y tế

TTĐT

Tuân thủ điều trị


WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

UNAIDS

United Nation AIDS - Tổ chức Phòng chống AIDS

H
P

của Liên Hợp quốc

H

U


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ........................................................33
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng rượu/bia và ma túy của ĐTNC ...................................34
Bảng 3.3: Thơng tin về q trình điều trị ARV của ĐTNC ......................................35
Bảng 3.4: Thông tin về sự hỗ trợ trong quá trình điều trị ARV của ĐTNC .............36
Bảng 3.5: Thông tin về cung cấp dịch vụ y tế tại PKNT ..........................................37
Bảng 3.6: Kiến thức về điều trị ARV của ĐTNC .....................................................38
Bảng 3.7: Mức độ tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC ...............................................42
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa TTĐT ARV của ĐTNC ............................................44


H
P

và yếu tố cá nhân .......................................................................................................44
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa TTĐT ARV của ĐTNC và yếu tố hỗ trợ điều trị ARV
...................................................................................................................................47
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa TTĐT ARV của ĐTNC và yếu tố dịch vụ y tế trong
quá trình điều trị ARV...............................................................................................48

U

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa TTĐT ARV của ĐTNC và yếu tố kiến thức về điều
trị và TTĐT ARV ......................................................................................................49

H


vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, liệu pháp điều trị kháng retrovirus (ARV) cho người có HIV được
ghi nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp: giảm lượng vi rút trong máu,
giảm nguy cơ lây truyền sang người khác, tăng số lượng tế bào CD4, phục hồi hệ
miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh khác và tử vong có liên quan tới HIV, cải
thiện chất lượng cuộc sống [27]. Từ năm 2014, Việt Nam chính thức cam kết và
triển khai các hoạt động hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 do UNAIDS đề ra trong
phòng, chống HIV/AIDS [28]. Để đạt được mục tiêu thứ ba là 90% số người điều trị
ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế (<1000 bản sao/ml) thì tn thủ
điều trị đóng vai trị cực kỳ quan trọng.


H
P

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị
ARV và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt
ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trên 170 bệnh nhân (BN) điều trị
ngoại trú trên địa bàn Quận Ba Đình từ tháng 1/2018 đến tháng 7/2018. Số liệu
được nhập bằng phần mềm EpiData, xử lý và phân tích bằng SPSS.

U

Kết quả cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC trong vòng một tháng
trước thời điểm phỏng vấn là 74,1% và không tuân thủ là 25,9%. Những yếu tố làm
tăng cường việc tuân thủ bao gồm: trình độ học vấn, sống cùng gia đình, người

H

thân, có kiến thức tốt về tuân thủ điều trị ARV: Nhóm đối tượng chưa tốt nghiệp
THPT không TTĐT cao gấp 1,07 lần so với nhóm từ THPH trở lên, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (OR=1,07; p=0,02); Nhóm bệnh nhân khơng có ai hỗ trợ không
tuân thủ cao gấp 2,51 lần so với nhóm có người hỗ trợ (OR=2,51;p=0,02); Ở nhóm
bệnh nhân có kiến thức TTĐT ARV chưa đạt có khả năng khơng tn thủ cao gấp
1,42 lần so với nhóm có kiến thức đạt, (OR=1,42; p=0,04). Những yếu tố làm cản
trở tuân thủ điều trị như bệnh nhân có sử dụng ma túy trong tháng qua không tuân
thủ cao gấp 2,26 lần so với người không sử dụng ma túy (OR=2,26; p=0,02)
Do đó, đối với phịng khám ngoại trú Ba Đình cán bộ y tế cần tăng cường công
tác tư vấn cho bệnh nhân về kiến thức điều trị ARV, TTĐT ARV, nguyên tắc TTĐT
và thực hành TTĐT ARV trong những lần tái khám; khuyến cáo bệnh nhân
HIV/AIDS về ảnh hưởng của việc sử dụng ma túy khi đang điều trị; đối với bệnh



vii

nhân không tư kỳ thị bản thân, chia sẻ để nhận sự hỗ trợ từ gia đình, người thân
giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency
Syndromes – AIDS) do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human
Immunodeficiency Virus – HIV) [27] ngày nay đã trở thành đại dịch toàn cầu mà
loài người đang phải đối phó.
Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 6/1981,
theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho tới thời điểm hiện tại thế giới
đã có hơn 36 triệu người nhiễm HIV, 1,5 triệu người chết do AIDS. Trong đó, Châu
Phi đang trở thành gánh nặng HIV/AIDS toàn cầu với hơn 25 triệu người nhiễm
HIV [9].

H
P


Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 9 năm 2017 số người nhiễm HIV hiện được
báo cáo là đagn còn sống là 208.371 trường hợp, 90.493 người trong giai đoạn
AIDS và đã có 91.840 người nhiễm HIV đã tử vong [7]. Trong 6 tháng đầu năm
2018 đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trong cả nước. So với cùng kỳ
năm 2017, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm khoảng 3%; số trường hợp

U

AIDS giảm khoảng 27% [29]

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được
thuốc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Để chống lại sự nhân lên

H

của HIV và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, vũ khí duy nhất hiện nay là thuốc
kháng retrovirus (ARV). Điều trị ARV là điều trị suốt đời, do đó để tuân thủ là rất
khó. Trong các yếu tố thì tn thủ điều trị có vai trị cực kỳ quan trọng để đảm bảo
thành công của điều trị, tránh xuất hiện kháng thuốc.
Hà Nội là một trong hai thành phố dẫn đầu cả nước về tỷ lệ nhiễm HIV (266
trường hợp/100.000 dân) [17]. Tính hết tháng 5 năm 2017 số trường hợp nhiễm
HIV/AIDS đang còn sống trên địa bàn thành phố là 19.476 người, hiện có 12.045
người được điều trị bằng ARV bao gồm cả các phòng khám ngoại trú thuộc Bệnh
viện Trung ương, trong đó có 7717 bệnh nhân thuộc 18 phịng khám ngoại trú của
Hà Nội [18]
Tại quận Ba Đình tỷ lệ hiện nhiễm trong cộng đồng dân cư cao (> trên
800/100.000 dân) [20], cao gấp hơn 2 lần thành phố Hà Nội. PKNT của quận bắt


2


đầu triển khai điều trị ARV cho người nhiễm HIV từ năm 2006. Tính đến hết năm
2017 đã có 305 bệnh nhân được lập hồ sơ quản lý (trong đó gần 50% bệnh nhân ở
các tỉnh thành khác) và hiện chỉ còn 197 bệnh nhân tiếp tục điều trị (chiếm 65%), số
còn lại đã tử vong, bỏ trị hoặc đã chuyển đi nơi khác, hầu hết các trường hợp đến
phòng khám đều ở giai đoạn muộn [20].
Trong bối cảnh Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia nỗ lực thực hiện mục
tiêu 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, hướng tới kết thúc đại
dịch vào năm 2030 [28] thì việc tìm hiểu thực trạng và các yết tố liên quan đến tuân
thủ trong điều trị ARV được các CBYT đánh giá là thực sự cần thiết để có thể đạt
được mục tiêu đề ra. Và xuất phát từ tình hình thực tế tại PKNT quận Ba Đình, với

H
P

các đặc điểm điển hình so với các quận huyện khác của Hà Nội, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của
người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú Quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội năm 2018”.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.


Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS điều trị

tại phòng khám ngoại trú Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội năm 2018.
2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ARV của người

nhiễm HIV/AIDS điều trị tại phịng khám ngoại trú Quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội năm 2018.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. HIV
thuộc họ retrovirus (virus có khả năng sao chép ngược), có thời gian ủ bệnh dài và
tiến triển tương đối chậm [2]
AIDS(Accquired Immunodeficiency Syndrome) là giai đoạn cuối cùng của
quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và
các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm


H
P

HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn
dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 –
10 năm [8].
1.1.2. Các phương thức lây truyền HIV

Cho đến nay HIV có 3 phương thức lây truyền chính đó là: Máu, tình dục và truyền

U

từ mẹ sang con [2].

1.1.2.1. Lây truyền qua đường tình dục

HIV có nhiều trong dịch tiết sinh dục như dịch tiết âm đạo, tinh dịch…Các

H

vết xước, loét, sang chấn đường sinh dục, hậu môn…là cửa ngõ để HIV dễ dàng
xâm nhập. Các loại hình lây truyền qua đường tình dục:
Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường hậu mơn.
Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng-sinh dục
1.1.2.2. Lây truyền qua đường máu
HIV có nhiều trong máu và các chế phẩm của máu. Virus HIV lây truyền qua
đường máu do:
Truyền máu khơng được sàng lọc HIV.

Các dụng cụ xun chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim
tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy
dùng bơm kim tiêm chung.


5

Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết
hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị
kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay.
Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế, các bệnh viện và phòng khám qua các dụng
cụ y tế không được vô trùng và thực hiện nghiêm các quy trình y tế
1.1.2.3. Mẹ truyền sang con
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong lúc mang thai, trong và
sau khi sinh:
Trong quá trình mang thai: HIV từ máu người mẹ bị nhiễm qua rau thai để
vào thai nhi.

H
P

Trong khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo, máu của của mẹ
xâm nhập vào trẻ trong khi sinh như qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn bị tổn
thương, hoặc qua da sây sát của trẻ trong quá trình sinh.

Trong quá trình cho con bú: HIV có thể lây qua sữa, hoặc các vết nứt ở núm
vú người mẹ nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng, hoặc khi trẻ

U


mọc răng cắn vào núm vú của mẹ gây chảy máu.
1.1.3. Phân loại lâm sàng và miễn dịch

Mục đích việc phân loại lâm sàng và miễn dịch nhằm đánh giá được mức độ suy

H

giảm miễn dịch của người nhiễm HIV từ đó quyết định khi nào thì bắt đầu điều trị
bằng thuốc ARV. Việc phân loại còn để theo dõi được tiến triển bệnh nhiễm HIV,
đáp ứng điều trị. Bên cạnh đó nhằm xác định thời điểm điều trị dự phòng nhiễm
trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole [2].
Phân giai đoạn lâm sàng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai
đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người
nhiễm [1,2] (Phụ lục 1).
Phân giai đoạn miễn dịch
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông qua số
lượng tế bào T CD4[1,2] (phụ lục 1)


6

1. 2. Điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS
1.2.1. Mục đích điều trị
Ức chế tối đa và lâu dài sự nhân lên của virus tới mức dưới ngưỡng phát hiện,
từ đó làm giảm số lượng bản sao của HIV nhân lên trong tế bào T CD4 dẫn đến
giảm tải lượng virus trong máu.
Phục hồi chức năng miễn dịch: giảm tải lượng virus sẽ tạo cơ hội cho hệ thống
miễn dịch của người bệnh được phục hồi, số lượng T CD4 tăng lên.
Giảm các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tử vong liên quan đến HIV, do đó làm

kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: cải thiện khả năng sinh hoạt hàng ngày, giúp

H
P

người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, lao động để có thu nhập, tự lập và tự tin
trong cuộc sống từ đó giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS [2]
1.2.2. Nguyên tắc điều trị

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y
tế, tâm lý xã hội cho người nhiễm HIV/ AIDS.

U

Điều trị ARV chủ yếu là ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu
chuẩn lâm sàng và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị.
Bất cứ phác đồ điều trị ARV nào cũng phải kết hợp ít nhất 3 loại thuốc.

H

Điều trị ARV là điều trị liên tục, suốt đời, cần được theo dõi trong suốt quá
trình điều trị; người bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách
theo chỉ định. Người bệnh phải tuân thủ điều trị trên 95% để đảm bảo hiệu quả điều
trị và tránh kháng thuốc.

Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn áp dụng các biện pháp dự phòng để
ngăn ngừa lây nhiễm virus cho người khác.
Người nhiễm HIV đang điều trị ARV vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh
nhiễm trùng cơ hội khi tình trạng miễn dịch chưa hồi phục [1,2].

1.2.3. Thuốc kháng retrovirus
1.2.3.1. Cơ chế tác dụng của thuốc ARV lên vòng đời HIV


7

Giai đoạn 1: Ức chế hòa màng: Ngăn cản sự hòa màng của HIV với tế bào T
CD4.
Giai đoạn 2: Ức chế men sao chép ngược: Men sao chép ngược (RT) sao chép

H
P

ARN của virus thành ADN sợi kép. Thuốc trong nhóm này ngăn chặn được q
trình chuyển ARN thành virus ADN sợi kép. Có hai nhóm thuốc có tác dụng ức chế
men sao chép ngược là NRTI (thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside) và
NNRTI (thuốc ức chế men sao chép ngược khơng phải nucleoside). Nhóm thuốc
này đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

U

Giai đoạn 3: Ức chế sự tích hợp của virus: Nhờ men intergrase của virus mà
ADN sợi kép mới tổ hợp được tích hợp vào ADN của tế bào T CD4 để rồi nhờ

H

chính tế bào T CD4 sản xuất ra các ARN của virus mới. Thuốc trong nhóm này có
tác dụng ức chế men intergrase, nhờ đó ức chế được q trình tổ hợp ARN sợi kép
của virus vào ADN của tế bào T CD4.


Giai đoạn 4: Ức chế sự lắp ráp và nảy chồi của virus: Nhờ men protease cắt các
sợi protein dài, sau đó các thành phần của virus (provirus) được tổ hợp lại, nảy chồi
để tạo thành virus mới. Nhóm này có tên thuốc ức chế men protease (PI) [2].
1.2.3.2. Các nhóm thuốc ARV có ở Việt Nam
Nhóm thuốc NRTI - AZT (Zidovudine) - 3TC (Lamivudine) - d4T (Stavudine)
- ABC (Abacarvir) - TDF (Tenofovir)
Nhóm thuốc NNRTI - EFV (Efavirenz) - NVP (Nevirapine)
Nhóm thuốc PI - LPV/ r (Lopinavir/ ritonavir). - ATV/r (Azatanavir/ritonavir)
[2].


8

1.2.4. Quy trình điều trị ARV
1.2.4.2. Chuẩn bị điều trị ARV
Những nội dung cần thực hiện trước khi người bệnh bắt đầu điều trị ARV:
Thảo luận với người bệnh về nguyện vọng và sự chấp nhận và sẵn sàng để bắt
đầu điều trị ARV, phác đồ điều trị ARV, liều lượng và thời gian dùng thuốc, các lợi
ích và nhưng tác dụng bất lợi có thể gặp cũng như nhưng yêu cầu về theo dõi và tái
khám. Đối với trẻ em nhiễm HIV, nên thảo luận trực tiếp với người chăm sóc trẻ,
bao gồm cả vấn đề tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của trẻ vào thời điểm thích hợp.
Rà soát và bổ sung các xét nghiệm cần thiết bao gồm xét nghiệm khẳng
định tình trạng nhiễm HIV, xét nghiệm CD4, viêm gan B, viêm gan C, các xét

H
P

nghiệm cơ bản.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, các bệnh khác nếu có và vấn đề tương tác

thuốc để cân nhắc chỉ định thuốc hoặc điều chỉnh liều.

Nhấn mạnh việc tuân thủ tuyệt đối việc uống thuốc ARV.

BN được cán bộ y tế tư vấn 3 lần về các nội dung: Tư vấn HIV/AIDS, tư vấn về

U

thuốc ARV, tư vấn về nhiễm trùng cơ hội, tư vấn về tuân thủ điều trị, tư vấn về
sống tích cực [1].

1.2.4.3. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV

H

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS). Tiêu
chuẩn điều trị ARV mới là điều trị cho tất cả bệnh nhân HIV dương tính, khơng phụ
thuộc vào CD4. [16]

1.2.4.4 Lựa chọn các phác đồ ARV ở Việt Nam
Gồm phác đồ điều trị ARV bậc 1 và bậc 2 chỉ định về liều lượng và cách
dùng [2] (Phụ lục 2)
1.2.4.5. Theo dõi điều trị ARV
Theo dõi đáp ứng của người bệnh với điều trị [1] (Phụ lục 3)
Theo dõi sự tuân thủ trong điều trị ARV


9


Theo dõi việc đến khám và lĩnh thuốc theo lịch của người bệnh. Liên hệ với
BN để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng lưới
đồng đẳng viên/người hỗ trợ điều trị.
Đánh giá sự tuân thủ điều trị tại mỗi lần đến khám để có sự hỗ trợ kịp thời:
hỏi về việc quên không uống thuốc, số lần quên uống, thời gian uống.
Theo dõi diễn biến lâm sàng, kết quả xét nghiệm CD4 và tải lượng HIV để
đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân[1].
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV và cách xử trí
Điều trị bằng thuốc ARV có thể xuất hiện các tác dụng phụ. Cần tư vấn cho
người bệnh đầy đủ về các tác dụng phụ và cách xử trí. Hầu hết các tác dụng phụ có

H
P

thể ổn định dần sau 1- 2 tuần.

Tuy nhiên có một số tác dụng phụ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và
cần được xử trí kịp thời. Một số tác dụng phụ thường gặp là:
Buồn nôn: Thường gặp do AZT.

Tiêu chảy: Thường do AZT, Aluvia.

U

Đau đầu: Thường do EFV, AZT

Đau bụng: Thường do AZT, Aluvia

Phát ban: Thường do NVP, EFV, ABC:


H

Thiếu máu: Thường do AZT. Các biểu hiện hay gặp như hoa mắt, chóng mặt,
nhức đầu, giảm khả năng lao động…

Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Thường do EFV.
Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Thường do d4T. Người bệnh thường có biểu hiện
rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau.
Nếu bị nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi.
Ngộ độc với gan: Thường do NVP. Biểu hiện men gan chủ yếu là ALT tăng
gấp 2 hoặc có khi tới >10 lần, kèm theo vàng da vàng mắt.
Ngộ độc với thận: Thường do TDF. Biểu hiện tăng creatinin trong máu.
Rối loạn phân bố mỡ: Thường do d4T, AZT với các biểu hiện tăng tích tụ
mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má... [1,2]


10

1.2.5. Tuân thủ điều trị ARV
1.2.5.1. Mục đích của tuân thủ điều trị bằng ARV
Đảm bảo ức chế sự nhân lên của HIV ở mức tối đa.
Tránh hiện tượng kháng thuốc của virus.
Tránh hiện tượng tích lũy làm tăng độc tính của ARV khi uống 2 liều gần nhau
[1].
1.2.5.2. Định nghĩa tuân thủ điều trị ARV
Tuân thủ điều trị ARV là uống thuốc đầy đủ theo đúng phác đồ được bác sỹ chỉ
định. Hay nói cách khác tuân thủ là thực hiện 5 đúng sau đây:
Đúng thuốc: Thuốc ARV, thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội cotrimoxazole,

H

P

hoặc thuốc chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc lao…

Đúng liều: Liều thuốc tính đầy đủ theo cân nặng, thể trạng người bệnh. Nếu
uống thiếu liều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, ngược lại uống quá liều có thể
gây ngộ độc thuốc. Cần uống đúng số thuốc mỗi lần và đủ số lần trong ngày.
Đúng giờ: Hầu hết các thuốc `ARV đều được uống vào một giờ nhất định trong

U

ngày và cách đều giữa các liều (12 giờ) để đảm bảo duy trì nồng độ thuốc ức chế
virus trong cơ thể.

Đúng cách: Các loại thuốc của phác đồ ARV bậc 1 nhìn chung đều có thể uống

H

bất cứ lúc nào. Tuy nhiên thuốc EFV tránh dùng sau bữa ăn có nhiều mỡ và tránh
dùng cho phụ nữ có thai, tránh dùng NVP khi đang điều trị lao bằng rifampicin.
Đúng đường: Thông thường các loại thuốc ARV đều được sử dụng bằng đường
uống.

Cần đảm bảo tuân thủ điều trị ít nhất 95% để ức chế HIV và dự phòng kháng
thuốc. Nếu tuân thủ dưới 95% (có nghĩa là bỏ hoặc uống sai cách >5% số viên
thuốc hoặc dùng thuốc muộn > 1 giờ) thì có nguy cơ kháng thuốc và thất bại điểu
trị.
Đối với bệnh nhân dùng thuốc 2 lần/ngày nghĩa là 60 lần/tháng: tuân thủ trên
95% nghĩa là đúng thuốc, đúng đường, đúng liều, đúng giờ và đúng cách là không
quá 3 lần/tháng. Vậy phải luôn đảm bảo đã uống đủ thuốc hàng ngày [1, 2].

Trong nghiên cứu này:


11

Tuân thủ điều trị được đánh giá thông qua việc tuân thủ về liều lượng, thời gian
và cách uống thuốc của đối tượng nghiên cứu trong một tháng trước thời điểm
phỏng vấn.
Một bệnh nhân được coi là tuân thủ điều trị khi đảm bảo đủ các tiêu chí:
Khơng qn thuốc quá 3 lần/tháng
Không uống sai giờ >1 tiếng quá 3 lần/tháng
Không uống sai liều quá 3 lần/tháng
Không uống sai cách quá 3 lần/tháng
Không uống sai đường quá 3 lần/tháng
1.2.5.3. Cách xử lý khi quên thuốc

H
P

Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều
thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:
Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp cịn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời
gian theo lịch như bình thường.

Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp cịn dưới 4 tiếng, khơng được uống liều kế

U

tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.


Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để
được hướng dẫn [1,2].

H

1. 3. Chương trình điều trị ARV

1.3.1. Chương trình điều trị thuốc ARV trên thế giới
Theo báo cáo của WHO, số người nhiễm HIV được điều trị ARV là 685,000
người vào năm 2000, đã tăng lên 7,731,000 người và 19,523,000 vào năm 2010 và
2016. Như vậy cho tới nay đã có khoảng 53% số người nhiễm HIV/AIDS được
điều trị ARV [48]
Năm 2010, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiến hành điều trị
khi CD4 ở mức 350 tế bào/mm³ hoặc ít hơn. Chín mươi phần trăm các quốc gia đã
áp dụng các khuyến cáo năm 2010. Một số ít quốc gia như Algeria, Argentina và
Brazil đã tiến hành điều trị với mức CD4 là 500 tế bào/mm3 [35].


12

Từ năm 2010 đến 2013, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc
gia nên bắt đầu điều trị cho những người lớn bị nhiễm HIV khi CD4 của họ giảm
xuống 500 tế bào/mm³ hoặc ít hơn khi hệ miễn dịch của họ vẫn còn mạnh [36].
Từ năm 2013 trở đi khuyến cáo mới bao gồm việc cung cấp điều trị kháng
virus - không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 - cho tất cả trẻ em nhiễm HIV dưới 5
tuổi, tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú bị nhiễm HIV, và cho tất cả
những người dương tính với HIV nhưng bạn tình (vợ, chồng) của họ không bị
nhiễm [46].
Báo cáo cập nhật Toàn cầu về điều trị HIV cho thấy: Giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2012 đã đạt được việc tăng cao nhất số người đăng ký điều trị ARV với


H
P

hơn 1,6 triệu người được hưởng lợi từ điều trị thuốc kháng virus, nâng tổng số
người được điều trị lên 9,7 triệu người. Hơn nữa, độ bao phủ điều trị tăng lên ở tất
cả các khu vực trên thế giới với sự dẫn đầu của châu Phi. Bốn trong số 5 người bắt
đầu điều trị trong năm 2012 sống ở vùng cận Sahara châu Phi [37]. Ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, tính đến cuối năm 2016 có hơn hai phần ba tổng số người

U

nhiễm HIV đã biết được tình trạng nhiễm của bản thân, khoảng hai phần ba trong
số người này đã tiếp cận được điều trị và cứ năm người tham gia điều trị thì có bốn
người đã đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Việc mở rộng điều trị

H

kháng HIV đã giúp giảm gần một phần ba số người tử vong do AIDS trong khu
vực kể từ năm 2010 [38]. Theo báo cáo của WHO đến cuối năm 2017 đã có 21
triệu người nhiễm HIV được điều trị ARV. Theo dự kiến đến năm 2030 thêm 15,8
triệu người nhiễm HIV điều trị ARV [31].
1.3.2. Chương trình điều trị ARV tại Việt Nam
Hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng đã được
khởi động từ năm 1996, khi đó phạm vi chương trình điều trị ARV mới chỉ tập
trung tại tuyến Trung ương [5]
Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu mở rộng việc sử dụng thuốc ARV để điều
trị cho bệnh nhân HIV/AIDS [22]. Kinh phí trong cơng tác quản lý điều trị cũng
như cấp phát thuốc cho người bệnh được tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ [4].



13

Chương trình điều trị ARV ở Việt Nam đã được mở rộng rất nhanh chóng.
Tính đến hết tháng 12 năm 2017 điều trị ARV được triển khai tất cả 63 tỉnh/thành
phố, với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc
điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, đã
điều trị cho 122.439 bệnh nhân, tăng gần 6.000 bệnh nhân so với cuối năm 2016
[10]. Triển khai phát thuốc tại TYT xã cho 10.499 bệnh nhân. Hết năm 2017 đã điều
trị cho khoảng 124.000 bệnh nhân [29].
Nhằm đáp ứng cho cơng tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” vào
năm 2000. Những năm sau đó Bộ Y tế cũng đã đưa ra các quyết định bãi bỏ hoặc

H
P

sửa đổi hưỡng dẫn vào năm 2005, 2009, 2011, 2015 [1] [30] [31] [32] và gần đây là
Quyết định 3413/QĐ-BYT ngày 27/7/2017 quyết định về việc sửa đổi nội dung tiêu
chuẩn bắt đầu điều trị ARV trong "Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS" [3], và mới nhất là Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 1/12/2107 của
Bộ Y tế ban hành về tiêu chuẩn điều trị ARV cho tất cả bệnh nhân HIV dương tính,

U

khơng phụ thuộc vào CD4

Đến cuối năm 2017, ngân sách từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
chi trả cho cơng tác điều trị ARV sẽ cắt giảm. Để đảm bảo cho việc điều trị này,


H

Bộ Y tế cùng các ban ngành liên quan đã bắt đầu triển khai giải pháp chi trả chi phí
điều trị ARV qua bảo hiểm y tế [4]. Triển khai chuyển giao và kiện toàn các cơ sở
điều trị ARV trên toàn quốc tiến tới kê đơn điều trị ARV bằng thuốc bảo hiểm y tế
từ tháng 01 năm 2018. Cho đến nay có 271 PKNT đã ký hợp đồng BHYT (chiếm
67,5%), trong đó 151 PKNT đã tiến hành thanh tốn các phí dịch vụ, thuốc liên
quan điều trị ARV cho bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế có xu
hướng gia tăng ở phần lớn các tỉnh, khoảng 64% bệnh nhân đang điều trị ARV có
thẻ bảo hiểm y tế [10].
1.3.3. Chương trình điều trị ARV tại Hà Nội và quận Ba Đình
Năm 1996 bắt đầu tiến hành điều trị cho bệnh nhân thuốc ARV tại bệnh viện
Đống Đa [17]


14

Năm 2006, chương trình điều trị thuốc ARV ngay tại cộng đồng mới được
triển khai tại 8 quận huyện của Hà Nội với tổng số bệnh nhân được điều trị là 213
người [17]
Đến tháng 12/2007, có 7 quận, huyện triển khai điều trị ARV tại cộng đồng
(Ba Đình, Đống Đa, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Long Biên, Thanh Xuân và Từ Liêm),
số bệnh nhân được điều trị là 396. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hai bệnh viện có
khoa dành riêng điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, đó là Viện Y học Lâm sàng các
bệnh nhiệt đới thuộc bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện Đống Đa thuộc
tuyến thành phố, nên các bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị tại hai bệnh viện này
khơng chỉ là người Hà Nội mà cịn từ nhiều tỉnh thành trong cả nước [18].

H

P

Tính đến hết năm 2017, Hà Nội đã có 12.045 người được điều trị bằng ARV,
duy trì 18 phịng khám ngoại trú của thành phố và các phòng khám ngoại trú thuộc
Bệnh viện TW. Hiện tại các viện trợ quốc tế cho phòng, chống AIDS bị cắt giảm
đáng kể từ năm 2019, xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc
ARV đang từ miễn phí chuyển sang hình thức thanh tốn qua bảo hiểm y tế là thách

U

thức lớn trong việc duy trì, ổn định điều trị cho bệnh nhân [18].

Tại quận Ba Đình, 01 PKNT bắt đầu triển khai điều trị ARV cho người
nhiễm HIV từ năm 2006. Đến tháng 3 năm 2018 đã có 305 bệnh nhân được lập hồ

H

sơ quản lý và điều trị. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đến phòng khám đều ở
giai đoạn muộn[20]. Trong hơn 10 năm điều trị HIV bằng ARV đã có 20 người tử
vong và hiện cịn 189 người tiếp tục điều trị (chiếm 65% trong tổng số bênh nhân
được lập hồ sơ). Hiện tại, mọi chi phí điều trị ARV cho bệnh nhân tại PKNT quận
Ba Đình được các tổ chức tài trợ 100% và người bệnh không cần chi trả [20]
1.4. Nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị ARV trên thế giới và tại Việt
Nam
1.4.1.Trên thế giới
Mức độ tuân thủ điều trị có quan hệ mật thiết với tỷ lệ thành công trong điều
trị ARV. Trên thế giới đã có nhiều tác giả tiến hành các nghiên cứu về thực trạng
TTĐT ARV của người nhiễm HIV/AIDS.



15

Tại Châu Mỹ: Nghiên cứu của Chesney (2000) tại Mỹ cho thấy ước lượng có
khoảng 50-70% bệnh nhân khơng tn thủ điều trị [48]. Cũng tại Mỹ năm 2009,
Mellins CA và cộng sự nghiên cứu trên 1138 người nhiễm HIV/AIDS ở New York
có rối loạn tâm thần và rối loạn do thuốc gây nghiện cho kết quả: 45% BN đã khơng
uống đủ thuốc ARV trong vịng 3 ngày tính đến thời điểm trả lời phỏng vấn.[51]
Đồng thời tại Châu Âu một nghiên cứu năm 2017 trên một nhóm bệnh nhân
tại Thổ Nhĩ đã tìm ra tỷ lệ TTĐT ARV là 85% [37].
Tại Châu Phi nghiên cứu tiến hành năm 2014 trên 351 bệnh nhân đang điều
trị ARV tai Bệnh viện chuyên khoa của Đại học Gonder, Bắc Ethiopia cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV trong vòng một tháng qua là 80,9% [52]

H
P

Tại Châu Á cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau: Một nghiên cứu tại Thái
Lan năm 2002 do Mannheimer và cộng sự tiến hành trên 149 bệnh nhân điều trị
ARV qua báo cáo tuân thủ của bệnh nhân trong vòng 30 ngày qua, cho thấy tỷ lệ
tuân thủ thay đổi từ 25% đến 100%. Phần lớn bệnh nhân (114 người, chiếm 77%)
tuân thủ tốt (>95%) với kết quả tải lượng HIV ≤ 50 phiên bản/ml máu.[47]. Một

U

nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2009 trên 1306 bệnh nhân ở 10 nước Châu Á
(bao gồm Căm-pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam,
Malaysia, Nepal, Singapore, Myanmar) cho kết quả: 18% BN đã bỏ thuốc ARV

H


trong tháng, riêng những người tiêm chích ma túy đã quên trung bình khoảng 1,24
liều thuốc ARV trong tháng qua.[51]. Cũng vào năm 2009, Nghiên cứu trên 181
bệnh nhân ở vùng nơng thơn Trung Quốc cho kết quả có 81,8% bệnh nhân báo cáo
có tuân thủ điều trị thuốc ARV trong 3 ngày qua [24]. Nghiên cứu cắt ngang tiến
hành tại 12 cơ sở điều trị ARV tại các vùng, miền khác nhau của Nepal năm 2010
nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan. Kết
quả phỏng vấn 435 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị trong voàng
một tháng quan khá cao 94,8%[53]. Năm 2012, nghiên cứu của Weaver và cộng sự
tiến hành tịa Indonesia cho kết quả 77% số người tham gia nghiên cứu tuân thủ điều
trị trong vòng 3 tháng qua [54]. Nghiên cứu năm 2014 trên 813 bênh nhân nhiễm
HIV đang điều trị ngoại trú tại Quảng Châu, Trung Quốc thống kê được có 81,1%
người bệnh TTĐT trong bốn tuần vừa qua [24]. Tại Myanma, năm 2016 Aye WL đã


16

tiến hành một nghiên cứu cắt ngang với 300 người nhiễm HIV đang điều trị ARV
tại một PKNT cho kết quả về tỷ lệ không TTĐT ARV là 16% trong một tháng qua
[47].
1.4.2.Tại Việt Nam
Tại Miền Nam năm 2009, tác giả Võ Thị Năm và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 267 bệnh nhân HIV/AIDS từ 16 tuổi có thời
gian điều trị ARV từ 6 tháng trở lên tại 5 PKNT thành phố Cần Thơ đã cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV tốt chiếm 77% [14]. Cũng vào năm 2009,
nghiên cứu của Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh đã được thực hiện trên tổng số 400
bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách đang điều trị ARV tại

H
P


phịng khám ngoại trú quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tỷ lệ TTĐT của
các bệnh nhân này chỉ đạt 67%[11]

Tại Miền Trung, năm 2010 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang tiến hành
tại tỉnh Thanh Hóa cho kết quả có 77,5% bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt về thời
gian uống thuốc, số lần uống trong ngày và quên thuốc không quá 3 lần/tháng [33].

U

Nghiên cứu khác được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2014 trên tổng
số 200 bệnh nhân tham gia uống thuốc ARV tại 6 quận/huyện đã chỉ ra, tỷ lệ đạt về
tuân thủ điều trị khá thấp, với 53,5%.

H

Cũng tại Miền Bắc, Hà Nội, năm 2008 nghiên cứu của Lê Minh Tuấn được
tiến hành tại 6 quận huyện về thực TTĐT cho thấy, có 68,7% số người đang điều
trị ARV tuân thủ điều trị [21]. Một nghiên cứu tương tự của Đỗ Lê Thùy năm
2011 cũng được triển khai nhằm đánh giá sự TTĐT của bệnh nhân HIV/AIDS điều
trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên. Qua mô tả cắt ngang bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp 252 bệnh nhân tại PKNT cho biết tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều
trị đúng trong vòng 3 tháng là 91,3% [19]. Cũng đo lượng sự TTĐT ARV của bệnh
nhân, nghiên cứu của Tạ Thị Lan Hương tại các PKNT tỉnh Ninh Bình năm 2012
cho tỉ lệ TTĐT của các bệnh nhân HIV/AIDS trong một tuần qua là 65,1% [15].
Nghiên cứu tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV của 112 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị trên
6 tháng tại TTYT An Lão, Hải Phòng năm 2014 của Trần Thúy Hà cho kết quả là
76,8% bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV theo đúng quy định [12]. Tại tỉnh Hải



×