Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn của người nội trợ tại thị trấn khánh yên, huyện văn bàn, tỉnh lào cai năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ MINH HẠNH

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN CỦA NGƯỜI
NỘI TRỢ TẠI THỊ TRẤN KHÁNH YÊN,
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ MINH HẠNH

H
P


KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN CỦA
NGƯỜI NỘI TRỢ TẠI THỊ TRẤN KHÁNH YÊN,
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Lê Thị Hợp

HÀ NỘI, 2023


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời Ban Giám hiệu
trường Đại học Y tế Công Cộng Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn
Bàn đã tạo điều kiện để em tham gia khóa học và triển khai nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Lê Thị Hợp, Ths. Lê Thị Thu
Hà đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức khoa học cho em trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Y tế Cơng Cộng Hà Nội đã tận tình truyền
đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập.

H

P

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các khoa, phòng cùng toàn thể cán bộ viên
chức Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình tơi triển
khai nghiên cứu này.

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên, chia
sẻ và khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập, giúp tơi vượt qua mọi khó khăn để

U

hồn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

H

Văn Bàn, ngày 05 tháng 12 năm 2022
Học viên

Vũ Thị Minh Hạnh


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ivv
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................vii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.2. Thực trạng an tồn thực phẩm bao gói sẵn .........................................................5

H
P

1.3. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...................7
1.4. Kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn .......................................9
1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn ...................13
1.6. Một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn .........15
1.7. Giới thiệu về Thị Trấn Khánh Yên .....................................................................17
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói
sẵn của người nội trợ và một số yếu tố liên quan tại Thị Trấn Khánh Yên, huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2022 ..............................................................................19

U

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................21

H

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. .....................................................21
2.4. Cỡ mẫu ...............................................................................................................21
2.5. Phương pháp chọn mẫu .....................................................................................22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................22
2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................24

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................................24
2.9. Phương pháp phân tích số liệu. .........................................................................25
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. ......................................................................25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................26
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ......................................................26


iii
3.2. Kiến thức, thực hành về thực phẩm bao gói sẵn ................................................28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn .........42
Chương 4 BÀN LUẬN ..............................................................................................46
4.1. Kiến thức về thực phẩm bao gói sẵn ..................................................................46
4.2. Thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn ......................................................50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn .........53
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................56
KẾT LUẬN ................................................................................................................57
1. Kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn ........................................57
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn...............57

H
P

KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................65
Phụ lục 1: GIẤY ĐỒNG Ý TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU ....................65
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN ..............................................................................66
Phụ lục 3: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHUNG ............................75

U


Phụ lục 4: BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .............................................................79

H


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CLVSATTP

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

DSĐT

Danh sách đối tượng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV


Điều tra viên

HSD

Hạn sử dụng

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

NSX

Ngày sản xuất

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

TP

Thực phẩm

TPBG

Thực phẩm bao gói


TT

Thơng tư

TTLT

Thơng tư liên tịch

TTYT

Trung tâm Y tế

UBND
VSATTP
VSV
WHO

H
P

U

H

Ủy ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vi sinh vật

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)



v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................26
Bảng 3.2: Đánh giá nguồn thông tin về an tồn thực phẩm bao gói sẵn .................27
Bảng 3.3: Hiểu biết về khái niệm thực phẩm bao gói sẵn ........................................28
Bảng 3.4: Kiến thức về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm bao gói sẵn. .......................30
Bảng 3.5: Hiểu biết về các thơng tin cần có ghi trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn. 31
Bảng 3.6: Hiểu biết thông tin liên quan đến thành phần sản phẩm. ........................32
Bảng 3.7: Hiểu biết thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng. ......................................32
Bảng 3.8: Thông tin hướng dẫn sử dụng ..................................................................33
Bảng 3.9: Thông tin hướng dẫn bảo quản. ...............................................................33

H
P

Bảng 3.10: Thông tin cảnh báo. ................................................................................34
Bảng 3.11: Kiến thức về hậu quả khi sử dụng thực phẩm bao gói sẵn khơng an tồn.
...................................................................................................................................34
Bảng 3.12: Địa điểm mua thực phẩm bao gói sẵn....................................................35
Bảng 3.13: Loại thực phẩm bao gói sẵn chọn mua. .................................................36

U

Bảng 3.14: Quan tâm thơng tin ghi trên nhãn khi lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn38
Bảng 3.15: Khuyến cáo cần tránh khi lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn ..................39
Bảng 3.16: Thực hành đọc và chọn đúng ngày sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm ...39

H


Bảng 3.17: Thực hành đọc và chọn đúng hạn sử dụng .............................................40
Bảng 3.18: Lý do lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn. .................................................40
Bảng 3.19: Cách xử lý khi phát hiện thực phẩm bao gói sẵn q hạn sử dụng hoặc
khơng đảm bảo an toàn .............................................................................................41
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân đến thực hành lựa chọn thực phẩm
bao gói sẵn ................................................................................................................42
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa yếu tố thông tin truyền thông, quảng cáo với thực
hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn ......................................................................43
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hành lựa chọn
mua thực phẩm bao gói sẵn ......................................................................................44
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa yếu tố kiến thức và thực hành .................................45


vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Tác động của thực phẩm bao gói sẵn khơng an tồn
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai

12
18

Hình 1.2: Sơ đồ khung lý thuyết

19

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ kiến thức về thực phẩm bao gói sẵn

35


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn

41

H
P

H

U


vii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hồn chỉnh,
sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Hiện
nay, thực phẩm bao gói sẵn được nhiều người lựa chọn bởi sự đa dạng, tiện lợi của
các mặt hàng thực phẩm. Nhưng có nhiều thực phẩm bao gói sẵn khơng đảm bảo an
tồn vệ sinh thực phẩm đã và đang được bày bàn tràn lan trên thị trường. Để người
tiêu dùng nói chung, đặc biệt người nội trợ thường xuyên nấu ăn, trực tiếp mua các
thực phẩm cần thiết cho gia đình hàng ngày có kiến thức, thực hành đúng lựa chọn
thực phẩm bao gói sẵn đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, khơng mua phải thực

H
P

phẩm bao gói sẵn kém chất lượng. Chúng tôi đã triển khai đề tài “Kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn của người nội
trợ tại Thị Trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2022” với mục tiêu

1) Mô tả kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn của người nội trợ tại
Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2022 và 2) Phân tích một số

U

yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn của người nội trợ tại
Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2022.

Chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phân tích trên đối tượng là

H

người nội trợ tại các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú và sống trên địa bàn Thị trấn
Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
hệ thống trên tổng số 216 đối tượng. Thời gian triển khai nghiên cứu từ tháng 01/2021
đến tháng 12/2022, thời gian thu thập số liệu năm 2022. Thu thập số liệu bằng bộ câu
hỏi phỏng vấn trực tiếp, nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó chuyển sang
phần mềm SPSS 18.0 để làm sạch và phân tích thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về thực phẩm
bao gói sẵn đạt thấp (35,2%), thực hành đạt về lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn rất
thấp (33,3%). Đồng thời, ghi nhận mối liên quan giữa kiến thức có ý nghĩa thống kê
với thực hành của đối tượng nghiên cứu (p<0,001), mối liên quan giữa trình độ học
vấn, dân tộc, kinh tế hộ gia đình, số thơng tin mà các kênh thông tin truyền thông,
quảng cáo về an toàn VSTP mang lại, địa điểm mua tiện đường, chỗ quen, uy tín


viii
thương hiệu, theo thông tin truyền thông, quảng cáo và giá cả hợp lý, rẻ có ý nghĩa
thống kê với thực hành của đối tượng (p<0,05). Do đó, cần tăng cường tập huấn,
truyền thơng với nhiều hình thức khác nhau (chú trọng đến truyền thông qua đài phát

thanh của xã/thôn, bản, buổi họp thôn/tổ dân phố, ...), nhằm nâng cao kiến thức, thực
hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn cho người dân. Cần ưu tiên cho đồng bào dân
tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp, thuộc nhóm kinh tế hộ gia đình nghèo và cận
nghèo.

H
P

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm bao gói (TPBG) sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hồn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp, cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay
(1). Hiện nay, TPBG sẵn được nhiều người lựa chọn bởi sự đa dạng, tiện lợi của các
mặt hàng thực phẩm, từ các thực phẩm tươi sống như: rau, củ, quả, hải sản, cá, thịt
đến thực phẩm đặc trưng như: bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát và cả thực phẩm
chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các hương liệu, phụ gia, … đều được bao gói
sẵn có ghi nhãn mác hồn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho người tiêu dùng để ăn
ngay hay chế biến tiếp.

H
P

Thực tế, có nhiều TPBG sẵn khơng đảm bảo an tồn thực phẩm như: nước giải
khát, bia, rượu, sữa, bánh, kẹo, nước mắm, mì chính đã được cơ quan chức năng,
quản lý thị trường phát hiện (2). Khi được người tiêu dùng sử dụng sẽ gây ra ngộ độc

thực phẩm cấp hoặc mãn tính, bệnh truyền qua thực phẩm, các bệnh lý như suy gan,
ung thư, rối loạn tiêu hóa, … đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển giống nịi, tính mạng

U

người sử dụng (2). Muốn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, phát triển giống nòi, tăng
cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế, cần
phải đảm bảo một thị trường thực phẩm chất lượng và an toàn (3). Để hạn chế những

H

ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng, đã có quy định, hướng dẫn về ghi
nhãn TPBG sẵn tại Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Nghị định số
43/2017/NĐ-CP, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7088:2015 về hướng dẫn ghi nhãn dinh
dưỡng (1) (4) (5).

Ở Việt Nam, số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn đang ở mức cao, theo báo cáo của
Bộ Y tế “Tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2021, cả nước đã xảy ra 81 vụ ngộ độc
thực phẩm, làm 1.942 người bị ngộ độc, 18 người tử vong (6). Hiện tại, các nghiên
cứu độc lập về kiến thức, thực hành của người tiêu dùng lựa chọn TPBG sẵn an tồn
cịn hạn chế. Trong đó, có Luận văn thạc sĩ Trần Bạch Yến (2015) đã chỉ ra rằng kiến
thức, thực hành của người tiêu dùng về lựa chọn TPBG sẵn rất thấp, kiến thức chung
đạt 15,2%, thực hành chung đạt 22,8%. Đa phần người tiêu dùng TPBG sẵn quan tâm


2
đến thông tin thành phần dinh dưỡng (9,3%), ngày sản xuất - hạn sử dụng (77,2%)
ghi trên nhãn mác thực phẩm (7).
Huyện Văn Bàn nói chung, đặc biệt tại Thị trấn Khánh Yên nói riêng, nhận
thức của các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác an toàn

thực phẩm đã được nâng lên. Tuy kiến thức của người dân về an toàn thực phẩm gia
tăng, nhưng hành vi chưa thay đổi tương ứng, nhất là đối với người có mức thu nhập
thấp, người nghèo khơng chủ động chọn lựa thực phẩm an tồn, vẫn cịn chấp nhận
mua thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo an toàn thực phẩm (8). Qua khảo sát nhanh
một số cơ sở kinh doanh tại chợ trong sáu tháng đầu năm, nhu cầu tiêu dùng TPBG
sẵn như: kẹo, bánh, mỳ tôm, sữa, giò, chả, …đều tăng cao. Khi phỏng vấn một số

H
P

người đang mua tại cửa hàng cho thấy, họ thường xun mua thực phẩm có nhãn mác
ghi khơng đầy đủ thơng tin, thơng tin bị xóa, nhịe khơng rõ ràng. Mặt khác, qua kết
quả kiểm tra cơng tác an tồn thực phẩm tại Thị Trấn năm 2021, cho thấy 60% cơ sở
kinh doanh thực phẩm có giấy phép kinh doanh, nhưng vì lợi nhuận vẫn nhập các sản
phẩm, TPBG sẵn quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán tràn lan (9).

U

Do đó, người tiêu dùng nói chung, đặc biệt người nội trợ thường xuyên nấu ăn, trực
tiếp mua các thực phẩm cần thiết cho gia đình hàng ngày phải có kiến thức, thực hành
lựa chọn thực phẩm, để không mua phải TPBG sẵn kém chất lượng, khơng đảm bảo

H

an tồn vệ sinh thực phẩm. Đây là một vấn đề cấp thiết, rất cần các cấp, ban ngành,
đồn thể, chính quyền địa phương quan tâm trong lĩnh vực an tồn thực phẩm. Đến
nay, chưa có nghiên cứu lĩnh vực này trên địa bàn. Vì vậy, chúng tơi triển khai đề tài
“Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến lựa chọn thực phẩm bao gói
sẵn của người nội trợ tại Thị Trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm
2022”.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn của người nội
trợ tại Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao
gói sẵn của người nội trợ tại Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm
2022.

H
P

H

U


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
Thực phẩm: Là những thực phẩm mà con người dùng để ăn, uống ở dạng
sống, tươi hoặc đã qua chế biến, sơ chế, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm các
chất sử dụng như dược phẩm, thuốc lá và mỹ phẩm (1).
Thực phẩm bao gói sẵn: Là sản phẩm được bao gói sẵn, được ghi nhãn hoàn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho người tiêu dùng với mục đích chế biến tiếp hoặc
sử dụng để ăn ngay (1).


H
P

An toàn thực phẩm: Là bảo đảm để thực phẩm, không gây hại đến tính mạng,
sức khỏe con người (1).

Vệ sinh an tồn thực phẩm: Là mọi biện pháp, mọi nỗ lực thực hiện nhằm
đảm bảo thực phẩm ăn, uống vào không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người sử
dụng thực phẩm (10).

U

Ơ nhiễm thực phẩm: Là sự xuất hiện tác nhân gây ra ơ nhiễm thực phẩm, gây
hại đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng (1).

Ngộ độc thực phẩm: Là tình trạng bệnh lý, do hấp thụ thực phẩm có chứa

H

chất độc hoặc bị ơ nhiễm (1). Có 2 loại ngộ độc thực phẩm như sau:
Ngộ độc thực phẩm cấp tính: Là hội chứng bệnh lý cấp tính do ăn, uống phải
thực phẩm có chất độc, biểu hiện bằng triệu chứng dạ dày - ruột như: buồn nôn, ỉa
chảy, ... và những triệu chứng khác, tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc như: tê liệt thần
kinh, co giật, rối loạn tuần hồn, rối loạn hơ hấp, rối loạn vận động, ... (11).
Ngộ độc thực phẩm mãn tính: Là hội chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của
tế bào, tổ chức dẫn tới các hội chứng, bệnh lý mãn tính do sự tích lũy dần các chất
độc thơng qua ăn, uống (11).
Bệnh truyền qua thực phẩm: Là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác
nhân gây bệnh (1).



5
Thời hạn sử dụng thực phẩm: Là thời hạn được ghi trên nhãn của sản phẩm
theo hướng dẫn nhà sản xuất, mà thực phẩm đó vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, bảo
đảm an toàn chất lượng trong điều kiện bảo quản (1).
Lựa chọn: Là hành động chọn một hoặc nhiều thứ khác, cái được chọn, được
tách ra phần còn lại theo sở thích của người chọn.
Thực hành: Là quá trình vận dụng, áp dụng mọi kiến thức bản thân có sẵn
hay học hỏi được vào thực tế.
1.2. Thực trạng an tồn thực phẩm bao gói sẵn
1.2.1. Trên thế giới
TPBG sẵn đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn tại các nước phát triển

H
P

như: Mỹ, Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu là những quốc gia hàng đầu có doanh thu
chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ TPBG sẵn (12). Tuy nhiên, nếu sử dụng các TPBG
sẵn khơng an tồn thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dẫn đến ngộ độc thực phẩm, bệnh lây
truyền qua thực phẩm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng. Đỉnh điểm
giữa năm 2001, Cục kiểm soát thực phẩm Anh Quốc đã kiểm nghiệm công bố 22 lô

U

nước tương, dầu hào thuộc các hãng sản xuất khác nhau, có nồng độ chất 3 - MCPD
ở ngưỡng cao, nguy hại phải tiêu hủy hoàn toàn. Đồng thời, Cục kiểm soát thực phẩm
Anh Quốc đã ban hành quy chế kiểm nghiệm hàm lượng chất 3 - MCPD trong tất cả

H


sản phẩm nước tương, dầu hào trước khi lưu hành trên thị trường (13).
Bên cạnh đó, nước giải khát, uống đóng chai, nước uống có ga của nhiều công
ty lớn như Coca-Cola, Pepsi, ... hiện nay vô cùng phong phú về mẫu mã, có mặt tại
hầu hết các nước trên thế giới cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng. Năm 2010, kết quả nghiên cứu Bang Virginia (Mỹ) có 48% nước
uống từ chiếc máy bán nước giải khát chứa Coliforms và 11% chứa Ecoli, có thể gây
bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tiêu chảy, viêm phổi, bệnh hô hấp được đăng trên tạp
chí quốc tế Food Microbiology (14). Năm 2019, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y
tế cộng đồng Canada, các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary đã thu thập 76 mẫu
nước đóng chai của học sinh trường tiểu học. Kết quả phát hiện gần 2/3 số mẫu nước,
có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống, chứa những tác nhân
có thể khiến người trưởng thành bị ốm, tương đương ngộ độc thực phẩm. Việc sử


6
dụng nước uống đóng chai hồn tồn khơng tốt cho sức khỏe, do nhựa BPA gây nên
biến chứng cho thai nhi, tạo khuyết tật bẩm sinh, là chất gây ung thư, suy giảm hệ
thần kinh và miễn dịch (15).
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đang trở thành thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất
tiềm năng tại châu Á. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tiêu thụ thực phẩm - đồ
uống bình quân hàng năm Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP. Khảo sát thị trường
của Vietnam Report dự đoán, tốc độ tăng trưởng thực phẩm - đồ uống giai đoạn 2021
– 2025 lên tới 4,98%/năm (16). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản
phẩm nước giải khát, nước uống có ga trên thị trường Việt Nam đã chú trọng việc

H
P

đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm và xem đó như chìa khóa để cạnh tranh. Tuy

nhiên, do cạnh tranh giá cả thấp, nên vẫn có doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất
lượng khơng đảm bảo. Chính vì vậy, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, khi sử dụng TPBG sẵn khơng an tồn.

Năm 2018, nghiên cứu tình hình nhiễm E.coli và Coliform nước uống đóng

U

chai tại các cơ sở sản xuất ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả nước uống đóng chai khơng đạt
chuẩn chiếm tỉ lệ cao 42,4%. Tỷ lệ nhiễm Coliform 42,4%, tỷ lệ nhiễm E.coli 35,4%
(17). Thời gian gần đây, thông tin sản phẩm Mỳ tơm có sinh vật lạ gây nhiều lo ngại

H

cho người tiêu dùng. Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh, đã lấy mẫu gói Mỳ tơm để kiểm
tra, thì khơng có phát hiện bất thường. Khi lấy mẫu sinh vật lạ kiểm tra, thì được kết
quả là đốt sán dây, thường có trong cơ vân của các động vật ký sinh, trong ống tiêu
hóa của nhiều động vật như: Lợn, Bị, Trâu, Cừu, ... Vì vậy Cục An tồn thực phẩm
khẳng định, sán dây trong Mỳ tôm đã được xâm nhập từ mơi trường trong q trình
sử dụng (18).
Nhận thấy tình hình TPBG sẵn hiện nay đang rất phức tạp vì sự đa dạng về
hàng hóa thực phẩm. Nên vấn đề bảo đảm TPBG sẵn an toàn là hết sức khó khăn, rất
cần Đảng, nhà nước có chính sách quản lý, quy định, hướng dẫn chặt chẽ hơn từ sản
xuất, kinh doanh đến tiêu dùng những mặt hàng TPBG sẵn.


7
1.3. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
1.3.1. Văn bản quy định, hướng dẫn về thực phẩm bao gói sẵn
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đảm

bảo sức khỏe con người, nhưng thực phẩm cũng gây tác hại xấu đến sức khỏe, tính
mạng người sử dụng nếu khơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Cuộc sống ngày
càng hiện đại, con người có xu hướng sử dụng TPBG sẵn ngày càng tăng. Để đảm
bảo tính mạng sức khỏe của cộng đồng, địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chính sách
quản lý cụ thể về an toàn TPBG sẵn. Với một hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn
đồng bộ, thống nhất từ người quản lý, sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng thực
phẩm luôn thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm (19).

H
P

Có nhiều thơng tư, quy định hướng dẫn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm,
nhưng hiện tại Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc Hội đã được ban
hành ngày 17/06/2010 (1); Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn
hàng hóa (4); Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7088:2015 về hướng dẫn ghi nhãn dinh
dưỡng (5) là ba Văn bản mới nhất vẫn đang áp dụng, cịn hiệu lực đối với lĩnh vực an

U

tồn TPBG sẵn.

1.3.2. Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Theo Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của Ủy ban nhân

H

dân tỉnh Lào Cai “Ban hành quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (20).
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai được giao

cho các Sở Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an tồn thực
phẩm (20).
Hệ thống tổ chức cơ quan chun mơn quản lý an toàn thực phẩm, được phân
cấp quản lý hoạt động từ tỉnh đến địa phương, cụ thể:
- Ngành Y tế:
+ Tuyến tỉnh: Giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế,
tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện
thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.


8
+ Tuyến huyện: Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Trung tâm Y tế tham
mưu thực hiện quản lý nhà nước và các nhiệm vụ chuyên môn về an tồn thực phẩm.
+ Tuyến xã, thị trấn: Có 01 chun trách an toàn thực phẩm là Trưởng Trạm
y tế.
- Ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Được giao cho 04 đơn vị, đơn
vị đầu mối là Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản; Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn ni và Thú y; Chi cục Thủy sản. Tuyến huyện
có các phịng Nơng nghiệp.
- Ngành Cơng thương:
+ Tuyến tỉnh: Phịng Kỹ thuật an tồn mơi trường - Sở Cơng thương được giao

H
P

thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận ATTP và Chi cục Quản lý thị trường.
+ Tuyến huyện có phịng Cơng thương hoặc phịng Kinh tế hạ tầng, thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực ngành.


- UBND các cấp: Tham mưu quản lý nhà nước về An tồn thực phẩm trên địa
bàn, có thành lập ban chỉ đạo An toàn thực phẩm ở cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Trưởng

U

ban chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch UBND (20).

Phân tích kiểm nghiệm mẫu An tồn thực phẩm:

Có 2 đơn vị của tỉnh tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đó là ngành Y tế, Ngành

H

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (20).

Cơ quan kiểm định về an toàn thực phẩm của ngành Y tế là Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh (CDC) với mẫu được kiểm nghiệm bao gồm bánh ướt, bún phở,
nước uống đóng chai, nước giải khát, đá lạnh, kem, giò lợn, thịt lợn quay, chả thịt lợn
xay, chả cá, dầu mỡ và rượu. Các mẫu thực phẩm lấy trong đợt thanh, kiểm tra, giám
sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm sẽ được chuyển qua LABO của
CDC để tiến hành phân tích. Tuy nhiên, qua thực tế giám sát cho thấy, cơ sở kiểm
nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, thiếu nhân lực được đào tạo, hóa chất, mẫu
chuẩn, thiết bị hiện đại có độ chính xác cao (20).
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm nghiệm bao gồm mẫu: rau,
củ, quả tươi; thịt và các sản phẩm từ thịt và các mẫu thủy sản (20).


9
1.4. Kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn
1.4.1. Kiến thức về thực phẩm bao gói sẵn

Kiến thức về thực phẩm bao gói sẵn là chỉ sự hiểu biết của con người về sản
phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp với mục đích
chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay, mà khơng gây hại đến tính mạng, sức khỏe
con người. Bảo đảm an toàn TPBG sẵn để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường
nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, người nội trợ chăm sóc
sức khỏe cho cả gia đình phải có kiến thức về TPBG sẵn an tồn, cụ thể như sau:
Quy định về thơng tin cần có ghi trên nhãn TPBG sẵn (4):
Tên sản phẩm: Được ghi trên phần chính của nhãn mác sản phẩm do tổ chức,

H
P

cá nhân sản xuất thực phẩm tự đặt. Sản phẩm nhập khẩu có tên ghi trên nhãn phụ
được giữ nguyên, nhưng phải ghi thêm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng việt
phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.

Thành phần: Phải ghi đầy đủ chi tiết mô tả thành phần theo thứ tự, từ cao đến
thấp về khối lượng.

U

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Phải ghi trên nhãn sản phẩm hướng
dẫn về cách chuẩn bị, nấu chín thực phẩm một cách thích hợp và hướng dẫn cách bảo
quản sản phẩm như: Bảo quản nơi khơ ráo, thống mát, ...

H

Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương
lịch. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. Nếu ghi
theo thứ tự khác, thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. Các số chỉ ngày,

tháng, năm ghi bằng hai chữ số, riêng số chỉ năm được phép ghi bằng bốn chữ số.
Định lượng: Đơn vị đo định lượng ghi trên nhãn thực phẩm bằng tên đầy đủ
hoặc ký hiệu của đơn vị đo theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
Thông tin cảnh báo: Thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong
quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng như: Không sử dụng sản phẩm khi đã hết
hạn, không dùng cho phụ nữ có thai, …
Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm: Các cơ sở
sản xuất ra sản phẩm, phải thể hiện thông tin đầy đủ trên nhãn sản phẩm. Tên riêng
của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa khơng được viết tắt, từ chỉ


10
đơn vị hành chính có thể viết tắt. Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H;
“quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
Nguồn gốc xuất xứ: Cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu tự xác định ghi xuất
xứ của sản phẩm, nhưng phải bảo đảm chính xác, trung thực, tuân thủ các quy định
của pháp luật. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó khơng được viết
tắt (4).
Quy định cách thể hiện thơng tin ghi trên nhãn TPBG sẵn (4):
Kích thước của chữ, số: Chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn
không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi
nhãn (khơng tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ khơng được

H
P

thấp hơn 0,9 mm.

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn
hàng hóa: Phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ

số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

Thơng tin bắt buộc về thực phẩm: Phải rõ ràng, không được che khuất dưới

U

bất kỳ hình thức nào, khơng tẩy xóa. Ngơn ngữ phải bằng tiếng việt, có thể thêm nhãn
bằng ngơn ngữ khác, tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ ghi bằng ngơn
ngữ khác, khơng được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt (4).

H

Hậu quả khi sử dụng thực phẩm bao gói sẵn khơng an tồn
Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
trong đời sống xã hội. Nếu sử dụng TPBG sẵn không đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm khơng những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người sẽ
gây ra ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mãn tính, các bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh
lý như suy gan, ung thư, rối loạn tiêu hóa, …đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của
giống nịi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà cịn ảnh hưởng đến kinh tế, văn
hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an tồn thực
phẩm nói chung, TPBG sẵn nói riêng sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế (25).
Năm 2017, cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm có 3.869 người mắc, 24
trường hợp tử vong. Nguyên nhân xác định do thực phẩm bị ơ nhiễm hóa chất (27%),


11
nhiễm vi sinh vật (33%), có chứa chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc
trừ sâu hay các chất phụ gia như: hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học, .. (26)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có khoảng 600 triệu gần 1/10 người trên thế giới bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và 420 000

người chết, dẫn đến mất đi 33 triệu năm sống khỏe mạnh (DALYs). Trẻ em dưới 5
tuổi chịu 40% gánh nặng bệnh tật do thực phẩm, với 125 000 ca tử vong hằng năm.
Bệnh phổ biến nhất là tiêu chảy do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, khiến 550 triệu
người bị bệnh và 230 000 ca tử vong mỗi năm. Thực phẩm khơng an tồn có chứa vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các chất hóa học có hại, gây ra hơn 200 bệnh - từ
tiêu chảy đến ung thư (27).
Tại Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 48 triệu người mắc bệnh do ngộ độc thực
phẩm, dẫn đến khoảng 128 000 ca nhập viện và 3 000 ca tử vong (41).
Vì vậy, người nội trợ nếu khơng biết cách lựa chọn thực phẩm, thì dễ dàng

H
P

mua, sử dụng phải các loại TPBG sẵn bị làm giả, kém chất lượng, sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm trí tính mạng của mọi người trong
gia đình.

U

Thực phẩm bao
gói sẵn khơng an
tồn

H

Sức khỏe

Ngộ độc thực phẩm cấp tính
Ngộ độc thực phẩm mạn tính
Độc tích lũy gây ra các bệnh lý


Bệnh truyền qua thực phẩm
Phát triển giống nịi
Phát triển kinh tế
Phát triển văn hóa – xã hội
Phát triển quan hệ quốc tế


12

Sơ đồ 1: Tác động của TPBG sẵn không an tồn.
1.4.2. Thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn
TPBG sẵn đã trở thành xu hướng người nội trợ lựa chọn trong thực đơn thường
ngày của gia đình. Vì vậy, người nội trợ muốn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và

H
P

gia đình, thì việc lựa chọn TPBG sẵn an tồn trong thực đơn thường ngày của gia
đình rất quan trọng. Theo tiêu chí của Cục An tồn thực phẩm Bộ Y tế, người nội trợ
chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình phải có kiến thức về TPBG sẵn an toàn, khi thực
hành lựa chọn TPBG sẵn nên nắm vững nội dung như sau (28):

Xem kỹ thông tin đầy đủ ghi trên nhãn TPBG sẵn: Tên sản phẩm; Thành

U

phần; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Định
lượng của sản phẩm; Thông tin cảnh báo; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm về sản phẩm; Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (28).


H

Chọn địa điểm mua thực phẩm bao gói sẵn: Người nội trợ nên chọn địa
điểm mua ở các cửa hàng, đại lý có uy tín, quen thuộc, siêu thị, … những nơi chấp
hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (28). Không
nên mua ở những cửa hàng, quán hàng ẩm ướt, bụi bẩn, nóng, nắng, gần cây xăng,
dầu, sơn, hố chất trừ sâu; Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hố chất, sản phẩm
có mùi như bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, … với trái cây, hoa quả, nước giải khát,
sữa; Khơng mua ở nơi khơng có phương tiên bảo quản lạnh (28).
Loại thực phẩm bao gói sẵn chọn mua: Ngày nay, TPBG sẵn xuất hiện ở
mọi nơi với nhiều chủng loại, nhãn hiệu, giá cả khác nhau được nhiều người tin dùng
chọn mua. Tuy nhiên, đa số người nội trợ có kiến thức cịn hạn chế, việc thực hành
lựa chọn TPBG sẵn chỉ theo sở thích, cảm nhận chứ chưa có cơ sở khoa học nào về
lựa chọn TPBG sẵn an toàn.


13
Khuyến cáo cần tránh: Không nên lựa chọn thực phẩm khô bị mốc, đặc biệt
là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm;
Chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói khơng có nhãn hoặc gói bằng
giấy bán lẻ ở cơ sở không đăng ký chế biến thực phẩm; Thực phẩm khơng có nguồn
gốc rõ ràng (14).
1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói sẵn
1.5.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới về kiến thức, thực hành lựa chọn TPBG sẵn chưa
có nhiều, có một số nghiên cứu về nhãn dinh dưỡng trong TPBG sẵn, nhưng còn
nhiều vấn đề cần được cải thiện.

H

P

Kết quả nghiên cứu của Chí Hồnh Hồng (2010) thực hiện trên 586 người về
kiến thức, thái độ và việc sử dụng nhãn dinh dưỡng TPBG sẵn của người tiêu dùng
tại siêu thị Hàng Châu, Trung Quốc. Ghi nhận kiến thức sử dụng nhãn dinh dưỡng
77,13%, những người mua TPBG sẵn lần đầu sẽ đọc nhãn thực phẩm thành phần dinh
dưỡng 58,36% và công bố dinh dưỡng 80,03% (38). Tại một nghiên cứu khác thực

U

hiện khảo sát trực tuyến 1262 phiếu điều tra của sinh viên đại học ở Trùng Khánh,
Trung Quốc vào tháng 7/2022. Chỉ 21,3% sinh viên hiểu rõ về nhãn dinh dưỡng của
TPBG sẵn, việc sử dụng đúng nhãn dinh dưỡng đối với TPBG sẵn giúp sinh viên các

H

trường đại học hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, phịng tránh mắc các bệnh
mạn tính khơng lây (39).

Nghiên cứu của Saha (2013) về kiến thức và thực hành sử dụng thông tin trên
nhãn thực phẩm trên 316 thanh thiếu niên đang theo học tại các trường học ở Kolkata,
Ấn Độ. Kết quả cho thấy 88% thanh thiếu niên đọc nhãn thực phẩm, 79% người chỉ
đọc ngày sản xuất, 74% hạn sử dụng hoặc 65% hạn sử dụng tốt nhất. Ít thanh thiếu
niên đọc thành phần (50%) và thông tin dinh dưỡng (20%). Kiến thức của họ về các
biểu tượng chất lượng còn thấp. Nhiều người trong số họ (hơn 60%) nhận ra các ký
hiệu, nhưng không biết chúng chỉ ra điều gì. Khoảng 66% tin rằng thông tin dinh
dưỡng trên nhãn quá phức tạp (40). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp
kiến thức cho người tiêu dùng để thực hành lựa chọn TPBG sẵn an tồn cần được duy
trì thực hiện đạt kết quả cao.



14
1.5.2. Tại Việt Nam
Kiến thức về TPBG sẵn an toàn của người dân còn thấp, thực hành lựa chọn
TPBG sẵn của người nội trợ trong gia đình hàng ngày, hầu hết vẫn chỉ theo kinh
nghiệm và cảm tính cá nhân. Tính đến nay đã có một số nghiên cứu vần đề này, nhưng
còn sơ sài, chưa tổng quát hết các vấn đề của TPBG sẵn, thường họ mới chỉ nghiên
cứu một phần trong TPBG sẵn.
Nghiên cứu của Vũ Yến Khanh, đã ghi nhận 89,3% số người mua TPBG sẵn
xem nhãn thực phẩm, nhưng chưa chú ý các chi tiết trên nhãn (21); Đinh Mai Vân
cho kết quả, đa số người được hỏi thiếu các kiến thức cụ thể, để chọn mua được thực
phẩm tốt, hầu như chưa quan tâm nhiều đến các thông tin trên nhãn mác thực phẩm,

H
P

thực hành chỉ xem qua nhãn mác 54,9%, chưa xem kỹ nội dung nhãn 31% và không
xem 14,1% (22); Nguyễn Minh Hùng, ghi nhận một số kiến thức về xem nhãn mác
biết về tên cơ sở là 64,3%, hướng dẫn sử dụng 23,8%, thành phần có trong sản phẩm
10,8%, hướng dẫn bảo quản 10,3%, thực hành có 30,8% đối tượng thường xuyên xem
nhãn mác và chất lượng của TPBG sẵn, 64% đôi khi xem và 5,2% không xem trước

U

khi mua (23); Trần Bạch Yến cho biết tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về an toàn
TPBG sẵn 15,2%, kiến thức đúng về thơng tin trên nhãn thực phẩm 35,8%, có thực
hành đúng về lựa chọn TPBG sẵn là 22,8%, trong đó thực hành đạt về chọn mua một

H


TPBG sẵn không nhãn mác 36,3%, có nhãn mác 36,6% (7); Phùng Thị Vân ghi nhận
tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về an tồn TPBG sẵn 35,2%, kiến thức đạt
về thơng tin cần có trên nhãn thực phẩm 51,8%, thực hành đúng về lựa chọn TPBG
sẵn là 25,4% (24).

Nhìn chung, các nghiên cứu về kiến thức, thực hành lựa chọn TPBG sẵn của
người tiêu dùng kết quả còn thấp, nghiên cứu chưa được tìm hiểu chi tiết vào các nội
dung ở TPBG sẵn. Chính vì vậy, việc cung cấp kiến thức, thực hành lựa chọn TPBG
sẵn cho người tiêu dùng, đặc biệt người nội trợ chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình
cần thiết, để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.


15
1.6. Một số yếu tố liên quan đến thực hành lựa chọn thực phẩm bao gói
sẵn
1.6.1. Yếu tố cá nhân
Thực hành lựa chọn TPBG sẵn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cá
nhân có vai trị rất quan trọng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, trình độ học vấn
ln có mối liên quan chặt chẽ với nhận thức và thực hành của cá nhân. Khi cá nhân
có trình độ học vấn cao, sự hiểu biết về kiến thức văn hóa-xã hội, an tồn vệ sinh thực
phẩm càng tốt, người ta sẽ có thực hành lựa chọn TPBG sẵn an toàn đảm bảo sức
khỏe. Nghiên cứu của Trần Bạch Yến, đã chỉ ra trình độ học vấn của đối tượng có sự
khác biệt, nhóm từ trên cấp III chiếm 50,5% và từ dưới cấp II chiếm 16,3%. Trong

H
P

đó, nhóm từ trên cấp III có thực hành đạt cao gấp 5,236 lần so với nhóm có trình độ
từ dưới cấp II, có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p < 0,001 (7). Nghiên cứu của

Phùng Thị Vân, cho thấy thực hành khơng đạt tỷ lệ nhóm có trình độ học vấn dưới
cấp II chiếm 40,2%, trên cấp III chiếm 59,8%. Tỷ lệ nhóm có trình độ học vấn dưới
cấp II có thực hành khơng đạt cao gấp 2,238 lần so với nhóm có trình độ học vấn trên

U

cấp III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (24).

Những đối tượng dưới 50 tuổi có thực hành lựa chọn TPBG sẵn là 28,5% cao
hơn so với đối tượng trên 50 tuổi là 15,75%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Những

H

đối tượng từ dưới 50 tuổi có thực hành đạt cao gấp 2,143 lần, so với đối tượng trên
50 tuổi (7). Tỷ lệ nam có thực hành khơng đạt cao gấp 0,414 lần tỷ lệ nữ, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (24). Ngoài ra, do đặc trưng vùng miền dân tộc và
nghề nghiệp của mỗi người cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua TPBG sẵn.
1.6.2. Yếu tố gia đình

Ngồi yếu tố trên, kinh tế hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến thực hành lựa
chọn mua TPBG sẵn. Nghiên cứu của Trần Bạch Yến còn ghi nhận có sự khác biệt
về thực hành giữa các đối tượng có kinh tế gia đình nghèo và cận nghèo 23,9% với
những gia đình khơng nghèo là 3,6%. Trong đó, tỷ lệ thực hành đạt ở nhóm khơng
nghèo cao gấp 8,475 lần, so với nhóm nghèo và cận nghèo với p < 0,05 (7).
Bên cạnh đó, đối tượng thường sử dụng TPBG sẵn trong gia đình như: Trẻ ≤
5 tuổi, người cao tuổi ≥ 60 tuổi hoặc cả gia đình có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua


×